Gió đưa cây cải
Bài này bàn về một số câu ca dao. Trước hết, chúng ta hãy bàn tới câu:
"Đất bụt" là thứ đất sét rất tốt, rất nhuyễn mà người ta dùng để đắp, nắn tượng Bụt (Phật), hay là ông táo (ngoài Bắc cũng gọi là ông bụt, ông ba bụt để thổi cơm). Bụt do chự Phạn Bouddha, có nghĩa là biết. Người Trung Hoa phiên dịch là Phật đà.
Phần nhiều, những câu phong dao có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng. Câu trên rất dễ hiểu về nghĩa đen, và phát xuất từ xứ Bắc, với những từ ngữ đặc biệt ngoài ấy là "bụt" là "giời" (tức Phật và trời trong Nam). Về nghịa bóng, câu này ngụ ý: đất bụt dù có tốt đến đâu cũng không làm tổn thương con chim trời được; quyền năng của Bụt không thể sánh được với Trời; Bụt là người, vẫn ở dưới Trời, chịu quyền uy của Thượng đế.
Nói về đất bụt mà ném chim giời, cũng nên ghi chú thêm bên cạnh là các dân tộc trong khối văn minh Á - Úc (Austroasiatique) đều dùng ống đồng, thổi những viên đạn tròn bằng đất sét nung để săn chim.
Bây giờ chúng ta xét bàn câu:
Câu này phát xuất từ xứ Huế, miền Trung. Câu sau có một chữ khác biệt: Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm.
Sung (sycomore) là một loại cây có trái mọc từ thân, từ gốc tới ngọn. Người ta không cần đứng, không cần với, mà nằm ở gốc cây cũng có thể hái được trái sung. Không với tay mà hái, thì chờ nó rụng cũng được, may ra cũng vào mồm luôn! Đó là thái độ của những người lười biếng, được diễn tả
trong câu:
Đó cũng có thể là thái độ trùm chân, bất hợp tác, chủ trương thụ động đề kháng đối với một quyền lực. Câu này phát xuất từ lòng căm hờn, ý chí đề kháng nền bảo hộ của Pháp đã ép buộc dân ta phải chịu đựng ba hiệp ước 5.6.1862, 15.5.1874 và 6.6.1884. Vì yếu thế, bất đắc dĩ, triều đình phải ký với Pháp ba hiệp ước nói trên, ví như một cuộc hôn nhân cưỡng ép, không thương mà phải lấy, lấy trên giấy tờ, nhưng mà nhất định không chịu nằm chung!
Cây sung có nhiều liên hệ với cụ Phan Bội Châu (1867-1940) kể từ tháng 7.1925, cụ Phan bị thám tử Pháp bắt cóc tại ga Bắc Trạm, gần Thượng Hải, rồi giải về Hà Nội. Trong phiên tòa 23.11.1925, cụ Phan lãnh án tử hình. Nhưng cao trào của nhân dân đòi ân xá, toàn quyền Alexandre Vareme, thuộc đảng SFIO, phải nhượng bộ, cho đưa cụ về giam lỏng tại Huế. Từ đó, cụ Phan sống những ngày tàn trong một ngôi nhà nhỏ ở xóm Bến Ngự, cho đến 19.9 năm Canh Thìn 29.10.1940) thì từ trần, thọ 74 tuổi. Trong thời gian 15 năm, cụ Phan Sào Nam đã sống nơi đây, chia thì giờ giữa căn nhà nhỏ với con thuyền đậu bến nhà vua xưa, núp bóng cây sung già cỗi, cho nên có lẽ từ nơi này đã phát xuất câu phong dao nói trên. Nơi bến Ngự, bên kia sông là chùa Linh Quang, các nhà sư tụng kinh gõ mõ sớm chiều, đem lại sự lắng dịu trong lòng chí sĩ, từ đó cho đến lúc lìa đời:
Bình sinh cụ Phan Sào Nam ưa sống giản dị và đạm bạc, cơm rau qua ngày, vui với chén trà thần, câu thơ thánh, ưa hút điếu cày mà cụ đã diễn tả như sau:
Ngoài ra, cây sung cỗi và chiếc thuyền nan của ông già bến ngự trong mười mấy năm trời vẫn là hình ảnh cổ điển dính liền với sông núi thần kinh. Cây sung tượng trưng cho ấn sĩ là vì: hoa ẩn núp bên trong trái, cho nên gọi là giống ẩn hoa (crypto-flora), thấy trái mà chẳng thấy hoa, phải chẻ làm đôi mới thấy, cho nên người Trung Hoa gọi là vô hoa quả, ngược lại với các giống hoa khác, có hoa trước rồi mới thành quả sau, gọi là hiển hoa (phanéro-flora).
Chúng ta còn tìm thấy trên sung trong một thành ngữ nữa là: “Ăn quả vả, trả quả sung. Quả vả to bằng nắm tay, thịt dầy, quả sung nhỏ và tròn. Tây phương gọi là figue dễ Roxburg, còn quả sung nhỏ và tròn, Tây phương gọi là figue sycomore, cả hai thuộc họ Ficus, cũng như cây đa (banian), cây si, cây bồ đề mà đức Thích Ca ngày xưa ngồi tham thiền 49 ngày và giác ngộ. Cây này người Ấn gọi là pippal, khoa học thực vật gọi là Ficus religiosa. Câu Ăn quả vả, trả quả sung, ngụ ý rằng: ăn thì nhiều mà trả thì ít. Thành ngữ quả vả và quả sung cũng còn ngụ ý: vay trả không tương xứng, trong hai người, có một người khôn vặt, và một người dại khờ, nên lấy đó làm kinh nghiệm, chớ dại lần thứ hai, và cũng chẳng nên giở thói tiểu xảo, khôn vặt với nhau!
Bây giờ chúng ta xét tới câu thứ ba:
Câu này phải sửa lại như sau mới đúng:
Câu này có tích cách sấm ký như nhau:
Ám chỉ thời kỳ Nhật đảo chính Pháp ngày 9.3.1945, bắt nhốt quan, dân Tây (thầy tăng nói lái là thằng tây).
Chúng ta còn nhớ một câu nữa, cũng có tính cách sấm ký:
Bài này bàn về một số câu ca dao. Trước hết, chúng ta hãy bàn tới câu:
Đất bụt mà ném chim giời
Chim giời bay hết, đất rơi vào chùa!
Chim giời bay hết, đất rơi vào chùa!
Phần nhiều, những câu phong dao có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng. Câu trên rất dễ hiểu về nghĩa đen, và phát xuất từ xứ Bắc, với những từ ngữ đặc biệt ngoài ấy là "bụt" là "giời" (tức Phật và trời trong Nam). Về nghịa bóng, câu này ngụ ý: đất bụt dù có tốt đến đâu cũng không làm tổn thương con chim trời được; quyền năng của Bụt không thể sánh được với Trời; Bụt là người, vẫn ở dưới Trời, chịu quyền uy của Thượng đế.
Nói về đất bụt mà ném chim giời, cũng nên ghi chú thêm bên cạnh là các dân tộc trong khối văn minh Á - Úc (Austroasiatique) đều dùng ống đồng, thổi những viên đạn tròn bằng đất sét nung để săn chim.
Bây giờ chúng ta xét bàn câu:
Ăn sung nằm gốc cây sung,
Lấy nhau thì lấy, nằm chung không nằm.
Lấy nhau thì lấy, nằm chung không nằm.
Sung (sycomore) là một loại cây có trái mọc từ thân, từ gốc tới ngọn. Người ta không cần đứng, không cần với, mà nằm ở gốc cây cũng có thể hái được trái sung. Không với tay mà hái, thì chờ nó rụng cũng được, may ra cũng vào mồm luôn! Đó là thái độ của những người lười biếng, được diễn tả
trong câu:
Chờ cho sung rụng nằm dài gốc cây!
Cây sung có nhiều liên hệ với cụ Phan Bội Châu (1867-1940) kể từ tháng 7.1925, cụ Phan bị thám tử Pháp bắt cóc tại ga Bắc Trạm, gần Thượng Hải, rồi giải về Hà Nội. Trong phiên tòa 23.11.1925, cụ Phan lãnh án tử hình. Nhưng cao trào của nhân dân đòi ân xá, toàn quyền Alexandre Vareme, thuộc đảng SFIO, phải nhượng bộ, cho đưa cụ về giam lỏng tại Huế. Từ đó, cụ Phan sống những ngày tàn trong một ngôi nhà nhỏ ở xóm Bến Ngự, cho đến 19.9 năm Canh Thìn 29.10.1940) thì từ trần, thọ 74 tuổi. Trong thời gian 15 năm, cụ Phan Sào Nam đã sống nơi đây, chia thì giờ giữa căn nhà nhỏ với con thuyền đậu bến nhà vua xưa, núp bóng cây sung già cỗi, cho nên có lẽ từ nơi này đã phát xuất câu phong dao nói trên. Nơi bến Ngự, bên kia sông là chùa Linh Quang, các nhà sư tụng kinh gõ mõ sớm chiều, đem lại sự lắng dịu trong lòng chí sĩ, từ đó cho đến lúc lìa đời:
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ,
Thiên hạ hà nhân bất thức quân?
Bảy mươi tư tuổi, trót phong trần
Nay được bạn mới tinh thần hoạt hiện
Những ước anh em đầy bốn biển
Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian!
(Sào Nam)
Thiên hạ hà nhân bất thức quân?
Bảy mươi tư tuổi, trót phong trần
Nay được bạn mới tinh thần hoạt hiện
Những ước anh em đầy bốn biển
Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian!
(Sào Nam)
Đầu tròn thân cứng đủ tam tài
Ngoài kín trong đầy vạn sự hay!
Ngoài kín trong đầy vạn sự hay!
Chúng ta còn tìm thấy trên sung trong một thành ngữ nữa là: “Ăn quả vả, trả quả sung. Quả vả to bằng nắm tay, thịt dầy, quả sung nhỏ và tròn. Tây phương gọi là figue dễ Roxburg, còn quả sung nhỏ và tròn, Tây phương gọi là figue sycomore, cả hai thuộc họ Ficus, cũng như cây đa (banian), cây si, cây bồ đề mà đức Thích Ca ngày xưa ngồi tham thiền 49 ngày và giác ngộ. Cây này người Ấn gọi là pippal, khoa học thực vật gọi là Ficus religiosa. Câu Ăn quả vả, trả quả sung, ngụ ý rằng: ăn thì nhiều mà trả thì ít. Thành ngữ quả vả và quả sung cũng còn ngụ ý: vay trả không tương xứng, trong hai người, có một người khôn vặt, và một người dại khờ, nên lấy đó làm kinh nghiệm, chớ dại lần thứ hai, và cũng chẳng nên giở thói tiểu xảo, khôn vặt với nhau!
Bây giờ chúng ta xét tới câu thứ ba:
Bao giờ đường ngọt nước cay
Gánh dừa lon gạo thầy tăng ở tù.
Gánh dừa lon gạo thầy tăng ở tù.
Bao giờ nước ngọt đường cay,
Gánh vừa lon gạo thằng tây ở tù.
Gánh vừa lon gạo thằng tây ở tù.
Bao giờ sen mọc biển đông,
Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi.
Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi.
Chúng ta còn nhớ một câu nữa, cũng có tính cách sấm ký:
Bao giờ lúa mọc trên chì
Voi đi trên giấy, hết kỳ thầy tăng!
Voi đi trên giấy, hết kỳ thầy tăng!
Comment