CON NGỖNG VÀNG
Xưa có một nữ hoàng sống ở thành phố Benaras tên là Khema - vợ nhà vua Bahuputtaka. Một đêm, nữ hoàng mơ thấy con ngỗng bằng vàng rất đẹp, có trí tuệ tuyệt vời.
Nữ hoàng bèn cầu khẩn nhà vua tìm mọi cách cho bà gặp bằng được con ngỗng trong mơ ấy.
Nhà vua đã yêu cầu các quan đại thần tìm hiểu tất cả những gì họ có thể biết về một loài ngỗng như vậy. Và quả thật trong ngọn núi xa xôi có một con ngỗng vàng như thế, nhưng nó hiếm khi xuất hiện nên rất khó tìm.
Các quan đại thần khuyên đức vua nên xây một cái hồ tuyệt đẹp trên vùng ngoại ô Benaras để hàng năm thu hút những sinh vật hiếm có và đáng yêu đến cư trú. Bằng cách này có thể thu hút được con ngỗng vàng và nữ hoàng có thể trông thấy điều nàng mong ước.
Đức vua Bahuputtaka và nữ hoàng đã mời tất cả những loài chim đến sống ở đó, hứa sẽ không bao giờ làm hại chúng. Ngô, thóc, hạt kê được rải rác ở những nơi quen thuộc hàng ngày để thu hút các loài chim.
Hướng về phía Bắc, ở ngọn núi Cittakuta, có khoảng 90 nghìn con ngỗng hoang, đầu đàn là một con ngỗng vàng rất đẹp được gọi là vua Dhatarattha - vua của các loài ngỗng.
Tiếng tăm của cái hồ kì diệu đã truyền đến tai vua Dhatarattha. Vài con ngỗng cũng đến gặp vua của chúng và xin được đến cái hồ tuyệt diệu đó để ở - nơi được hứa hẹn luôn đầy đủ thức ăn và được bảo vệ an toàn. Đức vua đồng ý và đưa toàn bộ đàn ngỗng bay xuống phía Nam, hướng về hồ Benaras.
Trong lúc đó, tại hồ, nhà vua Bahuputtaka yêu cầu tất cả các thợ săn phục kích xung quanh để bắt cho kỳ được con ngỗng vàng nào vô tình bay ngang qua.
Ngay sáng hôm sau, khi người đứng đầu đội thợ săn nhìn thấy đàn ngỗng đang đến gần, ông ta ngay lập tức đi cài bẫy ở giữa những bông hoa loa kèn nước và những bông sen. Người thợ săn đoán chắc rằng con đầu đàn nhất định sẽ phải đậu xuống đó trước tiên.
Đúng như dự đoán, bàn chân của nhà vua Dhatarattha vừa chạm nước đầu tiên đã sa bẫy. Chứng kiến việc này, những con ngỗng khác hoảng loạn kêu trong đau khổ. Nhưng không một con ngỗng nào có đủ can đảm để giải cứu cho vua của chúng và vì thế chúng đã bay trở lại núi Cittakuta cho an toàn, ngoại trừ một con ngỗng thân cận nhất của vua Dhatarattha tên là Sumukha.
Vua ngỗng khẩn nài Sumukha bay đi để được an toàn, nhưng Sumukha trả lời rằng nó không bao giờ rời bỏ người chủ của mình trong lúc đối mặt với nguy hiểm.
Khi người thợ săn tiến gần đến, Sumukha quyết định cầu xin lòng trắc ẩn của người thợ săn, xin ông tha mạng cho đức vua của nó và xin được chết thay.
Người thợ săn liền quay sang hỏi vua ngỗng có cảm thấy hối tiếc và sợ hãi khi đã bị sập bẫy hay không, nhưng vua Dhatarattha đã khẳng khái trả lời rằng: “Thật là vô ích để chống lại những gì gọi là định mệnh và buộc phải chấp nhận thì ta không hề thấy khổ đau nữa. Nhưng ta chỉ có một mong ước trước khi chết đó là đừng làm hại thần dân của ta. Hãy thả Sumukha trở về với bầy đàn trên núi cao. Sumukha không đáng bị hi sinh hay làm vật thế mạng cho ta”.
Nghe thấy những điều này, người thợ săn thấy rằng cả hai con ngỗng đều có lòng cao thượng và sự hi sinh cao cả. Bên cạnh đó, ông cũng còn không quan tâm đến phần thưởng của đức vua và quyết định làm đúng với lương tâm của mình, thả tự do cho chúng. Ông nói rằng, cũng như Sumukha, ông sẵn sàng chết vì đức vua của mình, và ông sẽ thả tự do cho cả hai bay đi bất cứ nơi nào chúng muốn.
Sau đó ông nới lỏng chân của con ngỗng vàng ra và rửa sạch vết thương. Trong lúc người thợ săn nỗ lực cố định lại chỗ trật khớp thì kì lạ chưa, cái chân đã khỏe lại như chưa bao giờ bị thương.
Vua ngỗng và Sumukha rất vui sướng. Chúng cho rằng người thợ săn đầy lòng trắc ẩn này sở dĩ giăng bẫy chúng là vì phải tuân theo lệnh của người khác. Người thợ săn trả lời rằng ông ta làm việc đó theo mệnh lệnh của đức vua, rồi kể lại về giấc mơ của nữ hoàng.
Ngỗng vàng quyết định đến gặp đức vua Bahuputtaka. Nếu vua ngỗng xuất hiện một cách tự nguyện, đức vua có thể sẽ đồng ý cho nó và đàn ngỗng đến thăm khu hồ mà không bị giam cầm.
Khỏi phải nói, nhà vua và hoàng hậu đã vui mừng như thế nào khi nhìn thấy hai con ngỗng tuyệt vời. Vua đặt chúng vào một cái lồng bằng vàng và cho chúng ăn thức ăn với mật ong, ngũ cốc và sữa. Sau đó, Vua Bahuputtaka dành cả đêm để thảo luận với vua của loài ngỗng.
Sau khi nghe câu chuyện cảm động xảy ra bên hồ từ những lời lẽ thuyết phục đầy trí tuệ của ngỗng vàng, nhà vua Bahuputtaka quyết định thả tự do cho vua ngỗng và Sumukha, đồng thời khen thưởng người thợ săn đã có hành động sáng suốt.
Ngỗng vàng quay trở lại với đàn cùng sự hộ tống của người bề tôi trung thành là Sumukha. Thỉnh thoảng đàn ngỗng lại về thăm cái hồ tuyệt diệu cùng nhà vua và hoàng hậu mến khách, tình bạn giữa họ bền chặt mãi mãi.
Nữ hoàng bèn cầu khẩn nhà vua tìm mọi cách cho bà gặp bằng được con ngỗng trong mơ ấy.
Nhà vua đã yêu cầu các quan đại thần tìm hiểu tất cả những gì họ có thể biết về một loài ngỗng như vậy. Và quả thật trong ngọn núi xa xôi có một con ngỗng vàng như thế, nhưng nó hiếm khi xuất hiện nên rất khó tìm.
Các quan đại thần khuyên đức vua nên xây một cái hồ tuyệt đẹp trên vùng ngoại ô Benaras để hàng năm thu hút những sinh vật hiếm có và đáng yêu đến cư trú. Bằng cách này có thể thu hút được con ngỗng vàng và nữ hoàng có thể trông thấy điều nàng mong ước.
Đức vua Bahuputtaka và nữ hoàng đã mời tất cả những loài chim đến sống ở đó, hứa sẽ không bao giờ làm hại chúng. Ngô, thóc, hạt kê được rải rác ở những nơi quen thuộc hàng ngày để thu hút các loài chim.
Hướng về phía Bắc, ở ngọn núi Cittakuta, có khoảng 90 nghìn con ngỗng hoang, đầu đàn là một con ngỗng vàng rất đẹp được gọi là vua Dhatarattha - vua của các loài ngỗng.
Tiếng tăm của cái hồ kì diệu đã truyền đến tai vua Dhatarattha. Vài con ngỗng cũng đến gặp vua của chúng và xin được đến cái hồ tuyệt diệu đó để ở - nơi được hứa hẹn luôn đầy đủ thức ăn và được bảo vệ an toàn. Đức vua đồng ý và đưa toàn bộ đàn ngỗng bay xuống phía Nam, hướng về hồ Benaras.
Trong lúc đó, tại hồ, nhà vua Bahuputtaka yêu cầu tất cả các thợ săn phục kích xung quanh để bắt cho kỳ được con ngỗng vàng nào vô tình bay ngang qua.
Ngay sáng hôm sau, khi người đứng đầu đội thợ săn nhìn thấy đàn ngỗng đang đến gần, ông ta ngay lập tức đi cài bẫy ở giữa những bông hoa loa kèn nước và những bông sen. Người thợ săn đoán chắc rằng con đầu đàn nhất định sẽ phải đậu xuống đó trước tiên.
Đúng như dự đoán, bàn chân của nhà vua Dhatarattha vừa chạm nước đầu tiên đã sa bẫy. Chứng kiến việc này, những con ngỗng khác hoảng loạn kêu trong đau khổ. Nhưng không một con ngỗng nào có đủ can đảm để giải cứu cho vua của chúng và vì thế chúng đã bay trở lại núi Cittakuta cho an toàn, ngoại trừ một con ngỗng thân cận nhất của vua Dhatarattha tên là Sumukha.
Vua ngỗng khẩn nài Sumukha bay đi để được an toàn, nhưng Sumukha trả lời rằng nó không bao giờ rời bỏ người chủ của mình trong lúc đối mặt với nguy hiểm.
Khi người thợ săn tiến gần đến, Sumukha quyết định cầu xin lòng trắc ẩn của người thợ săn, xin ông tha mạng cho đức vua của nó và xin được chết thay.
Người thợ săn liền quay sang hỏi vua ngỗng có cảm thấy hối tiếc và sợ hãi khi đã bị sập bẫy hay không, nhưng vua Dhatarattha đã khẳng khái trả lời rằng: “Thật là vô ích để chống lại những gì gọi là định mệnh và buộc phải chấp nhận thì ta không hề thấy khổ đau nữa. Nhưng ta chỉ có một mong ước trước khi chết đó là đừng làm hại thần dân của ta. Hãy thả Sumukha trở về với bầy đàn trên núi cao. Sumukha không đáng bị hi sinh hay làm vật thế mạng cho ta”.
Nghe thấy những điều này, người thợ săn thấy rằng cả hai con ngỗng đều có lòng cao thượng và sự hi sinh cao cả. Bên cạnh đó, ông cũng còn không quan tâm đến phần thưởng của đức vua và quyết định làm đúng với lương tâm của mình, thả tự do cho chúng. Ông nói rằng, cũng như Sumukha, ông sẵn sàng chết vì đức vua của mình, và ông sẽ thả tự do cho cả hai bay đi bất cứ nơi nào chúng muốn.
Sau đó ông nới lỏng chân của con ngỗng vàng ra và rửa sạch vết thương. Trong lúc người thợ săn nỗ lực cố định lại chỗ trật khớp thì kì lạ chưa, cái chân đã khỏe lại như chưa bao giờ bị thương.
Vua ngỗng và Sumukha rất vui sướng. Chúng cho rằng người thợ săn đầy lòng trắc ẩn này sở dĩ giăng bẫy chúng là vì phải tuân theo lệnh của người khác. Người thợ săn trả lời rằng ông ta làm việc đó theo mệnh lệnh của đức vua, rồi kể lại về giấc mơ của nữ hoàng.
Ngỗng vàng quyết định đến gặp đức vua Bahuputtaka. Nếu vua ngỗng xuất hiện một cách tự nguyện, đức vua có thể sẽ đồng ý cho nó và đàn ngỗng đến thăm khu hồ mà không bị giam cầm.
Khỏi phải nói, nhà vua và hoàng hậu đã vui mừng như thế nào khi nhìn thấy hai con ngỗng tuyệt vời. Vua đặt chúng vào một cái lồng bằng vàng và cho chúng ăn thức ăn với mật ong, ngũ cốc và sữa. Sau đó, Vua Bahuputtaka dành cả đêm để thảo luận với vua của loài ngỗng.
Sau khi nghe câu chuyện cảm động xảy ra bên hồ từ những lời lẽ thuyết phục đầy trí tuệ của ngỗng vàng, nhà vua Bahuputtaka quyết định thả tự do cho vua ngỗng và Sumukha, đồng thời khen thưởng người thợ săn đã có hành động sáng suốt.
Ngỗng vàng quay trở lại với đàn cùng sự hộ tống của người bề tôi trung thành là Sumukha. Thỉnh thoảng đàn ngỗng lại về thăm cái hồ tuyệt diệu cùng nhà vua và hoàng hậu mến khách, tình bạn giữa họ bền chặt mãi mãi.
Nguồn: mquiz.net
Link
Link