• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi

    Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi


    Sau nhiều năm lao động, làm việc, hệ thống xương khớp của người cao tuổi thoái hóa dần. Xương giòn vì chất collagen, chất đạm giảm đi, vỏ xương mỏng (do thiếu canxi), ăn uống kém, tuần hoàn suy giảm do ảnh hưởng của các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, gan mật. Chỉ cần một lực tác động nhẹ cũng có thể làm gãy xương; và nếu không xử trí và chăm sóc đúng, các cụ có thể nhanh chóng kiệt sức.

    Người cao tuổi thường bị gãy xương trong các tình huống dưới đây:

    - Trượt do sàn nhà, sàn nước, nhà vệ sinh trơn (tình huống thường gặp nhất). Chân người cao tuổi không đủ sức chống đỡ nên dễ bị ngã. Tư thế ngã thường là đập mông, đập hông, chống tay, chống khuỷu.

    - Ði vấp ngã bậc thềm, bậc thang, ngã đập gối xuống đất.

    - Tối ngủ trở mình ngã xuống giường. Thậm chí sáng ngủ dậy xoay người đứng lên cũng có thể làm gãy xương.

    - Ngã ngồi do hụt chân, ngã xe, bị va chạm nhẹ. Hai mông đập xuống đất, người cúi gập xuống đất.

    - Ngoài ra người cao tuổi còn có thể gặp những tai nạn giống như ở các lứa tuổi khác, tuy với cùng lực chấn thương nhưng sẽ bị nặng hơn. Nhiều khi lực chấn thương không mạnh cũng có thể làm gãy xương. Ví dụ đi bộ, đi xe đạp bị va quẹt nhẹ, bị trẻ con chạy chơi xô ngã…

    Vị trí gãy xương thường gặp

    - Chi trên: Gãy đầu dưới xương quay thường do ngã chống bàn tay. Gãy cổ phẫu thuật cánh tay thường do ngã đập vai hay chống khuỷu. Có người ngã chống bàn tay, khuỷu duỗi thẳng làm gãy cả hai nơi (đầu dưới xương quay lẫn đầu trên xương cánh tay).

    - Chi dưới: Gãy cổ xương đùi do ngã đập hông, đập mông. Gãy xương bánh chè do ngã đập gối. Gãy ngón chân do đi vấp ngã, va quệt bậc thang, chân bàn, chân ghế. Ở bàn chân có một vị trí hay bị bỏ sót là gãy nền xương bàn 5. Cơ chế chấn thương chỉ đơn giản là bị lật nhẹ bàn chân hay cổ chân. Sau đó thấy đau hoặc chỉ sưng mu bàn chân. Cảm giác khó chịu ở cạnh ngoài bàn chân (dọc theo bờ ngón út). Nhiều người ban đầu tưởng bong gân nên xức dầu nóng, bó thuốc, nắn trật. Sau nhiều ngày vẫn không hết sưng mới đến bệnh viện chụp phim X-quang và phát hiện gãy xương.

    - Cột sống và khung chậu: Gãy đốt sống thắt lưng thứ 3, thứ 4, thứ 5 hoặc xương tọa khi bị ngã ngồi đập mông xuống đất. Cũng có lúc ngã ngả lưng ra sau cấn trúng vật cứng như cạnh bàn, cạnh tủ, bậc thang, lan can… gây chấn thương trực tiếp vào cột sống thắt lưng. Thường gặp ở những người cao tuổi bị loãng xương trung bình hay nặng.

    Người già gãy xương khác người còn trẻ :

    Gãy xương làm nạn nhân rất đau và không thể cử động bình thường phần chi bị gãy. Ở người cao tuổi, nhiều khi không thấy đau ngay mà thường về khuya mới bị nhức xương. Dấu hiệu bầm máu cũng có thể không thấy ngay mà sau nửa ngày mới có thể phát hiện vì nó xuất hiện chậm, hoặc ẩn sau lớp áo quần nên người nhà không thấy.

    Người cao tuổi có thể gãy xương nhiều nơi nhưng chỉ đau ở một nơi nặng nhất; những nơi còn lại sẽ đau khi nơi kia đã được điều trị ổn. Vì thế cần kiểm tra X-quang toàn diện và kiểm tra lại sau đó vài ngày để chắc chắn không bị bỏ sót tổn thương.

    Nhiều người cao tuổi do xương gãy không di lệch nhiều nên có thể cử động được phần chi bị đau. Do đó người nhà hay ngay cả một số bác sĩ có thể nghĩ rằng không bị gãy xương. Ðã có nhiều trường hợp ngã xe đạp gãy cổ xương đùi nhưng nạn nhân vẫn có thể đạp xe về nhà sinh hoạt bình thường trong ngày hôm đó. Sáng hôm sau mới thấy đau nhiều và sưng.
    Vào bệnh viện chụp phim thấy xương gãy đã bị di lệch. Người nhà rất thắc mắc.
    Thật ra nạn nhân gãy xương dạng không di lệch (nứt xương). Nhưng nếu không phát hiện sớm, tiếp tục cử động, ổ gãy sẽ bị vỡ ra và di lệch. Ðiều này có ý nghĩa tổn thương đã chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng. Hậu quả là nạn nhân phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo vì chỏm xương đùi bị hư.

    Lưu ý khi điều trị gãy xương cho người cao tuổi :

    Sự lành xương ở người cao tuổi chậm hơn người trẻ. Hơn nữa, người cao tuổi thường ăn uống kém (do bộ máy tiêu hóa đã yếu nhiều, cơ thể ít vận động hơn, nạn nhân luôn luôn cần sự trợ giúp) cùng tâm lý cực đoan (hoặc thổi phồng bệnh tật của mình, hoặc buông xuôi, bất cần vì không muốn làm phiền người thân).

    Vì thế không nên áp dụng cứng nhắc chế độ điều trị gãy xương ở người trẻ cho người cao tuổi vì đặc điểm cơ thể của họ khác nhau. Nhiều người cao tuổi thích tìm đến sự điều trị đơn giản như bó thuốc, xức dầu nóng, tự ý uống thuốc giảm đau.

    Ðể lành xương nhanh chóng, không chỉ người cao tuổi mà cả những bệnh nhân trẻ cũng cần chú ý những điểm sau: dinh dưỡng đầy đủ và vận động sớm (theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình). Sự vận động sớm mang lại nhiều ích lợi cho cơ thể người cao tuổi, giúp ngăn ngừa táo bón, chống loét do tư thế nằm lâu, đồng thời giúp máu huyết lưu thông làm xương chóng lành, chống sưng phù chi đau, giảm sự cứng khớp, teo cơ.

    Vì những lợi ích to lớn như thế nên quan điểm điều trị gãy xương hiện đại là cố định xương gãy thật chắc chắn để giúp người bệnh, nhất là người cao tuổi có khả năng vận động sớm. Sự cố định xương này được thực hiện bằng nhiều phương pháp, trong đó có phẫu thuật.

    Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể cố định xương thật chắc chắn như ý muốn, vì điều này còn tùy thuộc vào đặc điểm xương của bệnh nhân cũng như mức độ nặng nhẹ của xương gãy. Ví dụ với loại xương quá xốp thì không đặt nẹp được do các ốc vít không bám được vào xương, hoặc xương gãy nát nhiều mảnh nhỏ thì không thể nào ráp dính lại với nhau hoàn toàn.

    Chính vì thế mà cũng có nhiều hướng dẫn điều trị khác nhau, mỗi bệnh nhân sẽ có chế độ điều trị riêng, không ai giống ai. Chẳng hạn cùng là gãy đầu dưới xương quay, nhưng có người bó bột 2 tuần, có người phải bó bột 6 tuần. Cùng là gãy cổ xương đùi, có người bó bột nằm nghỉ trên giường 1 tháng, có người vừa mổ xong đã tập đi nạng được ngay ngày hôm sau.

    Với người cao tuổi, không chỉ cần đến món ăn bổ dưỡng mà phải quan tâm thức ăn ấy có được hấp thu tốt qua đường ruột hay không? Ăn nhiều chất bổ nhưng không hấp thu được vào máu thì dinh dưỡng vẫn kém. Người cao tuổi lại hay bị táo bón do ít vận động, do tư thế nằm lâu, ruột làm việc kém, hậu quả là gây cảm giác chướng bụng, không muốn ăn, khó tiêu, ợ chua. Có thể khắc phục bằng cách uống một ít thuốc táo bón hỗ trợ ban đầu, sau đó tập ngồi dậy, vận động, ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Nếu quá yếu, nhiều lúc phải hỗ trợ bằng nuôi ăn qua đường tĩnh mạch trong vài ngày đầu để có sức.

    Một số chế độ điều trị thường dùng cho người cao tuổi :

    - Gãy đầu dưới xương quay: Nắn kín và bó bột cẳng bàn tay sát khuỷu khoảng 3 tuần, tháo bột và đặt một nẹp vải ở cẳng bàn tay. Sau khi bó bột về, chú ý kê tay cao để ngừa sưng bàn tay, ngón tay. Thường xuyên cử động các ngón tay cho máu lưu thông tốt. Một số trường hợp gãy phạm khớp nặng sẽ được mổ nắn, cố định ổ gãy bằng nẹp vít hay các loại kim Kirschner. Một số khác có thể được sử dụng khung bất động ngoài.

    - Gãy đầu trên xương cánh tay (gãy cổ phẫu thuật): Bệnh nhân được cố định ổ gãy ở tư thế áp tay sát thân và nâng khuỷu gấp 90 độ. Loại băng nẹp gọi là băng Deseault. Loại gãy này rất dễ lành xương.

    - Gãy cột sống thắt lưng: Bệnh nhân phải nằm nghỉ 3-4 tuần trên giường. Chú ý vấn đề lăn trở, có thể lật nghiêng nhẹ với tư thế giữ thẳng cột sống để vệ sinh chống loét. Cho bệnh nhân tập vận động tay chân. Nằm nệm hơi, nệm nước. Sau hai tuần có thể ngồi dốc 30-45o.

    - Gãy cổ xương đùi: Cần nhập viện và mổ cấp cứu ngay. Người bệnh sẽ được nắn xương trên bàn chỉnh hình và cố định ổ gãy bằng 2 vít xốp hoặc 2 đinh Knowles. Phẫu thuật được thực hiện dưới màn hình kiểm soát gọi là C-arm. Ðây là một loại máy chụp X-quang trong phòng mổ, giúp bác sĩ thấy được ổ xương gãy mà không cần phải mở da như kỹ thuật xưa kia. Nhờ vậy có thể nắn xương tốt và vết thương trên da của bệnh nhân chỉ vào khoảng 1-2 cm (vừa đủ cho đinh vào).

    Sau mổ, bệnh nhân có thể ngồi dậy tập co gối nhẹ. Nếu khỏe có thể tập đi khung hay hai nạng nhưng chưa chạm đất chân đau ngay. Mức độ chịu nặng (chạm đất) của chân gãy sẽ tăng dần tùy theo sự tiến triển lành xương của người bệnh. Thường sẽ bỏ nạng sau khoảng 6-9 tháng vì đó là khoảng thời gian đủ cho gãy cổ xương đùi lành.

    Tuy nhiên có một số trường hợp xương không lành hay chỏm xương bị hư sau khi gãy xương đã lành. Lúc này có chỉ định thay chỏm nhân tạo.

    - Gãy xương bánh chè: Cũng được mổ cấp cứu. Sau khi mổ, bệnh nhân thường được bó bột đùi cổ chân. Người bệnh có thể đi hai nạng hay khung ngay sau mổ. Sau 2-3 tuần, bột sẽ được tháo và bệnh nhân được hướng dẫn tập co gối. Nếu không tập sẽ bị cứng gối, lúc đó người bệnh không gập gối lại được vì khớp bị giới hạn. Xương thường lành sau 3-6 tháng. Nếu dụng cụ cố định xương gây cấn đau sẽ được bác sĩ mổ lấy bỏ.

    Phòng tránh chấn thương

    Với người bệnh:
    - Ði lại cẩn thận. Tốt nhất sử dụng một cây gậy để hỗ trợ và cảnh báo người khác. Nên thực hiện các động tác sinh hoạt nhẹ nhàng và chậm để giúp cơ thể tránh bị những lực tác động mạnh và bất ngờ.

    - Phòng vệ sinh khô ráo, thường xuyên có đủ ánh sáng, có các thanh vịn hỗ trợ khi cần thiết.

    - Tránh nằm giường cao. Tránh nằm võng vì ở tư thế này khi ngồi dậy, người cao tuổi dễ bị trẹo người và lật ngã. Nên nằm mùng và có gối tấn bảo vệ.

    Với người thân:
    - Tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi khi thiết kế nhà cửa, như làm bậc thang thấp, tránh bố trí phòng ngủ ở lầu cao, nên có nhà vệ sinh gần phòng ngủ, đèn đủ sáng và sàn nhà không trơn trợt…

    - Khi người cao tuổi bị chấn thương, dù nhẹ cũng nên kiểm tra ngay bằng X-quang và đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa định rõ bệnh. Không nên tự ý uống thuốc, sửa trật, bó thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn.

    Chú ý nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế nằm, ngồi, đứng. Nếu có gãy xương thì nên tuân thủ đúng chế độ điều trị của bác sĩ, tư vấn để nhờ bác sĩ giải thích cặn kẽ.
    (TheoSức khoẻ & Đời sống )


    .
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Phục hồi vận động sau chấn thương gãy xương

    Phục hồi vận động sau chấn thương gãy xương




    Trong sinh hoạt, lao động hằng ngày chỉ vì sơ suất nào đó chúng ta có thể bị chấn thương, mà gãy xương là tai nạn rất hay gặp nhất là tình hình tai nạn giao thông hiện nay.
    Sau một thời gian bó bột, nẹp đinh người bệnh có thể ít nhiều mất những cảm giác vận động. Vậy phải làm thế nào để cơ thể sớm có được sự vận động bình thường và tránh được sự biến dạng về hình dáng sau tai nạn?


    Hậu quả do gãy xương

    Khi xương tay, chân bị gãy, có những trường hợp bị giập, như vậy không chỉ xương bị tổn thương mà các cơ, gân, dây chằng cũng bị tổn thương theo. Tùy theo từng mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ nẹp đinh trong xương và khâu lại phần mềm bị rách, giập. Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những nơi này. Thậm chí có những trường hợp do đau đớn không chịu vận động đã dẫn đến loét do tỳ đè lâu ngày, thậm chí nhiễm khuẩn hô hấp, tắc mạch chi, giảm phản xạ đại tiểu tiện... đây là biểu hiện hay gặp ở người già. Vì vậy sau mổ, phải bó bột người bệnh phải tự giác, kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ, tỷ lệ liền xương sẽ tăng nhờ vận động.



    Những biện pháp phục hồi bao gồm :


    1. Cử động khớp:
    Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại, tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập10 - 15 phút, ngày 4 - 6 lần. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.


    2. Tập duy trì sức cơ:
    Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.


    3. Tập đi:
    Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Thanh ngang đầu trên nạng không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực. Dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không cúi nhìn xuống chân. Hai vai phải ngang bằng không được lệch cao thấp. Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 - 30cm một cách tăng dần, lấy thăng bằng trên đôi tay cầm, rồi bước chân lành ra trước, tiếp tục bước khác. Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Nhiều người thích dùng gậy chống bên chân đau nên đã làm dáng đi bị xấu đi. Phải tập cho quen chống gậy bên chân lành và khi bước chân lành ra trước thì sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc. Không nên dùng nạng kẹp nách vì như thế dáng đi sau này trông sẽ tàn phế. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.

    4. Dùng nhiệt:
    Tác dụng của dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có lợi ích khi tập cử động chủ động. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau để luyện tập. Chú ý không được dùng nhiệt sóng ngắn cho toàn chi có đinh, nẹp vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.

    5. Tập sinh hoạt thông thường:
    Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Đối với tổn thương xương tay thì tập nắm, mở bàn tay (dùng hòn đá hình quả trứng để nắm), tập cầm bút, đũa, tránh không để tay bị cong, khoèo. Khi nào không còn đau nữa, không bị hạn chế thì quá trình tập luyện này mới đạt kết quả tốt. Thời gian tập thường từ 6 tháng đến 2 năm, tùy theo mức độ thương tổn.

    6. Biện pháp xoa nắn:
    Nên xoa nắn thường xuyên ổ gãy xương liền khớp. Chỉ xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay mà không được dùng các loại dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp, vì như vậy rất có thể làm cho xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.

    Khi bị chấn thương, để chóng lành, người bệnh cần kiên trì tập luyện, cần kết hợp các biện pháp tập luyện khác nhau để trở lại hình dáng ban đầu.



    BS. PHAN NGỌC MINH
    Theo SK&ĐS


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 14-05-2010, 12:49 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Chữa gãy xương bằng xôi gà và thuốc bắc

      ĐỌC CHO BIẾT


      Chữa gãy xương bằng xôi gà và thuốc bắc

      Trở trời không bị nhức

      Chị Nguyễn Quý Tỵ ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội bị ngã xe dẫn đến gãy xương quay tay phải. Trước đó khoảng 1 năm, chị đã bị gãy xương quay tay trái, đã bó bột ở một bệnh viện đa khoa. Tuy tay trái đã lành từ lâu, nhưng mỗi khi trở trời chị lại có cảm giác đau nhức ở vết thương cũ. Vì thế, lần này không may gãy tay phải, chị tới ngay nhà ông lang Thanh theo lời mách bảo của cậu em trai.

      Chị Tỵ nghe theo cậu em trai cũng vì cậu em này cũng đã bó ông lang Thanh do bị gãy và vỡ xương quay. Hưng - tên cậu em - khi bị ngã được đưa vào viện ở gần đó sơ cứu, sau đó chuyển về nội thành Hà Nội bó bột. Nghe tiếng ông lang Thanh từ lâu (do vợ anh Hưng là người gốc làng Ngọc Hà, biết tới cả ông ngoại ông lang Thanh trước kia chuyên chữa gãy xương bằng bó lá), nên dù đã bó bột, anh Hưng vẫn tìm đến nhà ông lang Thanh để... đập bột bó lại bằng lá.

      Tiếng là bó lá nhưng anh Hưng biết, thuốc bó gồm xôi, gà và thuốc. Tất cả quyện vào nhau thành một thứ màu nâu có mùi thuốc Bắc và bó vào vết gãy, sau 6 ngày đến thay thuốc một lần. Chỉ 3 lần thay thuốc, tay anh Hưng đã bình phục. Bàn tay cử động được bình thường, giải toả nỗi lo lắng của anh là: Nếu bó bột, có thể tay sẽ lành, nhưng hoạt động của bàn tay không còn được như trước.



      Ông Thanh tại nhà riêng

      Lại nói đến chị Nguyễn Quý Tỵ, lần đầu tiên phải tìm đến một thầy lang, tin ở cậu em và đã tận mắt chứng kiến cậu em gãy, bó và hồi phục thế nào nhưng trong lòng vẫn không khỏi bán tín bán nghi. Cập rập đến nhà ông Thanh khi đã muộn (10h tối), ông khoát tay bảo: "Phải đi vào viện chụp X-quang đã!", chị Tỵ lại đến Viện 354 ở gần đó chụp X-quang.

      Trong khi chị Tỵ đi chụp X-quang thì ở nhà, mọi người trong gia đình ông Thanh xúm vào chuẩn bị thuốc. Sau khi quay lại với phim chụp, ông Thanh thủng thẳng chỉ vào tấm phản ở góc nhà để người bệnh nằm xuống. "Giúp việc" chính cho ông là cậu em trai. Vừa quan sát phim, ông vừa giữ tay bệnh nhân và... kéo.

      Bệnh nhân kêu rú lên vì đau đớn, người nhà bệnh nhân sợ tái mặt, nhưng ông Thanh vẫn điềm nhiên thực hiện công việc của mình. Sau giai đoạn kéo, nắn là bó thuốc. Chị Tỵ dù đau đến giàn dụa nước mắt vẫn ngồi im cho ông bó thuốc. Vả lại, lúc bó thuốc là "êm rồi". Ông dặn, 6 ngày sau quay lại thay thuốc.

      Tay chị Tỵ sau 3 lần bó thuốc được tháo hẳn. Hàng ngày, chị ngâm tay vào nước muối nóng rồi tập tay dần dần, bóp tay bằng một chai thuốc "gia truyền" của nhà ông Thanh. Chai thuốc có mùi cay nóng, thứ nước bóp tay có màu nâu cánh gián, chị bóp tay liên tục trong khoảng 1 tháng là khỏi hẳn. Do đã có 2 lần gãy tay, bó 2 kiểu khác nhau nên chị Tỵ có sự so sánh và khẳng định, bó bằng thuốc lá nhà ông Thanh, khi trở trời tay không bị nhức.


      Nhất thiết phải có phim chụp




      Giấy tờ chứng nhận bài thuốc của ông Thanh có tác dụng chữa liền xương

      Ông Thanh tên đầy đủ là Lê Đình Thanh. Làng Ngọc Hà là cách gọi cũ, chứ địa chỉ chính xác nhà ông là số 175, ngõ 173 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội. Trước đây, ông ngoại ông lang Thanh đã làm nghề này và ông Thanh được truyền lại.

      Tuy nhiên, theo ông Thanh, trước đây gãy xương đơn giản do tai nạn xe cộ ít, cùng lắm chỉ là trẹo chân, trèo cây gãy tay... Bây giờ mới nhiều ca gãy nặng, gãy phức tạp.
      Những ca ông Thanh nhận là gãy kín, không có nguy cơ nhiễm trùng (những ca gãy hở, có rách da chảy máu, gãy 2 xương, gãy di lệch nhiều, phải gây mê, trẻ con chưa biết nói... thì ông thường khuyên đưa đến viện).

      Ngoài ra, người bị bệnh suy tim thì ông cũng không nhận và khuyên đưa đến viện. Những ca này, theo ông, không phải là không bó được, mà nhỡ đâu có biến chứng thì rất khó giải thích. Mà với một cơ sở tư nhân, điều cấm kỵ là để người bệnh phàn nàn, kêu ca.

      Bài thuốc có những vị cơ bản trên, còn những bí quyết riêng, gia giảm các vị thuốc như thế nào thì ông Thanh không cho biết vì là "phương thuốc gia truyền của gia đình". Bắt đầu chữa gãy xương từ năm 1992, ông ước tính số người được chữa đến con số hàng nghìn.
      Ông nói: "Tôi chưa thất bại bao giờ và chưa có bệnh nhân nào phàn nàn. Tôi chịu trách nhiệm trước bệnh nhân của mình. Có những ca khó như gãy cổ xương đùi ở người già, bệnh viện không thể bó nhưng tôi đã bó thành công".

      Chúng tôi đã tìm gặp ông Mai Xuân Long (ở nhà 104, dãy 125B, ngõ Hoà Bình 7, Minh Khai, Hà Nội), là bệnh nhân bị rạn cổ xương đùi đã được bó thuốc của ông Thanh. Ông Long cho biết, ông mới bó thuốc của ông Thanh 2 lần, mỗi lần được 3 ngày, chưa đủ liều đã tự ý tháo ra. Tuy vậy, hiện nay ông đã đi lại được (trước đây phải 2 tay 2 nạng, cách đây 4 ngày ông đã bỏ nạng), chỉ có điều phải tránh vấp ngã, bởi bây giờ vấp ngã sẽ rất nguy hiểm.

      Trước đây, vợ ông Long bị ngã quỵ đầu gối, bó thuốc của ông Thanh thì khỏi. Do cụ thân sinh ra mình cũng làm nghề y nên ông Long biết, từ xưa dân gian đã ứng dụng lấy xương gà + gạo nếp bỏ vào cối giã, thêm một vài thứ lá nữa để bó chữa gãy xương. Phải là gà non (gà khoảng 8 lạng đến 1kg); Bỏ thịt, chỉ lấy xương. Đó là công thức chung, còn để thực hiện được phải học. Theo lời ông Long thì "ông Thanh bó rất bài bản!".

      Năm 1992, ông Thanh đã bảo vệ đề tài "Bài thuốc Đông y ứng dụng bó xương" tại Bệnh viện Việt Đức, được công nhận có bài thuốc có tác dụng chữa liền xương. Tuy nhiên, đến nay ông Thanh vẫn chưa có giấy chứng nhận (giấy phép) nào trong việc được chữa gãy xương.

      Do tín nhiệm của bệnh nhân, tự bệnh nhân tìm đến nhờ chữa, ông vẫn chữa. Cách chữa của ông là Đông Tây y kết hợp, tức là nhất thiết phải có phim chụp. Sau đó, dựa vào phim, ông sẽ xem vùng bị gãy, đánh giá sơ bộ và bó thuốc.


      **********************************

      TS Trần Quốc Bình, phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TW:
      Nên kết hợp Đông - Tây y

      Từ xưa, dân gian đã áp dụng bó gãy xương bằng gà con, cơm nguội, lá cúc tần, lá láng... và có hiệu quả. Thực ra, bình thường khi bị gãy xương, chỉ sau 21 ngày là mọc "can xương", tức là không bó cũng liền. Chỉ có điều, nếu để tự liền mà không bó nắn cho thẳng thì khi xương liền có thể bị chồi gây chèn ép các tổ chức xung quanh, ảnh hưởng đến khả năng vận động.


      Quan điểm của chúng tôi là bó bằng Tây y với bột thạch cao thì cố định chắc hơn, giữ 2 đầu xương không bị di lệch nhưng có điểm yếu là không bổ trợ cho các cơ và mạch máu (trong khi đông y lại khắc phục được nhược điểm này).

      Thực tế, nhiều trường hợp đang trong quá trình bó bột đã bị phù nề, phải rạch ra bó lại. Nếu kết hợp được đông Tây y bằng cách bó bột nhưng có tán các vị thuốc hoạt huyết, bổ huyết quấn xung quanh để thuốc thẩm thấu vào da thì sẽ tốt hơn.

      Nếu trước khi bó theo Đông y có chụp X-quang thì là điều tốt bởi "bó mò" là điều không đảm bảo, có nhiều kiểu gãy phức tạp mà sờ nắn không thể biết hết được. Nhưng với người già khi gãy cổ xương đùi, tôi cho rằng nếu ở thành phố, tốt nhất nên đi đến bệnh viện để đóng đinh cố định, bởi khả năng liền xương ở người cao tuổi rất kém.

      Chỉ nên áp dụng bó gãy cổ xương đùi người già theo Đông y trong các trường hợp ở vùng xa, vùng sâu không có điều kiện đến viện, trường hợp người cao tuổi quá già yếu không thể gây mê để đóng đinh.

      Theo Hoài Hương

      Link


      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 14-05-2010, 12:59 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Người cao tuổi và chấn thương gãy đầu dưới xương quay

        Người cao tuổi và chấn thương gãy đầu dưới xương quay




        Cẳng tay của mỗi người chúng ta có 2 xương, xương quay ở phía ngón tay cái, xương trụ ở phía ngón tay út. Khi chấn thương ở vùng cổ tay, tổn thương hay gặp nhất là gãy đầu dưới xương quay. So với các trường hợp gãy xương, gãy đầu dưới xương quay chiếm tỷ lệ cao nhất của gãy chi trên, chiếm 50% của tất cả gãy xương và chiếm 2/3 của gãy cẳng tay. Gãy đầu dưới xương quay gặp nhiều ở người cao tuổi.

        Nguyên nhân nào dẫn đến gãy đầu dưới xương quay?



        Hình ảnh gãy xương quay trên phim Xquang.

        Ngã chống tay là nguyên nhân hay gặp nhất làm gãy đầu dưới xương quay, chiếm tỷ lệ 75 % - 85 %. Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bị đánh, ngã cao... là những nguyên nhân gây gãy đầu dưới xương quay (15-25%).

        Các yếu tố nguy cơ đối với gãy đầu dưới xương quay

        - Tuổi: Theo một thống kê, lứa tuổi từ 50 trở lên bị gãy đầu dưới xương quay chiếm tỷ lệ 34% trên tổng số gãy của các lứa tuổi.

        - Các bệnh lý về xương do nhiều nguyên nhân: loãng xương, giòn xương, u xương, tiểu đường, lạm dụng điều trị các bệnh bằng corticoid...

        Gãy đầu dưới xương quay có biểu hiện như thế nào?

        Sau một chấn thương, bệnh nhân bị gãy đầu dưới xương quay có các triệu chứng sau: đau, giảm hoặc mất cử động khớp cổ tay; sưng nề vùng cổ tay; biến dạng khi xương gãy có di lệch: gặp nhiều nhất là kiểu gãy Pouteau – Colles, đầu dưới xương quay di lệch ra sau và ra ngoài, khi nhìn thẳng trục của cổ tay, bàn tay có hình lưỡi lê và nhìn nghiêng có hình dĩa. Kiểu gãy ít gặp hơn là kiểu gãy Goyrand, đầu xương gãy di lệch ra trước với biến dạng ngược lại kiểu trên.

        Khi chẩn đoán cần chụp phim Xquang để xác định tổn thương giúp cho điều trị. Trên phim Xquang có thể phát hiện các kiểu gãy và tổn thương như: kiểu gãy đầu dưới xương quay gãy ngoài khớp, di lệch lên trên, ra sau, ra ngoài; các tổn thương phối hợp: gãy đầu dưới xương trụ, mẻ mỏm trâm trụ, gãy xương thuyền, trật khớp quay – trụ dưới... phát hiện gãy kiểu bong sụn phát triển đầu dưới xương quay ở trẻ em.

        Chữa trị gãy đầu dưới xương quay ra sao?

        Hầu hết các trường hợp gãy đầu dưới xương quay được điều trị bảo tồn bằng nắn bó bột. Nếu bệnh nhân đến sớm và điều trị đúng kỹ thuật sẽ cho kết quả tốt.

        Sơ cứu ban đầu :
        - Chườm lạnh ngay sau tai nạn, lưu ý không chườm nóng hoặc xoa đắp các loại dầu, rượu, thuốc gây nóng.

        - Bất động tạm thời bằng nẹp gỗ hoặc nẹp tre, thường chỉ cần đặt một nẹp phía sau, từ khuỷu tay đến hết bàn tay là đủ.

        - Chuyển đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

        Điều trị nắn bó bột:
        Giảm đau để nắn, với người lớn chỉ cần gây tê tại chỗ là đủ. Nắn tùy theo kiểu gãy di lệch ra trước hay ra sau mà nắn. Bó bột, chỉ cần bó bột cẳng – bàn tay là đủ (từ khuỷu tay đến khớp bàn ngón các ngón tay). Đối với kiểu gãy Pouteau-Colles, cách nắn, bó bột như sau: đặt bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay dạng, khuỷu gấp 90o, băng vải kéo 1/3 dưới cánh tay; cẳng tay bệnh nhân để sấp, kê vùng ổ gãy lên giá gỗ có độn bông cho êm; người phụ một tay nắm ngón cái bệnh nhân kéo thẳng theo trục cẳng tay, một tay nắm các ngón còn lại kéo về phía trụ; người nắn dùng lòng bàn tay phải ấn mạnh xuống đầu dưới xương quay bệnh nhân, ấn xuống gan tay, về phía trụ; người phụ dần dần kéo cổ tay gấp dần về phía gan tay và nghiêng trụ; bột cẳng – bàn tay rạch dọc, gấp cổ tay 30 – 40o , nghiêng trụ 40 – 50o . Để bột 3 – 4 tuần, sau đó thay bột cẳng - bàn tay khác ở tư thế sinh lý, để sau 6 – 8 tuần tháo bột.
        Nếu gãy di lệch ra trước: duỗi nhẹ cổ tay.

        Lưu ý: Bột bó cấp cứu phải được rạch dọc toàn bộ phía trước chính giữa cẳng tay và bàn tay tránh tai biến chèn ép do bó bột. Sau 7-10 ngày thay bằng bột tròn để nắn sửa thêm và tránh bột lỏng gây di lệch thứ phát. Cần gác cao tay bó bột tránh sưng nề. Tập sớm các ngón tay để máu lưu thông tốt, đề phòng cứng khớp. Tập sớm hai vai để đề phòng biến chứng viêm quanh khớp vai (đặc biệt ở bệnh nhân nữ, bệnh nhân có tuổi). Sau khi tháo bột cần tập sớm và tích cực toàn bộ các khớp, tái khám định kỳ để được hướng dẫn, tư vấn của thầy thuốc.

        Gãy đầu dưới xương quay có những biến chứng gì?

        Bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay có thể gặp các biến chứng như: rối loạn dinh dưỡng, cần phải điều trị bằng các vitamin D,E, tập vận động cổ tay, bàn tay bằng vật lý trị liệu; bệnh nhân bị tê đầu ngón tay 2,3, teo cơ ô mô cái, mất khả năng đối chiếu ngón 1, khi đó phải mổ để giải phóng dây thần kinh khỏi chèn ép; Thoái hóa khớp gây đau, phải điều trị bằng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu; Biến chứng can lệch, nếu di lệch ít xử trí bằng tập vận động cổ tay, nếu di lệch nhiều có thể phải phẫu thuật đặt lại xương.

        Gãy đầu dưới xương quay là một tổn thương rất hay gặp, nhất là ở người cao tuổi. Chẩn đoán và điều trị đúng, nắn bó bột sớm và đúng kỹ thuật sẽ mang lại kết quả tốt. Bệnh nhân cần tập luyện sớm, tái khám định kỳ theo đúng hẹn của thầy thuốc để tránh những biến chứng có thể xảy ra.


        BS. Lã Ngọc Quý
        (Theo SKDS )



        .
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          Chị CO ơi trên đây là rút kinh nghiệm bản thân hả ? Hôm nay chị đã khỏi hẳn chưa ? HB nghĩ là chị đã hoàn toàn bình phục rồi vì thấy hoa lá cành cái nào cũng nhảy múa tưng bừng..Chúc chị cuối tuần vui nhiều.Thân ái.HB

          Comment

          • #6

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View Post
            Chị CO ơi trên đây là rút kinh nghiệm bản thân hả ? Hôm nay chị đã khỏi hẳn chưa ? HB nghĩ là chị đã hoàn toàn bình phục rồi vì thấy hoa lá cành cái nào cũng nhảy múa tưng bừng..Chúc chị cuối tuần vui nhiều.Thân ái.HB




            cảm ơn HB ,sau 6 tuần bó bột - các khớp cứng hết cả , bây giờ mình phải tự bẻ tay cho thật đau ( vật lý trị liệu ) may ra một thời gian nữa mới phục hồi cơ khớp...

            tay bẻ đau đến nỗi hình ảnh cũng nhảy múa tưng bừng theo đấy ! nhưng Hương Bình có thích ko....






























            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #7

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post





              cảm ơn HB ,sau 6 tuần bó bột - các khớp cứng hết cả , bây giờ mình phải tự bẻ tay cho thật đau ( vật lý trị liệu ) may ra một thời gian nữa mới phục hồi cơ khớp...

              tay bẻ đau đến nỗi hình ảnh cũng nhảy múa tưng bừng theo đấy ! nhưng Hương Bình có thích ko....


              He... he... Ngoài những cách tập " Vật lý trị liệu " thông thường Mít có nhắc nhở Cô nhớ tập theo phương pháp cổ truyền là : gắp thịt vịt quay , heo quay...và nâng ly sau thời gian tháo bột khoãng một tuần nhé !
              Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

              Comment

              • #8

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
                He... he... Ngoài những cách tập " Vật lý trị liệu " thông thường Mít có nhắc nhở Cô nhớ tập theo phương pháp cổ truyền là : gắp thịt vịt quay , heo quay...và nâng ly sau thời gian tháo bột khoãng một tuần nhé !

                Cảm ơn Mít nhiều...

                ...gắp thịt vịt quay , heo quay...và nâng ly...

                nhưng gắp " miếng nào " đây Mít , CO nhức răng cả tuần nay , có " món nào " ko phải nhai ko ???

                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom