• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Xem tranh Thành Chương

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Xem tranh Thành Chương

    Xem tranh Thành Chương


    Nói và viết về hội họa của Thành Chương là một việc khó, bởi ông là một trường hợp phức tạp, một con người đa tài và cũng đa tật... Nhưng có gì đó ở ông và hội họa của ông một bản sắc rất điển hình của Việt Nam



    Tình bạn – Sơn mài 2007



    Vậy ngôn ngữ hội họa đặc trưng của Thành Chương là gì?



    Ngắm trăng- Sơn mài 2007

    Họa sĩ chỉ dùng đường nét để tạo hình là chính. Tranh của ông nhiều hình kỷ hà như: tròn, trụ, oval, chữ nhật, tam giác, lập thể... hoặc các đường nét tự do chạy trên các mảng dẹt. Ảnh hưởng Picasso ư? Đúng, Thành Chương công nhận. Ông thích Picasso ngay từ khi còn là sinh viên trên ghế nhà trường mỹ thuật. Một chút Malevitch hay Joan Miro nữa ư? Rất có thể. Nói chung, ngôn ngữ hội họa của Thành Chương có sự ảnh hưởng rõ rệt của nghệ thuật mô đéc phương Tây đầu thế kỷ 20. Ông bỏ tả thực trường qui để quay sang lập thể hóa và mô đéc hóa ngôn ngữ hội họa của mình. Về màu sắc, ông cũng hay dùng những mảng màu nguyên, sặc sỡ, tương phản mạnh, nhiều tính trang trí, như cách dùng màu của Matisse và nhóm họa sĩ Dã thú.

    Cái khác biệt và tài năng của Thành Chương là ở chỗ bởi quá thông minh và cá tính mạnh nên ông đã tiêu hóa rất nhanh món nghệ thuật mô đéc phương Tây, để rồi từ đó tạo nên một thứ ngôn ngữ hội họa của riêng mình, rất nhuần nhuyễn, một phong cách riêng mang nhãn hiệu Thành Chương- Việt Nam. Không ai bảo rằng tranh của Thành Chương là “Tây” mà họ bảo đó chính là tranh Việt Nam. Còn tôi thì tôi cứ nghĩ rằng đó là tranh Việt Nam hiện đại với những bản sắc “dân gian mới”.


    Tôi thấy nhiều tranh của Thành Chương có những trẻ chăn trâu, những cánh diều, cái nón, mặt trăng, chân dung tự họa, những hình hài đan chéo vào nhau thành các bố cục lập thể ngẫu hứng bất ngờ, những cái mặt ngửa lên trời hoặc lấp ló hoặc nghẹo đầu rất kiểu “dân gian”, nhiều tính ước lệ giống như ở các hình chạm khắc đình làng Việt Nam, nơi các phường thợ xưa kia nhiều khi do bản gỗ hẹp mà phải tùy tiện co kéo hình, bất chấp tỷ lệ, thế mà sản phẩm lại trở nên vui nhộn, dí dỏm. Tranh dân gian Việt Nam đôi khi cũng có gì đó đùa nghịch nghiêng ngả từa tựa như vậy. Về màu sắc thì Thành Chương dùng đủ những màu sặc sỡ nhất, táo bạo nhất, đôi khi có thể nói là lòe loẹt như màu phẩm. Đó là những màu như cánh sen, đỏ son, đỏ điều, xanh nõn chuối, cánh chả, vàng kim, vàng hòe... (loại màu mà các họa sĩ sơn dầu thường e ngại, tránh dùng). Rất tiếc, đó cũng lại là những màu sắc ta thường thấy ở trang phục và trang trí lễ hội làng quê Việt Nam, mớ ba mớ bảy- tung tẩy sặc sỡ. Con mắt người làng cho rằng càng nổi bật bao nhiêu càng đẹp bấy nhiêu.


    Tranh Thành Chương vì thế mà chứa đựng một tinh thần dân gian nào đó, từ chủ đề nội dung cho đến cách dùng màu sắc, dùng nét và mảng phẳng, nhiều tính trang trí ước lệ... Tôi tạm gọi đó là tranh dân gian hiện đại. Thành Chương dường như là người bắc cầu nối bản sắc dân gian Việt Nam với tính đồ họa hiện đại quốc tế. Mà trên thế giới thì từ lâu rồi, có thể nói từ đầu thế kỷ 20 tới nay, người ta đã không còn phân biệt gì lắm giữa đồ họa và hội họa. Tất cả đều được gọi chung là nghệ thuật.

    Khi nói đến việc bắc cầu nối nghệ thuật Việt Nam nhiều tính dân gian với nghệ thuật hiện đại thế giới thì không thể không nhắc đến trường hợp danh họa Nguyễn Tư Nghiêm- người đi đầu trong sự khai mở này. Ông Nghiêm đã khai thác nhiều mô típ nghệ thuật cổ, từ Đông Sơn cho đến chạm khắc đình làng thế kỷ 17... và chuyển hóa nó thành ngôn ngữ hiện đại. Các bức Múa Cổ, Gióng, Tiên nữ... của ông mang đầy tinh thần uy nghiêm, trầm mặc, thăng hoa của đời sống tâm linh, tín ngưỡng.


    Thành Chương không khai thác vốn cổ ở cùng một khía cạnh tinh thần như danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, mà khai thác chất dân gian từ đời sống thường nhật bình dị. Hội họa của Thành Chương nhuốm màu đồng dao, nhuốm màu sinh hoạt đồng quê, nhuốm màu sắc lễ hội, hân hoan phới phới, kết hợp với con mắt nhìn hình mới mẻ, ngộ nghĩnh, giàu trí tưởng tượng, nhiều tính trang trí hiện đại.




    Tự họa- Sơn mài 2007

    Tranh của Thành Chương gây nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận. Thế nhưng, công bằng mà nói, sự trở về làng ào ạt với những trâu, bò, nón lá, niềm vui đồng dao, tình cảm ngây thơ- naiv của hội họa thời kỳ này cũng có phần nào ảnh hưởng từ ngôn ngữ hội họa của Thành Chương. Bằng ngôn ngữ và phong cách cá nhân riêng biệt, có bản sắc riêng, nhuốm tinh thần dân gian- hiện đại, Thành Chương đã để lại dấu ấn nào đó trong mỹ thuật Việt Nam hôm nay./.



    Bùi Như Hương - (tiasang.com )
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 31-08-2011, 07:02 PM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Những tác phẩm của hoạ sĩ Thành Chương
    .



    Chị và tôi

    .Tài năng của anh không còn xa lạ với những người yêu hội hoạ trong và ngoài nước. Năm nay, một số tác phẩm của hoạ sĩ đã được chọn để in trên bộ tem Liên Hợp Quốc. Xin giới thiệu một số bức tranh để bạn đọc cùng thưởng thức.





    Chân dung.Dưới trăng.Chơi cùng trâu

    .

    Thời thơ ấu.Lễ trung thu.Dưới ánh trăng.
    Việt Báo (Theo_VnExpress.net
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 31-08-2011, 06:40 PM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3


      Một tác phẩm của họa sĩ Thành Chương
      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 31-08-2011, 06:41 PM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Thành Chương: “Vẽ để yêu thế giới”




        “Có người cho rằng hội họa là một phương cách để nhận thức thế giới, nhưng tôi muốn thêm vào: hội họa còn là cách để yêu thế giới. Trước mắt mọi người, họa sĩ mở ra những hình ảnh của cái thế giới được anh ta nhìn ngắm bằng tâm hồn mình. Anh ta sáng tạo một thế giới mới mẻ để yêu và nuôi dưỡng nó...”.



        Tranh treo trong một kiến trúc dân gian ở “phủ Thành Chương

        ”Đó là lời Thành Chương, người không chỉ nổi tiếng về mặt nghề nghiệp mà còn được nói đến quá nhiều trong cuộc sống riêng tư, và được chú ý đặc biệt là một vùng không gian kiến trúc ở Sóc Sơn do anh tạo dựng với tên gọi “phủ Thành Chương” hay “Việt phủ Thành Chương”, nơi, theo dự định của Thành Chương và Ngô Hương, vợ anh, nay mai sẽ trở thành một điểm du lịch văn hóa, nơi du khách có thể xem tranh của Thành Chương và nhiều tác giả khác, tượng cổ và đồ cổ, thưởng thức ca trù, quan họ, xem rối nước... cũng như ăn những món dân dã, nhà quê...




        Vợ tôi - tranh sơn dầu Mẹ yêu bé - tranh sơn mài

        Hơn 20 năm qua, từ buổi đầu mở cửa - 1987 - đến thời gian gần đây, năm nào Thành Chương cũng có triển lãm cá nhân hay tham gia triển lãm nhóm tác giả ở trong hoặc (và) ngoài nước, có năm đến vài ba cuộc.



        Hai chị em - tranh sơn mài Múa nón - tranh sơn mài

        Gần đây, tranh Thành Chương dù vẫn với cách tạo hình và bảng màu thật quen thuộc nhưng có thể thấy những hình ảnh và chủ đề mới: gia đình anh với người vợ trẻ xinh đẹp và những đứa con bé bỏng của anh, kết quả của cuộc hôn nhân thứ ba. Như thể lẫn trong những sắc màu tươi nguyên ở các bức tranh ấy là tiếng reo vui hạnh phúc của tác giả, hạnh phúc mà anh đã tìm thấy khi tuổi không còn trẻ nữa. Thành Chương đang tiếp tục tạo một thế giới mới trong tranh anh để yêu và nuôi dưỡng nó...

        Theo NHƯ HOA
        Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 31-08-2011, 06:47 PM.
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #5

          Thành Chương - Hoạ sĩ của hồn quê Việt


          Tên tuổi của Thành Chương đã trở nên quá quen thuộc trong giới hội hoạ trong và ngoài nước. Trong số các hoạ sĩ đương đại Việt Nam, có lẽ tranh của Thành Chương được người xem ưa chuộng nhất.




          Niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng là phẩm chất lớn nhất của Thành Chương từ thời thơ ấu, do được thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ từ cha mình - nhà văn Kim Lân, người rất được bạn đọc và đồng nghiệp kính trọng về tài năng và nhân cách. Các anh chị em của Thành Chương đều theo nghiệp vẽ.

          Tranh của Thành Chương luôn là một sự khác biệt, từ bố cục, màu sắc, đường nét và ý tưởng. Anh tạo ra cho riêng mình một con đường, một cái "mùi" rất Thành Chương mà bất kỳ ai, dù có dấu tên của người hoạ sĩ tài năng này đi họ vẫn nhận ra được. Đó là phong cách không lẫn với bất kỳ người cầm cọ nào.

          Thành Chương quan tâm rất nhiều đề tài trong tranh của mình, nhưng người xem đặc biệt ấn tượng về 2 hình ảnh thường xuyên được lặp đi lặp lại trong tư tưởng của anh, là hình tượng con trâu và gương mặt tự hoạ.

          Thành Chương đã vẽ hàng trăm bức tranh đặc tả về gương mặt mình. Anh tự vẽ mình để thấy hàng trăm gương mặt khác nhau của đời sống. Những đau đớn, vui buồn, được mất... Những dữ dội, bình lặng. Những nghĩ suy định mệnh. Những trầm luân trong kiếp sống làm người.

          Xem những bức tự hoạ của Thành Chương, ta vừa thấy trào dâng lên một cảm giác ngậm ngùi lại vừa cảm nhận được đầy ắp một tình yêu cuộc sống, niềm thiết tha với con người

          Về hình tượng con trâu, Thành Chương lý giải, anh vốn sinh ra và lớn lên ở làng quê và gắn liền với đồng ruộng từ tấm bé nên con trâu là hình ảnh rất thân thuộc. Trong các gia đình nông dân Việt Nam ngàn đời nay, con trâu giống như thành viên thực sự. Những năm đi bộ đội, hành quân qua các làng quê Bắc Bộ, người lính Thành Chương luôn bị ám ảnh bởi những đàn trâu lững thững trên cánh đồng, trong buổi hoàng hôn cay màu khói rạ.

          Đó là hình ảnh gợi nhớ về ngôi nhà tuổi thơ, những lo toan nghèo khó của người nông dân bốn mùa chân lấm tay bùn để làm ra lúa gạo, về một vùng ký ức đẹp đã rời xa. Những cảm nhận trong tâm hồn của người nghệ sĩ Thành Chương thì con trâu vốn là linh hồn của đồng ruộng Việt Nam. Nó mang trong mình tiếng gọi của mùa màng, của khát vọng no ấm và sinh tồn. Nó là hình ảnh tượng trưng cho nền văn minh lúa nước. Hình ảnh con trâu cũng gắn với nhiều dân tộc ở châu Á.

          Nhưng khi vẽ tranh, Thành Chương luôn muốn thổi vào con trâu ấy một tinh thần thuần Việt, ở sự gần gũi, gắn bó với con người. Thành Chương không theo trường phái tả thực. Tranh của anh là những ẩn dụ, những màu sắc suy tư và những gợi nhớ.

          Trong lĩnh vực làm bìa báo, Thành Chương cũng là một hoạ sĩ ăn khách số 1. Đặc biệt, vào các dịp Tết, các báo thường rất muốn trao gửi cài bìa - gương mặt ấn tượng của tờ báo cho Thành Chương thiết kế. Sở dĩ được yêu thích như vậy là bởi tranh của Thành Chương vừa mang đậm những nét dân gian truyền thống lại vừa rất hiện đại, phù hợp với cảm nhận của nhiều bạn đọc báo chí. Đến mức, ngay chính cả Thành Chương cũng không còn nhớ nổi mình đã vẽ bao nhiêu bìa báo nữa.

          Bên ngoài công việc vẽ tranh tự do, làm bìa báo cũng là một thú vui mà Thành Chương say mê và sáng tạo rất nghiêm túc. Bản thân anh cũng là một nhà báo, hiện công tác tại Tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn.

          Rất nhiều người coi Thành Chương là hoạ sĩ của hồn quê Việt. Những bức tranh của Thành Chương ít nhiều đem đến cho người xem một cảm nhận tương đối đầy đủ về điều này. Nhưng để hiểu thêm về tình yêu của người hoạ sĩ đối với quê hương Việt Nam, chúng ta cùng đến với biệt Phủ Thành Chương, một nơi chỉ cách Hà Nội có 30km. Chúng ta sẽ thấy, Thành Chương đã tự nhận lãnh lấy sứ mệnh lưu giữ tinh thần Việt trong không gian riêng mà anh tạo ra như thế nào.

          Công việc vẽ tranh mang đến cho Thành Chương danh tiếng và tiền bạc... và anh muốn dùng tất cả những lợi ích đấy cho việc xây dựng một không gian kiến trúc độc đáo, nơi tôn vinh các giá trị văn hoá của người Việt, để không chỉ hôm nay mà các thế hệ mai sau có thể đến chiêm ngưỡng và hiểu thêm về cội nguồn dân tộc.

          Trên mảnh đất 10.000m2, Thành Chương bày ra một làng quê Bắc Bộ thu nhỏ với đầy đủ các di sản văn hoá làng được kết tinh hàng ngàn năm. Từ chiếc cổng rêu phong, một giếng nước cổ, chiếc hồ thả cá và những bậc cầu ao bằng đá. Đó còn là những con đường nhỏ lát gạch bát tràng, ngôi nhà 5 gian bằng gỗ lim, nhà sàn của đồng bào trung du miền núi và những đồ vật gần gũi như thúng, mủng, dần, sàng, vại nước, vườn cây thậm chí là cánh đồng lúa nho nhỏ.

          Tất cả những thứ đó, để hội tụ được một cách hài hoà, hợp lý trong một không gian không phải là quá lớn. Thành Chương đã mày mò, tìm hiểu, suy nghĩ và cất công lặn lội khắp nơi để thu lượm. Anh thuê những người thợ lành nghề nhất để sáng tạo từng chi tiết trong cái Phủ đặc biệt của mình. Với tâm huyết như vậy, Thành Chương đã tạo ra gần như hoàn hảo một không gian sống thuần Việt, thu hút hàng ngàn khách trong và ngoài nước tới tham quan.

          Bằng bàn tay tài hoa và trí tuệ tuyệt vời, Thành Chương đã cất giữ giúp chúng ta những giá trị, vốn là hồn vía của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam mà trong cuộc sống hội nhập xô bồ hôm nay chúng ta đang có nguy cơ mai một dần đi.

          Mỗi ngày lại có thêm rất nhiều người đến thăm Biệt Phủ của Thành Chương để thêm yêu và trân trọng các giá trị truyền thống mà cha ông bao đời để lại. Hoàng hậu Sylva cùng với nhà vua Thuỵ Điển Carl XVI Grusstaf trong chuyến thăm Việt Nam 2004 đã tới thăm phủ Thành Chương và bà đã nhận xét thật tinh tế: Đến đây, tôi đã hiểu thế nào là văn hoá làng quê Việt Nam.



          Vietnamnet
          Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 31-08-2011, 06:53 PM.
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #6



            Vespa và cuộc chơi nghệ thuật

            Họa sĩ Thành Chương tâm sự: “Cái khó là phải làm sao để vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên của Vespa, đồng thời vẫn lưu được dấu ấn riêng của mình.
            Tôi có thể dùng tất cả hình khối, họa tiết trang trí màu sắc, mảng miếng độ mạnh để ‘đập’ lên chiếc xe nhưng tất nghĩ làm vậy sẽ làm mất vẻ đẹp vốn có của Piaggio.

            Suy đi tính lại tôi thấy rằng cách tốt nhất là thể hiện bằng chính những tác phẩm hội họa của mình. Tôi coi bề mặt Vespa như tấm toan hình khối ba chiều và thể hiện lên đó với 4 mảng đề tài đặc trưng – trẻ em, phụ nữ, tình yêu và tự họa - bằng chất liệu sơn mài sở trường.”

            Thành Chương được mệnh danh là họa sĩ của hồn quê Việt, nổi tiếng với mảng đề tài phụ nữ, trẻ em, tự họa và tình yêu. Những nét đẹp tưởng trừng như đơn thuần, giản dị nhất trong cuộc sống đã được người nghệ sĩ chắt lọc, thổi hồn vào chiếc Vespa.




            Tác phẩm Vespa nghệ thuật của họa sĩ Thành Chương




            ... với mảng đề tài Trẻ em của họa sĩ Thành Chương



            ... với Phụ nữ




            Mảng Tự họa




            Mảng đề tài Tình yêu



            Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 31-08-2011, 07:00 PM.
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom