• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bộ tộc ở truồng và sống trên ngọn cây

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bộ tộc ở truồng và sống trên ngọn cây

    Bộ tộc ở truồng và sống trên ngọn cây




    Nếu như người Koroway gần như tuyệt đối không quan tâm đến cách ăn mặc, toàn cởi truồng, thì trong cách làm nhà ở, họ lại tính toán rất chi li, tỉ mỉ, và tốn rất nhiều công sức cũng như thời gian. Bởi, họ làm nhà trên ngọn cây cao mà dụng cụ duy nhất là chiếc rìu đá!





    PV và hành trình cuốc bộ trong rừng già


    Chỉ với cây cung và những mũi tên, những người Koroway luồn lách sâu vào những khu rừng nguyên sinh. Trong cái “địa ngục xanh” với lượng mưa từ tháng 10 đến tháng 12 cao gấp 100 lần lượng mưa cả năm của thành phố Paris thì cỏ mọc đầy, dây rừng, cây thân gỗ nhiệt đới tạo thành những tầng rừng dày đặc. Trong cái ma trận rừng rậm nhiệt đới ấy lại là một thế giới riêng của thổ dân Koroway.

    Du mục giữa đầm lầy

    Theo thống kê chưa đầy đủ của cảnh sát khu vực Dekai, cả vùng đầm lầy phía tây – nam đảo Irian Jaya có khoảng 2.500 người Koroway sinh sống, không số liệu chính thức nào khẳng định về số người Koroway phần vì họ sống du canh du cư, phần vì nhiều nơi trong khu rừng già này vẫn chưa được con người hiện đại khám phá. Trên đường đi, chúng tôi gặp đây đó những ngôi nhà bỏ hoang dù vẫn còn sử dụng tốt. Armir, một người Koroway dẫn đường cho chúng tôi biết nguyên do, là người Koroway nguyên sơ không biết trồng trọt và chăn nuôi, đời sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, nếu nơi ở của họ cạn kiệt thức ăn (cây sago, cá, thú rừng…), họ sẽ đưa cả gia đình tìm một nơi ở mới trong cánh rừng bạt ngàn kia.




    Cả cánh rừng rộng “một ngày đi bộ” chỉ có duy nhất gia đình Marcus cư ngụ


    Chúng tôi được mời ở lại căn nhà của gia đình Marcus ở khu vực Eroway Wari. Trước khi bóng tối bao phủ cánh rừng, Marcus mời chúng tôi leo lên ngôi nhà trên cây và giải thích về cách làm ngôi nhà đặc biệt này: “Muốn tìm nơi nào để dựng nhà, chúng tôi phải chọn nơi gần dòng sông hay con suối. Sau đó chọn 1 – 2 cây cổ thụ to và mất rất nhiều ngày đêm để chặt hết những cây nhỏ xung quanh rồi mới bắt đầu làm nhà được. Thời gian mất bao lâu tôi cũng chẳng biết rõ nữa”. Với người Koroway không có khái niệm thời gian, ban ngày, ban đêm, mà chỉ là “sáng, tối”…

    Căn nhà của Marcus nằm trên đỉnh một thân cây cao hơn 8m so với mặt đất, xung quanh Marcus đào hố chôn những thân cây nhỏ thành những hàng cọc hình chữ nhật để làm cột phụ. Theo quan sát của chúng tôi, nhà của Marcus có phần nền là những cây rừng nhỏ, thẳng, xếp sát vào nhau, được cột cố định bằng dây rừng vào các cây cột phụ. Mo cau được phủ lên trên phần nền để đi lại cho êm. Phần nền đã hoàn tất thật chắc chắn, vách nhà sẽ được quây kín bằng những tấm lá sago, một loại lá tương tự lá dừa bện lại hoặc những bản mo cau. Mái nhà làm từ nhiều lớp lá sago phơi khô rất kín gió và chống dột rất tốt. Nhà của Marcus có thể leo lên từ cửa trước lẫn cửa sau bằng những cây gỗ thẳng. Bậc thang được khoét thẳng vào thân cây, vừa đủ cho các ngón chân bám vào. Điểm quan trọng nhất trong căn nhà người Koroway là bếp lửa và máng đựng bột cây sago – thức ăn chính của họ.

    Hoang dã ngàn năm

    Người Koroway không có thói quen sống tập trung thành làng, thường họ chỉ co cụm từ một đến hai gia đình ở gần nhau, đi lại giữa làng này với làng khác thường phải mất cả ngày trời đi bộ mới đến được. Người Koroway rất e ngại khi tiếp xúc với người khác, cả đời họ chỉ quanh quẩn trên phần đất của mình. Chính vì vậy, đến những năm 70 rất nhiều những ngôi làng người Koroway không hề biết đến sự tồn tại của thế giới văn minh, kể cả việc họ cũng chưa từng đặt chân đến những ngôi làng lân cận quanh đó chỉ một, hai ngày đường.




    Trong căn nhà cây, bếp lửa là nơi quan trọng nhất


    Ngày thứ ba của chặng hành trình vượt đầm lầy, chúng tôi đi sâu vào khu vực Lion. Chủ nhân căn nhà trên cây cao gần 20m – Lion mời chúng tôi nghỉ đêm ngay chính trên ngôi nhà cao của mình. Dù đã cùng sống với người Koroway trên những ngôi nhà này từ những đêm đầu vào rừng, chúng tôi vẫn không khỏi thót tim khi nhiều lần có gió thổi hay bước chân người đi lại, ngôi nhà lại lắc lư, rung rinh. Lion giải thích: “Tổ tiên chúng tôi ở nhà trên cây để tránh thú, tránh kẻ thù, cha tôi đã dạy cho tất cả các anh em chúng tôi cách làm nhà trên cây ngay từ thuở bé”. Người Koroway có những thói quen rất đặc biệt, phụ nữ không bao giờ ra khỏi ngôi nhà mà không mặc váy cỏ, đàn ông không bao giờ ra khỏi nhà mà không mang theo cung tên. Đàn ông Koroway được xem là những thợ săn thiện nghệ nhất ở miền đầm lầy nam Irian Jaya. Họ biết lặn xuống suối bắt cá, bắn những loài thú trong rừng để làm thức ăn.

    Khi săn được bất kỳ một con thú nào, ăn thịt xong, người Koroway lại giắt phần xương ngay trên mái nhà để trang trí và để dạy cho con cái nhận biết các loại thú rừng, cách săn bắt cũng như lợi ích của những loại thú ấy trong đời sống. Trên mái nhà của Lion giắt kín xương cá, rắn, chim, heo, chó, mai rùa, đặc biệt là một đoạn xương sống to bằng ngón tay…

    Chia tay chúng tôi, cha con nhà Lion lại vào rừng, trên tay là bộ cung tên hứa hẹn sẽ mang về những con thú cho cả gia đình. Một mai đây, khi thú rừng đã cạn kiệt, không biết Lion sẽ ra sao. Căn nhà Koroway cũng đã cũ, Rufus người dẫn đường cho biết chỉ một năm nữa thôi, có thể gia đình Lion sẽ lại dời đi nơi khác tiếp tục cuộc sống như thuở hồng hoang mà họ đã chọn từ hàng ngàn năm qua…



    Theo VTC News
    Similar Threads
  • #2

    ...mời Hương Bình và các bạn dành thêm ít phút....cho mãn nhãn !


    [ame="http://www.youtube.com/watch?v=p61KqiQZAiw&feature=related"]YouTube- Korowai - My Friends the Tree House People[/ame]



    [ame="http://www.youtube.com/watch?v=xCZ9JuIYab0&NR=1"]YouTube- An excursion into the Korowai Forest, South-West New Guinea[/ame]




    Korowai Idol !



    [ame="http://www.youtube.com/watch?v=RGNQBS7ev-k"]YouTube- korowai singing/ korowai cantando[/ame]
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 14-03-2010, 08:16 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
      ...mời Hương Bình và các bạn dành thêm ít phút....cho mãn nhãn !


      Korowai Idol !



      YouTube- korowai singing/ korowai cantando
      ông này từ xa cứ ngỡ là Mít... Lại gần hóa ra thì không phải.

      Hình như ông ta đang hát bài " qua cầu gió bay thì phải ?.... "
      Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 14-03-2010, 09:13 PM.
      Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
        ông này từ xa cứ ngỡ là Mít... Lại gần hóa ra thì không phải.

        nếu Mít nhỏ cũng có lúc "ung dung tự tại giữa thiên nhiên " như thế , hãy xem các bác Korowai-Hanoi đây này ! Vui ra phết ! Bộ lạc Korowai đâu biết " coitruongdabanh " như các bác Hanoi !


        [ame="http://www.youtube.com/watch?v=TBpwwuBgPyY"]YouTube- Tắm tiên bãi giữa sông Hồng[/ame]


        Tam tien song Hong (coi truong da banh)2009


        [ame="http://www.youtube.com/watch?v=kysxQkcvJkQ&feature=related"]YouTube- Tam tien song Hong (coi truong da banh)2009[/ame]
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          Ở suối Thần Nông, Ba Đông, Hồ Bắc, Trung Quốc có một phong tục lạ, tất cả những người phu kéo thuyền, kéo bè, mảng ở đây đều trần truồng, không khoác bất cứ thứ gì trên người khi làm việc. Có thể nói rằng, trừ mùa đông giá rét, thời gian còn lại những người dân nơi đây đều … không áo không quần.

          Thoạt nhìn cả một đoàn phu kéo bè không một ai có mảnh vải che thân, rất nhiều người ngạc nhiên, sửng sốt và khó hiểu. Tuy nhiên khi trò chuyện với những phu kéo bè đích thực, nguyên nhân thật đơn giản: mặc quần áo khi lội nước kéo bè sẽ làm tăng lực cản. Quần đùi ư? Không ổn, chỉ cần ngấm nước thôi nó sẽ làm trầy xước da của những con người vất vả, lam lũ. Tốt nhất là … chẳng mặc gì cả.


          Ngư dân làm nghề chài lưới trên suối Thần Nông đang kéo thuyền trong tình trạng không mặc áo quần.


          Trần truồng như nhộng kể ra cũng hơi ngại, nhưng cả làng đều thế chứ riêng mình ai đâu. Từ chị hai trung tuổi cho tới cô út đôi mươi, một khi đã xuống suối kéo bè, nhất loạt đều cởi hết! Có điều, tâm hồn của những phu kéo bè như họ lại rất trong sáng, không hề có chút “tà niệm” nào, chính vì vậy từ thế hệ này tới thế hệ khác, nghiệp “cởi truồng kéo bè” vẫn cứ diễn ra mà không có chuyện gì xáo trộn cuộc sống của họ.

          Xã hội ngày càng phát triển, bây giờ đã có sức máy thay sức người nên những người dân nơi đây không còn cảnh mình trần như nhộng “dô ta dô hò” như trước. Nhiều lúc ngồi lại bên ấm trà, họ lại thấy buồn man mác một nỗi nhớ về những ngày tháng đã xa.

          Các quan chức ngành du lịch Hồ Bắc cho rằng “khỏa thân kéo bè” là một phong tục đẹp và rất có giá trị khai thác du lịch. Những phu kéo bè họ nghĩ sao? Đơn giản, chỉ cần khách du lịch có nhu cầu và chấp nhận trả phí, họ sẵn sàng “khôi phục” nghề kéo bè khỏa thân truyền thống độc đáo của mình.




          Thói quen làm việc giản tiện không cần quần áo đã tồn tại ở Ba Đông cách đây rất lâu.



          Đoàn người men theo các vỉa đá ven suối để kéo thuyền, bè vượt những khúc suối nước nông hay khi cần ngược dòng.



          Cả những người phụ nữ cũng tham gia công việc nặng nhọc của đàn ông










          Comment

          • #6

            1234567890.... sorry !
            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 15-03-2010, 09:12 PM.
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom