• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nhật Trường- Trần Thiện Thanh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhật Trường- Trần Thiện Thanh

    Nhật Trường!
    Anh không chết đâu anh!



    Nguyên Trần



    (Ghi lại cảm xúc khi xem DVD Asia 50 Nhật Trường Trần Thiện Thanh )




    Đã từ lâu, rất nhiều người ái mộ Nhật Trường Trần Thiện Thanh trong đó có tôi thường nêu thắc mắc là tại sao các trung tâm băng nhạc tổ chức những chương trình vinh danh những nhạc sĩ nổi tiếng như Lam Phương, Văn Phụng, Hoàng Thi Thơ , Ngô Thụy Miên, Song Ngọc, Từ Công Phụng, Châu Kỳ, Quốc Dũng, Huỳnh Anh…mà chưa có một chương trình nào nói về Nhật Trường một trong những ca nhạc sĩ tài hoa nhất của miền Nam, lắm lúc tôi nghĩ đó là một sự bất công lớn lao cho anh. Cho đến hôm nay cuốn DVD Asia 50 tựa đề “ Nhật Trường Trần Thiện Thanh, tình yêu cuộc đời sự nghiệp . Anh không chết đâu anh” ra đời xóa tan phần nào những băn khoăn ẩn uất của tôi và lẽ dĩ nhiên tôi đã trang trọng đón nhận nó như một kỷ vật có giá trị tinh thần thật lớn lao. Và bây giờ mời các bạn cùng tôi bước vào vườn hoa âm nhạc Nhật Trường để cùng nhớ về quê hương xa xôi một thời chinh chiến.


    Nhắc đến nhạc Trần Thiện Thanh là nhắc đến lính, những chàng trai đã “ xếp bút nghiên theo việc đao cung” hy sinh cả quảng đời thanh xuân, bỏ lại sau lưng những cuộc vui tuổi trẻ cùng gia đình vợ con để dấn thân vào vùng lửa đạn bảo vệ tự do sống còn cho cả miền Nam. Hình như Nhật Trường sinh ra là để đồng cảm và chia xẻ sinh hoạt tâm tình với người lính. Chẳng thế mà nhạc về lính của anh đã chiếm gần phân nửa trong tổng số
    hơn 200 bản nhạc của anh.



    Bản nhạc mở đầu chương trình là bản “ Anh không chết đâu anh” viết về người anh hùng mủ đỏ, Đại Úy Pháo Binh Dù Nguyễn văn Đương khi thấy Việt Cộng tràn ngập căn cứ đã can trường gọi pháo binh trãi thảm cả một vùng đất rộng lớn để tiêu diệt tất cả địch quân và …luôn cả anh đã anh dũng hi sinh vào năm 1971. Bản nhạc được ca sĩ Thanh Lan trình bày với nỗi xúc động nghẹn ngào đến rơi lệ như cô đã từng hát lần đầu tiên cách nay 43 năm. Tôi còn nhớ trong phim kịch “ Anh không chết đâu anh”, Thanh Lan và Nhật Trường đóng nhập vai đến độ người xem cứ tưởng y như là Đại Úy Nguyễn văn Đương và cô sinh viên Trần thị Lệ đang đứng trước mặt.

    Bản nhạc kế tiếp là bản nhạc mà Trần Thiện Thanh sáng tác đầu tiên vào năm 1958 , đó là bản “ Hàn Mạc Tử ” do Thanh Thúy và Y Phụng trình diễn, đó là sự kết hợp ca sĩ cũ mới và cũng là sáng kiến độc đáo của Trung Tâm Asia trong suốt chương trình. Giọng ca Thanh Thúy vẫn còn nức nở liêu trai, Y Phụng dù còn mới mẻ cũng đủ chửng chạc để hát chung với đàn chị. Sau đó, Trúc Mai nữ ca sĩ đã hát bản “ Hàn Mạc Tử” đầu tiên tại Viêt Nam ngày xưa cũng được mời ra sân khấu để kể lại vài kỷ niệm vui buồn với Nhật Trường. Đến đây chắc có người tự hỏi tại sao bản nhạc đầu đời của Trần Thiện Thanh có tên là Hàn Mạc Tử. Tại vì anh thích nhà thơ này? Theo tôi nghĩ là vì Nhật Trường rất nặng tình với tỉnh nhà, anh sinh ra và lớn lên tại Phan Thiết, nơi có Lầu Ông Hoàng trơ vơ nhìn ra biển cả và cũng là nơi an trí nhà thơ tài hoa bạc mệnh vì bệnh nan y. Ngoài ra Phan Thiết cũng chứng kiến mối tình trái ngang tuyệt vọng của Hàn Mạc Tử cùng người đẹp Mộng Cầm và đó là nguồn cảm hứng cho anh viết nên bản nhạc. Trúc Mai nhân dịp này cũng kể một kỉ niệm vui về người ca nhạc sĩ tài hoa , vào năm 1962, Nhật Trường cùng chị và một số nghệ sĩ đáp xe ra Phan Thiết trình diễn. Khi xe tới khu Rừng Lá là nơi mà Việt Cộng thường ra quấy phá về đêm, thì xe dừng lại để anh chị em nghệ sĩ nghỉ giải lao ở các quán bên đường, Nhật Trường hỏi một anh bán nước giải khát rằng có bán AK không? Nhưng vì anh nói nhanh quá (đó là một thói quen) nên người bán hàng tưởng Nhật Trường hỏi Coca bèn trả lời không có. Nhật Trường quay lại nói nhỏ với bạn bè “ Bây giờ không bán chờ tối đem ra bán”.

    Bản nhạc kế tiếp là “ Biển mặn” do Nhật Trường ( hình cảnh cũ) và Đặng Thế Luân trình bày. Tôi mê giọng ca Nhật Trường từ thuở còn là một sinh viên tay trắng mộng đầy, giờ đây nghe lại vẫn còn thấy thích thú nhưng thoáng chút ngậm ngùi tiếc thương vì anh đã bỏ chúng ta mà ra đi về vùng miên viễn. Ca sĩ trẻ Đặng Thế Luân có giọng ngọt ngào truyền cảm dễ thu hút lòng người. Về xuất xứ bản tình ca này, thì Trung Chỉnh kể lại là trong một chuyến bay ra Nha Trang trình diễn, lúc phi cơ bay ngang trời Phan Thiết, Nhật Trường nhìn qua khung kính thấy cả vùng biển trãi dài trên quê nhà với một thoáng xúc động rồi lấy giấy viết nên nguồn cảm hứng bài “ Biển Mặn”.




    Ca sĩ Anh Khoa, đồng hương Phan Thiết với Nhật Trường kể lại những vui buồn của kiếp “ hát chui’’ sau ngày “ Giải phóng” . Anh chị em nghệ sĩ thật lao đao lận đận nhất là Nhật Trường bị cấm hát nên phải “ hát chui” tận thôn làng xa xôi. Như tại Cà Mau, chưa kịp mừng vui có giấy phép “được hát” thì ngay trước khi trình diễn lại bị cấm chỉ. Nhật Trường chua chát nói nhỏ với Anh Khoa “đoàn hát mình là đoàn Sóng Giang”. Các bạn đã biết ý nghĩa tên đoàn hát chưa ? Thưa đó là đoàn Sáng giông.

    Một trong những bản tình ca nổi tiếng nhất của Trần Thiện Thanh với âm điệu nhẹ nhàng lâng lâng và lời ca lãng mạn trữ tình là bản “ Lâu đài tình ái” được trình bày bởi Anh Khoa và người đẹp made in USA Dalena sau một thời gian dài vắng bóng. Với giọng ca trầm ấm ngọt ngào lại thêm những action rất là tự nhiên tình tứ, hai ca sĩ này đã làm tôi sống lại tuổi thanh xuân thơ mộng với những buổi hẹn hò hoa bướm tuyệt vời trên những con đường tình sử có lá me rơi lất phất trên suối tóc mượt mà, trên áo trắng trinh nguyên của người yêu học trò. Ai trong chúng ta mà không ít nhất một lần đắm mình trong những ước mơ xây lâu đài tình ái với người trong mộng. Và chàng nhạc sĩ tài hoa đã thay chúng ta mà nói lên niềm mơ ước đó.
    Lâu đài tình ái trong hoang tưởng !
    Anh chỉ xây riêng để đón em

    Đến đây thì MC Nam Lộc nhắc lại làng tân nhạc ngày xưa có 4 nam ca sĩ hàng đầu mà người ta thường gọi là tứ trụ. Đó là Duy Khánh, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường. Nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền còn mao tôn cương thêm là 3 trong nhóm tứ trụ này đều thích màu xanh cho nên Duy Khánh hát với Thanh Thúy, Chế Linh đi đôi với Thanh Tuyền, Nhật Trường rất ăn ý với Thanh Lan, chỉ riêng Hùng Cường thì chắc là thích hoa mai nên hát chung với Mai Lệ Huyền thì…hết ý luôn.

    Tiếp đến là slide show một vài hình ảnh của Nhật Trường với người vợ đầu đời, Bà Trần thị Liên ( mẹ của Trần Thiện Thanh Toàn). Bà Liên đã nhắc lại chuyện tình của bà và chàng ca nhạc sĩ tài hoa rất nên thơ lãng mạn và Nhật Trường đã viết nhiều bản nhạc cho mối tình đầu của mình. Điều làm cho khán giả xúc động là trãi qua bao vật đổi sao dời và mặc dù hai người đã chia tay nhau nhưng bà Liên vẫn nhắc đến người chồng cũ với tất cả tấm lòng. Và hơn thế nữa bà cũng đã đặt bàn thờ Nhật Trường ngay giữa nhà tại Bảo Lộc. Thiết tưởng đó là một điều minh chứng rằng anh là con người dễ mến trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    Bản nhạc lính hay và vui nhộn nhất của Trần Thiện Thanh chắc là bản “ Tình thư của lính” được trình bày bởi giọng ca dễ thương Trish và sự góp phần sống động của Asia 4. Dùng balô làm bàn để viết thư cho người yêu trong một chiều rừng đóng quân. Ôi! Sao mà nó tình tứ lãng mạn quá đi thôi hởi chàng lính chiến đào hoa kiêu hùng của tôi ơi!

    Tiếp đến, Việt Dzũng hỏi Chế Linh cảm nghỉ thế nào khi anh được tôn vinh là một trong tứ trụ ca nhạc thì Chế Linh trả lời là rất sợ danh từ quá kêu vã lại bây giờ “ thì gãy mẹ nó 3 trụ rồi” chỉ còn có một trụ một thôi. ( Sao mà nghe âm vang giống như “chùa một cột” quá anh Chế Linh ơi!) Chế Linh còn bật mí là con người tài hoa Nhật Trường lúc nào cũng có hàng khối người đẹp vây quanh. Có thế chứ! Bây giờ thì 2 giọng ca từ 2 thế hệ Chế Linh và Phương Vũ hát bài “ Rừng lá thấp” và “ Tâm sự người lính trẻ”. Bài “ Rừng lá thấp” Trần Thiện Thanh viết để tưởng niệm người bạn học ở Phan Thiết, trung úy Vũ mạnh Hùng, đại đội trưởng TQLC đã anh dũng hi sinh tại cầu Bình Lợi lúc Tết Mậu Thân. Chế Linh là cây trụ còn sót lại của tứ trụ thì hát hay đã đành, nhưng giọng hát trẻ Phương Vũ ca cũng tới lắm. Nghe lời ca “ hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua” , lòng tôi chùn lại trong niềm thương tiếc những người đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ tự do miền Nam.



    Trong phần talk show, ca sĩ Thanh Lan, người đẹp thường hát chung với Nhật Trường xác nhận là ngoài tài đặt nhạc tình, Nhật Trường còn có khả năng viết phim kịch rất hay mà điều đặc biệt là cô luôn đóng vai chánh chung với anh. Bỡi thế có dư luận cho rằng hai người “ mí nhau” và bản nhạc “ Khi người yêu tôi khóc” do Trần Thiện Thanh viết riêng cho Thanh Lan vừa khi chàng thấy nàng khóc trong khi đóng phim kịch. Điều này chính Thanh Lan cũng ởm ờ không xác nhận rõ ràng mà chàng ca nhạc sĩ của chúng ta đã nằm xuống thì có Trời mà biết ma ăn cổ ở đâu.

    Riêng bản “ Khi người yêu tôi khóc” Nguyên Khang vẫn với giọng trầm ấm nhẹ nhàng , còn Ngọc Hạ qua tình khúc “ Trên đỉnh mùa Đông” êm như ru, hát tình ca là “ nghề của nàng” mà.

    Trong dòng nhạc Trần Thiện Thanh, thỉnh thoảng ta thấy bản nhạc phổ từ thơ nổi tiếng của Hà Huyền Chi, Tô Thùy Yên… như bài “ Chiều trên Phá Tam Giang” thơ Tô Thùy Yên. Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên là giao điểm của 3 con sông Ô Lâu, Bồ và Hương giang trước khi đổ ra biển. Tôi có nghe nói là Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc bài thơ này trong một chuyến bay trực thăng trên vùng trời Phá Tam Giang. Qua bản nhạc, 2 nữ ca sĩ Lê Uyên và Thiên Kim với giọng baryton đục như sắc mây trời bàng bạc đã nĩ non những lời thân phận của những người trẻ trong cuộc chiến khốc liệt 20 năm tại miền Nam.

    Cho tới bây giờ, mạc dù đã hơn 40 năm qua, tôi vẫn chưa quên tiếng hát Trúc Mai với bản “ Bảy ngày đợi mong” của Trần Thiện Thanh. Giọng nàng cao vút thánh thót như tiếng chim họa mi hót trong buổi bình minh nắng ấm dịu dàng. Giờ đây cuối đời phiêu bạt xứ người, ngồi nghe lại giọng Trúc Mai cũng với bản nhạc tình ngày xưa, tôi thấy lòng bàng hoàng xúc động rồi thả hồn nhẹ nhàng vào vùng trời kỉ niệm êm đềm xa xưa, một thời của bảy ngày đợi mong nhung nhớ người yêu “ one way”. Kế tiếp, tiếng hát Y Phương trẻ trung qua cùng một bản nhạc như tô điểm thêm tính đa dạng của buổi văn nghệ.

    Tiết mục sau đó, Thanh Toàn và Thanh Tuyền với bản “ Chuyện tình Mộng Thường” đã làm sống lại chuyện tình thương tâm của Trung Úy BĐQ Phạm Thái và người em gái hậu phương Nguyễn thị Mộng Thường. Chuyện tình Mộng Thường làm tôi bồi hồi nhớ lại hai câu thơ trong bài “ Màu tím hoa sim” của Hữu Loan mà các cô cậu học trò lứa tuổi tôi đều say mê như là mode thời thượng :
    Nhưng không chết người trai khói lửa
    Mà chết người em gái nhỏ hậu phương

    Thanh Tuyền vẫn còn nội lực thâm hậu cộng với sự nhập vai của Thanh Toàn khi diễn đạt bản nhạc của thân phụ mình. Đến đây cũng xin ra ngoài đề một chút về việc cải biên gọi nôm na là sửa lời nhạc của đồng bào ta ngày xưa, thì câu cuối của bản nhạc Chuyện tình Mộng Thường là “ nàng hẹn chàng kiếp mai” thì phe ta tự sửa lại là “ nàng giận chàng phá thai”.

    Cuộc đời của Nhật Trường lúc mất nước vô cùng bi đát não nề, bị Việt Cộng cấm hát nên anh và gia đình rất cơ cực lầm than. Nhiều lúc anh phải hát chui chỉ để đổi lấy bao gạo, thùng dầu ăn…Than ôi! một nghệ sĩ tài năng đa dạng như Nhật Trường mà cũng có lúc hẩm hiu khốn cùng đến thế ư!

    Điểm son đáng nói là dù bị trù giập thế nào thì anh vẫn hiên ngang đứng thẳng với sĩ khí rạng ngời, không khuất phục bạo lực để cầu an, anh chưa hề viết một bản nhạc nào ca tụng tâng bốc cái chế độ đã đưa cả một dân tộc đến chỗ đói rách nhục nhằn. Uy vũ bất năng khuất là thế đó.

    Sau cùng đến năm 1993, Nhật Trường đã đặt chân tới Mỹ trong vòng tay đón tiếp nồng hậu, đầy ấp chân tình của đồng nghiệp văn nghệ sĩ và của đồng bào ái mộ anh.

    Trở lại chương trình văn nghệ, Don Hồ hát bài “ Tình đầu tình cuối” vẫn với phong cách trình diễn rất đặc thù muôn thuở .

    Trong số những tình khúc của Trần Thiện Thanh, có lẽ nhạc bản “ Không bao giờ ngăn cách” là lãng mạn trữ tình và phổ biến nhất. Riêng đối với tôi là cả một kỉ niệm buồn khó quên. Số là trong một buổi sinh hoạt văn nghệ sinh viên, tôi vừa hát bản nhạc này xong thì một người bạn thân đến kề tai nói nhỏ rằng “ người mầy yêu sắp lên xe bông rồi”. Trời ơi! Vừa mới ca “ không bao giờ ngăn cách” thì ngay sau đó đã “đời đời cách ngăn” rồi thì quả là đau hơn hoạn phải không các bạn? Ngày hôm nay, bản nhạc này được trình ca bởi Kim Anh và Tuấn Vũ. Lâu qua mới nghe lại Kim Anh hát, vẫn giọng bass mời gọi và mái tóc frisée dễ thương, và mặc cho dòng thời gian vô tình qua mau, Kim Anh còn duyên dáng trẻ đẹp như xưa. Qua chiếc áo dài màu thiên thanh nhẹ nhàng cũng như phong cách trình diễn dí dỏm, nàng chắc đã làm một số khán giả thấy “ may mà có em, đời còn dễ thương” lắm đấy chứ. Tưởng cũng nên nói thêm về xuất xứ bản tình ca này theo lời kể của ca sĩ Minh Hiếu thì Trần Thiện Thanh khi vừa đặt xong đã chạy ngay đến nhà Minh Hiếu để giới thiệu và chính chị là người đầu tiên hát bản này.

    Tiếp đến, bài “Hoa biển” được Dạ Nhật Yến và Khải Tuấn hợp ca một cách trẻ trung sống động làm nổi bật hình ảnh những chàng lính biển hào hoa đa tình đã từng một thời làm xao xuyến nhớ nhung bao cô gái mỗi khi tàu xa bến.

    Từ trước đến nay, tôi cứ nghĩ là bản nhạc “Chuyến đi về sáng” là sáng tác của cố nhạc sĩ Mạnh Phát giờ đây tôi thật sự “bật ngửa” ra khi nghe nữ ca sĩ Thanh Tuyền xác nhận bản nhạc này là nguyên thủy của Trần Thiện Thanh sau đó anh bán bản quyền lại cho Mạnh Phát. Và “ Chuyến đi về sáng” hôm nay được trình bày bởi Hoàng Oanh và Trung Chỉnh. Giọng Hoàng Oanh vẫn ngọt ngào truyền cảm như thuở nào. Riêng Trung Chỉnh mặc dù bận rộn với tu- bíp cũng còn nặng nợ cầm ca. Tôi còn nhớ hồi bốn mươi mấy năm về trước, Trung Chỉnh học trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho sau tôi hai lớp, anh vẫn thường lên hát trong những show văn nghệ giúp vui đồng bào do Ty Thông Tin Tỉnh tổ chức, ai có ngờ đâu mười năm sau , cậu học trò đó trở thành ca sĩ nổi tiếng miền Nam.

    Có nhiều chuyện mà qua cuốn DVD Nhật Trường tôi mới khám phá ra chẳng hạn như trước đây ai mà biết nữ ca sĩ giọng liêu trai Thanh Thúy lại là đồng hương Phan Thiết với Nhật Trường, nay nghe chị kể lại bao kỉ niệm vui buồn thuở học trò với chàng thư sinh Trần Thiện Thanh và cũng là lối xóm.

    Mùa Hè năm 1966 , nhân chuyến tháp tùng Binh chủng không quân trong công tác đánh phá địch, Trần Thiện Thanh đã viết thành bản nhạc “ Tuyết trắng” mà tất cả lính tàu bay đều ưa thích nhất là với giọng ca của gà nhà Sĩ Phú và ca sĩ Philip Huy. Trích video Sĩ Phú lúc sinh thời cất giọng nhẹ nhàng như mây trôi cộng thêm tiếng hát Philip Huy cũng lắng động êm đềm , cả hai đã vẽ nên một khoảng không gian bao la mịt mùng với mây trời trắng như bông tuyết. Viết đến đây, tôi sực nhớ đến câu thơ:
    Bạch vân thiên tải không du du
    ( Ngàn năm mây trắng lang thang đó)

    trong bài “ Hoàng Hạc Lâu” của thi hào Thôi Hiệu mà thấy bậc tiền bối và đám hậu sinh vẫn có mối đồng cảm. Riêng tôi thì mỗi lần ngồi trên phi cơ cao độ 30,000 feet qua khung cửa sổ, thấy những cụm mây trắng cuồn cuộn lớp lớp là tôi liên tưởng ngay “ Tuyết trắng” của Trần Thiện Thanh.

    Đến đây thì khán giả được thưởng thức một trong những bản nhạc lính tình tứ lãng mạn nhất “ Người yêu của lính” qua tiếng hát của Ngọc Minh và Doanh Doanh. Ngọc Minh dù ít xuất hiện trên sân khấu nhưng vẫn còn duyên dáng phong độ, Doanh Doanh trẻ trung tươi mát với giọng thánh thoát. Ngày xưa mặc dù còn là một sinh viên tay trắng mộng đầy chứ chưa là lính nhưng tôi muợn lời ca của Trần Thiện Thanh mà hát cho nàng của tôi rằng:
    Nếu em không là người yêu của lính
    Ai sẽ đón em khi tan trường về
    liền bị nàng sửa lưng liền:
    -Anh đâu phải là lính đâu mà hát vậy.
    Tôi bèn hiên ngang trả lời:
    - Bây giờ thì anh chưa là lính nhưng một ngày gần đây thì anh sẽ là lính thì hát trước bây giờ cho nó tình tứ một chút được không?

    Chương trình được tiếp nối với giọng ca Phương Dung và Băng Tâm trong liên khúc “ Tạ từ trong đêm - Từ đó em buồn”. Giọng con nhạn trắng Gò Công vẫn còn cao vút rung động lòng người như thuở xa xưa.Thế hệ trẻ Băng Tâm có những luyến láy đúng lúc làm nhạc bản thêm phần linh động lã lướt. Trước đó, tôi được biết bản “ Từ đó em buồn” do Trần Thiện Thanh viết kể lại chuyện tình đau thương của một cô gái Phan Thiết với một quân nhân đã bỏ mình nơi chiến trận.

    Năm 1972 mùa Hè đỏ lửa, Tiểu Đoàn 11 Dù của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã anh dũng tử thủ ngọn đồi Charlie trước sức tấn công biển ngưòi của hơn hai sư đoàn Việt Cộng. Mãnh hổ nan địch quân hồ, người anh hùng mang tên Nguyễn đình Bảo đã hiên ngang đền đáp nợ núi sông. Trong phần phát biểu, nhà văn Phan Nhật Nam đã vô cùng xúc động bày tỏ lòng thương tiếc và tri ân Trần Thiện Thanh vì chính nhờ những bản nhạc lính của anh gởi đến người hậu phương mới biết được những cái tên đèo heo hút gió đầy rẫy tử thần như Charlie, Bastogne, Kregg…và cũng cảm thông những gian nguy nhọc nhằn của người lính chiến VNCH . Và cũng chính Trần Thiện Thanh đã viết lên nỗi cảm xúc về sự hi sinh oai hùng của Trung tá Bảo qua bài “ Người ở lại Charlie” mà Lâm Thúy Vân và Lâm Nhật Tiến với giọng nức nở nghẹn ngào đã đưa khán thính giả ngậm ngùi trở về vùng trời Tây Nguyên nơi đó hình ảnh cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo rạng ngời hào quang người chiến sĩ Cộng Hòa trên đỉnh đồi Charlie.

    Đến đây, Ban tổ chức cho phát âm lại giọng nói của Nhật Trường lúc còn sinh tiền . Giọng chàng ca nhạc sĩ tài hoa trầm buồn nghe thoáng mơ hồ như từ một cõi xa xăm nào đó vọng về “ Nếu có điều gì xin được nói về tôi thì tôi chỉ nói là tôi là một ca nhạc sĩ rất bình thường, lớn lên trong thời chinh chiến, nên rất ảnh hưởng đến dòng nhạc của tôi là hình ảnh đẹp và hào hùng của người lính chiến VNCH mà tôi xin trang trọng cất giữ cho đến ngày tôi nhắm mắt.”

    Như đã nói ở trên, thỉnh thoảng Trần Thiện Thanh có phổ nhạc một số bài thơ chẳng hạn như bài “ Góa phụ thơ ngây” của Hà Huyền Chi qua phần trình bày của Diễm Liên và Minh Thông. Diễm Liên mấy lúc sau này bớt lắc lắc đầu khi trình diễn và giọng ca réo rắt ru hồn hơn. Minh Thông tuy mới nhưng cũng không kém phần điêu luyện rất xứng cặp song ca với Diễm Liên.

    Trần Thiện Thanh ngoài talent viết nhạc tình cũng có khiếu về thể loại dân ca ngũ cung như bản nhạc “ Chiếc áo bà ba” được Ngọc Huyền trình bày thì quả là đúng người đúng bản.
    Có một điều mà ít ai để ý cho tới bây giờ Nam Lộc và Việt Dzũng mới nêu ra là nhiều bản nhạc Trần Thiện Thanh đều nhắc tới màu xanh. Có lẽ là do cái tên tiền định Trần Thiện Thanh chăng? Bây giờ bạn hãy cùng tôi theo chân Nam Lộc Việt Dzũng điểm nhạc mang màu xanh của anh :

    Rồi một chiều nao em khoe áo mới xanh hơn mây trời(Đám cưới đầu Xuân)

    Miệt mài đời trai vượt truông dài che khuất biển xanh( Biển mặn)

    Ôi! Đất mát trên đồi xanh, tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh ( Anh không chết đâu anh)

    Hẹn chiều nay rồi lại không thấy em, áo em xanh hờ hững đi vào đêm ( Chuyện hẹn hò)

    Lại mùa Xuân nữa đến trong khói lửa chiến tranh, mùa Xuân vẫn xanh, xanh như cuộc tình em với anh( Phút giao mùa)

    Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ( Rừng lá thấp)

    Dù tình thì rất mong manh, khi ta yêu trái tim ta màu xanh ( Tình đầu tình cuối)

    Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em( Tình thư của lính)
    Đây áo bay màu xanh xanh như tình ái ( Tuyết trắng)

    Biết anh thích màu trời em đã bồi hồi chọn màu áo xanh ( Bảy ngày đợi mong)



    Có một chuyện buồn trong đời tị nạn của Nhật Trường mà Nam Lộc vừa tiết lộ là anh đã qua Mỹ hơn 13 năm mà chỉ nhận được thẻ xanh có ba tháng trước ngày anh nằm xuống. Là nghệ sĩ thì việc lưu diễn khắp nơi trên thế giới là điều rất cần nhưng riêng Nhật Trường phải chịu cảnh trói tay chân vì không thẻ xanh. Thật đáng buồn cho anh.

    Phần văn nghệ kế tiếp, Mai Lệ Huyền vẫn còn sinh động lắc lư hợp cùng ca sĩ trẻ Ánh Minh tươi mát qua bài “Tình có như không”.


    Xen kẻ chương trình, nữ ca sĩ Mỹ Lan người bạn đời của Nhật Trường bằng một giọng đầy xúc động đã diễn tả lại những giây phút cuối cùng của chàng ca nhạc sĩ tài hoa, anh vô cùng bình thản trước khi ra đi và ước muốn sau cùng của anh là được an nghĩ trên mảnh đất quê hương, quận Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Hình ảnh cảm động nhất là lúc Mỹ Lan hướng dẫn cậu bé quý tử của hai người là Trần Thiện Anh Chí thật dễ thương ra “ kính chào quý vị”.



    Đến đây tôi thấy rất nhiều khán giả mủi lòng nhỏ lệ khiến cho nước mắt tôi rơi xuống lúc nào mà cũng chẳng hay. Nhật Trường ơi ! Mọi người đều thương tiếc anh. Hãy yên bình nơi cõi vĩnh hằng, một nơi không có hận thù và bất công.

    Tiếp đến, hai bản nhạc Bolero nổi tiếng là ‘‘ Chuyện hẹn hò’’ và ‘‘ Hoa trinh nữ’’ do Mạnh Đình và Châu Tuấn trình bày nói lên tâm trạng hụt hẳng của chàng trai bị đào cho leo cây. Riêng bài “ Hoa trinh nữ” xuất xứ từ việc nhìn thấy một loài hoa dại, hoa mắc cở mà Trần Thiện Thanh nghĩ ra một câu chuyện tình lãng mạn thì quả thật anh có tâm hồn mẫn cảm và trí tưởng tượng thật phong phú.

    Chương trình văn nghệ đặc sắc được kết thúc với bản nhạc vui nhộn kích động “ Cho anh xin số nhà” qua hai giọng hát trẻ sống động Cadin và Thiên Hương. Nghe bản nhạc “ giựt “ này chắc hẳn có một vài khán thính giả bồi hồi nhớ lại thời xưa mình cũng đã từng một lần chận đường em xin số nhà và hân hạnh được người đẹp cho địa chỉ số 36 đường Hòa Hưng làm chàng hí hửng ngay ngày hôm sau vội entenue cho đàng hoàng tới thăm nàng để rồi tá hỏa tam tinh vì cái số nhà đó là… khám Chí Hòa.

    Về dòng nhạc Trần Thiện Thanh người ta bảo rằng anh là vua Bolero vì phần lớn nhạc anh sáng tác đều theo thể điệu này chẳng hạn như : Anh về với em, Tuyết trắng, Đôi ngã đôi ta, Đám cưới đầu Xuân, Đồn vắng chiều Xuân, Phút giao mùa, Không bao giờ ngăn cách, Rừng lá thấp, Biển mặn, Ngày anh đi, Mười sáu trăng tròn, Hoa biển, Hàn Mạc Tử, Chuyện hẹn hò, Hoa chiều, Hoa trinh nữ, Tạ từ trong đêm, Từ đó em buồn
    Nói chung nhạc Trần Thiện Thanh có âm điệu nhẹ nhàng rung cảm thích hợp cho mọi giới mọi lứa tuổi, lời ca bình dị đáng yêu gần với tâm hồn con người, thể điệu Bolero đại chúng dễ hát. Chính vì thế có nhiều người mê thích nhạc anh.

    Sau gần bốn đồng hồ thả hồn về những kỉ niệm vui buồn một thời trên quê hương giờ đã ngàn trùng xa cách cũng như theo những bước chân thăng trầm của Nhật Trường, chắc hẳn không ai không thoáng chút ngậm ngùi thương cảm cho chàng ca nhạc sĩ tài hoa xấu số. Xin thấp nén hương lòng đời đời tưởng niệm anh.

    Tóm lại, đây là cuốn DVD có giá trị nghệ thuật cao mà chúng ta nên có như một kỉ niệm với chàng ca nhạc sĩ tài hoa vừa nằm xuống để lại bao tiếc thương trong lòng người ái mộ.



    Nhật Trường ơi! Anh không chết đâu anh.

    Toronto April 24, 2006
    Nguyên Trần




    .
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #16

    Cảm ơn những thông tin về Nhật Trường TTT của MVX ,mong được biết thêm.

    Cho tôi hỏi điều này , từ hai câu : " nào biết trong em còn nhiều trống vắng , trái yêu thương chỉ là trái đắng " trong bài Lệ Đá ( thơ Hà Huyền Chi - nhạc Trần Trịnh ) , Nhật Trường đã sáng tác bản Trái Đắng có câu mở đầu : " Trái ngọt chín trong cơn mê nào , hồn ba mươi vẫn chưa đầy khát khao ...".
    Hồi xưa , tôi có bài này , giờ muốn tìm lại nhưng hình như đã " tuyệt tích giang hồ ". MVX giúp tôi nha. Cảm ơn. CO.

    .[/quote]

    Bạn CO thân mến!
    Trong bài Tình đầu-Tình cuối có 1 đọan như sau:
    Tình đầu hay tình cuối, khi một ngày một người đã ra đi.
    Tình đầu hay tình sau, khi cơn đau không biết đến bao lâu.
    Một ngày ta được yêu, rồi một ngày một mình ta buồn hiu.
    Biết thức trắng , biết trống vắng và biết nếm trái đắng.
    Mà đời thì như chiêm bao, khi yêu nhau biết ra sao ngày sau.
    ....
    *Bài TÌNH ĐẦU TÌNH CUỐI Trần Thiện Thanh-Nhật Trường hát... MVX thich nghe nhứt đó!,nhứt là câu cuối:
    Em ơi em ơi em đâu rồi, làm....
    .........tình cuối đau lòng nhau!

    Rất tiếc là MVX không biết nhiều vê nhứng nhạc phẩm Trần Thiện Thanh mấy, mong bạn đừng buồn nghe! Để hôm nào MVX hỏi bạn của MXV rồi phúc đáp cho bạn, xin hãy chờ.
    .....
    (Trang này dành riêng cho Âm Nhạc nên mạn phép xóa những bài thơ)
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 23-04-2010, 07:05 PM.

    Comment

    • #17


      Nhật Trường Trần Thiện Thanh Với Những Ca Khúc Bất Tử Viết Về Người Lính Và Quê Hương Việt Nam

      Viết nhớ bạn cũ cùng học tại Trường Nam TH và TH.Phan Bội Châu PT 1951- 1957
      Bình Thuận chỉ có ba trăm năm ngắn ngủi nhưng cũng là nơi đã sinh ra nhiều nhân tài có đủ trong mọi giới, từ văn chương chữ nghĩa, hội họa, kiến trúc, quan trường cho tới cầm ca kịch nghệ. Những người trăm năm cũ như Nguyễn Thông, Phan Trung, Trần thiện Chánh, Tống Hưng Nho Cao Hành, Ưng Chiếm, Bùi Đảng.. vang lừng trong thiên hạ về văn tài, hùng khí và lòng yêu nước nồng nàn, không ai không biết, không ai không cảm phục, dù cho lịch sử đã vô tình một thời quên lãng.
      Theo gót hào hùng của cha anh ngày trước, có Vũ anh Khanh sinh trưởng tại Mũi Né, là một văn nghệ sĩ nổi tiếng trong thời kỳ chín năm toàn dân kháng chiến chống giặc Pháp xâm lăng, từ 1945-1954, hầu như ai cũng biết tới và ưa thích thi phẩm ’ Tha La Xóm Đạo ’ của ông.
      Trong lãnh vực sân khấu, kịch trường của miền Nam, qua bao thế hệ, đã có nhưng tên tuổi một thời như Sáu ngọc Sương, Vĩnh Lợi, Phan Sinh, Nguyễn hữu Thiết-Ngọc Cẩm, Mỹ Thể, Nhật Trường, Anh Khoa, Phương Đại, Dũng Chinh, Trang Mỹ Dung.. với lời ca tiếng hát và những tác phẩm nổi tiếng, đã góp phần làm rạng danh đất Phan Thành.
      Biển mặn đã gắn liền với Bình Thuận, Sông Mường miên viễn không bao giờ tách rời Phan Thiết. Đất làm người bất tử hay người vì đất mà sống mãi với thời gian?
      + TRẦN THIỆN CHÁNH (1822-1874), danh nhân Bình Thuận.
      Sau khi Nam kỳ rơi vào tay giặc Pháp, Phan Thanh Giản tự sát, Trương công Định thất thủ và bị Pháp bắt và tử hình. Nguyễn Thông, Trần Thiện Chánh không hợp tác với Pháp, nên cùng gia quyến chạy ra tị địa tại Bình Thuận. Ông sinh năm 1822 tại Tân Thới, Bình Long, Gia Định, nay là quận Hốc Môn. Ông tự Tử Mẫn, hiệu là Trừng Giang có văn tài lỗi lạc, khí phách hiên ngang của một sĩ phu yêu nước, đã lưu lại hơn 78 bài thơ đủ loại. Thơ ông được các bậc tài tử đương thời như Nguyễn tư Giản, Tùng Thiệu Vương, Nguyễn Thông.. đánh giá cao từ nội dung cho tơí hình thức. Xuất thân từ một đại gia tộc thượng lưu thời đó, đã dám xuất tiền nhà hơn ngàn lượng vàng ròng để mộ quân chống giặc Pháp đang xâm lăng đất nước ta. Gia cảnh vì thế mà tan hoang theo thời cuộc. Bởi vậy ta không ngạc nhiên khi thấy Trần Thiện gia tộc ngày nay, có nhiều con cháu nổi tiếng tại Phan Thiết như Trần thiện Hải, Trần thiện Bang, Trần thiện Thanh, Trần thiện Khải.. Ông đỗ Cử nhân năm 1842 nhậm chức Hậu bổ Khánh Hoà, rồi Huấn đạo Long Xuyên, Tri phủ Hàm Thuận (Bình Thuận) và mất năm 1874 thọ 53 tuổi.
      ’..bụi chiến mù mây rợp bóng chiều
      mờ trong đồng nội bóng tiêu điều
      đất trời chín cửa chen beo hổ
      sông nước một tung bạt sấu ngư
      đêm trắng rời dinh dồn tiếng mõ
      tháng năm thành trấn trống chầu kèn
      láng giềng trân trọng chia gian khổ
      một cánh quân qua suối hắc miêu
      (Thuật Hoài - thơ Trần Thiện Chánh)
      Làm cho Bình Thuận và Phan Thiết có được cả nước trân quý như hôm nay là công khó máu chan cơm, nước mắt thay canh của tiền nhân qua bao thế hệ. Họ là con dân Đại Việt vùng Thuận Quảng, tay gươm tay cuốc, tới đây rồi dừng bước và tận dụng tài năng để biến sỏi đá thành ruộng đồng, rừng già biển dữ trở nên kho bạc vàng châu báu cho con cháu tận hưởng muôn đời.
      Họ là tráng sĩ vung gươm giữ yên nhà nước, là các anh hùng Nguyễn xuân Ôn, Ưng Chiếm, Bùi Hàng, Cao Hành.. một đời vì nước dù thân xác có bị giặc cướp phanh thây phơi xác. Họ là hậu duệ của lớp sĩ phu yêu nước, là những người Hàm hộ, Phú Ông, Điền Chủ.. giàu có nhưng dùng gia tài riêng để lo chuyện quốc sự. Hai người trong lớp tiền phong tiêu biểu của Bình Thuận là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, con Nguyễn Thông.. được coi như các sĩ phu thời đại.
      * VĂN NGHỆ VĂN CHƯƠNG NƠI PHỐ BIỂN
      Là người Phan Thiết, chắc ai cũng giống ai về sự đa sầu đa cảm mà trời thường đặc ban cho người miền biển, vốn có sẵn trong trăng thanh gió mát, sóng nuớc gợi tình. Bởi vậy cứ mỗi lần vô tình nghe từ đâu đó vọng lại các loại đàn tranh, kìm, độc huyền.. hoà điệu vơi những bài bản nam hay bắc, là hồn như muốn trổi dậy cái thời xa lắc miên man chốn Phan Thành. Nhớ hoài dòng sông Cà Ty nước ròng, nước lớn, lấp lánh đèn nhà ai toả sáng đôi bờ, dòng sông của tuổi thơ một thời đáng nhớ.
      Theo lời Nghệ Sĩ VĨNH LỘC tên thật là Nguyễn Văn Bé sinh năm 1926 tại Đức Nghĩa Phan Thiết. Vì ưa thích tự do và ca hát nên dù 17 tuổi đã đậu văn bằng Primaire, ông vẫn không thích vướng vào nghiệp quan trường. Thời Pháp thuộc, tại Phan Thiết đã nở rộ điện ảnh với hai cuốn phim trắng đen do vợ Phạm Ngọc Thình là cô Bê đóng chung với các tài tử Duy Chánh, Mai Hiếu và Lê Quỳnh. Phan Thiết là nơi có hai cô đào cải lương nổi tiếng thời tiền chiến là Sáu Ngọc Sương, đào chánh của Ban Việt Kịch Năm Châu, Sài Gòn và Năm Nam, vợ Trương Gia Kỳ Sanh, trong gánh Tiến Hóa. Sau đó cả hai về Phan Thiết hợp tác với kịch tác gia Trần Thiện Hải, lập gánh và trình diễn các vở kịch như Tâm Hồn Thôn Nữ, Bức Màn Yên Bái, Khúc Ly Ca, Thành Cát Tư Hãn.. Vĩnh Lợi là một nghệ sĩ trong đoàn kịch của Bình Thuận, chính KIM CƯƠNG, con gái của Nguyễn Mộc Cương và Bảy Nam, cũng sinh tại Phan Thiết năm 1937 và đã sống tại đây suốt thời tuổi nhỏ.
      Bình Thuận là vùng biển mặn, quy tụ cư dân của nhiều địa phươg khác, suốt dọc duyên hải miền Trung và gần Sài Gòn, nên hầu hết người Phan Thiết, kể cả giai cấp thượng lưu, ai cũng thích nghệ thuật. Với người lao động, dân biển, bất kể là ngày thường, ngày tết, nếu rạp hát không có đoàn hát Bội hay Cải Lương trình diễn, cũng tụ tập ở ngõ hẻm, góc chợ, trụ đèn để nghe các nghệ nhân gõ sanh, kéo nhị hát bài chòi, cải lương, hô thai chơi lô tô hay hát những đoạn tuồng cổ sử. Do trên, đầu thập kỷ 20 Phan Thiết đã có ba rạp hát lớn là Rạp Bà Đầm (Modern), Star (Ánh Sáng của Phạm Ngọc Thình) và rạp Odeon (Hồng Lợi của Thất Ngàn). Riêng rạp Lilas mới xây sau thời VNCH.
      Tại Phan Thiết trước đây cũng có nhiều Bầu hát nổi tiếng như Tiền, Sầm, Kiểm và các kép Xưa, Bành và nổi nhất là đào Năm Nam con bầu Hoạch. Những năm kháng chiến chống Pháp, những người Phan Thiết chiến đấu trong mặt trận Việt Minh, cũng lập ra một đoàn văn nghệ, quy tụ hầu hết các tài danh trong tỉnh như Khánh Cao, Đinh Lân, Duy Liêm, Hồng Anh, Minh Quốc, Huy Sô..
      Hạ Uy Di cũng là xóm biển, làm nhớ hoài dòng sông Cà Ty, những ngày tháng tuổi thơ rong chơi không biết mệt. Ở hải ngoại hiện nay có Duy Chánh, Khai Trinh, Anh Vũ.. sinh trưởng tại Phan Thiết, đều là những nghệ sĩ nổi tiếng với các loại đàn, sáo.. mỗi lần ngân rung các điệu Xuân Tình, Tây Thi, Tứ Đại Oán, Vọng Cổ.. hòa nhịp trong tiếng hát gợi cảm của các cung điệu Nam Ai, Cửu Khúc, Phụng Hoàng.. làm ai cũng tỉnh rượu, để theo dõi những ngón tay của người nghệ sĩ nhảy múa trên phím đàn muôn bậc như tiếng tình tự của quê hương.
      Trước năm 1975, Bình Thuận-Phan Thiết là xứ ăn chơi tới nổi cái nồi cũng bán, cái tơi cũng cầm, nên ai cũng thích cầm ca. Phan Thiết những năm 50,60,70 rộn lên phong trào ca nhạc, nhộn nhất là ở Đức Nghĩa có Ba Bứa, Song Én cùng chơi Đờn Kìm, Mười Qườn sử dụng Violon, Nam choi Ghita, Phan Sinh là người biết chơi tất cả các âm cụ. Riêng các giọng ca thuở đó có Năm Bờ, Tám Mối, Tao Ngộ, một thời lẫy lừng trong Đoàn Nhạn Trắng, Phan Thành. Sau năm 1975, Năm Hường mở quán Nghệ sĩ trên đường Từ văn Tư (đường công hương nối Quốc lộ 1 - Cầu Sở Muối với đường Lương Ngọc Quyến), qui tụ các tài tử cây nhà lá vườn về ca hát như trước đây ông Phan Sinh, Mười Qườn đã làm. Thời VNCH, Phan Thiết có nhiều ca nhạc sĩ nổi danh như Trần Thiện Hải, Nguyễn Hữu Thiết-Ngọc Cẩm, Hồng Phúc, Nhật Trường, Dũng Chinh, Mỹ Thể, Anh Khoa, Phương Đại,Trang Mỹ Dung và nhất là vợ chồng Nhạc Sĩ mù LA TÚ MỸ-NGỌC THU, chồng chơi phong cầm (Accordion và sáng tác nhạc), còn vợ kéo vĩ cầm. La Tú Mỹ trước khi bị mù, vốn là một sinh viên Khoa Học, chỉ vì bất cẩn trong phòng thí nghiệm, nên chịu cảnh u trầm một kiếp. Ông đồng thời với Đoàn Thanh, người đã sáng tác ca khúc ’Trăng Sáng Mường Giang’ nổi tiếng. Thời tỉnh trưởng Lưu Bá Châm, La Tú Mỹ là Trưởng Ban Nhạc của Ty Thông Bình Thuận.
      Phan Thiết ngày xưa còn có hai nữ ca sĩ TRÚC THANh, tên thật là Nguyễn Ngọc Hoàng Cung và TRÚC LY, tên thật là Nguyễn Ngọc Hoàn Viên, có chồng là Soạn giả Hương Sắc. Cả hai cô ca sĩ này đều là con Nguyễn Ngọc Ấn, Trưởng Ty Kiến Thiết Bình Thuận rồi Bình Tuy, em ruột nhà thơ nổi tiếng Phan Thiết là Kiều Thệ Thủy, nhà ở đường Lý Thường Kiệt, khoảng giữa Đinh Tiên Hoàng-Tự Đức. Riêng Trúc Thanh suýt trở thành vợ của nhà thơ nổi tiếng Chu Vương Miện, trước khi em sang sông thành kẻ đồng hành với một Đại Uý Pháo Binh/QLVNCH.


      Sau năm 1975, tại Hải Ngoại Phan Thiết-Bình Thuận cũng sản sinh nhiều nhạc và ca sĩ nổi tiếng như NGUYÊN CHI, tức Bác sĩ Nguyễn Lương Chỉ, Trịnh Nam Sơn, Mai Thân, Anh Vũ, Tuấn Vũ, Trường Thanh, Thái Tài, Đức Phương, Nhật Chương, Thanh Thủy, Bảo Phương, Xuân Lai, Việt Thái và đặc biệt là ca sĩ cổ nhạc CAO MINH HÙNG sinh năm 1963 tại Phú Quý. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là Người Chiến Sĩ TRẦN THIỆN KHẢI. Anh sinh năm 1949 tại Phú Hội, Hàm Thuận con Trần Thiện Bang tại Bình Hưng, vốn cùng với Trần Thiện Thanh có chung tổ phụ là Sĩ Phu Trần Thiện Chánh. Xuất thân từ trường Trung Học Phan Bội Châu, Phan Thiết, niên học cuối 1969-1970. Trần Thiện Khải là sĩ quan hải quân khóa 24 và là Hạm Phó HQ-719. Là một trong những nhạc sĩ tài danh ở hải ngoại, sáng tác nhiều bản nhạc giá trị, trong dòng nhạc chiến đấu mà điển hình là nhạc khúc Trăng Chiến Khu. Tử thương tại Lào trên đường về giải phóng quê hương.
      Sau rốt ai cũng đều đồng ý rằng, trên đỉnh nghệ thuật sáng tác và ca diễn, trong giới nghệ sĩ Bình Thuận-Phan Thiết thì Nhật Trường-Trần Thiện Thanh là con chim đầu đàn, đã làm rạng danh người Phan Thiết qua nhiều thập niên trong dòng lịch sử ca nhạc.
      * NHẬT TRƯỜNG - TRẦN THIỆN THANH:
      Từ năm 1958, sự xuất hiện của ca sĩ Nhật Trường cũng như nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, làm cho giới ca nhạc thủ đô xao động, nhiều người bảo tại ca sĩ gốc Phan Thiết, nên khi rời quê hương mình, đã đem theo cát và gió, làm cho vũ trường, sân khấu buổi đó cũng mù mịt gió cát đất Phan Thành. Nhật Trường có giọng ca nồng mặn và rất trau chuốt, cho nên chỉ trong một sớm một chiều đã là đối thủ lợi hại của danh ca đương thời Duy Khánh lúc đó cũng là sư phụ của ca sĩ Chế Linh sau khi chàng rời lò tạp lục Tùng Lâm. Nhờ bộ dáng cao ráo, tuy răng hơi vẩu, mặt thỏn, nhưng không ngờ đó là những nét yêu, đã giúp cho người ca sĩ thêm sáng sân khấu, điển trai, thu hút khán giả như một thần tượng của mọi giới, kể cả thanh niên và nhất là các cô nàng nữ sinh, sinh viên mơ mộng.
      Nhạc của Trần Thiện Thanh sáng tac lúc đó, hầu hết được quần chúng đón nhận, dù là nhạc viết cho lính hay người tình, bạn bè nằm xuống hoặc nói về cuộc nhân sinh dời đổi. Tất cả đều là giọt lệ khô như Không Bao Giờ Ngăn Cách, Hoa Trinh Nữ, Rừng Lá Thấp, Chiều trên Phá Tam Giang... nhưng được ưa thích nhất là các bản Khi Người Yêu Tôi Khóc và Anh Không Chết Đâu Anh.
      Nhiều người không biết về lý lịch của nhạc ca sĩ nên cứ tưởng Trần Thiện Thanh vì cần tiếng và tiền nên sáng tác bừa để làm vừa lòng quần chúng. Thật sự dòng họ Trần Thiện từ ông tổ gần là Trần Thiện Chánh (1822-1874), tài kiêm văn võ, cho tới thân phụ của Trần Thiện Thanh là Trần Thiện Hải nức tiếng khắp Phan Thiết là kẻ tài hoa, đủ đường ca hát, đóng kịch, soạn nhạc.. cho nên ảnh hưởng tới con cháu như Nhật Trường là điều không ai phủ nhận. Bởi vậy trong âm hưởng của dòng nhạc Trần Thiện Thanh có chất cải lương ủy mị, khiến cho người thưởng ngoạn khó có thể phai nhạt, nếu không muốn nói là chất nhạc đã thấm sâu trong máu thịt cuộc đời.
      Trước năm 1975, Ngọc Minh từng được mệnh danh là người yêu của lính, còn Trần Thiện Thanh lại là nhạc sĩ của quân đội vì là người có nhiều nhạc phẩm nhất viết ca tụng lính bắt đầu từ thập niên 60. Nhạc cảnh ’Anh chưa chết đâu Em’ diễn chung với Thanh Lan trên đài truyền hình VN là một thành công và chính nó đã mở một chân trời mới cho nền tân nhạc Miền Nam. Tóm lại nhạc của Trần Thiện Thanh trước năm 1975, phẩm chất cũng như số lượng phát hành, coi như gần tương đương với các nhạc sĩ lừng danh thời đó như Phạm Duy, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ.. Trong tác phẩm nổi tiếng ’Theo chân những tiếng hát’, nhà văn Hồ Trường An khi viết về Trần Thiện Thanh-Nhật Trường cũng đã đề cao khả năng sáng tạo của người nhạc sỹ tài hoa một cách trang trọng.
      Là một tên tuổi lừng lẫy trong giới ca nhạc sĩ miền Nam suốt bao thập niên tới bây giờ. Tên thật là Trần Thiện Thanh, sinh tại Phú Trinh Phan Thiết, cựu học sinh Trường Nam tiểu học và Trung học công lập Phan Bội Châu Phan Thiết. Năm 1958 sau khi thi đỗ Trung Học đệ nhất cấp, ông rời tỉnh nhà và vào Sài Gòn dấn thân vào ánh đèn màu sân khấu. Chất nghệ sĩ truyền thống và núi sông miền biển mặn đã tạo cho Nhật Trường một khả năng sáng tạo đặc biệt, làm cho tên tuổi đất Phan Thành theo chân người nhạc sĩ quyện vào sông núi muôn đời. Ngày nay nhớ về quê cũ, không ai không bùi ngùi khi nghe các nhạc phẩm Lầu Ông Hoàng, Hàn Mạc Tử, Biển Mặn.. để tưởng tượng một thời thơ ấu buồn vui theo dòng nước Cà Ty, phát nguồn từ Trường Sơn chất ngất, ôm ấp tình thương, nước ra sông nguồn Mường Mán, Phú Hội, Phan Thiết, Thương Chánh.. để mãi sống trong hồn người, dù biết những người đi đấu tranh chưa về, vì mang lời thề tận miền sơn khê.
      * NHỮNG BÀI HÁT NỔI TIẾNG CỦA TRẦN THIỆN THANH:
      Hòn Rơm, Mũi Né và Lầu Ông Hoàng là những địa danh nổi tiếng xưa nay của Bình Thuận. Năm 1936, nhà thơ Hàn mạc Tử nhân quen biết với thi sĩ Bích Khê ở Quảng Ngãi, nên mới tao ngộ được cô cháu Huỳnh thị Nghệ qua bút danh Mộng Cầm lúc đó đang theo cậu tại Phan Thiết. Mối tình thơ văn qua lại giữa người thơ và giai nhân mà tuyệt tác ’Phan Thiết, Phan Thiết’ sau này được Nhật Trường Trần Thiện Thanh phổ nhạc, đã làm các địa danh Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng và danh xưng Mộng Cầm trở nên bất tử với thời gian:
      ’..lầu ông Hoàng đó, thuở xưa hai người..’
      Qua khỏi Phan Thiết chừng 5km về hướng đông sẽ tới Phú Hài và bắt đầu leo dốc trên đường đi Mũi Né, Hòn Rơm. Đây là núi Ngọc Lâm gồm có năm ngọn đồi thấp chạy ra sát biển mang những cái tên thật đẹp nào là Thanh Long, Bạch Hổ, Long Sơn, Ngọc Sơn, Núi Cố, Ba Nài.. Phần mộ của Nguyễn Thông nằm trên núi Thanh Long, còn Lầu Ông Hoàng thì dựng trên đỉnh Bạch Hổ hay đồi Bà Nài, kế bên còn có Tháp Chàm Nữ Vương Tranh. Xa xa về phía tây trên núi Cố, buổi trước mọc đầy mai và hoa sứ trắng, bốn mùa tỏa hương thơm ngào ngạt khắp núi rừng.
      Còn Lầu Ông Hoàng đó đã được một công tước Pháp tên là Orléans xây dựng ngày 21-2-1911 trên đồi Bà Nài. Lầu Ông Hoàng là một biệt thự được xây cất qui mô, nền móng được xây bằng đá xanh, cao 2m, sàn nhà lót gạch bông, phía dưới nền được đào một bể chứa nước mưa, chung quanh đúc bê tông, có máy bơm dẫn nước lên một lầu nước cao phiá sau, đủ dùng quanh năm suốt tháng. Nóc nhà lợp bằng đá phiến xanh vừa đẹp lại không sợ bị gió biển làm tróc mái. Biệt thự có diện tích 536m2, gồm 7 phòng ngủ và 6 phòng dành cho khách. Phòng nọ tiếp với phòng kia qua hành lang có mái che. Bên trong các phòng kể cả tiền đình được trang trí sang trọng, tiện nghi. Giường ngủ, bàn ghế, tủ đều đóng bằng loại gỗ quý. Riêng giường có nệm, chân giuờng gắn gù đồng. Có đường trải đá từ dưới chân đồi chạy quanh co rồi vào trước sảnh đường có trồng cây giữ bóng mát cho biệt thự. Ngoài ra còn có nhà máy phát điện riêng, nhà để xe, chuồng ngựa, nhà bếp, nhà tắm, bể chứa nước.. toàn bộ công trình được đời sau gọi là Lầu Ông Hoàng với chi phí xây cất thời đó là 82.000 tiền Đông Dương. Sau ngày khánh thành, chủ nhân ông Ferdinand Francois D’orléans chính thức đặt tên ngôi biệt thự của mình là ’NID D’AIGLE’ tức là Tổ Chim Ưng, thế nhưng mấy người biết tới nên phải đợi khi Hàn Mạc Tử —Nguyễn trọng Trí, một kẻ tài hoa bạc mạng, trong thơ ông nhắc tới Lầu Ông Hoàng, với mối tình dang dở Mộng Cầm, thì người thiên hạ mới hay có một Lầu Ông Hoàng nổi tiếng nơi Phố Hải. Nơi này buổi đó là chốn sơn thủy hữu tình, trước mặt là trùng khơi sóng vỗ, chập chờn ẩn hiện những cánh buồm trắng xuôi ngược đêm ngày, sau lưng núi đồi chơ vơ quạnh quẽ, còn có nơi nào thơ mộng và quyến rũ khách thơ hơn nhất là vào những đêm trăng cô tịch.
      Không lâu một người Pháp tên Ben đã dựng kế bên lầu ông Hoàng Hotel Ngọc Lâm, hiện nay chỉ còn lưu lại Tháp nước và nền nhà mà thôi. Năm 1917 chủ nhân ông có lệnh về Pháp, đã đem tòa lâu đài tặng cho cô vợ Việt Nam và tháng 7 cùng năm, Lầu Ông Hoàng lại về tay Frasetto. Tháng 9-1925, người này đem bán Tổ Chim Ưng và Ngôi trường Plein Exercice ở Phan Thiết cho Chính phủ Pháp với giá 30.000 phật lăng. Từ đó Lầu Ông Hoàng là nơi dành cho các công chức cao cấp Pháp khắp nơi về nghỉ mát. Tháng 12-1933, ngôi biệt thự trên lại được tặng cho vua Bảo Đại. Ngày 14-6-1947, Cộng Sản hủy diệt Lầu Ông Hoàng.
      Về bài ’Rừng lá thấp’, theo tất cả bạn bè của Trần Thiện Thanh, như Ngô Hoàng Gia, Trần Bường, Nguyễn Duy Huệ.. Vào những ngày lửa máu tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam VN, trong đợt 1 VC tấn công vào thủ đô, tại mặt trận Hàng Xanh ngoài xa lộ do Thủy Quân Lục Chiến phụ trách, trong lúc giao chiến, Trung Uý Vũ Mạnh Hùng, Đại Đội Trưởng bị tử thương. Hùng là bạn rất thân với Thanh khi hai người còn học và chơi với nhau tại Phan Thiết, nên khi nghe tin bạn mất, lòng quá đau đớn, ông đã sáng tác nhạc phẩm trên, để thương tiếc bạn mình. Riêng ’Biển Mặn’ được ông sáng tác vào thời gian thụ huấn ở Đồng Đế, Nha Trang, nhìn cảnh sính tình, khiến cho người nhạc sĩ tài hoa nhớ tới quê hương miền biển mặn Phan Thiết, nơi có con sông tình ái Mường Mán, phát nguồn từ Núi Ông trong rặng Trường Sơn, sau khi vượt qua rừng núi lau lách, vườn cây trái, đồng ruộng.. mới tới Phan Thiết qua cái tên ’Cà Ty’ rồi mới chảy ra Đông Hải tại cửa Thương Chánh.
      Năm 1971, chiến tranh tại miền Nam leo thang kinh khiếp, VNCH đã tổ chức nhiều cuộc hành quân vượt biên tại Kampuchia nhưng lớn nhất vẫn là Hành quân Lam Sơn 719. Trong lần đại chiến này, Sư đoàn Dù bị thiệt hại rất nặng tại Hạ Lào, Đại Tá Nguyễn Đình Bảo tử thương và đó cũng là nguồn cảm hứng, để ông sáng tác hai ca khúc bất hủ ’Người ở lại Charlie và Anh không chết đâu Anh’ tới nay vẫn được mọi người ưa thích.
      Khi đoàn quân từ Hạ Lào về Đông Hà, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đích thân tới tại chổ để ủy lạo các chiến sĩ về từ cõi chết. Tháp tùng có Đoàn Văn Nghệ của Cục Tâm Lý Chiến, mà Trần Thiện Thanh đang phục vụ. Bởi vậy khi ở trên máy bay, từ Huế tới Quảng Trị, ông đã sáng tác bài ’Chiều qua phá Tam Giang’ theo ý thơ của Thi sĩ Tô Thùy Yên, tức Đại Úy Đinh Thành Tiên, là chồng của nữ văn sỹ một thời nổi tiếng của Miền Nam trước năm 1975 là Nguyễn Thị Thụy Vũ, chị ruột Hồ Trường An, người Định Tường.
      Sử cổ Trung Quốc thường nhắc tới các câu chuyện về Tề Hoàn Công với Quản Trọng, Lưu Huyền Đức và Gia Cát Lượng nhưng thích thú và được nhiều người biết tới là Tống Nhân Tôn-Bao Chuẩn. Trong dòng sử VN tại Đàng Trong, cũng có những câu chuyện tương tự giữa chúa tôi như Nguyễn Hoàng-Nguyễn Ư Dĩ, Sãi Vương-Đào Duy Từ và Nguyễn Phúc Chu cùng bầy tôi trung can nghĩa đởm như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân, Nguyễn khoa Đăng.
      Dòng họ Nguyễn Khoa có tổ gốc tại Hải Dương. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa thì Nguyễn đình Thân trong dòng họ này cũng theo vào định cư tại Hương Trà, Thừa Thiên đồng thời đổi Nguyễn đình thành Nguyễn Khoa từ đó. Thời quốc chúa Nguyễn phúc Chu có Bảng Trung Hầu Nguyễn Khoa Chiêm là một văn tài của Nam Hà, là tác giả của bộ lịch sử tiểu thuyết Trịnh Nguyễn Diễn Chí, rất có giá trị. Nguyễn khoa Đăng là con thứ hai của Chiêm, sinh năm Tân Mùi (1691). Vì tài bác học và tư cách, nên dù mới được 23 tuổi vào năm Nhâm Dần (1722), Nguyễn khoa Đăng đã được quốc chúa trọng vọng, phong tới chức quan văn cao nhất tại Đàng Trong thời đó là Nội Tán kiêm Án Sát sứ, tổng tri quân quốc trọng sự. Ông sống mãi với thời gian, qua những câu ca dao diễm tình còn được truyền tụng,
      "thương em anh cũng muốn vô,
      sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
      Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
      Truông nhà Hồ, nội tán cấm nghiêm."
      Nói đến phá Tam Giang, chúng ta cũng không quên được những câu hò tiếng hát của trai gái đối đáp trên sông nước như "thuyền từ Kim Long, thuyền về Đập Đá, thuyền qua Vĩ Dạ, thẳng ngã Ba Sinh". Theo tài liệu ta biết, phía sau Kim Long là Kim Phụng hay Thương Sơn chạy ra biển. Bên ngoài Ngã Ba Sinh có phá Tam Giang, ngày trước gọi là Hải Nhi. Tất cả những danh từ trên đều gợi cho ta một cảnh trời biển đẹp mênh mông, muôn thuở đã gắn liền trong thi ca và tâm hồn người xứ Huế mà đời còn lưu lại nhiều câu đối thật hay và đầy vấn vương cảm lụy "Tây Sơn cao viễn chiếu, Đông Hải thủy triều lai". Rồi thì Ngự Bình, Thiên Thai, Cẩm Kê, Ngọc Trản.. cho tới Cầu Hai, Hà Trung, Thủy Tú, Tư Hiền ra phá tam giang, tất cả gắn bó đời này kiếp nọ như công đức dựng và mở nước của tiền nhân. Tam giang là tên của ba con sông mà thời nào cũng đều gắn liền với lịch sử. Sông Ô Lâu mở cửa vào rừng từ trên đầu phá. Sông Bồ cùng phát ngưồn với sông Hương ở ngã ba Sình rồi sau đó mạnh ai nấy chảy tới tận Trường Sơn. Cả ba con sông đều là thủy lộ quan trọng nên đêm ngày không bao giờ vắng thuyền bè xuôi ngược. Sông Ô Lâu từ vùng núi non Hòa Mỹ, Phong Điền, tới khu đền tháp Hội Điền, về Vân Trình, Phong Chương, Điền Hải. Sông Bồ từ A Lưới chảy qua nhiều khu rừng già xuống Phong Sơn về Tứ Hạ, Bác Vọng, Vân Xá.. trước khi tới ngã ba Sình. Riêng sông Hương nổi tiếng qua tên Huế cổ thuộc đất Trà Kê. Tên sông theo người Việt thay đổi từ Kim Trà tới Hương giang, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Sự đổi tên con sông theo sử liệu, chỉ vì để tránh phạm húy tục danh của Nguyễn Kim. Đối diện đền Lồi cổ xưa, là chùa Thiên Mụ mà cái tên cũng là cả một huyền thoại từ miền đất Hà Khê, qua mấy câu ca dao truyền tụng:
      "Gió đưa cành trúc la đà,
      tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
      mịt mờ khói tỏa ngàn sương.."
      Nếu các di tích Vân Trình, Phò Trạch, Hòa Viện còn trơ với thời gian qua các bệ thờ, điêu khắc đều hằn lên bóng dáng của Phật Giáo, qua các tác phẩm nghệ thuật Bảo Tọa thờ các vị Phật, Bồ Tát, La Hán và chúng sinh, thực tế chỉ gợi lại cho ta bóng dáng kỳ vĩ của một nền kiến trúc cổ. Nhưng Thiên Mụ thì như có hồn, có tình vì đã chứa đựng tâm linh tín ngưỡng từ bao năm tháng. Đã vậy bên cạnh còn Điện Huê Nam, thờ Thiên Y Ana thánh mẫu, trên núi Ngọc Trản-Hòn Chén. Xa xa trong sương mù là đỉnh Mang nối liền Bạch Mã, Hải Vân. Tất cả đều là nơi phát xuất của những nguồn nước dồn về phá tam giang, trước khi chảy ra Đông Hải. Bốn trăm năm trước, người xưa đã biết cách trị thủy, biến một vùng nước xoáy nguy hiểm thành thủy lộ lộ an toàn, quả nội tán Nguyễn khoa Đăng là người tài cao xuất chúng, cho nên mọi người ca tụng ông cũng là diều xứng đáng.
      Lời ca tụng trên qua ca dao, cũng đã được ghi chép trong Đại Nam liệt truyện, nói về sự nghiệp trị dân giúp nước của quan nội tán Nguyễn khoa Đăng vào năm 1722, đã dẹp yên bọn cướp tại đường rừng Hổ Xá (truông nhà Hồ) và việc uốn nắn lại con sông ở Quảng Điền chảy ra phá Tam Giang, làm giảm bớt thác ghềnh, khiến cho thủy đạo này trở nên thông dụng đối với thuyền bè qua lại, nên dân chúng hết lòng biết ơn và ca tụng. Ngoài ra ông còn được cả chúa và người đương thời xưng tụng là Bao Công tái thế, trong khi xử án và sự ngay thẳng không biết vị nể ai, kể cả hoàng thân quốc thích. Năm 1725 nhân chúa Nguyễn phúc Chu qua đời, Nguyễn cửu Thế vì thù riêng đã vu cáo ông với chúa Nguyễn phúc Trú, hãm hại ông chết lúc đó mới vừa 34 tuổi. Như hầu hết những kẻ tài danh của Phan Thiết, Trần Thiện Thanh còn rất tốt bụng với bạn bè và mọi người chung quanh. Khi phục vụ trong phòng Văn Nghệ Cục Tâm lý Chiến, do Đại Úy Dinh Thành Tiên (nhà thơ Tô Thùy Yên) làm trưởng phòng, có nhiều nhạc sỹ nổi tiếng phục vụ như Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu, Pham Minh Cảnh, Pham Lê Lan.. Theo Hồ trường An kể lại, chính Nhật Trường đã bỏ tiền riêng của mình để thực hiện đặc san ’Bồng Hồng’ cho đơn vị. Lúc đó Hồ trường An cũng là phóng viên của Phòng Văn Nghệ TLC nên được giao công tác phỏng vấn các ca nhạc sỹ, đạo diễn nổi danh đương thời, để làm một bài phóng sự đăng trong số Xuân của Bông Hồng. Cuối cùng nhà báo đã quên phứt Trần Thiện Thanh nhưng ông vẫn không hề bất mãn mà chỉ nói ’tui bỏ tiền ra để làm báo cho anh em cùng vui, chứ đâu phải để viết về tôi’. Lúc đó Nhật Trường-Trần Thiện Thanh gần như là con chim đầu đàn của sân khấu vì được quá nhiều khách mộ điệu.
      Cũng viết về Nhật Trường, nhà báo lão thành Nguyễn Long trong tác phẩm ’66 năm nhạc kịch, diện ảnh VN’ cho biết Nhật Trường đã đuợc quần chúng Miền Nam công nhận là ’Nhạc sỹ của Lính’. Ông xuất hiện trong sinh hoạt văn nghệ miền Nam từ đầu thập niên 60 và đã chinh phục được ngay cảm tình và lòng ái mộ của người Sài Gòn cũng như toàn cõi VNCH. Đồng thời ông cũng là nhạc sỹ đa tài, sáng tác rất mạnh, với đủ đề tài thể loại nhưng ca khúc nào cũng đặc sắc và tuyệt diệu, làm cho ai nghe hay đọc tới cũng ưa thích vì rất phù hợp với mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Cuối thập niên 60, Nhật Trường thành lập Ban ’Trường Ca 20’ và một nhà xuất bản cùng tên, để xuất bản những nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh. Trên đài truyền hình Sài Gòn và sân khấu, lần đầu tiên Nhật Trường dựng Nhạc cảnh ’Anh không chết đâu Anh’, diễn chung với Thanh Lan, lúc đó đang là một nữ ca sĩ ăn khách và nổi tiếng, nhất là giới sinh viên trí thức, vì Thanh Lan và Hoàng Oanh là sinh viên của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Cũng theo Nguyễn Long, nhiều nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh lúc đó đã phát hành tới mấy trăm ngàn bản, tương dương với nhạc của Phạm Duy, Khánh Băng, Lam Phương và Hoàng Thi Thơ.
      Sau ngày 30-4-1974, Nhật Trường bị kẹt ở lại quê nhà. Như hầu hết nạn nhân muốn sống yên, dù bị cận thị nặng, Nhật Trường gia nhập đội túc cầu Nghệ sỹ thủ đô, vì khi còn học Phan Bội Châu Phan Thiết ông vốn là một thủ môn có tài. Sống trong thiên đàng xã nghĩa, những người dân bình thường còn căm hận, huống hồ giới trí thức văn nghệ sỹ là những người có tim óc. Nhưng trước bạo lực súng đạn, lưỡi lê mã tấu, ai cũng chỉ còn biết nhậu để nuốt uất hận vào ruột. Dân nhậu thường trực lúc đó có Nguyễn Long, Nhật Trường, Trần Tuấn Kiệt, Hoàng trúc Ly, Dương Trữ La.. và dù chỉ nhậu với rượu đế, đậu phộng, phá lấu nhưng hầu như cả bàn không mấy ai có tiền, nên khi rượu đã tới, thường cầm bán quần áo đang mặc để chung với nhau cho đủ tiền trả. Riêng Nhật Trường thì bạo hơn dám đem cái kính cận thị để bán trả tiền nhậu và vì cận nặng lại ngất ngưởng nên đành đi bộ với chiếc xe đạp cà tàng từ Nguyễn Huệ qua cầu Thị Nghè về nhà ở đường Dương Công Trừng. Tính ăn xài rộng rãi của Nhật Trường cũng được anh em công nhận, trong thời Nhật Trường đi trình diễn cho Đoàn Nhạc Kịch tỉnh Tây Ninh với lương tháng 60 đồng tiền Hồ. Hàng tháng ông trích nửa gởi về cho gia đình ở Sài Gòn, còn lại bao nhiêu giao cho anh em trong đoàn ăn nhậu. Đầu thập niên 90, Nhật Trường qua Mỹ và tiếp tục sáng tác nhiều ca khúc giá trị Từ dạo xa em, Con đường buồn chung thân, Chuyện một người đi, Giây phút tạ từ, Chếc áo bà ba..
      Quen nhau từ lúc còn ở Phan Thiết, biết nhau vì cùng học chung nhiều năm ở Trường Nam tiểu học tới Trung Học Phan Bội Châu nhưng giữa chúng tôi là hai thế giới khác biệt vì hoàn cảnh gia đình và nhân sinh quan. Từ năm 1958 Nhật Trường sau khi đỗ Trung Học Đệ Nhất Cấp, vào Sài Gòn theo hẳn con đường ca hát nghệ thuật, cũng là thời gian bọn tôi xa hẳn vì cuộc chiến đời lính và danh phận.
      Tháng 7-2004 về Nam California ra mắt sách, qua hai người bạn cũ là Họa sỹ Duy Huệ và Giáo sư Nguyễn Minh Đức, cùng là bạn cũ với Trần Thiện Thanh ở Phan Thiết, nên tới thăm cố nhân. Bấy giờ Nhật Trường đã bắt đầu phát bệnh nhưng ông vẫn uống bia với anh em để mừng ngày Hội Ngộ 50 năm qua một cuộc biển dâu trầm thống. Rồi thì mỗi người một ngả vì sinh kế, tôi về Xóm Biển với cuộc sống du tử đìu hiu, Nhật Trường ở lại chốn Tiểu thủ đô Sài Gòn, cuộc đời xe ngựa. Nhưng không biết sao, ông lại bỏ mọi người trở về quê mẹ Phan Thiết vào tháng 6-2005, khiến cho bạn bè chỉ còn biết ngỡ ngàng trong ngấn lệ.
      Mới đây một người bạn khác là Thi sĩ Tịnh Nhiên, bỗng dưng cũng bỏ mọi người ra đi. Buồn rầu nhưng biết làm gì hơn, nên có bài thơ gửi Trần Thiện Thanh và Tịnh Nhiên:
      ’Anh có hẹn cùng tôi về Phan Thiết
      thăm quê hương miền biển mặn thân thương
      để bọn mình nhặt lại lá sân trường
      tìm những gót chân chim thời vui học
      Vào trường Nam nhớ cô thầy ngày trước
      những ân sư Công, Trác, Thảnh, Khánh, Hinh
      đám bạn bè Thanh (1), Bính, Ánh, Sói, Tình
      nay lần lượt nằm yên trong đất mẹ
      Tới Nguyễn Hoàng, con đường tình tuổi trẻ
      bao năm buồn thờ thẫn bước cô đơn
      kỷ niệm xưa vẫn trải rợp trong hồn
      dù thực tại chỉ niềm đau chất ngất
      Đến vườn hoa thăm hàng vông, lầu nước
      ngồi lại trên ghế đá lạnh hoang sơ
      tình đã xa người cũng thật hững hờ
      chỉ còn tiếng ve sầu rên não nuột
      Tôi đã có cả trời sầu đau khổ
      thêm đôi bờ chia một nhánh sông mơ
      lại mang thân phận lính hận từng giờ
      nên còn chỉ nửa hồn thơ gãy vỡ
      Giờ quanh quẩn là phù du biển nhớ
      đã hẹn rồi sao bước xa khơi
      để mình tôi ngồi khóc giữa chợ đời
      úp ly cạn gọi cố nhân đâu thấy.

      Xóm Biển
      Mường Giang

      Comment

      • #18

        Chủ nhật này trẫm nhớ ái khanh

        [flash=Page not found – DivShare – Professional Media and Document Sharing]quality=high width=520 height=410 parameter=parameter_value[/flash]
        Đã chỉnh sửa bởi Hương Bình; 22-04-2010, 06:50 PM.

        Comment

        • #19

          CHUYỆN HẸN HÒ

          [flash=Page not found – DivShare – Professional Media and Document Sharing]quality=high width=520 height=410 parameter=parameter_value[/flash]

          Comment

          • #20

            GẶP NHAU LÀM NGƠ


            [flash=Page not found – DivShare – Professional Media and Document Sharing]quality=high width=520 height=410 parameter=parameter_value[/flash]

            Comment

            • #21

              RỪNG LÁ THẤP


              [flash=Page not found – DivShare – Professional Media and Document Sharing]quality=high width=520 height=410 parameter=parameter_value[/flash]

              Comment

              • #22

                TÌNH YÊU LÁ KHÔ


                [flash=Page not found – DivShare – Professional Media and Document Sharing]quality=high width=520 height=410 parameter=parameter_value[/flash]

                Comment

                • #23

                  Trái Đắng

                  Cho tôi hỏi điều này , từ hai câu : " nào biết trong em còn nhiều trống vắng , trái yêu thương chỉ là trái đắng " trong bài Lệ Đá ( thơ Hà Huyền Chi - nhạc Trần Trịnh ) , Nhật Trường đã sáng tác bản Trái Đắng có câu mở đầu : " Trái ngọt chín trong cơn mê nào , hồn ba mươi vẫn chưa đầy khát khao ...".
                  ....
                  Link
                  Bạn vào xem thử tìm nghen!
                  Tôi tìm mà không thấy chỉ có 2 bài Trái Đắng này (nhưng không phài của Trần Thiện Thanh)
                  Link
                  Nếu sẽ biết người yêu khuất xa
                  Những ân ái chỉ là giấc mơ
                  Xác thân ấy mình đã trao nhau
                  Môi ấm êm tìm quên phiêu lãng.

                  Có những lúc tình sẽ xót xa
                  Có những lúc tình tan như bao trái đắng
                  Những gian dối tựa vết khắc sâu
                  Như ánh trăng khuất trong mùa đông.


                  Người dấu yêu hỡi xin quay về đây
                  Tình vẫn như đang trong men nồng cay
                  Tha thiết môi hôn cơn say ái tình
                  Cùng với khát khao.

                  Vì những đam mê anh đang đùa vui
                  Với bao lỗi lầm chôn sâu nuối tiếc
                  Mất anh dấu yêu phôi pha màu tóc
                  Với bao ý thơ … xót cho lòng em.

                  Trái Đắng
                  Trình bày: Nguyễn Phi Hùng
                  Sáng tác: unknown
                  Link
                  Chợt nghe cay cay đôi mi bỗng nhớ tháng năm ta bên nhau .Tình yêu xưa hôm nay mãi mãi sẽ như kỉ niệm thật buồn, ngày xưa ấy sánh bước bên
                  nhau tôi nguyện sẽ yêu người trọn 1 đời, bây giờ 1 mình âm thầm tìm về ngày đắng cay đến vây kín trong đáy tim.

                  Ngày em đi câu chia tay chất chứa trong tôi bao đau thương .Người ơi sao em nỡ đem lòng dối gian cuộc tình dại khờ. Nụ hôn ấy đắng ngắt môi nhau xưa 1 tiếng yêu giờ còn lại gì ,tại tôi ngây thơ hay em đã quá vô tình

                  Em cho tôi trái đắng, con tim em đâu có những ước mơ ,từng lời nói yêu biết bao nhiêu người, em coi như chỉ đùa thế thôi
                  Em cho tôi nước mắt,trọn 1 đời em không biết tiếng yêu
                  Thà rằng dối gian nhau 1 lần thôi còn hơn,là dối gian người 1 đời.

                  Chào Thân ái!
                  Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 22-04-2010, 08:27 PM.

                  Comment

                  • #24

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu View Post
                    Cho tôi hỏi điều này , từ hai câu : " nào biết trong em còn nhiều trống vắng , trái yêu thương chỉ là trái đắng " trong bài Lệ Đá ( thơ Hà Huyền Chi - nhạc Trần Trịnh ) , Nhật Trường đã sáng tác bản Trái Đắng có câu mở đầu : " Trái ngọt chín trong cơn mê nào , hồn ba mươi vẫn chưa đầy khát khao ...".


                    câu cuối : "...là tờ thư cuối khi tình sắp bay "
                    ....
                    Chào Thân ái!



                    *********************


                    Cho Anh xin số nhà - Cardin + Thùy Hương





                    .
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #25

                      Chuyện hẹn hò-Hoa Trinh Nữ - MạnhĐình-ChâuTuấn





                      .
                      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 23-04-2010, 02:52 AM.
                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment

                      • #26

                        Phút giao mùa - Trung Chỉnh & Ngọc Minh






                        Lại một mùa Xuân nữa đến trong khói lửa chiến tranh
                        Mùa xuân vẫn xanh, xanh như cuộc tình em với anh
                        Xuân này anh không về,ngàn câu thề không chắc ... em vui,
                        quà xuân anh chẳng có, gát giặc từng giờ
                        Đời lính chiến lấy gì gửi về em?

                        Tiền đồn heo hút nhắc em kỷ niệm ấu thơ.
                        Hỏi "em có nghe trong tâm hồn gợi giây phút xưa?"
                        Năm nao đêm giao thừa ngày khói lửa chưa kín quê hương,
                        Và đôi ta nhỏ bé, thức xem giao thừa,
                        Kể chuyện vu vơ và thức trong mộng mơ.

                        Em anh có nhớ khi ta mơ chuyện tích xưa:
                        Tiên nương hiện xuống không gian xem hoa rộ khắp nơi
                        Trăng sao mọc kín đêm khuya cho thiên thần hát ca,
                        Rồi nhè nhẹ gót hài tiên ca múa trên trần ai.
                        Nhưng tiên nào thấy đâu dù em chắp tay nguyện cầu.
                        Trăng sao nào thấy đâu để anh bỗng nghe nặng sầu.
                        Rồi ... pháo nổ khai xuân để mình dỗi hờn xa xăm ...
                        Khi đường trần dập dìu người đi hái lộc đầu năm.

                        Rồi từng xuân đến bắt anh giã từ ấu thơ.
                        Rồi xuân chiến chinh phút giao mùa còn anh với anh .
                        Xuân chưa ôm đôi đời .
                        Lòng xin một phút giây mơ thôi:
                        Nàng tiên anh nhỏ bé giữa đêm giao mùa,
                        lạc đường dương gian và đến thăm ... mình anh.


                        .
                        Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 23-04-2010, 02:51 AM.
                        ----------------------------

                        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                        Comment

                        • #27


                          Các bạn click vào hình để nghe nhạc nhe.Thân ái.HB

                          Comment

                          • #28



                            Click vào hình nhe các bạn...HB

                            Comment

                            • #29



                              Các bạn cùng nghe với HB nhe..click vào hình đi bạn..

                              Comment

                              • #30



                                Mình cùng nghe tâm sự người lính trẻ nhe..click vào hình đi bạn.HB

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom