• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tướng học

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tướng học

    Hum nay chúng ta nghiên cứu đến về tướng học nhé, bạn nào có hứng thú thì đọc cho vui, người làm ăn kinh doanh và dùng người thì không thể không biết dùng người, mà dùng người tốt xấu ra sao thì do bản lĩnh nhìn người của chúng ta, vấn đề này có thể học hỏi được do tích lũy, do học hỏi..., các sách về coi hình tướng con người thị trường nhiều, trong đây là 1 phần trích về tướng học cơ b ản, mình trích nhantrachoc.net.vn, góp vui với diễn đàn.
    <DIV>Phần giới thiệu về nét tướng
    I. Tướng khuôn mặt

    Khuôn mặt được xem là vị trí trung tâm trong việc nghiên cứu, học và xem tướng. Chính vì sự quan trọng của nó, mà rất nhiều người khi nói đến xem tướng, thì chủ yếu xem tướng mặt. Tất nhiên, điều này không đầy đủ nên thiếu phần chính xác.

    Khi nhìn vào một khuôn mặt, người ta trước hết xem xét toàn diện nó từ tóc cho đến cằm. Đặc biệt trong đó, người ta chú ý vào Tam đình, Ngũ nhạc, Lục Phủ, Tứ đậu, Ngũ Quan (sẽ được giải thích sau) và những bộ vị (cung). Xem Tam đình, Ngũ nhạc, Lục phủ giúp cho ta biết khái quát về khuôn mặt, để từ đó đưa ra những ý niệm ban đầu về đối tượng xem tướng.

    Nếu muốn biết chi tiết (chỉ nói về phần tướng tĩnh), chúng ta cần nghiên cứu thêm Tứ đậu, Ngũ quan và 13 bộ vị quan trọng trên khuôn mặt. Mỗi bộ phận cho ta biết một số tính cách về nhân vật.

    Đó là ý niệm về nét tướng trên khuôn mặt. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào cụ thể từng bộ phận.</DIV>
    <DIV>I.1. Tam Đình:

    a. Vị trí của Tam Đình:

    Tướng học Á Đông chia khuôn mặt thành 3 phần:

    Thượng Đình: Từ dưới chân tóc đến ấn đường (giữa hai đuôi lông mày). Bộ vị quan trọng của phần này là trán.

    Trung Đình: Từ ấn đường (giữa hai đuôi lông mày) đến dưới 2 cánh mũi. Những bộ vị quan trọng của phần này là Mắt, mũi, lưỡng quyền, lông mày và tai.

    Hạ đình: Từ dưới hai cánh mũi đến cằm. Những bộ vị quan trọng của phần này là Nhân trung, miệng, và cằm. (ngoài ra còn có thể kể thêm là pháp lệnh và mang tai).

    Vì khuôn mặt được phân chia thành Thượng, trung, hạ đình nên ba phần này gọi chung là Tam đình.

    b. Ý nghĩa của Tam Đình:

    b.1. Thượng đình: thể hiện cho giai đoạn đầu của cuộc đời, khoảng dưới 20 tuổi. Thượng đình con biểu hiện khả năng về trí lực của con người. Một số nhà tướng học còn áp dụng thuyết tam tài vào tướng học. Khi đó Thượng đình được tượng trưng cho thiên (Tam tài: Thiên - Địa - Nhân). Và khi đó những người này luận giải tính cách con người dựa vào ý niệm của thiên: Trời phải cao, sáng, tươi,... thì mới tốt.

    Nói tóm lại, Thượng đình (đặc biệt là Trán) cần phải cao, sáng, tươi (sẽ xem xét ở phần tướng động), vuông vắn, nảy nở thì quý hiễn. Ngược lại, thượng đình xấu (nhỏ, tối, nhọn, hẹp, lồi lõm không cân xứng,...) thì hạ cách, khắc cha mẹ, bị tai nạn, hay cuộc đời khổ cực,...

    b.2. Trung đình: Trung đình thể hiện giai đoạn trung niên (từ khoảng 20 đến khoảng 40 tuổi). Trung đình còn biểu hiện khí lực của con người, và đây là phần tượng trưng cho người của những nhà tướng học áp dụng thuyết tam tài. Phần Trung đình là phần rất quan trọng, chúng ta sẽ xét sau. Nhưng nhìn chung, trung đình cần phải ngay ngắn sáng sủa, tươi nhuận thì công danh, tiền tài,... mới tốt.

    b.3. Hạ đình: Hạ đình biểu hiện hậu vận của đời người. Phần này cũng thể hiện hoạt lực (hoạt động) của con người, và cũng là phần địa trong thuyết tam tài.

    Nhìn chung, hạ đình cần phải ngay ngắn, vuông vắn, sáng sủa thì hậu vận mới tốt. Còn nếu hạ đình cong, nhọn, tối,... thì là dấu hiệu báo trước một hậu vận khó khăn.

    Một số nhà tướng học (Tô Lãng Thiên) còn cho rằng thượng đình chính là phần tiên thiên, nghĩa là phần được "trời phú", Trung đình là phần hậu thiên, thể hiện sự hoạt động của con người, và phần hạ đìnhcho ta biết về kết quả hoạt động của con người.
    (Phần này được đề cập khá kỹ trong một số cuốn sách về tướng học, chẳng hạn như Nhân tướng học của Hy Trương, các bạn có thể tham khảo thêm).

    Tóm lại, Tam đình cần phải ngay ngắn, sáng sủa, cân đối và tươi nhuận,.. thì mới tốt. Ngược lại, nếu tam đình cong, không cân xứng, không sáng,... thì sẽ báo trước một dấu hiệu khốn khổ của con người.

    Để biết được chính xác, chúng ta cần phải nghiên cứu tiếp những bộ vị quan trọng khác của tướng học.</DIV>
    <DIV>.2. Ngũ Nhạc

    1. Nguồn gốc tên gọi

    Khi nói đến Ngũ nhạc người ta thường liên hệ với địa lý học. Thực vậy, Ngũ Nhạc chính là tên của 5 ngọn núi trong những sách địa lý của Trung Hoa. Chính vì con người sống giữa thiên nhiên, nên những nhà khoa học cổ thường tự nhiên hoá qua hình thể con người. Hoàng Sơn, Hằng Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn, Tung Sơn là 5 ngọn núi nổi tiếng của Trung Hoa, được địa lý hoá thành các bộ vị trên khuôn mặt con người.

    (mở ngoặc ở đây: bạn đọc nào mới học về tướng pháp thì cũng có thể biết tên của những dãy núi này trong sách của Trung hoa, đặc biệt là các bộ truyện Kiếm hiệp).

    Trong phần luận về Ngũ nhạc, các nhà tướng học cổ còn ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong việc luận đoán.

    2. Vị trí của Ngũ nhạc

    Ngũ nhạc bao gồm: Trán, mũi, 2 Lưỡng quyền, và cằm.

    Trán: tượng trưng cho dãy núi phía Nam (Hoàng Sơn), nên cũng có tên gọi là Nam nhạc.

    Cằm: tượng trưng cho dãy núi phía Bắc (Hằng Sơn) nên có tên gọi là Bắc Nhạc.

    Mũi: tượng trưng cho dãy núi ở giữa (Tung Sơn) nên có tên là Trung Nhạc.

    Lưỡng quyền trái: tượng trưng cho dãy núi phía Đông (Thái Sơn) nên cũng có tên gọi là Đông Nhạc.

    Lưỡng quyền phải: tượng trưng cho dãy núi phía Tây (Hoa Sơn) nên cũng có tên gọi là Tây nhạc.

    3. Điều kiện để Ngũ nhạc được gọi là tốt

    Vì bị ảnh hưởng của Khoa Địa lý, Ngũ nhạc được xem là tốt khi chúng triều củng hay triều quy với nhau. Nghĩa là các dãy núi này phải tạo thành một sự liên hoàn để tụ về một điểm quan trọng nhất (điểm này có thể là điểm tưởng tượng cách xa trên khuôn mặt). Theo khoa Địa lý, khi các dãy núi này liên hoàn, triều quy với nhau thì Long mạch trở nên có thế. Cũng tương tự như vậy, khi 5 bộ phận này liên hoàn và triều quy với nhau thì con người có được ưu thế về tướng học.

    Chú ý: bài học trước chúng ta đã biết là mũi có thể gọi là phần nhân của mô hình tam tài (mũi là bộ phận quan trong bậc nhất trong trung đình). Chính vì thế, ở đây, mũi cũng có thể được coi là long mạch chính của hệ thống 5 bộ phận này (5 dãy núi).

    Nếu 5 nhạc tốt, người ta gọi là ngũ nhạc đắc cách.

    4. Điều kiện xấu của ngũ nhạc:

    Quần sơn vô chủ: Khi các dãy núi không được triều cũng với dãy núi trung ương, nghĩa là Trung nhạc quá nhỏ, thấp,... không tương ứng với 4 dãy núi còn lại.

    Cô phong vô biên: Khi dãy núi ở giữa quá cao, quá lớn không tương ứng với các dãy núi còn lại. Nói cách khác các dãy núi khác quá thấp, nhỏ không tương ứng với Trung nhạc.

    Hữu viện bất tiếp: Nghĩa là các dãy núi này ban đầu thì có vẻ như hỗ trợ cho nhau nhưng khi nhìn kỹ lại thì không. Nghĩa là có một vài dãy núi bị khuyến hãm làm cho tính tương ứng, hỗ trợ bị đổ vỡ.

    Phần này khó nhận biết hơn các phần trên.

    5. Điều kiện khuyết hãm của từng nhạc:

    Phần trên, chúng ta đã nói điều kiện khuyết hãm (xấu) của hệ thống ngũ nhạc. Bây giờ chúng ta tập trung vào mỗi nhạc.

    Nam nhạc (Trán): Trán bị coi là khuyết hãm khi mi tóc mọc quá thấp, tóc lỡm chỡm làm cho trán thấp, trán có văn bò lung tung như rắn bò, trán có vằn bất thường, trán có sát khí (sát khi có thể thấy rõ hơn ở ấn đường),...

    Trung nhạc (Mũi): Mũi bị xem là khuyết hãm khi mũi bị gãy, cong, cao trơ xương, bị lệch, lỗ mũi lộ hướng lên,...

    Đông và tây nhạc (Quyền trái và phải): Quyền bị xem là khuyết hãm khi bị lộ, trơ xương, bị lõm, quá thấp, quá cao, có tàn nhang,...

    Bắc nhạc (Cằm): Cằm bị coi là khuyết hãm khi xương quai hàm hẹp, cằm quá dài, cằm mỏng, cằm phía dưới đưa cao hơn,...

    6. Ứng dụng thuyết Âm Dương ngũ hành (hay yếu tố bù trừ)

    Phần này giới thiệu sơ lược về ứng dụng thuyết ngũ hành vào ngũ nhạc. Như ta đã biết, Ngũ hành gồm 5 yếu tố: Thổ - Kim - Thủy - Mộc - Hoả. 5 yếu tố này tương tác với nhau theo luật sinh khắc: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ. Quá trình tương sinh theo đó mà phát triển. Quá trình tương khắc: Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Chính vì tương sinh tương khắc nên vạn vật mới bình hoà phát triển.

    Theo phương vị, Thủy ở phương Bắc, Hoả ở phương Nam, Kim ở phương Tây, Mộc ở phương Đông, Thổ ở trung ương.

    Phương Nam hoả vượng, nên người phương Nam lấy Trán (Nam nhạc) làm bộ phận trọng yếu. Tất nhiên cho dù ở phương nào đi nữa thì vẫn xét tính tương trợ của cả 5 bộ phận (ngũ nhạc), và Mũi hay Trung nhạc bao giờ cũng đóng vị trí trung tâm.

    Phương Bắc Thuỷ vượng nên người phương Bắc lấy Cằm (Bắc nhạc) làm bộ phận quan trọng.

    Ý này có nghĩa là người phương Nam, nếu trán tốt mà các bộ vị khác xấu một chút, hay người phương Bắc cằm xấu tốt mà các nhạc khác xấu một chút thì cũng có thể bù trừ một chút.

    (Nguyên tắc tương sinh tương khắc trong thuyết Ngũ hành ứng dụng vào ngũ nhạc hơi khó nên không đề cập ở đây).

    Tóm lại: 5 bộ vị này tốt khi chúng phối hợp với nhau cân đối, hài hoà, và triều cũng với nhau.

    7. Ý nghĩa của ngũ nhạc:


    </DIV>
    Similar Threads
  • #2


    <DIV id=post_message_32>I.3. LỤC PHỦ

    1. Tên gọi:

    Phủ ở đây có nghĩa là cái kho chứa đựng tài vật. Lục Phủ nghĩa là 6 cái kho chứa.

    2. Vị trí:

    Xem hình dưới ta thấy Lục Phủ chỉ 3 cặp xương hai bên mặt, chạy dài từ trán xuống đến mang tai. 3 cặp xương này chia thành 3 bộ phận.

    Phần phía trên, từ dưới chân tóc chạy đến đuôi lông mày (phần 1 trên hình) nằm ở phía trên nên có tên gọi là thiên thương thượng phủ.

    Phần ở giữa (số 2 trên hình) bao gồm cặp lưỡng quyền đến tai, gọi là Quyền cốt trung phủ.

    Phần dưới (phần 3 trên hình) là phần 2 bên mang tai, gọi là tai cốt hạ phủ.





    3. Ý nghĩa và phương pháp quan sát:

    Vì phủ ở đây có nghĩa là cái kho chứa tài vật nên Lục phủ cho ta biết khái quát về tài vận.

    Lục phủ lấy cốt (xương) làm gốc: xương nẫy nở cân đối, đúng cách là tốt, ngược lại nếu xương khuyết hãm, hay lệch là xấu. Tất nhiên, khi quan sát cần xem cả phần thịt bổ trợ nữa. Xương cần có thịt bổ trợ mới đầy đặn, sung mãn.

    4. Thời vận
    Phần trên (Thiên thương thượng phủ): chỉ thời gian lúc còn niên thiếu, có thể nhờ gia đình mà thụ hưởng. Những người có bộ phận này sung mãn nghĩa là được cha mẹ, gia đình chu cấp dồi dào.

    Phần giữa (Quyền cốt trung phủ): Chỉ thời gian trung niên, phần lớn là do mình tạo ra.

    Phần dưới (tai cốt hạ phủ): chỉ về tiền tài lúc hậu vận.</DIV>
    <DIV>
    <DIV id=post_message_33>.3. TỨ ĐẬU VÀ NGŨ QUAN

    A. TỨ ĐẬU:

    1. Nguồn gốc:

    Đậu trong khoa tướng học (ở đây nói về xuất xứ tại Trung Hoa) có nghĩa là cái rãnh, cái mương nước. Cũng giống như Lục Phủ, Tứ đậu được tướng học hoá từ các hiện tượng thiên nhiên.

    2. Vị trí:

    Tứ đậu bao gồm: Mắt, Mũi, Miệng và Tai.

    Mắt có tên là Hoài đậu,

    Mũi có tên là Tế đậu,

    Miệng có tên là Hà đậu,

    và Tai có tên là Giang đậu.

    Đây cũng chính là 4 con sông của Trung hoa.

    (Bạn đọc không cần nhớ tên các con sông Trung hoa, ở đây chỉ nhắc lại nếu bạn nào đọc sách thì dễ nhận biết mà thôi).

    3. Ý nghĩa tổng quan:

    Tất nhiên khi xem bốn bộ phận trên như các dòng sông thì phải liên tưởng đến biển, vì sông thì phải đổ ra biển. Và ở đây, bộ óc con người được xem như biển. Bộ óc con người tiếp thu các cảm nhận từ tai mắt mũi miệng.

    Cũng giống như ngũ nhạc, lục phủ, khi luận đoán về Tứ đậu, người ta lại hình tượng hoá thiên nhiên vào tính cách con người.

    Muốn sông chảy ra biển tốt thì mặt sông phải rộng, sông phải sâu, không bị vật cản,...

    Như vậy, mỗi đậu phải có những đặc trưng riêng và phải phối hợp hài hoà. Phần luận về các bộ phận xin được đề cập vào các mục riêng.

    Cũng cần phải nói thêm về nhân trung. Khi luận về tứ đậu, phải nên bao gồm cả nhân trung.

    B. NGŨ QUAN

    1. Vị trí

    Ngũ quan gồm 5 bộ phận trên khuôn mặt: Hai lông mày, hai mắt, hai tai, mũi, và miệng.

    Hai lông mày gọi là Bảo thọ quan,

    Cặp mắt gọi là Giám sát quan,

    Hai tai gọi là Thám thính quan,

    Mũi gọi là Thẩm biện quan,

    Miệng gọi là Xuất nạp quan.

    Trong tướng học, ngũ quan rất quan trọng. Các sách viết về tướng pháp đều tập trung rất nhiều vào ngũ quan.

    2. Ý nghĩa tổng quan

    Trong tướng học, khi bàn về ngũ quan, người ta tóm tắt trong một câu sau: Ngũ quan cần phải Minh lương và Đoan chính. Minh lương nói về phẩm chất còn Đoan chính nói về hình dạng.

    Minh lương có nghĩa:

    Thanh khiết,
    Sáng sủa,
    Có thần khí,
    Trang nhã,

    Còn Đoan chính nghĩa là:

    Ngay ngắn,
    Rỏ ràng,
    Cân xứng và lớn nhỏ tuỳ nghi.</DIV>
    <DIV>
    <DIV id=post_message_34>.4. CÁC BỘ VỊ QUAN TRỌNG

    1.Giới thiệu:

    Trong tướng pháp, người ta thường chi khuôn mặt thành các bộ phận nhỏ, gọi là những bộ vị. Phần này thiệu sơ lược về 13 bộ vị quan trọng trên khuôn mặt.
    Các bộ vị từ trên xuống lần lượt là Thiên trung, Thiên đình, Tư không, Trung chính, Ấn đường, Sơn căn, Niên thọ, Thọ thượng, Chuẩn đầu, Nhân trung, Thuỷ tinh (miệng), Thừa tương và Địa các.


    ( có hình ở bản gốc)

    2. Vị trí của 13 bộ vị:

    Như đã đề cập trong bài Tam đình, Khuôn mặt của con người có thể chia thành 3 phần: Thượng đình, Trung đình và Hạ đình.

    Vị trí của 13 bộ vị này cũng được chia dựa theo Tam đình.

    Thiên trung, thiên đình, Tư không, và Trung chính: thuộc Thượng đình

    Ấn đường, Sơn căn, Niên thượng, Thọ thượng, Chuẩn đầu: thuộc Trung đình

    Nhân trung, Miệng (Thuỷ tinh), Thừa tương, Địa các: thuộc Hạ đình.

    Vì hình trên khá mờ, nên một số bộ vị cần được giải thích một chút.

    Từ Ấn đường, nghĩa là giữa hai đầu lông mày, lên đến tóc trán, được chia thành 4 phần, các phần từ trên xuống dưới theo thứ tự là Thiên Trung, Thiên Đình, Tư không và Trung chính. Như vậy, nếu nhìn chính giữa trán, phần trên là Thiên trung (giáp tóc), đến Thiên Đình, và phần dưới là Tư không và Trung chính.

    Các bộ vị thuộc trung đình:

    Ấn đường, giữa hai đầu lông mày.

    Sơn căn, phần lõm trên mũi, giữa hai đầu mắt.

    Niên thượng là phần dưới Sơn căn, phía trên của chính giữa mũi

    Thọ thượng chính là phần dưới Niên thượng, phía dưới của giữa của mũi,

    còn Chuẩn đầu là phần cuối mũi, chổ phía trên Nhân trung.

    Trong các bộ vị của Hạ đình, chỉ có Thừa tương thì hơi lạ, còn Nhân trung, Miệng, và Địa các thì quá quen thuộc. Thừa tương chính là chổ hơi lõm dưới môi dưới và trên địa các.

    3. Ý nghĩa tổng quan của các bộ vị

    Các bộ vị thuộc Thượng đình:

    Nhìn chung, nếu các bộ vị này đầy đặn, sáng sủa, hồng nhuận thì tốt. Ngược lại, các bộ vị này mà có khí sắc xanh xám, lồi lõm, tối thì xấu.

    Nhìn chung, cả 4 bộ vị này chỉ con người lúc còn nhỏ (tiền vận). Tuy nhiên ý nghĩa của các bộ vị có khác nhau một chút.
    Thiên trung chủ về cha, thiên đình chủ về mẹ, Tư không và Trung chính chủ về bản thân. Tư không chủ về được sự giúp đỡ của Phụ huynh, hay người lớn hơn, còn Trung chính chủ về khả năng của bản thân. Nếu bộ vị nào bị xấu thì sẽ ảnh hưởng đến tính tương quan của bộ vị đó. Chẳng hạn nếu Thiên trung và/ hoặc Thiên đình lồi lõm, khuyết hãm, hay có khí sắc xanh xám thì sự khốn khổ lúc nhỏ bị ảnh hưởng bởi cha và/ hoặc mẹ.
    Nếu Tư không sáng sủa thì con người dễ được Phụ huynh, người trên giúp đỡ, còn nếu khuyết hãm, sắc xám thì ít được giúp đỡ từ người khác (chủ yếu là người lớn hơn).
    Nếu trung chính sáng sủa, đầy đặn, khí sắc tốt chủ về thông minh, tài giỏi, lúc nhỏ khoẻ mạnh, ít bệnh tật. Ngược lại nếu Trung chính khuyết hãm, khí sắc xấu thì tuổi trẻ kém thông minh, nhiều bệnh tật,...

    Các bộ vị thuộc Trung đình:

    Ấn đường: Ấn đường là bộ vị rất quan trọng trong khoa tướng học phương Đông. Ấn đường chủ về vận mạng của cá nhân, đặc biệt là khi chuẩn bị bước vào trung vận. Bộ vị này ví như cái cổng thông giữa Trung Đình với Thượng đình. Cũng như các bộ vị khác, ấn đường lấy sự rộng rãi, nãy nở là tốt về hình thức, còn tươi nhuận, sáng sủa thần khí tốt là tốt về thực chất.

    Nếu Ấn đường tốt cả về hình thức lẫn thực chất thì cuộc sống con người sẽ suôn sẽ, tuổi trẻ dễ thành công. Nếu ấn đường khuyết hãm, tối, không cân đối thì cuộc sống, công danh sẽ khó khăn.

    Về Ấn đường, kỵ nhất là hai đầu lông mày giao nhau. Những người có 2 đầu lông mày nối với nhau thành 1 vết ngang giữa Ấn đường thì khắc gia đình (anh em), cuộc sống gặp nhiều nghịch cảnh. Nếu 2 đầu có nốt ruồi thì chủ về tù tội.

    Luận về Ấn đường khá phức tạp, đặc về là về thần khí, và văn (nếp nhăn), nên ở đây chỉ giới thiệu sơ lược, không đề cập về vấn đề này.

    Sơn căn: Sơn căn con người chủ về bệnh tật (sẽ đề cập sau đến phần các cung). Sơn căn xanh xám là dấu hiệu của bệnh tật. Nếu khí sắc này lan xuống phần dưới sống mũi và hai mắt thì bệnh càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

    Ngoài ra, Sơn căn còn được xem là nơi tiếp xúc giữa trời và người, giữa âm và dương (ứng dụng của thuyết tam tài và âm dương ngũ hành). Vì thế, nếu Sơn căn nhỏ, khuyết hãm, tối xanh thì mũi sẽ bị hư, ngược lại thì báo hiệu tài vận hạnh thông.

    Nốt ruồi mọc giữa Sơn căn chỉ về sự bôn tẩu tha hương. Nếu mọc chính giữa cũng thể hiệu sự tù ngục, còn mọc lệch về hai bên chủ về có ác tật.

    Niên thượng: Niên thượng có khí sắc xanh xám là dấu hiệu báo trước có người thân có bệnh. Niên thượng có nốt ruồi chủ về vận kiếp đào hoa, và dễ vì đào hoa mà mang tai tiếng.
    Thọ thượng: Thọ thượng thường khó phân biệt và ít có ý nghĩa thực tiễn hơn. Tuy nhiên, nếu thọ thượng sắc hồng, tươi nhuận thì góp phần gia tăng tiền tài. Nếu Thiên thượng nổi cao lên so với các bộ vị khác thì có thể bị thất bại trong cuộc đời.

    Chuẩn đầu: Chuẩn đầu là bộ vị rất quan trọng trong tướng học. Chuẩn đầu cũng là cung tài bạch của con người (sẽ bàn sau). Chuẩn đầu phải cao, đầy đặn, tươi nhuận, mập, hai lỗ mũi vừa vặn không quá rộng và không hẹp là dấu hiệu chỉ tiền tài hạnh thông. Ngược lại thì xấu.

    Mũi cũng là nơi chủ về công danh của con người, là một bộ vị rất quan trọng. Đối với Phụ nữ, Mũi cũng chủ về chồng.

    Các bộ vị thuộc Hạ đình:

    Nhân trung: Nhân trung là bộ vị quan trọng, đặc biệt là Phụ nữ. Nhân trung chỉ về sự sinh nở con cái của Phụ nữ (cùng với ngoạ tằm). Nhân trung tốt khi sâu, rõ ràng, và dài, phải ngay ngắn, không được lệch lạc, và đặc biệt là không có nốt ruồi hay các đường ngang cắt nhân trung.

    Miệng (Thuỷ tinh): Miệng cũng là bộ vị quan trọng trong tướng học, và khá phức tạp. Ở đây chỉ đề cập một cách sơ lược. Miệng đẹp khi nó ngay ngắn, không quá dài không nhỏ, không lồi lên, hai môi phải cân xứng, sắc phải hồng nhuận,....

    Địa các: Địa các chủ về thọ yểu, hậu vận. Địa các nãy nở, cân đối, không lẹm, không nhô lên là tốt. Khi đó đương số sẽ gặp hậu vận tốt, tiền tài sung túc. Nếu địa các nhọn, dài thì cuối đời sẽ cô đơn. Nếu có nốt ruồi thì cho dù có đẹp đi nữa vẫn không hưởng được di sản của người khác để lại.</DIV>
    <DIV>.5. 12 CUNG.

    Cũng giống như trong Tử vi, trong khoa tướng học cũng có 12 cung (ngoại trừ trong tử vi, cung thân sẽ cư vào cung khác: Mệnh, Quan, Tài, Di, Thê).A. Tổng quan

    Như đã biết, các lĩnh vực về Lý số phát triển mạnh ở Trung Hoa ở đời Tống. Sự xuất hiện của các nhà Lý học từ Ma Y, Trần Đoàn cho đến Thiệu Khang Tiết đã thổi vào những luồng gió mới của khoa lý số. Cũng từ đó (là chủ yếu) các bộ môn Lý số có sự giao thoa với nhau. Ma Y, Trần Đoàn là những vị tổ của Lý học nói chung và Tướng Pháp nói riêng. Vì có sự giao thoa đó, khi luận đoán về tướng học, người ta thường kết hợp các môn lý số khác: Âm Dương, Ngũ hành,...

    Bài này giới thiệi 12 cung trên khuôn mặt.

    Cung ở đây là một bộ phận (bộ vị) có một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho một lĩnh vực nào đó.

    12 cung này, cũng giống như trong Tử Vi Đẩu số, bao gồm các cung: Cung Mệnh, cung Phụ mẫu, cung Phúc đức, cung Điền Trạch, cung Quan lộc, cung Nô bộc, cung Thiên Di, cung Tật ách, cung Tài bạch, cung Tử tức, cung Phu thê, cung Huynh đệ.


    B. Vị trí và ý nghĩa của 12 cung.

    Phần sau đây giới thiệu sơ lược 12 cung.

    Về ý nghĩa, 12 cung này cũng giống như trong Tử Vi Đẩu số, ý nghĩa của mỗi cung chứa ngay tại nội hào của cung đó, chẳng hạn, cung Huynh đệ cho biết về anh em, cung Phu thê cho biết về vợ (chồng), cung tử tức cho biết về con cái,...

    Tất nhiên, không hoàn toàn giống Tử vi về mọi ý nghĩa. Chẳng hạn như trong Tử vi, cung Mệnh cho biết cuộc đời đương số đặc biệt là dưới 30 tuổi, còn trong Tướng pháp, cung Mệnh có ý nghĩa hẹp hơn,...

    1. Cung Mệnh

    Vị trí: Vị trí của cung mệnh chính là Ấn đường, nghĩa là ở giữa hai đầu đuôi mắt.

    Ý nghĩa: Cung mệnh cho biết về khả năng, trí tuệ, và tham vọng của cá nhân.

    Cũng cần chú ý rằng, khi xem tướng, không nên chỉ tập trung vào một bộ vị mà còn xem các bộ vị liên quan và các vùng phụ cận của bộ vị đó. Chẳng hạn, về cung Mệnh, không chỉ có xem Ấn đường mà còn xem (tính liên quan) đến Sơn căn, và trán phía trên Ấn đường.

    Nhìn chung, Ấn đường rộng rãi, sáng sủa, thần khí tốt, có khí phách là con người thông minh, học vấn tốt. Ngược lại, Ấn đường lệch hãm, khí sắc xấu là xấu.

    2. Cung Quan lộc:

    Vị trí: Vị trí của cung Quan lộc chính là ở giữa trán. Bộ vị này đôi khi được gọi là Chính trung.

    Ý nghĩa: Cung quan lộc cho biết địa vị, chức tước của đương số.

    Nếu cung Quan lộc sáng sủa, đầy đặn kết hợp với Sơn căn, Ấn đường và trán rộng rãi, sáng sủa thì con đường quan chức của đương số sẽ hạnh thông.

    Nếu cung Quan lộc bị khuyết hãm, trán hẹp, Ấn đường xấu thì con đường công danh của đương số sẽ bị trục trặc, thất bại.

    Ngoài ra, bộ vị này (cung Quan lộc) còn một ý nghĩa khác, đó là về tâm hồn con người. Nếu cung này đẹp, đương số có một tâm hồn quảng đại, cao ngạo, muốn đạt được công danh địa vị bằng tài năng thực lực của mình.



    Cung Vị trí

    Mệnh (1): Ấn đường

    Quan lộc (2): Chính trung (ngay giữa trán, bên trên ấn đường)

    Tài Bạch (3): Mũi (chủ yếu là phần Thọ thượng và Chuẩn đầu: nữa
    dưới của Mũi)

    Điền trạch (4): Mắt (một số người còn cho là trên mi trên, dưới lông
    mày)

    Huynh đệ (5): Cặp lông mày (cả 2 lông mày trái và phải)

    Tử tức (6): Lệ đường (Ngay dưới hai con mắt)

    Nô bộc (7): Địa Các

    Phu thê (8): Gian môn (phía dài của 2 đuôi mắt, gần tóc mai)

    Tật ách (9): Phía nữa trên Mũi ( gồm Sơn Căn, Niên Thượng và Thọ
    thượng)

    Thiên Di (10): Dịch Mã (Phía 2 góc trán)

    Phúc Đức (11): Hai bên má, chạy dài từ trên xuống dưới

    Phụ Mẫu (12): Phía trên của 2 góc trán, trên phần cùa cung Thiên Di

    và:
    Cung Vận Mạng tổng quan: toàn bộ khuôn mặt.</DIV>
    <DIV>
    <DIV id=post_message_752>3. Cung tài bạch

    Cũng như các môn lý số khác, cung tài bạch thể hiện về tiền bạc, của cải.

    Vị trí: vị trí của cung tài bạch chính là Mũi, và chủ yếu tập trung vào vị trí chuẩn đầu, thiên thương và thọ thương (xem như là nữa phía dưới của Mũi).

    Nhìn chung, mũi nẫy nỡ, sắc sáng, và kín đáo thì tốt, thể hiện khả năng tiền của sung túc. Mũi hãm, cong, lỗ Mũi hở thì không sung túc về tiền bạc. Tuy nhiên, khi quan sát Mũi phải phối hợp với các bộ vị khác, và đặc biệt là phải xem Mũi thuộc loại nào (Thiên thông tỵ, Huyền đảm tỵ,...).


    Theo Nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành, Mũi tượng trưng cho Thổ, nằm vị trí trung ương. Mũi đẹp là một lợi thế của đương số. Ngoài ra, như đã đề cập ở phần trước, Mũi của Phụ nữ còn có ý nghĩa thể hiện về người chồng.

    4. Cung Điền trạch

    Cung điền trạch, như tên gọi của nó, thể hiện về nhà cửa, điền sản,... của đương số .

    Vị trí của cung điền trạch chính là cặp mắt. Một số nhà tướng học khác (Tô Lăng Thiên, Kiến Nông cư sĩ,..) cho rằng vị trí của cung điền trạch còn ở trên bờ mắt, dước cặp lông mày.


    Nếu cặp mắt đẹp, đen, phần trên mắt đẹp, mắt sáng, trong,thì đương số có nhiều ruộng đất, nhà cửa. Nếu cặp mắt tối, lông mi xấu, không thần, thì đương số rất dễ gặp khó khăn về ruộng đất, nhà cửa.

    5. Cung Tử Tức

    Cung tử tức biểu hiện tình trạng con cái của đương số.

    Vị trí của cung tử tức là ở phía dưới hai cặp mắt. Vị trí này được gọi là Lệ Đường, hay Ngọa Tằm.

    Nếu Lệ đường tốt, đầy đặn, hồng hào, thì con cái tốt, được hưởng phước đức để có thể làm vinh danh tổ tông. Ngược lại, nếu lệ đường thấp hỏm, khuyết hãm, màu sắc xấu, thiếu sinh khí thì đương số khó khăn về đường con cái, con cái không thông minh, hay con cái phá tổ nghiệp.

    Đặc biệt, nếu Lệ đường sâu, khí sắc xám, có thẹo, thì rất dễ tuyệt tự.

    Tuy nhiên, khi xem về con cái, cần xem thêm ở Nhân trung, và Lệ Đường của cả vợ chồng.</DIV>
    <DIV>
    <DIV id=post_message_1273>6. Cung phu thê:

    Vị trí của cung Phu thê chính là Gian môn, là phần cuối đuôi lông mắt. Cung phu thê cho biết sơ lược về mối quan hệ giữa đương số với vợ (chồng), và hạnh phúc vợ chồng trong cuộc sống.

    Nếu Gian môn đầy đặn, không có sắc xấu (vàng, đen,...), không có vết hằn, thì đời sống vợ chồng dễ có hạnh phúc vật chất. Nếu bộ phận này quá nãy nở thì đường tình dục của đương số khá mạnh nên cũng có thể dẫn đến sự khó chịu cho người phối ngẫu. Ngược lại nếu khu vực này khuyết hãm, có các đường vằn cắt ngang,... thì khó có hạnh phúc vợ chồng, nên đòi hỏi đương số cần có sự hy sinh, cùng với cặp mắt khá buồn thì đương số có thể có nhu cầu về tình dục ngấm ngầm.

    Nếu khu vực này hồng nhuận, đẹp, vừa phải thì dễ lấy được vợ (chồng) tốt, hạnh phúc viên mãn. Nếu khu này bị hãm, xấu, vạch ngang xâm phạm thì có thể người phối ngẫu sẽ chết bất đắc kỳ tử, khó có thể có hạnh phúc vợ chồng.

    7. Cung huynh đệ

    Vị trí của cung huynh đệ chính là cặp lông mày. Cung này cho biết mối tương quan giữa đương số với anh chị em.


    Nếu lông mày thanh tú, dài quá mắt thì anh em hoà thuận, tình nghĩa anh em tốt đẹp, sâu đậm. Lông mày dạng hình trăng non (trăng mới mọc) thì anh em thường giỏi dang, nổi tiếng. Ngược lại, nếu lông mày thô, ngắn hơn mắt, khoảng cách không đều thì anh em thường ly tán. Đặc biệt nếu lông mày thưa, khô, cuối đuôi màu vàng là điềm anh em có thể chết bất đắc kỳ tử, chết xa nhà. Nếu lông mày xoắn lại thì anh em bất hoà. Lông mày giao nhau thì anh em thường cãi vã.

    Tuy nhiên, khi xem tướng lông mày, cần xem xét loại lông mày này thuộc vào loại nào, thanh trọc ra sao và phối hợp với các bộ vị khác như thế nào mới có thể kết luận chính xác được.

    8. Cung tật ách

    Vị trí của cung tật ách nằm ở phía trên của mũi, bao gồm cả Sơn Căn, Thiên Thượng, Thọ thượng. Cung tật ách cho biết về sức khoẻ của đương số.

    Nếu Sơn căn cao, Niên Thượng và Thọ thượng ngay ngắn thì đương số sẽ có sức khoẻ tốt, ít bị bệnh. Nếu khu vực này xấu, có gân xanh, lệch thì sức khoẻ của đương số kém, thường bị bệnh tật liên miên. Nếu tự nhiên có khí sắc xanh xám nổi lên thì đó là dấu hiệu báo trước rằng đương số sẽ bị trọng bệnh. Nếu khu vực này (đặc biệt là Sơn căn) có khí sắc xấu, Ấn đường, Mắt, Lông mày ảm đạm thì đương số có thể bị chết.

    9. Cung nô bộc:

    Vị trí đích thực của cung Nô bộc là địa các. Tuy nhiên, khi xem tướng, cần xem cả phần hạ đình, nghĩa là phần từ môi dưới trở xuống cằm. Cung này biểu hiện mối quan hệ giữa đương số với người giúp việc.

    Nếu khu vực địa các nãy nở, cân xứng, thì đương số là người có khả năng điều động nhiều người khác giúp mình, có mối quan hệ rộng. Nếu khu vực địa các bị hãm thì người giúp việc thường phản chủ, người giúp việc thiếu trung thành, nếu có thêm các vết hằn, vết cắt thì người giúp việc không hết lòng và thường oán trách chủ.</DIV>
    <DIV>10. Cung Thiên Di

    Vị trí cung thiên di chính là Dịch mã, tức là phía hai bên góc trán. Khi xem tướng, không nên chỉ chú ý đến bộ vị này mà cần phải xem các vùng phụ cận.

    Nếu khu vực này cao đẹp, tươi tốt thì đương số đi xa dễ làm ăn và dễ gặp người giúp đỡ. Nếu phần dưới cung này, nơi Ngư vĩ tức là cuối đuôi mắt đẹp đẽ, tươi nhuận thì cơ hội đi giao du rất nhiều, và có thể đi đến lúc tuổi già. Nếu Dịch mã xấu, lệch lõm, khí sắc xám thì đi xa chuốc lấy thất bại, long đong. Nếu địa các xấu nữa thì người này lận đận cả về tuổi già.

    11. Cung Phụ mẫu

    Vị trí cung phụ mẫu ở phía trên góc trán, trên phần cung Thiên Di.Vị trí này được gọi là Nhật giác (phía góc trên trán bên trái) và Nguyệt Giác (phía góc trên trán bên phải).

    Tương tự như các cung khác, nếu khu vực này đẹp thì đương số sinh ra trong gia đình tốt, con cái được chăm sóc cẩn thận. Nếu khu này hồng hào, đẹp đẽ thì bố mẹ có danh chức. Ngược lại, nếu khu vực này xấu, lồi lõm thì đương số không được tình thương từ cha mẹ. Nếu khu này lông mọc nhiều, khí sắc xấu, không cân xứng thì con cái khắc cha mẹ, hoặc sức khỏe của cha mẹ không được tốt.

    Một số người cho rằng, Nhật giác chủ vể cha, Nguyệt giác chủ về mẹ. Khi luận về Nhật giác, thì liên hệ với người cha. Chẳng hạn nếu Nhật giác đẹp, hồng nhuận thì cha sức khỏe tốt, có công danh. Tương tự như vậy đối với Nguyệt Giác. Một số người còn cho rằng nếu nhật giác thấp hơn nguyệt giác, khí sắc xấu hơn thì người cha mất trước mẹ và ngược lại.

    Tuy nhiên, khi xem về phụ mẫu, nhiều người khuyên nên xem các bộ vị lân cận của nó mới có thể luận chính xác</DIV>
    <DIV>
    <DIV id=post_message_1479>12. Cung Phúc đức

    Vị trí của cung phúc đức là từ Thiên Thương (nằm dưới Dịch Mã) ở hai bên mặt chạy thẳng xuống địa các. Một số người chỉ cho cung phúc đức là phần cuối đuôi lông mày, chạy thẳng đến tóc mai.

    Trong Tướng học, cung phúc đức không thể hiện nhiều ý nghĩa giống như trong tử vi (?). Cung này cho biết khả năng thành tựu trong thực tế về mặt công danh, sự nghiệp. Nếu các cung khác đẹp mà cung phúc đức xấu, ý nghĩa của các cung đó giảm hẳn đi. Ngược lại, nếu cung nào đó xấu mà cung phúc đức đẹp thì được gia tăng đôi chút.

    Nhìn chung, cung phúc đức đẹp, đầy đặn, hồng nhuận thì công danh sự nghiệp của đương số dễ có cơ hội thành hiện thực. Ngược lại nếu cung Phúc đức xấu, đen, hãm, thì công danh sự nghiệp của đương số gặp rất nhiếu khó khăn.

    Trong phép xem tướng, không chỉ lấy một bộ vị nào đó làm chính mà không thể xét tính tương quan của nó. Khi luận về cung Phúc đức, cần chú ý đến các bộ vị quan trọng khác như Ấn đường, Lông mày, Mũi, Địa các thì việc luận mới chính xác hơn.

    Nếu bộ vị khác bình thường, cung phúc đức bình thường hay có thể xấu đôi chút mà Ấn đường, Mũi, hay Địa các đẹp thì cuộc đời đương số bình thường, nhiều lúc có phần khá đôi chút tùy theo mức độ của các bộ vị.

    13. Cung vận mạng

    Đây là cung tổng hợp. Vì thế không có một bộ vị cụ thể nào đại diện cho cung này cả. Vị trí của cung này là toàn bộ khuôn mặt.

    Cung vận mạng cho biết khái quát về đương số, đặc biệt là các bộ vị có tính trội trong các cung trên. Từ đó có thể đưa ra những nhận định cơ bản về đương số. Chẳng hạn như Ấn đường của Đương số tốt hẳn so với các bộ vị khác, thì đương số có khả năng rất thông minh, hay nếu mũi của đương số rất đẹp thì công danh, tiền tài khá tốt.

    Tất nhiên, khi xem tướng không nên chỉ tập trung vào một bộ vị nào mà phải xem các bộ vị khác có liên quan. Khi quan sát cung Vận mạng, cần chú ý đến sự phối hợp của Đình, Ngũ nhạc, Tứ Đậu để có thể khái quát về đương số.</DIV>
    <DIV></DIV></DIV></DIV></DIV></DIV></DIV>

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom