• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Ngồi thiền - một cách tăng cường sức khoẻ .

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngồi thiền - một cách tăng cường sức khoẻ .

    Ngồi thiền - một cách tăng cường sức khoẻ .

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn và đang làm. Nó giúp điều chỉnh tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh - hậu quả của quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng.

    Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, tập trung vào một đề tài, hình ảnh hoặc câu “chú” nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh, trong tâm không còn bất cứ ý niệm nào. Các bước thông thường của một lần ngồi thiền bao gồm:

    1. Chuẩn bị

    Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận. Tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo, chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi.

    2. Tư thế

    Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được.

    Tư thế kiết già (thế hoa sen) đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.

    Các đạo sư Yoga cho rằng, vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy, chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn.

    Kết quả trên cũng phù hợp với lý luận của y học cổ truyền, rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6 cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt này sẽ được kích thích liên tục. Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm Tỳ, Can và Thận; nên kích thích này sẽ có tác dụng “thông khí trệ”, “sơ tiết vùng hạ tiêu” và điều chỉnh những rối loạn (nếu có) ở những kinh và tạng có liên quan. Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, bệnh nhân “âm hư hỏa vượng” hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi ở thế kiết già.

    3. Giảm các kích thích giác quan

    Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là “bế ngũ quan”.
    Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy, chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền (mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt).

    4. Giãn mềm cơ bắp

    Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt.. Đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể; cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh.

    Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ. Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Điều này căn cứ vào hai quy luật. Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu, có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể. Do đó, nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay thì sẽ thư giãn được toàn thân. Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não.

    5. Tập trung tâm ý

    Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền. Như đã nói ở phần trên, thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào . Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào này trong một thời gian nhất định. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hằng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định.

    Về điểm để tập trung tư tưởng, nhiều trường phái thường chọn huyệt Đan điền (bụng dưới, cách dưới rốn khoảng 3 cm). Nên tập trung vào điểm này vì nhiều lẽ. Theo y học cổ truyền, “thần đâu khí đó”. Khi tập trung vào một điểm ở vùng dưới cơ thể thì khí và huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dễ dẫn đến nhập tĩnh. Đan điền còn gọi là Khí hải hay Khí huyệt, ngụ ý là nơi “luyện thuốc”, là “bể chứa khí”. Đan điền là một huyệt quan trọng trong việc luyện dưỡng sinh của các đạo sĩ, các nhà khí công.

    Những người tâm dễ xao động cần một phương pháp kiểm soát tâm chặt chẽ hơn. Nên kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung tại Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới. Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên; lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống. Chỉ cần thở bình thường. Không cần quan tâm đến thở sâu hay thở cạn, đều hay không đều. Điều quan trọng ở đây là tập trung quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới. Sở dĩ chọn quan sát hơi thở ở bụng dưới mà không phải ở đầu mũi hoặc ở ngực là nhằm tạo quán tính thở sâu kết hợp với việc phát sinh nội khí ở Đan điền như đã nói ở phần trên. Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần khi nhớ ra thì tập trung trở lại Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ. Lâu dần , những tạp niệm sẽ bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài.

    6. Xả thiền

    Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy, cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thõng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân.

    Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ.

    Một vấn đề mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền. Một số phương pháp thiền phối hợp với vận khí hoặc có sự hỗ trợ khai mở các trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây những nguy hiểm nếu người tập thiếu những kiến thức về khí công, về y học truyền thống, hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh.

    Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào thì không có gì nguy hiểm.

    (Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Cháu là người mới tập Thiền, nghe nói đến Thiền đã lâu, nhưng khi đọc bài viết ở website này cháu mới bắt đầu tâp. Cháu xin được hỏi về cách thở: Khi hít vào, phồng hết bụng ra. Nhưng cũng có bài nói là hít căng lồng ngưc. Nhưng nếu đã hít căng lồng ngực thì bụng sẽ xẹp xuống chứ không thể căng đươc. Vậy thì khi hít vào sẽ như thế nào ạ, chỉ mỗi bụng phồng lên xẹp xuống hay cả ngực a? Cháu thấy rằng, nếu hít vào bằng ngực thì sẽ được nhiều hơi hơn là hít bằng bung.
    Cháu rất mong được các chú, các bác giúp đỡ.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi al289 View Post
      Cháu là người mới tập Thiền, nghe nói đến Thiền đã lâu, nhưng khi đọc bài viết ở website này cháu mới bắt đầu tâp. Cháu xin được hỏi về cách thở: Khi hít vào, phồng hết bụng ra. Nhưng cũng có bài nói là hít căng lồng ngưc. Nhưng nếu đã hít căng lồng ngực thì bụng sẽ xẹp xuống chứ không thể căng đươc. Vậy thì khi hít vào sẽ như thế nào ạ, chỉ mỗi bụng phồng lên xẹp xuống hay cả ngực a? Cháu thấy rằng, nếu hít vào bằng ngực thì sẽ được nhiều hơi hơn là hít bằng bung.
      Cháu rất mong được các chú, các bác giúp đỡ.
      Hiền cũng không rành lắm về thiền nhưng cũng là người thích thiền. Theo như trong yoga thì khi mình thở cách tốt nhất là thở bằng bụng, nghĩa là thở vào thì bụng phải phình to lên để thu hết không khí vào, thở ra bụng phải xẹp xuống hết mức để đưa hết không khí ra ngoài. Khi bụng phình lên thì tự nhiên không khí cũng làm căng lồng ngực, còn nếu ngược lại như lời bạn nói (căng ngực thì bụng xẹp hay căng bụng thì ngực xẹp) thì có lẽ bạn thở chưa đúng cách rồi.

      Nguyên tắc là khi thở vào phải hít thật nhiều khí vào và khi thở ra cũng phải tống hết khí ra.

      Vài lời thô thiển theo sự hiểu biết hạn hẹp của cá nhân, hy vọng có ai đó hiểu nhiều hơn về thiền sẽ giúp bạn được nhiều hơn.
      Tôi yêu tiếng nước tôi

      Audio Truyện Kiều

      Comment

      • #4

        Thiền như thế nào cho đúng cách, đúng phương pháp?

        Xin cho biết ngồi thiền như thế nào cho đúng cách, đúng phương pháp?

        Tọa thiền cần một căn phòng yên tĩnh. Ăn uống chừng mực, giảm thiểu những mối giao tiếp thế sự. Chớ tính toán nghĩ suy phải quấy, tốt xấu, cũng không theo bên này chống bên kia. Hãy dừng lại mọi tạo tác vận hành của tâm thức, ngay cả ý niệm muốn thành Phật cũng nên dập tắt. Ðiều này vẫn đúng không chỉ trong thời tọa thiền mà suốt mọi động tác trong ngày.
        Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.
        Trước hết trải một tấm nệm vuông dày khoảng 2 inches (toạ cụ), ngay giữa đặt lên trên một cái gối ngồi nhỏ (bồ đoàn) để ngồi. Nếu không có bồ đoàn bạn có thể dùng một cái gối thường gấp đôi lại. Nửa mông sau đặt trên bồ đoàn và ngồi ngay thẳng vững vàng. Có nhiều cách ngồi, nhưng với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu Miến Điện hay ngồi bán kiết già. Những người thường mặc Âu phục rất khó ngồi bán kiết già hay toàn kiết già, có thể ngồi thiền trên ghế hay ngồi theo kiểu Nhật Bản.
        Ngồi kiểu Miến Điện:
        Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:


        Ngồi Bán Kiết Già (Half Lotus position)
        Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.


        Ngồi Toàn Kiết Già (Full Lotus position)
        Tư thế toàn kiết già là hai chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn. Cònbàn tay trái để lên bàn tay phải, hoặc ngược lại. Hai bàn tay để lên hai lòng bàn chân, những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau nằm ngay chiều rốn, cùi chõ vừa ôm hông là được .


        Xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn. Lưỡi chạm hàm trên, miệng ngậm, mắt hé mở. Đây là tư thế toạ thiền đúng cách, vững chãi và hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của tọa thiền là tâm toạ.
        Ngồi kiểu Nhật Bản (Seiza position):
        Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.


        Ngồi Trên Ghế (Chair position):
        Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.


        Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.

        Error - 404" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
        Thở Vào Ra Trong Lúc Toạ Thiền:
        Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.
        Error - 404" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />
        Điều quan trọng của toạ thiền là tâm toạ tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập.
        Thở là sự sống, là năng lực sống còn, là tâm điểm các hoạt động của cơ thể chúng ta. Tâm và hơi thở của chúng ta là một: khi chúng ta tức bực, hơi thở trở nên hổn hển, khi tâm chúng ta cảm thấy an lạc thoải mái, hơi thở trở nên điều hoà, dễ chịu. Vì thế chúng ta cần điều hoà hơi thở một cách tự nhiên qua lỗ mũi và chú tâm vào cảm thọ về hơi thở nơi đan điền (phần bụng dưới rốn), hoặc là hơi thở vào ra nơi hai lỗ mũ (chỉ nên chọn một). Cảm thọ này là mục đích thiền tập cơ bản của chúng ta. Khi tâm chúng ta nghĩ chuyện khác, chúng ta nên tức khắc gọi nó trở về với hơi thở vào ra. Thân ở đâu thì tâm ở đó.
        Do vì mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp tu nào áp dụng chung cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ dạy nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng. Một số những pháp môn này như sau:
        - Quán tưởng: chú tâm quán sát sâu xa về một đề mục rút trong giáo lý.
        - Trì chú: chú tâm tụng niệm những câu chú gồm những chữ bí ẩn.
        - Niệm Phật: chú tâm niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà.
        - Tham thiền: chú tâm tham một công án hoặc một thoại đầu.
        Chúng tôi liệt kê chi tiết một số pháp môn thiền hiện hành như sau:
        - Thiền Tại Hiện (Here and Now Meditation)
        - Thiền Niệm Phật
        - Thiền Tây Tạng
        - Thiền Minh Sát: Mahasi Sayadaw
        - Thiền Quán: Ajahn Chah
        - Thiền Tào Động (Mặc Chiếu)
        - Thiền Công Án
        - Thiền Thoại Đầu ..
        Nhưng, dù là pháp nào chăng nữa thì việc thực hành cũng là trình tự đưa tâm từ trạng thái nhiều vọng tưởng về trạng thái ít vọng tưởng rồi về nhất tâm, về sau từ từ đạt đến vô tâm, rồi liễu tâm, ngưng dứt dòng suy nghĩ miên man, liên tục của ý thức. Nhà Phật quan niệm rằng sự suy nghĩ liên tục, miên man, của ý thức, còn gọi là "tâm viên ý mã", tức là tâm ý vọng tưởng chạy nhẩy như con vượn, con ngựa, có tác hại là đã che mờ mất Chân Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã. Hành giả nên chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị thầy hướng dẫn. Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những ai mới bắt đầu học thiền.

        Nguồn Thư Viện Hoa Sen
        Tôi yêu tiếng nước tôi

        Audio Truyện Kiều

        Comment

        • #5

          Thiền Vipassana

          Thiền Vipassana - Cách thiền đi vào bản chất của cuộc sống

          Vipassana là cách thiền đã làm cho nhiều người trên thế giới được giác ngộ hơn bất kì phương pháp nào khác, vì nó rất bản chất. Tất cả các cách thiền khác đều có cùng bản chất, nhưng ở các dạng khác nhau; một cái gì đó không bản chất còn được gắn thêm vào với chúng. Như vipassana thì thuần tuý bản chất. Bạn không thể loại bỏ bất kì cái gì khỏi nó và bạn cũng không thể nào thêm bất kì cái gì vào để cải tiến nó.
          Vipassana là một điều đơn giản đến mức mà ngay cả một đứa trẻ nhỏ cũng có thể thực hiện được nó. Trong thực tế, đứa trẻ nhỏ nhất có thể làm điều này còn tốt hơn cả bạn, bởi vì nó còn chưa chồng chất rác rưởi trong tâm trí; nó vẫn còn trong sạch và hồn nhiên.
          Vipassana có thể được thực hiện theo ba cách - bạn có thể chọn cách nào phù hợp nhất với bạn.
          Cách thứ nhất là: nhận biết về hành động của bạn, thân thể bạn, tâm trí bạn, trái tim bạn. Bước, bạn nên bước với nhận biết. Di chuyển tay, bạn nên di chuyển với nhận biết, hiểu biết hoàn hảo rằng bạn đang chuyển tay mình. Bạn có thể chuyển nó mà chẳng ý thức chút nào, giống như một vật máy móc... bạn đang đi dạo buổi sáng; bạn có thể cứ đi dạo mà chẳng nhận biết về chân bạn.
          Hãy tỉnh táo về những chuyển động của thân thể bạn. Trong khi ăn, hãy tỉnh táo với chuyển động cần cho việc ăn. Tắm, bạn hãy tỉnh táo với cái lạnh đang đến với bạn, nước đang bắn vào bạn và cực kì vui mừng về nó - hãy thật tỉnh táo. Không nên cứ để mọi việc xảy ra trong trạng thái vô ý thức.
          Và cũng điều tương tự với tâm trí bạn. Bất kì ý nghĩ nào thoáng qua màn ảnh tâm trí bạn, hãy chỉ là người quan sát. Bất kì xúc động nào trôi qua màn ảnh trái tim bạn, hãy vẫn còn là một nhân chứng - chớ tham dự vào, đừng bị đồng nhất, đừng đánh giá cái gì tốt, cái gì xấu; đấy không phải là phần thiền của bạn.
          Dạng thứ hai là thở, hãy trở nên nhận biết về việc thở. Khi hít vào, bụng bạn bắt đầu phồng ra, và khi thở ra, bụng bắt đầu xẹp lại. Cho nên phương pháp thứ hai là hãy nhận biết về cái bụng: nó phồng lên và xẹp xuống. Hãy rất nhận biết về việc bụng phồng lên và xẹp xuống... và bụng thì rất gần với ngọn nguồn cuộc sống vì đứa trẻ được nối với mẹ nó qua rốn. Đằng sau rốn là ngọn nguồn cuộc sống của nó. Cho nên, khi bụng phồng lên đấy thực sự là năng lượng cuộc sống, động cơ của cuộc sống phồng lên và xẹp xuống theo từng nhịp thở. Điều đó nữa cũng không khó, và có lẽ còn dễ hơn vì nó là một kĩ thuật đơn giản.
          Đầu tiên, bạn phải nhận biết về thân thể, bạn phải nhận biết về tâm trí, bạn phải nhận biết về xúc động, tâm trạng của mình. Cho nên nó có ba bước. Cách tiếp cận thứ hai chỉ có một bước: chỉ ở bụng, chuyển lên và xuống. Và kết quả thì cũng vậy. Khi bạn trở nên nhận biết hơn về bụng thì tâm trí trở nên im lặng, trái tim trở nên im lặng, tâm trạng biến mất.
          Và cách thứ ba là nhận biết về việc thở ngay lúc vào, khi hơi thở đi vào qua lỗ mũi bạn. Bạn hãy cảm thấy nó ở một cực điểm - cực bên kia từ bụng - hãy cảm thấy nó từ mũi. Hơi thở đi vào cho một sự mát mẻ nào đó với lỗ mũi bạn. Rồi hơi thở đi ra... hơi thở đi vào, hơi thở đi ra.
          Điều đó nữa cũng là có thể. Điều này dễ cho đàn ông hơn đàn bà. Đàn bà thì nhận biết nhiều hơn về bụng. Phần lớn đàn ông không thở sâu đến bụng. Ngực họ dâng lên rồi hạ xuống, vì một loại điền kinh sai lầm nào đó đang thịnh hành khắp trên thế giới. Chắc chắn là nó cho một hình dạng thân thể đẹp đẽ nếu ngực bạn cao còn bụng thì gần như không tồn tại.
          Con người đã chọn thở chỉ đến ngực, cho nên ngực trở nên lớn hơn và bụng thì co lại. Điều đó dường như làm cho người đó thành có vẻ điền kinh hơn.
          Trên khắp thế giới, ngoại trừ ở Nhật, mọi vận động viên và giáo viên thể dục đều nhấn mạnh đến việc thở bằng cách hít đầy phổi, căng lồng ngực ra, và kéo bụng vào. Lí tưởng là con sư tử có ngực lớn và bụng rất nhỏ. Cho nên hãy giống như con sư tử; điều đã trở thành qui tắc cho các vận động viên thể dục điền kinh, và những người đã làm việc với thân thể.
          Nhật bản là ngoại lệ duy nhất nơi họ chẳng quan tâm rằng ngực phải nở ra còn bụng phải lép vào. Việc cần một kỉ luật nào đó để lép bụng vào là không tự nhiên. Nhật bản đã chọn cách tự nhiên, do đó bạn sẽ ngạc nhiên mà thấy tượng Phật ở Nhật. Đấy là cách bạn có thể ngay lập tức phân biệt ra bức tượng là của Ấn Độ hay Nhật bản. Tượng Phật Gautam của Ấn Độ có một thân thể rất lực sĩ; bụng rất nhỏ còn ngực thì rất nở. Nhưng Phật ở Nhật bản lại hoàn toàn khác; ngực gần như im ắng, vì ông ấy thở từ bụng, còn bụng thì lại lớn hơn. Trông thì không hay lắm - vì ý tưởng thịnh hành trên thế giới quá cổ lỗ, nhưng việc thở từ bụng thì tự nhiên hơn, thảnh thơi hơn.
          Trong đêm điều ấy xảy ra khi bạn ngủ; bạn không thở từ ngực, bạn thở từ bụng. Đó là lí do tại sao đêm lại là một kinh nghiệm thảnh thơi đến thế. Sau giấc ngủ, vào buổi sáng bạn cảm thấy tươi tắn thế, trẻ trung thế, bởi vì cả đêm bạn đã thở tự nhiên... bạn đã ở Nhật!
          Có hai điểm: nếu bạn sợ rằng việc thở từ bụng và việc chú ý tới bụng phình ra và xẹp lại sẽ phá huỷ hình thức điền kinh của bạn... con người có thể quan tâm nhiều hơn đến hình dạng điền kinh đó. Thế thì với họ dễ dàng hơn là theo dõi gần lỗ mũi nơi hơi thở đi vào. Theo dõi, và khi hơi thở đi ra, cũng theo dõi.
          Đấy là ba hình thức. Bất kì hình thức nào cũng có tác dụng. Và nếu bạn muốn thực hiện hai cách với nhau, bạn có thể cùng làm chúng; thế thì nỗ lực sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu bạn muốn thực hiện cả ba cách với nhau, bạn có thể làm cả ba cách cùng lúc. Thế thì có khả năng nhanh chóng hơn. Nhưng tất cả đều tuỳ thuộc vào bạn, bạn cảm thấy cái gì là dễ dàng.

          Hãy nhớ: dễ dàng là phải.
          Khi việc thiền trở nên lắng xuống và tâm trí im lặng thì bản ngã sẽ biến mất. Bạn sẽ có đó, nhưng sẽ không có cảm giác về cái ‘tôi’. Thế thì cánh cửa là để mở.
          Bạn hãy đợi với một tình yêu khao khát, với một sự đón chào trong tim cho khoảnh khắc vĩ đại đó - khoảnh khắc vĩ đại nhất trong cuộc sống của bất kì ai - về giác ngộ.
          Nó tới... nó chắc chắn tới. Nó chưa bao giờ chậm trễ dù chỉ một khoảnh khắc. Một khi bạn đã hài hoà đúng thì nó bỗng nhiên bùng nổ trong bạn, làm biến đổi bạn.
          Con người cũ đã chết và con người mới đã tới.

          Ngồi
          Bạn hãy tìm một vị trí thoải mái hợp lí và tỉnh táo để ngồi trong 40 đến 60 phút. Đầu và lưng nên thẳng, mắt nhắm và thở tự nhiên. Duy trì tĩnh lặng nhiều nhất có thể được, chỉ thay đổi vị trí nếu thực sự cần thiết.
          Trong khi ngồi, đối tượng chủ yếu là theo dõi bụng phập phồng, hơi phía trên rốn một chút, bị gây ra bởi việc hít vào thở ra. Đấy không phải là kĩ thuật tập trung, cho nên trong khi theo dõi hơi thở, nhiều thứ khác sẽ lôi chú ý của bạn ra xa. Không có gì là sự phân tán trong vipassana, cho nên nếu một ai đó tới, thì hãy ngừng việc quan sát hơi thở, hãy chú ý tới bất kì cái gì đang xảy ra cho tới khi quay trở lại hơi thở của bạn. Điều này có thể hàm chứa ý nghĩ, tình cảm, phán xét, cảm giác thân thể, ấn tượng từ thế giới bên ngoài v.v..
          Chính tiến trình quan sát là có ý nghĩa, điều bạn đang quan sát thì không có ý nghĩa nhiều lắm, cho nên hãy nhớ đừng trở nên đồng nhất với bất kì cái gì tới; câu hỏi hay vấn đề có thể chỉ thấy được như các bí ẩn cần tận hưởng!

          Bước Vipassana
          Đây là bước đi thông thường, chậm rãi dựa trên nhận biết về chân chạm đất.
          Bạn có thể bước trong vòng tròn hay đường thẳng quãng 10 hay 15 bước, đi đi lại lại, bên trong hay ra ngoài cửa. Mắt nên hạ thấp nhìn xuống sàn vài bước phía trước. Trong khi bước, chú ý nên đi vào tiếp xúc với từng bước chân khi nó chạm sàn. Nếu những vật khác nảy sinh thì hãy dừng việc chú ý vào bước chân, bạn hãy chú ý vào bất kì cái gì lôi kéo sự chú ý của bạn và rồi trở lại với bước chân.
          Cũng cùng kĩ thuật này dùng cho việc ngồi - nhưng quan sát một sự vật chính khác. Bạn có thể bước trong vòng 20 tới 30 phút.[ii]


          [I] The New Dawn
          [ii] Instructions current in use at Osho Commune International, Poona, India

          Theo Thiền cùng Yoga
          Tôi yêu tiếng nước tôi

          Audio Truyện Kiều

          Comment

          • #6

            Một số cách thiền định nhanh hơn

            Một số cách thiền định nhanh hơn

            Để có thể tiến bộ nhanh trong thiền định, bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn sau:

            • Không ngắt quãng
            Hãy ngắt chuông điện thoại. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình bạn sẽ tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.


            • Tập luyện hai lần một ngày không thay đổi
            Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen thiền định thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy thiền tối thiểu vài ba phút, hai lần một ngày không thay đổi.


            • Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày
            Hãy thiền định thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian, nhờ vậy đến giờ thiền, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho thiền định là vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn (trước khi ăn sáng và ăn tối). Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, trước khi bạn đi ngủ.


            • Thiền định khi bụng rỗng
            Sau khi ăn, năng lượng của cơ thể tập trung vào các cơ quan tiêu hoá, tâm trí trở nên trì trệ và khó tập trung hơn. Do vậy luôn tập thiền khi bụng đói. Một cách tốt nhất để duy trì việc tập thiền thường xuyên đó là tuân thủ qui tắc “chưa thiền, chưa ăn”. Chỉ ăn sáng và ăn tối sau khi thiền định.


            • Hãy dành một nơi đẹp đẽ để thiền định
            Ngay khi phòng bạn chật, hãy dành một góc cho việc thiền. Giữ nó sạch sẽ và tươi mát (có thể bằng cây cảnh, các tranh ảnh tạo cảm hứng, thảm hoặc đệm để thiền...). Cố gắng thiền định ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí (“sóng rung”) của nơi đó giúp bạn trong thiền định.


            • Giữ cột sống thẳng
            Trong khi thiền sâu có một luồng năng lượng mạnh mẽ chạy dọc cột sống lên não. Nếu ngồi cong hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó điều quan trọng là bạn phải ngồi càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Đặt một cái đệm nhỏ dưới mông có thể giúp bạn ngồi thẳng lúc ban đầu; nhưng cách tốt nhất là tập asana. Các bài tập co giãn, vặn mình của asana giúp cho cột sống khoẻ và linh hoạt, nhờ vậy bạn có thể ngồi thẳng người một cách thoải mái.


            • Tham gia thiền tập thể thường xuyên
            Vài tuần đầu tiên khi tập thiền là quãng thời gian khó nhất, khi tâm trí vẫn hướng ngoại do thói quen, người tập thiền cảm thấy khó kiểm soát tâm trí bất an và hướng nó vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia thiền tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Thiền tập thể ít nhất một tuần một lần là thiết yếu với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh.


            • Đọc những sách tinh thần
            Để giữ tâm trí được nâng cao trước những ảnh hưởng thường là tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, điều cần thiết là hàng ngày phải đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần – có thể là sau khi thiền, khi mà tâm trí sáng sủa và yên tĩnh.


            • Tắm sơ trước khi thiền
            Kỹ thuật này của yoga giúp làm mát cơ thể và làm trong sạch tâm trí. Nó nạp lại năng lượng ngay lập tức và cũng làm tâm trí yên tĩnh và sẵn sàng cho việc thiền định sâu. Đầu tiên dội nước mát vào bộ phận sinh dục; sau đó vào hai chân từ đầu gối trở xuống; sau đó vào hai tay từ khuỷu tay trở xuống. Sau đó, ngậm một ít nước vào miệng, tạt nước mát vào mắt mở, mười hai lần. Uống nước “bằng mũi”: giữ một ít nước trong lòng bàn tay và ngửa đầu ra phía sau và cho nước chảy vào mũi; sau đó nhổ nó ra bằng miệng. Rửa sạch miệng bằng nước và họng bằng ngón tay giữa. Rửa tai và phía sau tai; sau đó rửa sau cổ (dùng nước mát, không dùng xà phòng). Khi có thể, hãy tắm nước mát toàn thân trước khi thiền.


            • Hãy kiên nhẫn với sự tiến bộ của mình
            Hãy nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong. Do vậy đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong thiền định - nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ dù bạn có nhận ra điều đó hay không: chính cố gắng ngồi và tập trung làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày. Do vậy hãy thiền đều đặn: bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó... bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong.
            Khánh Quỳnh
            (Theo Yoga VN)
            Đã chỉnh sửa bởi nhé; 22-06-2009, 03:13 AM.
            Tôi yêu tiếng nước tôi

            Audio Truyện Kiều

            Comment

            • #7

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi al289 View Post
              Cháu là người mới tập Thiền, nghe nói đến Thiền đã lâu, nhưng khi đọc bài viết ở website này cháu mới bắt đầu tâp. Cháu xin được hỏi về cách thở: Khi hít vào, phồng hết bụng ra. Nhưng cũng có bài nói là hít căng lồng ngưc. Nhưng nếu đã hít căng lồng ngực thì bụng sẽ xẹp xuống chứ không thể căng đươc. Vậy thì khi hít vào sẽ như thế nào ạ, chỉ mỗi bụng phồng lên xẹp xuống hay cả ngực a? Cháu thấy rằng, nếu hít vào bằng ngực thì sẽ được nhiều hơi hơn là hít bằng bung.
              Cháu rất mong được các chú, các bác giúp đỡ.
              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi nhé View Post
              Hiền cũng không rành lắm về thiền nhưng cũng là người thích thiền. Theo như trong yoga thì khi mình thở cách tốt nhất là thở bằng bụng, nghĩa là thở vào thì bụng phải phình to lên để thu hết không khí vào, thở ra bụng phải xẹp xuống hết mức để đưa hết không khí ra ngoài. Khi bụng phình lên thì tự nhiên không khí cũng làm căng lồng ngực, còn nếu ngược lại như lời bạn nói (căng ngực thì bụng xẹp hay căng bụng thì ngực xẹp) thì có lẽ bạn thở chưa đúng cách rồi.

              Nguyên tắc là khi thở vào phải hít thật nhiều khí vào và khi thở ra cũng phải tống hết khí ra.

              Vài lời thô thiển theo sự hiểu biết hạn hẹp của cá nhân, hy vọng có ai đó hiểu nhiều hơn về thiền sẽ giúp bạn được nhiều hơn.
              Cảm ơn al289 đã có một số gợi ý đặt ra và bàn về Thiền. Thiết nghĩ những bài viết do nhé đăng một phần nào cũng đã trả lời những thắc mắc và giúp đỡ thêm cho al289. Thú thật bản thân HV cũng đã có ngồi thiền một thời gian nhưng không lâu lắm (có lẽ vì còn nhiều nghiệp chướng ).
              Và sau khi đọc những bài viết do nhé đăng, tự nhiên HV lại cảm thấy muốn ngồi thiền lại dù chỉ cần 10 hoặc 15 phút mỗi ngày là đã đủ.
              Hy vọng al289 sẽ có thêm một vài thông tin dù rất nhỏ ở nơi này.
              Cảm ơn nhé và cầu chúc nhé cùng al289 nhiều niềm vui và bình an.
              Sống trên đời

              Comment

              Working...
              X
              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom