Vào Google search "Tôi đã lầm khi đưa em sang đây " ,tìm được " Anh đã mừng đưa em sang đây " của Lê Huy và một bài của Tuấn Linh , tạm đặt tựa " Anh đã lầm khi theo em sang đây ..." Chúc cuối tuần vui vẻ , các bạn nhé!
Ở cái xứ Tây phương "ladies first" này, thân phận nam nhi chi khí bị tụt hậu không thương xót. Ngược lại các bà nhà ta theo chủ nghỉa "cơ hội" tự nhiên thấy mình quan trọng hẳn lên đến nỗi quên cả mình là "phụ nữ Á Ðông". Ðức tính : nhu mì, dịu dàng đi chơi chỗ khác dành cho những đức tính nóng nẩy, cộc cằn, nhăn nhó khó chịu. Tội nghiệp cho con cháu của Adam , tội nghiệp cho con cháu của vua Hùng, của Nguyễn Huệ.
Quả bóng bơm căng quá sẽ nổ, bị "đì" quá, phải vùng dậy, "nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh". Nhưng phải đấu tranh như thế nào. Câu hỏi nan giải thật khó trả lời, có nhiều người đã chỗi dậy, nhưng không chỗi dậy để đứng lên mà để nằm xuống, thật là oái oăm. Muốn đạt được mục đích chúng ta phải tìm đúng đối tượng đề tấn công, xác định đúng ai là địch thủ để ra tay cho thật khéo léo mới mong dành phần thắng lợi. Biết làm sao hơn khi xung quanh ta đã dại dột "Vẽ đường cho hươu chạy" để rồi đêm đêm thầm ca "tôi đã lầm khi đưa em sang đây..." Chuyện đã lỡ, xin một câu hứa kiếp sau ta chạy luôn.
Một buổi sáng đẹp trời, cùng với bạn bè ngồi nhâm nhi cafe , phì phèo điếu thuốc, để cùng nhau tìm về quá khứ luyến tiếc, tìm về những ngày xưa thân ái, bỗng cửa phòng chợt mở người đẹp "trong mộng" bước ra, nàng đã đóng bộ, sẵn sàng lên đường "go shopping". Trước khi dời gót ngọc nàng dặn dò kỹ lưỡng: "Anh nhớ dắt chó dạo công viên" cho dãn gân cốt. Lệnh bà đã truyền nào ai dám trái lời. Thế là một hình ảnh mới "Anh, chính anh một ngôi sao sáng", chính anh một thời vang bóng, chính anh hôm nay dắt chó đi dạo công viên. "Dạo công viên" cho có vẻ văn chương, thực sự là dắt cho đi tè... Thời vàng son của anh nay còn đâu, những chiều Gia Long, những chiều Lê Văn Duyệt v.v.. Những chiều tan học đón đưa, những chiều dắt nhau nhặt me khô rớt rụng. Những nụ cười như hoa mười giờ nở , những ánh mắt long lanh như nước mùa thu, những suối tóc đã tốn biết bao trang giấy để ca tụng. Nhớ lại thật xót xa, ai là người đưa em vào mộng , ai là người dìu bước em đi, Vâng chính anh, chính anh.... Nhưng hôm nay lại chính em ra lệnh "dắt chó đi dạo" thật là nhục nhã. Trong tôi bùng lên cơn uất hận, tôi đã thấy rõ ràng, "kẻ thù truyền kiếp".
Số là con chó nhà tôi, nó đến với chúng tôi vào một đêm không trăng sao, lại vào mùa đông lạnh lẽo. Khi nghe thấy tiếng kêu ngoài cửa giữa đêm khuya, tôi vội vàng ra mở cửa, chú chó nhỏ xíu trắng tinh chạy ngay vào nhà không thèm hỏi han bất cứ ai, nó chạy tùm lum làm như nhà không chủ. Chúng tôi thì ngỡ ngàng nhìn chó, còn chó thì tỉnh bơ như đã quen từ kiếp trước , nó chạy một hồi không có gì, nó quay lại chân vợ tôi quấn quít. Tôi lên tiếng "chắc nó đói em lấy sữa cho nó uống," từ đó chú chó ở lì trong nhà. Người ta nói "chó đến nhà thì hên ". Vợ tôi quyết định giữ nuôi chó cho hên cửa hên nhà. Hên thì tôi không biết, nhưng từ khi có chó trong nhà thì tôi bị hạ xuống hạng ba....Con chó trắng lông quăn, mũi và hai mắt đen, phải nói nhìn nó rất dễ thương. Nàng đặt cho nó cái tên Curly, tôi gọi nó là Cu lì. Từ ngay có Cu lì, vợ tôi vui ra mặt, nàng chăm sóc nó như chăm sóc con nhỏ, cho chó ăn, tắm cho chó, dắt chó đi "xì" thời gian nàng bỏ ra lo cho chó nhiều hơn cho đấng phu quân. Thật vậy có bao giờ nàng tắm cho phu quân đâu, chồng nàng cứ phải tự lo cho mình. Chó cứ việc đứng tại chỗ, cơm bưng nước rót, đã vậy còn chưa chịu ăn, phải đút từng miếng, phải dụ từng chút, sau đó nàng lấy khăn lau miệng, lau chân tay. Lúc nào cũng thấy nàng bồng, nàng ẵm. Cả lúc ngủ cũng ẵm, cũng ôm. Giá nàng ôm ông xã như "ôm chó" thì quí biết mấy. Ngược lại có ôm nàng một chút thì nàng kêu lên "ngộp anh". Cứ nhìn thấy nàng lo cho chó là bực mình, cứ thấy nàng chăm sóc cho chó là ứa gan, ứa ruột. Phải tìm cách tống cổ nó đi. Có những lúc tức quá chửi thề "từ ngày có chó về nhà mình lắm tiếng chửi thề".
Từ hôm đó tôi "đêm không ăn, ngày không ngủ" cố tìm ra một phương án "tấn công" địch thủ. Sau bảy bảy bốn mươi chín ngày tôi đã tìm ra một phương án , phương án tuyệt diệu nhất , không tốn kém lại không ôn ào, phương án được đặt tên "Mưa bụi" chỉ cái tên không thôi, tôi suy nghĩ mấy ngày. Vô tình trong một buổi dạ vũ nghe Văn Cao ca bản "Mưa bụi tìm em", tôi bèn đặt cho phương án của mình cái tên như vậy. Tôi chờ đợi đúng vào dịp đám cưới đứa cháu họ, tôi giả bộ kêu nhức đầu không tham dự tiệc cưới, mục đích ở nhà để thi hành kế hoạch.
"Nàng đã đi rồi", còn lại mình ta, ngoài trời mưa bụi, "đường vắng bước chân buồn âm thầm". tôi cho Cu li lên xe phóng một mạch xuống Cabramatta, tới trạm xe lửa không người, tôi nhìn trước nhìn sau, xô vội con chó xuống , đóng cửa rồ ga chạy tuốt về nhà. Về nhà tôi thay quần áo, xóa hết mọi dấu tích, leo lên giường đắp mền giả bộ ngủ, tôi cũng không quên bôi nhiều dầu xanh cho có vẻ đau thật. Nằm trong mền tôi hồi hộp chờ vợ ề, tôi dự tính những gì sẽ sảy ra và dự trù những câu trả lời khi bị gạn hỏi. Chưa bao giờ tôi hồi hộp như vậy, một thoáng hối hận trong tôi, tôi muốn xách xe đi tìm lại chó. Ngoài trời mưa rỉ rả như trách móc, tôi thấy hình như mình vừa làm một điều sai trái, tôi lo lắng lạ thường. Nhưng rồi lại tự xua đuổi "Thế nào cũng có người nuôi nó đừng lo". Tôi tiếp tục thu gọn người trong chăn.
Thế là địch thủ đã bị loại khỏi vòng chiến một cách dễ dàng. Nghĩ đến ngày mai tôi sẽ trở về vị trí cũ, tôi thấy niềm vui chỗi dậy trong lòng, tôi mỉn cười cất tiếng ca "ngày mai trên đường phố này có anh đưa em đi về...."
Tiếng chìa khóa lách cách, tim tôi đập thình thình. Cánh cửa xịch mở, tim tôi tăng huyết áp. Nàng đi vào nhà, gót giầy nện xuống nền nhà sao bữa nay nó kêu to thế, chả lẽ nàng mới đóng thêm đinh vào gót. Bước chân nàng tới gần, tôi nín thở. Không, nàng lại quay gót, bước chân có vẻ vội vàng hơn, hấp tấp hơn. Nàng đang tìm Cu lì, bước chân xuống bếp, bước chân xuống garage, tôi nghe thấy tiếng mở tủ, tiếng di chuyển bàn ghế. Bước chân đi vòng lại, tiến về phòng ngủ. Tôi co chân lại cho chắc ăn, tôi tung cái nềm cho thật rộng chỉ sợ lòi cái chân ra mặc dù tôi đã co rút lại. Vợ tôi mở cửa: "Curly đâu anh?" Ðúng thật sự vắng mặt của con chó quan trọng hơn tôi, bằng chứng nàng hỏi chó đâu chứ không cần biết tôi đang đau. Tự nhiên tôi không thấy hối hận nữa mà còn cho là mình làm đúng. Tôi giả bộ ngủ không thèm trả lời. Nàng kéo tung mền tôi đang đắp quát lên : Chó đâu? Nàng làm như tôi giấu chó đi không bằng.
Tôi ẫm ờ: "nó ở ngoài đó mà". Nàng hỏi tiếp:
"Em tìm khắp cả không thấy.." Tôi tung mền giả bộ lo lắng: "nó có theo em đi ăn cưới không? Tôi làm bộ hỏi vặn lại nàng "lúc em đi có nhìn lại đàng sau không? có khi nào nó theo em mà em không biết không? Nàng trả lời : "không thể, nó chưa bao giờ theo em ra ngoài, nhất là chạy theo xe nữa. Nàng lại tiếp tục lục soát. Tôi phóng xuống giường, chạy ra khỏi phòng giả bộ xục xạo tìm kiếm khắp nơi cho đúng bài bản. Tôi nói thầm "tìm đến tết Congo cũng không thấy" tôi cảm thấy sung sướng lạ thường, tôi đã làm một chuyện phi thường. Sau một hồi tìm không thấy nàng lẩm bẩm: "coi con chó cũng không nên thân". Ðúng vậy tôi trông chừng chó cũng không nên thân.
Cu Li "đi bụi" căn nhà trở nên vắng vẻ, vợ tôi nhớ chó trở nên ngơ ngẩn người, tiếng cười nói bớt hẳn. Tôi thỉ khoái chí sáng yên tâm ngủ, đêm không phải thức giấc giắt chó ra vườn làm vệ sinh, ngày không phải lo tắm chó. Tôi đã trả lại tôi cái thời gian xa xưa yên tĩnh ấy, Tôi mở karaoke hát theo bản "Thúy đã đi rồi....."
Thời gian an bình chỉ kéo dài được một ngày và hai đêm. Ngay sáng hôm kế, lúc 3 giờ sáng ngoài cửa có tiếng động, tiếng cào cửa xào xạt. Tôi vội vàng thức dậy chạy ra xem chuyện gì. Vợ tôi nhanh hơn tôi một bước. Tôi hết hồn, ngoài cửa một chú chó khác đang xủa, như muốn đánh thức mọi người Thấy mở cửa , chú chó nó chạy lại mừng rỡ, quấn quýt , vừa liếm chân vợ tôi vừa gừ gừ , ử ừ, như có ý nói chuyện. Chú chó dơ dáy lông dính đầy đất bụi, lại ướt như chuột, nhìn thật thảm hại. Vợ tôi cúi xuống quan sát rồi la lên: "Curly anh à". Nàng vội vàng ôm lấy Culi "tội nghiệp Curly quá, đi bụi về hả con? Trong vòng tay vợ tôi, Culi nhìn tôi nửa căm hờn, nửa chọc ghẹo. Trong tôi giòng máu như đang chảy ngược. Ðường từ trạm xe lửa Cabramatta tới nhà tôi ít nhất 10 phút lái xe, phải quẹo qua nhiều ngã tư. Làm sao Culi nhớ đường để về nhà được, nhất là nó chưa một lần ra khỏi nhà. Thật là kỳ diệu, tôi chợt nhớ nhưng câu chuyện nói về trí thông minh của loài chó, và hôm nay chính Culi đã nói lên sự thông minh đó. Tôi nhìn Culi vừa thương hại, vừa xót xa, vừa hối hận.
Ði bụi có hơn một ngày một đêm mà Culi đen như cục than, Ðất bụi làm nó biến màu, bốn chân ướt sũng nhỉn thật tội nghiệp. Vợ tôi lấy sữa cho uống và pha nước nóng tắm cho Culi, tôi được lệnh đem máy sấy tóc chuẩn bị làm nhiệm vụ phụ tá "sấy khô" lông chó. Vợ tôi vui mừng như người mất của tìm lại được, nàng lăng xăng chạy tới chạy lui chăm sóc cho chó. Tôi thì ngược lại : Tuy có xót xa, có hối hận nhưng không có nghĩa "nuôi kẻ thù trong nhà" và hôm nay kẻ thù đã trở về "một đêm không gặp tưởng rằng đã thoát...". Tôi vừa xấy lông chó vừa lẩm bẩm "coi chừng tao". Thua keo này bày keo khác. Tôi tiếp tục suy nghĩ tìm một kế khác vẹn toàn. Làm sao để Culi ra đi không trở lại nhưng không muốn dùng những biện pháp có vẻ tàn nhẫn.
Sáng hôm sau thức dậy đã thấy Culi nằm gọn trong salong hé mắt nhìn tôi có vẻ trách móc. Mọi khi nhìn thấy tôi nó chạy lại ủi ủi cái đầu vào chân tôi rất thân mật, hôm nay nó nằm im lặng, chỉ liếc con mắt theo dõi hành động của tôi. Tôi giơ tay nắm chặt giá giá trước mặt Culi: "liệu hồn nghe con".
Nguyên một ngày vừa làm việc, vừa suy nghĩ tìm kề hoạch, cuối cùng tôi tìm ra một phương án khác rất là nhân đạo, vừa tiện , vừa gọn lại an toàn trên xa lộ. Tôi đặt tên là kế hoạch "Ðánh bùn sang ao". Tôi nhớ bạn tôi, vợ chồng Trung người bạn quen từ bên đảo, tuy không thân lắm , nhưng thỉnh thoảng có dịp tôi cũng ghé thăm. Trung hơn tôi 2 tuổi, có hai đứa con , hình như chúng học hành xong cả. Ðứa lớn đã có gia đình, đứa nhỏ có lẽ cũng sắp sửa theo bước chân anh nó để tìm "thú đau thương".
Ngay tối hôm đó, tôi tìm tới thăm anh chi Trung. Vừa thấy tôi anh chị mừng ra mặt : "Chà lâu quá không thấy anh tới thăm." Tôi trả lời "Tiện đi qua đây ghé thăm ông bà, xem tình hình làm ăn ra sao, cho anh em theo với". Sau một hồi nói chuyện tào lao, tôi xin phép ra về. Trước khi về tôi không quên hỏi chị Trung "Chị muốn nuôi chó không? Tôi có người bạn sắp đi Mỹ, có con chó rất ngoan, muốn kiếm người cho, tôi thích lắm, nhưng nhà đã có một con... Không để cho tôi nói hết lời chị Trung đã vội vàng "anh xin cho tôi đi, tôi đang kiếm một con chó, nuôi cho vui cửa vui nhà" Tôi mừng quá hứa sẽ xin chó cho chị. Tôi nhìn anh Trung dò xét, trong ánh mắt Trung có điều gì ái ngại như thầm bảo tôi "Ðừng mang chó tới". Thâm tâm tôi nói lên hai chữ "xin lỗi", vâng xin lỗi anh nhé, làm ơn chia sẻ dùm tôi cái uất hận, đắng cay mà tôi đã và đang phải chịu. Xin hãy đỡ dùm tôi gánh nặng đè lên vai tôi bấy lâu...Tôi không thù, không oán anh, không muốn cho anh khổ sở, chỉ muốn chúng ta đứng cùng một chiến tuyến. Muốn vậy anh phải hiểu thế nào là căm hờn, thế nào là uất hận. Có vậy mới thông cảm, mới cùng nhau sát cánh để chiến đấu. Tôi muốn nhào tớ ôm Trung như những vị lãnh tụ Cộng Sản thường làm khi gặp nhau để gọi nhau hai tiếng "Ðồng chí". rồi sau đó tìm cách cắn nhau. Tôi từ giã vợ chồng Trung ra về mà lòng mở cờ.
Từ ngày Culi trở về vợ tôi chăm sóc nó kỹ hơn như muốn bù đắp những ngày đi bụi tội nghiệp của nó. Culi sau vài ngày cũng quên hẳn cái đắng cay bị đem bỏ chợ. Riêng tôi cũng dành cho nó nhiều ưu đãi hơn, những ưu đãi đặc biệt trước khi Culi phãi cất bước ra đi lần nữa... Ngày tháng còn lại tôi thấy Culi khôn hẳn lên. Tôi bỏ công vào thư viện mượn những sách hướng dẫn cách dậy chó, đem về nghiên cứu, vô tình tôi trở thành huấn luyện viên chó lúc nào không hay. Culi được tôi dạy, sau hai tuần lễ đã biết giơ chân trước ra bắt, đi bằng hai chân sau, biết tha dép mỗi khi tôi đi làm về. biết phân biệt đồ đạc của từng người trong gia đình. Thật sự tôi cũng thích Culi, nhưng không muốn vợ tôi dành quá nhiều thì giờ cho nó, để đến nỗi quên cả tôi, Nếu nói là ghen thì không đúng, nhưng tức và bực mình thì đúng hơn. Có lẽ tôi là người Việt, trong tôi là dòng máu Việt, nói tiếng Việt, còn theo phong tục Việt, nên vấn đề yêu thương chó như người tây phương thì tôi chưa thể hội nhập được Mặc dù tôi cũng thương Culi , tôi coi nó như là một phần tử trong gia đình, nhưng khi nhìn thấy sự cưng chiều, săn sóc của vợ tôi dành cho nó, và hình ảnh tôi chiều chiều dắt chó đi tè, tôi không thể nào rút lui kế hoạch "đánh bùn sang ao" được. Cũng may cho tôi, từ lúc tôi dạy Culi biết tha dép, đưa thư... vợ tôi hình như không nghi ngờ gì về chuyện đem Culi bỏ chợ.
Rút kinh nghiệm lần trước, kế hoạch lần này chu đáo hơn. Về địa điểm nhà vợ chồng Trung ở xa hơn. Thời gian thực hiện : Sáng thứ Bảy, vợ tôi thường đi chợ Flemington. Tôi lại hay làm overtime vào ngày cuối tuần. Tôi sắp đặt thừa lúc vợ không có nhà, tôi xin phép vắng mặt ở sở làm chạy bay về nhà mang chó xuống cho vợ chồng Trung. Mọi sự như dự tính, nhưng khi mang chó tới thì nhà Trung không có ai ở nhà. Tôi vội vàng chạy nhanh về nhà mong sao vợ đi chợ chưa về. May quá, nhà tôi vẫn cửa đóng then gài, tôi mang Culi vào rồi tất tưởi ra đi mặc cho Culi ngơ ngác nhìn tôi khó hiểu. Thế là lỡ một chuyến đò, Culi vớí tôi vẫn còn duyên nợ. Mãi tới hai tuần sau vợ tôi mới đi chợ mua thức ăn. Lần này tôi phôn cho Trung trước để chắc chắn có người ở nhà. Cuối cùng Culi ra đi thật sự.
Tôi tỉnh bơ mở cửa vào nhà, vợ tôi hối hả: "Anh à Curly đi đâu mất rồi, em kiếm khắp nơi không thấy.. tôi trả lời: "nó đi bụi như lần trước, anh nghĩ nó sẽ trở về". Vợ tôi nói: "em có linh tính lần này Curly đi không trở về." Tôi giựt mình: "tại sao? " Ðúng vậy Culi đi không trở lại, nó đã có chủ mới rồi, tôi không còn áy náy như lần trước, không có hối hận vì Culi có chỗ nương thân tử tế.
Ngày qua ngày Culi vẫn biệt tăm. Vợ tôi thì tội nghiệp nhất, đêm nghe tiếng gió rung cây sột soạt là nàng thức dậy ra cửa mong Culi trở lại. Nhìn thấy vợ rầu rĩ tôi yên ủi "thể nào nó cũng về, nó nhớ đường giỏi lắm em đừng lo." Vợ tôi vẫn thức giấc khi nghe thấy tiếng chó hàng xóm sủa, hoặc có tiếng động ngoài sân, trong nàng vẫn có một hy vọng mặc dù rất mong manh. Sự rầu rĩ trên gương mặt nàng làm cho tôi nhiều lúc bối rối , tôi không thể nghĩ nàng thương Curly tới mức độ đó. Trong nhà vắng hẳn tiếng nói cười. Nhà tôi đã vắng vẻ, giờ lại thêm lặng lẽ. Trước đây mỗi lúc hứng chí tôi cất tiếng ca, nàng thường phụ họa hát theo. Mấy bữa nay tôi cố tình hát những bản nhạc mà nàng thích nhất, nàng vẫn im hơi lặng tiếng mặc cho tôi đơn ca khan cả cổ. Vợ tôi người miền Nam thích nhất là ca vọng cổ, từ ngày quen nàng tôi cố học vài câu lúc buồn cất tiếng ca. Chỉ cần nghe tôi ca câu đầu là nàng ca tiếp những câu sau, do đó tôi chỉ cần học mỗi bài một câu là đủ. Tôi chuyển từ tân nhạc qua giọng cổ làm cho nàng vui: "Thôi tạm chia tay anh ra miền biên ải, còn em thì bình yên ở lại... chốn... quê... nhà......." tôi cố kéo dài chữ nhà để nàng ca tiếp sức, thay vì ca tiếp tôi nàng đóng cửa cài rầm làm đàn đứt dây nên tôi nín khe. Nhiều lúc tôi muốn tới nhà Trung để đòi lại chó cho nàng, nhưng lỡ nói xin chó cho Trung, chứ đâu có đem chó cho Trung, nghĩ vậy tôi lại ngại ngùng không tới nhà Trung nữa. Tôi cũng nghỉ tới việc mua con khác cho nàng. Nhưng cứ chần chờ mục đích xem tinh hình ra sao đã.
Thời gian là liều thuốc bổ. nỗi buồn mất chó từ từ cũng nguôi ngoai. Tôi mừng rỡ khi thấy nàng nói chuyện trở lại. Chả lẽ cứ im lặng mãi sao. Tôi chăm sóc nàng nhiều hơn, theo nàng đi shop, rủ nàng đi coi ca nhạc, đi ăn tối, hay đi coi phim, mục đích cho nàng vui. Tôi cũng không ngu gì nhắc đến chuyện Curly nữa, cứ coi như một chuyện đã qua, cho qua luôn.
Chuyện đời nhiều chữ ngờ, những cái vô tình biến thành hữu tình, hữu duyên biến thành vô duyên. Những danh từ diễn tả những chuyện mình không dự trù trước nhưng nó xảy ra đến nỗi không có cách đối phó, làm con người đảo điên. Chuyện Curly đã qua ba tháng tưởng chừng đã qua ai ngờ: Sáng thứ Bảy tôi cùng với vợ đi ăn sáng ở Cabramatta, trên đường đi dạo gặp ngay vợ chồng Trung mặt mày hớn hở đi tới phía chúng tôi. Vừa nhìn thấy họ tôi giựt mình vội vàng kéo vợ rẽ đường khác, nhưng vợ Trung còn nhanh hơn tôi, từ xa đã lớn tiếng gọi đích danh vợ tôi. Vợ tôi nghe tiếng người gọi, bèn kéo tay tôi ngược lại tiến về chỗ Trung. Trời sáng mùa đông, trong tôi luồng chân khí lạnh chạy khắp nơi, da tôi gai ốc nổi cùng mình, tôi đi nhanh hơn, đưa một ngón tay lên môi ra hiệu cho vợ chồng Trung thầm bảo đừng nói chuyện "tôi cho chó" với vợ tôi.
Vợ Trung và vợ tôi lâu quá không gặp nhau, vừa thấy nhau là mừng tíu tít, rối rít thăm hỏi. Tôi lôi Trung nói nhỏ: "Nói vợ anh đừng nói tới chuyện chó má gì với vợ tôi". Trung nhìn tôi thắc mắc: "Tại sao?" tôi trả lời "tôi sẽ giải thích cho anh sau". Nhưng tất cả đã muộn, vợ Trung nhanh hơn tôi một bước. Bên tai tôi nghe rõ từng chữ "cám ơn anh chị lắm, con chó anh ấy mang cho chúng tôi rất là khôn, ai cũng thích" Trời tự nhiên tối xầm lại, tôi nhìn cái miệng duyên dáng của vợ Trung hôm nay sao vô duyên lạ, đôi môi mỏng tô son đỏ nhìn mất cả cảm tình "đúng là mỏng môi hay hớt ". Tôi muốn giơ tay bịt miệng vợ Trung lại, nhưng đã trễ. Những lời nói đã chui ra khỏi miệng làm sao thu hồi được. Trung nhìn tôi xòe hai bàn tay chia buồn.
Vợ tôi giận tím mặt, nàng đã thoa một lớp kem dày nhưng cũng không ngăn nổi sự chuyển đổi của màu sắc. Vợ Trung đang hùng hổ nói cười, tự nhiên im lại, hình như bà chị nhận thấy điều gì bất ổn. Tôi thấy Trung đang giựt giựt tay vợ, miệng cười gượng chữa cháy: "đúng rồi con chó mà anh xin của ông bác sĩ Minh đó, nó khôn lắm...." Vợ tôi bất chợt quay một góc 180 độ bỏ đi một nước không thèm chào hỏi ai. Mọi người ngỡ ngàng vì phản ứng bất ngờ ấy. Tôi cũng không biết nói gì, đành dùng hai tay ra vẻ chán nản rồi quay gót chạy theo nàng ra xe. Tới chỗ xe đậu, lại trễ một bước. Vợ tôi đã tự lái xe bỏ tôi đi rồi. Tôi chạy ngược lại chỗ vợ chồng Trung lúc nãy để nhờ chở về nhà, nhưng vợ chồng Trung không còn ở đó nữa. Tôi lo lắng không biết phải làm sao để giải thích cho vợ đây. Xung quanh tôi trời đất như quay cuồng, tôi cắm đầu đi, không biết đi đâu. Ði một hồi tôi khám phá ra mình đang đi về nhà.
Con đường về nhà xa thẳm tôi không gọi taxi cũng không phone cho bạn bè, cứ "từng bước từng bước thầm", nhắm hướng nhà thả bước. Con đường đã dài, tôi lại muốn dài thêm. Hai bên đường nhiều cột đèn quá hình như người ta mới trồng thêm sao ấy, lúc đầu tôi có ý đếm thử, nhưng những con số cứ lung tung, cuối cùng chịu thua không đếm nữa. Hình ảnh vợ tôi với cái mặt hầm hầm làm cho tôi dợn tóc gáy. Tôi cố tìm những lời để thanh minh thanh nga, nhưng sao lúc này tôi ngu quá, không thể tìm được một lý do nào gọi là tạm ổn. Tôi từng hãnh diện vì có những phản ứng khéo léo trong lúc đối thoại với kẻ khác. Tất cả hôm nay nó trốn đi đâu mất để lại tôi một tên khờ khạo.Thật tôi không muốn về nhà chút nào, vì sợ phải trả lời những câu hỏi của vợ. Chân tôi vẫn bước, con đường dù dài đi mấy rồi cũng phải tận cùng. Thôi mặc kệ tới đâu hay tới đó...
Nhà tôi không có gì thay đổi, tất cả vẫn bằng yên vô sự. "Cám ơn Chúa, xin Chúa cứu con..." tôi lẩm bầm cầu nguyện. Trong nhà mấy cái lục bình còn nguyên chưa bị đập bể, những cái ly thủy tinh trưng bầy ở tủ vẫn vẹn hình hài. Những lúc nóng giận vợ tôi thường hay đập bể một vài món đồ cho bõ tức. Tôi để ý những món đồ nàng đập bề thường là những món quá date hay những chén bát đã sứt mẻ không còn xử dụng. Có lần tôi hỏi tại sao? nàng bình thản trả lời "ngu gì em đập đồ mới", từ đó tôi mới hiểu tại sao chén bát cũ nàng không ném vào thùng rác mà lại tích trữ, vì nó còn có tác dụng "giảm cơn thịnh nộ". Hôm nay khác hẳn, tất cả như không có chuyện gì sảy ra. Tình hình khác thường làm cho tôi lo lắng. Trong Tôn Ngô Binh Pháp có dậy "nơi chiến trường, tình thế yên lặng là tình thế nguy hiểm nhất." trước khi có dông bão thường biển êm, gió lặng. Tôi đang chờ dông bão ập đến.
Thời gian như ngừng trôi, tôi nhìn lên tường xem đồng hồ chỉ mấy giờ. Cái đồng hồ chết ngắc từ hồi nào, hai cây kim nằm dí một chỗ, cái quả lắc không còn lắc tới lắc lui, cái âm thanh tích tắc cũng im luôn. Tôi nghe rõ "tiếng đập của con tim" hình như nó chạy hơn mọi khi, làm như tôi vừa tu hết một chai Martin không bằng. Phòng vợ tôi "cửa đóng then cài" tôi rón rén tới bên cửa ghé tai nghe ngóng, bên trong hoàn toàn im lặng. Tôi lững thững trở ra phòng khách ném mình xuống salong một cách nặng nề.
Tất cả xảy ra ngoài dự liệu. Sóng gió không nổi lên, giông tố cũng không ập tới, Chỉ có một chuyện "Im lặng ". Nhà cửa im lặng, tivi im lặng, bếp núc im lặng, điện thoại im lặng, và vợ tôi rút vào phòng im lặng. Bản thân tôi không biết xử xự ra sao. Thời gian cứ vậy chậm chạp trôi qua, thấm thoát đã một tuần tôi không nhìn thấy vợ, một tuần lễ đi làm ăn mì gói. Khổ nhất là có miệng mà không nói được, vì không có ai nghe, không có người hỏi. Tôi trở thành người câm bất đắc dĩ. Thà rằng vợ tôi la lối om xòm, hoặc đập hết tất cả những chén bát sứt mẻ dự trữ, tôi sẵn sàng đi kiếm những cái khác thay thế, còn hơn bắt tôi suốt ngày im lặng. Vợ tôi trả đũa theo kiểu này thật là "Khổng Minh" cũng phải chào thua.
Tôi có thói quen trước khi đi ngủ thường dành khoảng mười phút để đọc sách. Những cuốn sách ngổn ngang thường được vợ tôi thu xếp lại gọn gàng, hơn tuần nay chúng vẫn chình ình ra đó. Tôi lôi đại một cuốn đọc cho đỡ nghiền, trên tay tôi cuốn sách nặng nề, còn thơm mùi mực, chưa một lần mở ra. Ðó là cuốn Tân Ước, tôi mở đại một trang cắm cúi đọc:".......hãy để của lễ ở đó về làm hòa với anh em...." Trong tôi bừng lên một ánh sáng, tôi như bị thúc dục: "Làm Hòa với vợ". Tôi nhổm dậy, lấy giấy bút viết thư cho vợ. Bức thư tôi viết cho vợ rất dài, vì từ ngay lấy nhau tới giờ tôi không còn viết thư cho nàng nữa. Nội dung bức thư là nhận lỗi với nàng, nêu lý do chính đáng tại sao đem chó cho người ta, tôi ca bài "con cá sống vì nước". Và còn hứa sẽ mua cho nàng một con chó khác. Sáng hôm sau tôi để bức thư dưới khe cửa phòng vợ tôi trước khi tôi đi làm.
Tôi tâm sự với một người bạn về chuyện trục trặc này, anh bạn tôi khuyên tôi nếu lần sau mua chó cho vợ nên mua con chó cái , vì chó cái nó hiền hòa, chứ không lí lắc như chó đực. Tôi thấy anh bạn nói có lý, nên quyết tâm tìm mua cho vợ một con chó cái.
Sáng hôm sau vừa xuống giường tôi đã nhỉn thấy một bì thư nằm ngay ở cửa." Tôi đã có hồi âm." Tôi vội vàng mở ra coi, trong thư chỉ vỏn vẹn có 3 chữ "Mang chó về". tôi khựng người, vợ tôi vẫn còn giận. Ngày hôm sau tôi đọc báo để tìm mua chó, và ngay chiều hôm đó tôi đã mua một con chó cái mới có 2 tuần lễ tuổi cùng loại với Culy. Về đến nhà tôi đặt chó vào cái hộp giấy rồi đem để ngay trước cửa phòng vợ. Tôi hồi hộp chờ đợi, lạ thay vừa nghe thấy tiếng chó kêu , vợ tôi bèn mở cửa. Vừa nhìn thấy không phải Curly nàng vội đóng cửa lại không thèm ngó ngàng. Thế là suốt đêm đó tôi phải chăm sóc cho nó. Con chó xa mẹ cả đêm cứ ẳng ẳng làm tôi không thể nào chợp mắt, đã vậy nó còn ỉa đái tùm lum, bắt tôi sáng sớm phải thu dọn và tắm rửa cho nó. Ðúng là số tôi là số tắm chó. Trước khi ra khỏi nhà, tôi lại đem con chó đề trước cửa phòng vợ, mong nàng hồi tâm chuyển ý.
Chiều đi làm về tôi thấy con chó nằm trong hộp được đặt ngay trước phòng tôi, tôi quan sát thấy nó được chăm sóc kỹ lưỡng, miếng vải lót được thay cái khác... Tôi mừng rỡ vì ít nhất vợ tôi đã lưu tâm tới nó. Rồi cứ vậy sáng tôi mang chó đặt trước phòng vợ, chiều vợ đặt chó trước phòng tôi. Sau một tuần con chó không còn la lối om sòm nữa, đặc biệt nó không chịu nằm trong thùng giấy cứ nhảy ra ngoài chạy lang xăng, rồi về nằm trên cái thảm trước cửa phòng vợ tôi. Con chó nằm im tại đó không chịu vào phòng tôi. Vừa thấy vợ tôi mở cửa nó chui tọt ngay vào phòng nàng. Tôi quan sát xem phản ứng của nàng. Cửa phòng không đóng lại, con chó cũng không chạy ra... Thế là gánh hát hạ màn, hòa bình đã ló dạng.
Có chó, vợ tôi từ từ hạ hỏa. Mặc dù nàng ít nói, ít cười như trước, nhưng cửa phòng đã mở. Ðặc biệt bếp nhà tôi "lửa đã nổi lên" và tôi không phải ăn mì gói nữa. "Mèo lại hoàn mèo, tôi lai tiếp tục công việc "dắt chó di dạo" vào mỗi buổi chiều. Hòa bình đã lập lại.
Con chó lớn nhanh như thổi, với những kinh nghiệm nuôi dậy chó, chả mấy lúc chú chó con đã biết đủ thứ. nàng vẫn đặt tên cho nó là Curly. Chỉ tội nghiệp cho tôi, vì muốn làm vui lòng vợ đành nhắm mắt nuôi của nợ. Ngày xưa đi coi bói, ông thày nói số tôi có duyên nuôi súc vật. Cho nên có trốn cũng không được.
Vào một buổi sáng mùa xuân, chim trên cành đua nhau hót, hoa trong vườn tưng bừng nở. Tôi vừa mở cửa bước ra ngoài, ôi thôi đủ thứ chó, lớn có, nhỏ có, con trắng, con đen, con lông quăn , con lông dài. Chúng đi tới đi lui như diễn tập quân sự, chúng chạy rần rần như hành quân. Chúng gầm gừ như chuẩn bị một cuộc đại chiến. Lúc này tôi mới sực nhớ tới Curly, nó đã tới ngày "Tỷ võ chiêu phu". Thật là "big problem". Bên ngoài các chàng chó đua nhau biểu diễn, chúng nhảy chồm lên hàng rào. Tội nghiệp cái hàng rào nhà tôi, loại hàng rào dã chiến được dựng vào thời kỳ chiến tranh lần thứ hai, tôi đang có chương trình tiết kiệm để thay đổi cái mới. Nếu chỉ một con chồm lên thì không sao, đằng này chúng bảo nhau tấn công cùng một lượt. Thế là cái hàng rào sập cái rụp. Giống như phim chưởng, hình ảnh khi đoàn quân tấn công vào cổng thành. Rất là sống động.
Tất cả đồng loạt tràn vào như nước vỡ bờ. Chúng chạy tứ tung xục xạo, Cái vườn rau muống mà tôi hằng chăm sóc , cái vườn tuy nhỏ nhưng là nguồn cung cấp chất xanh cho cả nhà bỗng chốc nát bét như tương. Bụng tôi đau quặn, đầu tôi choáng váng tự thấy mình dại dột, thật là lầm lẫn khi mang chó cái về nhà, tôi tiếc cái vườn rau bao nhiêu thì hận thằng bạn xúi tôi mua chó cái bấy nhiêu. Nếu gặp lại nó tôi sẽ chửi nó một trận. Curly thấy đám chó đực tràn vào, cô mày vui ra mặt chạy tùm lum. Tôi tức quá lấy ngay cái chổi quét vườn làm khí giới tấn công đám giặc chó. Một mình tôi xông vào trận địa, hữu xung tả đột tôi phang bên mặt, tôi đập bên trái. Tôi thi triển tất cả những môn võ công học được trong phim chưởng. Tay tôi quơ, miệng tôi la. Ðám chó thấy tôi múa lung tung, chúng không những không sợ còn đứng ngơ ngác nhìn tôi như đang thưởng thức màn biểu diển võ Sơn Ðông. Ðã vậy chúng đồng thanh hú lên như hoan hô tài nghệ của tôi. Tôi thấy không thể tranh thủ phần thắng bằng phương pháp này, tôi nảy sinh một kế, Tôi hạ chổi để thở, đám chó cũng ngưng hú chúng nhìn tôi chờ đợi màn hai. Ðùng một cái tôi quơ cái vòi nước tưới cây, mở hết cỡ, xịt thẳng vào chó. Chúng bị ướt như chuột rút lui có trật tự. Tôi không ngờ chúng chào thua cái vòi nước. tôi khoái quá cười đắc thắng.
Ðịch quân không rút lui hết, một hai tên vẫn còn lảng vảng trước nhà tôi. Trận chiến tưởng đã êm, nhưng đến nửa đêm chúng lại kéo tới , tấn công đợt hai. Tôi nghe thấy chúng chạy rầm rập xung quanh nhà, chúng cắn lộn nhau, đuổi nhau. Trận chiến không phải xảy ra giữa tôi và chúng, mà xảy ra giữa chúng, nên cường độ có vẻ ác liệt hơn. Tôi buồn ngủ quá nên mặc tình chúng tác oai, tác quái.
Sáng hôm sau trận chiến thật sự chấm dứt. Bãi chiến trường la liệt những chiến lợi phẩm , Tôi phải thu dọn hết một ngày để bón gốc cây. Cái sân cỏ nhà tôi trông như sân đá banh sau khi hai đội banh tranh tài quần thảo, trông thật thảm thương...
Buổi tối hôm sau, vợ tôi nói có phim hay lấy cho tôi coi. Nàng mở TV. Chúa ơi, nàng đã quay cái trận chiến ngày hôm qua. Tôi vai chính trong phim, tay cầm Ðả Cẩu Bổng trông thật oai hùng, hiên ngang chiến đấu giữa đám địch quân. Tôi giống như Bang chủ Cái Bang Hoàng Thất Công, đang thi triển những chiêu thức đánh chó tuyệt hảo. Vợ tôi hỏi: Không biết Hoàng Bang Chủ truyền thụ võ công cho anh hồi nào mà em không biết. Nhưng cái chiêu xịt nước thì hình như không phải của Hoàng lão tiền bối. Tôi dặn nàng đừng đem cái cuốn phim này cho ai coi kẻo tới tay nhà sản xuất phim ảnh, người ta tới mời anh đóng phim thì bỏ mẹ.
Curly nhà tôi sau cái ngày "chiêu phu" ấy, thân thể tăng trưởng nhanh hơn, nó mập trông thấy, thì ra nó có bầu. Nó đi đứng không còn nhanh nhẹn như trước nữa, thường hay nằm một chỗ đôi mắt lim dim, tư lự. Vợ tôi thì chăm sóc nó kỹ hơn, nàng tăng cường những món ăn bồi dưỡng, nàng chuẩn bị đủ thứ cho nó, nàng hồi hộp chờ đợi tới ngày Curly "nở nhụy khai hoa".
Thế rồi chuyện phải đến đã đến, nửa đêm nghe tiếng chó kêu. Tôi thức dậy nhào xuống garage. Vợ tôi đã có mặt ở đó tay đang vuốt ve con chó nhỏ xíu, nàng đưa ra khoe tôi: "anh coi con chó nhỏ dễ thương quá". Tôi nhìn xuống thấy Curly đang nằm , năm con chó nhỏ đang lúc nhúc bú nó. Tôi tá hỏa tam tinh nghĩ đến tương lai đen tối. "Ngày mai trên đường phố này có tôi dắt tới bảy con chó đi dạo." Tôi quay lưng bước về phòng mình bỏ lại sau lưng vợ tôi , Curly cùng lũ chó nhỏ.
Sydney ngày cuối năm 1999
Tuấn Linh ( Vietpet.com )
... Anh đã lầm khi theo em sang đây ...
Ở cái xứ Tây phương "ladies first" này, thân phận nam nhi chi khí bị tụt hậu không thương xót. Ngược lại các bà nhà ta theo chủ nghỉa "cơ hội" tự nhiên thấy mình quan trọng hẳn lên đến nỗi quên cả mình là "phụ nữ Á Ðông". Ðức tính : nhu mì, dịu dàng đi chơi chỗ khác dành cho những đức tính nóng nẩy, cộc cằn, nhăn nhó khó chịu. Tội nghiệp cho con cháu của Adam , tội nghiệp cho con cháu của vua Hùng, của Nguyễn Huệ.
Quả bóng bơm căng quá sẽ nổ, bị "đì" quá, phải vùng dậy, "nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh". Nhưng phải đấu tranh như thế nào. Câu hỏi nan giải thật khó trả lời, có nhiều người đã chỗi dậy, nhưng không chỗi dậy để đứng lên mà để nằm xuống, thật là oái oăm. Muốn đạt được mục đích chúng ta phải tìm đúng đối tượng đề tấn công, xác định đúng ai là địch thủ để ra tay cho thật khéo léo mới mong dành phần thắng lợi. Biết làm sao hơn khi xung quanh ta đã dại dột "Vẽ đường cho hươu chạy" để rồi đêm đêm thầm ca "tôi đã lầm khi đưa em sang đây..." Chuyện đã lỡ, xin một câu hứa kiếp sau ta chạy luôn.
Một buổi sáng đẹp trời, cùng với bạn bè ngồi nhâm nhi cafe , phì phèo điếu thuốc, để cùng nhau tìm về quá khứ luyến tiếc, tìm về những ngày xưa thân ái, bỗng cửa phòng chợt mở người đẹp "trong mộng" bước ra, nàng đã đóng bộ, sẵn sàng lên đường "go shopping". Trước khi dời gót ngọc nàng dặn dò kỹ lưỡng: "Anh nhớ dắt chó dạo công viên" cho dãn gân cốt. Lệnh bà đã truyền nào ai dám trái lời. Thế là một hình ảnh mới "Anh, chính anh một ngôi sao sáng", chính anh một thời vang bóng, chính anh hôm nay dắt chó đi dạo công viên. "Dạo công viên" cho có vẻ văn chương, thực sự là dắt cho đi tè... Thời vàng son của anh nay còn đâu, những chiều Gia Long, những chiều Lê Văn Duyệt v.v.. Những chiều tan học đón đưa, những chiều dắt nhau nhặt me khô rớt rụng. Những nụ cười như hoa mười giờ nở , những ánh mắt long lanh như nước mùa thu, những suối tóc đã tốn biết bao trang giấy để ca tụng. Nhớ lại thật xót xa, ai là người đưa em vào mộng , ai là người dìu bước em đi, Vâng chính anh, chính anh.... Nhưng hôm nay lại chính em ra lệnh "dắt chó đi dạo" thật là nhục nhã. Trong tôi bùng lên cơn uất hận, tôi đã thấy rõ ràng, "kẻ thù truyền kiếp".
Số là con chó nhà tôi, nó đến với chúng tôi vào một đêm không trăng sao, lại vào mùa đông lạnh lẽo. Khi nghe thấy tiếng kêu ngoài cửa giữa đêm khuya, tôi vội vàng ra mở cửa, chú chó nhỏ xíu trắng tinh chạy ngay vào nhà không thèm hỏi han bất cứ ai, nó chạy tùm lum làm như nhà không chủ. Chúng tôi thì ngỡ ngàng nhìn chó, còn chó thì tỉnh bơ như đã quen từ kiếp trước , nó chạy một hồi không có gì, nó quay lại chân vợ tôi quấn quít. Tôi lên tiếng "chắc nó đói em lấy sữa cho nó uống," từ đó chú chó ở lì trong nhà. Người ta nói "chó đến nhà thì hên ". Vợ tôi quyết định giữ nuôi chó cho hên cửa hên nhà. Hên thì tôi không biết, nhưng từ khi có chó trong nhà thì tôi bị hạ xuống hạng ba....Con chó trắng lông quăn, mũi và hai mắt đen, phải nói nhìn nó rất dễ thương. Nàng đặt cho nó cái tên Curly, tôi gọi nó là Cu lì. Từ ngay có Cu lì, vợ tôi vui ra mặt, nàng chăm sóc nó như chăm sóc con nhỏ, cho chó ăn, tắm cho chó, dắt chó đi "xì" thời gian nàng bỏ ra lo cho chó nhiều hơn cho đấng phu quân. Thật vậy có bao giờ nàng tắm cho phu quân đâu, chồng nàng cứ phải tự lo cho mình. Chó cứ việc đứng tại chỗ, cơm bưng nước rót, đã vậy còn chưa chịu ăn, phải đút từng miếng, phải dụ từng chút, sau đó nàng lấy khăn lau miệng, lau chân tay. Lúc nào cũng thấy nàng bồng, nàng ẵm. Cả lúc ngủ cũng ẵm, cũng ôm. Giá nàng ôm ông xã như "ôm chó" thì quí biết mấy. Ngược lại có ôm nàng một chút thì nàng kêu lên "ngộp anh". Cứ nhìn thấy nàng lo cho chó là bực mình, cứ thấy nàng chăm sóc cho chó là ứa gan, ứa ruột. Phải tìm cách tống cổ nó đi. Có những lúc tức quá chửi thề "từ ngày có chó về nhà mình lắm tiếng chửi thề".
Từ hôm đó tôi "đêm không ăn, ngày không ngủ" cố tìm ra một phương án "tấn công" địch thủ. Sau bảy bảy bốn mươi chín ngày tôi đã tìm ra một phương án , phương án tuyệt diệu nhất , không tốn kém lại không ôn ào, phương án được đặt tên "Mưa bụi" chỉ cái tên không thôi, tôi suy nghĩ mấy ngày. Vô tình trong một buổi dạ vũ nghe Văn Cao ca bản "Mưa bụi tìm em", tôi bèn đặt cho phương án của mình cái tên như vậy. Tôi chờ đợi đúng vào dịp đám cưới đứa cháu họ, tôi giả bộ kêu nhức đầu không tham dự tiệc cưới, mục đích ở nhà để thi hành kế hoạch.
"Nàng đã đi rồi", còn lại mình ta, ngoài trời mưa bụi, "đường vắng bước chân buồn âm thầm". tôi cho Cu li lên xe phóng một mạch xuống Cabramatta, tới trạm xe lửa không người, tôi nhìn trước nhìn sau, xô vội con chó xuống , đóng cửa rồ ga chạy tuốt về nhà. Về nhà tôi thay quần áo, xóa hết mọi dấu tích, leo lên giường đắp mền giả bộ ngủ, tôi cũng không quên bôi nhiều dầu xanh cho có vẻ đau thật. Nằm trong mền tôi hồi hộp chờ vợ ề, tôi dự tính những gì sẽ sảy ra và dự trù những câu trả lời khi bị gạn hỏi. Chưa bao giờ tôi hồi hộp như vậy, một thoáng hối hận trong tôi, tôi muốn xách xe đi tìm lại chó. Ngoài trời mưa rỉ rả như trách móc, tôi thấy hình như mình vừa làm một điều sai trái, tôi lo lắng lạ thường. Nhưng rồi lại tự xua đuổi "Thế nào cũng có người nuôi nó đừng lo". Tôi tiếp tục thu gọn người trong chăn.
Thế là địch thủ đã bị loại khỏi vòng chiến một cách dễ dàng. Nghĩ đến ngày mai tôi sẽ trở về vị trí cũ, tôi thấy niềm vui chỗi dậy trong lòng, tôi mỉn cười cất tiếng ca "ngày mai trên đường phố này có anh đưa em đi về...."
Tiếng chìa khóa lách cách, tim tôi đập thình thình. Cánh cửa xịch mở, tim tôi tăng huyết áp. Nàng đi vào nhà, gót giầy nện xuống nền nhà sao bữa nay nó kêu to thế, chả lẽ nàng mới đóng thêm đinh vào gót. Bước chân nàng tới gần, tôi nín thở. Không, nàng lại quay gót, bước chân có vẻ vội vàng hơn, hấp tấp hơn. Nàng đang tìm Cu lì, bước chân xuống bếp, bước chân xuống garage, tôi nghe thấy tiếng mở tủ, tiếng di chuyển bàn ghế. Bước chân đi vòng lại, tiến về phòng ngủ. Tôi co chân lại cho chắc ăn, tôi tung cái nềm cho thật rộng chỉ sợ lòi cái chân ra mặc dù tôi đã co rút lại. Vợ tôi mở cửa: "Curly đâu anh?" Ðúng thật sự vắng mặt của con chó quan trọng hơn tôi, bằng chứng nàng hỏi chó đâu chứ không cần biết tôi đang đau. Tự nhiên tôi không thấy hối hận nữa mà còn cho là mình làm đúng. Tôi giả bộ ngủ không thèm trả lời. Nàng kéo tung mền tôi đang đắp quát lên : Chó đâu? Nàng làm như tôi giấu chó đi không bằng.
Tôi ẫm ờ: "nó ở ngoài đó mà". Nàng hỏi tiếp:
"Em tìm khắp cả không thấy.." Tôi tung mền giả bộ lo lắng: "nó có theo em đi ăn cưới không? Tôi làm bộ hỏi vặn lại nàng "lúc em đi có nhìn lại đàng sau không? có khi nào nó theo em mà em không biết không? Nàng trả lời : "không thể, nó chưa bao giờ theo em ra ngoài, nhất là chạy theo xe nữa. Nàng lại tiếp tục lục soát. Tôi phóng xuống giường, chạy ra khỏi phòng giả bộ xục xạo tìm kiếm khắp nơi cho đúng bài bản. Tôi nói thầm "tìm đến tết Congo cũng không thấy" tôi cảm thấy sung sướng lạ thường, tôi đã làm một chuyện phi thường. Sau một hồi tìm không thấy nàng lẩm bẩm: "coi con chó cũng không nên thân". Ðúng vậy tôi trông chừng chó cũng không nên thân.
Cu Li "đi bụi" căn nhà trở nên vắng vẻ, vợ tôi nhớ chó trở nên ngơ ngẩn người, tiếng cười nói bớt hẳn. Tôi thỉ khoái chí sáng yên tâm ngủ, đêm không phải thức giấc giắt chó ra vườn làm vệ sinh, ngày không phải lo tắm chó. Tôi đã trả lại tôi cái thời gian xa xưa yên tĩnh ấy, Tôi mở karaoke hát theo bản "Thúy đã đi rồi....."
Thời gian an bình chỉ kéo dài được một ngày và hai đêm. Ngay sáng hôm kế, lúc 3 giờ sáng ngoài cửa có tiếng động, tiếng cào cửa xào xạt. Tôi vội vàng thức dậy chạy ra xem chuyện gì. Vợ tôi nhanh hơn tôi một bước. Tôi hết hồn, ngoài cửa một chú chó khác đang xủa, như muốn đánh thức mọi người Thấy mở cửa , chú chó nó chạy lại mừng rỡ, quấn quýt , vừa liếm chân vợ tôi vừa gừ gừ , ử ừ, như có ý nói chuyện. Chú chó dơ dáy lông dính đầy đất bụi, lại ướt như chuột, nhìn thật thảm hại. Vợ tôi cúi xuống quan sát rồi la lên: "Curly anh à". Nàng vội vàng ôm lấy Culi "tội nghiệp Curly quá, đi bụi về hả con? Trong vòng tay vợ tôi, Culi nhìn tôi nửa căm hờn, nửa chọc ghẹo. Trong tôi giòng máu như đang chảy ngược. Ðường từ trạm xe lửa Cabramatta tới nhà tôi ít nhất 10 phút lái xe, phải quẹo qua nhiều ngã tư. Làm sao Culi nhớ đường để về nhà được, nhất là nó chưa một lần ra khỏi nhà. Thật là kỳ diệu, tôi chợt nhớ nhưng câu chuyện nói về trí thông minh của loài chó, và hôm nay chính Culi đã nói lên sự thông minh đó. Tôi nhìn Culi vừa thương hại, vừa xót xa, vừa hối hận.
Ði bụi có hơn một ngày một đêm mà Culi đen như cục than, Ðất bụi làm nó biến màu, bốn chân ướt sũng nhỉn thật tội nghiệp. Vợ tôi lấy sữa cho uống và pha nước nóng tắm cho Culi, tôi được lệnh đem máy sấy tóc chuẩn bị làm nhiệm vụ phụ tá "sấy khô" lông chó. Vợ tôi vui mừng như người mất của tìm lại được, nàng lăng xăng chạy tới chạy lui chăm sóc cho chó. Tôi thì ngược lại : Tuy có xót xa, có hối hận nhưng không có nghĩa "nuôi kẻ thù trong nhà" và hôm nay kẻ thù đã trở về "một đêm không gặp tưởng rằng đã thoát...". Tôi vừa xấy lông chó vừa lẩm bẩm "coi chừng tao". Thua keo này bày keo khác. Tôi tiếp tục suy nghĩ tìm một kế khác vẹn toàn. Làm sao để Culi ra đi không trở lại nhưng không muốn dùng những biện pháp có vẻ tàn nhẫn.
Sáng hôm sau thức dậy đã thấy Culi nằm gọn trong salong hé mắt nhìn tôi có vẻ trách móc. Mọi khi nhìn thấy tôi nó chạy lại ủi ủi cái đầu vào chân tôi rất thân mật, hôm nay nó nằm im lặng, chỉ liếc con mắt theo dõi hành động của tôi. Tôi giơ tay nắm chặt giá giá trước mặt Culi: "liệu hồn nghe con".
Nguyên một ngày vừa làm việc, vừa suy nghĩ tìm kề hoạch, cuối cùng tôi tìm ra một phương án khác rất là nhân đạo, vừa tiện , vừa gọn lại an toàn trên xa lộ. Tôi đặt tên là kế hoạch "Ðánh bùn sang ao". Tôi nhớ bạn tôi, vợ chồng Trung người bạn quen từ bên đảo, tuy không thân lắm , nhưng thỉnh thoảng có dịp tôi cũng ghé thăm. Trung hơn tôi 2 tuổi, có hai đứa con , hình như chúng học hành xong cả. Ðứa lớn đã có gia đình, đứa nhỏ có lẽ cũng sắp sửa theo bước chân anh nó để tìm "thú đau thương".
Ngay tối hôm đó, tôi tìm tới thăm anh chi Trung. Vừa thấy tôi anh chị mừng ra mặt : "Chà lâu quá không thấy anh tới thăm." Tôi trả lời "Tiện đi qua đây ghé thăm ông bà, xem tình hình làm ăn ra sao, cho anh em theo với". Sau một hồi nói chuyện tào lao, tôi xin phép ra về. Trước khi về tôi không quên hỏi chị Trung "Chị muốn nuôi chó không? Tôi có người bạn sắp đi Mỹ, có con chó rất ngoan, muốn kiếm người cho, tôi thích lắm, nhưng nhà đã có một con... Không để cho tôi nói hết lời chị Trung đã vội vàng "anh xin cho tôi đi, tôi đang kiếm một con chó, nuôi cho vui cửa vui nhà" Tôi mừng quá hứa sẽ xin chó cho chị. Tôi nhìn anh Trung dò xét, trong ánh mắt Trung có điều gì ái ngại như thầm bảo tôi "Ðừng mang chó tới". Thâm tâm tôi nói lên hai chữ "xin lỗi", vâng xin lỗi anh nhé, làm ơn chia sẻ dùm tôi cái uất hận, đắng cay mà tôi đã và đang phải chịu. Xin hãy đỡ dùm tôi gánh nặng đè lên vai tôi bấy lâu...Tôi không thù, không oán anh, không muốn cho anh khổ sở, chỉ muốn chúng ta đứng cùng một chiến tuyến. Muốn vậy anh phải hiểu thế nào là căm hờn, thế nào là uất hận. Có vậy mới thông cảm, mới cùng nhau sát cánh để chiến đấu. Tôi muốn nhào tớ ôm Trung như những vị lãnh tụ Cộng Sản thường làm khi gặp nhau để gọi nhau hai tiếng "Ðồng chí". rồi sau đó tìm cách cắn nhau. Tôi từ giã vợ chồng Trung ra về mà lòng mở cờ.
Từ ngày Culi trở về vợ tôi chăm sóc nó kỹ hơn như muốn bù đắp những ngày đi bụi tội nghiệp của nó. Culi sau vài ngày cũng quên hẳn cái đắng cay bị đem bỏ chợ. Riêng tôi cũng dành cho nó nhiều ưu đãi hơn, những ưu đãi đặc biệt trước khi Culi phãi cất bước ra đi lần nữa... Ngày tháng còn lại tôi thấy Culi khôn hẳn lên. Tôi bỏ công vào thư viện mượn những sách hướng dẫn cách dậy chó, đem về nghiên cứu, vô tình tôi trở thành huấn luyện viên chó lúc nào không hay. Culi được tôi dạy, sau hai tuần lễ đã biết giơ chân trước ra bắt, đi bằng hai chân sau, biết tha dép mỗi khi tôi đi làm về. biết phân biệt đồ đạc của từng người trong gia đình. Thật sự tôi cũng thích Culi, nhưng không muốn vợ tôi dành quá nhiều thì giờ cho nó, để đến nỗi quên cả tôi, Nếu nói là ghen thì không đúng, nhưng tức và bực mình thì đúng hơn. Có lẽ tôi là người Việt, trong tôi là dòng máu Việt, nói tiếng Việt, còn theo phong tục Việt, nên vấn đề yêu thương chó như người tây phương thì tôi chưa thể hội nhập được Mặc dù tôi cũng thương Culi , tôi coi nó như là một phần tử trong gia đình, nhưng khi nhìn thấy sự cưng chiều, săn sóc của vợ tôi dành cho nó, và hình ảnh tôi chiều chiều dắt chó đi tè, tôi không thể nào rút lui kế hoạch "đánh bùn sang ao" được. Cũng may cho tôi, từ lúc tôi dạy Culi biết tha dép, đưa thư... vợ tôi hình như không nghi ngờ gì về chuyện đem Culi bỏ chợ.
Rút kinh nghiệm lần trước, kế hoạch lần này chu đáo hơn. Về địa điểm nhà vợ chồng Trung ở xa hơn. Thời gian thực hiện : Sáng thứ Bảy, vợ tôi thường đi chợ Flemington. Tôi lại hay làm overtime vào ngày cuối tuần. Tôi sắp đặt thừa lúc vợ không có nhà, tôi xin phép vắng mặt ở sở làm chạy bay về nhà mang chó xuống cho vợ chồng Trung. Mọi sự như dự tính, nhưng khi mang chó tới thì nhà Trung không có ai ở nhà. Tôi vội vàng chạy nhanh về nhà mong sao vợ đi chợ chưa về. May quá, nhà tôi vẫn cửa đóng then gài, tôi mang Culi vào rồi tất tưởi ra đi mặc cho Culi ngơ ngác nhìn tôi khó hiểu. Thế là lỡ một chuyến đò, Culi vớí tôi vẫn còn duyên nợ. Mãi tới hai tuần sau vợ tôi mới đi chợ mua thức ăn. Lần này tôi phôn cho Trung trước để chắc chắn có người ở nhà. Cuối cùng Culi ra đi thật sự.
Tôi tỉnh bơ mở cửa vào nhà, vợ tôi hối hả: "Anh à Curly đi đâu mất rồi, em kiếm khắp nơi không thấy.. tôi trả lời: "nó đi bụi như lần trước, anh nghĩ nó sẽ trở về". Vợ tôi nói: "em có linh tính lần này Curly đi không trở về." Tôi giựt mình: "tại sao? " Ðúng vậy Culi đi không trở lại, nó đã có chủ mới rồi, tôi không còn áy náy như lần trước, không có hối hận vì Culi có chỗ nương thân tử tế.
Ngày qua ngày Culi vẫn biệt tăm. Vợ tôi thì tội nghiệp nhất, đêm nghe tiếng gió rung cây sột soạt là nàng thức dậy ra cửa mong Culi trở lại. Nhìn thấy vợ rầu rĩ tôi yên ủi "thể nào nó cũng về, nó nhớ đường giỏi lắm em đừng lo." Vợ tôi vẫn thức giấc khi nghe thấy tiếng chó hàng xóm sủa, hoặc có tiếng động ngoài sân, trong nàng vẫn có một hy vọng mặc dù rất mong manh. Sự rầu rĩ trên gương mặt nàng làm cho tôi nhiều lúc bối rối , tôi không thể nghĩ nàng thương Curly tới mức độ đó. Trong nhà vắng hẳn tiếng nói cười. Nhà tôi đã vắng vẻ, giờ lại thêm lặng lẽ. Trước đây mỗi lúc hứng chí tôi cất tiếng ca, nàng thường phụ họa hát theo. Mấy bữa nay tôi cố tình hát những bản nhạc mà nàng thích nhất, nàng vẫn im hơi lặng tiếng mặc cho tôi đơn ca khan cả cổ. Vợ tôi người miền Nam thích nhất là ca vọng cổ, từ ngày quen nàng tôi cố học vài câu lúc buồn cất tiếng ca. Chỉ cần nghe tôi ca câu đầu là nàng ca tiếp những câu sau, do đó tôi chỉ cần học mỗi bài một câu là đủ. Tôi chuyển từ tân nhạc qua giọng cổ làm cho nàng vui: "Thôi tạm chia tay anh ra miền biên ải, còn em thì bình yên ở lại... chốn... quê... nhà......." tôi cố kéo dài chữ nhà để nàng ca tiếp sức, thay vì ca tiếp tôi nàng đóng cửa cài rầm làm đàn đứt dây nên tôi nín khe. Nhiều lúc tôi muốn tới nhà Trung để đòi lại chó cho nàng, nhưng lỡ nói xin chó cho Trung, chứ đâu có đem chó cho Trung, nghĩ vậy tôi lại ngại ngùng không tới nhà Trung nữa. Tôi cũng nghỉ tới việc mua con khác cho nàng. Nhưng cứ chần chờ mục đích xem tinh hình ra sao đã.
Thời gian là liều thuốc bổ. nỗi buồn mất chó từ từ cũng nguôi ngoai. Tôi mừng rỡ khi thấy nàng nói chuyện trở lại. Chả lẽ cứ im lặng mãi sao. Tôi chăm sóc nàng nhiều hơn, theo nàng đi shop, rủ nàng đi coi ca nhạc, đi ăn tối, hay đi coi phim, mục đích cho nàng vui. Tôi cũng không ngu gì nhắc đến chuyện Curly nữa, cứ coi như một chuyện đã qua, cho qua luôn.
Chuyện đời nhiều chữ ngờ, những cái vô tình biến thành hữu tình, hữu duyên biến thành vô duyên. Những danh từ diễn tả những chuyện mình không dự trù trước nhưng nó xảy ra đến nỗi không có cách đối phó, làm con người đảo điên. Chuyện Curly đã qua ba tháng tưởng chừng đã qua ai ngờ: Sáng thứ Bảy tôi cùng với vợ đi ăn sáng ở Cabramatta, trên đường đi dạo gặp ngay vợ chồng Trung mặt mày hớn hở đi tới phía chúng tôi. Vừa nhìn thấy họ tôi giựt mình vội vàng kéo vợ rẽ đường khác, nhưng vợ Trung còn nhanh hơn tôi, từ xa đã lớn tiếng gọi đích danh vợ tôi. Vợ tôi nghe tiếng người gọi, bèn kéo tay tôi ngược lại tiến về chỗ Trung. Trời sáng mùa đông, trong tôi luồng chân khí lạnh chạy khắp nơi, da tôi gai ốc nổi cùng mình, tôi đi nhanh hơn, đưa một ngón tay lên môi ra hiệu cho vợ chồng Trung thầm bảo đừng nói chuyện "tôi cho chó" với vợ tôi.
Vợ Trung và vợ tôi lâu quá không gặp nhau, vừa thấy nhau là mừng tíu tít, rối rít thăm hỏi. Tôi lôi Trung nói nhỏ: "Nói vợ anh đừng nói tới chuyện chó má gì với vợ tôi". Trung nhìn tôi thắc mắc: "Tại sao?" tôi trả lời "tôi sẽ giải thích cho anh sau". Nhưng tất cả đã muộn, vợ Trung nhanh hơn tôi một bước. Bên tai tôi nghe rõ từng chữ "cám ơn anh chị lắm, con chó anh ấy mang cho chúng tôi rất là khôn, ai cũng thích" Trời tự nhiên tối xầm lại, tôi nhìn cái miệng duyên dáng của vợ Trung hôm nay sao vô duyên lạ, đôi môi mỏng tô son đỏ nhìn mất cả cảm tình "đúng là mỏng môi hay hớt ". Tôi muốn giơ tay bịt miệng vợ Trung lại, nhưng đã trễ. Những lời nói đã chui ra khỏi miệng làm sao thu hồi được. Trung nhìn tôi xòe hai bàn tay chia buồn.
Vợ tôi giận tím mặt, nàng đã thoa một lớp kem dày nhưng cũng không ngăn nổi sự chuyển đổi của màu sắc. Vợ Trung đang hùng hổ nói cười, tự nhiên im lại, hình như bà chị nhận thấy điều gì bất ổn. Tôi thấy Trung đang giựt giựt tay vợ, miệng cười gượng chữa cháy: "đúng rồi con chó mà anh xin của ông bác sĩ Minh đó, nó khôn lắm...." Vợ tôi bất chợt quay một góc 180 độ bỏ đi một nước không thèm chào hỏi ai. Mọi người ngỡ ngàng vì phản ứng bất ngờ ấy. Tôi cũng không biết nói gì, đành dùng hai tay ra vẻ chán nản rồi quay gót chạy theo nàng ra xe. Tới chỗ xe đậu, lại trễ một bước. Vợ tôi đã tự lái xe bỏ tôi đi rồi. Tôi chạy ngược lại chỗ vợ chồng Trung lúc nãy để nhờ chở về nhà, nhưng vợ chồng Trung không còn ở đó nữa. Tôi lo lắng không biết phải làm sao để giải thích cho vợ đây. Xung quanh tôi trời đất như quay cuồng, tôi cắm đầu đi, không biết đi đâu. Ði một hồi tôi khám phá ra mình đang đi về nhà.
Con đường về nhà xa thẳm tôi không gọi taxi cũng không phone cho bạn bè, cứ "từng bước từng bước thầm", nhắm hướng nhà thả bước. Con đường đã dài, tôi lại muốn dài thêm. Hai bên đường nhiều cột đèn quá hình như người ta mới trồng thêm sao ấy, lúc đầu tôi có ý đếm thử, nhưng những con số cứ lung tung, cuối cùng chịu thua không đếm nữa. Hình ảnh vợ tôi với cái mặt hầm hầm làm cho tôi dợn tóc gáy. Tôi cố tìm những lời để thanh minh thanh nga, nhưng sao lúc này tôi ngu quá, không thể tìm được một lý do nào gọi là tạm ổn. Tôi từng hãnh diện vì có những phản ứng khéo léo trong lúc đối thoại với kẻ khác. Tất cả hôm nay nó trốn đi đâu mất để lại tôi một tên khờ khạo.Thật tôi không muốn về nhà chút nào, vì sợ phải trả lời những câu hỏi của vợ. Chân tôi vẫn bước, con đường dù dài đi mấy rồi cũng phải tận cùng. Thôi mặc kệ tới đâu hay tới đó...
Nhà tôi không có gì thay đổi, tất cả vẫn bằng yên vô sự. "Cám ơn Chúa, xin Chúa cứu con..." tôi lẩm bầm cầu nguyện. Trong nhà mấy cái lục bình còn nguyên chưa bị đập bể, những cái ly thủy tinh trưng bầy ở tủ vẫn vẹn hình hài. Những lúc nóng giận vợ tôi thường hay đập bể một vài món đồ cho bõ tức. Tôi để ý những món đồ nàng đập bề thường là những món quá date hay những chén bát đã sứt mẻ không còn xử dụng. Có lần tôi hỏi tại sao? nàng bình thản trả lời "ngu gì em đập đồ mới", từ đó tôi mới hiểu tại sao chén bát cũ nàng không ném vào thùng rác mà lại tích trữ, vì nó còn có tác dụng "giảm cơn thịnh nộ". Hôm nay khác hẳn, tất cả như không có chuyện gì sảy ra. Tình hình khác thường làm cho tôi lo lắng. Trong Tôn Ngô Binh Pháp có dậy "nơi chiến trường, tình thế yên lặng là tình thế nguy hiểm nhất." trước khi có dông bão thường biển êm, gió lặng. Tôi đang chờ dông bão ập đến.
Thời gian như ngừng trôi, tôi nhìn lên tường xem đồng hồ chỉ mấy giờ. Cái đồng hồ chết ngắc từ hồi nào, hai cây kim nằm dí một chỗ, cái quả lắc không còn lắc tới lắc lui, cái âm thanh tích tắc cũng im luôn. Tôi nghe rõ "tiếng đập của con tim" hình như nó chạy hơn mọi khi, làm như tôi vừa tu hết một chai Martin không bằng. Phòng vợ tôi "cửa đóng then cài" tôi rón rén tới bên cửa ghé tai nghe ngóng, bên trong hoàn toàn im lặng. Tôi lững thững trở ra phòng khách ném mình xuống salong một cách nặng nề.
Tất cả xảy ra ngoài dự liệu. Sóng gió không nổi lên, giông tố cũng không ập tới, Chỉ có một chuyện "Im lặng ". Nhà cửa im lặng, tivi im lặng, bếp núc im lặng, điện thoại im lặng, và vợ tôi rút vào phòng im lặng. Bản thân tôi không biết xử xự ra sao. Thời gian cứ vậy chậm chạp trôi qua, thấm thoát đã một tuần tôi không nhìn thấy vợ, một tuần lễ đi làm ăn mì gói. Khổ nhất là có miệng mà không nói được, vì không có ai nghe, không có người hỏi. Tôi trở thành người câm bất đắc dĩ. Thà rằng vợ tôi la lối om xòm, hoặc đập hết tất cả những chén bát sứt mẻ dự trữ, tôi sẵn sàng đi kiếm những cái khác thay thế, còn hơn bắt tôi suốt ngày im lặng. Vợ tôi trả đũa theo kiểu này thật là "Khổng Minh" cũng phải chào thua.
Tôi có thói quen trước khi đi ngủ thường dành khoảng mười phút để đọc sách. Những cuốn sách ngổn ngang thường được vợ tôi thu xếp lại gọn gàng, hơn tuần nay chúng vẫn chình ình ra đó. Tôi lôi đại một cuốn đọc cho đỡ nghiền, trên tay tôi cuốn sách nặng nề, còn thơm mùi mực, chưa một lần mở ra. Ðó là cuốn Tân Ước, tôi mở đại một trang cắm cúi đọc:".......hãy để của lễ ở đó về làm hòa với anh em...." Trong tôi bừng lên một ánh sáng, tôi như bị thúc dục: "Làm Hòa với vợ". Tôi nhổm dậy, lấy giấy bút viết thư cho vợ. Bức thư tôi viết cho vợ rất dài, vì từ ngay lấy nhau tới giờ tôi không còn viết thư cho nàng nữa. Nội dung bức thư là nhận lỗi với nàng, nêu lý do chính đáng tại sao đem chó cho người ta, tôi ca bài "con cá sống vì nước". Và còn hứa sẽ mua cho nàng một con chó khác. Sáng hôm sau tôi để bức thư dưới khe cửa phòng vợ tôi trước khi tôi đi làm.
Tôi tâm sự với một người bạn về chuyện trục trặc này, anh bạn tôi khuyên tôi nếu lần sau mua chó cho vợ nên mua con chó cái , vì chó cái nó hiền hòa, chứ không lí lắc như chó đực. Tôi thấy anh bạn nói có lý, nên quyết tâm tìm mua cho vợ một con chó cái.
Sáng hôm sau vừa xuống giường tôi đã nhỉn thấy một bì thư nằm ngay ở cửa." Tôi đã có hồi âm." Tôi vội vàng mở ra coi, trong thư chỉ vỏn vẹn có 3 chữ "Mang chó về". tôi khựng người, vợ tôi vẫn còn giận. Ngày hôm sau tôi đọc báo để tìm mua chó, và ngay chiều hôm đó tôi đã mua một con chó cái mới có 2 tuần lễ tuổi cùng loại với Culy. Về đến nhà tôi đặt chó vào cái hộp giấy rồi đem để ngay trước cửa phòng vợ. Tôi hồi hộp chờ đợi, lạ thay vừa nghe thấy tiếng chó kêu , vợ tôi bèn mở cửa. Vừa nhìn thấy không phải Curly nàng vội đóng cửa lại không thèm ngó ngàng. Thế là suốt đêm đó tôi phải chăm sóc cho nó. Con chó xa mẹ cả đêm cứ ẳng ẳng làm tôi không thể nào chợp mắt, đã vậy nó còn ỉa đái tùm lum, bắt tôi sáng sớm phải thu dọn và tắm rửa cho nó. Ðúng là số tôi là số tắm chó. Trước khi ra khỏi nhà, tôi lại đem con chó đề trước cửa phòng vợ, mong nàng hồi tâm chuyển ý.
Chiều đi làm về tôi thấy con chó nằm trong hộp được đặt ngay trước phòng tôi, tôi quan sát thấy nó được chăm sóc kỹ lưỡng, miếng vải lót được thay cái khác... Tôi mừng rỡ vì ít nhất vợ tôi đã lưu tâm tới nó. Rồi cứ vậy sáng tôi mang chó đặt trước phòng vợ, chiều vợ đặt chó trước phòng tôi. Sau một tuần con chó không còn la lối om sòm nữa, đặc biệt nó không chịu nằm trong thùng giấy cứ nhảy ra ngoài chạy lang xăng, rồi về nằm trên cái thảm trước cửa phòng vợ tôi. Con chó nằm im tại đó không chịu vào phòng tôi. Vừa thấy vợ tôi mở cửa nó chui tọt ngay vào phòng nàng. Tôi quan sát xem phản ứng của nàng. Cửa phòng không đóng lại, con chó cũng không chạy ra... Thế là gánh hát hạ màn, hòa bình đã ló dạng.
Có chó, vợ tôi từ từ hạ hỏa. Mặc dù nàng ít nói, ít cười như trước, nhưng cửa phòng đã mở. Ðặc biệt bếp nhà tôi "lửa đã nổi lên" và tôi không phải ăn mì gói nữa. "Mèo lại hoàn mèo, tôi lai tiếp tục công việc "dắt chó di dạo" vào mỗi buổi chiều. Hòa bình đã lập lại.
Con chó lớn nhanh như thổi, với những kinh nghiệm nuôi dậy chó, chả mấy lúc chú chó con đã biết đủ thứ. nàng vẫn đặt tên cho nó là Curly. Chỉ tội nghiệp cho tôi, vì muốn làm vui lòng vợ đành nhắm mắt nuôi của nợ. Ngày xưa đi coi bói, ông thày nói số tôi có duyên nuôi súc vật. Cho nên có trốn cũng không được.
Vào một buổi sáng mùa xuân, chim trên cành đua nhau hót, hoa trong vườn tưng bừng nở. Tôi vừa mở cửa bước ra ngoài, ôi thôi đủ thứ chó, lớn có, nhỏ có, con trắng, con đen, con lông quăn , con lông dài. Chúng đi tới đi lui như diễn tập quân sự, chúng chạy rần rần như hành quân. Chúng gầm gừ như chuẩn bị một cuộc đại chiến. Lúc này tôi mới sực nhớ tới Curly, nó đã tới ngày "Tỷ võ chiêu phu". Thật là "big problem". Bên ngoài các chàng chó đua nhau biểu diễn, chúng nhảy chồm lên hàng rào. Tội nghiệp cái hàng rào nhà tôi, loại hàng rào dã chiến được dựng vào thời kỳ chiến tranh lần thứ hai, tôi đang có chương trình tiết kiệm để thay đổi cái mới. Nếu chỉ một con chồm lên thì không sao, đằng này chúng bảo nhau tấn công cùng một lượt. Thế là cái hàng rào sập cái rụp. Giống như phim chưởng, hình ảnh khi đoàn quân tấn công vào cổng thành. Rất là sống động.
Tất cả đồng loạt tràn vào như nước vỡ bờ. Chúng chạy tứ tung xục xạo, Cái vườn rau muống mà tôi hằng chăm sóc , cái vườn tuy nhỏ nhưng là nguồn cung cấp chất xanh cho cả nhà bỗng chốc nát bét như tương. Bụng tôi đau quặn, đầu tôi choáng váng tự thấy mình dại dột, thật là lầm lẫn khi mang chó cái về nhà, tôi tiếc cái vườn rau bao nhiêu thì hận thằng bạn xúi tôi mua chó cái bấy nhiêu. Nếu gặp lại nó tôi sẽ chửi nó một trận. Curly thấy đám chó đực tràn vào, cô mày vui ra mặt chạy tùm lum. Tôi tức quá lấy ngay cái chổi quét vườn làm khí giới tấn công đám giặc chó. Một mình tôi xông vào trận địa, hữu xung tả đột tôi phang bên mặt, tôi đập bên trái. Tôi thi triển tất cả những môn võ công học được trong phim chưởng. Tay tôi quơ, miệng tôi la. Ðám chó thấy tôi múa lung tung, chúng không những không sợ còn đứng ngơ ngác nhìn tôi như đang thưởng thức màn biểu diển võ Sơn Ðông. Ðã vậy chúng đồng thanh hú lên như hoan hô tài nghệ của tôi. Tôi thấy không thể tranh thủ phần thắng bằng phương pháp này, tôi nảy sinh một kế, Tôi hạ chổi để thở, đám chó cũng ngưng hú chúng nhìn tôi chờ đợi màn hai. Ðùng một cái tôi quơ cái vòi nước tưới cây, mở hết cỡ, xịt thẳng vào chó. Chúng bị ướt như chuột rút lui có trật tự. Tôi không ngờ chúng chào thua cái vòi nước. tôi khoái quá cười đắc thắng.
Ðịch quân không rút lui hết, một hai tên vẫn còn lảng vảng trước nhà tôi. Trận chiến tưởng đã êm, nhưng đến nửa đêm chúng lại kéo tới , tấn công đợt hai. Tôi nghe thấy chúng chạy rầm rập xung quanh nhà, chúng cắn lộn nhau, đuổi nhau. Trận chiến không phải xảy ra giữa tôi và chúng, mà xảy ra giữa chúng, nên cường độ có vẻ ác liệt hơn. Tôi buồn ngủ quá nên mặc tình chúng tác oai, tác quái.
Sáng hôm sau trận chiến thật sự chấm dứt. Bãi chiến trường la liệt những chiến lợi phẩm , Tôi phải thu dọn hết một ngày để bón gốc cây. Cái sân cỏ nhà tôi trông như sân đá banh sau khi hai đội banh tranh tài quần thảo, trông thật thảm thương...
Buổi tối hôm sau, vợ tôi nói có phim hay lấy cho tôi coi. Nàng mở TV. Chúa ơi, nàng đã quay cái trận chiến ngày hôm qua. Tôi vai chính trong phim, tay cầm Ðả Cẩu Bổng trông thật oai hùng, hiên ngang chiến đấu giữa đám địch quân. Tôi giống như Bang chủ Cái Bang Hoàng Thất Công, đang thi triển những chiêu thức đánh chó tuyệt hảo. Vợ tôi hỏi: Không biết Hoàng Bang Chủ truyền thụ võ công cho anh hồi nào mà em không biết. Nhưng cái chiêu xịt nước thì hình như không phải của Hoàng lão tiền bối. Tôi dặn nàng đừng đem cái cuốn phim này cho ai coi kẻo tới tay nhà sản xuất phim ảnh, người ta tới mời anh đóng phim thì bỏ mẹ.
Curly nhà tôi sau cái ngày "chiêu phu" ấy, thân thể tăng trưởng nhanh hơn, nó mập trông thấy, thì ra nó có bầu. Nó đi đứng không còn nhanh nhẹn như trước nữa, thường hay nằm một chỗ đôi mắt lim dim, tư lự. Vợ tôi thì chăm sóc nó kỹ hơn, nàng tăng cường những món ăn bồi dưỡng, nàng chuẩn bị đủ thứ cho nó, nàng hồi hộp chờ đợi tới ngày Curly "nở nhụy khai hoa".
Thế rồi chuyện phải đến đã đến, nửa đêm nghe tiếng chó kêu. Tôi thức dậy nhào xuống garage. Vợ tôi đã có mặt ở đó tay đang vuốt ve con chó nhỏ xíu, nàng đưa ra khoe tôi: "anh coi con chó nhỏ dễ thương quá". Tôi nhìn xuống thấy Curly đang nằm , năm con chó nhỏ đang lúc nhúc bú nó. Tôi tá hỏa tam tinh nghĩ đến tương lai đen tối. "Ngày mai trên đường phố này có tôi dắt tới bảy con chó đi dạo." Tôi quay lưng bước về phòng mình bỏ lại sau lưng vợ tôi , Curly cùng lũ chó nhỏ.
Sydney ngày cuối năm 1999
Tuấn Linh ( Vietpet.com )