• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nguyễn Công Trứ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyễn Công Trứ

    Nguyễn Công Trứ

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Nguyễn Công Trứ quê làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Công Trứ sinh cuối năm 1778, kém thi hào Nguyễn Du 12 tuổi, là đồng hương Nghi Xuân, hai làng cách nhau chỉ hơn một cây số. Nổi tiếng thông minh, học giỏi từ ấu thơ, nhưng lận đận mấy lần thi cử, mãi tới năm 1819, ông mới giành được giải nguyên trường Nghệ. Bước hoạn lộ bắt đầu ở tuổi ngoài 40 (1820) với chức Hành tẩu Quốc sử quán nhưng lại gập ghềnh bao chặng gian nan.

    Đem thân vào chốn quan trường, 28 năm làm quan, 26 chức vụ khác nhau, lúc làm quan văn, khi thì quan võ. Ba lần Nguyễn tiên sinh được cử đi chấm thi hương (cử nhân), có lần đảm chức Chánh chủ khảo trường thi Hà Nội. Bốn lần được phong làm tướng cầm quân, ra Bắc, vô Nam, oai phong lẫm liệt. Nhưng con người tài hoa và khí phách ấy với nhân cách ngay thẳng, bộc trực, dám làm, dám chịu bị những kẻ gian nịnh trong triều, ngoài nội ganh ghép, gièm pha, vu vạ, chịu nhiều phen điêu đứng. Chúng vu ông buôn lậu, mưu phản triều đình, vượt quyền vua, toàn là trọng tội. Nhiều lần ông bị giáng chức từ ba, bốn cấp, có khi cách tuột, cho đi làm lính thú. Nhiều phen ông bị án oan, có khi phải chịu án "trảm giam hậu" (tội chém, nhưng giam chờ lệnh)!

    Thật nghịch lý với con người lúc nào cũng lo toan việc dân, việc nước, nuôi chí tang bồng "ra tay kinh tế" để cho dân thoát cảnh đói nghèo, lầm than. Thật đau đớn cho một tâm hồn cao thượng và hào phóng bộc lộ trong gần 150 áng thơ văn chói sáng để lại cho đời dấu ấn một kẻ sỹ đáng yêu và đáng kính. Cũng thật gớm ghiếc cho miệng lưỡi phường gian nịnh trong lốt vỏ "mũ cao, áo dài" vu vạ người có công thành kẻ có tội, làm cho mấy ông vua đầu triều nhà Nguyễn cũng "mắt mù, tai điếc" hiểu sai tấm lòng ngay thẳng của một bậc hiền tài.

    Vua Minh Mệnh vốn rất quý Nguyễn Công Trứ, từng ban thưởng cho ông một tòa bích ngọc hình núi, một con ngựa bằng mã não, một chiếc kim khánh khắc bốn chữ "Lão năng khả tưởng" (ông già tài giỏi đáng được thưởng). Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là văn quan, võ tướng, còn lừng danh ở tài kinh tế. Khi vâng lệnh triều đình cầm quân dẹp loạn ở các tỉnh xứ Bắc, ông trăn trở một điều: "Dân làm loạn vì dân quá đói nghèo". Theo Nguyễn tướng công: "Phải làm cho dân có ruộng đất cấy cày, có công việc làm ăn, có được no ấm thì xã tắc mới yên vui".

    Vị thượng quan Thư hữu tham tri bộ Hình sung Dinh điền sứ hai tỉnh Nam Định, Ninh Bình ở tuổi ngũ tuần dâng sớ về triều xin thực thi 3 việc: Nghiêm trị bọn du thủ, du thực, gian phi; trừng trị bọn lại dịch tham nhũng, thải bỏ kẻ vô tài, bất lực, khen thưởng người liêm chính; khẩn hoang mở đất cho dân cày cấy, có công ăn việc làm. Ông còn đề đạt nhiều ý kiến ích quốc, lợi dân như lên án tệ cường hào, ức hiếp, nhũng nhiễu dân; xây dựng quy ước của làng xã v.v... Trong vòng chưa đầy một năm đã chiêu mộ lưu dân khoanh đê, lấn biển lập được hai huyện mới: Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) và 2 tổng mới Hoành Thu, Ninh Nhất. Khi đảm trách việc quan ở miền Tây Nam Tổ quốc (Tây Nam Bộ), Nguyễn Công Trứ lại hợp sức với quan quân, dân chúng địa phương, đào kênh rạch, làm thủy lợi dẫn nguồn nước ngọt Cửu Long về đồng ruộng.

    Tài ba, ơn nghĩa của Nguyễn Công Trứ được nhân dân đông đảo, nhất là tầng lớp nghèo khổ vô cùng biết ơn, cảm phục. Không chỉ là người có tâm huyết mà ông còn có trí tuệ, có năng lực tổ chức xuất chúng, ngày đêm lặn lội, lo toan, lắng nghe ý kiến tìm mưu hay, kế giỏi của quần chúng vận dụng vào việc làm thiết thực, có hiệu quả cao. Ông được dân chúng yêu thương, quý trọng, tôn thờ như bậc thánh hiền, như cha mẹ. Nhân dân huyện Tiền Hải, huyện Kim Sơn lập đền thờ sống Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (sinh từ).


    Đền thờ Nguyễn Công Trứ

    Thói đời thật chua chát! Bọn tham quan, ô lại, gian nịnh lại đem lòng ganh ghét, đố kỵ, tìm cách hãm hại ông bằng những chuyện bịa đặt, vu vạ... Con người chính trực ấy hàm oan, thời gian và cuộc đời nhân hậu đã dần làm sáng tỏ, trả lại công bằng cho ông. Nguyễn Công Trứ ung dung tự tại, giữ vững khí phách, tiết tháo. Trong ông có chút ngất ngưởng của một kẻ sỹ, có cả màu men lãng tử, tài hoa, đúng hơn là một nhân cách vững vàng, đáng kính. Chẳng thế, người ta kinh ngạc khi Nguyễn Công Trứ hàm oan trọng tội. Từ địa vị cao sang, quyền uy của một đại quan nhất nhị phẩm bị giáng làm lính thú. Có người chế nhạo, nhưng ông bình nhãn: "Khi ta làm Đại tướng không lấy đó làm vinh, nay là lính cũng không hề thấy nhục!".

    Trên 150 năm đi qua, người đời còn thuộc nhiều áng thơ của ông, biết những chuyện kể bi hùng, cả những giai thoại lý thú về con người tài cao, đức trọng, đa đoan ấy, nhất là hai câu thơ thật thâm thúy, hào sảng mà chua chát:

    "Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".

    Mùa thu năm Giáp Thân (10/2004), tôi về thăm Nghi Xuân, quê nội, quê ngoại của tôi, tranh thủ đến viếng mộ Nguyễn tướng công và ngôi đền nhỏ bé ở làng Uy Viễn. Lòng rưng rưng tưởng nhớ một danh nhân lừng lẫy với tâm hồn và tính cách đậm đặc "ông đồ xứ Nghệ" nửa đầu thế kỷ XIX. Cảnh sắc đơn sơ và âm thầm của một địa chỉ văn hóa chưa xứng với tầm vóc của một đại danh nhân có tài cao, tâm sáng đã làm cho bất cứ ai có hiểu biết, có lương tri không tránh được nghĩ suy, thổn thức .
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #16

    Vịnh Hàn Tín - Nguyễn Công Trứ
    Vịnh Hàn Tín
    Nguyễn Công Trứ

    So tam kiệt, ai bằng Hàn Tín ?
    Một tay thu muôn dặm nước non,
    Những ngờ rằng khoán thiết, thư son,
    Thái sơn như lệ, Hoàng hà như đái.
    Hạp tảo Ngũ hồ song Phạm Lãi,
    Khước lưu tam kiệt độc Trương Lương.
    Ðau đớn thay điểu tận, cung tàn,
    Ðầm Vân mộng phải mắc mưu con trẻ.
    Nếu biết chữ "khả hành, khả chỉ"
    Thời Ngũ hồ một lá cho xong,
    Làm chi lúng túng trong vòng



    Sống trên đời

    Comment

    • #17

      Vịnh tiền Xích Bích - Nguyễn Công Trứ
      Vịnh tiền Xích Bích
      Nguyễn Công Trứ

      Gió trăng chứa một thuyền đầy,
      Của kho vô tận biết ngày nào vơi ?

      Nói:

      Ông Tô tử qua chơi Xích Bích,
      Một con thuyền với một túi thơ.
      Gió hiu hiu mặt nước như tờ,
      Trăng chênh chếch đầu non mới ló.

      Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ,
      Buông chèo hoa len lỏi giữa sơn cương.
      Ca rằng: quế trạo hề lan tương,
      Kích không minh hề tố lưu quang,

      Diểu diểu hề dư hoài

      Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương.
      Người ỷ ca réo rắt khúc cung thương,
      Tiếng tiêu lẩn tiếng ca vang mặt nước.
      Sực nhớ kẻ cầm ngang giáo vịnh câu thơ thuở trước

      Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du.
      Ðành hay trời đất dành cho
      Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn.
      Còn trời còn nước còn non.



      Sống trên đời

      Comment

      • #18

        Vịnh hậu Xích Bích - Nguyễn Công Trứ
        Vịnh hậu Xích Bích
        Nguyễn Công Trứ

        Sông Xích Bích vừng trăng sáng tỏ,
        Ông Tô tìm thú cũ dạo chơi.
        Bóng quang âm nào đã mấy mươi,
        Mà non nước xui nên lòng cảm kích.
        Thi thành nhất bức thiên sơn tịch
        Cô hạc hoành giang lược tiểu chu.
        Suốt năm canh bên gối mơ hồ,
        Chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt.
        Khách cười nói hỏi tên gì chẳng biết,
        Liếc trông ra nào thấy đâu nào.
        Ấy người hay hạc xinh sao.


        Sống trên đời

        Comment

        • #19

          Vịnh Thúy Kiều - Nguyễn Công Trứ
          Vịnh Thúy Kiều
          Nguyễn Công Trứ

          Ðã biết má hồng thời phận bạc,
          Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng.
          Chiếc quạt, thoa đành phụ nghĩa Kim lang,
          Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thì cũng phải.

          Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải,
          Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu,
          Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu,
          Mà bướm chán ong chường cho đến thế !

          Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,
          Ðoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.
          Bán mình trong bấy nhiêu năm,
          Ðố đem chữ hiếu mà lầm được ai !

          Nghĩ đời mà ngán cho đời.




          Sống trên đời

          Comment

          • #20

            THẾ THÁI NHÂN TÌNH


            Thế thái nhân tình gớm chết thay
            Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy
            Hễ không điều lợi, khôn thành dại
            Ðã có đồng tiền dở cũng hay
            Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi
            Hẳn hoi không hết một bàn tay
            Suy ra cho kỹ chi hơn nữa
            Bạc quá vôi mà mỏng quá mây.



            Comment

            • #21

              CÁCH Ở ĐỜI


              Ăn ở sao cho trải sự đời
              Vừa lòng cũng khó há rằng chơi
              Nghe như chọc ruột, tai làm điếc
              Giận đã căm gan, miệng mỉm cười
              Bởi số chạy đâu cho khỏi số
              Lụy người nên mới phải chiều người
              Mặc ai chớ để điều ân oán
              Chung cục thời chi cũng tại trời.


              Comment

              • #22

                Tự thọ bảy mươi tuổi - Nguyễn Công Trứ



                Thanh Nghị
                :
                Thơ Nguyễn Công Trứ có nội dung khá phức tạp. Có những bài rất yêu đời, hăng say với việc lập công danh, nhập thế, thi thố tài năng; lại có những bài bi quan, chỉ mong "ngất ngưỡng" không ràng buộc. Ông tự nhận "Đã mang tiếng ở trong trời đất - Phải có danh gì với núi sông", nhưng lại mong "Kiếp sau xin chớ làm người - Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".

                Bài Tự thọ bảy mươi tuổi, viết bằng tiếng Hán, gần như một tiếng than hối hận của ông vì nhập thế lúc "trái mùa". Bài thơ viết năm 1848, lúc ông đang làm chức phủ doãn phủ Thừa Thiên, xin về trí sĩ.

                Tự thọ bảy mươi tuổi

                Tiểu dẫn: Tôi nay vừa bảy mươi. Nhớ lại sáu mươi chín năm về trước, đói khổ, ốm đau, rừng sâu, nước độc, xiết bao cay đắng. Câu nói: "Thọ lắm nhục nhiều" đối với tôi thật đúng quá. Trong những điều tôi đã học được từ khi ra đời, tôi tìm ra năm mươi sáu chữ, làm thành một bài thơ luật để kỷ niệm tuổi bảy mươi. Các vị có lòng thương đến, xin cho một bài hoạ để con cháu cất làm của quý trong nhà.

                Nhật đối nhi tảo tự giải di
                Kim ngô bất tự cổ ngô thì
                Tuỳ cơ khối lỗi cung nhân tiếu
                Trực ký niên hoa giới cổ hy
                Lão thực bất kham trang diện mục
                Anh hoa an dụng nhiểm tu tì
                Tự tâm tiên liệt hào vô trạng,
                Quái sát Hồng Sơn hữu thị phi.

                Dịch nghĩa

                Hằng ngày ta sẽ cùng chơi đùa với trẻ con
                Ta hôm nay không còn giống ta ngày xưa nữa
                Ta theo thời mà làm con rối mua cười cho thiên hạ
                Thấm thoát nay đã đến tuổi cổ lai hy
                Cái chân chất không cần trau tria mày mặt nữa
                Vẻ tốt tươi đem nhuộm cho râu tóc để làm gì
                Ta tự lấy làm thẹn chẳng có chút công trạng gì
                Thôi hãy phó mặc cho núi Hồng hạ lời khen chê.

                Dịch thơ

                Ngày cùng lũ trẻ cợt đùa chơi,
                Quả thực ta nay khác trước rồi!
                Múa rối mấy hồi rằng giúp nước,
                Sống lâu bảy chục cũng ơn trời!
                Thật thà bao quản khoe mình đẹp,
                Tóc bạc xin đành kém vẻ tươi!
                Những thẹn bất tài không báo bổ,
                Non Hồng thôi mặc tiếng trên đời!

                (Lê Thước dịch)

                Cao Bá Quát có hoạ lại bài này. Lúc này ông Quát đang là chủ sự ở Bộ Lễ, tuy chức nhỏ nhưng nổi tiếng về tài thơ, nên quan phủ doãn xin ông hoạ một bài.

                Quần sơn nam vọng độc chi di
                Dao tưởng tiên sinh vị lão thì
                Tự cổ anh hùng vô đại dị
                Như kim xỉ đức kiến ưng hy
                Thường gia thế vị chung tu tửu
                Cầm đoạn sương hoa bất thượng ty
                Văn đạo Hồng phong dục hồi thủ
                Khởi ưng lục thập cửu niên phi.

                Dịch nghĩa:

                Một mình chống cằm ngồi ngắm những ngọn núi phía nam
                Tưởng nhớ lại thời tiên sinh còn chưa già
                Xưa nay anh hùng đại để đều như thế cả
                Chỉ tuổi tác và đức độ của tiên sinh thì ít ai bằng
                Rốt cuộc, nếm mùi đời thì cần phải pha rượu vào
                Còn như hoa tuyết thì nhất định cấm không nên để cho đậu vào râu mép
                Nghe bảo tiên sinh muốn ngoảnh đầu về phía núi Hồng Lĩnh
                Lẽ nào suốt sáu mươi chín năm về trước tiên sinh sai cả ư?

                Bảy năm sau, Cao Bá Quát khởi nghĩa tại Mỹ Lương. Mười năm sau, Pháp đánh Đà Nẵng. Khi được đề cử đi đánh giặc, dù đã 80, Nguyễn Công Trứ vẫn nhận lời cầm quân, nhưng trong năm đó, ông đã qua đời.

                Ngoài bài của ông Quát làm bằng tiếng Hán, còn một bài hoạ của tiến sĩ Nguyễn Quí Tân làm bằng tiếng Nôm. Ông Nghè Tân cũng thuộc dạng "ngất ngưỡng, cao ngạo" đỗ tiến sĩ, làm quan chưa được bao lâu thì từ chức để đi ngao du sơn thuỷ.

                Bảy mươi tuổi tác vẫn nhường ri
                Mới biết xưa kia buổi thiếu thì
                Rượu tỉnh thơ say hồn Lý Bạch
                Trúc cười hoa cợt thú Vương Hy
                Giang sơn nắm lại đôi tay khẩu
                Văn võ buông ra một ngón tì
                Cùng kiếp phù sinh hay dở sạch
                Dẫu ai tiếng thị với lời phi.

                Hình như còn một bài hoạ của Trương Đăng Quế, có bạn nào có bài này bổ sung giùm nhé.

                Link
                Đã chỉnh sửa bởi Photo; 14-12-2009, 07:13 PM.

                Comment

                • #23

                  Nhân nhắc đến Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Quý Tân, có một số giai thoại vui vui giữa hai ông này như sau.

                  Khi Nguyễn Công Trứ ra làm tổng đốc Hải Dương có bổ ông nghè Tân làm giáo tụ phủ Bình Giang. Nhân dịp phu nhân sinh con trai, cụ Nguyễn mở tiệc mừng, có mời cả ông nghè Tân. Ngà ngà say, ông lén vào văn phong, lấy bút viết lên tờ giấy hoa tiên mấy dòng:

                  Mừng ông sanh được cậu con trai,
                  Thực giống con nhà, chẳng giống ai.
                  Mong cho chóng lớn đi ăn cướp...

                  Viết đến đây thì ông ngả lưng, đánh luôn một giấc. Khi Nguyễn Công Trứ vào phòng, đọc thấy thì hỏi đùa:"Huynh muốn con tôi sau này lớn lên đi ăn cướp phỏng?". Ông nghè cười phá lên đọc tiếp:

                  Cướp lấy khôi nguyên kẻo nữa hoài!

                  Có lần túng thiếu, Nguyễn Quý Tân (nghè Tân) sai con đem thư cùng mũ áo cờ biển tiến sĩ sang dinh Nguyễn Công Trứ lấy chút tiền tiêu. Cụ Nguyễn xem thư thì thấy đó là một bài thơ Đường luật, mỗi câu thơ là một con vật:

                  Có nghề mà lại cậy chi nghề,
                  Nghề thế ai ngờ lại hóa nghê!
                  Vạn sự bất như, thân cũng hổ
                  Nhất văn vô hữu, nợ còn bê.
                  Công danh chỉ tổ đồ khoe mã,
                  Cờ biển còn hơn của ướt sề.
                  Bôn tẩu làm chi cho rách gấu
                  Thà rằng ngồi đó vuốt râu dê.

                  Cụ bèn liền lấy tiền đưa, trả lại mũ áo cờ biển và gửi kèm bài thơ như sau:

                  Tám vạn nghìn tư thứ ngỗng nghề
                  Thứ nghề áo mũ thứ nghề nghê!
                  Mày râu ngắm lại lòng thêm hổ,
                  Thư kiếm sao đành dạ bỏ bê.
                  Xanh đỏ rẻ cùi khoe tốt mã
                  Phong lưu khỉ gió hót đầy sề
                  Xin đừng giở thói văn chương nữa
                  Bán chó sao ngoài lại thủ dê?


                  Link

                  Comment

                  • #24

                    Cho góp một bài noái về Uy Viễn đại nhân của bác Hoàng Phủ Ngọc Tường nha (tại ko biết để đâu ). Cảm ơn chủ nhà.CO

                    %%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

                    Hoàng Phủ Ngọc Tường

                    Tay chơi

                    Rằng làm , trong khuôn khổ ngắn hạn của một đời người , có lẽ ít ai làm được nhiều việc như Nguyễn Công Trứ . Đánh giặc vào hàng danh tướng , mở đất an dân vào hạng danh thần , làm thơ đáng mặt văn hào , khí phách kiên cường xứng đáng kẻ sĩ . Lĩnh vực nào ông cũng tạo nên sự nghiệp lừng lẫy , quãng đời nào ông đi qua đều để lại tiếng thơm muôn đời . Có thể nói , có một thế kỷ 18 đầy những người hùng quyết mang tài kinh luân của mình ra để dành lấy một chỗ đứng trong trời đất , thế kỷ ấy đã tự hun đúc như luyện thép trong con người hành động của Nguyễn Công Trứ .Thế nhưng , thật lạ lùng , Nguyễn Công Trứ vẫn tự xác định rằng ông sinh ra đời là để mà chơi :

                    Trời đất cho ta một cái tài

                    Dắt lưng dành để tháng ngày chơi

                    Xem lại một ít hành trạng của Người ham chơi còn để lại dấu tích trong văn chương của ông , đặc biệt là những khoảnh khắc ông chợt biến mất đằng sau cánh gà của sân khấu lịch sử , người ta sẽ thấy rằng Nguyễn Công Trứ không nói đùa .

                    Nguyễn Công Trứ thành đạt muộn ,bốn mươi tuổi mới thi đỗ ra làm quan . Vậy thì vài chục năm trước đó , ngoài việc nhai đi nhai lại đến phát ớn một mớ kinh điển dành cho việc lều chõng , Nguyễn Công Trứ đã có thời gian dài để chơi .

                    Dù là đồ Nho chính cống , Nguyễn Công Trứ vẫn biểu hiện một cái nhìn chán mứa đối với chữ nghĩa . Ừ thì thánh hiền đấy , nhưng thực ra là một trò nhai văn nhá chữ lãng nhách , " Nhớ ngày xưa vua Thần Nông giá sắc , vua Đế Thuấn canh vân - Cùng quằng củng quẳng cùng quăng - Tống bất ngoại bò vàng chi liếm lá " . Rõ ràng là khẩu khí của một cậu học trò vừa tự biết mình quả thông minh để không coi sách vở ra gì , vừa tìm cớ vất sách xó giường để chạy đi chơi . Truyền khẩu ở làng Uy Viễn kể rằng thời hàn vi đó , Nguyễn Công Trứ thường xuống làng Cổ Đạm trong vùng để sa đà với mấy cô ả đào . Mấy chục năm sau chàng áo gấm về làng , người đẹp còn nhắc nhở một thời bờ bụi :

                    Giang sơn một gánh giữa đồng

                    Thuyền quyên ứ hự , anh hùng nhớ chăng ?

                    Có lẽ không đâu như ở Việt Nam ta có một thể loại văn học được sáng tạo nên ở chốn yên hoa , gọi là hát ả đào , hoặc hát nói . Thế kỷ 19 , hát nói nghiễm nhiên chiếm lĩnh một vị trí chính thống trong văn học , với một tác giả bao trùm là Nguyễn Công Trứ .Điều lạ lùng là chính trên những chiếu hát ả đào này (đại khái cũng như phòng karaoke bây giờ ) Nguyễn Công Trứ đã lập ngôn đủ mọi điều , từ chí nam nhi , kẻ sĩ ..., cho đến những bài ca có cánh dành cho ong và bướm . Xin dẫn ra đây làm bằng , một bản tuyên ngôn vô tiền khoáng hậu của tay chơi ngoại hạng :

                    Mười lăm tuổi hãy còn là con nít -

                    Tới năm mươi cút kít đã về già -

                    Thế nên vòng ghẹo nguyệt trêu hoa -

                    Ngồi nghĩ lại ba mươi năm là đã kiệt -

                    Thế mà còn : đi học đi hiếc , đi thi đi thiếc ,lấy vợ lấy việc , làm quan làm kiếc (mở ngoặc , có thể thêm : đi họp đi hiếc , kiểm điểm kiểm điếc , v.v...)

                    Ấy ai ai ta cũng ai ai -

                    Ai ấy ấy ta thời ấy ấy -

                    Nên chớ lấy chữ dâm là bậy -

                    Nếu không dâm sao nẩy ra hiền -

                    Hỏi em , em cứ e hèm !

                    Thời Huế là kinh đô , hầu như tao nhân mặc khách nào cũng ít ra là một lần làm thơ về Huế , nào trời thơ xứ mộng , nào tôn nữ trâm anh . Xem lại thì chỉ bài này của Nguyễn Công Trứ mới là tuyệt bút về "đặc sản Huế " :

                    Đêm khuya một chiếc thuyền nan

                    Một cô gái Huế một quan đại thần

                    Ban ngày quan lớn như thần

                    Ban đêm quan lớn tần mần như ma

                    Ban ngày quan lớn như cha

                    Ban đêm quan lớn rầy rà như con "

                    Nguyễn Công Trứ chơi dài dài từ trẻ tới già " Hồng Hồng Tuyết Tuyết - Mới ngày nào còn chửa biết cái chi chi ..." bây giờ đã lớn lên để cùng với " Bác Uy Viễn " vui vẻ vào cuộc " Cười cười nói nói thẹn thùng - Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại " Điều đáng nể ở tính cách Nguyễn Công Trứ ấy là ông không hề dấu diếm thói mê chơi của ông . Đúng , có gì đâu mà xấu hổ , cứ công khai huỵch tẹc ra rằng , ở đời người ta " sống để mà chơi " .

                    Nguyễn Công Trứ có quyền chơi , vì " Người chơi " ở nơi ông được bảo kê bởi cái-tôi-thứ-hai của ông , ấy là " Người làm " ; làm mọi việc tới trời long đất lở , nhưng mà làm với tâm thức chơi , từ đó cuộc nhân sinh xem ra đỡ phần nghiêm trọng hơn .

                    Trường hợp Nguyễn Công Trứ cho thấy tuồng như nhiều con người trong một con người : một nghị lực không lùi bước của quê hương Hà Tĩnh , một kẻ sĩ tiết tháo của Bắc Hà , một tài hoa lịch lãm miền Kinh Bắc , một dòng tâm linh sâu thẳm miền núi Ngự sông Hương , một bản lĩnh hành động của phương Nam ...và phần còn lại , một tay chơi cuồng phóng của văn hóa hiện đại .

                    *********************

                    ấy ai ai ta cũng ai ai
                    ai ấy ấy ta thời ấy ấy...



                    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-01-2010, 06:00 PM.
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    Working...
                    X
                    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom