• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người Việt yêu người Việt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người Việt yêu người Việt

    Người Việt yêu người Việt?
    Ngày 18/08/2011, Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ra thông báo đe dọa chấm dứt biểu tình, trong lúc lời kêu gọi về cuộc biểu tình lần thứ 11 (21/08/2011) đã được phát đi trên trang mạng và các blog.
    Cùng với việc ra thông báo đe dọa, cả hệ thống tuyên truyền của Đảng tiếp tục phát đi những bản tin có nội dung đe dọa, vu cáo và khủng bố người biểu tình yêu nước.
    Tiếp theo sau bản thông báo của UBND TP Hà Nội, nhiều người biểu tình vẫn tiếp tục bị Công an đến nhà sách nhiễu, ngăn chặn.
    Chiều tối ngày 18/08/2011, một cuộc "tập dượt trấn áp" đã diễn ra tại đường Thụy Khê - Hà Nội, mà theo mô tả "Không cần biết luật là gì, thường phục không cần xuất trình thẻ, ra lệnh dừng xe, hỏi giấy tờ, ai chống đối đánh luôn, rồi quặt tay, dùng còng số 8, áp tải như tội phạm nguy hiểm quẳng lên thùng xe"
    Trước đó, trong cuộc biểu tình lần thứ 10 tại Hà Nội (12/08/2011), một số thanh niên, đầu gấu đã xuất hiện và lớn tiếng đe dọa những người biểu tình.
    Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy, nhiều khả năng phía chính quyền sẽ mạnh tay với người biểu tình yêu nước vào chủ nhật tới đây.
    Chúng ta không cho phép bất cứ ai, bất cứ thế lực nào được xúc phạm hay chà đạp lòng yêu nước của nhân dân ta. Những hành động trấn áp biểu tình sẽ được ghi lại bằng mọi cách, trở thành một bằng chứng ô nhục không thể chối cãi cho chế độ này.
    Ngày 21/08/2011 tới đây, mọi con mắt sẽ hướng về Hà Nội, các phóng viên, ký giả quốc tế cũng sẽ có mặt. Bất cứ hành động mờ ám nào nếu có xảy ra cũng sẽ không thể thoát khỏi tai mắt nhân dân, cùng với hàng trăm máy chụp ảnh, camera chở sẵn.
    Nhân đây, xin được thông báo : Toàn bộ tư liệu, hình ảnh về cuộc trấn áp biểu tình hôm 17/07/2011 đã được công bố, xem như là lời cảnh báo đến những kẻ đang âm mưu đàn áp người yêu nước.
    Đây là nguòn tư liệu có thể nói là khá đầy đủ về cuộc trấn áp kinh hoàng diễn ra hôm 17/07/2011, đồng thời cũng sẽ là một bằng chứng khẳng định ý chí kiên cường của những người yêu nước.
    Không gì có thể thoát được tai mắt nhân dân !
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 20-08-2011, 02:33 AM.
    Similar Threads
  • #31

    Nghe bé gái 3 tuổi hát về Trướng sa
    Với chất giọng trong trẻo, bé Bào Ngư hát đầy cảm xúc ca khúc 'Ba em là bộ đội Hải quân' (nhạc sĩ Quỳnh Hợp). Bé và ba mẹ có buổi ghi hình bài hát trên tàu chiến Hải quân Nhân dân VN tại Vùng 2 Hải quân (Vũng Tàu).
    Bé Bào Ngư năm nay gần 3 tuổi, là con gái của nhạc sĩ Yên Lam. Cô Thanh Nga, giáo viên dạy hát cho bé, kể, Bào Ngư rất lanh lợi, nhanh nhẹn và có giọng hát chuẩn ở cao độ. Bé có thể cảm âm nhạc và lời bài hát, cũng như vào nhịp nhạc khá tốt.
    Nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã viết bài Ba em là bộ đội Hải quân để tặng riêng cho Bào Ngư. Bé thuộc lời bài hát này rất nhanh (nhanh hơn hẳn các bài khác).

    Bé Bào Ngư.
    Bào Ngư hát 'Ba em là bộ đội Hải quân'
    Trong chương trình giao lưu thơ nhạc, chủ đề "Tổ quốc nhìn từ biển", diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM lúc 19h30, ngày 28/8, Bào Ngư sẽ lần đầu tiên hát trước đông đảo khán giả ca khúc Ba em là bộ đội Hải quân. Để chuẩn bị cho chương trình, gần đây, chiều nào bé cũng chăm chỉ tập múa, hát cho thật nhuần nhuyễn.
    Chương trình "Tổ quốc nhìn từ biển" giới thiệu chùm ca khúc viết về biển đảo của 2 nhạc sĩ: Quỳnh Hợp (biên tập âm nhạc - Đài tiếng nói Nhân dân TP HCM) và đại tá, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn (phó giám đốc bệnh viện 175 - Bộ Quốc phòng). Các nhạc phẩm này được phổ từ thơ của các nhà thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Tiến Bình, Đoàn Vũ Vinh, Dương Tự Trọng, Nguyễn Hữu Quý, Đoàn Hoài Trung, Phạm Minh châu, Hồ Tĩnh Tâm, Thanh Yến, Hồng Oanh...

    Bào Ngư tập hát cùng ca sĩ Dương Quốc Hưng.* Ảnh: Khoảnh khắc hồn nhiên của Bào Ngư trên tàu Hải quân
    Góp mặt trong đêm thơ, nhạc có các ca sĩ: Nam Khánh, Cao Thái Sơn, Trang Nhung, Dương Quốc Hưng, Triệu Lộc, Hồng Mơ, Hà My, Tống Hạo Nhiên, Phương My..., các nhóm Artista, B.O.M, vũ đoàn Hoa Xuân. Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo - Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, thiếu tướng Phạm Văn Dỹ (Chính ủy Quân khu 7). 2 nữ nhà báo Thu Lan (VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam), Thu Hương (báo Hải quân Việt Nam) thể hiện một ca khúc mà nhạc sĩ Quỳnh Hợp và Nguyễn Hồng Sơn sáng tác ngay trên tàu HQ 996 trong hành trình ra thăm các đảo vào tháng 5 vừa qua.
    Dịp này, nhóm Artista ra mắt DVD single Tổ Quốc nhìn từ biển - ca khúc của nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến với những hình ảnh ấn tượng được ghi hình tại vùng 2 Hải quân. DVD ra mắt vào cuối tháng 8.
    Thoại Hà
    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 27-08-2011, 07:27 PM.

    Comment

    • #32

      bé Bào ngư xinh quá...
      <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

      Comment

      • #33

        bé Bào ngư xinh quá...
        Xinh mà còn dễ thương nữa hén quynh dao?






        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 27-08-2011, 08:09 PM.

        Comment

        • #34

          Chính quyền Hà Nội đối thoại với nhân sỹ

          Giáo sư Chu Hảo (trái) và TS Nguyễn Xuân Diện ngay trước khi tham dự cuộc gặp với Chính quyền hôm 27/08/2011.
          Trong một diễn biến mới liên quan tới phong trào biểu tình chống Trung Quốc, vì Hoàng Sa - Trường Sa của quần chúng vốn diễn ra trong 11 tuần lễ tại Hà Nội, Chính quyền thủ đô đã bất ngờ có cuộc gặp được cho là "đối thoại" với một nhóm nhân sỹ, trí thức.
          Cuộc gặp diễn ra trong buổi sáng ngày 27 tháng Tám tại Trụ sở Ủy Ban Nhân dân TP Hà Nội, với nội dung xoay quanh Bấm một kiến nghị của các công dân đề ngày 18/8/2011 phản đối một Bấm lệnh cấm biểu tình dưới dạng thông báo của Chính quyền cùng ngày, có sự hiện diện của lãnh đạo đảng và chính quyền Hà Nội.
          "Tiếp tục đối thoại, bức xúc sẽ bớt đi"Nghe09:32
          Blogger Nguyễn Xuân Diện, một trong những người ký tên vào kiến nghị Bấm tường thuật về phía Chính quyền có mặt Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, Trưởng ban Tuyên Giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi, Giám đốc Công an TP Nguyễn Đức Nhanh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội Đào Văn Bình, Chánh văn phòng Ủy Ban Nguyễn Thịnh Thành v.v...
          Về phía những người ký kiến nghị phản đối thông báo tuần trước của chính quyền, có mặt theo giấy mời ngoài Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS).
          Trong số một số vị khác có giấy mời, nhưng không có mặt vì các lý do cá nhân, theo trang blog của ông Diện, là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong 25 người ký tên vào kiến nghị, đã vắng mặt vì lý do sức khỏe.
          Cuộc gặp của Chính quyền hôm thứ Bảy có nội dung xoay quanh sáu điểm kiến nghị mà các công dân đã gửi tới lãnh đạo thành phố Hà Nội và diễn ra trong tinh thần "hết sức xây dựng và thẳng thắn", theo lời của Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nói với BBC cùng ngày.
          "Tôi nghĩ rằng đây là một cuộc đối thoại hữu ích và nếu có những cuộc đối thoại như thế sớm hơn thì hay biết mấy. Và những cuộc đối thoại như thế được tiếp tục, thì cũng sẽ rất là tốt để cho mọi người hiểu nhau hơn," cựu Viện trưởng Viện IDS nhận xét.
          'Thiện chí chủ, khách'

          Tiến sỹ Nguyễn Quang A (áo đen, ở giữa) trong một cuộc biểu tình, tuần hành phản đối Trung Quốc ở thủ đô Hà Nội.
          Blogger Nguyễn Xuân Diện trên trang blog của mình tường thuật: "Buổi làm việc bắt đầu từ khoảng hơn 09h00. Trước tiên là ông Nguyễn Thế Thảo phát biểu về lý do cuộc gặp, và mời các vị khách phát biểu."
          "Các vị Bấm Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Chu Hảo lần lượt phát biểu ý kiến. Các vị Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Đức Nhanh phát biểu. Và cuối cùng là ông Phạm Quang Nghị. Những người phát biểu đều nêu ý kiến của mình, có cả những ý kiến trái ngược nhau.
          "Các ý kiến phát biểu đều tỏ rõ thiện chí giữa chủ và khách," trang blog của Tiến sỹ Diện, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhận định.
          Qua trả lời của Chính quyền về điểm thứ sáu trong bản kiến nghị phản đối của công dân với thông báo gây tranh cãi, vốn nêu rõ: "Những người ký tên Kiến nghị yêu cầu làm rõ ai, bộ phận nào trong UBND TP Hà Nội quyết định ra thông báo này," Tiến sỹ Quang A cho BBC hay đã biết ai là người chịu trách nhiệm:
          "Có một điểm UBND TP Hà Nội đã trả lời một cách rất rõ ràng là Thông báo yêu cầu chấm dứt biểu tình là của UBND Hà Nội và UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông báo đó."
          Ông Quang A tường thuật rằng qua cách trả lời của đại diện UBND Thành phố "có thể hiểu rằng có những sai sót về mặt thủ tục, hình thức, còn về nội dung, phía UBND TP Hà Nội cho rằng đã làm đúng thẩm quyền, đúng pháp luật."
          Việc Bấm một số bài báo, chương trình truyền thông, truyền hình, đăng tải trên Truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô v.v... được cho là "chỉ trích, bôi nhọ" các quần chúng, nhân sỹ, trí thức tham gia hoặc ủng hộ các cuộc biểu tình, theo ông đã được nhóm khách mời đề cập như một vấn đề riêng, và vị cựu Viện trưởng cho rằng tới đây, có thể Đài truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô, và một số nhà báo, tác giả được cho là có hành vi "bôi xấu" sẽ bị yêu cầu phải "chịu trách nhiệm".
          Tiến sỹ Quang A cũng cho hay vẫn tồn tại những khác biệt giữa hai bên, chẳng hạn xung quanh việc chính quyền có Bấm đàn áp biểu tình hay không, nhưng cho rằng tuyên bố trước báo chí của Trung Tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Thành phố chiều 02/8 về việc Công an Hà Nội không chủ trương đàn áp người biểu tình yêu nước và bản thân cuộc đối thoại của Chính quyền hôm 27/8 có thể làm "hẹp lại" khoảng cách giữa "chính quyền và người tham gia biểu tình."
          "Nếu tiếp tục đối thoại, lắng nghe nhau, trên tinh thần xây dựng làm sao có lợi nhất cho đất nước, cho tất cả mọi người, thì tôi nghĩ sự hiểu biết chung, mẫu số chung có thể tìm thấy và sự bức xúc nó sẽ bớt đi," ông nói.
          Tuy nhiên ông Quang A không cho rằng ông có thể dự đoán đích xác được liệu sau cuộc đối thoại này, phong trào chính trị - xã hội biểu tình phản đối Trung Quốc, vì Hoàng Sa, Trường Sa như đã thấy diễn ra trong gần ba tháng qua ngay tại trung tâm của Thủ đô Hà Nội, có tiếp tục diễn ra nữa hay là không.
          Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để Bấm theo dõi cuộc phỏng vấn giữa BBC với Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
          Một tuần sau khi diễn ra cuộc can thiệp và giải tán biểu tình được cho là "mạnh mẽ" và "khá thô bạo" của chính quyền và an ninh tại Hồ Gươm, Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội bất ngờ mở một cuộc đối thoại với nhóm nhân sỹ, trí thức từng ký tên vào một kiến nghị phản đối lệnh cấm biểu tình ở Thủ đô.
          Một trong những người được mời và tham dự cuộc gặp sáng 27 tháng Tám tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A tường thuật với BBC diễn biến chính và kết quả của cuộc gặp, trong đó Chính quyền và nhóm trí thức, nhân sỹ trao đổi về sáu điểm nêu ra trong bản kiến nghị hôm 18/8.
          Vị cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) đánh giá cuộc gặp diễn ra trong tinh thần "xây dựng," "tôn trọng lẫn nhau" và "thẳng thắn" giữa hai bên, tuy tồn tại một số khác biệt, nhất là trong việc Chính quyền vẫn khẳng định không hề chủ trương "đàn áp" hay "trấn áp" biểu tình.
          Trong khi đó, bên những vị khách mời, gồm Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện và bản thân ông A cho rằng không thể mô tả gì khác hơn hành vi của chính quyền đối với cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/8 là "đàn áp."
          Ông Quang A cũng cho hay các nhân sỹ, trí thức có mặt đã trao cho đại diện Chính quyền gồm các ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy, Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân yêu cầu tiếp tục làm rõ và cải chính xin lỗi công dân tham gia biểu tình về các nội dung đã đăng tải, phát sóng trên một số cơ quan báo chí, truyền hình của Hà Nội.
          "Có một thư yêu cầu Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Hà Nội cải chính và xin lỗi những người bị vu cáo. Và tôi nghĩ rằng có thể có những biện pháp tương tự thế đối với Hà Nội Mới và báo An Ninh Thủ Đô,"
          "Cũng không loại trừ một số người đã vu khống những người biểu tình trong những chương trình, hoặc những bài báo như thế, thì những người mà vu khống đấy cũng có thể bị những người liên quan yêu cầu phải chịu trách nhiệm," ông nói với Quốc Phương của BBC.

          Comment

          • #35

            Người biểu tình bị bắt có thể kiện công an

            Lực lượng an ninh cưỡng bức người biểu tình lên xe bus và đưa về các cơ quan công an địa phương, trại giam tra xét.
            Một số người bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 11 ngày 21/08 của quần chúng ở Hà Nội vừa lên tiếng cáo buộc công an và cảnh sát điều tra có hành vi ép cung, hành hung và các vi phạm pháp luật khác trong thời gian câu lưu họ.
            Vài trong số những người bị bắt cho hay đã chứng kiến những hành vi mà họ nói là công khai và cố tình vi phạm pháp luật nghiêm trọng của công an và cho hay họ đang cân nhắc khiếu nại, hoặc kiện cơ quan công an cũng như mong muốn tìm kiếm các tổ chức, cá nhân có thể giúp đỡ họ tìm kiếm công lý.
            Trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, 28 tháng Tám, ông Ngô Duy Quyền, kỹ sư, người bị bắt lên xe và đưa tới cơ quan công an, cáo buộc công an đã ép ông phải ký vào một bản khai sẵn, dùng sức ép số đông lấy điện thoại cá nhân của ông ngay trong đồn công an, cũng như hành hung trong lúc ép buộc ông phải lăn tay "như một tội phạm."
            "Hai người họ kẹp hai bên, họ bóp tay, họ vặn tay tôi để lấy vân tay," ông Quyền, người cũng là chồng của luật sư đối kháng Lê Thị Công Nhân nói.
            "Khi mà tôi cự tuyệt, thì có một người mặc thường phục đánh vào vai tôi hai lần. Và tôi nói là giữa thanh thiên bạch nhật như thế mà các anh đánh dân, đối xử với dân như vậy à. Thì người đó, thường phục, không đeo biển tên, nói với tôi là: cái thằng này mất dậy nhỉ.
            ""Mười bốn, mười lăm công an, cả nữ cả nam, cả sắc phục, cả thường phục, họ ép hai bên chị Hằng, họ vặn tay, nói chung là họ làm tất cả các thứ để lấy vân tay của chị ấy"
            Ông Quyền còn cho biết ông đã trực tiếp chứng kiến việc Công an Quận Hoàn Kiếm cưỡng bức một người biểu tình chống Trung Quốc khác, cùng bị bắt trong nhóm cùng hôm 21/8, là bà Bùi Thị Minh Hằng, tại phòng giam của tù hình sự:
            "Trước khi họ đưa chị Hằng đi Hỏa Lò, họ muốn lấy vân tay, chị Hằng kiên quyết yêu cầu nếu như phải chấp hành thì phải có cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như Viện Kiểm Sát, chị yêu cầu phải có luật sư, nhưng họ cương quyết từ chối và họ cưỡng bức.
            "Mười bốn, mười lăm công an, cả nữ cả nam, cả sắc phục, cả thường phục, họ ép hai bên chị Hằng, họ vặn tay, nói chung là họ làm tất cả các thứ để lấy vân tay của chị ấy, nhưng chị kiên quyết từ chối. Rất nhiều lần như thế, nhưng họ không thể lấy được vân tay của chị ấy. Sau đó họ còng tay chị ấy và chở đi Hỏa Lò."
            Về trường hợp của mình, ông Ngô Duy Quyền cho biết ông đang có dự định kiện cơ quan công an và nhân viên an ninh đã cưỡng bức, hành hung ông:
            "Tôi đang tham vấn các luật sư có kinh nghiệm, hiện nay tôi chưa quyết định, nhưng nhiều khả năng là tôi sẽ kiện họ ra tòa," ông nói với BBC.
            'Đánh đá các kiểu'
            Một số người biểu tình chống Trung Quốc cho hay nếu Trung Quốc tiếp tục đe dọa toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, họ sẽ tiếp tục biểu tình phản đối.
            Một trường hợp khác cũng cáo buộc công an bắt người sai pháp luật, cưỡng bức trong quá trình thẩm vấn, giam giữ và đặc biệt là hành hung với mức độ hành vi nghiêm trọng. Ông Vũ Quốc Ngữ, một trí thức từng tu nghiệp cao học về bảo vệ thực vật tại Hà Lan kể về diễn biến khi ông bị bắt giam 5 ngày liền, tuần mới đây:
            "Một trung úy công an tên là Nguyễn Mạnh Tường, số hiệu 023-175, đưa tôi vào một phòng riêng và đánh tôi, đánh đấm đá các kiểu. Sau đó họ bắt tôi phải cởi trần, cởi chuồng ra để xem có mang gì trong người không," ông Ngữ, người không tham gia biểu tình mà chỉ đến nhà tạm giữ của công an huyện Từ Liêm Hà Nội, để tìm cách tiếp tế lương thực cho những người bị bắt trước ông, cáo buộc.
            "Rồi sau đó cũng bắt tôi phải làm tất cả các thủ tục, lăn tay, rồi cúp trọc đầu tôi đi, bắt lăn tay, chụp ảnh như tội phạm. Nhưng ngay khi họ bắt tôi, họ đã không đúng rồi, cho nên tất cả những điều họ làm sau đó đều sai hết."
            Ông Ngữ, người từng công tác tại một Đại học ở Hà Nội và cũng từng làm việc trong lĩnh vực truyền thông cho hay, ông sẽ cảm ơn nếu nhận được sự giúp đỡ về luật pháp cho trường hợp của ông để ông có thể tìm lại công lý sau vụ bị bắt giữ, hành hung mới rồi.
            "Tôi rất lấy làm cảm kích, nếu có một tổ chức nào đó đứng ra giúp tôi như thế," ông nói.
            Một người từng tham gia biểu tình khác, ông Lê Dũng, một kỹ sư tốt nghiệp đại học Bách Khoa phản ánh, mặc dù không bị bắt giữ, nhưng từ ngày diễn ra cuộc biểu tình vì Hoàng Sa - Trường Sa lần thứ 11 ở Hà Nội, vốn được cho là bị trấn áp mạnh, nói ông bị xách nhiễu tại nhà riêng:
            "Tôi sẽ nhờ luật sư để khởi kiện các ông ấy... Cứ tới tối thứ Bảy, ngày Chủ Nhật, họ lại kéo đến nhà tôi, vài anh an ninh, rồi sáng ra 5 giờ sáng họ đã ngồi ngay bên nhà hàng xóm của tôi. Tối đến, họ hỏi tôi là ngày hôm sau anh có chương trình đi đâu không?," ông Dũng cho BBC biết chi tiết.
            "Tôi nói là tôi phải đưa các cháu về quê, thì họ nói là có lẽ bọn em cũng phải theo anh về tận quê, vì bọn em lo anh lại đi ra Bờ Hồ để tụ tập hay gì đấy."
            Trên trang blog cá nhân của mình, ông Dũng mới gửi một thư ngỏ hôm Chủ Nhật 28/8 cho Trung Tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội, thư có đoạn:
            "Thật lố bịch cho cách làm việc của các anh, tôi rất bực nên phải nói ra câu này để anh biết, yêu cầu anh chỉ đạo chấm dứt việc làm phiền công dân trong sinh hoạt của họ."
            "Nếu còn hiện tượng này xảy ra lần nữa thì tôi chắc chắn sẽ nhờ luật sư khởi kiện các anh vì không còn nể nang hay lịch sự vì tình đồng hương nữa," ông Dũng viết trên trang blog của mình.
            "Phải chịu trách nhiệm"
            Các luật sư Trần Đình Triển (trong hình), Nguyễn Quốc Đạt và Lê Quốc Quân cho hay các công dân có nhu cầu khiếu kiện có thể nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

            Nói chuyện với BBC từ góc độ bình luận luật pháp, luật sư Trần Đình Triển nói những người dân cho rằng bị nhà chức trách lạm dụng quyền lực có thể "nhờ các luật sư bảo vệ quyền lợi."
            "Bởi vì vụ án chưa bị khởi tố bị can, mà chỉ là vụ việc hành chính, thì việc lăn tay, chụp ảnh cũng phải xem xét. Và nếu họ có nguyện vọng mời luật sư, thì luật sư có quyền tham gia bảo vệ quyền lợi cho họ."
            Luật gia Lê Quốc Quân từ Hà Nội cho biết thêm: "Cưỡng bức như vậy là sai, vì theo bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam, thì sau khi bị bắt giữ, quyết định khởi tố bị can, thì người ta mới tiến hành lập danh, chỉ bản, lấy dấu vân tay và chụp ảnh."
            "Có nghĩa là cái đó phải làm sau khi đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can và coi như là một can phạm rồi."
            "Không ký biên bản, thì phải lập biên bản về việc không ký. Và lập biên bản phải có hai người chứng kiến... Còn cưỡng bức người ta ký là sai pháp luật."
            Về cáo buộc công an hành hung người dân trong quá trình xét hỏi, lấy cung, điều tra hoặc thi hành án, ông Quân cho biết:
            "Cái đó xảy ra thường xuyên, đặc biệt với những người họ nói là phạm vào tội gây rối, hoặc liên quan hình sự, thì chuyện đó xảy ra thường xuyên. Nhưng để đưa ra ánh sáng, thì lại phải có bằng chứng. Mà bằng chứng chỉ có trong cơ quan công an họ biết với nhau thôi, cho nên đi kiện là rất khó."
            "Có quyền tố cáo"
            "Trong trường hợp này, đương sự có thể tự mình tố cáo hoặc nhờ một tổ chức, như một văn phòng luật sư, đứng ra đại diện cho mình để theo dõi diễn biến đó, thì hoàn toàn hợp pháp"
            Luật sư Nguyễn Quốc Đạt
            Từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Quốc Đạt, người được gia đình của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mời bảo vệ quyền lợi, bình luận:
            "Nếu các cáo buộc trên là đúng, thì việc làm của công an không đúng với trình tự, quy định của pháp luật. Nếu có vi phạm hành chính, thì trước tiên phải xử lý vi phạm hành chính, chứ không thể tùy tiện mà khám xét, tra tấn, hành hung, hoặc ép buộc làm bất cứ việc gì mà người bị bắt không muốn. Nếu các trường hợp phản ánh là đúng, thì cơ quan công an đã vi phạm luật.
            "Người bị bắt có quyền từ chối bất cứ câu hỏi, cách đặt vấn đề nào của cơ quan điều tra. Còn cơ quan điều tra có nghĩa vụ thu thập chứng cứ, còn khi đương sự không khai là tùy người ta, còn công an điều tra vẫn chứng minh được, thì các anh hoàn toàn có cơ sở."
            "Còn nếu người ta không khai mà các anh cứ ép người ta khai, nếu có chứng cớ như thế, thì các anh đã vi phạm là ép cung."
            Luật sư Đạt cũng đưa ra bình luận về trường hợp một đương sự nào đó bị một cơ quan hay một cá nhân nào đó đang thực thi pháp luật hành hung, tra tấn hoặc ép cung bằng vũ lực, ông nói:
            "Bản thân đương sự có quyền tố cáo hành vi đó, trong trường hợp luật pháp Việt Nam thường phải tố cáo lên chính cơ quan công an, thì cần tố cáo trực tiếp lên cơ quan công an đã để xảy ra hành vi đó."
            "Sau khi họ xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ, họ sẽ trả lời cho đương sự. Trong trường hợp này, đương sự có thể tự mình tố cáo hoặc nhờ một tổ chức, như một văn phòng luật sư, đứng ra đại diện cho mình để theo dõi diễn biến đó, thì hoàn toàn hợp pháp."
            Hôm thứ Bảy, 27 tháng Tám, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một trong 25 nhân sỹ, trí thức, quần chúng ký tên vào một kiến nghị phản đối lệnh cấm biểu tình của UBND Thành phố Hà Nội cũng cho BBC hay có thể một số cơ quan truyền thông, báo chí như Đài Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, Báo An Ninh Thủ đô và một số tác giả, nhà báo, hoặc đương sự có hành vi được cho là "vu cáo, bôi xấu" người biểu tình yêu nước sẽ bị khiếu kiện và buộc phải "chịu trách nhiệm."
            Nhóm trí thức nhân sỹ đã chuyển công văn cho đại diện lãnh đạo Chính quyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, yêu cầu Tổng Giám đốc Đài Phát thanh, Truyền hình Hà Nội phải xin lỗi chính thức người biểu tình chống Trung Quốc vì các chương trình, phóng sự được cho là 'xuyên tạc, vu cáo và xúc phạm' người biểu tình yêu nước.
            BBC
            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 28-08-2011, 05:52 PM.

            Comment

            • #36


              Hoa hậu yêu nước Trịnh Kim Tiến chuẩn bị lịch sự để xuống đường biểu tình thì bị bắt “nóng” ngay khi chưa tới địa điểm
              Hà Nội không có biểu tình lần thứ 12, nhưng... có nhiều điều thú vị
              Sáng Chủ Nhật 28-8, công an và an ninh canh chực ngay trước cửa nhà của những người từng tham gia biểu tình:
              Trịnh Kim Tiến chia sẻ trên Facebook với nick Trịnh Kim Kim.
              Trinh Kim Kim đã bảo ko đi mà ...sao quây gì mà khiếp quá..ngáng nguyên cả cái xe thùng trước cửa nhà thế này, còn làm ăn j nữa hả trời...
              ...
              Trinh Kim Kim há há...nói tao nhận tiền của pd nc ngoài hàng tỷ đồng...hé hé..đến mức mà cái máy tính cũ mèm, lung lay như răng bà già ko có tiền thay, phải xin mẹ 50k để đổ xăng đi bt..tao ko phải thanh minh với đứa nào hết,nhưng tao ghét cay ghét đắng cái bọn ko vú vu khống..đứa nào đặt điều ra thì 3 đời nhà nóa phải tội nòi con ngươi, rơi con mắt...t thà ế chồng t cứ chửi đấy...t chả cần thiết đek j hết,bố t chết rồi... đứa nào khiến làm mẹ và e t phải mệt thì t ko còn gì để mất đâu.
              Tào Lao Cái dzụ vu khống này rất quen, ấy là chưa nói còn những trò bỉ ổi khác nữa.
              Ví dụ như: Loan đồn em đi với ai đó vào ks, tung tin em quan hệ lăng nhăng, rồi em đi thẩm mỹ...
              Những trò này mấy năm trước ở Sg nhắm vào đạo diễn Song Chi, Điếu Cày... Trước đó nữa là vu khống cho Dương Thu Hương
              Bin Dotty Hàng tỷ đồng cơ á ) cho tớ làm pđ với =))
              Quang Trung Bây giờ ca đập chết bố mấy thằng đó chắc nó cảm ơn quá! [Ba của em Trịnh Kim Tiến là ông Trịnh Xuân Tùng là nạn nhân bị công an đánh chết oan ức hồi 3-2011... Gia đình ông chưa từng đòi được công lý.]
              Tu Do Nguyen Từ từ, Kim Tiến. Sau này thế nào cũng có tin đồn là Kim Tiến là thành viên của Việt Tân, hay là cái đảng nào đó, vân vân và vân vân.
              Nhật Ký Yêu Nước Tụi nó đang suy bụng ta ra bụng người ấy mà....nó nhận tiền của Trung Quốc để đàn áp người yêu nước.....cho nên nó tưởng là người ta cũng như tụi nó nhận tiền nước ngoài!
              Lê Văn Tuynh Cố gắng, cố gắng em! Quân ấy đang giãy chết thôi mà.
              Trong khi đó, ngoài Hồ Hoàn Kiếm thì...
              Chinh Pham Kế hoạch là một buổi dạo chơi Bờ Hồ, chụp hình lưu niệm. Nhưng sự thật không dễ dàng để cùng đi với nhau cũng như chụp hình. Rất đông công an cảnh phục, thường phục nên làm mất tự do khi chụp hình.

              Mấy chiếc xe buýt chực sẵn để hốt người biểu tình

              Cậu áo xanh đeo túi này lúc 8h chụp, quay hình mình thấy biểu hiện áo NO-U lập tức phi lên xe chạy về sở chỉ huy. Sau đó 10 phút họ điều nhân viên làm nhiệm vụ ra chỗ Đài phun nước thêm nhiều người. Chắc họ sợ sẽ tổ chức BT ở đài phun nước.
              Cái xe Đài TH Hà Nội liên tục di chuyển, chắc định quay hình làm phóng sự đánh phá, bôi nhọ người yêu nước.

              Họ đang lắp đặt máy quay, chắc xác định sau vài vòng lượn thì khu vực Tượng Đài Cụ Lý [Thái Tổ] là đông người đứng nhất.

              Công an đứng đông hết cả hai bên đường chỗ tượng đài Lý Thái Tổ.
              Chinh Pham Cậu này cứ chĩa máy quay vào mình bởi phân biệt đối xử với chiếc áo NO-U. Và chính cậu này cũng vào nhà hàng Thủy Tạ để quay các anh chị em ngồi bên trong.
              Nguyễn Lân Thắng Quen mặt quá ))

              Các phóng viên quốc tế vẫn kiên nhẫn đứng chờ ở trước Tượng Đài. Mặc dù công an cứ xua đuổi họ và dùng từ ngữ rất khó nghe

              Ông công an này bắt đầu ra xua đuổi phóng viên quốc tế, và chính ông ta đòi hỏi giấy tờ của mình và cũng chính ông ta gọi xe bắt mình để dọa.

              Không phải tình cờ Bùi Hằng và công an nữ [bám theo] nói chuyện trong nhà Hàng Thủy Tạ.

              Người quay phim khi nãy cũng bám sát vào trong nhà hàng theo dõi động tịnh của những người biểu tình
              Blogger Người Buôn Gió thì...
              Người Buôn Gió Sáng nay mặc áo No U lên phường ngồi 4 tiếng. Nghe nhạc, xem phim, nước chanh, trà, cà fe đủ các loại. Đến 11 giờ 30 thì về.
              Son Nguyen Ngoc Ngày Chúa nhật mà tụi nó cũng làm việc sao? Chăm chỉ nhỉ? Đúng là công bộc của dân!
              Phi Hồ Họ sợ bác rồi đấy! Có dịp khác bác hãy nhân cơ hội mà khuyên họ cải tà quy chính nhé!
              Huỳnh Công Thuận cũng hay nhể, Sài Gòn thì biểu tình ngồi công viên, Hà Nội biểu tình ngồi phường.
              Kopbi Kat chú sướng thí,được các cấp quan tâm
              Trương Ba Không Cái số chú sướng thế! Ngoài Hồ Gươm nắng bỏ mẹ ra lại còn ruồi nhiều vô kể!
              Người Buôn Gió ĐM, thà ra Hồ Gươm phơi nắng còn sướng hơn ở trong phòng máy lạnh. Lần sau sẽ ra Hồ Gươm, đồng chí nào muốn theo xin cứ tự nhiên.
              Dinh Nghia Chà, NBG cũng chịu khó làm việc ngày chủ nhật. Anh đi làm việc như thế tổn hao tiền thuế của chúng tớ quá đi. Lần sau anh xuống đường biểu tình, cầm biểu ngữ thì tiền thuế cỡ nào dân chúng tôi cũng chịu hết. Chấp nhận chịu thuế double luôn. Nhưng phần kia thì dành cho nhóm Dân Chủ. NBG chịu không, mình đã tham vấn LS Lê Trần Luật rùi!
              Tri Le Coi chừng tụi VC bỏ thuốc lú là tàn đời đấy các anh nhé. Tụi nó độc ác lắm.
              Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 29-08-2011, 05:51 PM.

              Comment

              • #37

                Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ thả hơn 10 ngàn tù nhân trong dịp lễ quốc khánh 2 tháng 9, trong đó có 2 tù nhân chính trị được giảm án.
                Hai tù nhân chính trị là Nguyễn Văn Tính và Trần Ðức Thạch, bị kết án tù ở Hải Phòng hồi năm 2009 vì tham dự vào các hoạt động chống tham nhũng, chống Trung Quốc và đòi đa nguyên đa đảng.
                Ông Nguyễn Văn Tính, 69 tuổi, bị kết án tù 3 năm rưỡi. Nhà thơ Trần Ðức Thạch bị kết án 3 năm tù. Cả hai nằm trong số những người bị cáo buộc căng biểu ngữ một số nơi ở Hà Nội và Hải Phòng.
                Trong cuộc họp báo tổ chức ở Hà Nội hôm Thứ Năm, Bộ Công An loan báo thả sớm trước hạn tù cho 10,244 tù nhân. Hầu hết là tù hình sự như buôn bán ma túy, giết người, buôn bán phụ nữ và tham nhũng.

                Nhân Quốc khánh 2/9 năm nay, hai nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam được nêu trên trong số hơn 10 nghìn người được thả trong đợt ân giảm, theo thông báo của Nhà nước hôm 29/8.

                Ông Nguyễn Văn Tính thuộc nhóm Hải Phòng bị tù vì treo khẩu hiệu về chủ quyền lãnh

                Theo AFP từ Hà Nội hôm 29/8 các ông Nguyễn Văn Tính và Trần Đức Thạch được nêu tên khi Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam nói số "phạm nhân" được ân giảm dịp này là 10.244 người
                Tuy nhiên, bản tin của Thông tấn xã Việt Nam cùng ngày nói con số này là "10535 phạm nhân", gồm cả 1333 người là nữ, 29 người trên 70 tuổi, và 150 cựu cán bộ, quan chức.
                AFP cũng nói Tướng Lê Quý Vương không cho biết số người bị giam vì "an ninh quốc gia" là bao nhiêu.
                Ông Nguyễn Văn Tính là một trong số sáu người bị xử tù vì đã treo khẩu hiệu trên cầu vượt, kêu gọi bảo vệ chủ quyền Việt Nam và cổ vũ cho dân chủ, đa nguyên đa đảng.
                Sinh năm 1942, ông bị xử tù ba năm rưỡi hồi tháng 10/2009.
                Lần gần đây nhất người ta nghe nói về ông là ngày 29/01/2010, khi vợ ông, bà Dương Thị Hài tìm cách đến gần tòa ở Hải Phòng khi có vụ xử cô Phạm Thanh Nghiên.
                Tuy nhiên, bà Hài cho truyền thông tiếng Việt ở Hoa Kỳ hay họ không thể nào đến gần tòa vì có quá nhiều công an.
                Theo AFP thì ông Trần Đức Thạch, một nhà thơ cũng bị tù giam từ tháng 10/2009 vì "vi phạm" điều 88 Bộ Luật Hình sự tại Việt Nam.
                Kể từ khi các ông Nguyễn Văn Tính và Trần Đức Thạch bị tù, đã có nhiều cuộc vận động trong giới đấu tranh người Việt ở Bấm hải ngoại đòi thả tự do cho họ.
                Tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại Mỹ, Human Rights Watch cho rằng các bài viết của ông Thạch chỉ "lên án tham nhũng, bất công và vi phạm quyền con người".
                Tổ chức này cũng nói năm nay ngoài 50 tuổi, ông Thạch bị bắt 10 lần cả thẩy kể từ năm 1978 cho đến khi bị đi tù năm 2009.
                Các vị này thuộc nhóm đấu tranh ở Hải Phòng đều bị bắt năm 2008 và bị xử trong năm 2009.
                Hồi tháng Tư năm nay, tổ chức Ân xá Quốc tế có trụ sở chính ở London, nêu lo ngại về các vụ bắt bỏ tù "hàng chục nhà hoạt động chính trị và vận động dân chủ" từ cuối năm 2009 tại Việt Nam.
                Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 31-08-2011, 07:16 PM.

                Comment

                • #38

                  Thanh niên yêu nước Sài Gòn sáng tạo biểu tình thầm lặng trong mưa.

                  Thanh niên yêu nước Sài Gòn sáng tạo biểu tình thầm lặng trong mưa.
                  Các bạn ấy đã hòa nhập với hơn 7000 người trong lần xuống đường yêu nước lần thứ nhất. Các bạn ấy đã có những buổi biểu tình ngồi thầm lặng vào những chiều chủ nhật sau đó. Chiều hôm nay, Chủ nhật 18 tháng 9, 2011 khi thành phố còn đang đắm chìm trong cơn mưa sa của hiểm họa bành trướng Bắc triều, các bạn ấy đã xuống đường biểu tình thầm lặng trong cơn mưa. Lúc ấy là 5 giờ chiều.
                  Yêu nước là một nghĩa vụ, nhưng thể hiện lòng yêu nước bây giờ là một thử thách gian nan. Khi ngọn lửa yêu nước bị trấn áp bởi bão dữ thì một que diêm thắp lên trong đêm tối đã trở thành một khát vọng. Với khát vọng ấy, những người thành niên yêu nước Sài Gòn đã "dậy mà đi". Dậy mà đi cho khát vọng yêu nước của chính họ.
                  Đoàn của họ chỉ 15 người. 15 trái tim Việt Nam giữa cơn mưa mùa thu Sài Gòn.

                  Xuất phát
                  Sáng tạo, khôn ngoan, không vội vàng, đường còn dài phải bắt đầu bằng những bước nhỏ là châm ngôn của các bạn. Những con đường đã được suy nghĩ và quyết định. Nó phải là những trục đường chính. Những chiếc áo mưa đã được chọn với nhiều màu sắc và trên đó những thông điệp bảo vệ đất nước đã được in sẵn. Những lần trao đổi, trò chuyện, chuẩn bị đã xong.
                  Khởi hành từ Thanh Đa sang Điện Biên Phủ, con đường mang tên vùng trận địa và chiến thắng hào hùng của lịch sử. Những người lính đã chết trên chiến hào, những hồn thiêng của Tổ Quốc chắc sẽ phải mỉm cười vì những hy sinh của họ đã được khắc ghi bằng sự tiếp nối dũng cảm của ý chí bảo vệ đất nước của thế hệ đàn em.

                  Vừa diễu hành, vừa phát áo cho người dân đi đường
                  Họ băng ngang qua Nguyễn Đình Chiểu, rẽ qua đường Bà Huyện Thanh Quan. Con đường trong mưa như bừng sáng lên bởi những chiếc áo mưa nhiều màu sắc mang tính sáng tạo của họ. Với logo No-U, với hàng chữ "XÓA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ, BẢO VỆ TỔ QUỐC" các bạn thanh niên Sài Gòn đội mưa trong giá lạnh để mà yêu nước. Thỉnh thoảng, họ dừng lại và hô vang khẩu hiệu yêu nước. Một số người đi đường theo họ hỏi thăm về ý nghĩa của logo và khẩu hiệu. Có người nhìn họ bằng con mắt thương yêu. Có người nắm tay họ bằng sự xúc động. Có người vỗ vai họ như muốn gửi gắm nhiều điều.

                  Trời mưa rất lớn, rất lạnh. Nhưng các bạn kể lại rằng ai cũng đốt cháy cảm xúc khi hô thật to các khẩu hiệu bảo vệ Tổ Quốc. Có nhiều bạn đã ướt lệ cùng mưa khi hô lên những lời yêu nước, những lời hô đã bị tự nén kín trong những lần lặng lẽ biểu tình ngồi, khi chung quanh là những chiếc áo màu xanh và những đôi mắt cú. Cùng nhau họ phóng xe, giữa cơn mưa, ở những đoạn đông đúc người và xe cộ, họ hô to cảm xúc của mình trên đường phố Sài Gòn.
                  Đi qua lãnh sự quán Trung Quốc (Những hàng rào chắn vẫn còn để lại như đe dọa)
                  Đến nhà thờ Đức Bà...
                  Tiếng hô yêu nước sang đến đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai thì ngừng lại. Mọi người thầm lặng di chuyển. Bên kia đường là Lãnh sự quán của kẻ lạ. Có những công an Việt Nam canh gác cho họ an lành trong giấc mộng bá quyền.
                  Cuối cùng, 15 thanh niên Sài Gòn lặng lẽ dừng lại trước nhà thờ Đức Bà. Tượng Đức Mẹ vẫn còn ướt mưa. 8 giờ 30, trời đã tối. Họ nhìn nhau và lặng lẽ chia tay, lặng lẽ hẹn nhau và ánh mắt gặp nhau trên con đường yêu nước.
                  Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 22-09-2011, 02:03 AM.

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom