• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nietzsche và "Zarathustra đã nói như thế"

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nietzsche và "Zarathustra đã nói như thế"

    Nietzsche và "Zarathustra đã nói như thế"

    "Mọi cái ra đi,mọi cái quay trở lại; chỉ có bánh xe của sự tồn tại là vĩnh viễn quay vòng......."_


    Với hệ tư tưởng "Quy hồi vĩnh hằng",Nietzsche được coi là nhà tư tưởng quan trọng nhất cuả giới tư sản Đức trong bước quá độ lên chủ nghĩa đế quốc,là người đại diện cho chủ nghĩa cực đoan,chủ nghĩa phi lý và ý chí luận,là một nhà thơ_triết gia có ảnh hưởng đặc biệt sâu xa đối với hệ tư tưởng tư sản.

    Ông được coi là triết gia của sự phủ định với bảy lần chống đối: Chống đạo đức,chống dân chủ,chống chủ nghĩa xã hội,chống bình đẳng nam nữ và giải phóng phụ nữ,chống duy ý chí ,chống bi quan và chống thiên chúa giáo.Với bảy điều chống này,ông trở thành người mở đường về mặt tinh thần cho chủ nghĩa phát xít .Không phải ngẫu nhiên mà Hitler đã rất sùng bái ông.


    Tuy nhiên,thoát khỏi những nhận xét của những nhà nghiên cứu Macxit và nhìn nhận Nietzsche dưới góc độ của những con người hiện đại thì tư tưởng của ông không hoàn toàn chỉ là cực đoan,phản động,bạo lực ,xâm lược và tàn bạo.


    Đặc biệt,mượn lời của Zarathustra,Nietzsche đã đưa ra những triết thuyết vượt khỏi thời đại của chính ông.


    Sự phá vỡ những lề thói cũ,đề cao ý chí và tư tưởng cá nhân chính là những quan điểm hết sức hiện đại .Và tôi đáng giá cao những điều này ở Nietzsche.


    Điểm qua một vài điều hay ho mà tôi trích ra từ "Zarathustra đã nói như thế" để hiểu hơn về cách nhìn nhận một sự việc với tư cách là những con người hiện đại :


    -Zarathustra khẳng định rằng :con người là chiếc cầu chứ không phải một mục tiêu.Nghĩa là con người sẽ là sự nối kết chứ không phải là điểm mốc đơn thuần .


    -"Ta yêu kẻ trừng phạt Thượng Đế của mình vì yêu Thượng đế đó:cần phải để cho cơn phẫn nộ của Thượng Đế làm họ diệt vong" ,câu này được hiểu như sự thẳng thắn trước sai lầm của bản thân. Chấp nhận mọi hậu quả phía sau của sự thẳng thắn đó.


    -"Ta yêu kẻ nào tâm hồn tràn đầy viên mãn đến độ tự quên chính mình, và tất cả mọi sự đều được cưu mang trong họ :như thế tất cả mọi sự sẽ trở thành sự suy tàn của chính họ".Được hiểu như sự tự hào về bản thân,hiểu rõ mình là ai.


    -Khẳng định sự tồn tại của những cái tôi có tâm hồn nhạy cảm và khát sống :"kẻ mà một tai ương nhỏ bé nhất cũng có thể làm họ diệt vong ;vì họ sẽ hân hoan bước qua cầu không hề do dự".
    (trích Tự Ngôn của Zarathustra -phần 4)


    -Zarathustra cũng khẳng định rằng ngủ ngoan trong đời sống nhiều biến động này là một sự vô tâm với con người.(Vềnhững giảng toà đức hạnh)


    -Sự đấu tranh với chính mình là cuộc tranh đấu lớn nhất trong đời sống ( "Những hoan lạc và đam mê thống khổ")


    _"Chúng ta yêu thương cuộc đời không phải vì chúng ta quen thuộc với cuộc đời mà vì chúng ta quen thuộc với tình yêu.Trong tình yêu luôn luôn có một chút điên cuồng.Nhưng trong sự điên cuồng,luôn luôn có một chút lí trí. Và cả đối với ta,người yêu thương đời sống,ta thấy rằng những cánh bướm,những bọt xà phòng cùng tất cả những người nào giống như cánh bướm và bọt xà phòng đều là những kẻ nếm trải hạnh phúc tuyệt vời nhất.Chính khi thấy những tấm linh hồn nhẹ nhàng,điên rồ,duyên dáng và khoái lạc đó bay lượn thênh thang ,Zarathustra mới muốn khóc oà và ca hát.Ta sẽ chỉ có thể tin vào một đấng Thượng Đế biết khiêu vũ...."(Về đọc về viết)


    .......
    Dù không thể phủ nhận những điểm đen trong triết thuyết của Nietzsche nhưng tôi có thể khẳng định rằng không hề thiếu ánh sáng nếu chúng ta biết cách nhìn ra chúng .


    Nếu đọc và cảm nhận bằng con mắt của những nhà Macxit thì Nietzcshe vẫn chỉ là người gieo rắc những tư tưởng phản động và thiếu tinh thần dân chủ.Nhưng công bằng với cuộc đời nhiều bất hạnh của ông,với con mắt đầy ánh sáng chúng ta sẽ nhận thấy những giá trị không thể phủ nhận từ những triết thuyết của ông,đặc biệt từ tác phẩm :"Zarathustra đã nói như thế"


    Và Nietzsche dạy chúng ta rằng:Sống cho khát vọng chứ không phải để đoạt được khát vọng.Sống để hy vọng chứ không phải để tìm kiếm hy vọng.Mọi tước đoạt hay tìm kiếm đều vô giá trị nếu chúng chỉ dừng lại ở tìm và đoạt mà thôi..........(Về chiếc cây trên đỉnh núi)



    "Zarathustra đã nói như thế" qua bản dịch của Trần Xuân Kiêm

    (*Osamu*.blog 360yahoo.com )
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    ZARATHUSTRA ĐÃ NÓI NHƯ THẾ


    Tác phẩm dành cho tất cả
    và không dành cho một ai.


    Zarathustra là ai? Heidegger đã từng có phen nêu ra câu hỏi.
    Zarathustra đã nói như thế” đồng vọng lại lời kinh Phật. Tôi đã nghe như thế, như thị ngã văn. Thế nhưng cái “Như Thị” của cái “Ngã Văn” ấy là gì? Đạt đến cái Như Thị ấy là bước vào cõi miền lồng lộng của Như Lai.

    Zarathustra đã nói như thế. Nhưng Zarathustra là ai? Là một kẻ phá hoại lẫm liệt thênh thang trong thiện và ác? Một kẻ nuôi dưỡng mối nguy hiểm lớn lao nhất, cơn đau bệnh tàn tạ triền miên trong tâm hồn? Một tảng đá ném vỡ những vì sao? Một kẻ bỉ báng vô luân, sẵn sàng bắt tay với quỷ dữ? Một kẻ dạy con người ám sát Thượng đế để Siêu nhân ngự trị? Một kẻ rao giảng về vòng trầm luân của sự quy hồi vĩnh cửu? Một kẻ tung hoa hồng chúc phúc cho thế giới trong niềm hoan lạc triền miên ngây ngất? Một tiếng hát thiêng liêng vút lên trong Đêm tối? Một nguồn suối buốt lạnh trên đỉnh cao đang mơ mộng một bầu trời thiên thanh vĩnh thúy? Một kẻ mang mặt nạ la hét cô đơn trong một “tác phẩm dành cho tất cả và không dành cho một ai”?
    Câu hỏi vẫn còn rớt lại từ bao giờ trên một Cõi miền phong kín thiên thu.


    TRẦN XUÂN KIÊM








    vnthuquan.net
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      Trần Xuân Kiêm dịch và giới thiệu




      Giới Thiệu


      Friedrich Nietzsche sinh ngày 15 tháng Mười năm 1844 tại Rõcken, tỉnh Turin, nơi chào đời trước đây của nhà thần học Luther, cha đẻ ra phong trào Cải cách. Khi Nietzsche được năm tuổi thì người cha, một mục sư phái Luther, qua đời. Gia đình cậu bé dọn về ở Naumburg, một thành phố nhỏ, vào năm sau đó. Vào tuổi này, Nietzsche đã tỏ ra là một cậu bé mộ đạo, thông minh, trịnh trọng và đã được người ta đặt cho biệt danh là Ông mục sư con. Ngay từ lúc còn nhỏ và suốt thời niên thiếu, Nietzsche đã làm thơ và sáng tác nhạc, những vũ khúc, những giai khúc ca ngợi tổ tiên gốc Ba Lan của mình, những bá tước dòng họ Nietzski bị ngược đãi phải trốn khỏi quê hương.
      Từ năm 14 tuổi (1858), Nietzsche được gửi vào học tại trường trung học Schulpforta, một nơi nổi tiếng đã từng đào tạo ra Klopstock, Novalis, Fichte và anh em nhà Schlegel. Đến năm 20 tuổi (1864), Nietzsche vào đại học Bonn, nhưng chỉ học ở đây một năm thì bỏ qua đại học Leipzig theo vị giáo sư ông hâm mộ, nhà ngữ học thời danh Ritschl.
      Biến cố quan trọng nhất khi Nietzsche 21 tuổi là việc ông tình cờ khám phá ra tác phẩm của Schopenhauer trong một tiệm sách cũ. Như Malebranche khám phá ra Descartes, như Kant khám phá ra Hume, Nietzsche bàng hoàng ngây ngất. Nietzsche mua ngay một số sách mang về nhà đọc, đọc liên miên không ngừng nghỉ trong suốt hai tuần lễ liền, trừ vài giờ gục xuống ngủ.
      Một biến cố quan trọng khác thuộc lĩnh vực tình cảm xảy ra khi Nietzsche được hội kiến nhạc sĩ tài danh mà ông hằng ngưỡng mộ, Richard Wagner. Lúc đó Nietzsche 24 tuổi. Nhà nghệ sĩ lớn và kẻ ngưỡng mộ trẻ tuổi rất tâm đầu ý hợp, vì cả hai đều cùng say mê triết học Schopenhauer.
      Năm sau, do sự tiến cử của Ritschl, “đây là một thiên tài”, Nietzsche được mời làm giáo sư đại học Bâle ở Thụy Sĩ về môn ngữ học cổ điển (Hy Lạp, Latinh) dù ông chưa trình luận án tiến sĩ, và mới 25 tuổi. Giảng dạy được một năm, Nietzsche được mời làm giáo sư thực thụ.
      Tháng Năm năm 1869, Nietzsche đến thăm gia đình Wagner ngụ tại Tribschen do lời mời của ông này. Nhạc sĩ tài hoa tuổi gần lục tuần lúc ấy đang sống với người vợ trẻ Cosima, con gái của nhạc sĩ Liszt và là vợ đã ly dị của nhạc trưởng Haus von Bulow. Người thiếu phụ thông minh, say đắm và cao quý ấy gợi nên trong tâm cảm Nietzsche một ngưỡng vọng đam mê nồng cháy nhưng câm nín vô vọng. Theo lời Andler, “Từ đây khởi đầu một thiên tình sử cao đẹp nhất của thế kỷ XIX, thiên tình sử câm lặng và đau xót mà mãi đến ngày nay vẫn chưa một ai biết rõ”.
      Năm 1870, chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, lúc này, Nietzsche đã nhập quốc tịch Thụy Sĩ, nhưng vẫn tình nguyện phục vụ trong đoàn cứu thương, đưa các thương binh về Đức. Nhưng chẳng bao lâu, Nietzsche khám phá ra cuộc chiến gọi là chống “xâm lăng” đó thực chất lại là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông ghê tởm và quay về Bâle, sau khi đã mắc bệnh kiết lỵ và yết hầu. Từ đây sức khỏe của ông suy sụp và chẳng bao giờ phục hồi được như cũ.
      Năm 28 tuổi (1872), Nietzsche xuất bản tác phẩm đầu tiên: Khởi nguyên bi kịch Hy Lạp từ tinh thần âm nhạc (Die Geburt der Tragõdie aus dem Geiste der Musik). Và năm sau, Nietzsche cho ấn hành hai phần đầu của cuốn Quan điểm phi thời (Unzeitgemãsse Betrachtungen): David Strauss, Kẻ tín ngưỡng và Nhà văn (David Strauss, der Bekenner und Schriftsteller) và Về sự sử dụng và nguy hại của sử học đối với đời sống (Vom Nutzen und Nachteil der Historie fur das Leben).
      Phần ba của cuốn Quan điểm phi thời được xuất bản năm 1874 dưới tên Schopenhauer, Nhà Giáo dục (Schopenhauer als Erzieher), và phần thứ tư cũng là phần chót, được ấn hành hai năm sau đó (1876) giới thiệu Richard Wagner tại Bayreuth (Richard Wagner in Bayreuth).
      Từ 1874, sức khỏe Nietzsche càng lúc càng tồi tệ. Đến tháng Sáu năm 1875, bắt đầu bệnh nạn của Nietzsche. Những cơn đau đầu như búa bổ, dạ dày quặn thắt kinh hồn, làm nôn mửa liên miên có khi đến vài giờ, mắt nhức nhối không chịu nổi khi tiếp xúc với ánh sáng hơi chói. Mùa Hạ năm 1876, Nietzsche rời đại học lên đường dưỡng bệnh. Nietzsche từ Thụy Sĩ đi Ý, thăm Gêne, Pise, Naples và sống vài tháng tại Sorrente cùng người bạn gái quý tộc lớn tuổi, cô Malwida von Meysenbug.
      Năm 1878, Nietzsche ấn hành cuốn Con người, ồ! Quá đỗi là Người (Menschliches, Allzumenschliches).
      Ông cũng nộp đơn xin từ chức giáo sư đại học vì bệnh hoạn liên miên không thể giảng dạy được. Từ đây trở về sau, trong mười năm liên tiếp từ 1879 đến 1889, năm nào Nietzsche cũng cho chào đời một tác phẩm mới, mặc dầu ông sống trong tình trạng “ba phần tư là đau đớn, phần còn lại là kiệt lực”; các tác phẩm này do các bạn bè của Nietzsche chép lại ghi chú, và chữa bản thảo hộ ông.
      Năm 1879: Quan điểm và Phương ngôn (Vermischte Meinungen und Sprũche) được xuất bản như phần Phụ lục của cuốn Con người, ồ! Quá đỗi là Người. Năm 1880: Kẻ lang thang phiêu bạt và Chiếc bóng (Der Wanderer und sein Schatten), được xem như đoạn thứ nhì và là đoạn chót của cuốn Con người, ồ! Quá đỗi là Người. Năm 1881: Bình minh (Die Morgenrõte). Nietzsche sống qua mùa Đông và mùa Xuân tại Gêne, mùa Hạ tại Sils Maria (Engadin), mùa Thu tại Gêne. Năm 1872: Tri thức hoan say (Die Frõhliche Wissenschaft). Nietzsche thay đổi chỗ ở luôn: mùa Đông ở tại Gêne; mùa Xuân tại Messina; mùa Hạ tại Tautenburg với cô bạn gái mới, Lou Salomé, và người em gái Elisabeth; mùa Thu sống tại Leipzig; tháng Mười một năm đó, Nietzsche đi Rapallo. Sau lần tỏ tình thất bại với Lou Salomé qua trung gian của một người bạn, Nietzsche điên cuồng toan uống độc dược tự tử ba lần.
      Mùa Đông 1883, khi 39 tuổi, Nietzsche bắt đầu viết phần thứ nhất của bản trường thi Zarathustra đã nói như thế tại Rapallo. Tháng Ba và tháng Tư, Nietzsche đi Gêne; tháng Năm sống tại Rome. Mùa Hạ đi Sils Maria, nơi đây Nietzsche hoàn tất phần thứ hai của tác phẩm Zarathustra.
      Trong năm năm liên tiếp, từ 1883 đến 1888, mỗi mùa Hè Nietzsche đều về Sils Maria, và mỗi mùa Đông đều đến nghỉ tại Nizza.
      Tháng Giêng năm 1884, Nietzsche viết xong phần thứ ba của cuốn Zarathustra tại Nizza. Phần chót của tác phẩm được hoàn tất trong mùa Đông năm sau, 1885, tại Nizza và Mentone.
      Năm 1883, xuất bản cuốn Bên kia cõi bờ Thiện Ác (Jenseits von Gut und Bõse), và năm 1887 cuốn Tiến đến một phổ hệ luân lý (Zur Genealogie der Moral).
      Năm 1888 là năm sức sáng tạo của Nietzsche tuôn tràn mãnh liệt nhất. Nietzsche ấn hành cuốn Trường hợp Wagner (Der Fall Wagner) và viết xong bốn cuốn khác: Hoàng hôn của những thần tượng (Die Gõtzen-Dãmmerung) được in ra năm 1889; tác phẩm tự truyện Ecce Homo, được ấn hành lần đầu năm 1908, sau khi Nietzsche từ trần; Kẻ chống Chúa (Der Antichrist) và Nietzsche chống Wagner (Nietzsche contra Wagner) được in chung một tập năm 1895.
      Sau mười năm giảng dạy tại đại học, tiếp đến mười năm ẩn dật sáng tác, năm 1889 mở ra một giai đoạn mười năm mới trong cuộc đời Nietzsche. Vào tháng Giêng năm 1889, khi chứng kiến cảnh một người phu xe đánh đập tàn nhẫn vào đầu một con ngựa ngoài đường phố Turin, Nietzsche chạy đến quỳ xuống ôm cổ con vật khốn nạn, dịu dàng hôn lên nó, rồi xây xẩm ngã lăn ra. Từ đó Nietzsche sống trong một tình trạng tê liệt hoàn toàn về thân xác lẫn tâm hồn, cho đến khi từ giã cõi đời tại Weimar, kinh đô của Goethe và Schiller, vào ngày 25 tháng Tám năm 1900. Thi hài Nietzsche đem về an táng ở nghĩa trang Rõcken.


      Những ghi chú của Nietzsche từ năm 1883 đến 1888, về sau được thu tập lại và ấn hành dưới tên chung là Ý chí cường lực (Der Wille zur Macht).
      Ảnh hưởng Nietzsche thật rộng rãi và sâu đậm. Ngay từ khi Nietzsche còn sống, vào năm 1888, Georg Brandes đã giảng dạy tư tưởng của ông tại đại học Copenhague. Sau đây, ta chỉ kể một số ít nhà văn, nhà thơ lớn chịu ảnh hưởng và tôn thờ ông: Rilke, Stefen George, Thomas Mann, Shaw... Trong lĩnh vực triết học, Nietzsche được xem là một trong những ông tổ của “triết học hiện sinh”; Jaspers, Heidegger, Sartre đều là những kẻ theo Nietzsche, vượt Nietzsche hoặc chống Nietzsche. Trong giới âm nhạc, Richard Strauss, Mahler và Delius đã đem tác phẩm Nietzsche phổ nhạc. Hằng năm, con số những sách vở và tạp chí viết về Nietzsche bằng đủ mọi thứ tiếng trên thế giới đạt đến một số lượng khổng lồ.

      Trong thiên tự truyện Ecco Homo (Đây là con người ấy!). Nietzsche đã thuật lại tỉ mỉ sự khai sinh và phôi dựng khúc trường thi Zarathustra mà ta có thể ghi thành niên biểu như sau:
      Tháng 8.1881: tại Surleij, bên một tảng đá dựng, Nietzsche đột nhiên bị tràn ngập chói lòa bởi thị kiến về sự Quy hồi vĩnh cửu của vạn vật. Từ đây, thị kiến này sẽ ám ảnh tâm hồn Nietzsche khôn nguôi và sẽ trở thành một trong những chủ đề chính yếu của tư tưởng Nietzsche.
      20.8.1881: Nietzsche phác họa dự định viết một bài trường thi gồm bốn phần, liên quan đến nhà tiên tri Zarathustra, lấy tên là Ngọ thiên và Vĩnh cửu (Mittag und Ewigkeit).
      Tháng 1.1883: mười tám tháng sau thị kiến ở Surleij, Nietzsche nhìn thấy “... Một hóa thể thành Hai - Và Zarathustra bước qua bên cạnh tôi...” ở Rapallo. Đã đến lúc chín mùi cho trái cây sáng tạo. Nietzsche thường nói đùa là ông giống như loài voi, phải hoài thai suốt mười tám tháng trời mới sinh hạ.
      Từ 1 đến 10.2.1883: trong mười ngày liền, Nietzsche viết liên miên một mạch xong phần thứ nhất của tác phẩm. Đến tháng Sáu năm 1883, phần này được ấn hành bởi nhà xuất bản Schmeitzner ở Leipzig.
      Từ 26.6 đến 6.7.1883: cũng liên tục một mạch trong vòng mười ngày, Nietzsche viết xong phần thứ hai, sau đó được nhà Schmeitzner ấn hành vào tháng Chín cùng năm.
      Từ 8 đến 20.1.1884: tại Nizza, Nietzsche hoàn thành phần thứ ba của tác phẩm, được ấn hành vào tháng Ba năm 1884 bởi cùng nhà xuất bản.
      Tháng 1 đến tháng 2.1885: viết xong phần thứ tư tại Nizza và Mentone, sau chỉ in thành bốn mươi bản vào tháng Tư năm 1885 bằng tiền riêng của Nietzsche, dành tặng bạn bè. Nietzsche chỉ gửi tặng bảy bản.
      Đến năm 1892, lần đầu tiên tác phẩm gồm cả bốn phần mới được in chung thành một tập.
      Về sau Nietzsche dự định viết tiếp phần thứ năm để kết thúc bản trường thi bây giờ được quan niệm như một bi kịch, trong đó Nietzsche dự tính trình bày cái chết của nhà tiên tri Zarathustra. Zarathustra chết vì đã rao giảng chân lý khủng khiếp nhất về sự Quy hồi vĩnh cửu, chân lý dạy rằng vạn sự sẽ quay trở về thêm vô lượng lần trong vòng tròn trầm luân vô hạn, Zarathustra dạy con người chúc phúc cho thế giới, cho loài người, và thốt lên tiếng Vâng thuận mệnh với tấm lòng biết ơn thâm tạ. Nhưng phần thứ năm này, không bao giờ chào đời, một phần vì cảm hứng của Nietzsche đã cạn, một phần vì những nhu cầu phê bình, bút chiến khác.
      Nietzsche thẩm định rất sáng suốt về công trình sáng tạo và suy tư của mình.
      Ông viết trong thư gửi cho nhà xuất bản. “Đây là một bài thơ, một cuốn Phúc Âm thứ năm, một điều mới lạ tuyệt vời chưa có tên gọi”.
      Và viết cho Rohde: “Tất cả những điều chứa đựng trong cuốn Zarathustra đều độc đáo, kỳ diệu vô song, từ trước giờ chưa từng có ai nói đến. Kẻ nào đã trầm mình đắm say trong tác phẩm, sẽ trở lại sống giữa loài người với một bộ mặt đổi mới”.
      Rồi trong Ecce Homo: “Chưa từng có kẻ nào đã viết được một bài thơ như thế, chưa từng bao giờ có người nào mà lại cảm xúc và đau khổ sâu xa đến thế. Chỉ có một vị thần linh, một Dionysos mới có thể đau khổ đến như vậy”.
      Zarathustra mang chứa tất cả những bình minh, những chiều tà, những hang động, những núi đá, những ẩn sĩ, những đám đông, những con dã thú, những thất vọng, những hân hoan, những đớn đau câm nín, những phũ phàng tàn bạo mà thơ mộng vô song... và theo lời những nhà phê bình trứ danh: “chưa bao giờ ngôn ngữ Đức lại được đưa dẫn đến một hình thức phô diễn diễm lệ đến thế”.
      Về nội dung, Zarathustra chứa đựng tất cả những ý tưởng nền tảng của tư tưởng Nietzsche: Siêu nhân, Quy hồi vĩnh cửu, Ý chí cường lực.
      Đối với những độc giả cần đào sâu tư tưởng triết học Nietzsche trong cuốn Zarathustra, chúng tôi xin đặc biệt giới thiệu hai tác giả sau đây:

      1) Martin Heidegger: Nietzsche hai tập, n. x. b. Pfullingen (1961), Was heisst denken? Tũbingen (1954), từ trang 19-47 và trang 61-78; và bài Zarathustra là ai? trong cuốn Vortrãge und Aufsãtze (1954).
      2) Eugen Fink: Nietzsche Philosophie, n. x. b. Kohlhammer (1960), từ trang 59-110. (Ngoại trừ hai tập Nietzsche của Heidegger, tất cả các tác phẩm vừa kể đều đã dịch sang Anh ngữ hay Pháp ngữ).

      Zarathustra là tên một nhà tiên tri Ba Tư được Nietzsche sử dụng làm nhân vật chính cho bài trường thi, vì Nietzsche cho rằng người Ba Tư là những người đầu tiên đã quan niệm được lịch sử như một toàn bộ vĩ đại gồm những loạt tiến hóa kế tục, mỗi giai đoạn lại được tiên báo bằng sự xuất hiện của một vị tiên tri. Tên tác phẩm Zarathustra đã nói như thế được Nietzsche cảm hứng từ lời mở đầu của tất cả những kinh điển Phật giáo: evam me sutam, có nghĩa là: tôi đã nghe (đức Thế Tôn thuyết) như thế. Ảnh hưởng Phật giáo mà Nietzsche tiếp nhận được qua Schopenhauer, rồi qua sự tìm hiểu của riêng ông, rọi chiếu những luồng sáng mới trên khuôn mặt và nhân cách của Zarathustra. Do đó, nhìn Zarathustra như một thiền sư Phật giáo, với tất cả cung cách tàn bạo ngang tàng của một thiền sư, hoặc nhìn Zarathustra như một bồ tát thị hiện nghịch hạnh, chúng ta sẽ dễ dàng tâm lĩnh được những gì Zarathustra đã nói và những gì còn được phong kín ẩn mật sau lời nói của Zarathustra.

      Tác phẩm gồm có bốn phần và một phần Tự Ngôn khai tấu, được xếp vào phần thứ nhất. Sự phân chia thành bốn phần tương ứng với những khoảng thời gian mà Zarathustra trở lại với nỗi cô đơn, quê hương muôn thuở. Phần thứ nhất bắt đầu khi Zarathustra giã biệt quê hương và hồ biếc của quê hương để lên núi vào năm ba mươi tuổi. Mười năm sau, Zarathustra hạ san rao giảng đạo lý. Trong rừng sâu, Zarathustra gặp một bậc thánh ẩn sĩ chưa biết rằng “Thượng đế đã chết”; ở chốn công trường, nơi Zarathustra ngỏ lời cùng đám đông dân chúng và bị chế giễu cười cợt, Zarathustra làm bạn với xác chết của người đi dây làm trò xiếc và gặp gỡ thằng hề.
      Bậc thánh ẩn sĩ không ngỏ lời với con người vì điều kiện sinh hoạt của một ẩn sĩ đưa ông vượt quá thân phận con người bình thường và tiến đến gần Thượng đế. Ngôn từ đối thoại thường nhật của vị ẩn sĩ là sự cầu nguyện. Nhưng còn ẩn sĩ Zarathustra, một ẩn sĩ biết rằng Thượng đế đã chết và chỉ còn lại con người, thì phải nhất thiết ngỏ lời với con người về khả tính tối thượng của con người: Siêu nhân. Siêu nhân (Ũbermensch) là kẻ đã vượt thắng được (ũberwunden) Con người, nghĩa là vượt thắng được chính mình. Đám đông dân chúng ở chốn công trường tượng trưng cho loài người. Chàng đi dây làm trò xiếc giữa hai ngọn tháp là hình ảnh của con người đang bước trên con đường giữa quá khứ và tương lai, giữa con thú và Siêu nhân. Thằng hề có thể chính là Zarathustra, và cũng có thể biểu trưng cho con người mạt hậu (der letzte Mensch), con người hạ đẳng xuất hiện sau cùng vào buổi hoàng hôn của nhân loại, trước khi một Bình minh mới rực hiện.
      Thấy rằng đám đông dân chúng chưa có đôi tai được sửa soạn để nghe đạo lý Siêu nhân, Zarathustra trở lại với nỗi cô đơn cùng con ó và con rắn kiên nhẫn chờ đợi giờ của mình.

      Trọn vẹn chủ đề phần thứ nhất là vạch ra hình ảnh Siêu nhân, qua bối cảnh cái chết của Thượng đế. Thượng đế đã chết, con người phải sống đời sống của mình một cách bi tráng và phải khai mở tất cả khả tính tiềm ẩn trong mình: Siêu nhân phải sống
      Trong 22 bài thuyết giáo của phần thứ nhất, Zarathustra đồng thời tấn công đập phá những thù địch, những chướng ngại và xây dựng hình ảnh Siêu nhân.
      Zarathustra tấn công thù địch hư vô chủ nghĩa thời hiện đại dưới hình thức những nhà luân lý truyền bá giấc ngủ, sự buồn chán và nghệ thuật ngủ ngon (Về những giảng tòa về đức hạnh, t. 52); dưới hình thức những kẻ tin tưởng vào linh hồn bất tử và một cõi bên kia tốt đẹp hơn sau khi chết (Về những người nuôi ảo tưởng thế giới bên kia, t. 57), những người khổ hạnh, tìm cách dập tắt tiếng nói của thân xác (Về những kẻ khinh miệt thân xác, t. 62); dưới hình thức những kẻ chán nản mệt mỏi rao giảng sự khước từ đời sống (Về những kẻ rao giảng sự chết, t. 80). Zarathustra đập phá những chướng ngại cho sự khai mở khả tính của con người, đập phá những định chế xã hội, đập phá nhà nước hay quốc gia, đập phá báo chí, quân đội, công lý (Về thần tượng mới, t. 88; Về người tội nhân mặt mét, t. 68; Về chiến tranh và các chiến sĩ, t. 84; Về đọc và viết, t. 72), đập phá đám đông nhốn nháo và những thần tượng của đám đông (Về những con ruồi ở công trường, t. 93), những kẻ có lòng xót thương bác ái (Về tình yêu kẻ láng giềng, t. 109), Zarathustra thống mạ giới phụ nữ (Về những thiếu nữ và bà già, t. 116), tố giác tính chất tương đối của các giá trị đạo đức (Về một nghìn lẻ một mục đích, t. 105).

      Xuyên qua những sự tấn công, đập phá, thống mạ dữ dội này, dần dần hiển lộ hình ảnh Siêu nhân, ý nghĩa và chiều hướng phải tiến tới của mặt đất trần gian. Siêu nhân là kẻ đã tự thành tựu cho chính mình ba cuộc hóa thân: từ lạc đà thành sư tử, và từ sư tử thành trẻ thơ (Về ba cuộc hóa thân, t. 48). Siêu nhân tạo thành một bầu không khí mới, trong đó đau khổ và hân hoan biến đổi ý nghĩa (Về những hoan lạc và đam mê, t. 65), trong đó thoát sinh những đức hạnh mới: ý chí sáng tạo (Về những con đường của kẻ sáng tạo, t. 112), sự trinh khiết hồn nhiên bột phát tươi vui (Về sự trinh khiết, t. 98), tình bạn (Về bằng hữu, t. 101), sự trân trọng tôn kính đời sống chung đôi (Về con cái và hôn nhân, t. 123), sự cao nhã của tâm hồn (Về cái cây trên đỉnh núi, t. 75), cái chết (Về cái chết tự nguyện, t. 127), tình yêu những gì xa xôi vời vợi và đức hạnh hiến tặng triền miên (Về tình yêu kẻ láng giềng, t. 109; Về đức hạnh ban phát, t. 131).

      Phần thứ hai quy tụ quanh chủ đề chính yếu là Ý chí cường lực (der Will zur Macht). Cái chết của Thượng đế ngoài ý nghĩa giải phóng tất cả những khả tính ẩn giấu của con người, còn mang ý nghĩa quan trọng thứ hai là hoàn trả thời gian lại cho con người để từ đây thời gian là kích thước đích thực của con người, một kích thước trước đấy đã bị tước đoạt và gán cho Thượng đế. Trong kích thước mới này, con người sáng tạo lao tácchơi đùa như “một đứa trẻ chơi đùa” (Héraclite), con người sáng tạo in hằn ý chí của mình lên thời gian, nghĩa là trên dòng biến dịch, vì như Nietzsche đã viết ở một nơi khác: “in hằn ấn tích của tính thể lên dòng biến dịch - đấy là ý chí cường lực tối thượng”. Chủ đề Ý chí cường lực cũng được trình bày qua một vận chuyển nhịp đôi: vừa tấn công tàn phá vừa hiển bày phôi dựng.
      Zarathustra tiếp tục xông trận đập phá. Sau khi tỉnh dậy từ một giấc mơ thấy rằng đạo lý của mình đang bị xuyên tạc, biến tướng (Đứa bé với tấm gương, t. 141), Zarathustra quyết định lên đường tìm đến quần đảo Vĩnh Phúc, nơi những đứa con lý tưởng của hắn cùng những bạn bè, những môn đệ hắn đang trú ngụ (Trên những hòn đảo Vĩnh Phúc, t. 146). Zarathustra tấn công trở lại những mục tiêu trước đấy: những kẻ có lòng thương xót (t. 151-155), những con người đức hạnh (t. 161-165), đám tiện dân (t. 166-169), những nhà hiền triết nổi danh (t. 176-180), những nhà học giả (t. 213-216), những nhà siêu hình học chủ trương “tri thức thuần khiết băng trinh” (t. 208-212), những “con nhện độc” biểu trưng cho tinh thần cừu hận và rao giảng sự bình đẳng, bình đẳng chính trị như của chủ nghĩa xã hội, chế độ dân chủ hay bình đẳng trước mặt Thượng đế như của Ki-tô giáo (t. 170-175), những kẻ lập thuyết cách mạng (t. 222-227).
      Zarathustra còn châm ngòi cho một cuộc tấn công mới nhắm đến mẫu người cao nhã hay tự cho mình là cao cả: những linh mục (t. 156-160), những người anh hùng, đối nghịch với các “chiến sĩ” (t. 200-203), những thi sĩ (t. 217-221), và cả hình bóng của Schopenhauer xuyên qua viên bốc sư tiên tri rao giảng sự bất hạnh thống khổ (t. 228-233). Giữa hai cuộc tấn công là ba ca khúc vang vọng ngậm ngùi: Dạ khúc, Vũ khúc Mộ khúc.
      Cuộc tấn công lần này để chuẩn bị đất đai cho đạo lý mới của Zarathustra về Ý chí cường lực được nhắn gửi đến những thính giả chọn lọc hơn và thu hẹp hơn. Zarathustra không ngỏ lời cùng đám đông dân chúng nữa như trong phần thứ nhất, mà chỉ ngỏ lời với những môn đệ, những bằng hữu và những đứa con - tượng trưng cho hy vọng nấu nung nhất của hắn. Sau ba ca khúc, đạo lý về Ý chí cường lực hiển hiện minh bạch trong bài thuyết giáo Về sự chiến thắng tự thân (t. 194). Con người chiến thắng tự thân không phải theo lối chủ nghĩa khắc kỷ, mà là để vươn lên việc sáng tạo những hình thể mới của cường lực, vươn lên cao vời mạnh mẽ mãi mãi như một ngọn tháp vươn cao. Về sự cứu chuộc (t. 234) ngoài công tác chống đối lại ý tưởng cứu rỗi của Ki-tô giáo và của siêu hình học nói chung, ngoài việc xiển dương sự cứu rỗi con người bằng lý tưởng siêu nhân, còn đào sâu chủ đề Ý chí cường lực bằng cách đặt chiều hướng cứu chuộc vào trong tương quan giữa quyền lực và thời gian. Thời gian thì bất khả phục phản, ý chí cường lực thì khao khát những hình thể mới của tương lai, vậy có thể nào ý chí cường lực ấy khao khát ngược trở lại, nghĩa là khao khát quá khứ chăng? Câu trả lời đã đến với Zarathustra trong Giờ phút im lặng nhất (t. 246), kết thúc phần thứ hai. Zarathustra đã run rẩy, hãi kinh, khóc lóc trước câu trả lời quá khủng khiếp, và cho rằng mình “chưa đủ sức mạnh của con mãnh sư để rống lên chân lý ấy”.

      Phần thứ ba là tuyệt đỉnh của tác phẩm, cũng là tuyệt đỉnh tư tưởng Zarathustra. Zarathustra lên đường trở lại quê hương u tịch của hắn để chờ đợi giờ phút tối hậu cho đạo lý hắn chín mùi. Dẫu hắn có lần ngỏ lời với những thủy thủ hay với gã điên ở đại đô thị (Về ảo tượng và ẩn ngữ, t. 258; Về sự tha thứ bỏ qua, t. 292), tất cả phần ba thực ra chỉ là những lời độc thoại của Zarathustra với chính mình về đạo lý tối thượng của hắn: sự Quy hồi vĩnh cửu (die Ewige Wiederkunft).

      Rao giảng về Siêu nhân, Zarathustra ngỏ lời với đám đông dân chúng; rao giảng Ý chí cường lực, Zarathustra ngỏ lời với môn đệ, bằng hữu; rao giảng đạo lý về sự Quy hồi vĩnh cửu, Zarathustra chỉ thủ thỉ với tâm hồn mình. Đạo lý bí ẩn, khủng khiếp này dạy rằng tất cả chúng ta, những con người thượng đẳng, những con người hạ đẳng, cùng tất cả vạn sự, sẽ quay trở lại dưới cùng hình thức này, từ nỗi đau đớn quằn quại, cơn hoan lạc ngây ngất cho đến tiếng thở dài mây khói nhất, tất cả sẽ quy hồi trở lại vô số lần trong vòng trầm luân vô hạn của vạn kiếp thiên thu. Đạo lý về sự quy hồi vĩnh cửu được trình bày trong các chương: Về ảo tượng và ẩn ngữ (t. 258), Trước buổi rạng đông (t. 272), Kẻ bình phục (t. 356), Về nỗi khát vọng mênh mông (t. 366). Trước chân lý kinh hoàng ấy, Zarathustra đã bao phen do dự, thụt lùi, sợ hãi. Hắn phải tìm về an ủi trong nỗi cô đơn heo hút, tự phủ dụ mình bằng những hạnh phúc đuổi theo sau (Về niềm lạc phúc bất đắc dĩ, t. 266; Trên núi Ôliu, t. 287; Trở lại quê hương, t. 304); hắn phải đập vỡ một lần cho mãi mãi tất cả những ảo tưởng xưa cũ (Về những bảng giá trị cũ và mới, t. 325), phải đánh những đòn chí tử vào kẻ thù cố cựu là Tinh thần Trì độn Nặng nề, tinh thần làm trì trệ không cho con người phóng mình nhảy múa thênh thang (t. 318-324) biểu hiện là con rắn đen trong cổ họng mục tử và thằng lùn; hắn phải xưng dương những điều bị cấm đoán (Về ba điều xấu ác, t. 310). Phần thứ ba được kết thúc bằng hai ca khúc: Vũ khúc thứ nhì (t. 370) là tiếng hoan ca của niềm vui trên đau khổ. Bảy ấn tích hay là Khúc ca thuận mệnh (t. 376) là ấn tích của tiếng “Vâng” linh thánh đóng trên vòng biến dịch của sự quy hồi vĩnh viễn. Bài thơ ở phân đoạn ba của Vũ khúc thứ nhì, sau này đã được nhạc sĩ Mahler phổ vào trong “Hòa tấu khúc số 3” và được nhạc sĩ Delius dùng làm phần trang trọng nhất trong bản “Lễ đời”.

      Phần thứ tư của tác phẩm mang một đặc chất riêng biệt, trái nghịch với ba phần trước cả về văn thể lẫn trong dự định. Phần này được xây dựng lớp lang như một đoản kịch. Trong khi vui hưởng sự cô đơn phong mật của mình tại thạch động cùng hai con thú thân yêu, Zarathustra gặp lại viên bốc sư tiên tri và lão này muốn đem lòng xót thương bác ái, “tội lỗi cuối cùng”, để quyến dụ thử thách hắn. Tâm trí Zarathustra rối loạn tơi bời, nhưng hắn đã vượt thắng được cám dỗ cuối cùng đó.
      Trong lúc ấy, Zarathustra nghe một tiếng kêu đầy thống khổ điêu linh xui hắn lên đường tìm kiếm Con người thượng đẳng, kẻ đã phát ra tiếng kêu thống khổ. Hắn lần lượt gặp hai ông vua dắt một con lừa, một người bị đỉa bám vào tay hút máu, viên pháp sư, vị giáo hoàng cuối cùng nay đã nghỉ việc vì Thượng đế đã chết, kẻ xấu xí nhất loài người đã giết chết Thượng đế, một kẻ giàu sang vô hạn đã từ bỏ của cải của mình để biến thành người ăn xin tự nguyện, và cuối cùng là chiếc bóng lang thang phiêu bạt của hắn. Trong khi tất cả đều tề tựu đến hang đá của Zarathustra, hắn nằm ngủ giữa buổi Ngọ Thiên, “trong nỗi lặng yên tịch mịch cùng niềm bí ẩn của cỏ dại muôn màu”, vui hưởng hạnh phúc triền miên. Về đến hang khi chiều xuống, Zarathustra nhận ra rằng Con người thượng đẳng mà hắn lao đao tìm kiếm suốt ngày hôm nay, chính là tất cả những kẻ hắn đã từng gặp gỡ. Hắn dự Bữa ăn cuối cùng với bọn họ, thuyết giáo về Con người thượng đẳng, rồi lẻn ra khỏi hang tìm lại bầu không khí lồng lộng thuần khiết trên cao. Hang đá ồn ào những tiếng cười nói của những con người thượng đẳng, Zarathustra quay vào hang một lần, rồi lại lẻn ra khỏi hang vui hưởng cô đơn. Khi nghe hang đá đột nhiên im bặt tiếng người, Zarathustra quay trở vào thì bắt gặp những con người thượng đẳng đang tôn vinh và sùng bái con lừa lên ngôi Thượng đế. Zarathustra phá vỡ lễ trọng dành cho con lừa và dẫn tất cả ra ngoài hang đá. Đêm đã đến. Nửa Đêm đang đến, và những con người thượng đẳng cười tươi hoan hỉ trong hạnh phúc huyền diệu vô ngần. Sáng hôm sau, trong khi tất cả những con người thượng đẳng còn đang mê ngủ, Zarathustra thức giấc cùng mặt trời, một mình ra khỏi hang và nhìn thấy Dấu hiệu báo tin cho hắn đã xuất hiện: con sư tử tươi cười hoan hỉ và đàn bồ câu bay quanh. Giờ cho đạo lý tối thượng của Zarathustra đã đến. Tác phẩm kết thúc với quang cảnh Zarathustra lại rời hang đá để bắt đầu một cuộc đăng trình mới, “mạnh mẽ như một mặt trời ban mai”.

      Nhằm mục đích giúp bạn đọc nắm vững ý nghĩa những nhân vật biểu tượng trong phần thứ tư này, chúng tôi xin mô phỏng theo Gilles Deleuze trong cuốn Nietzsche (P. U. F, 1965, t. 42-43) để dựng lại những khuôn mặt của Con người thượng đẳng:

      1) Vị giáo hoàng cuối cùng: kẻ biết rằng Thượng đế đã chết, nhưng lại tin rằng Thượng đế chết vì ngạt thở bởi lòng xót thương bác ái dành cho con người. Không còn chủ nhân nữa, nhưng ông ta vẫn chẳng tự do và chỉ sống trong hoài niệm.

      2) Hai ông vua: biểu trưng cho trào lưu của “đạo đức phong tục” một thứ đạo đức muốn đào luyện và huấn luyện con người trở thành con người tự do bằng những phương tiện tàn bạo, bức bách nhất. Vì thế, mới có hai ông vua, ông vua bên trái tượng trưng cho những phương tiện, ông vua bên phải tượng trưng cho những cứu cánh. Thế nhưng, trước hay sau cái chết của Thượng đế, nền đạo đức đó cũng đều suy đồi và chỉ đưa tới sự chiến thắng của đám tiện dân, nô lệ. Hai ông vua dắt theo Con lừa, về sau được những người Thượng đẳng tấn phong làm Thượng đế mới.

      3) Con lừa (hay Con lạc đà ở phần I): những con thú của miền sa mạc (hư vô chủ nghĩa). Chúng mang vác, mang vác những gánh nặng đến sa mạc. Hai khuyết điểm của con lừa: tiếng “Không” khước từ của nó xuất phát từ tinh thần cừu hận và tiếng “Vâng” chấp nhận của nó (I-A, I-A) là một tiếng Vâng giả mạo, tiếng Vâng ấy đồng nghĩa với mang vác, đảm đương. Thoạt tiên, con lừa tượng trưng cho người Ki-tô giáo: nó mang vác những giá trị gọi là “siêu việt bên trên đời sống”. Sau cái chết của Thượng đế, tự nó mang vác chính mình, mang vác sức nặng những giá trị của “con người trần thế”. Vì cho rằng mình đảm nhận “thực tại như nó là thế” cho nên con lừa được những người Thượng đẳng phong làm Thượng đế mới. Con lừa chỉ là hình ảnh méo mó buồn cười và phản bội của tiếng “Vâng” linh thánh theo tinh thần Dionysos. Con lừa khẳng định, nhưng chỉ khẳng định những sản phẩm của hư vô chủ nghĩa. Hai lỗ tai dài của nó đối nghịch với những lỗ tai thanh mảnh nhỏ nhắn khúc khuỷu của Dionysos và Ariane.

      4) Kẻ xấu xí nhất loài người: là kẻ đã giết chết Thượng đế vì không chịu đựng nổi lòng xót thương bác ái của Thượng đế. Thế nhưng, sau khi Thượng đế chết rồi, con người y vẫn là con người cũ; và lại còn xấu xí hơn nữa: thay vì sống trong ý thức bất ổn rằng Thượng đế đã chết cho mình, giờ đây y lại sống trong ý thức bất ổn rằng Thượng đế đã chết vì tay mình; thay vì lòng thương xót đến từ Thượng đế, bây giờ y phải chịu đựng lòng xót thương càng khó chịu đựng hơn nữa của đám tiện dân. Chính y là kẻ làm chủ lễ tấn phong con lừa lên ngôi Thượng đế mới, và khiến con lừa thốt ra tiếng “Vâng” (I-A) giả mạo.

      5) Kẻ tận tâm của tinh thần: là kẻ muốn thay thế những giá trị thiêng liêng, thay thế tôn giáo và ngay cả đạo đức nữa bằng tri thức. Tri thức phải có tính cách khoa học, chính xác, rạch ròi, bất luận đối tượng của nó là lớn hay nhỏ. Tri thức chính xác về sự vật nhỏ nhoi nhất sẽ thay thế cho lòng tin tưởng của chúng ta vào những giá trị “lớn lao, vĩ đại” đầy chất mơ hồ. Vì vậy, gã mới chìa tay cho đỉa cắn và mới chú tâm thực hiện lý tưởng của mình là nghiên cứu một đối tượng vô cùng nhỏ bé: bộ óc loài đỉa. Nhưng gã chẳng biết rằng tri thức cũng chính là loài đỉa, tri thức thay thế cho tôn giáo và đạo đức bằng cách theo đuổi cùng một mục tiêu như chúng: cắt xén, phân xẻ, phán đoán cuộc sống.

      6) Người ăn xin tự nguyện: một kẻ đã từ khước ngay cả chính tri thức. Gã chỉ tin vào hạnh phúc của con người và đi tìm hạnh phúc ấy trên mặt đất trần gian. Nhưng một hạnh phúc dẫu tầm thường đến đâu, cũng không thể tìm thấy được nơi đám tiện dân, tức bọn người đầy tinh thần cừu hận phục thù và đầy ý thức bất ổn. Hạnh phúc chỉ được tìm thấy nơi những con bò.

      7) Viên pháp sư: là con người của ý thức bất ổn, tự giày vò hành hạ mình thường trực, khi Thượng đế còn sống cũng như khi Thượng đế đã chết. Ý thức bất ổn nhất thiết mang tính cách phô bày, trình diễn. Nó trình diễn đủ mọi vai trò, ngay cả vai trò của kẻ vô thần, của thi sĩ, của Ariane. Nhưng ý thức ấy luôn luôn dối trá và mắng rủa lại. Khi than trách rằng “đây là lỗi của tôi”, nó muốn gợi lòng thương xót, gợi ra ngay cả mặc cảm phạm tội nơi những con người hùng mạnh, nó muốn làm hổ thẹn tất cả những gì sống động, nó muốn tung rải nọc độc khắp nơi. Trong lời than vãn của nó, vẫn có “một chiếc còi rúc giả tiếng chim”.

      8) Chiếc bóng: biểu trưng cho hoạt động của văn hóa, ở bất cứ chỗ nào, nó cũng tìm cách thực hiện mục tiêu của mình là trở thành một con người tự do, được tuyển lựa và đào luyện: trong tri thức, trong hạnh phúc, khi còn Thượng đế, lúc Thượng đế đã chết... Nhưng mà nơi nào nó cũng chộp hụt mục tiêu của mình vì chính mục tiêu ấy cũng là một Chiếc bóng. Mục tiêu Con người thượng đẳng ấy bị thất bại, hụt hỏng. Chiếc bóng đã lang thang phiêu bạt theo Zarathustra đi khắp mọi nơi, nhưng lại vắng mặt vào hai giờ phút quan trọng nhất báo hiệu sự Hóa thân: giờ phút nửa trưa đứng bóng của buổi Ngọ Thiên và giờ phút Nửa Đêm.

      9) Viên bốc sư tiên tri: rao giảng rằng “mọi sự đều vô bổ”. Y báo trước giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa hư vô: lúc mà con người thấy nỗ lực thay thế Thượng đế của mình là phù phiếm, thấy rằng chẳng thà đừng ước muốn gì cả còn hơn là ước muốn hư vô. Vì thế, viên bốc sư tiên tri tiên báo sự xuất hiện của con người mạt hậu hay con người hạ đẳng. Vì biểu trưng trước được kết cục của hư vô chủ nghĩa, nên y đã tiến bước xa hơn những con người thượng đẳng. Nhưng điều thoát vuột khỏi lão, chính là điều hãy còn nằm ở quá bên kia con người mạt hậu hạ đẳng: con người ước muốn sự suy tàn của chính mình. Với mẫu người này, hư vô chủ nghĩa được thành tựu thực sự và được thắng vượt bởi chính sức mạnh của mình: đã gần đến giờ phút hóa thân, giờ phút của Siêu nhân.

      *
      * *


      Trên tất cả, vẫn là ẩn ngữ của nhân vật Zarathustra


      (vnthuquan.net )
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Phần một



        Tự ngôn của Zarathustra


        1


        Năm ba mươi tuổi, Zarathustra rời xứ và hồ lên núi. Trên núi cao, Zarathustra hưởng thụ tinh thần và nỗi cô đơn của mình triền miên không hề mỏi mệt trong suốt mười năm. Nhưng sau cùng, tâm hồn Zarathustra biến đổi; một buổi sáng nọ, thức giấc cùng bình minh, Zarathustra tiến đến trước mặt trời và thốt ra những lời sau:

        Hỡi thiên thể vĩ đại kia! Hạnh phúc của mi sẽ ra sao nếu không có những người mà mi soi chiếu?
        Mười năm nay kể từ khi đến với hang đá của ta, mi sẽ chán nản mệt mề với ánh sáng và quỹ đạo của mi, nếu không có ta cùng con ó và con rắn của ta.
        Nhưng chúng ta đã đợi chờ mi mỗi sáng mai, chúng ta đã dùng phần dư thừa của mi và đã cảm tạ mi.
        Giờ đây, ta đã chán ngán sự khôn ngoan của ta, như con ong đã hút quá nhiều mật. Ta cần có những bàn tay vươn về với ta.
        Ta muốn ban cho và phân phát, mãi đến lúc những kẻ hiền minh giữa loài người lại trở nên hạnh phúc vì sự điên cuồng của họ, và những kẻ nghèo nàn được sung sướng vì sự giàu có của mình.
        Chính vì thế ta phải đi xuống tận những chiều sâu tương tự như mi mỗi buổi chiều khi mi biến mình sau biển cả, mang theo ánh sáng rạng rỡ cho thế giới dưới lòng đất, hỡi vì tinh tú giàu sang vô lượng kia!
        Ta phải biến mất như mi, ta phải lặn tắt[1] - nói theo những người mà ta khát khao xuống cùng họ.
        Vậy thì, hỡi con mắt tĩnh lặng kia ơi, hãy chúc phúc cho ta, mi, kẻ có thể ngắm nhìn mà không thèm thuồng đố kỵ một hạnh phúc dẫu có quá đà.
        Mi hãy chúc phúc cho chén rượu muốn tràn, cho chất nước óng vàng chảy tuôn từ đó và mang theo khắp nơi phản ánh hạnh phúc tối đại của mi.
        Mi hãy nhìn đây! Chén rượu này lại muốn cạn không và Zarathustra muốn trở lại làm người.

        Cuộc hạ san[2] của Zarathustra bắt đầu như thế.

        (
        [1][2] “cuộc hạ san” dịch chữ Untergehen, vốn mang ba ý nghĩa khác nhau mà bản Việt ngữ không chuyển nổi: 1) đi xuống; 2) lặn tắt; 3) bị tàn hoại hủy diệt, đi xuống dưới thấp. Zarathustra hạ san: Zarathustra đi xuống: lặn tắt: sa đọa và bị tàn hoại. )


        2


        Zarathustra một mình xuống núi và không gặp một ai. Nhưng khi Zarathustra tiến vào rừng, trước mặt hắn bất ngờ hiện ra một lão trượng, ông lão đã rời chiếc chòi tranh thánh thiện của mình để đi tìm rễ cây trong rừng. Và lão trượng đã nói với Zarathustra như thế vầy:
        - Người lữ khách này không xa lạ với ta; cách đây nhiều năm rồi hắn đã có lần qua đây. Hắn tên là Zarathustra, nhưng hắn đã biến đổi.
        Lúc ấy ngươi đã mang tro tàn của ngươi về núi; nay ngươi lại muốn mang lửa nồng về thung lũng hay sao? Ngươi há không sợ hình phạt dành cho kẻ gây ra hỏa hoạn?
        Phải rồi, ta đã nhận ra Zarathustra. Mắt hắn trong suốt và miệng hắn chẳng biểu lộ nét nào chán ngán. Hắn chẳng bước đi như kẻ đang khiêu vũ đó sao?
        Zarathustra đã biến đổi. Hắn đã tự hóa thân thành trẻ thơ, hắn đã giác ngộ: giờ đây ngươi còn tìm chi bên những người đang mê ngủ?
        Ngươi đã sống trong cô đơn như sống giữa lòng biển cả dạt dào, và biển cả mang ngươi đi. Khổ thân cho ngươi, vậy ra giờ ngươi lại muốn dạt tấp vào bờ? Khổ thân cho ngươi, giờ ngươi lại muốn tự mình kéo lôi theo thân xác?
        Zarathustra trả lời: “Tôi yêu loài người”.
        - Vậy thì, nhà hiền triết bảo, tại sao ta lại đi vào rừng và đi vào trong nỗi cô đơn? Không phải vì ta đã quá yêu thương loài người sao?
        Giờ đây ta yêu thương Thượng đế; ta không thương yêu loài người. Dưới mắt ta, loài người là một cái gì quá đỗi bất toàn. Tình yêu loài người sẽ giết chết ta.
        Zarathustra đáp: “Nào tôi có nói đến tình yêu! Tôi đến hiến cho loài người một tặng phẩm”.
        Vị thánh tiếp lời:
        - Đừng ban cho loài người điều gì cả. Tốt hơn ngươi nên tháo gỡ họ ra khỏi một cái gì đó và giúp họ mang vác nó, chẳng gì quý hơn thế đối với họ: miễn là, điều đó cũng làm chính bản thân ngươi thỏa dạ!
        Và nếu ngươi muốn ban cho, thì đừng ban cho họ cái gì vượt quá một của bố thí và hãy chờ họ đến ăn mày nơi ngươi!
        Zarathustra đáp:
        - Không, tôi không bố thí. Tôi không đủ nghèo để làm việc bố thí.
        Vị thánh bật cười vì lời lẽ của Zarathustra và nói như vầy: “Vậy thời ngươi hãy cố gắng làm cho họ chấp nhận kho tàng của ngươi. Họ nghi ngờ những ẩn sĩ cô đơn và không tin rằng chúng ta đến để gia ơn ban phát cho họ.
        Đối với họ, những bước chân của chúng ta vang lên trên đường phố mang một âm thanh quá đỗi tịch liêu. Họ lại còn sinh lòng lo ngại khi ban đêm nằm ngủ trên giường, họ nghe tiếng một người lặng lẽ bước đi ngoài đường phố, rất lâu trước khi mặt trời ló dạng, có lẽ họ tự hỏi mình: “Kẻ trộm kia đang làm gì vậy?”
        Ngươi đừng nên đến với loài người, hãy ở lại với rừng cao! Tốt hơn nữa ngươi nên đến với những con thú! Tại sao ngươi lại không muốn được như ta, một con gấu giữa đàn gấu, một con chim giữa bầy chim?”
        “Và vị thánh làm gì trong rừng sâu?” Zarathustra lên tiếng hỏi.
        Vị thánh trả lời: “Ta sáng tác những bản nhạc và hát lên, và khi sáng tác, ta cười, ta khóc, ta gầm gừ: đó là cách ta ngợi ca Thượng đế.
        Bằng những bài ca, những tiếng khóc, tiếng cười, tiếng gầm gừ, ta tạ ơn Thượng đế của ta. Nhưng còn ngươi, ngươi mang đến món quà gì cho chúng ta?”
        Khi Zarathustra nghe hết những lời này, hắn cúi chào vị thánh và bảo: “Tôi có thể cho ngài gì đây? Thôi, xin ngài hãy để tôi đi ngay, cốt cho tôi đừng lấy của ngài món gì cả!” Rồi hai người, ông lão và người đàn ông, chia tay nhau như thế, tươi cười như hai đứa bé.
        Nhưng khi Zarathustra một mình, hắn tự hỏi lòng: “Có thể như thế được chăng? Vị thánh già nua sống trong rừng thẳm ấy hãy còn chưa nghe nói rằng Thượng đế đã chết rồi sao?”


        3


        Khi Zarathustra đặt chân vào thành phố gần nhất ven rừng, hắn gặp một đám đông đang tụ họp trên công trường, vì người ta báo trước rằng một người làm trò đi dây xiếc sắp biểu diễn. Và Zarathustra nói với dân chúng như vầy:

        Ta rao giảng với các ngươi về Siêu nhân. Con người là cái gì cần phải được vượt qua. Các ngươi đã làm gì để vượt qua con người?
        Cho đến nay, tất cả những sinh vật đều đã sáng tạo nên một cái gì vượt quá chúng, các ngươi lại muốn mình là nghịch triều trong cơn sóng lớn ấy, muốn quay trở lại với con thú hơn là vượt qua con người sao?
        Con khỉ đối với con người là gì? Một đối tượng cười nhạo hay một sự hổ thẹn đầy đớn đau. Và con người cũng phải như thế đối với Siêu nhân: một đối tượng để cười nhạo hay một hổ thẹn đớn đau.
        Các ngươi đã vượt qua con đường dẫn từ loài sâu bọ đến loài người, nhưng về nhiều phương diện, các ngươi vẫn còn là loài sâu bọ. Xưa kia các ngươi đã là loài khỉ và cả bây giờ nữa, con người còn khỉ hơn bất luận con khỉ nào.
        Ngay kẻ hiền triết nhất trong các ngươi cũng chỉ là một cái gì phân tán và hỗn tạp: nửa cây nửa ma. Thế mà, ta có mời gọi các ngươi trở thành cây cối hay ma quỷ không?
        Này đây, ta rao dạy cho các ngươi Siêu nhân!
        Siêu nhân là chiều hướng, là ý nghĩa của trái đất. Ý chí các ngươi phải bảo: Siêu nhân phải là chiều hướng, ý nghĩa của trái đất.
        Hỡi những người anh em, ta van xin các ngươi, hãy trung thành với mặt đất và chớ có tin những kẻ nói với các ngươi về những hy vọng lững lờ bên trên mặt đất! Họ là những kẻ đầu độc, dẫu họ có ý thức điều đó hay không.
        Họ là những kẻ khinh miệt đời sống, những kẻ hấp hối và cũng chính là những kẻ bị đầu độc, mặt đất đã quá mỏi mệt chán chê họ: họ hãy cút đi cho khuất mắt!
        Xưa kia, báng bổ Thượng đế là lời báng bổ nặng nhất, nhưng Thượng đế đã chết và cũng chết theo Thượng đế là những kẻ báng bổ ấy. Giờ đây, điều đáng kinh khiếp hơn nhiều, là báng bổ mặt đất và coi trọng ruột rà của cái bất khả thấu nhập hơn ý nghĩa, chiều hướng của mặt đất!
        Xưa kia, linh hồn đưa mắt nhìn thân xác với vẻ khinh miệt, và lúc bấy giờ, chẳng có gì cao cả hơn sự khinh miệt ấy: linh hồn muốn cho thân xác ốm o, khả ố, đói khát! Làm thế, linh hồn tưởng là đã thoát được thân xác, thoát được thân xác và mặt đất!
        Ôi! Linh hồn ấy chính nó cũng còn ốm o, khả ố và đói khát: và sự tàn bạo là nỗi khoái lạc của linh hồn này.
        Nhưng cả các ngươi nữa, hỡi những anh em của ta, hãy nói cho ta biết: thân xác các ngươi báo hiệu gì được cho linh hồn các ngươi? Linh hồn các ngươi há chẳng phải là sự nghèo nàn, nhơ bẩn cùng sự tự mãn đáng thương sao?
        Thật ra, con người là một dòng sông nhơ bẩn. Phải là biển cả bao la mới có thể dung thông tiếp nhận một dòng sông uế trược mà không bị nhiễm ô.
        Này đây, ta rao giảng cho các ngươi về Siêu nhân: Siêu nhân là biển cả bao la nơi cơn khinh bỉ ngút ngàn của các ngươi có thể đến dìm mình vào đó.
        Còn gì cao nhã trác việt có thể đến với các ngươi cho bằng giờ phút của sự khinh bỉ ngất trời? Giờ phút mà ngay cả hạnh phúc, lý trí cùng đức hạnh của các ngươi cũng biến thành kinh tởm.
        Giờ phút mà các ngươi bảo rằng: “Sá gì hạnh phúc của ta! Hạnh phúc ấy là sự nghèo nàn, nhơ bẩn và sự tự mãn đáng thương. Thế mà, hạnh phúc của ta lẽ ra phải làm cho chính cuộc hiện sinh thành chính đáng!”
        Giờ phút mà các ngươi bảo rằng: “Sá gì lý trí ta! Lý trí ấy có khát khao hiểu biết, như con sư tử khát khao lương thực không? Lý trí chỉ là sự nghèo nàn, nhơ bẩn và sự tự mãn đáng thương!”
        Giờ phút mà các ngươi bảo rằng: “Sá gì đức hạnh của ta! Nó hãy còn chưa làm ta thành mê sảng. Ta chán nản mệt mỏi với những điều thiện và điều ác của mình lắm rồi! Tất cả những thứ đó chỉ là sự nghèo nàn, nhơ bẩn và sự tự mãn đáng thương!”
        Giờ phút mà các ngươi bảo rằng: “Sá gì sự công chính của ta! Chẳng có lửa nồng nào bao phủ trong ta. Thế mà, kẻ công chính giống như một thỏi than nóng bỏng!”
        Giờ phút mà các ngươi bảo rằng: “Sá gì sự thương hại nơi ta! Lòng thương hại há chẳng phải là cây thập giá nơi thiên hạ đóng đinh kẻ yêu thương loài người sao? Nhưng lòng thương hại của ta không phải là một cuộc đóng đinh.”
        Các ngươi đã từng nói như vậy bao giờ chưa? Các ngươi đã từng thét lớn như vậy bao giờ chưa? Hỡi ôi! Giá gì ta đã được nghe các ngươi thét to lên những lời như thế!
        Không phải tội lỗi, nhưng chính sự tự mãn của các ngươi đang kêu gào chống lại trời xanh, chính sự bủn xỉn của các ngươi, ngay cả trong tội lỗi, đang ra sức kêu gào với trời xanh!
        Vậy thời, đâu là lằn chớp dữ đến liếm lưỡi vào các ngươi? Đâu là cơn điên cuồng phải thấm nhập vào các ngươi?
        Này đây, ta rao dạy cho các ngươi về Siêu nhân: Siêu nhân chính là lằn chớp dữ, chính là cơn điên cuồng đó!

        Khi Zarathustra đã nói như thế, có một kẻ trong đám đông kêu to lên: “Chúng tôi nghe nói khá nhiều về người đi dây làm xiếc rồi: giờ hãy cho chúng tôi thấy mặt y thôi!” Và cả đám dân chúng rộ lên cười Zarathustra. Nhưng người đi dây làm xiếc lại tưởng thiên hạ nói đến mình, nên liền khởi đầu biểu diễn.


        4


        Trong khi đó, Zarathustra lặng nhìn đám dân chúng, lòng đầy kinh ngạc. Rồi Zarathustra lên tiếng:
        Con người là một sợi dây căng thẳng giữa con thú và Siêu nhân - sợi dây căng ngang một hố thẳm.
        Vượt qua hố thẳm: nguy hiểm; cất bước giữa đường đi: nguy hiểm; nhìn lại đằng sau: nguy hiểm - rùng mình sởn ốc và đứng dừng: nguy hiểm.
        Điều cao đại nhất nơi con người nằm ở chỗ con người là một chiếc cầu chứ không phải một mục tiêu; điều mà ta có thể yêu thương nơi con người là: con người là một sự chuyển tiếp và một sự suy tàn[3].
        Ta yêu những kẻ nào chỉ biết sống bằng cách làm cho mình trầm một, diệt vong, vì họ đang bước qua bờ bến bên kia.
        Ta yêu những kẻ khinh bỉ ngất trời, vì họ chính là những kẻ ngưỡng mộ mê cuồng, những mũi tên của khát vọng lao vút qua bến bờ bên kia.
        Ta yêu những kẻ không để tâm tìm kiếm bên kia những vì sao một lý lẽ để diệt vong hay để hy sinh, mà trái lại chỉ hy sinh dâng hiến cho mặt đất, để một ngày kia, thời đại của Siêu nhân ngự trị trên mặt đất.
        Ta yêu kẻ nào sống để hiểu biết và muốn hiểu biết để cho một ngày kia Siêu nhân được sống mãi. Như thế là họ cũng ước muốn chính sự suy tàn của mình.
        Ta yêu kẻ nào làm việc và phát minh, để xây dựng nơi trú ngụ cho Siêu nhân, để sửa soạn đất đai, thú vật cùng cây cối cho Siêu nhân xuất hiện: vì như thế là ước muốn chính sự suy tàn của mình.
        Ta yêu kẻ nào yêu mến chính đức hạnh của họ: bởi vì đức hạnh là một ý chí muốn sự suy tàn, và một mũi tên của khát vọng.
        Ta yêu kẻ nào không dành lại cho chính mình một mảnh nhỏ nào của tinh thần, kẻ nào muốn hoàn toàn là tinh thần của đức hạnh mình: vì với tư cách là tinh thần như thế, họ băng vượt qua cầu.
        Ta yêu kẻ biến đức hạnh mình thành ý hướng và vận mệnh của chính mình: vì như thế, do tình yêu đức hạnh của chính mình, họ mới khát khao sống thêm và không sống thêm nữa.
        Ta yêu kẻ nào không khát khao có quá nhiều đức hạnh. Có nhiều đức hạnh trong một đức hạnh duy nhất hơn là trong hai đức hạnh: đấy là một nút thắt nơi số mệnh đan kết.
        Ta yêu kẻ nào có linh hồn phung phá, không muốn người khác cảm ơn mình và cũng chẳng hồi trả lại: bởi vì họ luôn luôn ban phát và không muốn trì thủ lấy cho mình.
        Ta yêu kẻ nào hổ thẹn khi vận may ngả về với mình, và tự đặt câu hỏi: ta có gian lận chăng? - bởi vì họ muốn diệt vong.
        Ta yêu kẻ nào ném ra những lời vàng ngọc đằng trước những hành vi của họ và luôn luôn giữ đúng hơn những gì mình hứa: bởi vì họ muốn chính sự suy tàn của mình.
        Ta yêu kẻ nào biện chính cho những người trong tương lai và giải thoát cho những người trong quá khứ, vì họ muốn diệt vong bởi những người hiện tại.
        Ta yêu kẻ trừng phạt Thượng đế của mình vì yêu Thượng đế đó: cần phải để cho cơn phẫn nộ của Thượng đế họ làm họ diệt vong.
        Ta yêu kẻ nào tâm hồn sâu thẳm, ngay cả trong vết thương, kẻ mà một tai ương nhỏ bé nhất cũng có thể làm họ diệt vong; vì họ sẽ hân hoan vượt qua cầu không hề do dự.
        Ta yêu kẻ nào tâm hồn tràn đầy viên mãn đến độ tự quên chính mình, và tất cả mọi sự đều được cưu mang trong họ: như thế tất cả mọi sự đều sẽ trở thành sự suy tàn của chính họ.
        Ta yêu kẻ nào tự do tự tại trong tâm hồn và trong tinh thần: như thế đầu óc họ chỉ dùng làm ruột rà cho quả tim, nhưng quả tim họ kéo họ về sự suy tàn.
        Ta yêu những kẻ nào tựa như những giọt nặng đang kiên trì rơi từng giọt một từ tảng mây tối ám lơ lửng trên đầu loài người: họ báo trước lằn chớp dữ đang đến và diệt vong với tư thế là những người tiên báo.
        Này đây, ta là một đấng tiên tri của sấm sét, một giọt nặng rơi từ mây xuống: sấm sét đó tên là Siêu nhân.

        ( [3] “con người là một sự chuyển tiếp và một sự suy tàn” dịch chữ Ũbergang und Untergang. Tính chất tương phản giữa ũber (bên trên) và unter (bên dưới) hay được Nietzsche sử dụng, cũng không thể diễn tả trong Việt ngữ. Ngoài ra chữ unter và Untergang còn được hiểu theo ba nghĩa của chú thích trang 26. )


        5


        Khi Zarathustra đã nói xong những lời này, hắn lại nhìn đám dân chúng lần nữa, rồi im lặng tự nhủ lòng mình:

        Họ đang phá ra cười kìa; họ chẳng hề hiểu ta, miệng ta không hợp cho những lỗ tai đó.
        Liệu ta có phải chọc thủng tai họ để cho họ học nghe bằng mắt? Liệu ta có phải đánh chũm chọe và la gào như những linh mục thuyết giáo trong tuần chay? Hoặc giả dân chúng chỉ tin vào những kẻ ăn nói cà lăm?
        Họ có một cái gì đó làm họ hãnh diện. Vậy, họ gọi tên cái đang làm họ hãnh diện là gì? Họ gọi đó là nền văn minh, chính nền văn minh làm họ khác biệt với kẻ chăn dê.
        Chính vì thế, về những người đó, họ không thích nghe chữ “khinh bỉ”. Vậy thời ta sẽ ngỏ lời với lòng kiêu hãnh của họ.
        Ta sẽ nói cho họ nghe về điều đáng khinh bỉ hơn cả: đấy là con người cuối cùng hay con người hạ đẳng nhất.[4]

        Và Zarathustra nói với dân chúng như vầy:

        “Đã đến lúc con người tự đặt cho mình một mục tiêu. Đã đến lúc con người vun trồng mầm mống hy vọng cao đại nhất của mình.
        Đất đai con người hiện giờ hãy còn khá màu mỡ. Nhưng một ngày kia, đất đai ấy sẽ thành khô kiệt nghèo nàn, và chẳng một cây đại thụ nào còn có thể mọc lên ở đó nữa.
        Than ôi! Đã gần đến lúc mà con người không còn bắn vượt qua con người mũi tên của khát vọng họ, lúc mà dây cung của họ sẽ không thể rung vang nữa!
        Ta nói thật cùng các ngươi điều này: phải còn mang theo mình sự hỗn mang, mới có thể làm nảy sinh một ngôi sao lung linh điệu vũ. Ta nói thật cùng các ngươi điều này: các ngươi đang mang trong bản thân mình một sự hỗn mang.
        Hỡi ôi! Đã gần đến lúc mà loài người không còn khai sinh ra những vì sao mới trên trần thế nữa. Hỡi ôi! Đã gần đến lúc xuất hiện kẻ đáng khinh bỉ nhất của loài người, kẻ không còn tự biết khinh bỉ chính mình.
        Này đây, ta tả cho các ngươi về con người hạ đẳng nhất.
        “Tình yêu? Sáng tạo? Khát vọng? Sao trên trời? Mấy cái đó là thứ gì vậy?” Con người hạ đẳng nhất hỏi như thế và nheo nheo một mắt.
        Mặt đất sẽ trở thành chật hẹp hơn và con người hạ đẳng nhất nhảy cà tưng cà tang trên đó, con người thu nhỏ tất cả mọi sự lại. Dòng giống hắn cũng vững bền không thể hủy diệt được như loài rệp cây; con người hạ đẳng nhất là kẻ sống rất dai.
        “Chúng tôi đã phát minh ra hạnh phúc”, những người hạ đẳng nhất nói như thế và họ nheo nheo một mắt.
        Họ đã bỏ rơi những xứ miền ở đó đời sống kham khổ: vì họ đang cần sức nóng. Họ hãy còn yêu kẻ láng giềng đồng loại và họ cọ xát vào người này: vì họ đang cần hơi nóng.
        Đối với họ, ngã bệnh hoặc sống với lòng hoài nghi là một tội lỗi: họ thận trọng tiến bước trên đời. Thật quả là kẻ điên mới còn va chạm những hòn đá hay những con người!
        Một ít thuốc độc nơi này, nơi nọ: điều đó ban cho họ những giấc mộng thoải mái. Và sau cùng, nhiều thuốc độc để được chết một cách thoải mái.
        Người ta cũng hãy còn làm việc, vì việc làm là một sự phóng tâm tiêu khiển. Nhưng người ta cẩn trọng lưu tâm sao cho sự phóng tâm tiêu khiển ấy không làm mình mệt.
        Người ta không còn trở thành nghèo hay giàu nữa: chuyện đó quá đỗi khó nhọc. Ai là kẻ còn muốn cai trị? Ai là kẻ còn muốn được vâng lời? Chuyện đó quá đỗi khó nhọc.
        Chẳng có lấy một người chăn chiên, chỉ rặt một đàn cừu! Ai nấy đều ước muốn cùng một điều; mọi người đều bình đẳng: kẻ nào mang một tâm trạng khác sẽ sẵn lòng vào nhà thương điên.
        “Ngày xưa, mọi người đều điên cả”, những kẻ tinh tế nhất trong bọn họ bảo thế, và họ nheo nheo một mắt.
        Họ thận trọng và biết tỏ tường những gì đã xảy ra: đến độ họ không ngớt chế giễu mình về chuyện ấy. Họ cũng còn cãi vã nhau đấy, nhưng để rồi hòa giải với nhau ngay - sợ rằng làm đau dạ dày.
        Họ cũng hơi thinh thích ban ngày và hơi thinh thích ban đêm: nhưng điều họ tôn sùng là sức khỏe.
        “Chúng tôi đã phát minh ra hạnh phúc”, những con người hạ đẳng bảo thế, và họ nheo nheo một con mắt”.

        Đến đây kết thúc bài thuyết pháp đầu tiên của Zarathustra, bài thuyết pháp cũng được người đời gọi là “Tự ngôn”[5], bởi vì vào lúc ấy, Zarathustra bị ngắt lời bởi những tiếng kêu thét và nỗi vui mừng nhốn nháo của đám đông. “Hỡi Zarathustra! Hãy ban cho chúng tôi con người hạ đẳng nhất ấy - họ kêu lên, - hãy làm cho chúng tôi trở thành giống như những người hạ đẳng nhất ấy! Chúng tôi sẽ khỏi mang nợ Siêu nhân của Zarathustra!” Và toàn thể dân chúng vui mừng sung sướng chậc lưỡi nghe rào rào. Song Zarathustra buồn bã tự nhủ lòng mình:
        “Họ chẳng hề hiểu ta: miệng ta không có lời hợp cho những lỗ tai đó.
        Hẳn là ta đã sống quá lâu trên núi, ta lắng nghe quá nhiều âm thanh suối nước róc rách cùng tiếng cây cối rì rào: giờ đây ta lại nói với họ như nói với những kẻ chăn dê.
        Linh hồn ta thanh thản trong sáng như một ngọn núi ban mai. Nhưng họ lại tưởng ta là người lạnh lẽo và xem ta như một kẻ làm trò hề đang thốt những lời bông lơn trâng tráo.
        Và kìa, họ đang nhìn ta và cười rộ: trong khi cười, họ vẫn còn thù ghét ta. Có nỗi gì băng giá trong tiếng cười của họ”.

        (
        [4] “con người cuối cùng hay con người hạ đẳng nhất” trong nguyên bản là dertetzte Mensch: con người mạt hậu, xuất hiện sau cùng khi nhân loại bước vào hoàng hôn và đêm tối để chờ đón một bình minh mới. Chữ “hạ đẳng” chỉ tính cách nhố nhăng của mẫu người cuối cùng mà chúng tôi muốn nhấn mạnh.
        [5] “Tự ngôn”: Vorrede, nếu diễn nghĩa ra, sẽ là: “phần đặt trước (vor) những bài thuyết giáo (Rede)”. Sau phần này là những bài thuyết giáo của Zarathustra (die Reden Zarathustras). Một lối chơi chữ không dịch được )


        6


        Nhưng vào lúc ấy xảy ra một điều làm cho mọi cửa miệng đều câm tiếng cười và mọi con mắt đều nhìn sững. Vì trong thời gian ấy, người đi dây làm trò xiếc đã khởi sự biểu diễn: anh ta bước ra từ một con đường ngầm ở bờ thành rồi bước đi trên sợi dây căng thẳng giữa hai ngọn tháp, bên trên công trường và đám đông dân chúng. Vào lúc anh ta đang ở ngay giữa đường dây, cánh cửa lại bật mở ra lần nữa, rồi một gã thanh niên quần áo sặc sỡ trông giống như một thằng hề, nhảy ra ngoài rượt mau theo anh chàng đi dây xiếc. Gã cất cái giọng khủng khiếp kêu to: “Tiến lên, đồ khập khễnh, tiến lên mau, đồ chậm chạp, nham hiểm, đồ mặt tái xanh vì sợ hãi! Mau lên không thôi ta sẽ thọc lét mi bằng gót chân ta! Mi đang làm gì giữa hai ngọn tháp vậy? Lẽ ra mi phải bị nhốt trong tháp mới đúng; mi đang cản đường một kẻ tài giỏi hơn mi!” - Và cứ dứt mỗi lời gã lại tiến đến gần anh chàng đi dây thêm một tý; nhưng khi gã chỉ còn cách anh chàng đi dây một bước thì xảy ra chuyện khủng khiếp này làm mọi cửa miệng đều câm tiếng và mọi con mắt đều sững sờ: thằng hề rú lên một tiếng kêu quái dị rồi nhảy qua đầu anh chàng đi dây đang cản đường. Khi nhìn thấy kẻ địch mình chiến thắng, anh chàng đi dây điên đầu lảo đảo hụt chân khỏi dây; chàng ta mất thăng bằng và nhanh như chớp, rơi vào hố thẳm, như một cơn lốc xoáy bằng tay chân người. Công trường và đám đông dân chúng tựa như biển cả khi dông tố nổi lên. Mọi người bỏ chạy hỗn loạn, nhất là đúng nơi mà thân xác chàng đi dây sắp rơi xuống.
        Trong lúc đó Zarathustra chẳng hề nhích động, và tấm thân ấy rơi đúng ngay cạnh hắn, rách nát, gãy vụn, nhưng hãy còn sống. Một lúc sau, người bị thương định tỉnh lại và nhìn thấy Zarathustra đang quỳ gối gần anh ta; “Ngài làm gì đấy? chàng ta lên tiếng hỏi. Từ lâu tôi biết rằng sẽ có lúc ma quỷ ngáng chân cho tôi ngã. Giờ đây ma quỷ đang lôi tôi về hỏa ngục: ngài muốn cản đường ma quỷ đừng làm thế chăng?”
        - Bạn hỡi, tôi xin đem danh dự bảo cùng bạn: tất cả những điều bạn nói đều không có thực; chẳng có ma quỷ, cũng chẳng có hỏa ngục. Linh hồn bạn sẽ chết, còn chết nhanh hơn là thân xác bạn nữa: vậy, bạn chớ sợ hãi bất luận điều gì!”
        Chàng đi dây ngước mắt lên nhìn, ngờ vực. Rồi sau đó chàng ta trả lời: “Nếu quả ngài nói thực, tôi chẳng mất mát gì khi mất đi sự sống. Tôi chỉ còn là một con vật mà người ta bắt nhảy múa bằng những nhát roi và những cái miệng ốm o”.
        - Không đâu, Zarathustra đáp, bạn đã lấy nguy hiểm làm nghề của mình, chuyện đó chẳng có gì đáng khinh cả. Giờ đây nghề nghiệp bạn xô bạn vào cõi chết, vì vậy ta sẽ tự tay mai táng bạn”.
        Khi Zarathustra dứt lời, kẻ hấp hối không trả lời nữa; nhưng bàn tay chàng ta sờ soạng như muốn tìm bàn tay Zarathustra để tạ ơn.


        7


        Trong khi đó, hoàng hôn chậm buông và công trường phủ đầy bóng tối; đám đông tản mát ra về vì ngay cả sự tò mò và sự sợ hãi cũng làm cho họ chán. Nhưng Zarathustra vẫn ngồi trên mặt đất, cạnh xác chết, tâm hồn chìm đắm trong những suy tư: Zarathustra đã quên bẵng thời gian. Sau cùng, đêm xuống và một ngọn gió lạnh thổi qua con người cô đơn. Lúc ấy, Zarathustra mới đứng dậy, tự nhủ lòng mình:

        “Ngày hôm nay, thật ra Zarathustra đã đánh được một mẻ cá hời! Zarathustra đã không đánh lưới được người sống, nhưng là một xác chết.
        Đời sống con người quả thật lạ lùng và bao giờ cũng tối ư vô nghĩa: một thằng hề cũng có thể trở thành điều bất hạnh giáng lên đầu nó.
        Ta muốn giảng dạy cho loài người chiều hướng cùng ý nghĩa của cuộc hiện sinh: đó là Siêu nhân, lằn chớp dữ lóe ra từ đám mây ảm đạm là con người.
        Nhưng ta hãy còn xa cách họ và tinh thần ta không nói cùng lương năng họ. Đối với loài người, ta hãy còn đứng giữa một thằng điên và một xác chết.
        Đêm tối thật mịt mùng, và mịt mùng là những con đường Zarathustra dấn bước. Hãy đến đây, hỡi người bạn đồng hành cứng đơ giá lạnh! Ta mang bạn đến một nơi mà tự tay ta sẽ mai táng bạn”.


        8


        Khi Zarathustra đã tự nhủ lòng như thế rồi, hắn vác xác chết trên vai và khởi sự lên đường. Nhưng đi chưa được trăm bước thì có một người lẻn đến bên Zarathustra thì thầm bên tai hắn - kẻ đang thì thầm với hắn lại chính là thằng hề trên tháp! Gã thì thào: “Hỡi Zarathustra! Hãy mau rời khỏi thành phố này vì nơi đây có quá nhiều người thù ghét ngài. Những người thiện hảo và công chính thù ghét ngài, họ gọi ngài là kẻ thù và người khinh miệt họ; những tín đồ của đức tin đích thực thù ghét ngài và gọi ngài là mối nguy hiểm cho đám đông. Ngài hãy còn may là được người ta chế giễu, vì thực sự ngài đã ăn nói như một thằng hề. Ngài hãy còn may vì làm bạn với tên chó chết: khi tự hạ mình như thế, ngài đã tự cứu mình được lần này. Nhưng ngài hãy mau lìa bỏ thành phố - bằng không, ngày mai là người sống, tôi sẽ nhảy qua một xác chết”. Sau khi thì thầm như vậy với Zarathustra, thằng hề biến dạng; và Zarathustra tiếp tục hành trình qua những con đường tối ám.
        Ở cổng ra vào thành phố, những người phu đào huyệt bắt gặp Zarathustra; họ đưa đuốc soi mặt hắn, và khi nhận ra Zarathustra, họ chế giễu: “Zarathustra mang theo thằng chó chết! Hoan hô, Zarathustra làm kẻ đào huyệt! Vì chúng ta có những bàn tay quá sạch để đào mồ chôn con thịt ấy. Vậy ra Zarathustra muốn ăn trộm thức ăn của quỷ à? Can đảm dữ. Thích thú tợn! Miễn là quỷ sứ đừng ăn trộm khéo hơn Zarathustra! - Quỷ sứ sẽ ăn trộm cả hai người, hắn ta sẽ ngấu thịt cả hai người!” Rồi họ cùng chụm đầu cười vang với nhau.
        Zarathustra không thốt một lời, tiếp tục con đường. Sau suốt hai giờ đi dọc theo những khu rừng cùng những đầm lầy, Zarathustra cứ nghe mãi những tiếng chó sói tru rống vì đói mồi đến đỗi cơn đói cũng cào xé chính lòng hắn. Vì vậy, Zarathustra dừng bước trước một căn nhà lẻ loi, bên trong có ánh lửa lập lòe soi chiếu. Zarathustra tự nhủ lòng mình:
        “Cơn đói bắt chộp lấy ta như một tên cướp. Giữa những khu rừng cùng những đầm lầy, cơn đói bắt chộp lấy ta, trong đêm tối dày đặc mịt mùng.
        Cơn đói của ta có những ý thích bốc đồng. Thường ta chỉ thấy đói sau bữa ăn, và suốt ngày hôm nay, cơn đói chẳng chịu đến: vậy thì cơn đói đã lê lết chậm trễ nơi nao?”
        Nhủ xong, Zarathustra gõ cửa. Một lão trượng xuất hiện; ông lão mang theo đèn và lên tiếng hỏi: “Ai đến với ta cùng giấc ngủ trằn trọc của ta đó?”
        - Một người sống và một kẻ chết, Zarathustra trả lời. Xin lão trượng cho tôi ăn uống; cả ngày nay tôi đã quên ăn uống. Kẻ nào cho người đói khát ăn uống sẽ bồi bổ nguyên khí tâm hồn mình: minh triết khôn ngoan dạy như thế”.
        Ông lão trở vào nhà, nhưng rồi lại trở ra ngay, và đưa cho Zarathustra bánh cùng rượu: “Đây là một vùng tàn bạo cho những kẻ đói khát, ông lão lên tiếng: vì vậy ta mới cư ngụ tại đây. Người và vật đến với ta, nhà ẩn sĩ. Nhưng ngươi hãy mời người bạn đồng hành của ngươi ăn uống đi chứ, y coi bộ còn mỏi mệt hơn ngươi”.
        Zarathustra trả lời:
        “Bạn đồng hành của tôi đã chết rồi, tôi sẽ khó mà ép y ăn uống”.
        Ông lão càu nhàu:
        “Chuyện đó chẳng liên can gì với ta; kẻ nào gõ cửa nhà ta phải dùng những gì ta dâng mời. Các ngươi hãy ăn uống và chúc các ngươi sức khỏe!”
        Sau đó, Zarathustra còn đi bộ thêm hai giờ nữa, dò dẫm theo những con đường và tin vào ánh sáng của những vì sao: vì hắn đã quen đi đêm và thích nhìn tận mặt những gì còn đang say ngủ. Nhưng khi ánh triêu dương ló dạng, Zarathustra thấy mình đang ở trong một khu rừng sâu mịt mùng chung quanh chẳng thấy rõ một lối đi nào. Lúc bấy giờ Zarathustra đặt xác chết vào một thân cây rỗng, cao hơn tầm đầu - hắn muốn lũ chó sói khỏi với tới - rồi ngả người nằm nghỉ trên rong rêu xanh mát. Liền đó, Zarathustra thiếp ngủ, thân thể mệt nhoài, nhưng linh hồn thanh thản.


        9


        Zarathustra ngủ thật triền miên, không những ánh triêu dương vờn trên mặt hắn mà cả ánh sáng ban mai. Sau cùng Zarathustra mở mắt: kinh ngạc, Zarathustra ngắm nhìn khu rừng và sự tĩnh mịch, kinh ngạc, Zarathustra nhìn bản thân mình. Rồi như một gã lính thủy đột nhiên nhìn thấy đất liền, hắn vụt đứng dậy, thét lên một tiếng mừng rỡ: hắn vừa nhìn thấy một chân lý mới. Và Zarathustra tự nhủ lòng mình như sau:

        “Ta bắt đầu thấy rõ: ta đang cần những người bạn đồng hành, những người bạn đồng hành còn sống - chứ không phải những người bạn đồng hành đã chết và những tử thi mà ta mang theo nơi nào ta muốn tới.
        Ta đang cần những người bạn đồng hành còn sống theo bước ta, vì họ muốn tự theo bước chính họ - khắp mọi nơi ta muốn đến.
        Ta bắt đầu thấy rõ: Zarathustra chẳng nên ngỏ lời cùng đám đông mà chỉ nên lên tiếng với những người bạn đồng hành! Zarathustra chẳng nên biến thành người chăn chiên và con chó canh giữ một đàn chiên!
        Ta đã đến chính là để tách lìa nhiều con chiên khỏi đàn chiên. Đám đông dân chúng và bầy chiên sẽ căm phẫn ta: những kẻ chăn chiên sẽ xem Zarathustra là tên trộm đạo.
        Ta gọi họ là những kẻ chăn chiên, nhưng thật ra họ có tên là những con người thiện hảo và những kẻ công chính. Ta gọi họ là những kẻ chăn chiên, nhưng thực ra họ có tên là những tín đồ của đức tin đích thực!
        Hãy nhìn những con người thiện hảo và những kẻ công chính! Họ thù ghét kẻ nào nhất? Kẻ đứng lên đập vỡ những bảng giá trị của họ, kẻ hủy hoại, kẻ phạm tội trọng[6]: thế mà, đó là kẻ sáng tạo.
        Hãy nhìn những tín đồ của đức tin đích thực! Họ thù ghét kẻ nào nhất? Kẻ đứng lên đập vỡ những bảng giá trị của họ, kẻ hủy hoại, kẻ phạm tội trọng: thế mà, đó là kẻ sáng tạo.
        Điều mà kẻ sáng tạo tìm kiếm, chính là những bạn đồng hành, chứ không phải những xác chết, những bầy chiên và những đám tín đồ. Những con người sáng tạo như hắn, đấy chính là điều mà kẻ sáng tạo tìm kiếm - những con người ghi khắc những giá trị mới trên những tấm bảng tinh khôi.
        Điều mà kẻ sáng tạo tìm kiếm, chính là những bạn đồng hành, những người thợ gặt để trợ giúp hắn: vì nơi hắn, mọi sự đều chín muồi cho mùa gặt. Nhưng hắn lại thiếu trăm ngàn lưỡi hái: vì thế kẻ sáng tạo giận dữ điên cuồng bứt ra những bông lúa của mình.
        Điều mà kẻ sáng tạo tìm kiếm, chính là những bạn đồng hành, những người biết mài sắc lưỡi hái của mình. Người ta sẽ gọi họ là những kẻ phá hoại và những kẻ khinh miệt thiện ác. Nhưng chính họ là những con người sẽ gặt hái và cử hành lễ vui.
        Những con người sáng tạo như mình, đấy là điều mà Zarathustra đang tìm kiếm, những con người gặt hái và vui hưởng cùng với mình: nào có làm gì được với những đàn chiên, những kẻ chăn chiên và những xác chết!
        Còn ngươi, người bạn đồng hành đầu tiên của ta, xin hãy an nghỉ! Ta đã mai táng ngươi cẩn thận trong lòng cây rỗng, ta đã cẩn trọng đề phòng cho ngươi khỏi bị sói tha.
        Nhưng ta rời ngươi đây, thời gian đã trọn rồi. Giữa hai buổi bình minh, một chân lý mới đã hiện đến với ta.
        Ta chẳng nên làm người chăn chiên, cũng chẳng nên làm kẻ đào huyệt. Ta sẽ chẳng bao giờ ngỏ lời với dân chúng; đây là lần cuối cùng, ta ngỏ lời với một xác chết.
        Ta muốn tìm gặp những con người sáng tạo; những con người gặt hái và vui hưởng: ta muốn chỉ cho họ thấy bảy sắc cầu vồng cùng tất cả những bậc thang dẫn đến Siêu nhân.
        Ta sẽ ca hát bài ca của ta cho những nhà ẩn sĩ, những con người hai bóng trong cô đơn; và cho bất luận ai còn tai nghe được những điều kỳ diệu, ta sẽ làm tim ta trĩu nặng vĩnh phúc tuyệt vời.
        Ta tiến bước về mục tiêu của ta, ta đi trên con đường của ta; ta sẽ nhảy qua đầu những kẻ ngập ngừng do dự và những kẻ trì chậm lối đi. Bước đi của ta sẽ là sự suy tàn của bọn chúng!”

        ( [6] “Kẻ đứng lên đập vỡ những bảng giá trị của họ, kẻ hủy hoại, kẻ phạm tội trọng”, Nietzsche chơi chữ bằng cách liên kết chữ Brecher (kẻ đập vỡ) với chữ Verbrecher mà ý nghĩa thông thường là: kẻ phạm tội. Verbrecher phân tích ra còn mang ý nghĩa: kẻ-đập-vỡ-lề-luật”. )



        10


        Zarathustra tự nhủ lòng mình như thế, trong khi mặt trời nằm trên thiên đỉnh; rồi hắn ngước mắt nhìn dò hỏi - vì hắn nghe trên đầu mình tiếng kêu sắc lạnh của một con chim. Và kìa! Một con ó lượn thành những vòng tròn rộng trên trời, và một con rắn treo tòn ten nơi cổ ó, không giống như một con mồi nhưng như một người bạn: vì rắn quấn vòng quanh cổ ó.
        “Những con thú của ta!” Zarathustra bảo thế và lòng hắn dấy lên nỗi hân hoan êm ả.
        “Con vật kiêu hãnh nhất dưới ánh mặt trời và con vật giảo hoạt nhất dưới ánh mặt trời - chúng đã lên đường trong sự biết ơn.
        Chúng đã muốn biết xem liệu Zarathustra có còn sống không. Thật ra, ta hãy còn sống chăng?
        Ta đã gặp nhiều nguy hiểm giữa loài người hơn là giữa loài thú. Zarathustra đang theo những con đường nguy hiểm. Cầu xin những con vật của ta hướng dẫn ta!”
        Khi Zarathustra đã nói như thế xong, hắn nhớ lại những lời của vị thánh già nua trong khu rừng, hắn thở dài nhủ với lòng mình như vầy:
        “Ta còn phải khôn ngoan trí huệ hơn nữa! Ước gì ta giảo hoạt từ tận đáy lòng, như con rắn của ta.
        Nhưng ta đang đòi hỏi điều không thể được: vậy thì ta cầu xin cho lòng kiêu hãnh luôn đi đôi với trí huệ hiền minh của ta.
        Và nếu có một ngày nào trí huệ hiền minh bỏ ta: - Hỡi ôi! Nó thích cất cánh tuyệt mù - thì ít ra lòng kiêu hãnh cũng tiếp tục tung bay cùng cơn điên của ta!”

        Cuộc hạ san của Zarathustra đã bắt đầu như thế.



        ( vnthuquan )
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #5

          ( Các bạn thử đọc phần trên qua một bản dịch khác xem sao nhé ! )




          Sự khởi đầu của Zarathustra


          1


          KHI Zarathustra đến tuổi ba mươi, chàng rời khỏi nhà, và chu du tới những rặng núi. Ở đó chàng tận hưởng sự tự do của linh hồn cùng với sự hiu quạnh của mình trong mười năm mà không chút chán chường. Nhưng rồi chàng đã thay đổi – một buổi sáng nọ, khi rạng đông vừa xuất hiện, chàng tới trước mặt trời, và nói với nó:
          “Hỡi tinh tú vĩ đại! Hạnh phúc của ngươi sẽ ra sao nếu không có chúng ta để mà chiếu sáng cho?
          Mười năm qua ngươi cứ lên hang động ta mỗi ngày: vì ngươi sẽ thấy chán nản do phải tỏa sáng và những cuộc hành trình, nếu những việc đó không phải dành cho ta, cho con đại bàng và con rắn của ta.
          Rồi chúng ta đã đợi ngươi mỗi buổi sáng, lấy chút sinh khí từ ngươi, và cầu nguyện cho ngươi.
          Hãy coi! Ta đã bắt đầu mệt mỏi với sự sáng suốt của ta, cũng giống như khi con ong đã kiếm được quá nhiều mật; ta cần những bàn tay giang rộng ra để lấy bớt nó. Ta ao ước được chia sẻ và ban tặng nó, cho tới khi có kẻ mừng vui vì những hành động dại dột của mình và người nghèo hạnh phúc với tài sản của họ.
          Vì thế ta phải hạ sơn, cũng như buổi xế chiều ngươi phải lặn xuống biển và mang ánh sáng đến thế giới bên kia, hỡi vì tinh tú!
          Giống ngươi, ta phải hạ sơn – tới thế giới của loài người.
          Hãy cầu nguyện cho ta, ngươi hãy lặng lẽ dõi theo từng hạnh phúc tuyệt vời nhất mà đừng có đố kỵ.
          Ban phúc từ chiếc cốc đã đầy, vì giọt nước đã tràn ly, và mang tới mọi nơi ánh hồng của niềm hạnh phúc.
          Hãy nhìn đi! Chiếc cốc này muốn trở nên trống không một lần nữa, và Zarathustra muốn lại là một con người.”
          Cuộc hạ sơn của Zarathustra đã bắt đầu như thế.

          2


          Zarathustra xuống núi một mình, trên đường đi không có lấy một bóng người. Cuối cùng chàng bước vào một khu rừng, đột nhiên ngay trước mũi chân chàng xuất hiện một ông lão, một người ẩn cư đã nhiều năm. Và ông lão bảo với Zarathustra:
          “Kẻ lãng du này không phải là ai xa lạ với ta! Nhiều năm về trước hắn đã băng qua con đường này; tên hắn được gọi là Zarathustra, nhưng hắn đã thay đổi. Sau khi ngươi đã mang đống tro tàn của ngươi tới những rặng núi: nay có phải ngươi lại sẽ mang ngọn lửa của ngươi tới các thung lũng? Ngươi không sợ bị trừng phạt một khi ngươi gây ra những trận cháy?
          Đúng, ta nhận ra Zarathutra. Giờ đây đôi mắt hắn đã trong suốt, không còn những tia nhạo báng hay miễn cưỡng nữa. Hãy nhìn những tia nhảy múa trong mắt hắn kìa!
          Zarathustra đã thay đổi thật sự! Zarathustra đã trở thành một đứa trẻ, một người vừa được đánh thức. Ngươi định sẽ làm gì ở vương quốc của những kẻ còn đang trong cơn mê ngủ? Ngươi đang trôi nổi trong biển cả của linh hồn, và biển cả đã nâng đỡ ngươi. Rốt cuộc là, ngươi đã đủ sẵn sàng cho một vùng đất khô cằn? Ngươi đã đủ sẵn sàng để đưa chính ngươi vào bờ?”
          Zarathustra trả lời: “Ta yêu con người.”
          “Tại sao,” vị thánh nói, “ta lại đi tới rừng sâu và sa mạc? Đó không phải là vì ta yêu con người? Giờ đây ta yêu Chúa! Ta chẳng ưa gì loài người; họ là một thứ quá không hoàn hảo đối với ta. Yêu nhân loại sẽ là tai họa đối với ta.”
          Zarathustra trả lời: “Ta đã nói về tình yêu? Ta đang mang tới con người một món quà.”
          “Đừng đưa gì cho họ!” vị thánh nói. “Đón lấy gánh nặng của họ, và mang nó đi giúp họ – điều đó hẵn họ rất bằng lòng, giá như mà nó cũng khiến ngươi bằng lòng. Nếu, tất nhiên, ngươi vẫn muốn đưa cho họ vài thứ, hãy bố thí cho họ, và để họ phải cầu xin!”
          “Không,” Zarathustra ngắt lời, “ta sẽ không bố thí, ta không đủ tệ để làm điều đó.”
          Vị thánh cười nhạo Zarathustra, và nói: “Để xem họ có thể chấp nhận món quà quí giá của ngươi! Họ luôn nghi ngờ các ẩn sĩ, và không tin rằng chúng ta đến để đưa. Mỗi bước chân chúng ta hạ xuống trên những con đường của họ. Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu vào nửa đêm, khi họ đã an nghỉ trên giường, họ nghe tiếng một người đang đi ngoài trời khi mà bình minh còn chưa ló dạng? Phải chăng họ sẽ tự nói với chính mình: ‘Tên trộm kia đang đi đâu vậy nhỉ?’
          Đừng đi đến loài người, hãy sống với rừng sâu. Hãy vui chơi với thú rừng! Chẳng lẽ ngươi không muốn giống như ta – một con gấu giữa bầy gấu, một con chim giữa đàn chim?”
          “Và người ẩn sĩ làm gì ở trong rừng?” Zarathustra hỏi.
          Vị ẩn sĩ trả lời: “Ta sáng tác những bản thánh ca và hát chúng; cùng với việc tạo ra các bài thánh ca ta cười và ta khóc và ta ngân nga: ta đã tụng ca Chúa bằng cách đó. Bởi việc hát, khóc, cười, và ngâm nga ta ngợi ca Chúa là Chúa của ta. À, mà ngươi nói là mang cho chúng ta một món quà?”
          Khi Zarathustra nghe những từ này, chàng khom lưng trước vị ẩn sĩ và nói: “Ta có thể mang lại cho ngài cái gì? Ta có lẽ sẽ rời khỏi đây bây giờ vì sợ rằng sẽ tiếp tục làm phiền ngài mất thôi!” – Đoạn hai người họ rẽ ra mỗi người mỗi hướng, ông lão và Zarathustra, cùng cười như hai đứa trẻ.
          Nhưng khi Zarathustra còn lại một mình, chàng tự nói trong thâm tâm rằng: “Có lẽ nào lại như thế? Vị ẩn sĩ già trong rừng sâu này đã chưa nghe tin mới, rằng Chúa đã chết!”

          3

          Khi Zarathustra ra khỏi bìa rừng, chàng gặp một trị trấn nhỏ. Nhiều người đã tụ tập rất đông ở đó để coi một người diễn trò mà người đó đã hứa sẽ có một cuộc trình diễn. Đám đông, do tin rằng Zarathustra là người chủ quản đến để giới thiệu về người diễn trò ấy, nên đã tụ tập lại xung quanh để lắng nghe. Và Zarathustra nói với mọi người:
          “Tôi mang cho anh em Siêu nhân! Con người là một thứ gì đó cần phải được vượt qua. Anh em đã làm gì để vượt qua cái con người đó?
          Xưa nay những sinh vật đã làm được vài điều vượt xa khả năng của chúng. Anh em có muốn là cơn thủy triều đang rút xuống, và quay trở về với thú hoang hay là vượt qua cái con người? Cái gì là khác nhau giữa con khỉ không đuôi với con người? Một điều đáng nực cười, một điều đáng hổ thẹn. Và cũng như vậy khi đem con người sánh với Siêu nhân: một điều đáng nực cười, một điều đáng hổ thẹn. Anh em đã rút ra được gì từ loài giun cho tới con người, ngoài một điều là anh em vẫn còn là con giun. Xưa kia anh em là khỉ không đuôi, thì giờ con người còn giống con khỉ không đuôi hơn bất cứ loài khỉ không đuôi nào khác.
          Thậm chí kẻ khôn ngoan nhất mà anh em tưởng lại chỉ là một sự nhầm lẫn và chỉ là vật lai của cái cây và bóng ma. Nhưng ta có yêu cầu anh em về việc trở thành những bóng ma hay những cái cây hay không?
          Hãy nhìn đây, ta mang cho anh em Siêu nhân. Siêu nhân sẽ là ý nghĩa của thế gian này. Hãy để cho ý chí của anh em nói rằng: Siêu nhân sẽ là ý nghĩa của thế gian! Ta cầu xin các bạn hỡi những người anh em của ta, vẫn còn lẽ phải trên quả đất này, và đừng tin vào những ai nói với anh em về một thế giới khác! Những tên đầu độc chính là chúng, dù cho chúng có nhận ra điều đó hay không. Những kẻ khinh miệt cuộc sống chính là chúng, tự làm mục nát và ô nhiễm chính bản thân chúng, rồi tới những ai không còn hứng thú với thế gian: vậy nên hãy tránh xa những kẻ đó!
          Mạo phạm Chúa là sự mạo phạm tội lỗi nhất; nhưng Chúa đã chết, và những kẻ mạo phạm cũng đã chết theo ngài. Giờ đây việc báng bổ chống lại thế gian này chính là lỗi lầm tệ hại nhất, thay vì vậy hãy đưa tình yêu vượt qua cả ý nghĩa của thế gian này!
          Một khi linh hồn chiếu cái nhìn khinh miệt vào thể xác, và cho đến khi sự khinh miệt đó lên tới tột đỉnh: – linh hồn ao ước cái thân xác trở nên gầy còm, gớm ghiếc, và mốc meo. Vậy nên nó nghĩ rằng phải thoát khỏi cái thân xác và cả thế gian. Nhưng cái linh hồn đó chính nó đã gầy còm, gớm ghiếc, và mốc meo; và sự tàn ác trở thành niềm khoái cảm của cái linh hồn ấy! Vậy nên các anh em của ta, hãy bảo ta: Thể xác của anh em nói gì với linh hồn của anh em? Không phải là linh hồn của anh em chính là cái tự mãn nghèo nàn bẩn thỉu và tồi tàn ư?
          Thật ra, con người là dòng sông bị ô nhiễm. Ta phải là biển cả để đón lấy dòng sông ấy mà không bị vẩn đục. Ta mang cho anh em Siêu nhân! Anh ấy là biển cả đó; ở trong anh ta sự khinh miệt của anh em sẽ bị nhấn chìm.
          Điều lớn lao nhất mà anh em có thể cảm nhận được là gì? Đó là cái thời khắc khi mà sự khinh miệt phát sinh bên trong anh em. Thời khắc mà khi đó cảm giác hạnh phúc trở nên tởm lợm đối với anh em, và cũng như thế đối với những lẽ phải và đức hạnh.
          Thời khắc mà anh em nói: ‘Cái gì là hạnh phúc của mình? Đó là cái tự mãn nghèo nàn bẩn thỉu và tồi tàn. Nhưng hạnh phúc của mình sẽ thanh minh ra sao cho sự tồn tại của chính nó!’
          Thời khắc mà anh em nói: ‘Cái gì là lẽ phải của mình? Phải chăng đó là cái lẽ con sư tử làm với con mồi của nó. Đó là cái tự mãn nghèo nàn bẩn thỉu và tồi tàn!’
          Thời khắc mà anh em nói: ‘Cái gì là đức hạnh của mình? Mình muốn phát điên lên vì nó! Mình đã quá mệt mỏi với những cái xấu cái tốt của bản thân! Tất cả đều là cái tự mãn nghèo nàn bẩn thỉu và tồi tàn!’
          Thời khắc mà anh em nói: ‘Cái gì là công lý của mình? Mình không thấy bất kì ánh lửa hay than hồng bao quanh mình. Trong khi xung quanh những người công bình lại đầy những ánh lửa và than hồng!’
          Thời khắc mà anh em nói: ‘Cái gì là lương tâm của mình? Đó phải chăng là lòng trắc ẩn của kẻ bị đóng đinh lên cây thánh giá? Nhưng lương tâm của mình không chịu nổi việc bị đóng đinh.’
          Anh em đã từng nói như thế này chưa? Anh em đã từng hét vang giống như thế này chưa? A! Giá như mà ta nghe được những lời anh em la hét giống thế!
          Đó không phải là tội lỗi của anh em – đó là sự bức bối mà anh em muốn hét vang với trời xanh; sự tằn tiện của anh em với tội lỗi vang vọng tới trời xanh!
          Ánh chớp ở nơi nao mà liếm ngang qua anh em bằng cái lưỡi bén ngót của nó? Cơn giận dữ ở nơi nao để tẩy rửa sạch sẽ cho anh em?
          Hãy coi này, ta mang cho anh em Siêu nhân! Anh ấy là ánh chớp đó, anh ấy là cơn giận dữ đó!”
          Và trong khi Zarathustra đang nói, vài người trong đám đông bỗng ngắt lời: “Chúng tôi đã nghe quá đủ về người diễn trò; giờ là lúc chúng tôi muốn xem anh ấy trình diễn!” Và trong khi đám đông cười vào Zarathustra, vào người diễn trò, họ tin rằng với lời nhắc của họ, anh ta sẽ bắt đầu cuộc trình diễn của mình.

          4

          Zarathustra, tuy vậy, chỉ nhìn vào đám đông, hơi chút ngạc nhiên. Sau đó chàng nói rằng:
          “Con người là sợi thừng bị kéo căng ra hai bên bởi thú vật và Siêu nhân – một sợi dây thừng bắc ngang qua vực thẳm.
          Một con đường nguy hiểm, một chuyến đi nguy hiểm, một bước ngoặt nguy hiểm, một sự run rẩy và ngập ngừng đầy nguy hiểm.
          Điều tuyệt vời của con người là gì là rằng anh ta là một cây cầu chứ không phải là một mục tiêu: sự đáng yêu của con người là gì là rằng anh ta là một con đường có lên có xuống.
          Ta yêu mến những người mà họ sống không như những người đi xuống, bởi vì họ là những người đi lên.
          Ta yêu mến những kẻ khinh mạn, bởi họ là những người sùng bái tuyệt vời, và là những mũi tên của những khát vọng vươn ra biển lớn.
          Ta yêu mến những người mà không phải lần đầu tìm kiếm một lý do gì khác ở nơi những vì tinh tú xa xăm để mà họ dựa vào và dâng hiến, trừ việc dâng hiến chính họ cho thế gian, để cho thế giới này là của Siêu nhân.
          Ta yêu mến anh ta người mà sống để biết, và tìm kiếm để biết rằng cuộc sống trong tương lai là của Siêu nhân. Theo đó anh tìm thấy chỗ dựa của chính mình.
          Ta yêu mến anh ta người mà nỗ lực và sáng tạo, để xây dựng ngôi nhà cho Siêu nhân, và chuẩn bị cho anh ấy thế giới, thú vật, và cây cỏ: bởi vì theo đó anh tìm thấy chỗ dựa của chính mình.
          Ta yêu mến anh ta vì anh ta quý mến đức hạnh của mình: bởi vì đức hạnh là ý chí của chỗ dựa trong anh, và là mũi tên của những khát vọng mãnh liệt.
          Ta yêu mến anh ta người mà chỉ giữ riêng không chia sẻ xúc cảm của mình, nhưng lại muốn dâng hiến toàn bộ xúc cảm cho đức hạnh của mình: theo đó anh ta bước đi khi xúc cảm của anh vút qua cây cầu.
          Ta yêu mến anh ta vì anh tạo ra từ đức hạnh sở thích và định mệnh của mình: do đó, vì mục đích của đức hạnh trong anh, anh sẵn sàng sống hưởng thụ, hay sống không có gì hơn.
          Ta yêu mến anh ta vì anh ta không muốn có quá nhiều đức hạnh. Một đức hạnh thì nhiều hơn cả hai, bởi vì nó là mối ràng buộc vững chắc để cho số phận bám lấy.
          Ta yêu mến anh ta vì anh có tâm hồn phong phú, người mà muốn không phải cảm ơn và không phải hoàn trả: bởi vì anh luôn luôn cho, và bày tỏ rằng không muốn giữ lại gì cho chính anh.
          Ta yêu mến anh ta người mà xấu hổ mỗi khi con xúc xắc rơi xuống nghiêng về phía anh, và sau đó anh hỏi: ‘Mình là kẻ lừa đảo ư?’ – bởi vì anh muốn hạ thấp mình.
          Ta yêu mến anh ta người mà đưa ra những lời quý giá trước khi hành động, và luôn luôn làm nhiều hơn những gì anh hứa: bởi vì anh tìm thấy chỗ dựa của chính mình.
          Ta yêu mến anh ta vì anh biện minh cho những gì của tương lai, và chứng thực những gì trong quá khứ: bởi vì anh muốn hạ thấp cái hiện tại này.
          Ta yêu mến anh ta người mà chế ngự được Chúa của anh, bởi vì anh yêu Chúa của anh: vì anh phải hạ thấp sự phẫn nộ của Chúa trong anh.
          Ta yêu mến anh ta vì anh có tâm hồn sâu thẳm đến tận cùng mọi nỗi bi thương, và phải bỏ đi những điều chỉ hơi quan trọng: theo đó anh sẵn sàng để vượt qua cây cầu.
          Ta yêu mến anh ta vì tâm hồn anh quá bao dung đến nỗi anh quên cả bản thân, và tất cả mọi thứ đều ở trong anh: vậy nên tất cả mọi thứ trở thành chỗ dựa cho anh.
          Ta yêu mến anh ta vì tâm hồn và trái tim tự do của anh: do đó trong đầu anh chỉ là tình thương của trái tim anh; trái tim anh, lẽ dĩ nhiễn, là động cơ của chỗ dựa trong anh.
          Ta yêu tất cả những ai giống như những giọt nước từng hạt một thoát ra khỏi đám mây tối tăm đang bao phủ loài người: chúng báo trước sự xuất hiện của những ánh chớp, và tàn lụi đi như những vì sứ giả.
          Nhìn kìa, ta là một dấu hiệu của ánh chớp, và từng giọt nặng trĩu đã thoát ra khỏi đám mây: chớp sáng ấy, tất nhiên, là Siêu nhân.

          ------------------------------------

          Fe_knight’s Blog

          [SIZE=3]dịch từ [url="http://churchofsatan.tv/zarathustra.html"][COLOR=#00389c]Link
          P/S: ặc ặc, cái việc dịch này chẳng dễ chút nào T T

          rất mong pà con ủng hộ để mình còn có động lực mà tiếp tục ^ ^

          do chỉ mới bắt đầu nên nói chung chưa đc tốt lắm, có lẽ phải đợi vài bản dịch nữa – khi mà đã quen dần với giọng văn của Nietzsche

          ----------------------------------------
          Bốn sai lầm trầm trọng

          Trích “Buổi hoàng hôn của những thần tượng” – Friedrich Nietzsche

          1. Sai lầm giữa nguyên nhân và hậu quả. – Không có sự sai lầm nào nguy hiểm hơn sự lầm lẫn cho hậu quả là nguyên nhân: tôi gọi điều đó là sự đảo điên thác loạn đích thực của lí trí. Tuy nhiên, sự sai lầm này là một trong những tập quán cố cựu nhất và mới mẻ nhất của nhân loại: nó còn được thần thánh hoá giữa chúng ta nữa, nó mang tên “tôn giáo” và “luân lí”. Bất cứ mệnh đề nào phát biểu, bởi tôn giáo và luân lí cũng đều chứa đựng sai lầm này; những tu sĩ và những kẻ thiết định qui tắc luân lí là những kẻ chủ xướng sự bại hoại này của lí trí. Tôi đan cử một thí dụ. Tất cả mọi người đều biết cuốn sách nổi tiếng của Cornaro trong đó ông ta giới thiệu sự ăn uống kiêng khem nghiêm nhặt của ông như phương pháp cho một đời sống lâu dài và sung sướng – một đời sống đức hạnh nữa. Ít có cuốn sách nào được đọc nhiều đến thế và ngay cả bây giờ ở Anh, mỗi năm người ta in hàng trăm ngàn cuốn. Tôi tin rằng ít có cuốn sách nào (trừ Kinh Thánh, dĩ nhiên) lại tác hại nhiều như thế, lại rút ngắn nhiều đời sống như sự kỳ lạ đầy hảo ý đó. Lý do: lầm lẫn cho hậu quả là nguyên nhân. Tác giả người Ý đáng kính này nhìn thấy trong sự ăn uống kiêng khem là nguyên nhân của sự trường thọ của ông: trong khi điều kiện tiên quyết để sống lâu, sự chậm rãi lạ lùng trong sự tiêu hoá, sự thẩm thấu yếu ớt, là nguyên nhân của sự ăn uống kiêng cữ của ông. Ông ta không tự ý muốn ăn nhiều ít thế nào cũng được, sự đạm bạc của ông ta không phải là một “sự tự do theo ý muốn”: ông ta đau ốm ngay khi ông ta ăn nhiều. Nhưng khi người ta không phải là một kẻ ốm trơ xương thuộc loại đó, thì không những người ta phải ăn uống đầy đủ mà người ta còn tuyệt đối cần phải ăn uống đàng hoàng nữa. Một nhà bác học thời đại chúng ta, với sự tiêu thụ năng lượng trí não mau chóng, chẳng bao lâu sẽ tàn tạ với régime [25] của Cornaro, Credo experto [26] .

          2. Định thức phổ quát dùng làm căn bản cho mọi tôn giáo và luân lí là: “Phải làm việc này việc nọ, không được làm việc này hay việc nọ – và người sẽ được sung sướng! Nếu không…” Tất cả mọi luân lí, mọi tôn giáo là mệnh lệnh đó, – tôi gọi đó là tội tổ tông của lí trí, sự phi lí muôn đời. Trong miệng tôi định thức này đổi thành ngược lại – thí dụ đầu tiên về sự “đảo hoán mọi giá trị” của tôi: một người cường tráng, một người “sung sướng” bắt buộc phải làm một số hành động nào đó và tự nhiên chùn lại sợ không dám làm một số những hành động khác; hắn mang đẳng cấp hắn tiêu biểu về phương diện sinh lí vào trong những giác quan của hắn với con người và sự vật. Phát biểu thành định thức: đức hạnh của hắn là kết quả của hạnh phúc hắn… [27] Cuộc sống trường thọ con cháu đầy đàn, không phải là phần thưởng của đức hạnh đúng hơn chính đức hạnh, là sự trì trệ trong tiến trình thẩm thấu mà một trong những hậu quả của nó là một cuộc sống trường thọ và hậu huệ đầy đàn, tóm lại, cái mà người ta gọi là chủ thuyết Cornaro. – Giáo Hội và Luân lí dạy: “Tật xấu và sự xa hoa làm tiêu diệt một chủng tộc hay một dân tộc.” Trái lại lí trí đã được chỉnh đốn lại của tôi khẳng định: “Khi một dân tộc diệt vong, suy đồi về phương diện sinh lí, thì từ đó mới nảy sinh những tật xấu và sự xa hoa (nghĩa là nhu cầu kích thích mỗi ngày một mạnh hơn và thường hơn, như tất cả những bản chất suy nhược đều biết). Gã trai trẻ kia gầy yếu xanh xao và mòn mỏi trước tuổi. Bạn bè hắn nói: bệnh này hay bệnh nọ là nguyên nhân của sự kiện đó. Tôi trả lời: chính sự kiện hắn bệnh tật, chính sự kiện hắn thất bại không thể chống lại bệnh hoạn, tự nó đã là hậu quả của một cuộc sống nghèo nàn, một sự suy nhược di truyền rồi. Những kẻ đọc báo [28] nói: đảng này sẽ suy sụp nếu phạm phải một lỗi lầm như thế. Chính trị cao viễn của tôi trả lời: một đảng phái mà phạm phải một lỗi lầm như thế là đã đến lúc tàn mạt rồi vậy – nó không còn có sự chính xác bản năng nữa. Tất cả mọi lỗi lầm, bất cứ thuộc loại nào, là hậu quả của sự suy đồi của bản năng, của sự phân hoá của ý chí: đó hầu như là định nghĩa của cái xấu. Tất cả mọi sự tốt lành là bản năng [29] – và do đó dễ dàng, thiết yếu, thong dong. Sự cố gắng là một vấn nạn, thần thánh đặc biệt khác hẳn người anh hùng (nói theo ngôn ngữ của tôi: đôi chân nhẹ nhàng là đặc tính đầu tiên của thần tính).

          3. Sai lầm về một giả nguyên nhân. – Người ta luôn luôn tưởng mình biết thế nào là một nguyên nhân; nhưng chúng ta rút sự hiểu biết của chúng ta, hay đúng hơn, lòng tin tưởng vào sự hiểu biết của chúng ta, từ đâu ra? Từ lãnh vực của những “sự kiện nội tại” lừng danh mà cho đến bây giờ chưa có một sự kiện nào tự chứng tỏ là một sự kiện xác thực. Chúng ta tin tưởng chúng ta là tác nhân trong hành động theo ý chí: ít ra là ở đây chúng ta tin rằng chúng ta bắt được quả tang nguyên nhân giữa đường trường. Tương tự như vậy, người ta không bao giờ ngờ được rằng mọi anteccedentia [30] của một hành động, nguyên nhân của nó, phải tìm trong ý thức và có thể khám phá thấy ở đấy nếu người ta tìm kiếm chúng – như những “duyên cớ”: bởi nếu không người ta đã không tự do hành động, chịu trách nhiệm về hành động đó. Cuối cùng, kẻ nào đã bàn cãi rằng một tư tưởng đã được khởi lên, rằng cái tôi đã khơi nguồn tư tưởng?… Từ ba “sự kiện nội tại” và nhờ đó nguyên nhân hầu như được đảm bảo, nguyên nhân thứ nhất và cũng là nguyên nhân hùng hồn nhất, là ý chí như là nguyên nhân; quan niệm về một ý thức (“tinh thần”) như nguyên nhân, và sau đó quan niệm về cái tôi (“chủ thể”) như nguyên nhân chỉ là sản phẩm hậu sinh, sau khi nguyên nhân, trên nền tảng ý chí, đã được thiết định vững vàng như một sự kiện, như kinh nghiệm… Trong khi đó chúng ta suy nghĩ chín chắn hơn về điều đó. Tất cả những điều đó ngày nay chúng ta không còn tin tưởng một chữ nào nữa. “Thế giới nội tại” đầy những ảo ảnh và ánh sáng giả tạo: ý chí là một trong những ảo ảnh đó. Ý chí không còn chuyển động được cái gì nữa, do đó khô
          ng còn giải thích được gì nữa – nó chỉ đi theo những biến cố, nó còn có thể vắng mặt nữa. Cái được gọi là “duyên cớ”: một sự lầm lẫn khác. Đó chỉ là một hiện tượng hời hợt của ý thức, một cái gì đi bên cạnh hành động, che dấu hơn là bầy tỏ những tiền sự của hành động. Còn về phần cái tôi! Cái tôi đã trở thành một huyền thoại, một sự tưởng tượng, một trò chơi chữ: nó đã hoàn toàn ngừng suy nghĩ, cảm và muốn!… Từ đó xẩy ra điều gì? Không có cái gì là nguyên nhân tinh thần cả! Toàn thể nền tảng kinh nghiệm vững chắc bảo đảm cho nó đã đi đời nhà ma! Đó là cái nối tiếp theo! – Và chúng ta đã lạm dụng “duy nghiệm thuyết” một cách khôn ngoan, chúng ta đã sáng tạo thế giới trên nền tảng của nó như một thế giới của nguyên nhân, như một thế giới của ý chí, như một thế giới của tinh thần. Nền tâm lý học cổ điển nhất và sống dai dẳng nhất đã ra tay làm việc ở đây, thực ra nó không làm việc gì khác: tất cả mọi biến cố đối với nó đều là hành động, tất cả mọi hành động đều là hậu quả của một ý chí; đối với nó thế giới trở thành vô vàn tác nhân, một tác nhân, một “chủ thể” nằm tại căn đế của mọi biến cố. Con người đã phóng ra ngoài nó ba “sự kiện nội tại” mà nó tin tưởng chắc chắn, là ý chí, tinh thần và tự ngã, – trước hết nó diễn dịch ý niệm về hữu thể từ ý niệm về tự ngã, nó giả thiết “sự vật” hiện hữu theo hình ảnh nó, theo ý niệm của nó về tự ngã như là nguyên nhân. Có gì đáng ngạc nhiên đâu khi sau này nó luôn tìm thấy trong sự vật cái mà nó đã đặt vào trong sự vật? – Chính sự vật, xin nhắc lại lần nữa, khái niệm về sự vật, chỉ là phản ảnh của niềm tin vào tự ngã như là nguyên nhân… Và ngay cả nguyên tử của quí vị, thưa quí vị theo cơ giới luận và vật lí học, thứ tâm lí sai lầm không biết chừng nào mà kể vẫn bám chặt vào nguyên tử của quí vị! – Ấy là chưa nói gì về “sự vật tự nội”, cái horrendum pudendum [31] của nhà siêu hình học! Sự sai lầm của tinh thần được coi như nguyên nhân, lẫn lộn với thực tại! Và đo lường thực tại! Và được gọi là Thượng Đế!


          4. Sai lầm về những nguyên nhân tưởng tượng. – Lấy giấc mơ làm khởi điểm: với một cảm giác xác định nào đó, chẳng hạn cảm giác gây ra bởi tiếng súng đại bác từ phía xa, một nguyên nhân liền sau đó thường được gán ghép vào (thường là cả một cuốn tiểu thuyết nhỏ mà dĩ nhiên kẻ mơ mộng là nhân vật chính). Trong khi đó cảm giác tiếp tục kéo dài, như một thứ âm hưởng dội lại, một cách nào đó nó chờ đợi cho đến khi bản năng về nguyên nhân cho phép nó đi lên hàng đầu – từ nay trở đi không phải như một sự tình cờ nữa mà như một “ý nghĩa”. Tiếng súng đại bác tự biểu lộ dưới hình thức nguyên nhân, trong một sự đảo lộn thời gian thấy rõ. Cái đến sau, trình bày duyên cớ, lại được cảm nghiệm trước, thường với hàng trăm chi tiết lướt qua như một tia chớp, tiếng súng tiếp theo… Điều gì đã xẩy ra? Những ý tưởng được tạo ra bởi một trạng thái đặc biệt được diễn dịch sai lầm như nguyên nhân của chính trạng thái đó. Quả thực, chúng ta hành động tương tự như vậy khi chúng ta tỉnh thức. Phần lớn những cảm giác tổng quát của chúng ta – tất cả mọi loại câu thúc, dồn ép, căng thẳng, bột phát trong tác động hỗ tương của những giác quan, và đặc biệt hơn nữa trạng thái của nervus sympathicus [32] – kích động bản năng về nguyên nhân của chúng ta: chúng ta muốn có một lý do để được ở trong một trạng thái như thế như thế – để cảm thấy mạnh khoẻ hay đau yếu. Chẳng bao giờ chúng ta thoả mãn khi chỉ nghiệm thấy sự kiện chúng ta cảm thấy thế này hay thế nọ: chúng ta chỉ chấp nhận sự kiện – chúng ta chỉ ý thức về nó – khi nào chúng ta đã cung cấp cho nó một thứ nguyên nhân nào đó. – Ký ức, trong những trường hợp này, tự nhiên trở nên linh động một cách máy móc, mang gợi lại những trạng thái trước tương tự như vậy và những diễn giải – nguyên nhân liên kết với chúng, – chứ không phải nguyên nhân của chúng. Chắc chắn sự tin tưởng rằng những ý tưởng, những tiến trình song hành của ý thức, là nguyên nhân, cũng do ký ức đem lại. Do đó nẩy ra thói quen về một cách diễn giải nguyên nhân nào đó, quả thực, ngăn trở và cấm đoán nữa, sự truy tìm nguyên nhân đích thực.
          5. Giải thích tâm lí sự kiện trên. – Lôi kéo một cái gì chưa biết về cái đã biết rồi, là trấn an tinh thần, làm tinh thần nhẹ nhõm, thoả mãn, ngoài ra còn tạo ra một cảm thức về sức mạnh. Cái chưa biết bao hàm sự nguy hiểm, bất an, lo âu – bản năng đầu tiên là diệt trừ những hoàn cảnh đau đớn này. Nguyên tác thứ nhất: bất cứ một giải thích nào đó cũng hơn là thiếu giải thích. Bởi vì tựu trung chỉ cần trừ khử những ý tưởng ghê sợ, người ta không cần lưu tâm tới những phương tiện dùng để trừ khử chúng: cái ý tưởng thứ nhất, nhờ nó, cái chưa biết tự chứng tỏ là cái biết rồi tạo ra một cảm giác thoải mái đến nỗi nó “được coi là đúng”. Chứng cứ khoái lạc (“sức mạnh”) như tiêu chuẩn của chân lí. – Vậy bản năng – nguyên nhân được điều kiện hoá và kích thích bởi cảm giác sợ hãi. Câu hỏi “tại sao?”, nếu có thể, không những cung cấp nguyên nhân cho chính nó, mà còn cả một thứ nguyên nhân nữa – một nguyên nhân trấn an, giải thoát và làm tinh thần nhẹ nhõm. Kết quả đầu tiên của nhu cầu này là một cái gì đã biết nay đã hoàn toàn kinh nghiệm và được ghi nhận trong kí ức, được đặt làm nguyên nhân. Cái mới lạ, cái chưa kinh nghiệm, cái xa lạ bị loại khỏi nguyên nhân. – Vậy thì người ta không tìm một giải thích về nguyên nhân mà là tìm một lối giải thích chọn lọc và được ưa chuộng, lối giải thích tiêu trừ nhanh chóng nhất và thường nhất cái cảm giác xa lạ, chưa kinh nghiệm – những lối giải thích thông thường nhất. – Hậu quả: một lối qui định nguyên nhân có khuynh hướng đi tới chỗ càng ngày càng chế ngự nhiều hơn nữa, trở thành tập trung trong một hệ thống và cuối cùng đi tới chỗ độc tôn nghĩa là loại trừ những nguyên nhân khác và những giải thích khác. Chủ ngân hàng nghĩ ngay tới “áp- phe”, tín đồ Kitô giáo nghĩ tới “tội lỗi”, thiếu nữ nghĩ tới “tình yêu” của mình.
          6. Toàn thể lãnh vực luân lí và tôn giáo thuộc về ý niệm “những nguyên nhân tưởng tượng đó”. – “Giải th�
          �ch” về cảm giác khó chịu chung. Những cảm giác này tuỳ thuộc nơi những kẻ thù nghịch với chúng ta (những tinh thần tội lỗi: đó là trường hợp nổi tiếng nhất – những kẻ mắc bệnh ưu uất thần kinh bị hiểu lầm là phù thuỷ). Những cảm giác này tuỳ thuộc những hành động không thể thẩm định (cảm thức “tội lỗi”, “phạm tội” được gán cho một sự khó chịu thuộc về sinh lí – người ta luôn luôn tìm thấy lí do để bất mãn với chính mình). Những cảm giác này tùy thuộc sự trừng phạt, chuộc lại một việc gì mà chúng ta đã không được làm, một cái gì mà chúng ta đã không được là (ý tưởng được tổng hợp, dưới một hình thức trơ trẽn, thành một mệnh đề trong đó luân lí hiện ra đúng chân tướng của nó, nghĩa là như chất kịch độc và sự phỉ báng cuộc đời: “Tất cả mọi đau đớn, thuộc thể xác hay tinh thần, đều cho thấy chúng ta xứng đáng được, bởi nó không đến với chúng ta nếu chúng ta không xứng đáng nhận lãnh nó. (Thế giới như Ý Chí và Biểu Tượng II, 666). Những cảm giác này tùy thuộc những hành động bồng bột thiếu suy nghĩ có những hậu quả tai hại (- những đam mê, những giác quan bị coi như là nguyên nhân, như là phạm tội; những tai biến sinh lí trở thành hình phạt “xứng đáng” nhờ những tai biến khác). – “Giải thích” những cảm giác dễ chịu chung. Những cảm giác này tuỳ thuộc lòng tin tưởng vào Thượng Đế. Chúng cũng tuỳ thuộc ý thức về những hành động tốt (cái mà người ta gọi là “lương tâm yên ổn”, một trạng thái sinh lí đôi khi giống như một sự tiêu hoá tốt, như nó thường bị hiểu lầm như thế.) Chúng tuỳ thuộc kết quả thành công của một vài công việc nào đó (- Kết luận ngây thơ: kết quả thành công của một công việc không mang lại cho một người mắc bệnh ưu uất hay một Phascal bất cứ một cảm giác thú vị chung nào cả). Chúng có thể tuỳ thuộc đức tin, tình yêu và lòng hy vọng – những đức tính Kitô giáo. Trong thực tế, tất cả những cái tự nhận là giải thích này chỉ là những hậu quả của những trạng thái thú vị hay khó chịu nào đó và được di dịch sang một thổ ngữ sai lầm: một người ở trong trạng thái hi vọng bởi vì cảm giác sinh lí trỗi vượt hơn cả của con người hắn, một lần nữa lại mãnh liệt và đầy đủ; người ta tin tưởng vào Thượng Đế bởi vì cảm giác về sự tràn đầy và sức mạnh mang lại cho tâm trí hắn sự nghỉ ngơi. – Luân lý và tôn giáo hoàn toàn thuộc về tâm lí học về lầm lẫn; trong bất kì trường hợp đặc thù nào nguyên nhân cũng bị lầm lẫn với hậu quả hoặc chân lí với hậu quả của cái mà người ta coi như chân lí; hay hơn nữa, một trạng thái của ý thức với một chuỗi nguyên nhân gây ra trạng thái này. –

          7. Sự sai lầm của tự do ý chí. – Ngày nay chúng ta không còn chút thiện cảm nào đối với khái niệm về “tự do ý chí” nữa: chúng ta biết nó quá rõ – cái xảo thuật thần học khả ố nhất trần đời của những nhà thần học để khiến cho nhân loại “có trách nhiệm” theo kiểu những nhà thần học, nghĩa là: làm cho nhân loại tuỳ thuộc vào những nhà thần học… Ở đây tôi chỉ nêu ra tâm lí của khuynh hướng làm con người có trách nhiệm này. – Ở bất cứ nơi nào mà người ta tìm kiếm trách nhiệm thì thường là bản năngtrừng phạt và kết án bắt tay vào việc tìm kiếm. Biến dịch bị tước đoạt mất sự hồn nhiên vô tội khi người ta đưa bất cứ một trạng thái nào về ý chí, ý định, về những hành động có trách nhiệm: lí thuyết ý chí được tạo ra chủ yếu nhằm mục đích trừng phạt, nghĩa là với ý định vạch tội. Toàn thể tâm lí học cổ điển, tâm lí học chủ ý chí bắt nguồn từ sự kiện những người tạo ra nó, những tu sĩ đứng đầu những tập thể cổ xưa, muốn tạo ra quyền ra hình phạt – hay đúng hơn họ muốn tạo ra quyền đó cho Thượng Đế… Con người được coi là “tự do” để có thể bị kết án và trừng phạt, – để có thể có tội: do đó tất cả mọi hành động đều phải coi như do ý muốn, nguồn gốc của tất cả mọi hành động như nằm trong ý thức (- do đó sự giả mạo căn bản nhất in psychologicis được đặt làm nguyên tắc của chính tâm lí học)… Ngày nay khi chúng ta đi vào hướng ngược lại, khi chúng ta, những kẻ vô luân, cố gắng tìm kiếm loại khỏi thế giới những khái niệm về tội lỗi và hình phạt, cũng như tẩy sạch tâm lí học, lịch sử, thiên nhiên, những cơ cấu và luật lệ xã hội, chúng ta nhận thấy chúng ta không có đối thủ nào triệt để hơn những nhà thần học, những kẻ tiếp tục làm ung độc sự hồn nhiên của biến dịch với “tội lỗi” và “hình phạt” bằng khái niệm về “trật tự luân lí”. Kitô giáo là siêu hình học của đao phủ…
          8. Lí thuyết duy nhất của chúng ta có thể là gì? – Là không một ai có thể cho con người những đặc tính của nó, ngay cả Thượng Đế, xã hội, cha mẹ và tổ tiên, ngay cả chính hắn nữa (- ý tưởng phi lí cuối cùng bị bác bỏ ở đây, đã được giảng dạy như “tự do minh nhiên” của Kant và có thể bởi Platon trước nữa). Không một ai chịu trách nhiệm bởi sự kiện hắn hiện hữu, hay được cấu tạo như con người hiện tại của hắn, hoặc sống trong những hoàn cảnh và môi trường trong đó hắn đang sống cả. Định mệnh của bản chất hắn không thể tách khỏi định mệnh của tất cả những cái đã là và sẽ là. Hắn không phải là kết quả của một ý hướng cá biệt, một ý chí, một mục đích nào, hắn không phải là một sự thí nghiệm để đạt tới một “con người lí tưởng” hay một “hạnh phúc lí tưởng” hoặc một “đạo đức lí tưởng” thật là phi lí khi muốn lái bản chất hắn về bất cứ mục tiêu nào khác. Chúng ta đã tạo ra ý tưởng về mục đích: trong thực tế không có “mục đích”… Con người vốn thiết yếu, con người là một mảnh định mệnh, con người thuộc toàn thể, con người ở trong toàn thể – không có gì có thể phán đoán, đo lường, so sánh, lên án cuộc hiện hữu của chúng ta… Nhưng không có gì bên ngoài toàn thể! – Không một ai còn có trách nhiệm nữa, loại hạng của hữu thể không thể đưa về causa prima [33] được nữa, thế giới là một nhất thể không phải như thế giới khả giác cũng không phải như tinh thần duy có điều này là sự giải thoát tối thượng – duy bởi đó sự hồn nhiên của Biến dịch được khôi phục lại… Ý tưởng về “Thượng Đế” cho tới bây giờ là một vấn nạn lớn lao nhất đối với cuộc đời… Chúng ta khước từ Thượng Đế, chúng ta khước từ trách nhiệ
          m nơi Thượng Đế: chỉ bằng cách đó thôi chúng ta mới cứu vớt được thế giới.

          ——-

          [25]Pháp văn: Phép ăn uống kiêng cữ.
          [26]Hãy tin kẻ đã thí nghiệm!
          [27]In Formel: seine Tugend ist die Folge seines Glücks… – G.c.D.
          [28]Hạng người “thời đại” Nietzsche khinh bỉ – G.c.D.
          [29]Alles Gute ist Instinkt.
          [30]Việc trước, tiền sự của một sự việc hay sự kiện gì. – G.c.D.
          [31]Phần xấu xa đáng xấu hổ. – G.c.D.
          [32]Thần kinh giao cảm. – G.c.D.
          [33]Nguyên nhân đệ nhất. – G.c.D.

          ——-
          nguồn: talawas





          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #6

            Những bài thuyết giáo của Zarathustra
            Về ba cuộc hóa thân



            “Ta sẽ thuyết minh cho các ngươi nghe về ba cuộc hóa thân của tinh thần: làm thế nào tinh thần trở thành lạc đà, làm thế nào lạc đà trở thành sư tử, và sau cùng làm thế nào sư tử trở thành trẻ thơ.

            Có rất nhiều gánh nặng đối với tinh thần, đối với tinh thần dũng mãnh kiên trì được sự tôn kính khích động: dũng lực của tinh thần ấy đòi hỏi những gánh nặng nặng nề nhất.

            Có cái gì nặng nề đâu? Tinh thần can đảm cất tiếng hỏi như thế; rồi nó quỳ gối như con lạc đà và muốn người ta chất thật nặng lên lưng mình.
            Hỡi kẻ anh hùng, đâu là gánh nặng nặng nề nhất để cho tôi hất lên mình tôi và để cho sức mạnh của tôi được vui hưởng? - Tinh thần can đảm lên tiếng hỏi như thế.

            Há chẳng phải là điều này: tự khiêm tốn nhún nhường để xúc phạm đến lòng kiêu hãnh của mình? Làm hiển lộ cơn điên nơi mình để biến trí huệ hiền minh thành trò cười thiên hạ?

            Hoặc giả là điều này: từ bỏ chính nghĩa mình đúng vào lúc nó đang xưng vinh sự chiến thắng? Leo lên những đỉnh núi cao để cám dỗ kẻ cám dỗ?
            Hoặc giả là điều này: sinh sống bằng những trái dẻ rừng cùng cỏ non của tri thức, và chịu đựng cơn đói cào nát tâm hồn, vì tình yêu chân lý?

            Hoặc giả là điều này: ngã bệnh và xua đuổi hết những kẻ an ủi đi, để kết bạn với những người điếc, những người chẳng hề nghe được những gì ngươi muốn nói?

            Hoặc giả là điều này: lặn sâu xuống làn nước đục, nếu đó là nước của chân lý, và không xua đuổi những con ếch lạnh cùng những con cóc nóng sốt?

            Hoặc giả là điều này: yêu thương kẻ khinh bỉ ta và đưa tay về phía ma quỷ khi ma quỷ muốn làm ta khiếp hãi?

            Tinh thần dũng mãnh nhận lãnh tất cả những gánh nặng đó: như con lạc đà vừa được chất hàng xong, vội vã lên đường về sa mạc, tinh thần dũng mãnh cũng vội vã về với sa mạc của đời mình như thế.

            Nhưng giữa lòng sa mạc hoang liêu cô độc nhất đã thành tựu cuộc hóa thân thứ nhì: ở đây tinh thần biến thành sư tử, tinh thần muốn chinh phục tự do và làm chủ sa mạc riêng của mình.

            Ở đây tinh thần tìm kiếm người chủ cuối cùng của nó: tinh thần muốn làm kẻ thù của người chủ ấy, và làm kẻ thù của vị Thượng đế cuối cùng của mình; để đạt chiến thắng vinh quang, tinh thần muốn chiến đấu với con đại khủng long.

            Đâu là con đại khủng long mà tinh thần không còn muốn gọi là Thượng đế hay Chủ nhân nữa? Con đại khủng long ấy là “Mi phải”. Nhưng tinh thần của con mãnh sư thì bảo rằng “Ta muốn”.

            Con đại khủng long “Mi phải” rình dò tinh thần dọc đường, lấp lánh ánh vàng dưới lớp da sừng có muôn ngàn vẩy và trên mỗi vẩy, lóe sáng dòng chữ vàng: “Mi phải”.

            Những giá trị cổ lỗ ngàn đời lấp lánh sáng trên những chiếc vẩy ấy, và con rồng mạnh nhất trong loài rồng nói như thế này: “Giá trị của tất cả vạn sự đang lấp lánh trên mình ta”.

            Tất cả giá trị đã được sáng tạo nên, cũng như tất cả những giá trị đang được sáng tạo, đều nằm trong ta. Thực ra, không nên có câu “Ta muốn” nữa! Con đại long ấy nói như thế.

            Hỡi những anh em ta, tại sao lại cần đến con mãnh sư của tinh thần? Chúng ta há chẳng có khá đủ loài vật khỏe mạnh vừa có tinh thần khước từ vừa tuân phục hay sao?

            Sáng tạo nên những giá trị mới; - đó là điều mà ngay cả con mãnh sư cũng chưa làm được; nhưng tự giải phóng mình để tiến đến những sáng tạo mới mẻ, - đấy là điều mà sức mạnh của con mãnh sư có thể làm được.
            Tự giải phóng mình, thốt ra tiếng “Không” linh thiêng ngay cả với bổn phận: đấy là nhiệm vụ dành cho con mãnh sư, hỡi những anh em của ta.
            Chinh phục quyền sáng tạo những giá trị mới, - đấy là cuộc chinh phục khủng khiếp nhất đối với một tinh thần kiên khổ và đầy lòng tôn kính. Thực ra, đối với tinh thần, đấy là một sự đánh cướp và là hành vi của một con thú săn mồi.

            Ngày xưa, tinh thần yêu mến câu “Mi phải” như là điều thiện hảo linh thánh nhất của mình; giờ đây tinh thần phải thấy sự ảo tưởng và độc đoán ngay cả trong điều linh thánh nhất, cốt để tự do giải phóng khỏi tình yêu mến của mình: cần phải có một con mãnh sư cho một cuộc đạo tặc như thế.

            Nhưng hỡi các anh em, hãy nói ta nghe, đứa trẻ thơ có thể làm điều gì mà con mãnh sư đã không thể làm được? Tại sao con mãnh sư dữ tợn phải biến thành trẻ thơ?

            Trẻ thơ là sự ngây thơ và quên lãng, một sự tái khởi miên viễn, một trò chơi, một bánh xe quay vòng quanh mình, một vận chuyển đầu tiên, một tiếng “Vâng” linh thánh.

            Vâng, hỡi các anh em, đối với trò chơi sáng tạo, cần phải có một tiếng “Vâng” linh thánh. Ý chí riêng của chính mình, đấy chính là điều mà hiện giờ tinh thần mong muốn; thế giới riêng của chính mình, đấy là điều mà kẻ đã đánh mất thế giới muốn chiếm được.

            Ta đã nêu ra với các anh em ba sự hóa thân của tinh thần: làm thế nào tinh thần trở thành lạc đà, làm thế nào lạc đà biến thành sư tử, và cuối cùng, làm thế nào sư tử trở thành trẻ thơ”.

            Zarathustra nói như thế. Và vào lúc này, Zarathustra cư ngụ trong thành phố mà người ta gọi là thành phố Con Bò Tạp Sắc.

            ( vnthuquan )
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #7

              Về những giảng tòa về đức hạnh


              Người ta đến khoe với Zarathustra là có một nhà hiền triết thuyết giảng tuyệt vời về giấc ngủ và đức hạnh, do đó được hưởng đầy danh vọng cùng phần thưởng; theo lời thiên hạ thì tất cả thanh niên đều chen nhau ngồi chung quanh giảng tòa nơi ông ta thuyết giảng. Zarathustra đến tịnh thất của nhà hiền triết, rồi cùng với đám thanh niên, Zarathustra ngồi trước giảng tòa. Và nhà hiền triết rao giảng như sau:

              “Vinh danh và tôn kính cho giấc ngủ. Giấc ngủ là nguyên lý vạn sự. Các ngươi hãy tránh xa những kẻ trằn trọc không yên hoặc những kẻ canh thức ban đêm!

              Ngay cả tên trộm cũng hổ thẹn trước giấc ngủ. Bước chân nhẹ nhàng của kẻ trộm chạy trốn trong đêm tối. Nhưng kẻ canh đêm lại không biết đến nỗi hổ thẹn, hắn nâng tù và lên thổi không chút thẹn thùng.
              Biết ngủ, không phải là một chuyện nhỏ nhoi: phải khởi sự bằng cách canh thức tỉnh táo cả ngày.

              Mười lần trong ngày, ngươi phải tự vượt thắng chính mình: đó là bằng chứng của sự mệt mỏi tốt lành và đó là thuốc phiện cho tâm hồn.
              Mười lần trong ngày, ngươi phải tự hòa giải với chính mình; bởi vì nếu tự vượt thắng mình là chuyện cay đắng, thì kẻ nào không tự hòa giải được sẽ ngủ không yên.

              Ngươi phải tìm thấy mười sự thật trong ngày; bằng không, ngươi sẽ tìm kiếm những sự thật trong đêm tối và linh hồn ngươi sẽ vẫn còn đói khát.
              Mười lần trong ngày, ngươi phải cười vang hoan hỉ; bằng không, ban đêm ngươi sẽ bị quấy rối bởi bao tử, cha sinh ra nỗi buồn phiền.
              Ít người biết được điều đó, nhưng phải biết rõ tất cả những đức hạnh để ngủ ngon. Tôi sẽ làm chứng gian chăng? Tôi sẽ phạm tội ngoại tình chăng?
              Tôi sẽ thèm muốn người đầy tớ gái của ông bạn láng giềng chăng? Tất cả những câu hỏi đó đều không phù hợp cho một giấc ngủ ngon.
              Và ngay cả khi sở đắc được tất cả mọi đức hạnh, người ta vẫn còn phải tự thỏa hiệp với mình về một điều: cho chính những đức hạnh ấy đi ngủ đúng lúc.

              Những người đàn bà xinh xắn dễ thương ấy, ngươi đừng nên để họ cãi cọ nhau! Và lại cãi cọ trên lưng ngươi, hỡi kẻ vô phúc!
              Làm hòa với Thượng đế và với đồng loại, đấy chính là điều mà giấc ngủ ngon mong muốn. Và làm hòa cả với ma quỷ của đồng loại ngươi, bằng không nó sẽ đến ám ảnh ngươi lúc ban đêm.

              Vinh danh và tuân phục quyền bính, ngay cả thứ quyền bính khập khiễng! Giấc ngủ ngon muốn thế. Có phải lỗi ở ta chăng, nếu quyền bính thích bước đi trên những đôi chân vặn vẹo?
              Kẻ nào dẫn bầy chiên của mình đến gặm cỏ trên cánh đồng cỏ xanh tươi nhất bao giờ cũng là kẻ chăn chiên giỏi nhất dưới mắt ta: giấc ngủ ngon muốn như thế.

              Ta chẳng hề muốn có nhiều vinh dự, hoặc có nhiều kho tàng vĩ đại: điều đó làm ta tức tối. Nhưng người ta sẽ trằn trọc chẳng yên nếu không có một tên tuổi hoặc một kho tàng nho nhỏ.
              Ta thích đón tiếp một nhóm bạn bè nhỏ hơn là một nhóm bạn bè dữ tợn, nhưng họ phải đến và đi cho hợp lúc: giấc ngủ ngon đòi hỏi như thế.
              Ta cũng có thích thú lớn lao đối với những kẻ nghèo nàn về tinh thần: họ làm ta dễ ngủ. Nhất là họ sung sướng khi người ta luôn luôn cho họ là có lý.
              Ngày trôi qua như thế đối với những người đức hạnh. Khi đêm buông xuống, ta cẩn thận đề phòng không kêu gọi giấc ngủ. Giấc ngủ không muốn được kêu đến, vì giấc ngủ là chủ nhân của tất cả mọi đức hạnh!
              Nhưng ta suy nghĩ đến những gì ta đã làm hay đã nghĩ trong ngày. Trong khi kiên nhẫn nhai lại như một con bò, ta tự hỏi mình: Vậy đâu là mười lần mi tự chiến thắng chính bản thân mi?

              Và đâu là mười lần hòa giải, và mười sự thực, và mười chuỗi cười làm lòng mi thỏa thích?
              Trong khi ta trầm tư điều đó, trí óc được nhẹ nhàng ru theo bốn mươi tư tưởng, thì đột nhiên giấc ngủ xâm chiếm ta, giấc ngủ mà ta chẳng hề kêu gọi đến, chủ nhân của những đức hạnh.
              Giấc ngủ đập vào mắt ta: mắt ta trĩu nặng. Giấc ngủ chạm vào môi ta, và môi ta cứ mở rộng.

              Thực ra, bằng những bước chân nhẹ nhàng mây khói, giấc ngủ lẻn vào trong ta, tên trộm mà ta ưa thích, và đánh cắp những tư tưởng của ta: ta sững sờ câm lặng như chiếc giá viết kia.
              Nhưng ta không đứng thẳng được lâu; ta đã nằm duỗi ra rồi”.



              Khi Zarathustra nghe nhà hiền triết nói như thế, hắn cười thầm trong lòng, vì một nguồn ánh sáng đã trỗi lên trong hắn. Và hắn tự nhủ lòng mình như sau:

              “Ta thấy nhà hiền triết này điên rồ với bốn mươi tư tưởng của ông ta: nhưng ta sẵn lòng tin rằng ông ta thực tuyệt vời trong giấc ngủ.
              Hạnh phúc thay cho những kẻ nào sống gần nhà hiền triết ấy! Một giấc ngủ ngon lành như thế dễ truyền lan, dẫu có phải xuyên qua một bức tường dày.
              Lại có cả một vẻ quyến rũ toát ra từ giảng tòa của ông ấy. Và không phải là điều vô ích khi những người thanh niên đến ngồi chung quanh con người rao giảng đức hạnh đó.
              Minh triết của ông ta bảo rằng: hãy canh thức tỉnh táo để ngủ ngon. Và thực ra, nếu cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì và nếu ta phải chọn một điều phi lý, ta thấy rằng điều phi lý đó xứng đáng nhất cho sự lựa chọn của ta.
              Giờ đây, ta hiểu rõ điều mà xưa kia người ta tìm kiếm trước tất cả mọi sự, khi họ tìm kiếm những bậc thầy của đức hạnh. Họ đi tìm kiếm một giấc ngủ ngon cùng những đức hạnh được phủ bởi những cây thuốc phiện!

              Đối với tất cả những nhà hiền triết được trọng vọng xiển dương tột độ trên những giảng tòa kia, minh triết hay sự khôn ngoan chính là giấc ngủ ngon không mộng mị: họ không biết đến ý nghĩa nào cao cả hơn của đời sống.
              Ngay cả hôm nay cũng vẫn còn vài người thuộc dòng dõi kẻ thuyết giáo về đức hạnh kia, và họ không luôn luôn chính trực như ông ta: nhưng mà thời của họ đã qua rồi. Vì vậy họ sẽ không đứng được lâu: kìa, họ đã nằm dài xuống.
              Hạnh phúc thay những kẻ đang mơ màng này: vì chẳng bao lâu họ sẽ ngủ thiếp đi”.

              Zarathustra đã nói như thế.


              ( vnthuquan )
              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #8

                về Những người nuôi ảo tưởng
                thế giới bên kia


                Ngày xưa, Zarathustra cũng đã phóng chiếu ảo tưởng của mình bên kia con người, giống như tất cả những kẻ nuôi ảo giác về cõi-bên-kia[1]. Lúc ấy, Zarathustra đã xem thế giới như là công trình của một vị Thượng đế khổ đau quằn quại.

                “Trước đây thế giới đã xuất hiện với ta như là giấc mộng và sự phát minh của một đấng Thượng đế: tương tự những hương khói muôn màu trước đôi mắt của một viên bốc sư bất mãn.
                Thiện, ác, và Hân hoan và Thống khổ, và Tôi và Anh, - tất cả đối với ta lúc ấy đều là những hương khói muôn màu trước mắt một đấng sáng tạo. Đấng sáng tạo đã muốn đừng nhìn chính mình nữa, - và lúc bấy giờ, ngài sáng tạo ra thế giới.
                Đối với kẻ đang chịu đựng thống khổ, quả là một niềm vui ngây ngất khi được rời mắt khỏi nỗi khổ đau và được tự quên lãng mình. Niềm hoan lạc ngất ngây và sự tự lãng quên mình: có một lúc thế giới đã xuất hiện với ta như thế đó.
                Cái thế giới vĩnh viễn bất toàn này, hình ảnh bất toàn của một mối mâu thuẫn ngàn thu - một nỗi hoan lạc say đắm đối với đấng sáng tạo bất toàn của nó: có một lúc thế giới đã xuất hiện với ta như thế đó.
                Vì vậy, cả ta nữa, ta cũng đã phóng chiếu ảo tưởng của mình vượt quá bên kia loài người, giống hệt như tất cả mọi kẻ nuôi ảo giác về cõi-bên-kia. Mà thực ra, có phải là bên kia con người chăng?
                Than ôi! Hỡi các anh em, vị Thượng đế mà ta đã sáng tạo ra là công trình của con người và là sự điên cuồng của con người, tương tự như tất cả những đấng Thượng đế thần linh khác.
                Vị Thượng đế đó chỉ là con người, là mảnh vụn thảm thương của một con người và một “Ngã thể”: vị Thượng đế hình ma bóng quế ấy xuất sinh từ mớ tro lạnh và từ lò than hồng của chính ta. Thực ra, vị Thượng đế ấy không đến với ta từ cõi-bên-kia!
                Hỡi các anh em, lúc bấy giờ sự gì đã xảy đến cho ta? Ta, kẻ đang thống khổ, ta tự vượt bỏ mình, ta mang mớ tro tàn hương lạnh của ta về miền núi cao, ta phát minh cho chính ta một ngọn lửa rực rỡ hơn. Và nhìn kia! Bóng ma đã tan thành mây khói.
                Đối với ta, kẻ đã bình phục, giờ đây mà còn tin vào những hình ma bóng quế như thế nữa là cả một điều đau khổ sỉ nhục. Ta muốn nói với những kẻ nuôi ảo giác về cõi-bên-kia như thế.
                Đau khổ và bất lực, - đấy là cái đã tạo nên những cõi-bên-kia, tạo nên cơn điên cuồng ngắn ngủi mà duy kẻ chịu đựng thống khổ ngất trời mới biết đến.
                Sự mỏi mệt muốn, chỉ bằng một cái nhảy, đặt chân đến tận những miền biên viễn, một cú nhảy trí mạng[2], sự mỏi mệt nghèo nàn ngu dốt đó lại còn chẳng muốn ước muốn nữa: chính sự mỏi mệt đó đã tạo nên tất cả những vị Thượng đế thần linh cùng tất cả những cõi-bên-kia.
                Hãy tin ta, hỡi các anh em! Chính thân xác đã tuyệt vọng về thân xác, - bằng những ngón tay của tinh thần lạc lối, thân xác đó đã sờ soạng dọc theo những thành lũy tối cao.
                Hãy tin ta, hỡi các anh em! Chính thân xác đã tuyệt vọng về mặt đất, - thân xác đã nghe những ruột rà của Thực thể lên tiếng.
                Vì thế, thân xác mới muốn thò đầu qua những bức tường tối cao, và chẳng những thò đầu qua mà thôi[3] nó còn muốn đi vào trong “thế giới khác”.
                Nhưng cái “thế giới khác” đó lại né tránh con người, cái thế giới bị giảm thiểu và phi nhân đó thực ra chỉ là một cõi trời Hư không; và những ruột rà của Thực thể không lên tiếng với con người, nếu không phải là bằng giọng nói của con người.
                Thực ra, khó mà chứng minh Thực thể và khó mà bắt Thực thể phải lên tiếng. Hỡi các anh em! Hãy nói cho ta biết, anh em há chẳng thấy là những sự vật đặc thù kỳ diệu nhất lại được chứng minh rõ ràng hơn sao?
                Vâng, cái Ngã thể đó, - với tình trạng mâu thuẫn hỗn loạn mơ hồ của nó đã xác quyết sự hiện hữu của mình một cách chân thực nhất - cái Ngã thể đứng ra sáng tạo, ước muốn, định giá, ban bố tiêu chuẩn và giá trị cho mọi vật.
                Và cái Ngã thể này, cái Thực thể chân thực nhất, nói về thân xác và lại còn ước muốn thân xác nữa, ngay cả khi Ngã thể ấy mơ mộng, lang thang và chớp cánh bay với đôi cánh gãy.
                Cái Ngã thể ấy học cách để luôn luôn lên tiếng một cách chân thực hơn: càng học hỏi, Ngã thể ấy càng tìm thấy những tiếng nói dành ngợi ca thân xác và mặt đất.
                Ngã thể của ta đã dạy cho ta một niềm kiêu hãnh mới, giờ ta đem giảng dạy cho loài người: đừng nên vùi đầu mình vào trong đống cát những sự vật thiên đình nữa, nhưng phải biết kiêu hãnh mang lấy đầu mình, một cái đầu trần thế đứng ra sáng tạo những ý nghĩa cho mặt đất trần gian!
                Ta rao dạy cho loài người một ý chí mới: hãy ước muốn con đường này, con đường mà loài người đã theo đuổi một cách mù quáng, hãy tán thành con đường này và đừng nên lánh xa nó bằng cách lê lết sát đất, như những người bệnh cùng những kẻ hấp hối!
                Chính những người bệnh cùng những kẻ hấp hối đã khinh bỉ thân xác và mặt đất, đã tạo ra những sự vật thiên đình cùng những giọt máu cứu thế. Nhưng, những chất thuốc độc dịu ngọt sầu thảm đó, bọn chúng lại cũng đã vay mượn từ thân xác và mặt đất!
                Chúng muốn thoát khỏi sự khốn khổ lầm than của chúng, và chúng nhìn thấy những ngôi sao lóng lánh quá xa mình. Vì thế chúng thở dài: “Than ôi! Giá gì có những con đường thiên giới để chúng ta có thể bò lết vào một Thực thể khác, một hạnh phúc khác!” - Rồi chúng bày đặt ra những điều giả tạo và những thức uống đẫm máu của chúng!
                Những tên bội bạc vong ân đó, chúng tưởng rằng đã được giải phóng khỏi thân xác và mặt đất này. Nhưng cơn động kinh và nỗi vui thú mê ly ấy, chúng có được nhờ đâu? Nhờ thân xác chúng và nhờ mặt đất này.
                Zarathustra là người có lòng khoan thứ đối với các bệnh nhân. Thực ra, Zarathustra chẳng hề nổi giận về cách thức tự an ủi hay về sự bội bạc của họ. Cầu cho họ chóng hồi phục, tự vượt thắng mình và tự tạo cho mình một thân xác thượng đẳng hơn.
                Zarathustra cũng chẳng nổi giận đối với người đang thời hồi phục đưa mắt trìu mến nhìn về ảo tưởng xa xưa và giữa đêm khuya đi lang thang quanh ngôi mộ chôn vị Thượng đế của mình: nhưng ngay cả những giọt lệ của y hãy còn là bệnh hoạn và hư nhược.
                Bao giờ cũng có nhiều người bệnh hoạn trong số những kẻ đang mơ mộng và khát vọng Thượng đế; họ cuồng nộ thù ghét kẻ đạt được tuệ giác, họ thù ghét thứ đức hạnh trẻ trung nhất có tên là: chính trực.
                Họ luôn luôn nhìn lại đằng sau về các thời đại tối tăm mù mịt: quả thực lúc bấy giờ cơn điên và đức tin là chuyện khác. Cơn điên cuồng của lý trí đã xuất hiện dưới hình ảnh của Thượng đế, và thời ấy, hồ nghi là tội lỗi.
                Ta biết quá rõ những kẻ giống với Thượng đế: chúng muốn rằng thiên hạ tin nơi chúng và hoài nghi là một tội trọng. Nhưng ta biết quá rõ chúng tin tưởng vào điều gì hơn cả.
                Thực ra, chúng không tin vào những cõi-bên-kia cùng những giọt máu cứu thế: chính chúng cũng tin vào thân xác nhiều hơn và chính thân xác chúng là cái được chúng xem là sự vật tự nội.
                Nhưng đối với bọn chúng, thân xác là một điều bệnh hoạn: và chúng sẽ sẵn lòng thoát ra khỏi xác thịt mình. Chính vì thế chúng mới lắng nghe những kẻ thuyết giáo về sự chết, và chính chúng cũng thuyết giảng về những cõi-bên-kia.
                Hỡi các anh em! Nên lắng nghe tiếng nói của thân xác lành mạnh: đó là một tiếng nói chân thực hơn và thuần khiết hơn.
                Thân xác lành mạnh lên tiếng một cách chân thực hơn, thuần khiết hơn, thân xác toàn vẹn, đứng thẳng: thân xác ấy nói về ý nghĩa của mặt đất trần gian”.

                Zarathustra đã nói như thế.


                (
                [1] “những người nuôi ảo tưởng thế-giới-bên-kia” hay “những kẻ nuôi ảo giác về cõi-bên-kia” dịch chữ Hinterweltler, một chữ do Nietzsche bày đặt ra, để gợi nhớ tới chữ Hinterwãldler: kẻ dị hình, kỳ quái.




                [2] “một cú nhảy trí mạng”, có thể Nietzsche nhằm bác bỏ quan điểm của triết gia Đan Mạch Sõren Kierkegaard (1813-1855), chủ trương con người cần phải thực hiện một “bước nhảy” từ tình trạng vô tín đến tình trạng tín ngưỡng.




                [3] “thân xác muốn thò đầu qua những bức tường tối cao” diễn dịch thành ngữ Mit dem Kopfe durch die Wand wollen, có nghĩa chính là “chạy ào đến mọi vật”. )



                ( vnthuquan )
                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                Comment

                • #9

                  Về những kẻ khinh miệt thân xác

                  Ta muốn nói với những kẻ khinh miệt thân xác về hành vi của họ. Họ không cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, nhưng họ chỉ nên từ giã chính thân xác mình, - và như thế là trở thành câm tiếng.
                  “Tôi là xác và hồn”, đứa trẻ nói như thế. Và tại sao người ta lại không nói như những đứa trẻ?
                  Nhưng kẻ nào đã thức tỉnh và có ý thức lại bảo: “Tôi hoàn toàn là thân xác và chỉ là thân xác; linh hồn chỉ là một chữ dùng chỉ một phần của thân xác”.
                  Thân xác là một lý lẽ trọng đại, một phức thể với một ý nghĩa, một cuộc chiến tranh và một tình trạng hòa bình, một đàn cừu và một kẻ chăn chiên.
                  Hỡi người anh em, cả cái lý trí nhỏ bé của ngươi mà ngươi gọi là “tinh thần” cũng là khí cụ của thân xác ngươi, một khí cụ nhỏ bé và một món đồ chơi cho cái lý lẽ trọng đại của ngươi.
                  Ngươi nói lên tiếng “tôi” và ngươi hãnh diện với tiếng đó. Nhưng còn cái cao đại hơn, cái mà ngươi không muốn tin, chính là thân xác ngươi và lý lẽ trọng đại của ngươi: thân xác ấy không nói “tôi” nhưng nó là tôi trong khi hành động.
                  Những gì mà các giác quan cảm nghiệm, những gì mà tinh thần truy nhận, đều chẳng hề có cứu cánh tự thân. Nhưng các giác quan và tinh thần lại muốn thuyết phục cho ngươi tin rằng chúng là cứu cánh của vạn sự; đấy là tính tự phụ tự kiêu của chúng.
                  Giác quan và tinh thần chỉ là những khí cụ và những món đồ chơi: đằng sau chúng, hãy còn có Tự ngã. Cả Tự ngã nữa, cũng tìm kiếm với đôi tai của tinh thần.
                  Tự ngã luôn luôn lắng nghe và tìm kiếm: Tự ngã so sánh, đối chiếu, khuất phục, phá hoại. Tự ngã ngự trị, và Tự ngã cũng là chủ nhân của bản ngã.
                  Hỡi người anh em, đằng sau những tư tưởng và tình cảm của ngươi, còn có một vị chủ nhân mạnh mẽ hơn, một nhà hiền triết vô danh - đó là Tự ngã. Tự ngã cư ngụ thân xác ngươi, Tự ngã chính là thân xác ngươi.
                  Có nhiều lý lẽ trong thân xác ngươi hơn là trong trí huệ cao tột nhất của ngươi. Và ai biết rõ vì sao thân xác ngươi lại cần đúng đến trí huệ cao tột của ngươi?
                  Tự ngã ngươi cười mũi vào bản ngã ngươi cùng những bước nhảy vọt đầy ham hố của bản ngã. Tự ngã bảo: “Những đà phấn khích hưng khởi đó của tư tưởng là cái gì vậy? Một chỗ rẽ về với mục đích ta. Ta là mép dải buộc vào bản ngã và là người nhắc vở cho những ý tưởng của bản ngã”.
                  Tự ngã bảo bản ngã: “Bây giờ, ngươi đau khổ đi!” Và bản ngã đau khổ và tự hỏi làm thế nào để có thể không đau khổ nữa - và cứu cánh ấy là cái mà bản ngã phải suy tưởng đến.
                  Tự ngã bảo bản ngã: “Bây giờ, ngươi vui sướng đi!” Và bản ngã vui sướng và mơ màng nghĩ đến chuyện được triền miên vui sướng nữa trong tương lai - và cứu cánh ấy là cái mà bản ngã phải suy tưởng đến.
                  Ta muốn nói một lời cùng những kẻ khinh miệt thân xác. Rằng họ cứ khinh miệt đi, vì chính đó là điều tỏ lòng tôn trọng thân xác của họ. Vậy chứ cái gì đã tạo ra lòng tôn trọng và sự khinh bỉ và giá trị và ý chí?
                  Chính Tự ngã sáng tạo đã tạo ra cho chính mình cả lòng tôn trọng lẫn sự khinh bỉ, chính Tự ngã đã tạo ra hoan lạc và thống khổ. Thân xác sáng tạo đã tạo ra cho chính nó tinh thần, xem như là một bàn tay của ý chí thân xác.
                  Hỡi những kẻ khinh miệt thân xác, ngay cả trong cơn điên rồ và trong sự khinh bỉ của các ngươi, các ngươi cũng đang phụng sự cho Tự ngã mình. Ta nói thật cùng các ngươi điều này: chính Tự ngã các ngươi đang muốn chết và quay mặt khỏi đời sống.
                  Tự ngã ấy không còn có khả năng thực hiện những gì nó ưa thích: - sáng tạo vượt quá chính mình. Vì chính sự sáng tạo là điều mà Tự ngã khát vọng trước tất cả mọi sự, đó là ước nguyện nồng cháy nhất của Tự ngã.
                  Nhưng giờ đây, đã quá muộn cho chuyện đó: - vì thế Tự ngã các ngươi muốn biến mất dạng, hỡi những người khinh miệt thân xác!
                  Tự ngã các ngươi muốn biến mất dạng, và chính vì thế các ngươi đã trở thành những kẻ khinh miệt thân xác! Bởi vì các ngươi không còn khả năng để sáng tạo vượt quá bản thân mình nữa.
                  Chính vì thế các ngươi mới phẫn nộ với cuộc sống và mặt đất. Có một sự đố kỵ vô thức trong cái nhìn ám muội của lòng khinh bỉ nơi các ngươi.
                  Ta không bước theo con đường của các ngươi đâu, hỡi những kẻ khinh miệt thân xác! Đối với ta, các ngươi tuyệt chẳng phải là những chiếc cầu dẫn đến Siêu nhân.

                  Zarathustra đã nói như thế.


                  ( vnthuquan )
                  Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                  Comment

                  • #10

                    về Những hoan lạc và đam mê


                    Hỡi người anh em, khi ngươi có được một đức hạnh, và đức hạnh này là của riêng ngươi, thì ngươi không có chung đức hạnh ấy với bất cứ người nào.
                    Quả thực ngươi hết sức muốn gọi tên đức hạnh ấy ra và vuốt ve nó; ngươi muốn nắm vào tai nó để tin chắc là nó có thực.
                    Và này đây, ngươi đem chia sẻ cùng đám đông dân chúng cái tên ngươi ban cho đức hạnh ấy, và ngươi đã trở thành đám đông và bầy cừu với đức hạnh của ngươi!
                    Tốt hơn ngươi nên nói: “Cái đang tạo thành nỗi dằn vặt cũng như sự ngọt ngào của tâm hồn tôi là điều bất khả ngôn, cái đang gây nên cơn đói cho những ruột rà của tôi thì không có tên gọi”.
                    Đức hạnh của ngươi phải quá sức cao vời đối với sự quen thuộc của những định danh: bởi vì nếu bó buộc phải nói đến đức hạnh ấy, ngươi đừng hổ thẹn phải bập bẹ không thành lời.
                    Hãy nói lên và ấp a ấp úng: “Đây là điều thiện hảo mà tôi yêu thích, chính nó làm tôi hài lòng như thế, và chỉ như thế tôi mới ước muốn sự thiện hảo.
                    Tôi chẳng ước muốn điều thiện đó như giới răn của một vị Thượng đế, cũng chẳng phải như một định luật, một tính chất tất yếu của con người: tôi muốn nó chẳng phải là một người chỉ dẫn về với những miền đất siêu việt cùng những cõi thiên đàng.
                    Điều tôi yêu thích, là một đức hạnh trần thế: trong đức hạnh trần thế, có rất ít trí tuệ và càng ít lương thức thông thường hơn nữa.
                    Nhưng con chim này đã làm tổ gần tôi: chính vì thế tôi trìu mến thương yêu nó, - này đây, chim đang đẻ ra những quả trứng vàng nơi nhà tôi”.
                    Ngươi phải bập bẹ khen tụng đức hạnh của ngươi như thế.
                    Xưa kia, ngươi đã mang giữ những đam mê và ngươi gọi đó là những điều xấu ác. Nhưng giờ đây, ngươi chỉ còn lại những đức hạnh của mình: những đức hạnh đó phát sinh từ những đam mê cuồng nhiệt trong tâm hồn ngươi.
                    Ngươi đã đặt cứu cánh tối thượng của ngươi vào giữa lòng những đam mê cuồng dại này: chúng đã trở thành những đức hạnh và những hoan lạc cho ngươi.
                    Dẫu ngươi có thuộc nòi những người hay giận dữ, hoặc những kẻ ham khoái lạc, những tín đồ nhiệt tín hay những kẻ hằn thù:
                    Thì tất cả những nỗi đam mê của ngươi rốt lại cũng trở thành những đức hạnh, tất cả những ma quỷ của ngươi đều biến thành những thiên thần rạng rỡ.
                    Xưa kia, ngươi nuôi những con chó dại trong hầm: nhưng rốt cuộc chúng đã hóa thành những con chim hiền và những ca nhân khả ái.
                    Ngươi đã chế thứ thuốc làm dịu cơn đau với những độc dược; ngươi vắt sữa nơi con bò Ảo não, - giờ này, ngươi đang uống dòng sữa ngọt chảy ra từ đôi vú mọng căng của nó.
                    Và chẳng điều gì xấu ác phát sinh từ ngươi nữa, ngoài điều xấu ác phát sinh từ cuộc chiến đấu giữa những đức hạnh của ngươi.
                    Hỡi người anh em, khi ngươi có được hạnh phúc, ấy là vì ngươi có được một đức hạnh và chẳng có gì hơn: như thế ngươi vượt qua cầu đến bờ bên kia dễ dàng hơn.
                    Có được nhiều đức hạnh, là một điều vô cùng cao nhã, nhưng là một số phận rất nặng nề; đã có nhiều người bỏ đi vào trong sa mạc và bị giết chết vì họ đã chán nản mệt mỏi khi cứ phải làm bãi chiến trường cho những đức hạnh.
                    Hỡi người anh em, chiến tranh và những trận chiến có phải là những điều xấu ác chăng? Đấy là những điều xấu ác cần thiết; lòng đố kỵ, sự hồ nghi và nhục mạ cũng có một chỗ đứng cần thiết giữa những đức hạnh của ngươi.
                    Hãy nhìn xem mỗi một đức hạnh của ngươi đều khát vọng đến cái gì cao viễn nhất: đức hạnh ấy khát vọng tinh thần ngươi là kẻ truyền lệnh cho nó, đức hạnh ấy ước muốn tất cả sức mạnh của ngươi trong cơn cuồng nộ, thù hận và thương yêu.
                    Mỗi một đức hạnh đều ganh tị với đức hạnh khác và sự ganh tị là một điều khủng khiếp. Ngay cả những đức hạnh cũng có thể hoại vong vì ganh tị.
                    Kẻ nào bị vây bọc trong ngọn lửa ganh tị, tương tự như con bọ cạp cuối cùng sẽ quay nọc độc tự chích lấy mình.
                    Hỡi ôi! Người anh em của ta, ngươi chưa bao giờ thấy một đức hạnh tự nhục mạ và tự xuyên thủng chính mình bao giờ sao?
                    Con người là một cái gì cần phải bị vượt bỏ: chính vì thế ngươi phải yêu những đức hạnh của ngươi - bởi lẽ ngươi sẽ diệt vong vì chúng.

                    Zarathustra đã nói như thế.


                    ( vnthuquan )
                    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                    Comment

                    • #11

                      Về người tội nhân mặt mét



                      Hỡi những pháp quan cùng những thầy tư tế, các ngươi chẳng muốn giết trước khi con vật lắc đầu à? Nhìn kìa, kẻ tội nhân mặt mét đã lắc đầu: trong đôi mắt đó lộ rõ niềm khinh bỉ mênh mông.

                      “Bản ngã của ta là một cái gì phải bị vượt bỏ: bản ngã của ta chính là nỗi khinh bỉ mênh mông đối với loài người”. Đôi mắt hắn nói lên như thế.
                      Đấy là giây phút tối thượng của hắn, giây phút hắn tự phán xử chính mình: các ngươi đừng để kẻ cao trọng rơi trở xuống cõi thấp hèn!
                      Đối với kẻ đau khổ về chính mình đến mức độ ấy, tuyệt đối chẳng có sự cứu rỗi nào dành cho hắn, trừ phi là cái chết nhanh chóng.

                      Hỡi những pháp quan! Tội giết người của các ngươi phải là lòng thương xót chứ đừng là sự trả thù. Và khi giết người, các ngươi hãy làm thế nào để tự mình biện chính cho sự sống!

                      Hòa giải với kẻ mà các ngươi tuyên án tử là điều không đủ. Nỗi buồn của các ngươi phải là tình yêu dành cho Siêu nhân: chỉ như thế các ngươi mới tự biện chính cho sự kiện các ngươi còn tiếp tục sống.

                      Hãy nói “kẻ thù”, chứ đừng nói “người gian ác”; hãy nói “bệnh hoạn”, chứ đừng nói “người ti tiện”; hãy nói “kẻ điên rồ”, chứ đừng nói “kẻ phạm tội”.
                      Và ngươi, viên pháp quan áo đỏ, nếu ngươi muốn lớn tiếng nói lên những gì ngươi đã làm trong tư tưởng, thời mọi người sẽ hét lên: “Hãy loại trừ đồ ti tiện và con rắn độc ấy đi!”

                      Nhưng tư tưởng là một chuyện, hành động là một chuyện, và hình ảnh của hành động lại là một chuyện khác. Bánh xe nhân quả không lăn tròn giữa những chuyện khác nhau đó.

                      Đó là một hình ảnh đã làm xanh mét người tội phạm xanh xao. Y đã đồng đẳng với hành vi của mình khi y phạm tội. Nhưng y lại không chịu đựng nổi hình ảnh đó sau khi đã phạm tội.

                      Y luôn luôn tự thấy mình như là tác giả của một hành vi duy nhất. Ta gọi đó là sự thác loạn tinh thần, bởi vì một trường hợp ngoại lệ lại đã trở thành quy phạm cho thực thể y.

                      Con đường vạch sẵn thôi miên lôi cuốn trái bóng; hành động tội ác mà người tội đồ phạm phải đã lôi cuốn thôi miên cái lý trí khốn khổ của y. Ta gọi tình trạng này là “cơn điên sau khi hành động”.

                      Hãy nghe đây, hỡi những pháp quan! Hãy còn có một cơn điên khác nữa; và cơn điên này diễn ra trước lúc hành động. Hỡi ôi! Các ngươi đã chẳng dò tìm cho đủ sâu xa tấm linh hồn ấy!

                      Vị pháp quan áo đỏ nói như thế này: “Tại sao tên tội phạm này đã giết người? - Để đánh cắp”. Nhưng ta bảo cho các ngươi biết: linh hồn của y thèm muốn máu tươi chứ chẳng hề khát khao đánh cắp: y đã khát khao hạnh phúc của lưỡi dao trần.

                      Thế nhưng, lý trí khốn khổ của y lại chẳng hiểu được cơn điên này và chính lý trí đó đã giúp kẻ sát nhân quyết định. Lý trí ấy bảo: “Máu tươi thì có ăn nhằm gì! Ít ra mi há không muốn lợi dụng tội ngươi để đánh cắp hay để trả thù sao?”

                      Và y đã nghe theo lý trí khốn khổ của mình: lời lẽ của lý trí đè nặng như chì, - lúc bấy giờ, y đánh cắp, sau khi đã giết chết nạn nhân. Y không muốn hổ thẹn vì cơn điên của mình.

                      Và này đây, khối chì của tội lỗi y hãy còn trĩu nặng trên người y, lại một lần nữa, lý trí khốn khổ của y cứng đọng và tê liệt.
                      Nếu ít ra y có thể lúc lắc chiếc đầu, thời gánh nặng của y sẽ rơi tuột xuống: nhưng ai có thể lúc lắc chiếc đầu này?

                      Con người đó là gì? Là một đống những bệnh hoạn được tinh thần dàn bày ra trên thế giới bên ngoài: chính thế giới bên ngoài là nơi mà những bệnh hoạn ấy muốn thâu đạt chiến lợi phẩm.

                      Con người đó là gì? Một chiếc gút thắt đan bằng những con rắn dài, hiếm khi sống thanh thỏa với nhau, - vì thế mỗi con tự tiện phóng đi về phương mình muốn, để tìm lấy chiến lợi phẩm từ thế giới.

                      Hãy nhìn tấm thân khốn khổ ấy! Những đau đớn cùng những dục vọng của nó, linh hồn đáng thương của nó đã cố gắng giải thích chúng, - linh hồn ấy tưởng rằng chúng là ham muốn giết người và lòng thèm muốn đạt được hạnh phúc của lưỡi dao.

                      Kẻ nào ngã bệnh ngày hôm nay sẽ rơi vào điều xấu ác thuộc về ngày hôm nay: hắn muốn làm kẻ khác đau khổ bằng cái từng làm cho hắn thống khổ. Nhưng trước kia, đã có một thời đại khác, một sự thiện và một sự ác khác.

                      Ngày xưa, lòng hoài nghi và ý chí muốn là chính mình là những tội ác. Lúc bấy giờ những người bệnh trở thành kẻ tà đạo hay phù thủy; hắn đau khổ và muốn làm cho kẻ khác đau khổ, với tư cách là kẻ tà đạo hay phù thủy.
                      Nhưng điều đó không lọt được vào tai các ngươi: Nó sẽ có thể gây hại cho những kẻ thiện hảo trong số các ngươi, các ngươi sẽ bảo thế. Nhưng ta có sá gì đến những kẻ thiện hảo của các ngươi!

                      Nơi những kẻ thiện hảo của các ngươi, có rất nhiều điều làm ta kinh tởm, và chắc chắn đó không phải là sự xấu ác nơi họ. Ta ước muốn họ có được một cơn điên làm họ diệt vong, như kẻ tội nhân mặt xanh mét này.

                      Thực lòng, ta muốn rằng cơn điên của họ có tên là chân lý, hoặc lòng chung thủy, hoặc sự công chính: nhưng họ chỉ có độc đức hạnh của họ để sống lâu, trong một sự tự mãn lầm than.

                      Ta là chiếc lan can nằm dọc ven sông: kẻ nào có thể nắm được ta thời cứ việc nắm! Nhưng ta không phải là vật nương tựa cho các ngươi.

                      Zarathustra đã nói như thế.

                      ( vnthuquan )
                      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                      Comment

                      • #12

                        Về đọc và viết



                        Trong tất cả những thứ được viết ra, ta chỉ yêu những gì được tác giả viết bằng máu của chính mình. Ngươi viết bằng máu đi, rồi ngươi sẽ biết được rằng máu chính là tinh thần.

                        Hiểu một dòng máu xa lạ không phải là điều dễ: ta thù ghét tất cả những kẻ vô công rồi nghề ngồi đọc sách.
                        Kẻ nào đã biết rõ độc giả thì sẽ chẳng làm gì cho người độc giả nữa. Hãy còn cả một thế kỷ độc giả nữa, - và chính tinh thần cũng sẽ bốc mùi hôi thối.

                        Dành cho mọi người quyền học đọc, rốt cuộc lại làm hại đến chẳng những là văn tự, nhưng cả tư tưởng nữa.
                        Xưa kia, tinh thần là Thượng đế, rồi tinh thần trở thành người, rồi bây giờ nó hóa thân thành đám tiện dân.
                        Kẻ nào dùng máu mình để viết những châm ngôn đều không muốn được đọc đến, nhưng muốn được học thuộc lòng.

                        Trên miền núi cao, con đường ngắn nhất là con đường dẫn từ đỉnh này sang đỉnh kia; nhưng muốn theo con đường ấy, ngươi phải có đôi chân vạn dặm. Những châm ngôn phải là những đỉnh cao, vì những kẻ mà ta ngỏ lời phải là những con người cao đại tráng kiện.
                        Không khí nhẹ nhàng thanh khiết, mối nguy hiểm gần kề và tinh thần tràn đầy một vẻ hung bạo vui tươi, đấy là những gì thích hợp.

                        Ta muốn chung quanh ta có những yêu ma quỷ quái, vì ta là người can đảm. Lòng can đảm đuổi xa những ma quỷ và tự tạo cho mình những yêu ma quỷ quái, - lòng can đảm ước muốn được cười.
                        Ta không còn cảm thấy như ngươi nữa. Đám mây mà ngươi nhìn thấy trên đầu ta, tấm màn đen tối nặng nề mà ta cười nhạo, - lại là đám mây mang dông bão đối với ngươi.

                        Các ngươi nhìn lên cao khi các ngươi khát vọng sự thăng tiến. Còn ta, ta cúi nhìn xuống thấp bởi vì ta đã lên đến chốn cao vời mù tuyệt.
                        Ai trong các ngươi có thể cười ngất khi được ở trên những đỉnh cao?
                        Kẻ nào đã leo những ngọn núi cao nhất đều bật cười về tất cả những bi kịch giả tạo hay có thực.

                        Vô tư lự, giễu cợt, tàn bạo, - đấy là những gì mà trí huệ hiền minh đòi hỏi nơi ta: trí huệ hiền minh là phụ nữ và chỉ có thể yêu những chiến sĩ.
                        Các ngươi bảo ta: “Cuộc đời thật là kiên khổ khi phải mang theo”. Nhưng tại sao buổi sáng ngươi lại kiêu hãnh và buổi chiều ngươi lại cúi đầu khuất phục?

                        Cuộc đời thật kiên khổ khi ta phải mang theo: nhưng các ngươi đừng có cái bộ điệu trìu mến dịu dàng thế kia! Tất cả chúng ta đều là những con lừa đực và lừa cái trên lưng mang đầy gánh nặng.
                        Chúng ta có chung điều gì với nụ hồng đang run rẩy vì một giọt sương trĩu nặng?

                        Quả thực chúng ta yêu thương cuộc đời không phải vì chúng ta quen thuộc với cuộc đời, nhưng vì chúng ta đã quen thuộc với tình yêu.
                        Trong tình yêu, luôn luôn có một chút điên cuồng. Nhưng trong sự điên cuồng, luôn luôn có một chút lý trí.
                        Và cả đối với ta, người thương yêu đời sống, ta thấy rằng những cánh bướm, những bọt xà phòng cùng tất cả những người nào giống như cánh bướm và bọt xà phòng đều là những kẻ nếm trải hạnh phúc tuyệt vời nhất.
                        Chính khi nhìn thấy những tấm linh hồn nhẹ nhàng, điên rồ, duyên dáng và khoái hoạt đó bay lượn thênh thang, Zarathustra mới muốn khóc òa và ca hát.
                        Ta sẽ chỉ có thể tin vào một đấng Thượng đế biết khiêu vũ.

                        Mỗi khi nhìn thấy con quỷ hộ mạng ta, ta đều thấy nó có vẻ trang trọng, tế toái, sâu hút và long trọng: nó là hiện thân của tinh thần trì độn nặng nề - chính nó kéo rơi mọi vật xuống mặt đất.
                        Người ta giết người không phải bằng sự giận dữ mà bằng tiếng cười. Nào, hãy giết chết tinh thần trì độn nặng nề đi!

                        Ta đã học đi; từ đó ta để cho mình mặc sức chạy. Ta đã học bay, từ đó, ta không cần thiên hạ mó tay đẩy mình đổi chỗ.
                        Giờ đây, ta nhẹ nhàng, giờ đây ta bay bổng phiêu bồng, giờ đây, ta tự nhìn thấy mình ở bên dưới chính mình, giờ đây, một thần linh đang khiêu vũ trong ta.

                        Zarathustra đã nói như thế.


                        ( vnthuquan )
                        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                        Comment

                        • #13

                          Về cái cây trên đỉnh núi



                          Zarathustra để ý thấy có một thanh niên tránh gặp mặt hắn. Một buổi chiều kia, khi một mình đi dạo qua ngọn núi nhìn suốt xuống thung lũng có tên là thung lũng “Con Bò Tạp Sắc”, Zarathustra bắt gặp thanh niên ấy đang ngồi tựa lưng vào một thân cây, đưa mắt mỏi mệt nhìn xuống thung lũng. Zarathustra vòng tay ôm lấy thân cây người thanh niên đang ngồi tựa lưng và nói như thế này:
                          “Nếu muốn dùng sức mạnh tay ta lay động thân cây này, ta sẽ không thể làm nổi. Nhưng ngọn gió mà ta không nhìn thấy sẽ dồi dập bẻ cong thân cây theo ý muốn. Cũng thế, chúng ta bị uốn cong và dồi dập bởi những bàn tay vô hình”.

                          Lúc bấy giờ chàng thanh niên vụt đứng dậy, kinh ngạc sững sờ: “Ta đang nghe Zarathustra lên tiếng vào đúng lúc ta đang nghĩ đến ông ta”.

                          Zarathustra trả lời: “Tại sao ngươi lại kinh hoàng? Con người cũng như thân cây vậy. Hễ càng muốn vươn đến những cõi miền cao thẳm rạng rỡ, thì những cội rễ càng phải bám sâu vào lòng đất, vào bóng tối và vào sâu thẳm, bám sâu vào sự xấu ác!”
                          - Vâng, bám chặt vào sự xấu ác! Chàng thanh niên cảm khái kêu lên. Làm sao ngài phát giác được tâm hồn tôi như thế?”
                          Zarathustra mỉm cười đáp: “Có những tâm hồn người ta sẽ không bao giờ phát giác ra được, trừ phi người ta bắt đầu bằng cách phát minh ra chúng”.
                          - Vâng, vào sự xấu ác! Chàng thanh niên lại kêu lên lần nữa.
                          Hỡi Zarathustra, ngài đã nói lên sự thật. Tôi không còn tin cậy nơi bản thân tôi nữa, kể từ khi tôi muốn nâng mình lên cao vời vợi, và chẳng ai còn tin cậy vào tôi nữa, - tại sao sự thể lại như thế?
                          Tôi hóa thân quá nhanh: hiện tại của tôi khước từ quá khứ. Khi leo lên cao, tôi thường nhảy bỏ nhiều bậc thang, - chẳng bậc thang nào lại tha thứ cho tôi điều ấy.
                          Khi đã ở trên đỉnh cao rồi, tôi luôn luôn thấy mình cô đơn hoang tịch. Chẳng ai ngỏ lời cùng tôi, ngọn gió của cô đơn làm tôi run rẩy. Tôi đã tìm kiếm điều gì trên những đỉnh cao heo hút?
                          Sự khinh bỉ cùng khát vọng của tôi đồng lớn mạnh; càng lên cao, tôi càng đâm ra khinh bỉ những người đang leo lên. Họ muốn gì trên những đỉnh cao?
                          Tôi hổ thẹn khôn cùng vì đã leo lên và vấp ngã như thế! Tôi cười nhạo khôn xiết cái hơi thở hổn ha hổn hển của mình! Tôi căm thù thậm tệ những kẻ đang cất cánh bay lên! Tôi mỏi mệt vô cùng trên những miền cao thăm thẳm”.

                          Người thanh niên im tiếng. Zarathustra nhìn ngắm cái cây gần chỗ hai người đang đứng, rồi hắn nói như thế này:
                          “Cái cây này đơn độc lẻ loi vươn cao trên núi; cây đã vượt bỏ loài người cùng cầm thú.
                          Và giá như cái cây muốn lên tiếng, thời cũng chẳng ai có thể hiểu thấu: nó quá to lớn cao đại dường kia!
                          Từ đây, cái cây chờ đợi và không ngớt chờ đợi, - nó chờ đợi điều gì? Cái cây ở quá gần nơi trú ngụ của những tảng mây: ắt hẳn cây đang chờ đợi cú sét đầu tiên giáng xuống?”

                          Khi nghe Zarathustra nói thế, người thanh niên hét lớn, vẻ hung tợn: “Phải rồi, phải rồi, Zarathustra hỡi, ngài đã nói lên sự thật. Tôi đã khát khao sự rơi ngã sa đọa của mình trong khi khát vọng những đỉnh cao, và ngài là cú sét tôi đang chờ đợi! Hãy nhìn xem, tôi còn là gì nữa kể từ khi ngài xuất hiện với đám thanh niên chúng tôi? Chính lòng ganh tị đã giết chết tôi”.

                          -Chàng thanh niên nói như thế rồi òa lên khóc nức nở đắng cay. Song Zarathustra đã đưa tay ôm choàng thân thể chàng ta và dìu chàng sánh bước cùng mình.
                          Khi hai người đã đi sát vào nhau như thế được một lúc thì Zarathustra bắt đầu nói như sau:

                          “Lòng ta tơi tả vì ngươi. Còn hơn là những lời nói, đôi mắt nhìn của ngươi bộc lộ rõ cho ta tất cả mối nguy hiểm ngươi đang trải qua.
                          Ngươi hãy còn chưa tự do, ngươi còn đang tìm kiếm tự do. Nhưng sự tìm kiếm của ngươi đã biến ngươi thành kẻ mộng du quá sáng suốt.

                          Ngươi muốn phóng lên những đỉnh cao đầy tự do tự tại, tâm hồn ngươi khát vọng những vì sao. Nhưng mà, những bản năng xấu xa của ngươi, chúng cũng khao khát tự do.

                          Những con chó dữ trong ngươi muốn được thoát chuồng chạy rông; chúng sủa lên những tiếng hân hoan mừng rỡ trong hầm tối, khi tinh thần ngươi mơ mộng mở tung tất cả những cửa ngục.

                          Trước mắt ta, ngươi vẫn còn là một tù nhân đang tưởng tượng đến tự do. Hỡi ôi! Tâm hồn những kẻ tù nhân như thế trở nên tinh tế hơn, nhưng cũng lại trở thành xảo quyệt, xấu xa, đê tiện hơn.

                          Ngay cả kẻ đã giải phóng được tinh thần mình rồi, cũng vẫn còn phải tự thanh lọc cho trinh tuyền. Tâm hồn hắn vẫn còn chất chứa những ngục tù cùng mốc meo: vì thế mắt hắn phải trở nên tinh khiết...
                          Ờ, ta biết rõ mối nguy hiểm ngươi đang trải qua. Nhưng mà, vì tình yêu và niềm hy vọng thê thiết của ta, ta van xin ngươi: chớ nên vất bỏ tình yêu cùng niềm hy vọng của ngươi!

                          Ngươi vẫn còn cảm thấy mình là cao nhã quý phái, và cả người đời, những kẻ thù ghét ngươi và ném vào ngươi những cái nhìn ác cảm, họ cũng vẫn xem ngươi là kẻ cao nhã quý phái. Ngươi nên biết rằng tất cả bọn chúng đều xem kẻ cao nhã quý phái là tảng đá ngáng trở đường đi của chúng.

                          Ngay cả đối với những người thiện hảo nữa, con người quý phái cao nhã cũng là một chướng ngại trên đường của chúng: ngay cả khi bọn chúng gọi kẻ ấy là một người thiện hảo, thì chỉ cốt để tránh xa y.

                          Con người cao nhã quý phái muốn sáng tạo nên điều mới lạ và một đức hạnh trinh tân. Con người thiện hảo chỉ ước ao điều cũ kỹ, ước ao bảo trì những sự việc già cỗi nghìn đời.

                          Song mối nguy hiểm của con người cao nhã quý phái không phải nằm ở chỗ hắn trở thành một con người thiện hảo, mà là trở thành một kẻ xấc xược vô liêm, một tên cười cợt chế nhạo, một kẻ phá hoại.

                          Hỡi ôi! Ta đã từng biết có những con người cao nhã quý phái đã đánh mất đi niềm hy vọng cao cả nhất trong tâm hồn họ. Và từ đó, họ phỉ báng tất cả mọi hy vọng cao cả nhất.

                          Kể từ đó, họ đã sống, đã liều lĩnh cho những khoái lạc ngắn ngủi phù du, và phải khó nhọc lắm họ mới vạch ra cho mình một mục tiêu để sống qua ngày.
                          “Ngay chính tinh thần cũng là một khoái lạc”, - họ bảo như thế. Đôi cánh tinh thần họ bị gãy tan: giờ đây họ chỉ biết bò lết, và họ làm ô uế tất cả những thứ gì họ gặm nhấm.

                          Xưa kia họ mơ mộng trở thành những kẻ anh hùng: giờ đây họ chỉ còn là những tay hưởng lạc. Vị anh hùng phiền não họ, làm tâm hồn họ tràn đầy kinh hoàng sợ sệt.
                          Nhưng mà, vì tình yêu cùng niềm hy vọng thâm viễn của ta, ta van xin ngươi: đừng vứt bỏ người anh hùng đang ngự trị trong tâm hồn ngươi! Hãy thánh hóa niềm hy vọng phiêu diêu cao vời nhất của ngươi!”

                          Zarathustra đã nói như thế.


                          ( vnthuquan )
                          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                          Comment

                          • #14

                            Về những kẻ rao giảng sự chết



                            Có những kẻ rao giảng sự chết, và mặt đất này đầy rẫy những kẻ mà người ta phải rao giảng cho họ chối bỏ sự sống.
                            Mặt đất đầy rẫy những con người dư thừa, đời sống bị hư hỏng lụn bại vì những kẻ dư thừa. Nhân danh “đời sống vĩnh cửu”, ước gì người ta có thể thuyết phục họ chịu từ bỏ đời sống này!

                            Người ta gọi những kẻ rao giảng sự chết là những kẻ mặc “áo vàng” hay những kẻ mặc “áo đen”. Nhưng ta muốn chỉ cho các ngươi bọn chúng dưới nhiều màu sắc khác nữa.
                            Đây là những tên khủng khiếp nhất, những kẻ mang trong lòng con dã thú điên cuồng. Đối với chúng chẳng có sự lựa chọn nào khác hơn sự lựa chọn giữa những khoái lạc và những sự hành xác. Và ngay cả những khoái lạc của bọn chúng cũng vẫn là những sự hành xác!

                            Ô! Những con người kinh khủng, những kẻ hãy còn chưa đạt tới mức người! Bọn chúng cứ rao giảng sự khước từ đời sống và hãy chết tiệt mất đi!
                            Đây là những kẻ bị bệnh lao phổi tâm hồn; vừa lọt lòng ra là chúng đã bắt đầu chết và khao khát đến những học thuyết rao giảng sự chán ngán mỏi mệt, sự khước từ, chối bỏ.
                            Bọn chúng muốn được chết, và chúng ta phải tán thành ước muốn của chúng. Chúng ta hãy coi chừng đừng đánh thức những kẻ chết đầy rẫy đó đây và đừng chạm đến những quan tài biết đi đó!
                            Chỉ cần bọn chúng gặp một người bệnh, một lão già hay một xác chết, là lập tức bọn chúng kêu ầm lên: “Đời sống bị khước từ”.
                            Nhưng thật ra chỉ có bọn chúng mới bị khước từ, bọn chúng cùng với đôi mắt xiêu lệch chỉ nhìn thấy một khía cạnh của cuộc đời.
                            Trùm kín trong một nỗi u sầu dày đặc, nhiệt cuồng khao khát những sự tình cờ nhỏ nhoi vô nghĩa nhất có thể gây ra sự chết, bọn chúng đứng đó đợi chờ, hàm răng nghiến chặt.
                            Hoặc giả bọn chúng vươn tay về với những ngọt ngào của cuộc sống và chế giễu tính trẻ con ngây dại của mình: bọn chúng treo cuộc đời mình vào một sợi tơ mành mong manh và lại chế nhạo rằng mình còn bám víu vào một sợi tơ mành mong manh.
                            Sự khôn ngoan của bọn chúng lên tiếng: “Kẻ nào còn bám víu vào đời sống là một tên điên khùng - như chúng ta là những tên điên khùng đó. Và đấy chính là điều điên khùng vĩ đại nhất trong cuộc sống”.
                            “Cuộc đời chỉ toàn là đau khổ”, một bọn khác bảo thế. Và họ đã chẳng hề nói dối. Vậy hãy làm sao cho anh chết tiệt mất đi. Hãy dừng lại cuộc sống chỉ toàn là đau khổ!

                            Và đây là điều mà đức hạnh anh dạy cho anh: “Hãy tự hủy hoại! Hãy trốn thoát khỏi chính mình!”

                            “Khoái lạc nhục thể là tội lỗi”, một vài kẻ trong bọn rao giảng sự chết tuyên bố, “chúng ta hãy tránh xa khoái lạc nhục thể và hãy thôi sinh con đẻ cái!”

                            “Sinh nở là chuyện khó khăn khổ sở”, một bọn khác bảo, “cứ sinh nở mà làm gì chứ? Người ta chỉ đẻ ra toàn những kẻ khốn quẫn!” Bọn này cũng là những kẻ rao giảng sự chết.

                            “Chúng ta cần có lòng thương xót”, một bọn thứ ba bảo. “Hãy lấy khỏi tôi những gì tôi đang có! Hãy lấy khỏi tôi bản thể của tôi! Như thế tôi sẽ ít bị ràng buộc với đời sống hơn!”

                            Nếu bọn chúng tràn đầy lòng thương xót sâu xa, thì bọn chúng sẽ cố sức làm cho đời sống thành không thể chịu đựng nổi với kẻ đồng loại láng giềng. Độc ác - đấy là lòng tốt đích thực của bọn chúng.

                            Bọn chúng muốn thoát khỏi cuộc đời; nhưng chúng đâu biết rằng với những xiềng xích và quà tặng đó, chúng còn ràng buộc những kẻ khác vào cuộc đời một cách nồng nàn chặt chẽ hơn nữa!

                            Và các ngươi, những kẻ sống một cuộc đời cần lao khắc khổ miệt mài đầy lo lắng - các ngươi không chán nản mỏi mệt vì đời sống sao? Tâm hồn các ngươi không chín mùi cho sự rao giảng về sự chết hay sao?

                            Tất cả bọn ngươi, những kẻ yêu thích công việc cần lao miệt mài và tất cả những gì nhanh chóng, mới mẻ, lạ lùng - bọn ngươi đều không thể chịu đựng nổi chính mình; sự chăm chú cần mẫn của các ngươi chỉ là một sự chạy trốn và ý chí muốn quên lãng tự thân.

                            Nếu các ngươi có nhiều đức tin hơn vào đời sống, thì các ngươi sẽ ít buông thả vào giây phút hiện tại hơn. Nhưng các ngươi không có đủ dung lượng để đợi chờ, và các ngươi cũng lại không có đủ dung lượng để mà lười biếng!

                            Khắp nơi đều vang dội tiếng nói của bọn rao giảng sự chết: và thế giới đầy rẫy những kẻ mà ta cần phải rao giảng cho họ sự chết.

                            Hoặc là rao giảng “đời sống vĩnh cửu” - cả hai đối với ta đều chỉ là một, - miễn là bọn chúng chết tiệt cho thật nhanh!

                            Zarathustra đã nói như thế.

                            ( vnthuquan )
                            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                            Comment

                            • #15

                              Về chiến tranh và các chiến sĩ


                              Chúng ta đều không muốn được dung thứ bởi các kẻ thù hiểm độc nhất cũng như bởi những kẻ mà chúng ta yêu mến tận đáy lòng. Hãy để ta nói cho các ngươi rõ sự thật!

                              Hỡi các bạn chiến binh của ta! Ta yêu các bạn tận đáy lòng ta, luôn luôn ta đang là và đã là kẻ đồng loại mang cùng dòng máu với các bạn. Và ta cũng là kẻ thù địch hiểm độc nhất của các bạn. Hãy để ta nói cho các bạn rõ sự thật!

                              Ta biết rõ mối hận thù, lòng khao khát đang nung nấu tâm can các bạn. Các bạn không đủ vĩ đại để có thể không biết đến sự hận thù và lòng khao khát. Vậy các bạn hãy đủ cao đại để đừng xấu hổ vì chúng!

                              Và nếu các bạn không thể làm những bậc thánh của Tri thức, thì ít ra các bạn hãy là những chiến sĩ của Tri thức. Những chiến sĩ của Tri thức là những bạn đồng hành và những người tiên phong cho sự thánh thiện đó.
                              Ta đã nhìn thấy nhiều thứ lính: ước gì ta được nhìn thấy nhiều chiến sĩ! Quần áo của họ mặc, người đời gọi là “đồng phục”: ước sao ít ra những gì họ che giấu dưới bộ đồng phục đó không “đồng hình” với nhau!

                              Các bạn phải là những kẻ mà đôi mắt luôn luôn kiếm tìm một kẻ thù địch, - kẻ thù địch của các bạn. Và nơi vài người trong số các bạn người ta phải gặp lòng thù hận ngay lúc thoạt nhìn.

                              Các bạn phải tìm kiếm kẻ thù của các bạn, các bạn phải đánh trận chiến của các bạn, - cho những tư tưởng của các bạn! Và nếu tư tưởng các bạn thất trận, thì ít ra lòng liêm khiết chân thực của các bạn cũng hát ca sự chiến thắng!

                              Các bạn phải yêu hòa bình như một phương tiện cho những cuộc chiến tranh mới - và một hòa bình ngắn hạn hơn là một hòa bình dài hạn.

                              Ta không khuyên các bạn công việc, mà là chiến đấu. Ta không khuyên các bạn hòa bình, mà là khải hoàn. Công việc của các bạn phải là một cuộc chiến đấu, hòa bình của các bạn phải là khúc khải hoàn!

                              Người ta chỉ có thể im lặng yên nghỉ khi đã có tên bén giương sẵn trên cung; bằng không người ta chỉ ba hoa ồn ào và cãi cọ lăng nhăng. Hòa bình của các bạn phải là một khúc khải hoàn!

                              Các bạn bảo rằng đấy chính là lý do thích đáng nhất để thánh hóa bản thân chiến tranh? Ta bảo thật cùng các bạn: chính một cuộc chiến tranh thích đáng thánh hóa tất cả mọi sự.

                              Chiến tranh và lòng can đảm đã thực hiện nhiều sự việc cao đại hoằng viễn hơn là tình yêu thương kẻ láng giềng đồng loại. Từ trước tới giờ, không phải lòng thương hại nhưng chính sự dũng cảm của các bạn đã cứu thoát những nạn nhân.

                              “Điều thiện hảo là gì?” các bạn hỏi như thế. Dũng cảm, - đấy chính là điều thiện hảo. Hãy để cho các cô bé thơ dại bảo rằng: “Điều thiện hảo là cái gì vừa xinh xắn vừa cảm động”.

                              Người ta sẽ gọi các bạn là kẻ có quả tim lạnh lùng, tàn nhẫn: nhưng mà các bạn thật có một quả tim và ta yêu mến sự hổ thẹn của các bạn khi phải bày tỏ tâm tình thân ái. Các bạn hổ thẹn vì sự thừa thãi phong phú của mình, cũng như kẻ khác thẹn thùng vì sự nghèo nàn khô rút của họ.
                              Các bạn xấu xí? Được, hỡi các anh em của ta! Các bạn hãy mặc cho mình sự cao nhã tuyệt vời; đấy chính là chiếc áo choàng của xấu xí!

                              Khi tâm hồn các bạn vĩ đại lên, nó trở nên tự kiêu và trong sự cao đại của các bạn, có sự hung bạo. Ta biết rõ các bạn.

                              Sự hung bạo là vùng đất giao ngộ giữa kẻ tự kiêu và kẻ nhu nhược. Nhưng cả hai đều không hiểu nhau. Ta biết rõ các bạn.

                              Điều các bạn cần chính là những kẻ thù đáng ghét chứ không phải những kẻ thù đáng khinh. Các bạn phải hãnh diện về kẻ thù mình: như thế những thành công của kẻ thù các bạn cũng sẽ là những thành công của chính các bạn.

                              Nổi loạn, - đó là điều cao nhã nơi những kẻ nô lệ. Điều cao nhã quý phái nơi các bạn phải là sự vâng lời, tùng phục! Mệnh lệnh của chính các bạn cũng phải là một sự vâng lời!

                              Một chiến sĩ kiêu dũng là kẻ thích nghe câu “Mi phải” hơn là câu “Ta muốn”. Và trong tất cả những gì các bạn yêu mến, trước hết các bạn hãy làm sao cho người ta sai khiến các bạn thực hiện những việc đó.

                              Tình yêu cuộc đời mà các bạn cưu mang phải là tình yêu niềm hy vọng cao viễn nhất của các bạn: và hy vọng cao viễn nhất của các bạn phải là tư tưởng cao thâm nhất về cuộc đời.

                              Tư tưởng cao thâm nhất của các bạn, hãy để ta ra lệnh - đó là: con người là một cái gì cần bị vượt qua.

                              Vậy các bạn hãy sống cuộc đời vâng phục và chinh chiến của các bạn! Sá gì một kiếp sống lâu? Kẻ chiến sĩ nào lại muốn mình được dung thứ?

                              Ta chẳng hề dung thứ các bạn, ta yêu thương các bạn tận đáy tâm hồn, hỡi các bạn chiến binh của ta”.


                              ( vnthuquan )

                              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom