• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nguyễn Bính

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyễn Bính

    Tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bảng, tỉnh Nam Định (nay là Hà Nam Ninh). Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà, bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi.

    Nguyễn Bính được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 với tập thơ Tâm Hồn Tôi.

    Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam, Ty văn hóa thông tin Nam Hà. Năm 1958, Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm Hoa.

    Ông mất ngày 20 tháng 1 năm 1966 tại Hà Nội.

    Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Tâm Hồn Tôi (1940), Hương Cố Nhân (1941), Mây Tần (1942), Người Con Gái Ở Lầu Hoa (1942), Tình Nghĩa Đôi Ta (1960), Tuyển Tập Nguyễn Bính (1984); kịch thơ Bóng Giai Nhân (1942); truyện thơ Truyện Tỳ Bà (1944)...

    Thơ Nguyễn Bính "chân quê": giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng, trong sáng, và hồn nhiên như ca dao trữ tình. Ông viết về làng quê qua lăng kính tình cảm lãng mạn, biểu lộ một tình quê, một hồn quê chân tình và gần gũị Giáo Sư Lê Đình Kỵ có nhận xét về thơ Nguyễn Bính: "Nổi bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, ở cảm xúc lẫn tư duy, ở cả ý, tình, và điệu..."


    Trích: Tuyển Tập Nguyễn Bính, NXB Văn Học, Hà Nội, 1984.


    ----------------- ************* ------------------


    Tương Tư

    Thi Sĩ Nguyễn Bính

    Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
    Một người chín nhớ mười mong một người,
    Gió mưa là bệnh của trời,
    Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng,
    Hai thôn chung lại một làng,
    Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này,
    Ngày qua ngày lại qua ngày,
    Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng,
    Bảo rằng cách trở đò ngang,
    Không sang là chẳng đường sang đã đành,
    Nhưng đây cách một đầu đình,
    Có xa xôi mấy mà tình xa xôi,
    Tương tư thức mấy đêm rồi,
    Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
    Bao giờ bến mới gặp đò,
    Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau,
    Nhà em có một giàn trầu,
    Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,
    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.
    Phương - Y!M: ilydnv
    Similar Threads
  • #61

    Giữa phố phường Hà Nội

    Hà Nội là nơi đầu tiên mà Nguyễn Bính đặt chân đến khi rời bỏ làng quê để cất bước giang hồ. Tuy nhiên, ông sống ở Hà Nội không nhiều lắm. Bởi ông luôn xê dịch qua nhiều địa phương khác nhau.

    Tính từ năm 1936 đến 1945 là gần mười năm, nhưng có lẽ tổng cộng thời gian ông sống ngay tại Hà Nội chỉ chừng vài năm. Nhưng đó là khoảng thời gian quan trọng nhất để ông bước chân vào sự nghiệp văn chương. Một điều chắc chắn rằng, chỉ từ khi rời Hà Đông về Hà Nội, vào khoảng năm 1935 hoặc 1936, Nguyễn Bính mới bắt tay vào sáng tác một cách chuyên nghiệp.

    Ở Hà Nội, thoạt đầu Nguyễn Bính chơi thân với Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, làm thành một nhóm thơ trẻ, được bạn bè mệnh danh là xóm thơ áo bào gốc liễu. Về sau, Nguyễn Bính chơi thêm với Tô Hoài, Vũ Hoàng Chương... Đó là những cây bút có tiếng tăm trong làng văn. Còn những bạn bè văn chương báo chí khác thì nhiều lắm. Hà Nội có, tỉnh lẻ có.

    Qua một số tài liệu để lại, ta thấy rằng dường như những bài thơ hay về làng quê của Nguyễn Bính đều được viết ra trong khoảng thời gian ông sống ngay tại Hà Nội. Khoảng năm 1935 hoặc 1936, cùng với Trúc Đường đặt chân đến Hà Nội, Nguyễn Bính bắt đầu sáng tác thơ về làng quê. Đề tài làng quê trước hết là thế mạnh của Nguyễn Bính, sau nữa là đề tài mà độc giả các báo, vốn hầu hết là người thành thị, khi đó vẫn rất thích đọc. Mặt khác, một người sinh ra ở làng quê, lớn lên ở làng quê, cuộc sống thị thành vẫn còn quá xa lạ như Nguyễn Bính, thì lấy đề tài làng quê để sáng tác sẽ là thuận lợi hơn so với đề tài khác. Những bài thơ như Mưa xuân, Chân quê, Lòng mẹ, Thời trước... đều được ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

    Ta hãy đọc lại vài câu thơ độc đáo viết về làng quê của Nguyễn Bính trong giai đoạn này:

    Xóm Tây bà lão lưng còng
    Có hai cô gái lấy chồng cả hai
    Gió thu thở ngắn than dài
    Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa

    (Không đề - 1938)

    Lợn không nuôi, đặc ao bèo
    Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
    Giếng thơi mưa ngập nước tràn
    Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

    (Qua nhà - 1936)

    Đấy là những câu thơ đặc tả về làng quê mà khó có người thứ hai nào sáng tác được hay hơn thế. Như là những bức tranh làng Hồ vẽ bằng thơ.

    Khi Nguyễn Bính bước chân vào văn đàn, vào khoảng năm 1936, thì cuộc cách mạng thơ mới khởi đầu từ năm 1932 đã đến hồi kết thúc. Lúc này, Nguyễn Bính chỉ việc ung dung thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng mà thôi. Tuy nhiên, ông lại có một công lao khác đối với cuộc cách mạng này. Đó là, bằng những câu thơ mang hơi thở làng quê của mình, Nguyễn Bính đã góp phần giữ cho cuộc cách mạng không đi quá xa đến mức trên văn đàn tràn ngập những câu thơ ảnh hưởng nặng nề thơ Pháp. Có người cho rằng, Nguyễn Bính đã ra một tuyên ngôn về thơ trong bài thơ Chân quê ngay trong năm 1936 khi ông viết những câu thơ sau đây:

    Nói ra sợ mất lòng em
    Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
    Như hôm em đi lễ chùa
    Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
    Hoa chanh nở giữa vườn chanh
    Thầy u mình với chúng mình chân quê

    Có thể Nguyễn Bính không nghĩ như thế nhưng vừa bước chân vào văn đàn mà đã thành công rực rỡ ngay là chính nhờ ông đã khai thác đề tài làng quê.

    Nhưng rồi viết về làng quê mãi cũng có lúc cạn nguồn đề tài. Vả lại những năm 1939 trở về sau này, Nguyễn Bính đã dần quen thuộc với cuộc sống phố phường Hà Nội rồi. Vì vậy, ông đã bắt đầu lấy những đề tài thành thị để sáng tác. Ta đã thấy xuất hiện những câu thơ như thế này trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, là tập thơ xuất bản đầu tiên của Nguyễn Bính vào năm 1940:

    Hà Nội ba mươi sáu phố phường
    Lòng chàng có để một tơ vương
    Chàng qua chiều ấy qua chiều khác
    Góp lại đường đi, vạn dặm đường

    (Hà Nội ba mươi sáu phố phường)

    Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
    Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ
    Tôi thấy quanh tôi và tất cả
    Châu thành Hà Nội chít khăn xô

    (Lòng người trinh nữ)

    Những năm 1939 trở đi, đề tài sáng tác của Nguyễn Bính đã mở rộng ra rất nhiều. Và thật đáng ngạc nhiên, khi rời bỏ cây đa giếng nước của làng quê để viết về phố phường, sau một thời gian lúng túng, thơ ông lại vẫn hay như thường:

    Nhà nàng ở gốc cây mai trắng
    Trên xóm mai vàng dưới đế kinh
    Có một buổi chiều qua lối ấy
    Tôi về dệt mãi mộng ba sinh

    (Người con gái ở lầu hoa)

    Có những ngày đi rất nhẹ nhàng
    Vườn tôi đầy cả gió xuân sang
    Hai ba con bướm giang hồ đó
    Đã trở về đây rũ phấn vàng

    (Vườn xuân)

    Vào lúc này, Nguyễn Bính không còn là một chàng trai ngơ ngác giữa phố phường Hà Nội như ngày nào vừa mới rời khỏi thôn Vân nữa. Nguyễn Bính đã biết hút thuốc phiện, uống rượu tây, đi hát ả đào. Có lần Nguyễn Bính cùng hai người bạn thân Tô Hoài, Vũ Hoàng Chương kéo nhau lên tàu lửa làm chuyến giang hồ suốt cả tuần lễ. Vũ Hoàng Chương khi đó đang làm xếp ga nhưng vẫn bỏ việc đi chơi. Ở Bắc Ninh, Vũ Hoàng Chương đưa cả bọn ghé nhà cô đào hát có tiếng tên là Tuyết Lành ở phố Niềm. Tối hát, ngày ăn bún ốc trừ cơm. Rong chơi ngày này qua ngày khác. Thú vui hát ả đào ngày ấy đã trở thành món ghiền khó bỏ đối với nhiều văn thi nhân, trong đó có Nguyễn Bính. Chính vì thế mà Nguyễn Bính có vài bài thơ khi đọc lên thấy ngờ ngợ vì nó không giống những bài thơ khác của ông về tiết tấu, về ngôn ngữ. Chẳng hạn như mấy câu thơ dưới đây nằm trong tập thơ Mây Tần, xuất bản năm 1942:

    Đêm xuân này giấc mộng thế là tan
    Tiệc đương vui lỡ đứt cả dây đàn
    Tài với sắc, thôi thôi là lụy sạch
    Một khúc trường ca men Lý Bạch
    Mười bài khuê oán lệ Bằng Phi

    (Trên cầu Chiết Liễu)

    Đây chính là những câu thơ Nguyễn Bính sáng tác ra để cho các đào nương ngâm nga trong những hội hát ả đào ngày ấy chứ không phải là những bài thơ viết ra để đọc?

    Còn tiếp...
    "ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN
    HÃY TỰ HỎI BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC"

    Comment

    • #62

      Nguyễn Bính với “ Đêm Sông Hương” & “Nụ Cười Giai Nhân”

      Nguyễn Bính với “ Đêm Sông Hương” & “Nụ Cười Giai Nhân”

      Bài sau đây do tác giả Nguyễn Thạch Kiên gửi cho. Với tuổi đời trên 80, tác giả nhớ đến đâu viết đến đó. Chúng ta quý ở chỗ trong cộng đồng ta hiện nay rất ít ai từng trải mà còn ghi nhớ và chịu kể lại những mẩu ký ức đã trở thành những giai thoại của giới văn nghệ Việt Nam trước đây đến 60, 70 năm. Những dấu và những chữ trong ngoặc đơn là của tòa soạn.Trân trọng.

      Tôi mê bộ môn thơ ngay từ hồi còn học tiểu học. Tôi đã mua rất nhiều sách, đủ loại. Tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, của Nguyễn Công Hoan, trinh thám và võ hiệp của Lý Ngọc Hưng(?), Văn Tuyền, Thanh Đình, Phạm Cao Củng. Đọc để nhớ những đoạn văn hay. Riêng( văn thơ) Pháp văn thì nhớ những sách của Victor Hugo, Lamartine, Pierre Loti, Jean Marquet...

      Thời gian học trường Phủ, các bạn tôi như Lê Văn Đàm, Đào Đức Giảng, Bùi Vinh Liễn, Trịnh Gia Khương, Lê Hưng Lâm...mỗi người lại ở mỗi làng cách trường khoảng 5,7 cây số. Thế nên hàng năm sắp đến kỳ nghỉ hè, các bạn tôi thường nhờ cha mẹ đến gặp gia đình tôi, xin cho tôi về nghỉ hè ở làng X. để cùng vui chơi và ôn bài vở...Và kỳ hè ấy(?) tôi lại về nghỉ hè mỗi nơi mươi ngày. Dung hòa cho vui vẻ cả.

      Dịp hè này tôi lại tha hồ cùng bạn “học” về môn thơ. Của Nguyễn Tố(?). Của Nguyễn Bính với những tác phẩm thơ (như) Tâm Hồn Tôi, Người Con Gái Ở Lầu Hoa, Nghìn Cửa Sổ, và tập thơ đặc biệt ‘tiểu thuyết’ Lỡ Bước Sang Ngang (có) giọng kể lể:

      “..Em ơi, em ở lại nhà
      Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương.
      Mẹ già một nắng hai sương...”


      Ở ‘vườn Thanh’ ấy, Nguyễn Bính đã giãi bầy biết bao tâm sự qua người em, người chị. Tập thơ này ảnh hưởng rộng khắp. Ai cũng mua mà ngâm nga đọc, kiểu hát ru trên võng, ru cho trẻ thơ ngủ.

      Nguyễn Bính là con ông Cả Biền, tức Nguyễn Biền, thuộc làng Thiệu Võ, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cả gia đình thuộc thành phần VNQDĐ, đồng chí với Nhượng Tống. Cho nên Nhượng Tống mới khuyên ông Nguyễn Biền cố gắng cho Nguyễn Bính ra Hà nội học.

      Ở Hà nội, Nguyễn Bính cũng như các bạn khác cố học, mong có được chút bằng cấp khả dĩ có thể xin làm công chức để trả ơn cha mẹ. Nhưng tâm hồn thơ mơ mộng, Nguyễn Bính đã dùng tiền (gia đình cấp cho ăn học) để in những tập thơ kể trên.
      Ngày lại ngày, Nguyễn Bính càng nổi danh về thơ. Đa số bạn học là giới bình dân. Có một số bạn gái chợt thấy yêu Nguyễn Bính khi đã đọc và ngâm nga thơ của anh. Có người còn viết thư muốn được gặp. Thư đi thư lại rồi yêu nhau.

      Năm 1986, tình cờ tôi gặp một người đàn bà đang ngồi tráng bánh cuốn trong một hẻm gần nhà thờ đường Công Lý- Trương Tấn Bửu. Ăn bánh cuốn, vui câu chuyện, bà ấy đã cho tôi chép mấy bài thơ của Nguyễn Bính khi anh cùng tác giả “ Mầu Hoàng Yến” đi xe lửa vào Sài goon, năm trước. Qua Huế, hai chàng xuống nghỉ ngơi thưởng ngoạn cảnh sắc cố đô.

      Ngủ đò trên dòng Hương Giang, Nguyễn Bính đã sáng tác hai bài thơ:

      Đêm Sông Hương
      Chong đèn treo cái giăng hoa
      Mõ đâu đục đục canh gà te te.
      Giờ đây bên nớ bên ni
      Sương thu xuống, gió thu về bồng bênh
      Đàn ai dường đứt dây tình
      Nổi lên một tiếng, buồn tênh lại buồn.


      Nụ Cười Giai Nhân
      Một cười héo cả trăm hoa nở
      Say cả nhân gian, đắm cả trời
      Đuổi cả cái sầu thiên vạn cổ
      Nhạt nhòa tất cả những mầu tươi.


      Hai bài thơ trên của Nguyễn Bính được tác giả cho đăng trên Phụ Nữ Thời Đàm năm 1943 ở Nam Bộ mà Vũ Trọng Can cũng như ông Hoàng Trọng Hợp và đồng bào Nam Bộ thời ấy rất hoan nghênh.

      Vào Nam Bộ năm ấy, Vũ Trọng Can có số tiền nhuận bút 5 đồng do báo Ngày Nay trả cho truyện ngắn “Màu Hoàng Yến” nên rủ Nguyễn Bính đi cùng. Nhân thể hai chàng muốn quên, muốn cai cái từ (ngữ gọi là) ‘phi yến thu lâm’ do Nguyễn Tuân ( thi vị hóa mà) đặt cho khi dân nghiện ở ngõ Sầm Công Hà nội và những ai muốn từ bỏ cái thú hút thuốc phiện( phổ biến trong giới thanh niên dưới thời Pháp thuộc). Vũ Trọng Phụng và nhiều văn nghệ sĩ ở Hà nội (thuở ấy) đều tìm đến cái thú vui bên khay đèn thuốc phiện ấy. Có thêm nhóm ả đào (cô đầu) đến hát và tiêm thuốc cho thì thú lắm. Đúng như Thế Lữ đã mô tả trong thơ:

      “Khói huyền lên... khói huyền lên
      Thuyền trôi lững thững, Đào Nguyên đâu rồi?...”


      Khi Vũ Trọng Can và Nguyễn Bính tới Sài goon, nghỉ ngơi thưởng ngoạn đôi ba ngày rồi cùng về Rạch Giá, tìm đường đến Hà Tiên, tá túc ở nhà thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phác.
      Đông Hồ và nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội rất mến khách, tận tình giúp bạn tá túc, không quản ngại điều gì, cốt bạn cai được thuốc phiện.

      Trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can cùng ra bưng. Về sau (ra sao), Nguyễn Thạch Kiên không còn tin tức về họ.
      Riêng Đông Hồ và Mộng Tuyết thì sau 1954 về Sài gòn và mở tiệm “ Yểm Yểm Thư Trang” ở đường Nguyễn Thái Học, ngay trung tâm thành phố, và xuất bản sách. Người ta được đọc một tuyển tập về thơ của những nhà thơ trong kháng chiến. Tôi có mua và thưởng thức được nhiều bài có giá trị của Chim Xanh, Thị Nại Am, Thất Tiểu Muội..v..v...Ở Hà nội ( thời đó) cũng được nhà phát hành Nam Cường gửi ra bán.
      Dịp nào rảnh, tôi sẽ ghi lại một số bài thơ trong tuyển tập ấy, để giúp các bạn cùng thưởng thức.

      * Nguyễn Thạch Kiên.

      Page not found - Nguoi Viet Online
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #63

        Đêm mưa đất khách .




        Đêm mưa đất khách .

        Một thân lận đận nơi trời xa.
        Nằm nghe mưa rơi trên mái nhà
        Gió bắt vào thu đầy tiếng lá
        Đời tàn, mộng đẹp, tiếc xuân qua.
        Long tong mưa nhỏ gieo từng giọt
        Vắng lặng không nao một tiếng gà
        Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng lại
        Đêm dài đằng đẵng, đêm bao la.

        Cũng may cho những người lưu lạc
        Càng khỏi trông trăng đỡ nhớ nhà.
        Mấy tháng chưa nguôi sầu hận cũ,
        Nằm đây chăn chiếu của người ta
        Đĩa đèn chết đuối thân bồ hải
        Chung Tử đi rồi lẻ Bá Nha.
        Khá thương nghìn dặm thân làm khách.
        Nằm đọc Liêu Trai bạn với ma.
        Run run song ngỏ bàn tay lạnh,
        Phảng phất giường đen dải áo là.
        Bữa mộng ân tình, say đến sáng
        Bài thơ tâm sự nghĩ không ra.
        Chuyến đò thân thế đưa toàn hận
        Bãi cát phù sinh đổi tháp ngà.
        Đổi thay gớm mặt người thiên hạ,
        Giường mộng thương cho gái nõn nà
        Đất khách Mai Sinh cười phụ bạc,
        Đêm dài Hàn Tín mộng vinh hoa.
        Ở đã không đành đi cũng dở,
        Thân này há ngại chuyện xông pha.
        Sàng đầu kim tận từ hôm đó,
        Tráng sĩ vô nhan cực lắm mà!
        "Thời lai đồ điếu thành công dị
        Sự khứ anh hùng ẩm hận đa"
        Hỡi ôi! Trời đất vô cùng rộng
        Nào biết tìm đâu một mái nhà?
        Có như mắt Tịch xanh mà uổng
        Đất khách cùng đường ta khóc ta!
        Mưa mãi mưa hoài mưa bứt rứt
        Đêm dài đằng đẵng đêm bao la...

        Nguyễn Bính .
        Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 15-03-2011, 10:12 PM.
        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

        Comment

        • #64

          HAI CÁI CHUNG TÌNH -Mối tình thơ : Nguyễn Bính - Anh Đào

          [FONT=Times New Roman][SIZE=6]HAI CÁI CHUNG TÌNH

          Mối tình thơ : Nguyễn Bính - Anh Đào




          Nguyễn Bính (1918-1966) thuở nhỏ tên là Nguyễn Trọng Bính, quê xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là nhà thơ viết về thôn quê rất đặc sắc, lại có máu phiêu lưu, thích thú giang hồ vặt.

          Còn nhà thơ Anh Đào tên thật là Đào Tiến Đạt, thường gọi là Đắc, sinh năm 1914 tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình Nho giáo nhưng theo Tây học, vào ngành Hỏa xa năm 1937, bấy giờ đang làm trưởng ga thôn Kép, tỉnh Bắc Giang (1).

          Dạo ấy là vào mùa thu năm 1940, thời kỳ thơ mới đang thịnh hành. Nguyễn Bính và Anh Đào (Đắc) biết tiếng nhau đã lâu, quí mến nhau vì tài thơ nhưng chưa một lần gặp mặt. Đắc thường viết thư mời Bính lên Kép chơi nhưng Bính chưa có dịp.


          Thôn Kép bấy giờ chỉ là một thị trấn nhỏ, vắng vẻ cô tịch, khi chiều xuống rất buồn nên nhà thơ Phi Tâm Yến – tác giả tập thơ “Nàng Hồ Điệp” - đã viết :
          Ở đây người kép tôi đơn,
          Muốn vui cho cái u buồn tản tan.

          Một buổi chiều chớm thu, Đắc đứng ở sân ga đón chuyến tàu từ Hà Nội ngược Lạng Sơn, đang ngừng ở ga Kép. Bỗng từ trên toa hạng tư bước xuống một chàng thanh niên trạc ngoài hai mươi tuổi, da ngăm đen, vận âu phục trắng đã nhàu nát, chân đi đôi giày tàng, tay cầm cái cặp da đã cũ. Chàng thanh niên ấy tiến đến chỗ Đắc đang đứng và hỏi :

          - Thưa ông, làm ơn cho tôi hỏi ông Anh Đào tức Đắc.
          - Anh Đào chính là tôi, mà Đắc cũng là tôi, thưa ông.
          - Vậy sao ? Còn tôi là Nguyễn Bính.

          Hai người mừng rỡ siết tay nhau thật chặt như đôi bạn thân lâu ngày mới gặp lại và Đắc mời Bính vào nhà, một gian phòng khá rộng dành cho trưởng ga.
          Bấy giờ Nguyễn Bính đã xuất bản tập thơ Lỡ bước sang ngang, còn Anh Đào cũng đã in tập thơ Mấy nét mơ (1939), tập thơ đã nhận được bằng khen của Tự Lực văn đoàn. Cả hai chàng trai đều hãy còn độc thân.

          Buổi tối hôm đó, Đắc làm một bữa tiệc nhỏ mừng bạn thơ để hai người cùng uống rượu ngâm thơ cho thỏa thích. Thôi thì rượu vào thơ ra, mãi đến quá 11 giờ đêm mới tan tiệc.

          Đêm sau và đêm sau nữa, đêm nào cũng có thơ và rượu, kéo dài đến ba bốn tiếng đồng hồ khiến thằng nhỏ của Đắc đang ngủ gật trên ghế cũng được gọi dậy để xào thêm mì hay mua thêm phở. Đôi bạn đều là thi sĩ và cùng bị tình phụ nên rất dễ cảm thông và dễ thân nhau.

          Dạo ấy Đắc yêu một cô gái rất xinh đẹp ở Yên thành, hai người đã từng thề non hẹn biển, không ngờ gia đình nàng bội ước nên Đắc rất đau khổ, bèn xuất bản tập thơ Mấy nét mơ để giãi bày tâm sự của mình :


          Tôi in cuốn “Mấy nét mơ”,
          Viết bằng xương máu trên tờ lìa tan.
          Bán lòng, bán tiếng than van,
          Phơi câu tâm sự khắp gian chợ đời.
          Có ai là kẻ câm lời
          Khi trên tay mất một người như em ?…

          Còn Bính yêu một nàng thơ có danh trên thi đàn, từng được giải thưởng về thơ của Tự Lực văn đoàn. Bính đã làm nhiều thơ tặng nàng, đáng kể nhất là bài Vẩn vơ (2) :


          Xa gửi nàng thơ áo trắng sông Thương (tức Anh Thơ)

          Đã quyết không… không được một ngày,
          Rồi yêu mất cả buổi chiều nay.
          Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá,
          Không biết là mưa hay nắng đây?
          Lâu nay tôi thấy ở lòng tôi
          Như có tơ vương đến một người.
          Người ấy… nhưng mà tôi chả nói,
          Tôi đành “ngậm miệng” nữa mà thôi !…..


          Nàng thơ ấy viết :”Đọc được hai đoạn, tôi bâng khuâng đặt tờ báo xuống bàn cho lòng được trấn tỉnh. Chiều ấy tôi bỗng thấy nhớ anh tha thiết, hay đúng hơn, nhớ thư anh, thương lời tâm sự của anh. Anh từng gọi tôi là công chúa của thơ anh, khiến tôi vừa thích thú vừa tự hào….” (3).

          Không ngờ mối tình đẹp như thế mà tan vỡ. Theo nữ sĩ thì hai người không hợp vì nàng thấy thơ và người khác nhau xa quá, nhưng theo Bính thì vì không “môn đăng hộ đối” bởi thân phụ của nàng là một ông phán hồi hưu, còn nhà Bính rất nghèo và bố Bính chỉ là một ông đồ nho thanh bạch :


          Thầy tôi dạy học chữ nho,
          Dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh.
          Có gì tiếng cả nhà thanh,
          Cơm ăn đủ bữa, áo lành đủ thay…
          (Nhà tôi)

          Và nhà Bính chỉ trồng dâu nuôi tằm, chẳng kiếm được bao nhiêu cho nên :


          Con tằm được mấy tiền tơ,
          Chao ôi, mà ước mà mơ lấy nàng !


          Một buổi sáng, đôi bạn Bính và Đắc dắt nhau lên đồi chơi. Đồi ở ngay sau ga, ven đường dứa dại mọc đầy. Bính bẻ một chiếc gai, đề vào lá dứa mấy vần thơ :


          Có ai đi chắp cánh hoa rơi,
          Bắt bóng chim xa tận cuối trời.
          Có lẽ ngày mai đò ngược sớm,
          Thôi nàng ở lại để quên tôi.


          Thơ đề buổi sáng thì buổi chiều đã thấy có thơ ai đề bên cạnh :


          Hỡi ai lá dứa đề thơ,
          Đường đời hai ngã bao giờ gặp nhau?
          Nói làm chi tiếng nghẹn ngào,
          Thuyền xuôi hay ngược chuyện đâu riêng mình.
          Ngỡ ngàng một cánh hoa trinh.

          Giọng thơ và nét chữ rõ ràng là của nữ giới, nhưng bàn tay nào đã đề thơ? Hoàn toàn bí mật ! Ở Kép bấy giờ có nhiều nhà thơ nổi tiếng : Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Vũ Hoàng Chương, Phi Tâm Yến, Trần Nhân Cư, Bàng Trọng Loan, Quỳnh Dao…. nhất là Quỳnh Dao với những câu thơ được Hoài Thanh khen trong Thi nhân Việt Nam (4) :


          Cầu trắng phau phau màu ánh sáng,
          Mây xanh lánh lánh cánh chim chiều.
          Một hàng tôn nữ cười trong nón,
          Sông mở lòng ra đón dáng yêu.

          nhưng chẳng biết là thơ của ai mà cũng chẳng ai nhận mình là tác giả.

          Lúc mới lên Kép, Bính nói với Đắc là chỉ có thể ở lại hai ngày bởi còn nhiều công việc đang đợi Bính ở Hà Nội, thế mà hai tuần đã trôi qua vì thơ rượu đã níu chân Bính lại. Trong một bữa rượu, Bính cao hứng rút trong cặp ra một cuốn “Lỡ bước sang ngang” và đề tặng Đắc như sau :


          Còn đêm nay nữa mai đi,
          Rượu say rồi, biết lấy gì tặng nhau?
          Có đây một tập thơ đầu,
          Mùi hương thôn dã, cái sầu vô biên.
          Tôi sang “lỡ một chuyến thuyền” (5),
          Anh “mơ mấy nét” (6) vì duyên không tròn.
          Anh cũng buồn, tôi cũng buồn,
          Anh còn ở Kép, tôi còn lên chơi.
          Hồn tôi đã ở đây rồi,
          Thân tôi xin hẹn tháng mười lại lên.

          Tuy nói là “mai đi” nhưng Bính còn chùng chình thêm mấy hôm nữa, rồi ngày chia tay cũng đến.

          Đêm cuối cùng ở Kép, bên ngoài trời mưa dầm rả rích, trong nhà Bính và Đắc ngồi đối ẩm ngâm thơ bên chiếc đèn dầu hỏa tù mù tỏa khói. Đắc ngỏ ý muốn mỗi người làm một bài thơ ngay trên chiếu rượu tặng nhau để làm kỷ niệm buổi chia tay và được Bính tán thành. Mỗi người cứ làm được hai câu hay bốn câu lại ngâm lên cho nhau nghe rồi tiếp tục cho đến hết bài. Vì cả hai đều là kẻ chung tình mà bị tình phụ nên họ đồng ý chọn nhan đề bài thơ là “Hai cái chung tình”. Chẳng bao lâu, Bính đã làm xong bài thơ của mình, ngâm lên cho Đắc nghe và cũng để cho chính mình thưởng thức, chẳng khác nào lòng đang buồn mà muốn nghe khúc “Nam ai”. Giọng Bính trầm trầm ấm áp vang lên giữa đêm mưa vắng lạnh :


          HAI CÁI CHUNG TÌNH

          Bữa nay trở lạnh rồi đây,
          Tôi còn ở lại trên này với anh.
          Bốn bề rừng rậm non xanh,
          Bơ vơ hai cái chung tình gặp nhau.
          Chúng mình còn có gì đâu,
          Sống trong oan khổ, đi vào nhớ thương.
          Ruột tằm đứt cả tơ vương,
          Ái ân sang đến nửa đường lại thôi.

          ***

          Rượu còn uống nữa, anh ơi !
          Uống cho say nữa, say rồi thương nhau.
          Mưa chừng mưa suốt canh thâu,
          Đêm nay mình khóc phải đâu xa nhà.
          (Trời xanh còn khóc nữa là…)
          Nhớ nhà ít, nhớ người ta thì nhiều.
          Người ta nông nổi bao nhiêu,
          Người ta đã thế, mình yêu làm gì?
          Ngày mai là buổi phân kỳ,
          Ngày mai anh ở, tôi đi một mình.

          ***

          Rượu còn, uống nữa đi anh !
          Uống cho hai cái chung tình mê tơi.
          Ai làm cho rẽ duyên tôi?
          Ai làm cho rẽ duyên đôi chúng mình?
          Bóng tôi với lại bóng anh,
          Cả hai bóng ấy đổ thành bóng đơn.

          ***

          Càng say, càng nghĩ, càng buồn,
          Hãy cho tôi tắt tiếng đờn ở đây.
          Men nồng ướt cả muôn dây,
          Hỏi rằng say rượu hay say chung tình?


          Vừa nghe, Đắc vừa gật gù tán thưởng rồi cao giọng ngâm bài thơ của mình làm tặng Bính :


          HAI CÁI CHUNG TÌNH

          Buổi chiều hôm ấy hơi buồn,
          Tàu về, chở một tâm hồn bơ vơ.
          Người tan các ngã hững hờ,
          Mà tâm hồn ấy bây giờ đang say.
          Ngồi trên chiếu rượu đêm nay,
          Mái xanh tóc rối chuỗi ngày thương đau.
          Không quen nhau, chỉ biết nhau,
          Phơi lòng để rợn hai màu tình si.
          Trong ta còn có những gì?
          Họa chăng còn những cái… đi không về !

          ***

          Ngang song sương gió não nề,
          Mưa đêm trút nước bến thề xa xôi.
          Bến thề xa lắm anh ơi !
          Mà thuyền yêu đắm giữa nơi sóng lòng.
          Đi làm gì, để nhớ mong,
          Để oan khổ cứ nằm trong chung tình.
          Trời xui hai đứa chúng mình
          Cứ đem thơ khóc mãi tình vô duyên.
          Rượu đào uống nữa cho quên,
          Cho say khướt cả cái duyên không về !

          ***

          Mười hai bến nước anh đi,
          Chiều đơn đơn lắm, dặm về về đâu?
          Thôi nhau để khổ cho nhau,
          Trường đình một tiễn, mấy câu xa vời.
          Rồi đây hẳn có hai người
          Lấy chung tình bọc một đời thơ hương.

          ***

          Giấu cho hết hận bên đường,
          Che cho kín hết cái gương giang hồ.
          Để bao nhiêu lệ đang khô
          Ngầm theo tiếng khóc đến bờ Nhớ Nhung.
          Hẹn nhau gặp gỡ mùa đông,
          Có ngày tôi đứng ngang sông ngóng đò.

          Hai bài thơ này cho đến nay vẫn chưa hề được xuất bản, chỉ mới đăng một lần trên giai phẩm Hoàng Hoa.

          Lần cuối cùng Đắc gặp Bính là một ngày chớm đông rét mướt ở Hà Nội (“Hẹn nhau gặp gỡ mùa đông” mà !). Anh đến thăm Bính trên căn gác nhỏ thụt sâu trong ngõ Khâm Thiên thì thấy Bính đang nằm co ro trên sàn trong chiếc mền đơn, mặt xám ngắt vì rét. Gần đó là Thâm Tâm, cổ quàng khăn, ngồi xổm trên ghế đẩu cắm cúi viết và Trần Huyền Trân co ro cạnh Bính, miệng phì phà thuốc lá. Thấy Đắc tới, mọi người đều vồn vã đón chào, nhưng không ai rời khỏi chỗ mình, có lẽ vì rét quá.

          Rồi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ (19-12-1946), phố Kép đã trở thành bình địa. Mấy năm sau, khi Đắc trở về thăm thì cảnh vật hoang tàn, ga Kép đã bị san phẳng, chỉ còn những cây dứa dại mọc san sát trên đồi. Đắc bùi ngùi đứng vơ vẩn bên đường sắt, lòng bâng khuâng nhớ bạn, không biết Nguyễn Bính đã lưu lạc đến tận phương trời nào…


          Viết theo tư liệu của Anh Đào
          (Giai phẩm Hoàng Hoa, tháng 9-1952)

          _______________________________________

          (1) Vào khoảng năm 1952, Anh Đào là chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo Nhân Loại ở Sài Gòn.

          (2-3) Trích trong cuốn Từ bến sông Thương, hồi ký của Anh Thơ (NXB Văn Học Hà Nội 1986).
          Chuyện tình có thật này đã được nữ sĩ kể lại rành mạch trong hồi ký, không cần phải giữ bí mật nữa sau khi chồng của nữ sĩ (Bác sĩ Bùi Viên Dinh) và Nguyễn Bính đều đã qua đời. Nữ sĩ Anh Thơ từ trần ngày 14-3-2005 tại Hà Nội.

          (4) Thi nhân Việt Nam (NXB Hoa Tiên Sài Gòn 1967, trang 180) trong phần viết về Nam Trân.

          (5) Tức tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính.

          (6) Tức tập thơ Mấy nét mơ của Đắc (Anh Đào).


          HUYỀN VIÊM

          [url="http://newvietart.com/index4.75.html"][B]403 Forbidden

          </STRONG>

          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #65

            Cô hái Mơ



            Cô hái Mơ

            Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
            Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
            Khí trời lặng lẽ và trong sáng
            Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.

            Hỡi cô con gái hái mơ già
            Cô chửa về ư đường còn xa
            Mà ánh chiều hôm dần một tắt
            Hay cô ở lại về cùng ta?
            Nhà ta ở dưới gốc cây dương
            Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
            Có suối nước trong tuôn róc rách
            Có hoa bên suối ngát đưa hương Cô hái mơ ơi, cô gái ơi
            Chẳng trả lời tôi lấy một lời
            Cứ lặng mà đi, rồi khuất bóng
            Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.


            Nguyễn Bính
            Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 30-10-2011, 10:43 PM.
            Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom