• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Triết lý Phật giáo thời Trần trong biểu tượng hoa sen

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Triết lý Phật giáo thời Trần trong biểu tượng hoa sen

    Triết lý Phật giáo thời Trần trong biểu tượng hoa sen
    Triệu Tú Hiển

    Attention Required! | Cloudflare/DenTran/thapPhoMinh2-1.jpg" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Sở dĩ, người ta cho rằng hoa sen gắn với đạo Phật, bởi ở trong hoa đã có quả hay còn gọi là: “vị liên cố hoa” tượng trưng cho một ý nghĩa "nhân quả" của Phật pháp.

    Ở Việt Nam, hoa sen chẳng những quen thuộc trong đời sống hằng ngày mà còn xuất hiện trong các huyền thoại Phật giáo gắn với những vị vua như: Khi có thai vua Lê Đại Hành, mẹ vua nằm mơ thấy bụng nở hoa sen; vua Lý Thánh Tông mơ thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen dắt vua lên tòa; vua Trần Nhân Tông "nằm ngủ trong chùa Tư Phúc mơ thấy từ rốn mình mọc lên một bông sen, trên bông sen có một vị Phật mình vàng”…
    Cùng với những truyền thuyết này, thì trong kiến trúc cổ Việt Nam, hình tượng bông sen cũng đã được đưa vào một cách đầy sáng tạo. Tháp Phổ Minh thời Trần là một trong những tác phẩm kiến trúc như vậy và được gọi là tháp hoa sen. Tháp Phổ Minh được xây dựng ở trước hiên chùa Phổ Minh, Nam Định, là một ngôi tháp độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc thời Trần và cũng được xem là tháp tưởng niệm của vua Trần Nhân Tông - danh phong: Điều Ngự Giác Hoàng Tổ Phật.

    Toàn bộ cây tháp cao 13 tầng, được đỡ bằng một bệ sen lớn gồm hai lớp, chạm bốn mặt của chân tháp và được cấu tạo một cách rất đặc trưng theo kiểu hình vuông, tương tự như lối chạm khắc thường gặp trên các bệ đá hoa sen thời Trần tìm thấy vào các giai đoạn sau này.

    Thú vị là hai lớp cánh sen này, một ngửa một úp; lớp cánh sen úp chỉ là những cánh có tiếp diện nhìn nghiêng nằm úp xếp đều đặn với nhau; còn lớp cánh sen ngửa thì được xen kẽ giữa một cánh nhìn thẳng, một cánh nhìn nghiêng, khiến cho tiết điệu của các lớp cánh được thay đổi.

    Trên mỗi đầu của các cánh sen lại được tạo bởi hai văn xoáy, và được điệp lại trên dìa cánh tạo nên sự sinh động, liên hoàn. Chúng góp phần tạo nên biểu tượng bông sen nghìn cánh như Hoa Nghiêm Kinh mô tả với những lớp chồng xếp sau trước, chứ không đơn thuần là hai lớp cánh được tạo hình một cách hết sức tượng trưng ở đây.

    Cái tinh tế không chỉ dừng lại ở việc tạo ra hai lớp cánh sen này. Người ta còn nhìn thấy một lớp cánh sen nhỏ hơn được tạc ở tầng đầu tiên của cây tháp, như nhấn mạnh cho ý nghĩa tháp được đặt trong lòng của một bông sen khổng lồ.

    Bông sen đang tỏa hương khoe sắc trên mặt hồ được tượng trưng bằng những lớp sóng nước được chạm khắc ở ngay chân tầng tháp. Chúng tạo nên một sự tinh tế, trang nghiêm mà người thưởng ngoạn phải thật để tâm mới có thể thấy.

    Song hành với việc tạo tác một bông hoa sen khổng lồ, thì phần sân xung quanh tháp cũng được đào sâu xuống so với sân chùa và được kè vuông bốn phía. Điều này không chỉ có tác dụng làm cho móng tháp thêm vững chắc mà tạo ra biểu tượng hồ nước “Bích trì” trong đạo Phật.

    Nó tạo ra một cái nhìn tổng thể từ chạm khắc cho đến kiến trúc và thiết kế không gian. Toàn bộ mô hình này của cây tháp khiến ta nhớ đến bức tranh “Hoa Tạng thế giới” trong kinh Tịnh Độ Tông, mà ngôi tháp giống như một sự hiện thực hóa của hình ảnh này bằng nghệ thuật kiến trúc.
    Hình dáng của hoa sen cũng như sự sinh trưởng của nó còn mang lại cho ta những liên tưởng sâu sắc về cuộc sống. Rễ sen ăn sâu dưới bùn đại diện cho đời sống vật chất, cọng sen vượt ngang qua mặt nước tượng trưng cho cõi trung giới, còn hoa nở trong không khí trên mặt nước lại biểu thị cho thế giới tinh thần.

    Sở dĩ, người ta cho rằng hoa sen gắn với đạo Phật, bởi ở trong hoa đã có quả hay còn gọi là: “vị liên cố hoa” tượng trưng cho một ý nghĩa "nhân quả" của Phật pháp. Đức Phật Thích Ca cũng đã dùng chính những ý nghĩa vi diệu này của hoa sen để chỉ ra: Phương tiện Phật hóa độ chúng sinh Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />chính là Phật pháp Đại thừa. Trong đó, những mưu cầu giải thoát cho cá nhân được xem nhẹ mà đặt lên trên hết là sự mong muốn đi đến giải thoát cho tất cả, mong đem lại sự giác ngộ chân lý tới mọi chúng sinh trong cõi trần ai.

    Quan niệm nhân sinh đó của Phật giáo Đại Thừa cũng chính là triết lý Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra, nhằm mục đích gom toàn dân từ xác thịt đến linh hồn vào một khuôn khổ do họ Trần đặt ra. Điều đó biến Phật phái Trúc Lâm trở thành hình thái ý thức hệ của bộ ba "tam vị nhất thể" gồm Phật-Vua-Cha, phương tiện đắc lực giúp nhà Trần cai trị con dân. Trong đó, Vua-Cha là điều đã có sẵn trong Nho giáo, còn nhà Trần chỉ sáng tạo thêm Vua - Phật (Phật giáo) để biến các vua thành Thần-giáo chủ.

    Ý nghĩa này cũng cho thấy tính chất cân bằng của Nho Phật trong triều đại nhà Trần. Việc hư cấu, mô phỏng cuộc đời Trần Nhân Tông từ lúc sinh thành cho tới khi lên ngôi rồi đắc đạo, giống như Thái tử Siddnartha trở thành Phật Tổ của nhà Trần không ngoài mục đích này. Thậm chí khi Trần Nhân Tông qua đời, những nghi thức mai táng cũng như thờ cúng ông đều được thực hiện giống như với một vị Phật.

    Theo ghi chép về việc mai táng vua Trần Nhân Tông của tài liệu thế kỉ 19, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng tháp Phổ Minh chính là ngôi tháp chứa xá lị của ông với hiện thân là một đóa sen vàng rực rỡ. Cây tháp chính là biểu tượng cho sự đồng nhất Vua - Phật, Phật - Vua. Cái tên Phổ Minh cũng phản ánh tư tưởng này của Phật phái Trúc Lâm. Đó là đem ánh sáng Phật, ánh sáng minh triết để giúp mọi sinh linh giác ngộ.

    Do đó cây tháp vào giai đoạn này không còn chiếm vị trí trung tâm chùa như thời Lý, mà được đặt trước Tiền đường để trở thành biểu tượng phổ quang Phật pháp. Tháp Phổ Minh, vươn cao sừng sững như nối trời và đất, dù cách xa hàng cây số, người ta vẫn có thể trông thấy.

    Nó vừa là điểm nhấn cho toàn thể kiến trúc chùa, và là cánh cổng mở ra thế giới tâm linh cho hàng nghìn tăng ni, phật tử hướng về. Có thể nói bằng hình tượng hoa sen, những nghệ nhân thời Trần đã mang đến một cách tiếp cận mới về đạo Phật thông qua kiến trúc, một cách thật cụ thể và hữu hình.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2


    Chùa Phổ Minh (Nguồn: Google)


    Chùa Tháp (Phổ Minh tự 普明寺) là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách TP Nam Định khoảng 5 km về phía bắc, vùng quê này là quê hương của các vua nhà Trần. Chùa nổi tiếng bởi Tháp Phổ Minh và các bia, tượng quý.




    Theo biên niên sử, chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo các minh văn trên bia, trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý. Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.
    Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần.

    Trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (tượng nằm); tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc; một số tượng Phật đẹp lộng lẫy. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn "Phổ Minh đỉnh tự" đúc năm 1796 - chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam (An Nam tử đại khí, nay không còn).

    Sau thượng điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà tổ, bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa.
    Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là tháp Phổ Minh, dựng năm 1305. Tháp cao khoảng 17 m, gồm 14 tầng, nặng tới 700 tấn. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái... Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5 m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng. Tổ Trúc Lâm thiền phái là Giác Hoàng Điều Ngự (tức Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia) đã ca ngợi thắng cảnh này như sau :
    Sư về trong viện câu kinh vắng
    Quán ở bên sông bóng nguyệt treo
    Ba chục cung tiên cây tháp đặt
    Trăm ngàn cõi Phật tiếng triều reo.
    (Thiên Trường hành cung)

    Trong sân chùa, ngoài ngôi tháp còn có hai nhà bia ở hai bên. Nhà bia bên phải, che tấm bia năm 1916, nói về tháp Phổ Minh, còn nhà bia bên trái, có tấm bia năm 1668, nói về ngôi chùa.
    Một số công trình kiến trúc bài trí khác đã làm tô thêm vẻ đẹp của chùa Phổ Minh, như 3 gian tam quan khung gỗ, tường gạch, mái ngói rêu phong, cổ kính với bức hoành phong đề 4 chữ lớn. "Đại hùng bảo điện" và thành bậc thềm ở chính giữa có chạm đôi sấu đá rất sống động, hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối hai bên lối đi dẫn vào chùa.


    Nhà thờ Bùi Huy Bích (1744 -1818) đã viết bài thơ Du Phổ Minh Tự (Thăm chùa Phổ Minh) như sau :

    Loạn hậu trùng tầm đáo Phổ Minh
    Nhàn hoa dã thảo mãn nham quynh
    Bi văn tước lạc hòa yên bích
    Phật nhãn thê lương chiếu dạ thanh
    Pháp giới dữ đồng thiên quảng đại
    Thổ nhân do thuyết địa anh linh
    Liêu liêu cổ đỉnh kim hà tại
    Thức đắc vô hình thắng hữu hình

    Nghĩa là:

    Sau loạn tìm về đến Phổ Minh
    Hoa đồng có nội ngút trời xanh
    Văn bia sứt mẻ nhòe mây khói
    Mắt Phật âu sầu dõi ngũ canh
    Cõi phép cùng trời bao rộng lớn
    Người đây vẫn nói đất linh thiêng
    Nao lòng đỉnh cổ rày đâu tá?
    Mới biết vô hình thắng hữu hình.

    (Ngô Đức Thô dịch)

    (dongtac.net)




    Chuông chùa Phổ Minh (Chuông lớn của chùa có khắc bản văn "Phổ Minh đỉnh tự" đúc năm 1796 - .)

    Nguồn: Google


    **********************

    ....chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam (An Nam tử đại khí, nay không còn).....
    AN NAM TỨ ĐẠI KHÍ:
    là bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hoá thời Lý, Trần:
    1) Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh). Tương truyền, do nhà sư Minh Không đời Lý đúc.
    2) Tháp Báo Thiên dựng năm 1057 ở Thăng Long (Hà Nội), chỏm tháp bằng đồng.
    3) Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa), đúc năm 1101 ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Thăng Long. Do quá to, đánh không kêu, mới thả vào ruộng chùa nhiều rùa nên có tên gọi trên.
    4) Vạc Phổ Minh, ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định), đúc vào thời Trần Nhân Tông (1279 - 93).

    Năm 1426, quân Minh (Ming; Trung Quốc) phá huỷ chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh lấy đồng đúc súng.
    Tất cả hiện nay đều không còn.
    Source(s):Bách khoa toàn thư VN

    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 09-09-2009, 08:00 PM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      Hoa sen trong văn hóa Phật giáo




      Hoa sen có cả sắc lẫn hương và sự vươn lên khỏi bùn nhơ để nở hoa của nó đã làm cho loài hoa này mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen có mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ văn học nghệ thuật cho đến kiến trúc hội hoạ, và đặc biệt là tôn giáo... Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Đối với Phật giáo, hoa sen hiển hiện khắc nơi từ trong kinh điển cho đến các sản phẩm thờ cúng, tư thế ngồi thiền, cách chấp tay... Hầu như ở đâu có Phật giáo người ta sẽ tìm thấy ở đó có hoa sen, hay nói cách khác hoa sen là biểu tượng của Phật giáo.

      HOA SEN TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT PHẬT GIÁO

      Hoa sen thể hiện trong kiến trúc chùa, tháp
      Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và hoạ tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong kiến trúc chùa tháp Phật giáo.
      Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ 11 với Chùa Một Cột - Hà Nội; thế kỷ thứ 17 với Tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ 18 với Chùa Tây Phương - Hà Tây, Chùa Kim Liên - Hà Nội.
      Theo truyền thuyết chùa Một Cột hình thành từ một giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Vào một đêm mùa xuân năm Kỷ Sửu (1049), vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài hoa sen, dẫn vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói chuyện lại với triều thần, có người cho là điềm xấu, nhưng thiền sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Phật Quan Âm ở trên, đúng như hình ảnh đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn xung quanh, tụng kinh cầu sống lâu và đặt tên là chùa Diên Hựu.
      Hình tượng hoa sen ở Tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7 đến 8 m. Phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật.

      Hoa sen trong các sản phẩm trang trí – thờ tự
      Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là hoa sen đã quá đỗi gần gũi với nhà chùa. Trên mái lợp của chùa cũng có hoa sen, gạch lót nền, những phù điêu trên vách, những chạm trổ trên cửa đều có hoa sen, thậm chí thông gió cũng là hình hoa sen… Điều này muốn nói lên rằng, ngoài tính biểu tượng cho những gì thuộc về triết lý cao siêu của nhân sinh, của Phật giáo; ngoài những gì thuộc về tính “bác học”, hoa sen còn in đậm dấu ấn của mình trong tâm khảm của những nghệ nhân, những người thiết kế, những người tạo mẫu cho các sản phẩm xây dựng, trang trí. Ở đó, những đường nét của hoa sen cũng sống động, cũng hài hòa, thanh thoát.
      Ở đây, người viết cho rằng những kiểu thức khác nhau trong cách thể hiện hoa sen có thể phân làm ba phong cách căn bản đó là Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc.
      Với phong cách Ấn Độ, chúng ta dễ nhận thấy sự ảnh hưởng của nó trong tranh tượng – phù điêu của các nước như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Nam Tông - Khơme). Phong cách Tây Tạng đó là hoa sen với màu sắc sặc sỡ (chủ yếu là các màu nóng), và ít có tầm ảnh hưởng đến các nước khác. Có lẽ, Tây Tạng biệt lập với bên ngoài và thời tiết giá lạnh nên đã hình thành một phong cách rất riêng không thể trộn lẫn vào đâu được. Đối với phong cách Trung Quốc, và cũng là Việt Nam (Bắc Tông), người ta nhận thấy ở đây sự đơn giản trong cách thể hiện, không có nhiều những yếu tố cách điệu chồng chất lên nhau như Ấn Độ và cũng không quá màu sắc như Tây Tạng.
      Thể hiện sự thanh khiết, hoa sen đã có mặt trong hầu hết các sản phẩm thờ cúng. Người ta bắt gặp ở đây rất nhiều từ trong chân đèn, lư hương, bình hoa, tách trà, đĩa bày trái cây, hộp đựng trầm… được thiết kế theo những kiểu thức hoa sen. Các sản phẩm thờ cúng này hầu như đều có hình dáng của hoa sen, hoặc ít ra thì hoa sen cũng được vẽ hay chạm trổ ở trên nó. Đây là điều vừa tạo nên yếu tố thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa thanh sạch. Cũng liên quan đến vấn đề thờ cúng này, hình tượng hoa sen còn được dùng để làm cái chum/hủ đựng cốt của người chết. Thể hiện một niềm tin được tái sinh vào cõi an lành hay một kiếp sống không còn khổ đau trần thế, hoa sen được xem là nơi trú ngụ của linh hồn sau khi chết và đợi đi tái sinh.

      HOA SEN TRONG VĂN HÓA TINH THẦN PHẬT GIÁO

      Hoa sen và yếu tố linh thánh
      Hoa sen là loại hoa có bốn đặc tính vượt trội hơn các loại hoa khác: 1. Ở bùn lầy mà không ô nhiễm; 2. Hoa và quả kết cùng một lúc; 3. Loài ong, bướm không hút lấy hương nhụy; 4. Phụ nữ không dùng hoa sen để trang điểm như giắt trên đầu. Do hoa sen không bị nhiễm bởi bùn nhơ, nên nó được dùng làm biểu trưng cho tánh giác tự nhiên của Phật, tổng quát hơn là biểu trưng cho Phật.
      Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện. Hoa sen còn biểu trưng cho trí tuệ siêu việt. Nó thể hiện niềm khao khát giác ngộ. Trong Mật điển có thần chú Lục tự Đại minh là tâm chú của ngày Quán Thế Âm Bồ Tát: "Om Mani Padme Hum" (Án Ma Ni Bát Di Hồng). Trong đó, Padme tiếng Tây Tạng có nghĩa là hoa sen, biểu tượng cho trí tuệ siêu việt, trí tuệ chứng ngộ tự nhiên vượt ra ngoài vòng vây hãm của nhị nguyên luận.
      Hoa sen trong quan niệm truyền thống không ít trường hợp được coi là biểu trưng của sự sinh sản, của sự sáng tạo. Người ta cho rằng hoa là bộ phận sinh dục của cây. Điều này hoàn toàn đúng xét về mặt sinh vật học lẫn về mặt văn hóa, nhất là văn hóa cổ đại, khi quan hệ giới tính còn được coi là thiêng liêng, là nguồn cội của lẽ sinh thành vạn vật. Hoa sen với gương sen của nó chứa đựng những chủng tử (hạt sen) đã được coi là biểu trưng của cơ quan sinh sản và sen là biểu trưng cho sự thịnh vượng, cho Phúc, một trong ba điều tối hảo: Phúc - Lộc - Thọ của người Trung Quốc.
      Trong lịch sử Phật Thích Ca từ lúc đản sinh cho đến lúc nhập diệt, Ngài đều ở trên hoa sen. Điều này biểu trưng cho tinh thần bất nhiễm trần của người giác ngộ lẽ đời, và cũng tượng trưng cho trí tuệ, cho triết lý cao siêu của Phật giáo.

      Ảnh hưởng của hoa sen trong tâm thức Phật giáo
      Đối với người Ai Cập, sen được biểu hiện cho dương khí. Nhưng đối với Nam Á và phương Đông, sen lại chứa nhiều yếu tố âm, nó là bóng dáng của phái đẹp. Trong nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam, chúng ta từng gặp những đài sen là chỗ ngồi của Phật và các linh vật ở miền tịnh thổ (đất Phật) biểu hiện cõi chân như, yên lặng tuyệt đối, cõi không sinh, không diệt. Những người theo đạo Phật thường hiểu sen với những đường gân của nó như 84 vạn pháp môn chảy chung về một nguồn, đó là cuống sen và cũng chính là nguồn giải thoát, là nhất chính đạo đi về một hướng để chuyển tải Phật pháp hoà nhập vào cuộc đời.
      Từ khi Phật giáo xuất hiện cho đến ngày nay, hoa sen với những ý nghĩa của nó đã thấm sâu vào tâm thức Phật giáo. Những triết lý tưởng chừng như bỏ ngõ cuộc đời, xa lánh cuộc đời trần thế lại là những triết lý có nguồn gốc từ những khổ đau của chúng sanh. Đức Phật đã từng nói với các đệ tử của mình, như nước đại dương chỉ có một vị mặn, giáo lý của Như Lai cũng chỉ có một vị là giải thoát. Vị giải thoát đó chính là cởi trói cho những ràng buộc, những khổ đau, những cố chấp, bám víu .v.v… của chúng ta trong cuộc đời. Như thể hoa sen, lấy chất liệu là bùn nhơ, nước đục nhưng hương sắc của nó làm ấm áp lòng người.

      Hoa sen trong kinh Phật
      Hoa sen trong kinh Phật biểu tượng cho chân lý. Và chân lý đó là chân lý hiện thực trong cuộc đời. Về mặt xã hội và tôn giáo, hoa sen biểu trưng cho con đường "nhập thế sinh động" của Phật giáo. Đó là những thành ngữ thường được dùng như "Cư trần bất nhiễm trần" (Sống trong trần thế nhưng không bị ô nhiễm bởi trần thế), hoặc "Phật pháp bất ly thế gian pháp" (Phật pháp không rời các pháp thế gian mà có), hoặc "muốn đến Niết bàn hãy vào đường sinh tử" v.v... Về mặt triết lý, hoa sen tượng trưng cho nhân quả cùng thời...
      Trong Kinh Nhiếp Đại thừa luận thích, hoa sen có bốn đức: hương (thơm), tịnh (sạch), nhu nhuyễn (mềm mại) và khả ái (đáng yêu). Trong Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, hoa sen có mười đặc tính: 1. Vi diệu; 2. Khai phụ; 3. Đoan chính; 4. Phân minh; 5. Thích duyệt; 6. Xảo thành; 7. Quang tịnh; 8. Trang sức; 9. Dẫn quả; 10. Bất nhiễm.
      Như vậy, hoa sen trong kinh Phật sẽ được hiểu tùy theo những hoàn cảnh khác nhau. Có lúc, hoa sen chỉ thuần túy là hoa sen, có lúc hoa sen là chân lý tuyệt đối (Niêm hoa vi tiếu), và có khi hoa sen lại tượng trưng cho con đường du hóa của Tỳ kheo[1]: “Như từ trong đống bùn nhơ vất bỏ, sinh ra hoa sen thanh khiết ngọt ngào làm đẹp ý mọi người; cũng thế, chỉ từ nơi chốn phàm phu ngu muội mới sản sinh những vị đệ tử bậc Chính Giác đem trí tuệ soi sáng thế gian” [3: 58].Hoa sen được ví cho người không bị nhiễm trần (ái nhiễm): “Như nước giọt lá sen, như hột cải đặt đầu mũi kim, người không đắm nhiễm ái dục cũng như thế; Ta gọi họ là Bà-la-môn”[3:161]hay một đoạn khác: “Ta có thể là người với các lậu hoặc đã đoạn tận... Ví như bông sen xanh, bông sen hồng hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn ra khỏi nước, đứng thẳng, không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt…” [3:161]
      Như thế, hoa sen hiện diện rất nhiều trong Phật giáo, và có ý nghĩa biểu trưng cho người không bị đắm nhiễm bởi cuộc đời. Quan điểm này chúng tôi cũng thấy có trong ngạn ngữ Ấn Độ: "Mặt trăng có từ biển sâu tăm tối, cỏ Điva[2] mọc từ phân bò, hoa sen mọc lên từ bùn đất... Một con người đâu cần phải xem xét lai lịch hắn từ đâu...".
      Hoa sen trong kinh Phật thường có các màu: xanh, trắng, tím, hồng, vàng, đỏ và với số cánh hoa có khi là: 4 cánh, 6 cánh, 8 cánh, 10 cánh, 12 cánh, 16 cánh, 20 cánh, 100 cánh, 1000 cánh và với mỗi loại như thế chúng có những ý nghĩa nhất định. Như: Hoa sen tám cánh màu xanh được dùng làm logo cho Gia đình Phật tử Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tám cánh hoa, gương sen tám hột là Bát chánh đạo, và màu sanh thể hiện niềm tin vào sự giác ngộ cũng như tương lai Phật pháp, hay hoa sen nghìn cánh tượng trưng cho trí tuệ viên mãn của một đấng giác ngộ.
      Ở Việt Nam, khi các kinh được dịch từ Hán tạng hay Pali tạng ra Việt ngữ thì hàm lượng từ Hán Việt vẫn còn rất nhiều, đặc biệt là tên riêng, hầu như giữ nguyên từ Hán Việt không dịch nghĩa. Vì lẽ đó mà danh hiệu Phật thường gặp là Liên hay Liên hoa có nghĩa là hoa sen, cũng được để nguyên âm Hán Việt. Trong kinh Vạn Phật, chúng tôi tìm thấy có những danh hiệu Phật như: Bảo Liên Hoa Thắng Phật (tr.161, 176, 350, 662), Liên Hoa Nhãn Phật (tr.261), Liên Hoa Diệp Nhãn Phật (tr.294), Liên Hoa Diệp Tinh Tú Vư?ng Hoa Thông Phật (tr.315), Xưng Liên Hoa Phật (tr.363), Bảo Liên Phật (tr.569), Liên Hoa Diện Phật (tr.614)… điều này nói lên sự ảnh hưởng rất to lớn của hoa sen trong tâm thức của Phật giáo.

      Và không chỉ có vậy, bộ kinh nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa đó là: Lotus Sutra – Kinh Hoa sen hay thư?ng gọi là Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Ở Trung Hoa, hiện có 5 bản dịch là: Pháp Hoa Tam Muội, Tát-đàm-phân-đà-lị Kinh, Chánh Pháp Hoa kinh, Diệu Pháp Liên Hoa kinhThiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Trong 5 bản dịch ấy thì bản Diệu Pháp Liên Hoa kinh gồm có: 7 cuốn đ?ợc chia thành 28 phẩm do Ngài Cưu-ma-la-thập dịch được lưu hành và diễn giải nhiều nhất. Như vậy, hoa sen mọc từ bùn nhơ nhưng không nở trong bùn, trong nước mà nở giữa hư không, nở khi ánh bình minh xuất hiện, và đặc biệt không một loài ong bướm nào ve vãn xung quanh. Cánh, nhị, gương, hột đồng thời hiển lộ .v.v… đã tạo cho loài hoa này có một vị trí đặc biệt trong tâm thức Phật giáo.

      *****

      Đạo Phật xuất hiện từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, tính đến nay đã hơn hai mươi lăm thế kỷ. Xét về lịch sử các tôn giáo trên thế giới, đạo Phật xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, trên xứ Ấn lúc giờ đã có những tôn giáo bản địa, và đã có rất nhiều những trường phái triết học. Đạo Phật ra đời trong bối cảnh như thế nên đã tiếp thu rất nhiều những tư tưởng tiến bộ của các tôn giáo khác, những trường phái triết học khác. Nói như vậy không nghĩa là Đạo Phật bắt chước một cách rập khuôn, mà ngược lại đạo Phật sử dụng lại những điều mà người ta thường dùng, nói những điều người nói - nhưng ở một góc độ khác. Sự kế thừa và nâng cấp đó là một tất yếu của tiến trình lịch sử nhân loại. Sinh ra trên đất Ấn, lớn lên trên đất Ấn và cũng có thể nói bị chết đi một cách tự nhiên trên đất Ấn, Phật giáo đã thừa hưởng rất nhiều những giá trị giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc này. Một trong những giá trị ấy là biểu tượng hoa sen.
      Trong văn hóa Phật giáo nói chung và trong kinh điển nói riêng hoa sen đã được nâng lên một tầng nghĩa mới, những ý nghĩa mới. Những tầng ý nghĩa đó đã làm cho hoa sen trở thành một biểu tượng của Phật giáo, một biểu tượng của sự bất nhiễm, thanh khiết và viên mãn. Đồng thời, nó cũng tượng trưng cho sự thăng hoa trí tuệ và sự viễn ly của các hành giả.

      [1]Những người đệ tử của Phật

      [2]Loại cỏ thiêng dùng để đốt trong các lễ cúng tế.

      Nguyễn Đăng Chất (phattuvietnam.net/ )



      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 09-09-2009, 08:17 PM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom