• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

CHƠI Ô ĂN QUAN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CHƠI Ô ĂN QUAN



    CHƠI Ô ĂN QUAN

    Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan là một trò chơi dân gian của trẻ em người Kinh, Việt Nam mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi

    Hiện chưa rõ nguồn gốc cũng như thời điểm bắt đầu nhưng chắc chắn rằng Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

    Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.

    Cách chơi :

    Chuẩn bị



    Bàn chơi Ô ăn quan cho 2 người (2 phe)

    Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

    Quân chơi: gồm hai loại quandân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.

    Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.

    Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.



    Luật chơi



    Bàn chơi ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc



    Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có đường bao lại được lấy lên để rải tiếp



    Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn, ô liền đó lại được lấy lên để tiếp tục rải

    Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.

    Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dânquan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

    • Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.

    • Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.

    • Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

    • Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

    Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dânquan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.




    Đồng dao

    Trong cách chơi truyền thống có sử dụng một số bài đồng dao, dưới đây là một bài trong số đó:

    Hàng trầu hàng cau
    Là hàng con gái
    Hàng bánh hàng trái
    Là hàng bà già
    Hàng hương hàng hoa
    Là hàng cúng Phật.


    Biến thể

    Trò chơi có một số biến thể sau:

    • Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và/hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân.

    • Khi quân cuối cùng đã được rải xuống, nếu ô liền sau đó là ô quan thì người chơi cũng mất lượt ngay dù ô đó có chứa quân hay không.

    • Khi đến lượt đi người chơi có thể tính toán phương án đi của mình trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc phải đi ngay mà không được phép tính toán.

    Ô ăn quan cho nhiều hơn hai người chơi

    Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp

    • Bàn chơi cho 3 người: có hình tam giác đều với 3 ô quan ở 3 đỉnh của tam giác, ở mỗi cạnh kẻ 5 ô vuông để làm ô dân. Người chơi ngồi ở phía cạnh tam giác có các ô dân thuộc quyền kiểm soát của mình.


    Bàn chơi ô ăn quan cho 3 người



    • Bàn chơi cho 4 người: có hình vuông với 4 ô quan ở 4 góc vuông, các ô dân hình vuông kẻ ở 4 cạnh, mỗi cạnh 5 ô. Người chơi ngồi ở phía cạnh hình vuông có những ô dân thuộc quyền kiểm soát của mình.


    Bàn chơi ô ăn quan cho 4 người


    Ô ăn quan trong văn học, nghệ thuật

    Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật:

    • Thành ngữ: Một đập ăn quan - hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn.


    "Gửi người chơi ô ăn quan" của Nguyễn Thị Ngọc Hà

    Thoáng
    Ta qua nhau lặng lẽ
    Theo dòng đời
    Hối hả ngược xuôi
    Lạc nhau mãi trong trò chơi nhân thế
    Biết Người đâu
    Khuất giữa muôn người

    Ngoảnh lại
    Thuở áo cơm còm cõi
    Lỡ tuột trôi khát vọng trên đường
    Người có về
    Cạn niềm vui sót lại
    Dù chỉ là khói sương

    Người có đem bấy nhiêu
    Vàng
    Đá
    Lắng dưới nhục vinh
    Về sân Đình
    Chia ô ăn quan
    Chơi lại

    Chiều nay trên lối quê
    Chỉ còn mình ta
    Khỏa những nắng mưa đã oải
    Bước vào từng ô ấy
    Ô nào …
    Gió cũng tràn qua

    (trong tập Người gánh vô hình, Nxb. HNV-tháng 9/2005.)


    Trích bài thơ "Thời gian trắng" của Xuân Quỳnh:

    Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
    Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
    Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
    Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ...


    • Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).




    Trò chơi tương tự trên thế giới

    Mancala châu Phi



    Một bàn chơi Mancala châu Phi

    Loại trò chơi Mancala phổ biến ở châu Phi và cũng được biết đến ở nhiều nơi khác trên thế giới với những biến thể, tên gọi (theo cách gọi của người phương Tây) khác nhau như Kalah, Oware, Ơmweso, Bao,...[3]Mancala khác Ô ăn quan ở một số điểm chính sau:

    • Bàn chơi thường có 12 ô (hay được khoét thành những lỗ), mỗi người chơi kiểm soát 6 ô gọi là nhà, ngoài ra có thể có 2 ô lớn hơn gọi là kho. Kho có thể chỉ được dùng để chứa hạt giống đã bị người chơi ăn chứ không phải để đặt quân vào trong lượt đi do đó không nhất thiết phải có. Trong một số biến thể, bàn chơi có 24 ô, chia làm 4 hàng 6 ô, mỗi người chơi kiểm soát hai hàng, tổng cộng 12 ô ở phía bên mình.

    • Không có quân tương tự như quan mà chỉ có một loại quân gọi là hạt giống. Số lượng hạt giống ở mỗi ô khi chuẩn bị chơi có thể là 3 hoặc 4.

    • Khi đến lượt, người chơi cũng dùng những quân ở ô bất kỳ thuộc quyền kiểm soát của mình để di chuyển (gieo hạt) nhưng chỉ di chuyển ngược chiều kim đồng hồ chứ không phải theo chiều tuỳ ý.

    • Thể thức ăn quân không phải yêu cầu cách một ô trống mà phụ thuộc số lượng hạt giống ở các ô mà những hạt giống cuối cùng trong lần gieo hạt đặt vào.

    Mancala ở các nước châu Á khác

    Cũng được người phương Tây xếp vào loại Mancala là trò chơi có những tên gọi khác nhau tuỳ từng quốc gia như Congklak, Tchonka, Naranj, Dakon, Sungka. Trò này được chơi ở Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines, miền Nam Thailand, Sri Lanka, Maldives...[4] Nó khác Ô ăn quan ở những điểm chính dưới đây:

    • Bàn chơi có 14 ô, mỗi người chơi kiểm soát 7 ô ở phía bên mình, không có ô như ô quan.

    • Không có quân tương tự như quan mà chỉ có 98 quân khi chuẩn bị đặt ở mỗi ô 7 quân.

    • Khi đến lượt, người chơi cũng dùng những quân ở ô bất kỳ thuộc quyền kiểm soát của mình để rải vào từng ô, mỗi ô 1 quân nhưng chỉ di chuyển theo chiều kim đồng hồ chứ không phải theo chiều tuỳ ý.

    • Thể thức ăn quân: nếu quân cuối cùng trong lượt rải rơi vào ô trống thuộc quyền kiểm soát của mình thì người đi mới có thể ăn được quân. Ô bị ăn là ô đối diện phía đối phương, người chơi được ăn tất cả số quân đang có trong ô đó, đương nhiên nếu là ô trống thì số lượng quân ăn được là 0.

    Cuộc Sống Việt _ Theo vi.wikipedia.org
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 21-09-2010, 04:20 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2



    Bác CO-FBI ơi ời .... iem cũng có bài chơi ô ăn quan nè bác hihihi , iem góp vào đây bác nhá. Iem không dám so với các nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà và Xuân Quỳnh đâu , chỉ là một chút hoài niệm ngày thơ bé thôi. Mà khổ thân iem, sau này cái rì cũng dính chữ iêu vào nó mới thành thơ đó bác.

    Chúc bác trông giăng phá cỗ vui nhá. Bánh Trung thu Hàng Đường Hà Nội ngon nhất nhì VN đó bác , nếu bác không chê em gửi phát chuyển nhanh vô liền.

    Iem bổ xung thêm tý luật chơi : Nếu trường hợp một trong hai bên dãy ô bị hết dân (trống cả 5 ô) đến lượt người nào đi người đó sẽ phải rải vào các ô trống đó mỗi ô ít nhất 01 dân trước khi đi lượt của mình. Thủ tục này gọi là rải ranh .


    Ô ĂN QUAN



    Tình yêu.
    Như trò chơi khi còn thơ bé.
    Mười ô và hai quan.
    Ô có gì và quan có gì ta đều biết rõ.
    Hai người chơi.
    Ai biết ai ăn ô và ai ăn quan.
    Ai là người thắng cuộc.
    Ai ăn gian
    Từng quân cờ từng bước đi, toan tính

    Có quan trọng gì.
    Vì suốt đời anh vẫn là người rải ranh....



    HN 10/2006

    Đã chỉnh sửa bởi Ngocanh.online; 21-09-2010, 06:46 AM.
    "ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN
    HÃY TỰ HỎI BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC"

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Ngocanh.online View Post

      Bác CO-FBI ơi ời .... iem cũng có bài chơi ô ăn quan nè bác hihihi , iem góp vào đây bác nhá. Iem không dám so với các nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà và Xuân Quỳnh đâu , chỉ là một chút hoài niệm ngày thơ bé thôi. Mà khổ thân iem, sau này cái rì cũng dính chữ iêu vào nó mới thành thơ đó bác.

      Chúc bác trông giăng phá cỗ vui nhá. Bánh Trung thu Hàng Đường Hà Nội ngon nhất nhì VN đó bác , nếu bác không chê em gửi phát chuyển nhanh vô liền.

      Iem bổ xung thêm tý luật chơi : Nếu trường hợp một trong hai bên dãy ô bị hết dân (trống cả 5 ô) đến lượt người nào đi người đó sẽ phải rải vào các ô trống đó mỗi ô ít nhất 01 dân trước khi đi lượt của mình. Thủ tục này gọi là rải ranh .


      Ô ĂN QUAN



      Tình yêu.
      Như trò chơi khi còn thơ bé.
      Mười ô và hai quan.
      Ô có gì và quan có gì ta đều biết rõ.
      Hai người chơi.
      Ai biết ai ăn ô và ai ăn quan.
      Ai là người thắng cuộc.
      Ai ăn gian
      Từng quân cờ từng bước đi, toan tính

      Có quan trọng gì.
      Vì suốt đời anh vẫn là người rải ranh....



      HN 10/2006
      Nghe nói có người " đã iêu nhiều đến mức chán " roài kia mà !!!

      Yêu nhiều - yêu ít đều ko sao , chỉ mong đừng có : " giờ thì cũng iêu mà iêu iếu xìu " phải ko Ngcanh...

      Bác để dành hình này cho Ngocanh đây.... Trông có giống ko???




      .
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 21-09-2010, 08:04 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Bác CO-FBI design tranh thơ đẹp quá. Biểu đạt một cách sinh động ý tứ của bài thơ và nâng tầm bài thơ lên một đẳng cấp khác. Em ạh bác , bác giỏi quá. hihihihi.

        Chúc bác một ngày vui.
        "ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN
        HÃY TỰ HỎI BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC"

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom