• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nền Văn Hóa Cổ Phù Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nền Văn Hóa Cổ Phù Nam

    Nền Văn Hóa Cổ Phù Nam
    Lương Ninh


    Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ bảy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền tây sông Hậu ngày naỵ Ðây là một đất nước có đời sống xã hội phát triển khá cao, từng có nền kinh tế chính trị phát triển và một nền văn hóa đặc sắc, để lại dấu ấn đậm nét.
    Từ bao đời nay, cùng với sự ra đời của một nước bao giờ cũng là sự xuất hiện nhiều thành quách, lâu đài thế nhưng đối với Phù Nam thì đây lại là một ngoại lệ. Phù Nam ra đời bằng sự xuất hiện của những đô thị buôn bán trên bờ biển, đó là nét đặc biệt, hiếm có trong sự hình thành của một đất nước.

    Qua các nghiên cứu khảo cổ người ta đã khám phá ba đô thị: Bà Thê, còn gọi là óc Eo (nay là xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Nền Chùa (nay là huyện Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), Nền Vua (nay là huyện Hồng Dân, tỉnh Cà Mau) tạo nên đất nước Phù Nam. Những đô thị này được xây dựng trên bờ kênh ngập nước từ 5 - 6 tháng/năm, có mặt bằng rộng mỗi chiều khoảng 1.000m.

    Ba đô thị nằm cách nhau từ 15 đến 20 km, cách biển 23-10km, liên lạc với nhau bằng thuyền đi trên kênh. Con kênh Bà Thê - Châu Ðốc khi ấy đóng vai trò là đường giao thông huyết mạch dài 100km. Từ Châu Ðốc lại có năm con kênh ngắn nối với khu đền cổ Ăng Co Borêy, nơi được coi là kinh đô của nước Phù Nam. Kênh Bà Thê - Châu Ðốc là trục sinh hoạt của dân cư cổ ở miền Tây sông Hậu. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy con kênh này cùng với các kênh nối ba đô thị với nhau có thể là các phố của đô thị, ở đó người ta lập chợ trên sông, phố trên kênh, trung tâm thành thị cũng là trung tâm tôn giáo, văn hóa, chính trị.

    Từ cuộc khai quật của L.Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp và những cuộc khai quật trong vài chục năm gần đây đã phát hiện những dãy cột nhà sàn khá phong phú ở An Giang, Kiên Giang, Cà Maụ.. còn sót lại cùng với những đồ dùng bằng gỗ, bằng gốm, đây là những bằng chứng sinh động phản ánh cuộc sống phổ biến trên thuyền.

    Ðể tìm dấu vết của đất nước Phù Nam cổ, năm 1995 các nhà khảo cổ học đã khai quật được một chiếc thuyền dạt vào cửa kênh ven biển ở huyện Hồng Dân - Cà Mau, trong thuyền có hai bộ hài cốt, một của người lớn và một của thiếu niên cùng một số đồ dùng mang theo như vò, ấm, có niên đại khoảng thế kỷ thứ tư, điều đó càng chứng tỏ rằng đã tồn tại một đất nước Phù Nam có nghề đi biển và cuộc sống trên bến dưới thuyền sinh động.

    Tuy nhiên, so với những hiện vật phát hiện dưới nước thì những hiện vật được phát hiện dưới mặt đất còn phong phú hơn. Ngược dòng thời gian năm 1944 Malleret đã tiến hành khai quật di chỉ óc Eo, khảo sát cụm di tích đô thị cổ chung quanh Óc Eo, đã phát hiện nhiều hiện vật bằng đồng, sắt, thiếc nói lên nghề luyện kim bản địa. Thêm vào đó còn phát hiện được khá nhiều hiện vật có nguồn gốc nước ngoài: một chiếc gương đồng có hai chữ Hán của thời Hậu Hán (250-220), dây chuyền mặt ngọc có khắc chữ, hai huy chương vàng Roma thời Antonius (138-161) và thời Marc Aurele (161-180), 36 mảnh đồng, thiếc, vàng (trong đó có 16 viên ngọc) khắc chữ ấn Ðộ, cùng với số nữ trang bằng vàng nặng 1120 gam và 10.000 hạt ngọc. Các cuộc khai quật khảo cổ học trong 20 năm trở lại đây (1975-1995) đã nâng số hiện vật quý này lên gấp đôi.

    Những mảnh vàng cùng với một khối lượng lớn đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc, cả thủy tinh và thiếc đã nói lên một xã hội sung túc, ở đây tồn tại một tầng lớp thị dân. Như thế rõ ràng là cư dân Phù Nam có một bộ phận chuyên làm nghề buôn bán, lại có một bộ phận chuyên làm nghề nông, trồng lúa "gieo một năm gặt ba năm" ở đây có lẽ trồng lúa nổi, cả nghề đánh bắt hải sản và làm các nghề thủ công. Một bộ phận khác chắc chắn sống nhờ thu hoạch lâm sản và săn bắn, đó là những cư dân sống lâu đời trên thềm cao sông Mê Công. Những cư dân này gồm hai bộ lạc: Môn Cổ và Nam Ðảo. Người Môn Cổ (nay là người Mơ Nông, Ba Nạ..) có lẽ chính là chủ nhân của nền văn hóa Ðồng Nai, từ thời đại đá, đồng. Người Nam Ðảo (nay là người Chăm, Gia Rai, Ê Ðệ..) đến sau, sống chủ yếu ở vùng ven biển mà dấu vết văn hóa của họ đã được chứng minh bởi các cuộc nghiên cứu khảo cổ trong vài thập niên gần đây.

    Trên miền tây sông Hậu hai tộc này liên kết với nhau xây dựng nước Phù Nam, trong đó mỗi bộ lạc phát huy thế mạnh của mình, người Môn Cổ về khả năng chinh chiến và tổ chức xã hội, người Nam Ðảo về khả năng buôn bán với nước ngoài. Từ thế kỷ thứ ba, Phù Nam trở thành một cường quốc của khu vực, thậm chí còn chinh phục các nước lân bang, đỉnh cao của sự phát triển này là thế kỷ thứ 4 - 5.

    Ngoài quân sự, đất nước Phù Nam khi ấy còn có một nền văn hóa khá phát triển. Ðể chép kinh, người Phù Nam đã mượn chữ cổ ấn Ðộ. Trong Tấn thư (sử nhà Tấn) có ghi lại: "Họ có nhiều sách và thư viện... chữ viết của họ giống như chữ viết của người Hồ... Vua cũng đọc được những bài văn viết bằng chữ ấn Ðộ, mỗi bài khoảng 300 chữ". Rõ ràng Phù Nam là một đất nước có trình độ văn hóa cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của văn hóa ấn Ðộ nên Phù Nam đã tiếp thu tôn giáo ấn Ðộ trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng.

    Một đặc tính khác, đậm chất văn hóa của cư dân Phù Nam là sản xuất đồ gốm. Từ những năm 40 của thế kỷ 20, Malleret đã lượm được hàng vạn mảnh gốm trong hố đào và cả trên mặt đất ở Óc Eọ Ðiều đáng chú ý ở đây chính là hình dáng tạo thành các vật thường dùng của gốm. Theo báo cáo khai quật ở Ðá Nổi thì: "Ðồ gốm được chế tác bằng kỹ thuật bàn xoay điêu luyện. Các vật gốm phổ biến là bếp lò, chai gốm làm bằng đất cát phù sa ở lớp trên nên thường có màu hồng nhạt và được nung kỹ nên rất cứng". Những nét đặc sắc đó cho thấy một kỹ nghệ, một nền văn hóa gốm phù sa cao hơn, phân biệt rõ rệt với gốm của các vùng, các xứ láng giềng khác...


    Những dấu tích văn hóa kể trên đủ để cho thấy cư dân cổ Phù Nam không chỉ là những người mở cửa biển giao lưu văn hóa, mà còn buôn bán trao đổi sản phẩm rộng rãi với nước ngoài, hơn nữa còn thích nghi rất cao với đời sống sông nước. Những con người ngày nay, trên đồng bằng sông Cửu Long, trên miền tây sông Hậu cũng là những người quen sống, làm ăn trên biển cũng như trên kênh lạch. Họ sống phóng khoáng, thoải mái, năng động, sôi nổi, hơi ngang tàng nhưng cũng rất mạnh mẽ, thẳng thắn, dứt khoát. Phải chăng họ đã kế thừa và còn giữ lại những nét đặc trưng có từ xa xưa của những cư dân cổ Phù Nam.
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom