• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

RABINDRANATH TAGORE - Tâm Tình Hiến Dâng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • RABINDRANATH TAGORE - Tâm Tình Hiến Dâng





    RABINDRANATH TAGORE:


    Nếu nhà văn người Anh Rudyard Kipling (1865-1936) quan niệm là Đông là Đông, Tây là Tây, hai miền không thể nào kết hợp được với nhau. Rabindranath Tagore, nhà thơ đã cố gắng kết hợp giữa Đông và Tây, những năm 1916 đến 1934 ông du hành nhiều nơi Á, Âu và Mỹ châu cổ võ hô hào cho quan niệm Đông Tây hòa hợp, nổ lực của ông được nhiều người kính trọng. Ông là người bạn thân của nhà bác học danh tiếng Albert Einstein, Tagore đã góp ý với Einstein trong diễn trình phát triển lý thuyết khoa học về sự thật. Thủ tướng Anh Winston Churchchill gọi ông là một vĩ nhân.



    Einstein and Tagore, in New York, 1930.

    Mặc dù Mohamed Gandhi và ông có những bất đồng về quan niệm giành Độc Lập từ tay người Anh cho cho Ấn Độ, nhưng Gandhi đồng ý với ông Ấn Độ cần học hỏi để canh tân xứ sở từ những xứ Tây phương tiền tiến để đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc lậu. Trong lãnh vực thơ văn, Rabindranath Tagore được trao giải thưởng Nobel cao quý cũng vì những vần thơ tuyệt diệu, mang những cảm nhận sâu sắc, độc đáo, thể hiện một tài năng thi ca đặc biệt khác thường.

    Thơ của Tagore giàu tinh thần nhân loại, là chiếc gạch nối giữa những truyền thống văn hóa Ấn Độ và văn hóa hiện đại của phương Tây. Thi phẩm nổi tiếng nhất của ông là Lời dâng (Gitanjali). Bài viết này sẽ điểm qua con người Tagore và những tác phẩm thơ văn tiêu biểu của ông.

    Rabindranath Tagore (hay Rabindranath Thakur), sinh ngày 6 tháng 5, 1861, mất ngày 7 tháng 8, 1941. Ông là một nhà thơ, một triết gia và là nhà ái quốc đấu tranh giành độc lập cho nước Ấn.

    Năm 1913 ông được trao tặng giải Nobel văn chương năm 1913, là người Á châu đầu tiên được giải Nobel. Tagore sinh tại thành phố Calcutta trong một gia đình trí thức truyền thống và khá giả, và cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học hoạt động xã hội nổi tiếng, một lãnh tụ tôn giáo chủ trương canh tân Ấn Ðộ giáo.
    Debendranath là người sáng lập ra giáo phái Brahmo Samaj, tức Bà La Môn, giai cấp cao nhất trong xã hội Ấn Ðộ thời bấy giờ, thân phụ Tagore chủ trương loại bỏ các phong tục truyền thông mang tính chất dã man và hủ lậu được cổ xúy trong chủ trương Ấn Ðộ giáo chính thống ngày xưa như tập tục Suttee hy sinh người đàn bà khi chồng chết buộc người đàn bà phải chết theo chồng, tập tục giết chết nữ nhi sinh mới sinh ra đời vì thiên kiến trọng nam khinh nữ. Debendranath Tagore được người Ấn Ðộ đương thời tôn sùng gọi là Maharishi, như một vĩ nhân.

    Xuất thân trong gia đình được cha rèn luyện về lòng nhân ái và tranh đấu cho con người, nâng cao phẩm giá nhân bản trong xã hội, Rabindranath trải dài sự nghiệp văn chương và cuộc đời theo tình nhân ái. Mặc dù thơ ông chiếm khá nhiều trong sự nghiệp văn chương to tát của Tagore với hơn 1000 bài, ông cũng để lại 14 tiểu thuyết loại truyện dài, 12 tác phẩm văn xuôi loại nhiều truyện ngắn, 42 vở kịch, nhiều họa phẩm vì tranh vẽ cũng là năng khiếu của ông,...

    Có lẽ điều đáng ghi nhận là ông để lại hơn 2000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindraa Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal ở cả hai khu vực bờ Tây là Ấn Độ và Đông là Bangladesh. Như đã nói vì ông quan tâm đến những vấn đề khó khăn của Ấn Độ đương thời, nên trong văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và cho thấy quan điểm của ông về một xã hội gắn bó bởi con người.

    Trong thơ ông sáng tác ẩn chứa một nỗi niềm sâu sắc của ước muốn và tình yêu thương hiến dâng cho thiên nhiên và cuộc sống. Trong cái nhìn của với ông thì đích điểm của cuộc sống là nguồn vui bất tận mang ý niệm chia sẻ. Tôi đọc và tìm hiểu thơ văn của Rabindranath Tagore qua những tác phẩm tiêu biểu ra sao. Trong khía cạnh tình thương nhân bản thì đích điểm là động cơ đem đến một giá trị hoàn thiện của con người. Điều này được tìm thấy bàng bạc trong nhiều các tác phẩm văn chương của ông, ví dụ danh tác "Tâm Tình Hiến Dâng", (The Gardener), đã đọat giải Nobel văn chương năm 1913, qua bản dịch Đỗ Khánh Hoan là:

    "Bạn đọc, bạn là ai, người trăm năm về sau, đang đọc thơ tôi ?
    Tôi chẳng thể gửi đến bạn bông hoa duy nhất trong sắc Xuân đầy,
    ánh vàng độc nhất từ lớp mây đàng kia.

    Xin mở toang cửa, nhìn bốn phương trời.
    Và thu nhặt ngay trong vườn nhà mình hoa nở rộ

    những kỷ niệm ngát hương của bông hoa trăm năm về trước đã tàn phai.
    Tim dạt dào nguồn vui, có thể bạn sẽ cảm thấy hân hoan,

    niềm hân hoan sinh thú ca vang một sớm mùa Xuân
    gửi qua trăm năm tiếng nói yêu đời..."

    Thơ ông chất chứa tình yêu về thiên nhiên của trời đất, trong đó có bông hoa, hoa tỏa ra hương vị của cuộc sống, vì bản chất của thiên nhiên là sự nối tiếp của sự sống. Thơ ông cho chúng ta một thứ cảm giác nhẹ nhàng, dễ cảm nhận và không hung hãn; Thật vậy, thơ chính nó trao cho ta thông điệp là trong cái vĩnh cửu của vũ trụ do hóa công tạo lập thì kiếp nhân sinh vốn phù vân, vô thường, một ý niệm cơ bản trong triết lý phật giáo:

    "Chẳng ai sống đời đời kiếp kiếp,
    chẳng cái gì vĩnh viễn không phai.

    Này, người anh em, nhớ kỹ điều đó và vui lên mà sống.

    Đời ta sống đâu phải gánh nặng duy nhất từ xưa để lại;
    đường ta đi đâu phải cuộc hành trình đơn độc dài vô tận, vô cùng.
    Một thi nhân riêng mình chẳng phải viết bài ca trường cửu.
    Hoa nở rồi tàn, nhưng ai đó đã cài hoa lên áo
    cũng chẳng cần khóc thương hoa mãi mãi.

    Này, người anh em, nhớ kỹ điều đó và vui lên mà sống.


    Một ngưng nghỉ trọn vẹn tất nhiên phải tới để dệt tuyệt hảo thành âm giai.
    Cuộc đời rủ xuống lúc hoàng hôn rủ xuống
    để chìm sâu vào bóng chiều vàng ửng.
    Phải gọi tình yêu đang đi lang thang trở lại
    để uống cạn sầu bi và phải đưa tình yêu lên trời ngập đầy nước mắt.

    Này, người anh em, nhớ kỹ điều đó và vui lên mà sống.


    Ta vội vã hái hoa vì sợ gió lướt qua tàn phá.
    Máu ta rạo rực, mắt ta sáng ngời khi đón nhận
    những nụ hôn âu yếm, những nụ hôn sẽ tàn phai nếu ta chậm trễ.
    Đời ta hăm hở, ước vọng thiết tha,
    vì thời gian sẽ điểm giờ vĩnh biệt.

    Này, người anh em, nhớ kỹ điều đó và vui lên mà sống..."




    Tagore và vợ Mrinalini Devi, 1883.

    Theo Tiến sĩ Mohammad Omar Farooq dạy tại đại học Iowa, ông cũng là nhà thơ gốc Bangladesh, trong bài khảo luận về Rabindranath Tagore, Giáo sư Garooq cho biết trong thời gian theo học luật bên Luân Đôn, ông thương những kiều nữ người Anh, cha ông không đồng ý nên triệu hồi ông về xứ bỏ ngang việc học xong văn bằng luật khoa. Trong một khía cạnh nào đó Rabindranath là nhà thơ của thi ca lãng mạn:

    "Nếu em muốn, tôi sẽ ngừng tiếng hát. Nếu lời tôi ca làm tim em rung động, tôi sẽ thôi không nhìn em nữa đâu. Nếu lời tôi ca bỗng dưng làm em sửng sốt trong lúc đang đi, tôi sẽ rẽ sang một bên và bước theo ngả khác. Nếu lời tôi ca làm em bối rối trong lúc kết hoa, tôi sẽ tráánh không vào vườn em vắng lặng. Nếu lời tôi ca làm nước sông rợn sóng, dại ngây, tôi sẽ thôi không chèo thuyền lại gần bờ phiá bên em..."
    (Rabindranath. Tagore, Tâm Tình Hiến Dâng)

    Đó là khái niệm về thơ. Còn các bài hát của ông, trong số đó được chọn làm quốc ca cho cả hai xứ Ấn Độ và Bangladesh. Vào năm 1913, ông vinh dự như người gốc Á đầu tiên đoạt được giải Nobel về văn chương cho bản dịch Anh ngữ của tác phẩm Gitanjali (Thơ Dâng), với lời thơ mượt mà, nhân ái. Những tập thơ khác tiêu biểu cho khuynh hướng thơ ông là Người Làm Vườn, Mùa Hái Quả, Thơ Dâng, Balaca, Ngày Sinh Nhật, Bài Thơ Ngắn...

    Tagore cũng viết một số tác phẩm để khích lệ phong trào giải phóng Ấn Dộ khỏi sự đô hộ của người Anh. Với sự đóng góp văn chương cho nhân loại, nước Anh đã phong tước hiệu cao quý cho ông là Hiệp Sĩ (Knight).

    Nhưng năm 1919 nhân vụ Jaliyaanwala Bagh khi lính Anh đã nã súng thảm sát vào những thường dân tụ tập không vũ trang, đã giết chết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội, ông trả lại tước hiệu Hiệp Sĩ cho nước Anh để phản đối. Trong tâm tình của tình người ông nói với người dân Ấn là người dân Anh khác với chính sách thuộc địa của nhà cầm quyền Đại Anh Quốc (The Great Britain) khi ông diễn tả qua lời thơ mà tôi xin phỏng dịch như sau:

    "Khi bạn hại người thì chính bạn cũng là nạn nhân gánh chịu,
    như loài cỏ cây khi bạn tiêu hủy cuốn theo những nặng lời.tố khổ và hận thù"

    Lời thơ tiếng Phạn viết theo âm:

    "Onnay je kore ar onnay je shohe,
    tobo ghrina jeno tare trinoshomo dohe"

    được Giáo sư Farooq chuyển dịch sang Anh ngữ:

    "He who wrongs others, and he who does so tolerate,
    like weeds may he burn in His condemnation and hate."

    Ông kêu gọi người dân ông hãy tha thứ cho kẻ thù, vì chính khi quân Anh tàn sát người dân Ấn bằng súng đạn, thì chính lương tâm họ cũng hổ thẹn và ray rứt rồi.

    Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường giảng dạy triết lý Bà La Môn, gọi là Brahmacharyashram tại Trung tâm thực hành Bà La Môn, (Brahmacharya), tại vùng Santiniketan ở phía Tây Ấn tức Bangladesh vào năm 1901, nơi mà gia đình có tài sản đất đai nhiều. Sau 1921, trường này trở thành đại học Vishwa-Bharti và đến năm 1951 được đặt dưới quyền quản trị của chính phủ Ấn Độ từ đó.

    Với quan điểm của Tagore, tâm thức của ông là sự chán nản hận thù và chiến tranh, vì khi đó nước Anh xâm lăng nước ông, chiến tranh thuộc địa kéo dài, và chính tình hình nội tại của xã hội của Ấ Độ cũng chia rẻ vì nhiều nguồn gốc các sắc dân. Văn chương ông kêu gọi hòa bình và đề cao tình thương nhân loại, Ông luôn cho thấy niềm khao khát nền hoà bình cho thế giới.

    Ông luôn cho thấy niềm khao khát nền hoà bình cho thế giới. Ông đi du hành diễn thuyết nhiều nước Âu, Á, và Mỹ châu. Những chuyến đi như vậy ông đã cổ võ cho sự cảm thông giữa các nền văn minh Tây phương và Á Đông giữa các dân tộc trên thế giới. Ông được người Tây phương trọng nể, và xem là gương tiêu biểu cho tiếng nói kết hợp nhân loại, nhất là những dị biệt của phương Đông và phương Tây trong lãnh vực văn chương cũng như tâm linh.

    Ngày nay Tagore vẫn là nguồn hãnh diện cho hàng trăm triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như rất nhiều người trên khắp thế giới thích văn chương và triết thuyết nhân ái của ông.


    Rabindranath Tagore- Con Người Đa Tài:

    Khi 13 tuổi, Tagore cho thấy sự thông minh tài nghệ có thể sáng tác thơ, nhạc, họa, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn (Pahli) và dịch kịch bản của Shakespeare. Năm 17 tuổi du học bên Anh. Rồi năm 1880, trở về Ấn Độ viết vở nhạc kịch đầu tiên. Từ giữa những năm 1880, Tagore sáng tác nhiều tập thơ, truyện ngắn, và kịch bản.




    Tagore và Gandhi, năm 1940.

    Là người yêu nước nhiệt thành, nhưng Tagore không muốn dấn thân vào lãnh vực chính trị, và việc đã không ủng hộ Mohamed Gandhi của ông đã làm thất vọng nhiều người hâm mộ ông ở Ấn Độ.

    Hơn nữa, Tagore quan tâm hơn cả không phải là thay đổi chính thể, mà là phục hưng dân tộc, ông lại cho rằng có thể tổng hợp những tinh hoa từ các nền văn hóa Đông và Tây. Vì mục đích đó, năm 1901 ông thành lập trường tư thục Santiniketan dành cho học sinh nam tại thái ấp cùng tên của gia đình ở ngoại ô Calcutta; năm 1921 nơi đây trở thành trường Đại học Tổng hợp Quốc tế Visvabkharati dành cho các nhà khoa học có nguyện vọng tìm hiểu các nền văn minh Phương Đông.

    Rabindradath Tagore dành phần lớn thời gian trong những năm cuối đời cho việc phát triển trường đại học này và cho nhiệm vụ đoàn kết thế giới trong nền văn hóa quốc tế. 50 năm sau Visvabkharati trở thành một trường Đại học Tổng hợp danh tiếng thế giới.



    Rabindranath Tagore (1861-1941)

    Khi được 45 tuổi, ông cho ra đời tiểu thuyết được nhiều ngưỡng mộ nhất của Rabindranath Tagore : Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Bốn năm sau đó Tagore xuất bản bằng tiếng Anh tập thơ Gitanjali (theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là động lực chính cho việc ông đươc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là công trình quý giá của văn học Ấn Độ.

    Năm 1933 ông bắt đầu vẽ tranh và cho triển lãm ở Münich, New York, Paris, Moscova và nhiều nơi khác. Đến năm 1943 ông bị mù hai mắt và mất hai năm sau đó khi thọ 80 tuổi.

    Tagore để lại cho hậu thế 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc và tranh vẽ vô giá.

    Những tác phẩm của Tagore :
    • Câu chuyện nhà thơ (Kabikahine, 1878), nhạc;
    • Tiếng hát buổi chiều (Sandhya sangeet, 1882), thơ;
    • Tiếng hát buổi sáng (Prabhat sangeet, 1883), thơ;
    • Lễ hiến sinh (Visarjan, 1890), kịch;
    • Một lý tưởng (Manasi, 1890),thơ
    • "The ideal one"; Con thuyền vàng (Sonar tari, 1894), thơ
    • "The golden boat";
    • Khoảnh khắc (Khanika, 1900), thơ;
    • Tặng vật (Naivedya, 1901), thơ;
    • Ký ức (Sharan, 1902), thơ;
    • Hạt cát nhỏ (Cokher bāli, 1903), tiểu thuyết;
    • Đắm thuyền (Naukādubi, 1906), tiểu thuyết;
    • Trẻ thơ (Sisu, 1909; năm 1915 đổi tên thành Trăng non), thơ;
    • Gora (1910), tiểu thuyết;
    • Vượt biển (Kheya, 1906), thơ;
    • Hy sinh (Naibedya, 1910), thơ;
    • Lời dâng (Gitanjali, 1910), thơ
    • "Song offerings"; Thân chủ của gia đình (Raja, 1910), kịch
    • "The king of the dark chamber"; Vô cảm (Achalayatan, 1912), kịch
    • "The immovable", Sở bưu điện (Dakghar, 1912), kịch;
    • Hoài niệm (Jibansmriti, 1912), thơ;
    • Bài hát tưởng niệm (Gitimalya, 1914), thơ "Wreath of song";
    • Tâm tình hiến dâng (The Gardener, 1914), thơ "Người làm vườn";
    • Vòng hoa thơ (Gitali, 1914), thơ;
    • Ngôi nhà và thế giới (Ghare - baire, 1916), tiểu thuyết "The home and the world";
    • Mùa xuân trở lại (Phalguni, 1916), kịch;
    • Mùa hái quả (Fruit - gathering, 1916), thơ;
    • Tặng vật (Lover's gift, 1918), thơ;
    • Kẻ lánh nạn (The fugitive, 1921), thơ;
    • Thác nước (Muktadhara, 1922), kịch "The waterfall"; Cây trúc đào đỏ (Rakta - karabi, 1926), kịch "Red oleanders";
    • Dòng nước cuốn trôi (Yogayog, 1929), tiểu thuyết "Crosscurrents";
    • ......và tập tham luận "Cuộc khủng hoảng của nền văn minh" (Sabhyatar sankat, 1941).

    Rabindranath Tagore và Giải văn chương Nobel:

    Vinh dự cho một nhà văn học gốc Á châu được giải thưởng Nobel văn chương đầu tiên trên thế giới, nó làm cho nhiều xứ Á châu vui hơn. Nhưng riêng với nhà thơ Tagore, ông nhận tin được tuyên dương giải Nobel trong bình thản, ông không thân hành sang Stockhom nhận giải mà chỉ biên thơ cám ơn Viện Hàn lâm Thụy Điển.

    Tác phẩm Thơ Dâng (1912) (Gitanjali), một tuyển tập gồm những bài thơ về triết lý tôn giáo, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, đã gây sự chú ý của các nhà phê bình văn học của thế giới. Vì thông thạo cả hai ngôn ngữ Anh và Ấn, nên ông đã đích thân dịch tác phẩm minh từ Ấn ngữ sang Anh ngữ. Ông nghiên cứu nền văn chương của nhiều nước trên thế giới. Đặc điểm của loại thơ này, một loại thơ đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của giới văn học trên thế giới. Đồng thời tác phẩm "Tâm tình hiến dâng" như đã trình bày ở phần trước, ông diễn tả nỗi niềm của nội tâm về cuộc sống và tình ái:

    "Tim dạt dào nguồn vui, có thể bạn sẽ cảm thấy hân hoan,
    niềm hân hoan sinh thú ca vang một sớm mùa Xuân
    gửi qua trăm năm tiếng nói yêu đời..."

    Tôi thích cách biểu lộ của nhà thơ Tagore khi những xúc cảm của con tim đắm say tiếng lòng:

    "Cuộc đời rủ xuống lúc hoàng hôn rủ xuống
    để chìm sâu vào bóng chiều vàng ửng.
    Phải gọi tình yêu đang đi lang thang trở lại
    để uống cạn sầu bi và phải đưa tình yêu lên trời ngập đầy nước mắt.

    Này, người anh em, nhớ kỹ điều đó và vui lên mà sống.

    Ta vội vã hái hoa vì sợ gió lướt qua tàn phá.
    Máu ta rạo rực, mắt ta sáng ngời khi đón nhận
    những nụ hôn âu yếm, những nụ hôn sẽ tàn phai nếu ta chậm trễ.

    Đời ta hăm hở, ước vọng thiết tha,
    vì thời gian sẽ điểm giờ vĩnh biệt.

    Này, người anh em, nhớ kỹ điều đó và vui lên mà sống..."

    "Tâm tình hiến dâng" là những vần thơ tình yêu có nụ hôn hạnh phúc và cuộc sống nhiều sầu bi của tình yêu ngập nước mắt. Bài thơ này dường như biểu hiện tâm tình của tác giả, chính lời thơ phản ảnh hi khía cạnh của đời sống, có lúc đắm chìm trong những cảm xúc hạnh phúc và rồi lúc nội tâm dằn co trong tình yêu đắm đuối. Nói chung đời sống vui sướng những cảm xúc đợi chờ và hồn dâng lên trước những thăng trầm của cuộc đời. Dù sao thì hãy hy vọng trong cuộc sống, để rồi thời gian trôi qua, cuộc đời sẽ chấm dứt.




    Ảnh R. Tagore

    oOo

    Tóm lại, trong bài viết này chúng ta đã duyệt qua cuộc đời cùng sự nghiệp văn chương của thi hào Rabindranath Tagore, người Á châu đoạt giải Nobel đầu tiên trên thế giới, để mở ngõ sau này cho nhiều người Á châu khác nối gót theo sau ông.

    Ông là người đa tài, đa diện gồm nhiều lãnh vực khác nhau như: thi, văn, kịch, nhạc, họa, triết học, giáo dục, tôn giáo, tranh đấu cho độc lập, nhân quyền, cảm thông giữa dị biệt Đông và Tây Phương... Một người làm nhiều điều như thế này được sự ngưỡng mộ khắp nơi trên thế giới, điển hình từ Albert Einstein của Mỹ Châu đến Winston Churchill của Âu Châu, và họ gọi ông là vĩ nhân. Thật quả không ngoa. Rồi chúng ta cũng xét qua những áng thơ hay từ bài thơ "Tâm Tình Hiến Dâng" đến bài văn tiêu biểu "Lòng Cha". Với ngần ấy ý tưởng cao đẹp về nhà thơ mang tình yêu thương cho nhân loại, hy vọng bài viết đã trình bày được phần nào trong cái bao la đa tài của Rabindranath Tagore, và mong rằng điều này sẽ giúp ích cho một nhãn quan đầy thiện cảm và lòng ngưỡng mộ của độc giả khi nghĩ về tên ông.

    Trần Công Tử
    (Xin đặc biệt gửi tặng quý anh Đào Vũ Anh Hùng, Mùi Quý Bồng và Tạ Xuân Thạc, Texas)

    Tác giả: Việt Hải - Los Angeles - Dunglac org.

    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 10-11-2011, 10:07 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom