• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Giới Thể

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Giới Thể

    I. Trước hết một cách đại cương, giới thể là gì?

    Giới có nghĩa là ngăn cấm. Luật học thường định nghĩa giới là "phòng phi chỉ ác" (nghĩa là "phòng ngừa các điều quấy và chặn đứng các điều ác"). Như vậy, giới có nghĩa là ngăn chặn các điều ác.

    Thế có nghĩa là bản thể, thể tính. Luật học (Nam Sơn Luật Tông) định nghĩa "thể" của giới này là "vô biểu" hay "chủng tử" trong tạng thức.

    Như thế, "giới thể" là một loại chủng tử chứa trong tạng thức, có công năng ngăn chặn các điều ác.

    Theo đạo Phật, một hành giả (dù là tại gia hay xuất gia) bắt buộc phải thọ giới, điều cốt yếu chính là vì để có được "giới thể". Tức có nghĩa là hành giả phải làm sao cho có được một "chủng tử" có công năng ngăn chặn các điều ác. Một khi có được "chủng tử" này, tức giới thể rồi, lúc ấy hành giả mới bắt tay vào việc tu tập., tức thực hành Đạo.

    Thế nên tiến trình của việc thọ giới mới gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu là để đắc "giới thể", và giai đoạn sau đó là để chọn lựa giới tướng mà thực hành.

    Lấy năm giới tại gia làm thí dụ: Giai đoạn đầu là giai đoạn giới sư khai đạo, rồi giới tử theo đó phát tâm, sám hối, cho đến lúc ba lần tam qui kết thúc, thời chính là lúc giới tử đắc giới thể. Sau đó đến phần trao giới tướng là giai đoạn giới tử chọn lựa mà thực hành.

    Theo đó chúng ta có nhận xét như sau: bất cứ ai cũng có thể thực hành năm giới tướng, song họ chỉ được coi là thực hành điều thiện, chứ không phải là thực hành giới. Lý do là vì họ không thọ giới, thế nên họ không được "giới thể". Do không có được "giới thể", thế nên dù họ có không sát sinh, không trộm cắp, v.v.... họ vẫn không được coi là hành giới. Chỉ những ai có thọ giới, đã có được "giới thể", đã được trao cho giới tướng, lúc đó họ thực hành các điều như không sát sinh, không trộm cắp v.v... họ mới được coi là thực hành giới.

    Nói cách khác, một hành giả của đạo Phật, trước khi muốn thực hành các điều thiện như không sát sinh v.v..., hành giả ấy cần phải gieo trước vào tạng thức của mình một "chủng tử" thuần thiện và thanh tịnh, thường được gọi là "vô biểu" nghiệp, hay chính lá "giới thể". Có được "chủng tử giới thể" ấy rồi, thì khi thực hành các giới tướng như không sát sinh v.v..., người ấy mới được coi là thực hành giới.

    Nói như thế, giới không giản dị chỉ là không làm các điều ác, mà chỉ trọng tâm của giới chính là "giới thể", một "chủng tử" thuần thiện và thanh tịnh. Không có đưọc "giới thể" này, một hành giả sẽ không có giới, và do đó sẽ không hề có sự thực hành giới, dù hành giải ấy giữ trọn vẹn tất cá mọi giới tướng.

    II Đến đây, để tiến sâu hơn nữa và ý nghĩa của "giới thể", các cây hỏi được đặt ra là: Thật sự giới là gì? Và thọ giới để làm gì?

    Danh từ giới tuy có nghĩa là ngăn cấm, song dùng trong đạo Phật, giới được coi là nền móng của thánh đạo, hay còn được coi là chính con đường thánh này vậy. Khi nói "đạo", có nghĩa là con đường, thì ở đây có ý chỉ cho các hoạt động nhằm đạt đến một kết quả được mong muốn. Ví như con đường là phương tiện để đi đến một địa điểm này đến một địa điểm kia cũng vậy "đạo" là các hoạt động xuất phát tù ý muốn (của hữu tình) nhằm đạt đến mục tiêu mà ý muốn ở đây là ý muốn giải thoát tất cả mọi phiền não đau khổ, mọi ô nhiễm đưa đến luân hồi; và như thế mục tiêu của ý muốn này chính là Niết Bàn thanh tịnh, an lạc và giải thoát; thì các hoạt động kích phát từ ý muốn này để đạt đến mục tiêu kia sẽ được gọi là "thánh đạo", tức con đường đưa đến mục tiêu an lạc, thanh tịnh và giải thoát.

    Các hoạt động, được gọi là "thánh đạo" này, chính là giới. Như thế, giới là các hoạt động đưa đến giải thoát, chứ không phải là các hoạt động thiện, hay chỉ là các hoạt động ngưng không làm ác mà thôi.

    Cũng chính vì thế, nếu bất cứ ai muốn giải thoát kho? imọi đau khổ, người ấy phải thọ giới. Nghĩa là người ấy phải thể nhận lấy các hoạt độn g đưa đến giải thoát mà thực hành. Do đó, thọ giới là để thực hành công cuộc đạt đến giải thoát mà các bậc thánh quả giải thoát mà các bậc thánh đã từng đạt đến. Đó là ý nghĩa thật sự của giới cũng như mục tiêu đích thực của việc thọ giới vậy.

    Theo khuôn khổ của ý nghĩa thật sự về giới như trên, "giới thể" được xát định chính xác hơn nữa như sau: khi một hành giả đi trên con đường thánh này, nói cách khác là một hành giả thực hành giới pháp, dĩ nhiên bắt buộc địa điểm xuất phát hay độn g cơ thúc đẩy hành giả ấy phải chính là "ý muốn" của chính mình. Nghĩa là tôi cớ "muốn" giải thoát ấy, thế nên các hoạt độn của tôi ở đây mới trở thành là trì giới, mới trở thành con đường thánh giải thoát. Nếu thiếu "ý muốn" giải thoát ấy, thì dù vẫn cùng các các hoạt động như trên, song đó chỉ là các điều thiện mà thôi chứ không phải là giới. Nghĩa là tôi chỉ hành con đường thế gian mà thôi chứ không phải là con đường thánh giải thoát.

    Chẳng hạn như tôi thực hành trọn vẹn năm điều không sát sinh, không trộm cắp v.v... song nếu tôi không hề có ý muốn giải thoát, thì như thế tôi chỉ là thực hành năm điều thiện chứ không hề phải là thực hành giới pháp.

    Lại nữa cho dù trước khi thực hành năm điều thiện kia, tôi cũng đã có làm lễ thọ giới rồi. Song trong khi tác pháp thọ giới, nếu tôi không hề có "ý muốn" giai? thoát, thì coi như tôi không hề đắc giới. Nghĩa là buổi lễ thọ giới kia chỉ là một hình thức thuần túy, và bản thâ n tôi vẫn hoàn toàn không có giới!

    Do đó, "ý muốn" giải thoát là một năng lực chủ chốt, điều động tất cả mọi hoạt động của tôi hướng về một mục tiêu duy nhất là giải thoát chẳng hạn. "ý muốn" này thống nhiếp toàn thể tiến trình hoạt động giải thoát của tôi thành một phẩm chất như nhất là giải thoát, thế nên "ý muốn" này chính là bản thể hay thể tính của toàn thể tiến trình hoạt động giải thoát của tôi từ đầu đến đuôi vậy. Bởi vì, tôi có "muốn" giải thoát thì tôi mới "muốn" thực hành các hoạt động này nên tôi mới "muốn" thọ giới, nghĩa là "muốn có được giới để mà thực hành. Nhận xét như thế, chúng ta thấy "ý muốn" giả i thoát làm chủ hết và là bản chất chính yếu của mọi giới cho đến thành quả trong tiến trình giải thoát hay con đường thánh của tôi vậy.

    "Ý muốn" này chính là "giới thể", hay là bản thể của giới, bản thể của con đường thánh giải thoát.

    III. Đến đây, câu hỏi kế tiếp của chúng ta là: "Ý muốn" nhìn theo Phật pháp là gì?

    Phật pháp coi "ý muốn" là một loại tâm sở, nghĩa là một sở hữu của tâm, hay chính xác hơn làmột hoạt động của tâm. Phật pháp gọi hoạt động "muốn" này là tư . Tư nghĩa thông thường là nghĩ đến, quan tâm đến, để tâm đến... Tư, theo Phật pháp, là một hoạt động của tâm thức, khôn gchi? dể phản ảnh lại ngoại cảnh (như thọ, tưởng...) mà cốt để thúc đẩy thân tâm xắp xếp ngoại cảnh để đưa lại một kết quả mà tư "muốn" hay đề ra. Như thế tư được coi là cái "ý muốn" không ngớt thúc đẩy thân tâm con người hoạt động. Và một khi con người hoạt động, thì chắc chắn đó là hoạt động theo sự khích động và hướng dẫn của tư. Theo Phật pháp, mọi hoạt động thân và khẩu của con người đều bị qui định bởi tư, và hoàn toàn có tính chất và ý nghĩa theo đúng với tính chất của tư, thế nên tư mới thật sự là hoạt động, chứ không phải là thân khẩu.

    Thí dụ như nếu tôi "muốn" (tức tư) giết người, thì mọi hoạt động của thân khẩu tôi, như đi lấy dao, sain gười làm thế v.v..., đều có tính chất và ý nghĩa ác là giết người. Ngược lại, nếu tôi "muốn" cứ người thì mọi hoạt động đi lấy súng lấy dao (để bắn vỡ ổ khóa cứu người thoát ngộp, hay cắt dãy cứu người treo cổ) hay sai người làm thế v.v... đều có tính chất và ý nghĩa thiện là cứu người. Do đó ý nghĩa đích thực của thì mọi hoạt động chính là tư vậy. Thế nên Phật pháp định nghĩa tư chính là "nghiê.p" (nghiệp tức là hoạt động hay hành động).

    Khi định nghĩa "nghiê.p" là hành động, chúng ta thường cho rằng đó là hoạt động của thân và khẩu. Song theo Phập pháp, thân và khẩu chỉ là công cụ của hành động mà thôi. Nghiệp thật sự là tư, nói cách khác, hành động hay hoạt động của hữu tình chính là tự

    Nhưng, một khi nói đến "nghiê.p", với Phật pháp, tức đồng thời là nói đến nhân quả luân hồi. Bởi theo Phật pháp, "nghiê.p" chính là nhân để đưa đến tái sinh. Và do hữu tình tiếp tục tái sinh, nên các cõi luân hồi còn tiếp tục hiện hữu. Do đó, "nghiê.p" là nguyên nhân cho sự có mặt của hữu tình và các cõi luân hồi vậy.

    Mà "nghiê.p" lại chính là tư, thế nên chính tư là nguyên nhân của tái sinh và các cõi luân hồi. Khi nói tư hay "ý muốn" là nguyên nhân như thế, là chúng ta lại đi sâu hơn nữa vào ý nghĩa của tư, đồng thời cũng là ý nghĩa của "giới thể". Ý nghĩa nguyên nhân này trong Phật pháp thường gọi là "vô biểu".

    IV. Vậy "Vô biểu" là gì ?

    "Vô biểu" là khi tư (hay "nghiê.p" hay "ý muốn") đúc kết lại thành một nhân chủng để rồi lại thanh một nhân chủng để rồi sẽ cảm quả trong kiếp sau. Nhân chủng này được gọi là "vô biểu".

    Tại sao lại nhân chủng ấy là "vô biểu" ?

    Tư có ba giai đoạn: 1) một là "thẩm lự tư", 2) hai là "quyết định tư"", 3) ba là "phát động tư".

    Nghĩa là khi tôi đã có "ý muốn" muốn làm gì rồi thì trước hết "ý muốn" này sẽ thúc đẩy tâm thức tôi phải suy xét làm sao để được như ý. Suy xét như thế gọi là "thẩm lự tư". Sau khi suy xét kỹ càng rồi, tâm thức đi đến quyết định sẽ hoạt động theo suy xét ấy. Quyết định này gọi là "quyết định tư". Khi tôi đã quyết định hành động rồi, thì tức thời quyết định ấy sẽ phát động thân khẩu hoạt động để đạt đến kết quả như "ý muốn" mong cầu. Sự phát động thân khẩu này được gọi là "phát động tư".

    Một khi tư phát động thân khẩu hoạt động để đạt đến mục tiêu thời lúc ấy các hành dộng của thân và khẩu được gọi là "tư dĩ nghiê.p", nói thông thường là thân nghiệp và khẩu nghiệp. Ngay nơi đây, nhờ thân và khẩu là sắc pháp, thế nên ai cũng có thể nhận biết ra được tư qua các hành động của thân khẩu. Khi tư hay "nghiê.p" hiển rõ quan hai chỗ thân và khẩu nhu thế, nên lúc dó "nghiê.p" này được gọi là "biểu nghiê.p". "Biểu" có nghĩa là lộ ra, làm rõ ra hay bên ngoài...

    Thí dụ như khi tôi có "ý muốn" ăn cắp. "ý muốn" nay chính là tư và cũng chính là "nghiê.p". Song "nghiê.p" này chưa có biểu lộ ra, nên không ai thấy biết, hoặc nói đúng hơn, là "nghiê.p" này chư đi đến chỗ phát động thân khẩu tạo tác vậy. Một khi "ý muốn" ấy thúc đẩy thân tôi hoạt động lấy cắp đồ vật, thời lúc ấy "ý muốn" hay "nghiê.p" ấy được coi như dã biểu lộ ra qua thân tôi, nên được gọi là "biểu nghiê.p".

    Song một khi "biểu nghiê.p" ấy vừa chấm dứt, tức tôi vừa lấy cắp xong đồ vật, thì tuy "nghiê.p" ăn cắp ấy không còn biểu lộ ra nữa, song nó vẫn tiếp tục hoạt động cho đến bao giờ nó chuyển biến thành một kết quả nào dó báo đáp lại tương xứng với cái "biểu nghiê.p" ăn cắp kia của tôi. Nói như thế có nghĩa là cái "nghiê.p" ăn cắp khôn hề chấm dứt sau khi hành động ăn cắp hoàn tất, mà "nghiê.p" ấy vẫn tiếp tục để chiêu cảm quả báo sau đó. Trong khi tiếp tục như thế "nghiê.p" ấy không hề biểu lộ ra qua thân khẩu nữa, nên gọi là "vô biểu nghiê.p".

    Nghĩa là, một khi tôi đã ăn cắp rồi, thì dù sau đó trở đi tôi không ăn cắp nữa, cái "nghiê.p" ăn cắp kia vẫn tiếp tục hoạt động "một cách vô hình" gọi là "vô biểu", như một nhân chủng, cho đến bảo giờ chiêu cảm quả báo trong tương lai mới thôi.

    Tóm lại, diễn tiến của tư hay "nghiê.p" để tạo thành nhân "vô biểu" diễn ra như sau:

    1. Khởi ý muốn; tức giai đoạn "thẩm lự tư" và "quyết định" tư".

    2. Phát động biểu nghiệp của thân khẩu: tức giai đoạn "phát động tư" hay ra tay hành động.

    3. Tựu thành nhân "vô biểu": tức ngay sau khi biểu nghiệp của thân khẩu chấm dứt, "ý muốn" đạt đến kết quả thỏa mãn.

    Như vậy, khi Phật pháp nói "nghiê.p" là tư, đồng thời nói "nghiê.p" là nhân, là nói cho hai giai đoạn của "nghiê.p": 1. từ là giai đoạn tạo tác của nghiệp là "ý tư", tức thẩm lự tư và quyết định tư, cho đến "phát động tư", tức biểu nghiệp của thân khẩu: đây là giai đoạn để đúc kết thành nhân. 2. Nhân là giai đoạn "nghiê.p" tác thành nhân "vô biểu", tức ngay sau khi biểu nghiệp hoàn tất viên mãn.

    Như vậy, muốn tựu thành một nhân "vô biểu" bắt buộc phải thực hiện một biểu nghiệp. Hoặc nói cách khác hễ biểu nghiệp vừa chấm dứt là "vô biểu" được tác thành, hay chi tiết hơn nữa, các biểu nghiệp thiện hay ác sau khi chấm dứt luôn luôn để lại một "ảnh hưởng" có công năng chiêu cảm quả báo trong tương lai.

    V. Thọ giới là cốt để có được một nhân chủng thanh tịnh thuộc thánh đạo, nhằm đạt đến một kết quả giải thoát viên mãn. Nhân chủng thanh tịnh này được gọi là "giới thể".

    "Giới thể" này là "vô biểu" nghiệp được tác thành ngay sau khi các biểu nghiệp của thân khẩu theo đúng pháp thức thọ giới chấm dứt.

    Do đó, phải hiểu rằng "giới thể" là một nhân vô biểu của Đạo, chứ không phải là một nhân vô biểu thiểu của thế gian. Nó thế là làm sao? Nghĩa là, khi một người cho rằng uống rượu là xấu, người ấy có "ý muốn" là mình sẽ không uống rượu nữa. Đến khi gặp người khác mời rượu, người ấy từ chối không uống. Hành động từ chối không uống rượu của người này (tức biểu nghiệp) sẽ tác thành một nhân thiện chứ không phải là một nhân đạo, tức là giới thể. Hoặc tất cả những hoạt động tốt hay từ thiện khác thuộc biểu nghiệp thân khẩu của hữu tình đều tác thành các nhân vô biểu của thánh đạo được. Bởi vì các biểu nghiệp để tựu thành nhân vô biểu ở đây chỉ là các biểu nghiệp tốt mà thôi.

    Biểu nghiệp tốt là gì? Là các hành động của thân khẩu được điều động bởi một "ý muốn" tốt, tức là một ư tâm sở tốt. Một biểu nghiệp tốt sau khi chấm dứt chỉ để lại một nhân vô biểu tốt mà thôi. Nhân tốt này sẽ đưa đến một quả tốt trong đời sau, chứ nhân tốt ấy không có công năng giải thoát khỏi luân hồi, thành tựu Niết Bàn được.

    Do đó, cần phải có được một biểu nghiệp thanh tịnh thuộc đạo giải thoát. Nhờ biểu nghiệp ấy, một nhân vô biểu thanh tịnh giải thoát sẽ thành tựu. Nhân vô biểu này có thành tựu thì trong tương lai mới chiêu cảm được quả giải thoát Niết Bàn. Nhân vô biểu thanh tịnh này chính là "giới thể". Song còn biểu nghiệp thanh tịnh để thanh từ "giới thể " vô biểu này thì ra làm sao?

    Biểu nghiệp thanh tịnh này chính là các hành động thân khẩu ý của giới tử theo đúng pháp thức thọ giới dưới sự hướng dẫn của giới sư. Do đó pháp thức thọ giới không hề phải chỉ là một nghi lễ hình thức lấy lệ, mà là một pháp thức khai đạo hay điểm đạo hay truyền đạo. Nói ro hơn là bằng vào pháp thức này với giới sư làm trung gian các bản thể thanh tịnh và giải thoát sẽ được truyền từ tâm Phật sang qua đến tam của giới tử để trở thành "giới thể" của giới tử.

    Và cũng chính vì thế nên bất cứ ai mà không thọ giới, người ấy bị coi như chưa có "đạo", chưa được điểm đạo hay truyền đạo. Mà vì chưa có "đạo", tức chưa có con đường, thì người ấy làm sao đi đây? Thế nên, người ấy không bao giờ thật sự là một hành giải (yogin) cho dù người ấy cho loay hoay tinh tiến thực tập đủ thứ.

    Và chính vì pháp thức thọ giới là một pháp thức truyền đạo chứ không phải chỉ là hình thức lấy lệ, thế nên thọ giới bằng một tâm thức mù mờ không hiểu rõ, bằng một tâm thức lơ là hời hợt, đều không đắc được "giới thể". Không đắc được "giới thể" là coi như chưa có giới, chưa có đạo, thế nên sẽ không có sự thực hành giới, thực hành đạo sau đó nữa, dù chúng ta vẫn đinh ninh là mình có giới rồi!

    Và cũng chính vì để thọ nhận được "giới thể" thanh tịnh này, thế nên chúng ta không thể lấy từ đâu ra được "giới thể" ấy ngoại trừ từ nơi đức Phật, từ nơi pháp của Ngài và qua chư thanh đệ tự của Ngài, tức là Tam Bảo.

    Vì vậy pháp thức để thọ nhận "giới thể" chính là pháp thức tam qui, tức qui y Tam Bảo.

    Tóm lại, pháp thức thọ giới là một sự phối hợp giữa ba phương diện gồm tâm Phật, tâm giới tử và phương tiện truyền đạt giữa tâm Phật và tâm giới tử. Tâm Phật là bản thể thanh tịnh tuyệt đối của Tam Bảo, tâm giới tử là tâm Bồ Đề qui phục về Tam Bảo một cách hoàn toàn dứt khoát và thanh tịnh, phương tiện truyền đạt là ý nghiệp của giới tử quán tưởng rõ ràng rành mạch về giới pháp, và hai biểu nghiệp thân khẩu của giới tử cung kính quì ngay thẳng và nói ro lên ba lầy tam quị Kết quả của pháp thức thọ giới là bản thể thanh tịnh của tâm Phật truyền qua ba nghiệp thân, khẩu, ý của giới tử theo đúng pháp thức, vào thẳng trong tâm bồ đề của giói tử, tạo thành một chủng tử gọi là "giới thể". Đây chính là Như Lai chủng tử, là nền tảng của tất cả các thánh quả, đạo quả và Phật quả.

    Thế nên, để rõ hơn nữa về ý nghĩa của "giới thể" này, chúng ta còn cần phải hiểu cho thật sáng tỏ hơn nữa về ý nghĩa của Tam Bảo, về Bồ Đề Tâm, về bản thể giác ngộ thanh tịnh của chư Phật vẫn luôn luôn thường hằng và bất đoạn, về nghiệp và nhân, và sau cùng hết, một cách chuyên môn, về tự thể của "giới thể" này vậy.
    NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI ĐỨC MẸ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom