• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)



    “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”.
    Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .


    Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)

    Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
    Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.

    Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.

    Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …

    Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.

    Nguyễn Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …

    Vũ Quốc Lịch
    (Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
    *Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.

    Thư gửi mẹ.

    Mẹ thân yêu của con !

    “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

    Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

    Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

    Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

    Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

    Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

    Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

    Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

    Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

    Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

    Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

    Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

    Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

    Đứa con ngốc nghếch của mẹ


    Nguyễn Trung Hiếu
    Similar Threads
  • #2

    "Cảm nghĩ về "Lá thư gửi mẹ" của Nguyễn Trung Hiếu":

    Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)

    "Cảm nghĩ về "Lá thư gửi mẹ" của Nguyễn Trung Hiếu":
    Em Hiếu thân mến, đây là một ngày chủ nhật buồn đối với chị hay nói đúng hơn là đối với cuộc đời chị. Cũng như em, chị cũng có một người mẹ cả một đời lo toan cho con, mà ngay cả thân xác mình mà mẹ chẳng còn thiết tha. Ba mất sớm, mẹ đi bước nữa mong kiếm được một chỗ tựa để chia sẻ gánh nặng cuộc sống gia đình. Nhưng người chồng mới lại không có lòng vị tha, hằng ngày ông cứ chì chiết vợ con, xem đứa con riêng của vợ như là một gánh nặng. Còn chị, chị lại oán hận mẹ, tại sao mẹ lại đi bước nữa để cho con khổ như thế này. Mẹ vẫn thầm lặng bởi những lời chì chiếc của chồng và sự hậm hực thiếu tôn trọng của con- Và một ngày chị đã bỏ nhà ra đi tìm về quê nội, lúc đó chị được 11 tuổi và từ đó chị không bao giờ liên hệ với mẹ nữa.- 20 năm sau, với tuổi đời chồng chất, thấm thía với những ngày cô đơn nơi xứ người, phải xếp hàng dưới trời tuyết lạnh, nhai bánh mì khô để chờ xin việc mới thấy được cái bất hạnh, cái âm thầm chịu đựng của mẹ, nhưng với lòng ích kĩ nhỏ nhen chị vẫn giận mẹ.- Và thời gian cứ trôi cho đến một ngày khi đi làm về, người bạn cùng phòng đã trao cho chị một gói bưu phẩm. Ngạc nhiên, mình mở ra và lặng người. Vừa mừng vừa tủi, vừa giận vừa thương, tay mình cầm con búp bê mà ngày trước ba mẹ đã thưởng khi mình được nhất lớp và vỏn vẹn dòng chữ mừng sinh nhật con. Đêm ấy chị đã khóc thật nhiều, khóc như chưa bao giờ được khóc, chị trách mẹ sao lại viết cho chị có mấy dòng mà không là những trang thơ mong đợi, cái hờn giận trẻ con, cái ích kĩ tự ti tất cả đã vỡ òa và giờ đây trong con chỉ là mẹ.- Sau một đêm thức trắng với một niềm hạnh phúc tràn ngập, chị đã hồi âm, trong thư chị cũng viết được vài dòng "Mẹ ơi, con yêu mẹ", trong nhạt nhòa nước mắt yêu thương.- Cuộc đời tưởng đã đi vào bến mộng, bao lo toan sắp xếp cho ngày về, nghĩ đến cảnh mẹ con gặp nhau sau bao năm xa cách, chị cứ hối hả cho ngày ngày ấy mau đến... Nhưng tất cả sụp đổ, một cú phone cuối năm báo tin mẹ chị đã qua đời vì bịnh hiểm nghèo.- Người cô ruột của chị đã kể lại: Từ khi chị bỏ nhà về bên nội, mẹ đã âm thầm làm tất cả mọi việc để cưu mang chị, mẹ vẫn dõi theo từng bước chân con mình, khi mẹ biết mình bệnh nặng, mẹ đã làm một việc cuối cùng là gởi đến con gái của mình những kỉ niệm hạnh phúc nhất khi ở bên ba mẹ, chỉ có chị là vô tâm không suy nghĩ- tiền đâu mà nội lại gởi cho mình ăn học vì nhà nội rất nghèo.- Nay đọc bài văn của em, nỗi day dứt lại trở về trong chị. Mẹ ơi, xin mẹ hãy tha thứ cho con".- Còn riêng em, em hãy cố giữ lấy mẹ, cố giữ cái hạnh phúc mong manh đang có. Chị tin là em sẽ làm được.
    Thùy Vân
    06/11/2011 13:39
    Bài văn của Hiếu rất hay - rất thật
    Chú biết Hiếu khi viết bài văn này đã đầm đìa nước mắt. Nước mắt của một cuộc đời có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nước mắt của một đứa con trai thương yêu mẹ vô ngần. Chú và ai ai cũng hiểu, bệnh của mẹ Hiếu và sự tốn kém theo nó. Vậy mà mẹ cháu vẫn dành cho cháu một tinh thương bao la, vẫn mạnh mẽ bắt cháu phải ăn, đừng tiếc mấy ngàn đồng. Hãy cố gắng lên em nha dù có bao nhiêu nghịch cảnh vây bủa, chú mong em sẽ vượt qua được và một học sinh hiếu thảo, chú mong em sẽ thành đạt trên bước đường học vấn và biết đâu mai sau em sẽ là người lãnh đạo tài giỏi của nước Việt Nam có trái tim nhân hậu và học vị chính qui thật sự.Trong XH nào cũng vậy, đồng tiền chỉ là phương tiện trao đổi, nhưng nó chi phối mọi hoạt đông của con người kể cả sự sống và cái chết nữa. Đứng trước đồng tiền, cháu đã thể hiện giá trị của con người có hiếu với bố mẹ, ông bà và nhân loại.

    ....
    Trong 3 đề văn cô giáo đưa ra, Trung Hiếu đã quyết định cho viết về vai trò của đồng tiền với nhân vật và câu chuyện kể của chính gia đình mình. “Đêm trước khi hạn nộp, em ngồi viết liền mạch từ 12h đêm đến hơn 2h sáng. Viết chỉ muốn gửi cô chứ không muốn mẹ biết vì sợ mẹ buồn, thêm lo lắng”.
    Khóc với bài văn lạ của trò nghèo trường Ams
    Trò nghèo trường Ams với bài văn lạ gây “sốc”


    Ước mơ trong tương lai của em là được làm khoa học nghiên cứu về công nghệ sinh học ứng dụng trong ngành y tế để giúp đỡ được cho nhiều nguời mắc bệnh có điều kiện được chăm sóc cẩn thận, chu đáo.
    Gặp Hiếu ấn tượng đầu tiên của tôi chính là vóc dáng của em. Năm nay 15 tuổi, em cao hơn 1m70, nặng chỉ 43kg. Suốt thời gian vì thương mẹ, nhịn ăn sáng đã khiến em tụt 8kg, gương mặt nhìn xanh, nhợt nhạt.
    Trái ngược với suy nghĩ về cậu học trò tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp và một vài nhắc nhở của các giáo viên nên cẩn trọng, tránh cho em buồn lòng Hiếu luôn giữ được sự mạnh mẽ và thẳng thắn khi chuyện trò với PV.
    Tự nhận mình không giỏi Văn, viết cũng “bình thường”, Hiếu chia sẻ: “Thực sự em chỉ muốn viết kể về hoàn cảnh của mình với cô thôi. Không ngờ bài viết lại được nhiều người biết đến. Nhưng em cảm ơn và rất xúc động khi nhận đuợc động viên của mọi người”.
    Trong 3 đề bài cô đưa ra cho cả lớp lựa chọn là chủ đề về tình yêu, vai trò của đồng tiền trong cuộc sống, học sinh mặc đồng phục lái xe máy tới trường, Hiếu quyết định chọn viết về tiền. “Vì là chuyện của chính mình nên em nghĩ gì thì viết như vậy, không có dàn bài, không chuẩn bị gì cả.
    Và em viết nhưng không muốn mẹ đọc, sợ mẹ khổ (rơm rớm nước mắt). Nhiều người như mẹ có khi hoàn cảnh, cơn bệnh có thể có những điều bất chợt xảy đến nên để mẹ đọc chắc mẹ lại thêm buồn thôi”.
    Cậu học trò nghèo tâm sự: “Những đắn đo, suy nghĩ về đồng tiền là từ khi em đầu năm lớp 8. Còn mẹ đã mắc bệnh từ năm em lên lớp 3. Tuy thế, khoảng thời gian từ lớp 3 đến lớp 7, em còn ngờ ngệch lắm, chưa hiểu nhiều về cuộc sống, giá trị của đồng tiền”.
    Là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sống trong lớp cũng có nhiều bạn có thể xem là khá giả, nhưng như Trung Hiếu tâm sự: “Em không có áp lực hay khó khăn gì khi học ở lớp. Mọi người cư xử với nhau rất chan hòa. Dù rằng đúng là có các bạn có điều kiện nhưng các bạn phải tự lập, không phải được nuông chiều”.
    Ít khi nói về hoàn cảnh gia đình “vì không muốn mọi người bận tâm” song như cậu trò nhỏ bộc bạch “mọi người vẫn biết, quan tâm em”.
    Được hỏi có bao giờ tự ti, mặc cảm về số phận, Trung Hiếu thổ lộ: “Chỉ là khoảng thời gian ngắn thôi anh ạ. Sau những lần tham gia tình nguyện ở CLB Tình nguyện trẻ và các hoạt động khác, được gặp nhiều hoàn cảnh, số phận còn đáng thương hơn em luôn động viên mình phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa”.
    Những lần tham gia vào nhóm phát cơm chay cho các anh chị thi ĐH rồi giúp đỡ các trẻ em lang thang, sống ở gầm cầu hay tổ chức trung thu cho trẻ có hoàn cảnh nhiễm chất độc dioxin,… trở thành nhu cầu thôi thúc Hiếu cần phải tham gia “để hiểu đời, hiểu cuộc sống này hơn”.
    Tâm sự về cậu học trò nghèo, cô Đào Phương Thảo, GV chủ nhiệm lớp 11 chuyên Lý chỉ ngắn gọn: “Một học sinh có ý chí, chăm học hỏi, cẩn thận và luôn thể hiện quyết tâm của mình”. Độc lập, tích cực phát biểu, hoà đồng với mọi người cũng là những chia sẻ của các bạn lớp 11 chuyên Lý và cô Phương Thảo về Trung Hiếu.
    “Hiếu không bao giờ kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Nhưng là giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi vẫn biết tình hình của em. Và từ năm em học lớp 10, nhà trường cũng có hỗ trợ em về học phí và các hoạt động khác” – cô Phương Thảo cho biết.
    “Trong lớp, ngoài Hiếu cũng có một số bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em có chút đặc biệt hơn và giờ mọi người biết đến nhiều. Còn nhà trường vẫn thường xuyên có những hoạt động giúp đỡ những em có hoàn cảnh, số phận khó khăn” – Cô Lê Thị Oanh, Hiệu phó nhà trường cho hay.
    “Nhờ có sự giúp đỡ của nhà trường, ban phụ huynh, bạn bè, thầy cô mà em càng cảm thấy vững tin hơn khi tới lớp” - Hiếu chia sẻ.
    Ham mê khoa học, nhất là khoa học ứng dụng nên ngoài học trên lớp, giúp gia đình, tham gia hoạt động tình nguyện, Hiếu hiện cũng vừa đăng ký làm thành viên trong nhóm nghiên cứu khoa học có tên Apec.
    Uớc mơ trong tương lai của em là được làm khoa học nghiên cứu về công nghệ sinh học ứng dụng trong ngành y tế để giúp đỡ được cho nhiều nguời mắc bệnh có điều kiện được chăm sóc cẩn thận, chu đáo.
    Văn Chung

    Rất mong Trung Hiếu sống đúng như cái nghĩa của tên mình
    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 07-11-2011, 05:12 PM.

    Comment

    • #3

      Khóc với bài văn lạ của trò nghèo trường Ams

      Khóc với bài văn lạ của trò nghèo trường Ams
      - Bài văn lạ của cậu trò nghèo Trường Ams lên mạng VietNamNet từ 11h trưa,nhưng đến khoảng 18h tối đã nhận được khoảng 100 phản hồi, chia sẻ với cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu. Điều đáng nói là, hầu hết những phản hồi này đều khóc và bày tỏ sự thương cảm với em.

      Trường THPT Hà Nội - Amsterdam
      Đáng ngạc nhiên là, dường như bạn đọc đã đọc khá kỹ bài văn dài đến 1.700 chữcủa cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, HS lớp 11 chuyên Lý này. Vì những phản hồigửi đến được viết khá dài, chia sẻ rất nhiều điều về cuộc sống cũng như sự độngviên đầy xúc động. Đặc biệt, nhiều bạn đọc chia sẻ rằng, khi đọc bài văn của emHiếu, họ đã rơi nước mắt vì thương cảm, vì đồng cảnh ngộ và cả sự cảm phục nghịlực của em trước cuộc sống gia đình đang quá nhiều khó khăn, vất vả
      Bài văn là một câu chuyện sống chân thực về gia đình em, những suy nghĩ củaem về sự tồn tại của đồng tiền. Về những bức xúc của em trước số phận người mẹốm đau, ghét tiền nhưng lại rất cần tiền. Là sự mâu thuẫn nội tại trong lòng cậubé mới lớn với nhiều băn khoăn, trăn trở với cuộc đời.
      Bạn đọc Phạm Kim Thức tâm sự: "Tôi cũng là một người con của vùng quê nghèo chiêm chũng. Tôi thấu hiểu nỗi vất vả của Hiếu. Thật lòng tôi rất xúc động. Tôiluôn chúc cho Hiếu sẽ thành tài và tương lai của em sẽ rạng ngời".
      Xuân Thủy: "Một câu chuyện thật cảm động, một người con thật hiếu thảo, mộttấm gương để các cháu trẻ noi theo, một câu chuyện để tất cả chúng ta cùng suy nghĩ".
      Nguyễn Văn Bình: "Tôi năm nay 32 tuổi có 2 con; chỉ mong có những người con biết suy nghĩ và hiếu thuận như Hiếu".
      Nguyễn Xuân Kiệm: Tôi rất xúc động, một là vì hoàn cảnh của em, hai là sự chân thành thánh thiện trong trái tim em, ba là trí tuệ của em. Chúc em và giađình luôn mạnh khỏe, chúc em khỏe về tinh thần, trí tuệ, sức lực để thực hiện những điều mà trí tuệ của em sẽ mách bảo em".
      Chưa dừng lại ở sự chia sẻ đơn thuần, nhiều bạn đọc đã bật khóc khi đọc bài viết này.
      Bạn Nguyễn Thị Lý viết: "Tôi đã khóc!": Đã bao lần tôi cũng có ý nghĩ như bạn học sinh viết bài văn này. Đồng tiền đã làm thay đổi tất cả, từ tiệnnghi đến các giá trị xã hội. Tôi đã cắt bài viết này và sẽ đọc cho các con củatôi khi chúng đến tuổi như cậu học trò Hiếu, cám ơn em đã nói ra điều này. ChúcHiếu hãy vững tin vào cuộc sống, chúng tôi luôn bên bạn và ủng hộ bạn!
      Huyendieutho: "Bài viết vô cùng cảm động! Tôi đã khóc khi đọc được tấm lòngcủa một người con hiếu thảo, hy vọng bằng nghị lực vươn lên của bản thân , em sẽcó được một tương lai sáng sủa hơn".
      Nguyễn Mai Hương: "Tôi đã đọc bài viết này vào chiều chủ nhật và đã khóc rấtnhiều. Tôi thật sự cảm phục con người em với những suy nghĩ rất chín chắn vàtình cảm. Em hãy cố gắng lên và học thật giỏi vì chị tin em sẽ thành công và khiem thành công đó cũng là liều thuốc tốt nhất cho gia đình em. Chị thật sự cảmthông với hoàn cảnh của em vì bố chị cũng vừa phải nằm viện Bạch Mai 1 tháng.Chị muốn nói với em là hãy cố lên vì khi nói với em điều đó là chị cũng muốn nóivới chính mình".
      Bạn đọc Bạch Trường Giang cũng chia sẻ cảm xúc: "Mình là con trai và hầu nhưchẳng bao giờ khóc khi đọc một mẩu truyện hay xem 1 bộ phim cảm động, vậy mà khiđọc bài viết này xong mình không tài nào để nước mắt chảy ngược vào trong dù đãcố nén!"
      Cũng nhân đọc bài văn này, một số bạn đọc đã ngậm ngùi nhớ đến cuộc sống củamình, có sự đồng cảm về những thiếu thốn, mất mát. Bạn Nguyễn Độc Lập, viết: "Làmột nhà giáo, ngẫu nhiên tôi đọc được bài văn này của một học trò nhỏ. Suy nghĩcủa em có những nét giống suy nghĩ của tôi khoảng 42 năm về trước, lúc đó tôicũng trạc tuổi em. Tôi vừa đọc bài văn của em vừa khóc. Dù sao chăng nữa cuộcđời nhiều khi thách thức nghị lực vươn lên của mỗi con người Hiếu ạ. Hãy sốngbằng tình yêu thương mẹ và của những người thân trong gia đình em sẽ cảm thấymình có nghị lực hơn rất nhiều".
      Bạn đọc Bũi Quỹ thì thẳng thắn nhận xét về vấn đề còn tồn tại của giáo dục Việt Nam, bạn này viết: "Bài văn này không hề lạ. Trong thực tế, rất nhiều họctrò muốn viết những bài văn bằng những cảm xúc thực, hình ảnh thực như thế này.Nhưng có ai cho các em viết? Chỉ một số rất nhỏ dám viết lên những dòng như vậy.Vì sao? Vì cách dạy của hệ thống giáo dục. Bài văn viết không đúng theo đáp án mẫu thì điểm thấp. Văn học nó không có định hạn, hãy để cho các em phát triển tưduy một cách phóng khoáng chứ đừng nhồi nhét kiểu mô tip quen thuộc, chúng ta sẽcó những áng văn thật sự...
      Thanh Vân
      Ý kiến bạn đọc
      Quỳnh Hoa, gửi lúc 07/11/2011 16:58:24
      "Ý kiến": Tôi đã khóc khi đọc bài văn của Hiếu, cảm phục một cậu học trò còn nhỏ tuổi mà có những suy nghĩ và nghị lực thật lớn lao. Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn đọc Bùi Quỹ, đó có thể là đáp án cho câu hỏi tại sao ngày nay học trò không thích học văn, không thích viết văn.
      Hai ly , gửi lúc 07/11/2011 16:58:53
      "Cần sự sáng tạo cá nhân": Tôi đồng ý với bạn đọc Bùi Quý. Khi còn học cấp 3, tôi thấy hầu hết các bài văn của học sinh là nhái lại các bài văn mẫu. Sau này đi làm tôi thấy hầu hết các bài phát biểu của công chức nhà nước ta đều na ná giống nhau, và đều giống nhau ở chỗ họ đều gặp khó khăn khi trả lời phỏng vấn. Nguyên nhân không phải vì kém, vì dốt mà có lẽ vì cứ bị gò bó trong khuôn khổ của những bài văn mẫu, của đường lối, của nghị quyết.
      Châu phước Huệ, gửi lúc 07/11/2011 16:59:56
      "Xúc động": Tôi thực sự xúc động khi đọc bài văn này. Đây có thể là nội dung của một bộ phim có chủ đề về xã hội để giáo dục ý thức cho các bạn trẻ về ý nghĩa của đồng tiền.
      Lý Minh Hoàng , gửi lúc 07/11/2011 16:59:00
      "Bài văn xóa đi lối mòn học vẹt": Đọc bài văn tôi thật sự xúc động với cách tư duy của cậu bé lớp 8 khi phân tích chủ để. Việc làm này đã giúp một bộ phận giáo viên tư duy suy luận của học trò. Tránh sáo mòn theo bài văn mẫu
      nhanhangnga, gửi lúc 07/11/2011 16:59:19
      "Thật cảm động": Bài văn of em làm cô hết sức cảm động. Là GV văn, cô buồn vì thực trạng của đa số HS bây giờ có cách ứng xử chưa đúng với môn bộ môn này , bài văn of em làm cô có thêm niềm tin. Chắc chắn em sẽ thành đạt vì những điều tốt đẹp ở phía trước sẽ dành chỗ cho những người như em.
      nguyen kim phuc, gửi lúc 07/11/2011 16:59:48
      "chia se voi em Hieu": Em Hiếu thân mến! Đọc bài văn của em chị đã khóc và thực sự thông cảm với hoàn cảnh của em. Chi xin được chia sẻ với em những khó khăn trong cuộc sống và chúc em có nghị lực để vượt qua tất cả. Đúng là tiền rất quý, con người ta cố gắng phấn đấu học tập, lao động ai cũng vì mục đích kiếm tiền để mong cuộc sống tốt hơn. Nhưng tiền không mua đứoc tất cả, không mua được hạnh phúc, nghị lực và niềm tin. Cuộc sống còn nhiều khó khăn còn cần đến nhiều tiền nhưng quan trọng hơn là em cần có niềm tin vào cuộc sống để sau này kiếm được nhiều tiền và làm chủ đồng tiền.
      Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 07-11-2011, 05:08 PM.

      Comment

      • #4

        Từ bài văn lạ, Amser không chỉ là con nhà giàu

        Tin Nhanh
        Cập nhật 08/11/2011
        Từ bài văn lạ, Amser không chỉ là con nhà giàu
        Về "bài văn lạ" của một cậu học sinh trường Ams, rất nhiều độc giả đã phải khâm phục, cảm động về cậu học trò nghèo, giàu nghị lực nhưng cũng không ít ý kiến ngỡ ngàng rằng: “Thật khó tin! Amser mà lại nghèo đến thế?
        Trường của con nhà giàu?
        Những ngày qua, một bài văn của em học sinh Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã tạo nên một cơn sốt trên nhiều tờ báo mạng, nhiều diễn đàn... Có ý kiến cho rằng, bài văn của Trung Hiếu “lạ” ở chỗ, bằng chính hoàn cảnh của bản thân mình, em đã làm thay đổi quan niệm của nhiều người khi cho rằng, học sinh trường Ams là con nhà giàu và chỉ biết chơi bời.
        Chính thầy Vũ Quốc Lịch, Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, cũng đã phải thừa nhận, bài văn của em Hiếu đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” khi nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế…

        “Amsers không chỉ biết chơi bời”

        Thậm chí trên diễn đàn dành cho các phụ huynh, phụ huynh có tên Đặng Minh Hằng cũng chia sẻ: “Con gái mình sắp lên lớp 4, mình cũng muốn cho con học trường Ams, nhưng lại có một số băn khoăn vì thấy mọi người nói trường Ams bây giờ không như xưa nữa, bị thương mại hóa nhiều, môi trường toàn con nhà giàu đi học...”. Và vị phụ huynh này rất băn khoăn về việc có nên cho con mình thi vào ngôi trường danh tiếng này không. Bạn đọc Nguyễn Việt Anh trên một diễn đàn cũng chia sẻ: “Đồng ý khi ai đó nói Ams là trường có cơ sở tốt nhất cả nước, đồng ý rằng đó là trường có nhiều bạn nhà giàu được đi xe ô tô đến trường. Nhưng ở Ams cũng không thiếu những bạn nhà nghèo, hoàn cảnh rơi nước mắt”.
        Và chính trường hợp của Trung Hiếu cũng là một bằng chứng xác thực nhất. Thi vào cấp ba, Hiếu đã đỗ cả 2 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An. Do sợ học trường Ams phải đóng nhiều tiền, gia đình em cũng đã bắt Hiếu học ở trường Chu Văn An. Hiếu đã phải nài nỉ gia đình cho học tại trường Ams và đã nhịn ăn gần 1 tuần để bà và mẹ chấp thuận cho ước nguyện của mình. Quan niệm học sinh Ams là con nhà giàu, có điều kiện đã từ lâu ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người về những học sinh của ngôi trường danh tiếng này.
        Tuy nhiên, nhiều độc giả cũng như chính những học sinh trường ams (amser) đã phủ nhận.
        “Amser không chỉ biết chơi bời”
        Học sinh trường Ams qua nhiều thế hệ đã lên tiếng “minh oan” cho học sinh trường mình. Chu Lê Vi hiện là học sinh lớp 12 Pháp, trường Hà Nội – Amsterdam, đã cho biết trên Ione.net: “Thực ra, hoàn cảnh của Hiếu cũng không phải quá lạ… mỗi người một cảnh, bản thân mình đôi khi cũng gặp những trường hợp còn kinh khủng hơn của hoàn cảnh của Hiếu”
        T.B.V lớp 12, một amser cũng đồng tình: “Nói thật, mình không thấy bất ngờ về hoàn cảnh của Hiếu. Mình biết ở trường Ams cũng có nhiều học sinh hoàn cảnh như thế. Dù không đến nỗi nghèo và éo le như Hiếu nhưng gia đình cũng chỉ là mức dưới trung bình”. Học sinh này cũng cho biết thêm, tổng thu nhập của cả nhà V. cũng chỉ 2-3 triệu đồng/ tháng. Lớp học sinh này cũng có 3, 4 bạn hoàn cảnh tương tự. “Mình cũng không trách ai cả vì bản thân chúng mình cũng không muốn phô cái nghèo của mình cho mọi người biết hay để mọi người mình phải lỗ lực thế nào”, V chia sẻ trên Ione.net
        Cũng đồng tình với hai amser trên, Phạm Hoài Anh, lớp 11 Văn, Hà Nội - Amsterdam cũng lên tiếng: “Có thể mọi người sốc khi biết hoàn cảnh khó khăn của Hiếu, vì từ trước đến nay mọi người ngộ nhận học sinh trường Ams toàn con nhà giàu và ăn chơi lắm. Qua đây, mọi người cũng có thể hiểu ra, Amsers không chỉ biết chơi bời”.
        Mỗi Amser có một cảm xúc, một góc nghĩ khác nhau nhưng hầu hết các bạn đều cho rằng không phải cứ học sinh trường Ams là con nhà giàu, chịu chơi và sành điệu mà có cả những trường hợp khó khăn và các bạn đã phải rất nghị lực để vượt lên.
        Trên phần phản hồi của báo Dân trí, bạn đọc ở địa chỉ nguyenhong…@gmail.com cũng chia sẻ: “Hôm nay đọc bài viết này của em, chị thật sự thấy ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng bởi trong một trường như Ams nhưng lại có hoàn cảnh khó khăn như thế…”
        Một bài văn khiến giới trẻ phải nhìn lại chính mình
        Bài văn không chỉ khiến độc giả phải xem lại quan niệm về học sinh trường Ams mà còn khiến nhiều bạn đọc phải nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình. Bạn đọc ở địa chỉa ngohuukhang…@gmail.com cũng tâm sự: “Một người bạn đã mời anh đi bar vào tối nay, nhưng khi đọc xong bài văn của em, anh quyết định ở nhà xem tivi với mẹ của anh - người đã thương và chiều chuộng anh hết mình”.
        Đỗ Thanh Trúc lại nghĩ rằng: “Chị sẽ copy lại bài văn này của em như là để chỉnh đốn lại cách tiêu xài tiền của mình cũng như là tấm gương cho những đứa em có điều kiện nhưng lại không chăm chỉ học tập cũng như biết quý trọng đồng tiền”. Độc giả Lê Minh Hiếu cũng đồng tình: “Bằng tuổi Hiếu mà mình cũng không thể nghĩ được như bạn. Mình chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ, trong khi đó mình chưa làm ra được 1 nghìn nào…”
        Lê Ngọc (Tổng hợp)

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom