• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nhà Thơ Thu Bồn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhà Thơ Thu Bồn

    Nhà Thơ Thu Bồn




    GIỖ ĐẦU NHÀ THƠ THU BỒN
    “Cầu trời bên ấy bình yên”

    Nhà thơ tâm sự: "Tôi bắt đầu làm thơ từ những ngày còn là cậu lính con đầy ghẻ rận và ốm yếu. Nhiều đêm tôi khóc... Thấm đẫm mồ hôi và máu của nhân dân mình, tổ quốc mình. Hơn ai hết, nhà văn phải là người thầy thuốc mổ xẻ tận gốc rễ những ung nhọt".
    Thu Bồn là một trong những nhà thơ mở đầu thể loại trường ca với Bài ca chim Chơ Rao “không những là tác phẩm từ miền Nam gửi ra khá sớm, mà còn là bản trường ca đầu tiên của văn học giải phóng” (Hoài Anh, Tìm hoa quá bước, NXB Văn học, 2001).
    Bàn về trách nhiệm của nhà văn, Thu Bồn tâm sự: "Tình yêu Tổ quốc của nhà văn có nghĩa là phải can đảm ngợi ca và can đảm chỉ trích. Nói cho cùng là phải yêu đến tận cùng gan ruột. Tổ quốc lâm nguy, nhà văn phải đem hết tim gan mình phơi lên chiến đại và có lúc phải hy sinh như người lính:

    …Rất có thể anh không bao giờ nhìn thấy
    Một làn môi em hay một nụ cười…
    Nhưng tất cả sẽ trở thành vô nghĩa
    Nếu những mồ bia kia không gọi được mặt trời…
    Đất nước hòa bình thống nhất và đổi mới, con người dễ hờ hững và buông xuôi với thời cuộc để lo cho cuộc sống sau nhiều năm chiến tranh gian nan. Tôi nghĩ nhà văn có nhiệm vụ rất nặng nề. Vì đây là cuộc chiến đấu vô cùng phức tạp và tế nhị".

    Thu Bồn trong tâm tưởng bạn bè:

    Nhà văn Nguyễn Khải nói: “Trông cách Thu Bồn chăm sóc con người đến tớ cũng mê huống chi là con gái”.

    Nhà văn Thái Bá Lợi: “Ông cũng là người xả bỏ. Năm 1975, lớp anh em trong trại sáng tác như tôi đều có hàm trung úy. Trong một cuộc nhậu, Thanh Thảo nói: “Năm ông Thu Bồn đi bộ đội, bọn tôi mới một hai tuổi, tại sao bây giờ ông chỉ hơn bọn này một cấp?”. Thu Bồn ngạc nhiên: “Tao cũng không biết nữa”, và ông cạn hết ly rượu".

    Câu Tiễn xưa kia đi nếm mật
    Ta nay ăn đất một đời thừa
    Xưa kia tráng sĩ hề da ngựa
    Ta nay uống cạn mấy rừng mưa
    * * *
    Bơi qua biển lửa ta về lại
    Gọi Thái Bình Dương đến dạo đàn
    * * *
    Bao năm gối núi đầu hóa đá
    Tiếng hát từng rung Ngũ Giác Đài...
    Thu Bồn trong mắt tôi:

    Nhà thơ Thu Bồn và vợ là nghệ sĩ Lý Bạch Huệ

    Bị tai biến mạch máu não, Thu Bồn đã rất vất vả “tập đi, tập nói”. Nhưng những ngày nhà thơ Nguyễn Duy bị tai nạn nằm nhà (cuối năm 2001), ông đã cùng vợ là Lý Bạch Huệ (mối tình duyên này có kỷ niệm cùng với nhà thơ Hồ Thi Ca, khi ấy anh đang phụ trách chương trình Tiếng Thơ của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, nơi nghệ sĩ Lý Bạch Huệ làm cộng tác viên ngâm thơ, và đã (vô tình hay hữu ý ?) - “bắc cầu” cho họ nên duyên) đã đánh xe từ suối Lồ Ồ, Bình Dương lên thăm. Họ gặp nhau vui vẻ cười đùa rất chi là sảng khoái. Nguyễn Duy nói: “Anh viết hồi ký đi, kiểu… nhớ gì ghi nấy, kẻo…”. Và Thu Bồn cười. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp tận mặt ông cùng với cái bắt tay niềm nở.
    Sau đó Thu Bồn đã phải vào bệnh viện Nguyễn Trãi. Được tin báo của nhà thơ Nguyễn Duy, tôi đến thăm ông, gởi ông bài bình thơ “Tạm biệt Huế” (Báo Người Hà Nội, số 01.2003), và là bài báo cuối cùng viết và bình thơ của ông được chính ông đọc trước khi… Trong bài bình ấy, ở câu thơ cuối:
    “Anh về hóa đá phía bên kia”
    Tôi đã “to gan” sửa chữ “kia” thành “tê”. Ông chỉ cười và bảo: “Bên kia mới là chữ dùng của người Quảng…”. Và tôi chợt nhớ hai câu thơ nổi tiếng của thi sĩ Bùi Giáng rằng: “Dạ thưa xứ Huế bây giờ/ Vẫn còn Núi Ngự bên bờ Sông Hương”. Vì “bây chừ” thì rõ Huế còn “bây giờ” mới gieo đúng vần câu 8 và là sự khẳng định hai địa danh hình thành Huế: “Núi Ngự, Sông Hương”. Tôi chợt hiểu ra ít nhiều…
    Lần thứ ba, tôi chở nhà thơ Hoài Anh đến thăm ông nhưng là lúc ông hôn mê trong cõi vô định. Mỗi khi có thân hữu đến thăm, chị Lý Bạch Huệ khóc, đưa cuốn sổ có những dòng chữ nguệch ngoạc viết tay của ông, trong đó nhiều nhất là những bài thơ viết về vợ như để trả một ân tình sau bao năm chung sống. Khi tôi chở nhà thơ Hoài Anh về, anh nhận xét: “Thu Bồn sống trong cõi chết và chết trong cõi vô thức, như thế là khoẻ!”.
    Có lẽ biết bệnh tình ông không qua khỏi, vợ và bạn bè đã đưa ông về nhà ở Bình Dương bên suối Lồ Ồ và tại đây ông trút hơi thở cuối cùng ngày 17.6.2003.

    Hôm 21.6.2003 nhân ngày báo chí, tôi đang xuống công tác ở Long Đất (Đồng Nai) đang say bên chung rượu, chợt nhà thơ Nguyễn Duy điện thoại hỏi tôi: “Thơ Thu Bồn có câu “Em về xin cứ thiên nhiên mà về”, câu trước là gì vậy Tý?”. Tôi ngập ngừng vì câu hỏi đột ngột, hẹn anh đến sáng mai trả lời. Tối hôm ấy, tôi đã nhớ ra nhưng nhầm hai chữ: “Cầu trời bên ấy bình yên”. Đúng ra là “Cầu trời nắng gió bình yên”. Vì tin tôi, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết “câu thơ nhầm” kia trong điếu văn đăng trên báo Văn Nghệ. Sự nhầm lẫn này tiếp tuc hiện diện trong bài báo: “Nhớ gởi cho anh một gói nhân tình” (Báo Nông nghiệp Việt Nam) của nhà báo Lưu Trọng Văn. Nay nhân ngày giỗ đầu, viết lại những dòng này, trước là tạ lỗi với nhà thơ quá cố Thu Bồn và cũng xin trả lại nguyên văn câu thơ của ông. Nhưng nếu ông đã về “cõi tạm” thì hai chữ “bên ấy” cũng phù hợp lắm thay!

    NGUYỄN TÝ

    Vài nét về nhà thơ Thu Bồn

    Thu Bồn (tên khai sinh là Hà Đức Trọng) sinh năm 1935 tại Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông tham gia thiếu sinh quân từ năm 12 tuổi, làm liên lạc cho bộ đội và trực tiếp chiến đấu. Trong chiến tranh chống Mỹ, Thu Bồn đã liên tục có mặt ở các chiến trường Tây Nguyên, khu V, Quảng Trị, biên giới Tây Nam..., lúc làm phóng viên mặt trận, lúc làm lính xung kích, lính pháo...
    Tác phẩm đã xuất bản: Với 25 tác phẩm bao gồm thơ, trường ca, truyện, tiểu thuyết: Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962), Tre xanh (thơ, 1969), Mặt đất không quên (thơ, 1970), Campuchia hy vọng (trường ca, 1978), Oran 76 ngọn (trường ca, 1979), Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985), Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985), Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992)...
    Các giải thưởng: Giải văn học Nguyễn Đình Chiểu; Giải thưởng văn học quốc tế của Hội Nhà văn Á Phi (1973); Giải thưởng báo Hà Nội Mới (1969), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001...

    Thơ THU BỒN

    BÀI CA CHIM CH RAO (trích)

    "Xưa kia tráng sĩ hề da ngựa
    Ta nay uống cạn mấy rừng mưa
    Độc huyền tráng sĩ xưa ca cẩm
    Ta ôm xích đạo gãy vòng cung
    Môi hôn ngọn gió thơm hoa trái
    Núi cũng chiều ta đứng trập trùng.
    Ta cũng không ham chi nghiệp lớn.
    Bồ đào không có chẳng giai nhân
    Cửa nhà thông thốc muôn phương gió
    Túi rỗng nhiều phen bạn đỡ đần
    Bơi qua biển lửa ta về lại.
    Gọi Thái Bình Dương đến dạo đàn.
    Những cung xưa cũ lời em hát.
    Còn cháy lòng ta lửa thử vàng...
    Ta như con dế nằm trên cỏ
    Đợi uống từng đêm giọt ngọc sương
    Châu báu trọn đời con dâng mẹ
    Là trái tim đau lấm bụi đường...”.

    THU BỒN (1962 )
    Similar Threads
  • #2

    bài " giỗ đầu của nhà thơ THU BỒN " nghe man mát, và cảm thương quá, một nhà thơ tài hoa, tôi cũng đã đọc 2 câu thơ được ghi trên bia mộ của nhà thơ mà tôi nhớ mãi, tôi cũng k thấy ghi tên tác giả của 2 câu thơ nầy, hay là của nghệ sỹ Lý Bạch Huệ

    "Rồi mai mưa gió qua đây
    Anh còn ở với cỏ cây em về "

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom