• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những bài thơ về Thầy Cô...

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những bài thơ về Thầy Cô...

    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Những bài thơ về Thầy Cô...



    Có một chiều tháng năm

    Đỗ Trung Quân

    Thầy còn nhớ con không…?”
    Tôi giật mình nhận ra
    người đàn ông áo quần nhếch nhác
    Người đàn ông gầy gò
    ngồi sau tủ thuốc ven đường.

    “Thầy còn nhớ con không…?”
    Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng.
    Hoa phượng tháng năm rơi đầy vỉa hè
    Rụng xuống trên vai người thầy học cũ.
    “Không… xin lỗi… ông lầm… tôi chưa từng dạy học
    Xin thối lại ông tiền thuốc… cám ơn…”
    Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
    Thầy học cũ mười năm không lầm được
    Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
    Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh.


    Còn biết nói gì hơn
    Đứa học trò tâm sự
    Người thầy cũ lại chối từ kỷ niệm
    Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng
    Biết yêu anh em – đất nước – xóm giềng
    Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
    Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.

    Và hôm nay…
    Bên hè phố im lìm
    Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
    Câu phủ nhận phải vì manh áo rách
    Trước đứa học trò quần áo bảnh bao?

    Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào
    Những đứa trẻ tan trường đuổi nhau trên phố
    Mười năm nữa đứa nào trong số đó
    Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay?

    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 17-11-2010, 08:23 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Những bài thơ về Thầy Cô...

      Tâm sự cô giáo dạy văn

      Trên bục giảng em toàn nói chuyện thần tiên
      Cô Tấm dịu hiền được phật thần giúp đỡ

      Chàng Kim chung tình chẳng vẹn toàn hạnh phúc
      Nước mắt nàng Kiều đẫm ướt những trang thơ

      Nguyệt Nga đã gặp được Vân Tiên chưa?
      Để khắc khoải trái tim ông Đồ Chiểu
      Bạn đến chơi nhà sao để thiếu
      Cả trầu không... hỡi cụ Tam Nguyên?

      Em kiếm tìm một chút bình yên
      Một chút ấm trong gió đầu mùa lạnh
      Để xót thương những tuổi thơ bất hạnh
      Những thân phận nghèo bên xóm chợ bơ vơ

      Em lại vào thế giới mộng mơ
      Để giật mình trống tan trường vang vọng
      Người cổng trường là con thơ trông ngóng
      Anh vụng về... chắc có nấu được cơm?

      Cái mộng mơ phải tan biến trong em
      Để về với đời thường, với tương cà, mắm muối...
      Chợt chạnh lòng thấy con ai xiêm áo mới
      Mà con mình vẫn tấm áo năm xưa...

      Thương anh nhiều dãu vất vả nắng mưa
      Vẫn chắt chiu dành tiền cho em mua sách
      Vẫn tự hào khoe với người bên cạnh
      Vợ tớ là cô giáo dạy văn

      Em ước có một lần phật đến thăm
      Như đã từng đến thăm cô Tấm
      Để khi bước ra khỏi cổng trường em bớt phần lo lắng
      Liệu giờ này anh đã nấu được cơm?

      (Sưu tầm)
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Những bài thơ về Thầy Cô...

        Gửi Về Cô Giáo Dạy Văn

        Có thể bây giờ cô đã quên em
        Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết
        Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt
        Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm.

        Có thể bây giờ chiếc lá bàng non
        Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm
        Ai sẽ nhặt dùm em xác lá
        Như em thuở nào ép lá giữa trang thơ ?

        Ước gì... Hiện tại chỉ là mơ
        Cho em được trở về chốn ấy
        Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái
        Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên

        Em nhớ hoài tiết học đầu tiên
        Lời cô dạy: "Văn học là nhân học"
        Và chẳng ai học xong bài học làm người!
        Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười
        Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp

        Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược
        Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi
        Những lúc buồn em nhớ quá - Cô ơi!
        Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ...

        Sưu tầm
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          Những bài thơ về Thầy Cô...

          Niềm Vui Nho Nhỏ

          Lũ học trò của tôi
          Nghịch như bầy quỷ nhỏ
          Chúng giỡn chơi sôi động cả sân trường
          Những ánh mắt thông minh
          Những gương mặt dễ thương
          Háo hức ước mơ tuổi trẻ.
          Tôi đã qua một thời như thế
          Nên tôi yêu lũ quỷ đáng yêu này.
          Tôi – Cô trò nhỏ hôm qua
          Cô giáo của hôm nay !
          Khoảng cách thầy trò chẳng xa là mấy.
          Ôi ! Nhớ mãi buổi đầu đi dạy
          Từ giảng đường nhìn xuống các em
          Bụng thì run mà phải cố làm nghiêm
          Lập cập theo từng trang giáo án
          Mồ hôi rơi, ướt đầm vầng trán...
          Giây phút ấy cũng qua
          Niềm vui sướng vỡ oà…
          Tôi đứng vững trên đôi chân cô giáo.
          Lũ học trò nhìn lên như thầm bảo:
          Cô là cô giáo chúng em !
          Đâu dễ gì có được niềm tin
          Của các em học trò. Bạn nhỉ ?

          (Sưu tầm)
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            Những bài thơ về Thầy Cô...

            Thày tôi
            Thưa thầy, bài học chiều nay
            Con bỏ quên ngoài cửa lớp
            Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót
            Con hóa mình thành bướm và hoa

            Thưa thầy bài tập hôm qua
            Con bỏ vào ngăn khóa kín
            Mải lượn lờ theo từng vòng sóng
            Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin

            Thưa thầy, bên ly cà phê đen
            Con đốt thời gian bằng khói thuốc
            Sống cho mình và không bao giờ mơ ước
            Mình sẽ là ai ? Tôi sẽ là ai ?

            Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay
            Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng
            Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng
            Soạn bài trong tiếng ho khan

            Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn
            Sao con học hoài không thuộc
            Để bây giờ khi con hiểu được
            Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy

            (Tạ Nghi Lễ)
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #7

              Những bài thơ về Thầy Cô...

              Gởi đến thầy cô lời biết ơn sâu sắc nhất
              Con học thầy từ ngày đầu cắp sách
              Mái rạ ba gian nhà thầy làm trường
              Lũ học trò nằm bò trên chiếu
              Lích chích ra vào gà mẹ gà con

              Bài mở lòng "tiên học lễ hậu học văn"
              Giấy giữ lề đói thơm rách sạch
              Muốn nên người trọng đạo nghĩa nhân
              Uống nước nhớ nguồn một đời thanh bạch

              Tuổi thơ trôi nhanh qua năm tháng
              Chân đất mài mòn gốc sấu gốc na
              Học dốt học lười roi mây, gai mít
              Giữ xóm nghèo chúng con mơ bay xa

              Lớp thì chật mà trò lại đông
              Con cái khắp làng cậy thầy dạy dỗ
              Ai cũng mong con mình nên bà nên ông
              Mai rời làng cho đời bớt khổ

              Chúng con đi trăm nẻo tha phương
              Đứa đỗ kỹ sư đứa thành bác sĩ
              Đứa mang trí trai nằm lại chiến trường
              Đứa lấy ruộng vườn nhà nông tri kỷ

              Năm mươi năm sau con trở về làng
              Đến thăm thầy vẫn thấy thầy dạy học
              Giờ thầy dạy chữ nho, thơ văn thư pháp
              Con lặng nhìn râu bạc níu từng trang

              (Nguyễn Địch Long, 2001)
              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #8

                Những bài thơ về Thầy Cô...

                NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN DÒNG ĐỜI

                Một dòng đời - một dòng sông
                Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ
                Muốn qua sông phải có đò
                Đường đời muôn bước phải nhờ người đưa ...

                Tháng năm dầu dãi nắng mưa
                Con đò trí thức thầy đưa bao người
                Qua sông gửi lại nụ cười
                Tình yêu con gửi lại người cha thương

                Con đò mộc - mái đầu sương
                Theo con đi khắp muôn phương mai này
                Khúc sông ấy vẫn ngày ngày
                Thầy đưa những chuyến đò đầy qua sông ...

                Sưu tầm
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #9

                  Những bài thơ về Thầy Cô...

                  Lời Ru Của Thầy

                  Mỗi nghề có một lời ru
                  Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
                  Lời ru của gió màu mây
                  Con sông của mẹ đường cày của cha

                  Bắt đầu cái tuổi lên ba
                  Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
                  Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
                  Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

                  Thầy không ru đủ nghìn câu
                  Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
                  Tuổi thơ em có một thời
                  Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

                  Như ru ánh lửa trong hồn
                  Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
                  Thầy ru hết cả mê say
                  Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

                  Mẹ ru em ngủ tròn đêm
                  Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
                  Trong em hạt chữ xếp dày
                  Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

                  Từ trong vòm mát ngôi trường
                  Xin lời ru được dẫn đường em đi
                  (Con đường thầy ngỡ đôi khi
                  Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

                  Hẳn là thầy cũng già thôi
                  Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
                  Thì dù phấn trắng bảng đen
                  Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

                  (Đoàn Vị Thượng)
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #10

                    Thầy tôi - Bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường

                    Thầy tôi

                    Hoàng Phủ Ngọc Tường

                    Hằng năm, khi thành phố đã tống tiễn ông Táo về trời và những cây bồ đề đã đậu những chùm trái xanh trên cành, đồng thời trút từng loạt lá khô xuống đường phố, thì mẹ tôi lại tất bật làm những món bánh mứt, chuẩn bị lễ tết Thầy năm mới cho tôi.

                    Mẹ tôi bưng một chiếc khay lớn trên đặt các thẩu mứt, bánh, tôi đi trước xênh xang trong bộ quần áo mới, gồm có một chiếc áo dài xanh, quần vải quyến trắng và một đôi xăng đan mới đóng, cùng đi đến nhà thầy tôi. Phải nói rằng, từ lớp vỡ lòng đến sau khi ra khỏi trường ĐH, tôi đã theo học với gần một trăm vị thầy, cô (kể cả lớp học hè), nhưng qua những thăng trầm trong cuộc đời, qua những lớp sóng thời gian, xin nói thành thật là trong tâm hồn tôi chỉ còn lại hình bóng thân yêu của hai vị thầy: Một vị dạy tôi thời tiểu học cùng thầy Phạm Kiêm Âu dạy tôi hai năm ở trung học.

                    Không bao giờ xóa nhòa trong trí nhớ của tôi những ngày “đi tết thầy” ấy của tuổi thơ vẫn làm bối cảnh cho hình ảnh nghiêm nghị và nhân từ của thầy tôi, giữa những bộ mặt khác mà tôi đã gặp trong đời.

                    Thầy Âu trước dạy học ở Sài Gòn, sau nghe vì dính líu sao đó với vụ Trần Văn Ơn, thầy bị đuổi ra Đồng Hới, năm 1954, thầy di chuyển theo ngôi trường cũ vào dạy ở trường Quốc học Huế. Thầy dạy tôi môn Pháp văn lớp đệ Thất. Thầy thường nhắc lại mấy câu “Vật hữu bản mạt – Sự hữu chung thủy – Tri sở tiên hậu – Tắc cận đạo hĩ”.

                    Thầy bảo rằng, thầy muốn dạy Đạo cho chúng tôi, không phải chỉ dạy môn Pháp văn. Và có lẽ vì thế, thầy bắt đầu năm học bằng phương pháp định nghĩa mọi ý niệm căn bản. Thí dụ, Thầy bảo: “Cấm vào lớp trễ”. Thầy định nghĩa: Thế nào là trễ? “Trễ là vào lớp sau thầy giáo”.

                    Và thầy nói đùa với học trò: Giá như tôi cho phép người đi tiếp sau tôi vào lớp, thì chẳng lẽ không cho luôn người tiếp theo ông ấy vào lớp? Cứ nối tiếp nhau mãi như vậy cho đến người cuối cùng bây giờ đang đi trên cầu Trường Tiền; chẳng lẽ lại không cho là trễ à? Như vậy, bao hàm điều kiện là không bao giờ thầy đi dạy trễ. Điều đó càng làm cho chúng tôi kính nể thầy.

                    Người ta nó rằng thầy Phạm Kiêm Âu đúng giờ giống như Kant, thời ông đi dạy Triết ở thành phố Kơnigberg, nước Đức. Hễ ông đi tới đâu là người ta biết ngay đồng hồ chỉ mấy giờ. Và do thế bọn chúng tôi không đứa nào dám đi trễ. Dù là một đứa bé ham chơi, tôi rất thích giờ học của thấy Âu bởi những lối hành sự do thầy bày ra. Chúng luôn luôn hóm hỉnh và thúc giục chúng tôi làm theo lời thầy. Thí dụ chức vị “ngũ hổ tướng” mà thầy phong cho một số học trò hoang nghịch ở trong lớp: mỗi “ngũ hổ tướng” chịu trách nhiệm về trật tự trong hai dãy bàn, ở đâu có tiếng ồn “ngũ hổ tướng” phụ trách phải báo thầy thủ phạm; và được trao lại chức vị ấy cho người mới sau này, nếu không “tướng” sẽ bị thầy cho điểm 0.

                    Cách cho điểm 0 của thầy Âu ớn lắm: hễ bị 0 rồi thì suốt tháng ấy, đến giờ thầy Âu, đều mặc nhiên được thầy cho điểm 0. “Điểm âm” (cho nợ lại lần sau; sẽ trừ vào điểm của giờ Vật lý lần sau) cũng là một sáng kiến rất vui của thầy trong giờ Vật lý hằng tuần.

                    Thầy ra bài trên bảng đen và các học trò giải thật nhanh trên một tờ giấy, chỉ trong vòng năm phút. Có lần, thầy ra một đề bài nói về điện và đáp số của bài toán là 08 watt. Một anh bạn tôi đưa đáp số là 80 watt, bị thầy cho âm 10 điểm. Anh bạn lý sự: Nếu con không làm gì cả, nghĩa là nộp giấy trắng thì thầy sẽ cho 0 điểm là đáng.Còn ở đây, con giải bài đúng cả, chỉ nhân chia sai, mới ra đáp số như vậy. Làm sao thầy lại cho con âm điểm? Thầy Âu cười tủm tỉm, nói ta cố ý cho cả lớp nghe: Giả dụ có một người phụ nữ đi ngoài đường, người ấy tám tuổi và tôi hỏi anh rằng xin cho biết người ấy mấy tuổi. Thà rằng anh nói “không biết”, đằng này anh trả lời rằng 80 tuổi. Cho anh điểm âm là đúng.

                    Điều khiến tôi giữ lại hình ảnh của thầy rất lâu ấy là tình thương của thầy đối với học trò. Phải nói rằng, trái tim của thầy thật là bao la; dù thái độ bên ngoài rất nghiêm khắc. Bẵng đi nhiều năm sau những giờ học ở lớp đệ Tứ, tôi không còn được học với thầy, chỉ thỉnh thoảng thấy bóng thầy thoáng qua trong sân trường.

                    Đùng một cái, trong một giờ bãi ở lớp đệ Tứ, thầy Giám thị báo tin rằng thầy Phạm Kiêm Âu sẽ dạy thêm giờ Vật lý miễn phí vào buổi trưa, trò nào muốn học thì ở lại học. Tôi nghe thầy có nói ở đâu đó rằng thầy dạy thêm như thế “vì quá lo cho đám học trò của thầy, muốn chuẩn bị kỹ cho kỳ thi sắp tới”.
                    Chúng tôi nghỉ độ năm phút rồi vào học thêm giờ thầy Âu. Thầy giảng bài theo quyển sách của Brachet; chúng tôi phải ghi lại trong hai quyển vở: Một quyển là bài học, quyển kia làm vở tóm tắt các bài học. Ngay cả trong vở tóm tắt thầy Âu cũng rất kỹ lưỡng: Chỗ nào là gạch chân, chỗ nào là gạch gợn sóng, gạch đầu dòng, gạch mực xanh hay mực đỏ...
                    Một nửa thời lượng còn lại dùng làm bài tập. Với thái độ tận tụy như vậy, thầy Âu kéo tất cả chúng tôi theo thầy, qua những buổi trưa lẽ ra buồn ngủ trĩu mắt, nhưng trong chúng tôi không anh nào bỏ cuộc.

                    Tôi phải xa thầy Âu 10 năm để đi kháng chiến trên rừng. Ngày giải phóng tôi về Huế và người đầu tiên tôi tìm thăm chính là thầy. Tâm hồn tôi xao xuyến vì hình ảnh từ tốn và tận tụy của thầy cùng những kỷ niệm về những cuộc “đi Tết” thầy. Tôi nghĩ rằng việc tết Thầy là một sự kiện quan trọng của tuổi học trò, qua đó tôi được biểu lộ lòng biết ơn đối với thầy. Vả lại, cha tôi thường bảo “Tiên học lễ, hậu học văn”.

                    Thầy vẫn giữ chiếc áo vét màu mỡ gà, gương mặt nhân từ vì thích khôi hài nhưng mái tóc thầy đã bạc phơ. Lưng thầy còng hẳn xuống, có lẽ vì quá nhiều năm tháng đã hết lòng lo cho học trò. Gặp tôi trong bộ quần áo quân giải phóng bước vào nhà, thầy lùi lại nhìn kỹ rồi bỗng nhiên, thầy nhảy đến ôm chầm lấy tôi, khóc ròng rã:

                    - Mừng anh đã hoàn thành sự nghiệp...

                    Tôi đáp: - Thưa thầy, sự nghiệp của tất cả chúng con cộng lại chính là sự nghiệp của thầy.

                    Hàn huyên một lát, thầy Âu trở vào phòng trong, lấy ra mấy tập sổ cũ và chỉ cho tôi xem tập ghi điểm số của tôi lúc còn học với thầy; tấm ảnh thời học trò của tôi dán vào đúng chỗ ngồi của tôi trong lớp, giữa những gương mặt bạn học của tôi.

                    Tôi cũng được thầy cho nhìn lại sơ đồ của hai chị em gái và đứa em trai của tôi cũng đi lên rừng. Gia đình tôi có bốn anh chị em, lần lượt đều là học trò của thầy Âu. Tôi nghĩ rằng không thể có một viện bảo tàng nào trên thế giới có thể giữ lại được những kỷ niệm nhỏ nhoi ấy của đời người. Trên tường, nơi bàn viết của thầy, có treo một chữ Hán viết rất đẹp bằng mực đen, chữ “Nghĩa”.

                    Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Huế, ngày 04-01-2005)

                    .
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #11

                      Năm mươi ngàn đồng của thầy tôi

                      Chuyện đời tự kể:

                      Năm mươi ngàn đồng của thầy tôi

                      Nếu không có 50.000 đồng của thầy, chắc hẳn tôi chẳng có được nghề nghiệp, cuộc sống ổn định như hiện tại. Câu chuyện trôi qua 13 năm nhưng tôi vẫn nhớ như in như mới xảy ra hôm qua, hôm kia…

                      Đó là vào mùa hè 1996, tôi đang học những ngày cuối cùng của lớp 12. Trường của tôi là Trường phổ thông cấp II-III Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, giờ là Trường THPT Lê Minh Xuân - một ngôi trường xa xôi của huyện Bình Chánh, TP.HCM.

                      Nhà tôi lại ở một xã xa nhất, nghèo nhất của huyện - xã Bình Lợi. Nếu xã tôi là xã xa nhất của huyện Bình Chánh thì nhà tôi lại là ngôi nhà xa nhất của xã (ở sâu trong một cánh đồng, ráp ranh với xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).

                      Nhắc đến Bình Lợi - người ta nghĩ ngay đến những đứa trẻ người nhỏ thó, đen nhẻm, quen lội sông, lội đồng mò cua, bắt ốc nhiều hơn là cắp sách đến trường. Tuổi thơ tôi cũng không ngoại lệ với những đứa trẻ ấy - cũng mò cua bắt ốc, cũng xúc tép làm mắm, phụ ba má đổi lấy manh áo, chén cơm. Con gái những ngày hành kinh cũng không kiêng nước, cũng trầm mình dưới những vũng bùn đen ngòm, cũng lội bì bõm dưới những con kênh nước xâm xấp chảy xiết…

                      Giờ nghĩ lại tôi còn thấy rùng mình, ớn lạnh. Có lẽ vì thế mà sau này tôi bị bệnh phụ khoa, phải chữa trị gian khổ lắm mới dứt và suýt chút nữa tôi mất khả năng làm mẹ (lấy chồng gần 5 năm chạy chữa mãi mới có con).
                      Tuổi thơ tôi gian khổ như thế vì nhà tôi nghèo, rất nghèo, ba má tôi phải chạy ăn từng bữa. Các anh chị học hành dở dang. Chưa một ai trong chín anh chị em tôi dám mơ ước vào đại học. Cánh cửa đại học lúc đó như một món hàng xa xỉ nhất đối với chị em tôi. Các chị tôi lớn lên, có chị học xong cấp I, có chị học xong cấp II, ở nhà phụ ba má cày sâu cuốc bẫm.
                      Phụ má được vài mùa gặt, đủ tuổi kết hôn là các chị “thoát ly” khỏi gia đình - thực hiện biện pháp “xoá đói giảm nghèo” cho ba má - lấy chồng.

                      Tôi còn nhớ mỗi lần gả chồng cho các chị, mẹ tôi cứ khóc ròng. Tôi biết má thương con gái rồi số phận sẽ giống mình - lặp lại cái vòng luẩn quẩn đói nghèo - nhưng má không biết phải làm sao.

                      Là đứa con gái út của ba má nên tôi được ba má chăm sóc nhiều hơn. Ba tôi thường vuốt tóc tôi bảo: Con cố học, ba sẽ ráng lo cho con. Quả thật, ba rất chăm lo cho việc học của tôi. Suốt 3 năm học cấp III, nhà xa trường gần 7km, sáng ba chèo xuồng đưa tôi ra lộ, chiều lại kẻo kẹt tay chèo đón con gái về (bởi nhà tôi ở tận trong đồng sâu, không có lối đi, phải lội ruộng, băng đồng). Tôi đến trường có bước chân ba theo đi. Và tôi nhìn sâu vào đôi mắt ba, tôi biết đôi mắt ấy luôn rực cháy một khát vọng… Thế nhưng có lẽ ba cũng chẳng dám mơ tôi vào đại học. Tất cả chỉ vì cơm áo gạo tiền ở mảnh đất phèn chua nước mặn này cứ đè nặng lên đôi vai ba…

                      Những ngày cuối cùng của năm học lớp 12 - cũng là lúc gần hết hạn nộp hồ sơ dự thi đại học - tôi không có lấy một đồng trong túi. Cả nhà không còn một hạt gạo, ba má tôi phải chạy vạy từng lon gạo để nấu cháo ăn qua ngày, đợi mùa giáp hạt. Tôi cũng có một khao khát được thoát ly gia đình, được thoát khỏi cái nghèo đói, cơ cực nhưng không phải là lấy chồng mà là vào đại học.
                      Tôi cứ suy nghĩ trong cái vòng luẩn quẩn: không có tiền mua hồ sơ dự thi thì không thể thi đại học, mà không thi đại học thì không thể nào thay đổi được cuộc sống.
                      Suy nghĩ mãi, cuối cùng tôi nghĩ đến thầy tôi - thầy Đoàn Tấn Phương - thầy giáo dạy môn vật lý của tôi. Tôi nghĩ đến thầy bởi có lần tình cờ trong một buổi sinh hoạt lớp, thầy bảo: Thầy thương nhất là các em từ Tân Nhựt, Bình Lợi (xã Tân Nhựt, xã Bình Lợi) ra, các em đi học vất vả quá.
                      Giờ ra chơi hôm ấy, tôi lấy hết can đảm đến gặp thầy… Thầy bảo tôi cuối giờ hãy ghé lại văn phòng. Thế nhưng cuối buổi học hôm đó tôi không gặp được thầy. Có lẽ vì tủi thân, vì xấu hổ nên bao nhiêu câu hỏi cứ đặt ra trong đầu: hay thầy không muốn giúp mình? Hay thầy ghét mình? Hay mình không xứng đáng nhận sự giúp đỡ của thầy?

                      Nghĩ đến đó nước mắt tôi tuôn rơi. Mơ ước vào đại học của tôi coi như không thể thực hiện. Trong tôi có cả niềm tủi hổ của đứa học trò nghèo và cả giận thầy nữa. Thế nhưng, đến ngày thứ hai đầu tuần, tôi thật bất ngờ nhận từ tay thầy một phong bì, trong đó có 50.000 đồng (số tiền quá thừa để làm hồ sơ dự thi và quá lớn với tôi) và một tờ giấy gấp đôi với những dòng chữ: “Lúc trước em hỏi thầy. Lúc đó thầy chỉ có hai ba chục. Thầy sau đó lên văn phòng lãnh bảo trợ. Lúc ra về không thấy em lên kiếm. Nay thầy đưa em bao nhiêu đây. Nếu cần thêm thì hỏi thầy”.

                      Đọc những dòng chữ của thầy, nước mắt tôi cứ chảy dài. Thì ra lúc đó thầy cũng không có sẵn tiền trong túi và có lẽ thầy cũng rất ít tiền bởi đồng lương giáo viên eo hẹp khi đó. Tôi thương thầy và thương cho chính mình.

                      Tôi tự nhủ mình sẽ cố gắng học thật tốt để thi đậu, để không phải hổ thẹn với thầy. Nhưng thật trớ trêu, năm ấy không những tôi không đậu đại học mà tôi rớt cả tốt nghiệp THPT. Rớt tốt nghiệp phổ thông với mọi người đó là chuyện bình thường bởi vì những đứa học trò nông thôn chúng tôi thời gian làm đồng, làm ruộng, mò cua bắt ốc nhiều hơn thời gian đến trường. Ba má tôi không trách tôi. Thầy cô không trách tôi. Nhưng tôi thấy lòng mình se thắt, đau đớn, xấu hổ.

                      Ba má tôi an ủi: Thôi, con học như thế là tốt hơn các chị nhiều rồi, ở nhà làm đồng phụ ba má rồi đi lấy chồng, sanh con đẻ cái. Ban đầu tôi cũng nghĩ thế như chấp nhận một số phận - vì tôi nghĩ không có cách nào khác hơn thế. Nhưng rồi hình ảnh của thầy tôi - thầy Đoàn Tấn Phương và 50.000 đồng của thầy cho tôi làm lòng tôi quặn thắt. Thế rồi tôi vừa phụ ba má làm đồng và vừa âm thầm ôn tập để thi lại.

                      Mùa hè năm 1997, tôi đậu tốt nghiệp THPT. Tôi dự thi vào Trường đại học Sư phạm như mơ ước. Và tôi đậu đại học vào năm đó. Mùa thu 1997, tôi vui mừng trở thành sinh viên của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, khoá 23 (1997-2001).

                      Sau đó, tôi có trở về trường cũ, mong muốn gặp lại thầy tôi. Nhưng thầy đã chuyển trường - một trường phổ thông ở quận 9. Thế là tôi không gặp lại thầy nữa. Tôi chỉ biết nhà thầy ở quận Bình Thạnh nhưng tôi không thể tìm được. Bốn năm đại học cũng kết thúc. Những dòng chữ và tờ giấy úa nhoà của thầy tôi và cả cái phong bì đựng nó 13 năm qua tôi vẫn còn giữ.

                      Bất ngờ, tháng 3-2009 tôi gặp lại thầy bởi thầy đã chuyển công tác về Trường Trần Quang Khải (quận 11) từ tháng 9-2008, trong khi đó trường tôi dạy Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 11 kề bên trường thầy. Đúng là quả đất tròn, tôi gặp lại thầy ngay trước cổng ngôi trường mình.

                      Giờ thỉnh thoảng tôi mời thầy đi uống nước, dùng cơm với tôi. Hai thầy trò nói với nhau biết bao nhiêu chuyện buồn vui trong thời gian qua. Có thể thầy chẳng còn nhớ 50.000 đồng thầy cho tôi mượn. Nhưng tôi thì không bao giờ quên được món nợ ấy. Nhờ nó mà tôi có đủ ý chí, nghị lực để học tập và thi đậu đại học.

                      Ngồi nhớ lại những ngày tháng tuổi thơ gian khó, tôi biết ơn thầy tôi, thầy Đoàn Tấn Phương, vô hạn.

                      PHƯƠNG KHÁNH
                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment

                      • #12


                        Em spam một bài nha bác Co-FBI


                        CÔ GIÁO TÔI


                        Tặng Cô giáo Chi và tập thể lớp 7B thân yêu



                        Cô giáo tôi
                        Ngồi giữa bầy em
                        Như ngày nào lên lớp
                        Như ngày nào
                        bục giảng say sưa, bụi phấn lấm tay ...


                        Ngày xưa
                        hội khai trường cô giáo cũng quàng khăn đỏ
                        Đám học trò gia đình lam lũ
                        Tấm áo mới đến trường
                        Mẹ cha ướt đẫm mồ hôi


                        Cô giáo tôi
                        Miệt mài soạn từng bài giảng
                        Trăn trở khi có học trò không đến lớp
                        Hồ hởi mỗi khi trò ghi một điểm tốt
                        thanh thản với chính mình
                        tài sản vô giá của cô


                        Ngày cô giáo nằm viện
                        Lũ trẻ dắt nhau đi tàu điện đến thăm
                        Quà thăm cô nải chuối xanh ngơ ngác
                        Cô trò cùng ôm nhau khóc
                        không rõ vì sao


                        Những kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam
                        bức tượng thạch cao
                        những khung ảnh đơn sơ
                        những tấm bưu thiếp
                        như những báu vật
                        Đã bao năm
                        Cô gìn giữ
                        nâng niu


                        Cô giáo tôi
                        Ngồi giữa đám học trò
                        Ngày nào gọi em xưng cô
                        Nay chúng gọi u xưng con ngọt quá
                        Giọt nước mắt chợt lăn dài trên má
                        Hạnh phúc thật ngọt ngào
                        Cô giáo - mẹ hiền chúng tôi.



                        HN 20/11/2008

                        "ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN
                        HÃY TỰ HỎI BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC"

                        Comment

                        • #13

                          Ngày đầu tiên đi học

                          Ngày đầu tiên đi học
                          Mẹ dắt tay đến trường
                          Em vừa đi vừa khóc
                          Mẹ dỗ dành bên em
                          Ngày đầu tiên đi học
                          Em mắt ướt nhạt nhòa
                          Cô vỗ về an ủi
                          Chao ôi ! sao thiết tha

                          Ngày đầu như thế đó,
                          Cô giáo như mẹ hiền
                          Em bây giờ cứ ngỡ
                          Cô giáo là cô Tiên
                          Em bây giờ khôn lớn,
                          Bỗng nhớ về ngày xưa
                          Ngày đầu tiên đi học
                          Mẹ cô cùng vỗ về...

                          Nguyễn ngọc Thiện.

                          [nomedia="http://www.youtube.com/watch?v=9NVeCcfeesw"]YouTube - Ngày đầu tiên đi học[/nomedia]

                          Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 18-11-2010, 12:32 AM.
                          Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                          Comment

                          • #14

                            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
                            Ngày đầu tiên đi học

                            Ngày đầu tiên đi học
                            Mẹ dắt tay đến trường
                            Em vừa đi vừa khóc
                            Mẹ dỗ dành bên em
                            Ngày đầu tiên đi học
                            Em mắt ướt nhạt nhòa
                            Cô vỗ về an ủi
                            Chao ôi ! sao thiết tha

                            Ngày đầu như thế đó,
                            Cô giáo như mẹ hiền
                            Em bây giờ cứ ngỡ
                            Cô giáo là cô Tiên
                            Em bây giờ khôn lớn,
                            Bỗng nhớ về ngày xưa
                            Ngày đầu tiên đi học
                            Mẹ cô cùng vỗ về...

                            Nguyễn ngọc Thiện.




                            Bụi Phấn - Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam




                            Bông Hồng Tặng Cô

                            ----------------------------

                            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                            Comment

                            • #15





                              * Uyên Ương chưa có bài thơ nào về Thầy - Cô... Nhưng xin mượn vài lời quý trọng gởi đến Cô- Thầy để ghi ơn....



                              Đã chỉnh sửa bởi Uyên Ương; 19-11-2010, 10:52 PM.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom