• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chiến Tranh Hòa Bình - Thái San

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chiến Tranh Hòa Bình - Thái San

    CHIẾN TRANH HÒA BÌNH


    thái san

    -Anh đã què tay thì đừng tiếp tục cái trò chơi nguy hiểm đó nữa.
    Chiếc cầu đá không biết đã xây từ đời nào, nhưng khoảng Luân có trí khôn đã thấy nó mọc rêu từ chân đến hông cầu, hai bên không làm lan can, trẻ con trong làng thường đua nhau nhảy từ trên cầu xuống khoảng mặt nước không chảy xiết, nhiều đứa sợ những con rươi đỏ hỏn nên dù bạo mấy cũng không dám nhảy như những đứa trẻ khác mà chỉ xúm lại thèm thuồng những cú nhảy thường lệ trong những buổi chiều, tuần tự từng đứa, chúng nhảy xong lặn mất trong khúc sông con đục ngầu của làng Quần Phương, khi chồi lên khỏi mặt nước thì chúng đã cách cái cầu khá xa, đến gần vườn nhà ông Bá Liễn, không rào thế nào chúng cũng phải hái một cây sậy trong vườn để tiếp tục lặn xuống đem về nhà và làm kèn thổi, nhiều đứa thèm khúc gậy trong tay của đứa kia thì phải mua lại một đồng hai khúc vì mình không đủ can đảm để nhảy cầu, một lối độc nhất đến nhà ông Liễn, bờ sông phía nhà ông đã rào thật kỹ khoảng cách khá xa về phía cầu đá và phía Đông. Tiếp sau những vụ nhảy cầu Luân cũng phải mua hai khúc sậy tụm chung lại với nhau trong gốc đầu cầu để làm kèn. Làm kèn cũng là một nghệ thuật, chúng cắt vát khúc sậy mà chỉ những đứa lớn mới làm được, bây giờ những đứa lớn được trọng dụng cá nhân tài, với điều kiện làm một cái kèn thì phải cho kẻ làm được một khúc sậy. Thế là bọn trẻ được chia đều món đồ chơi tự tạo ấy trong một thời gian. Luân khôn hẳn trong đám trẻ, cậu lẳng lặng xách hai khúc sậy về nhà phơi và nhịn chơi kèn trong ngày hôm ấy. Khúc sậy vàng đi, cứng lại nên không dễ hư như khi còn tươi, lại còn có phần kêu to hơn. Luân nhờ chú làm kèn. Đám trẻ con nối đuôi nhau thổi kèn khuấy động những yên tĩnh miền thôn quê. Những cảnh trẻ con nô đùa hoặc rước đèn ghi dấu thời thanh bình yên tĩnh.
    Luân dìu tay con Hạnh, thằng Tình mỗi buổi sáng đi học, qua cầu theo suốt con đường nhà bà Vũ Tạo dọc theo con sông làng, nước vẫn trong xanh, hai bên bờ những cây bàng trồng chia đều khoảng cách, Luân thấy thèm thuồng những trái bàng chín mọng đỏ vào mùa nhưng không bao giờ haí được vì những gốc cây họ rấp chà cho trẻ con khỏi leo lên. Đi qua hai cây gạo cao nhất làng thì tới cổng thánh đường, cây gạo đó là chốn dung thân của một vài gia đình con sáo. Trường học được dựng trong khu đất thánh đường, với ngày hai buổi đi học, Luân đã thuộc làu từng khu đất lồi lõm, với bạn bè, Luân yêu thương con Hạnh, thấy nó là đứa gái nhỏ nhất hay bị chúng ăn hiếp, còn thằng Tình thì bị gẫy bàn tay trái, lại cha mẹ bị chết vì Tây càn, nó phải ở với ông nội, là một ông lang bán thuốc bắc, hàng ông ngay giữa chợ Đông Biên nên rất chạy quên hẳn đứa cháu bị tàn tật, tuy vậy ông bà rất tốt, nhiều khi Tình được những bộ áo mới rất đẹp mà ngay cả Luân cũng không có. Khi đi học về Luân và bạn cứ quen như thông lệ, đến cầu nhỏ ngay ngã ba sông là chia tay, cái cầu có cửa sông, một người đàn ông cứ vào giờ tan học ra đóng cửa cổng đều đặn, Luân vế tới nhà, mẹ đã đón ngay đầu ngõ, Luân chạy bay đến ôm chân mẹ, Luân được cha mẹ rất mực yêu thương vì là trai sau hai người chị. Mẹ Luân hỏi con:
    Con đã đói chưa?
    Luân thường nói nhú nhí trong cổ họng, nhưng bà biết con đói hay không vì còn nhỏ tuổi làm sao giữ được khi đói cho khỏi bộc lộ ra cử chỉ, Luân có điều thích thú nhất mà đến khi lớn anh cũng không quên, ba anh thường sau bữa cơm chiều, bế cháu con của chú, tay dắt Luân đi dạo trong đường làng vừa dạy Luân cửu chương, đọc xuôi đọc ngược, hay với chú Khâm ra cây sắn thuyền đầu ngõ hái trái ăn tím cả miệng, mỗi lần như vậy Luân kiếm lá khoai đùm cho con Hạnh, thằng Tình một ít và đợi sáng hôm sau đi học cho chúng nó. Chú Luân thường hỏi:
    Ăn chưa đủ còn để dành nữa sao cháu?
    Không đâu, cháu cho con Hạnh, thằng Tình… cháu thương hại chúng nó lắm, con Hạnh bị tụi nó bắt nạt hoài, còn thằng Tình ai là ba má nó hở chú, mỗi lần trẻ nhắc đến ba nó, nó khóc.
    Chú Luân nghe những câu nói của Luân ngoài tai, chỉ ừ qua lần rồi rảo bước. Tay xách gói lá khoai đi trên con đường đất thịt, bên phải con đường ruộng lúa mọc đềm xanh đẹp. Luân nghĩ dân làng chịu khó cấy những hàng lúa thẳng tắp đều đặn, Luân cũng thích khi không còn đi học trở về trồng lúa, ngồi trên lưng trâu, bì bõm dưới nước để bắt cá. Bên trái con đường là bờ lũy của xóm trồng toàn bằng loại trúc nhỏ cọng, mấy lần Luân đã lân la đến đây bẻ lá trúc làm củ ấu bán hàng trẻ con, thường bị người lớn ra đuổi, đến nỗi Luân ước một ngày nào đó phạt hết cả bờ lũy này mới hả dạ. Đi bên chú nghe tiếng những con cuốc từ dưới ruộng, Luân chợt hỏi:
    -Tại sao người ta nói học như cuốc kêu mùa hè hở chú?
    Người chú không biết giải thích sao cho thỏa đáng nên trả lời qua lượt, chỉ làm gây thêm thắc mắc trong lòng Luân.
    Tiếng chuông nhà thờ đổ âm vang huyền hoặc trong thinh không. Hai chú cháu về tắm rửa. Bữa cơm quây quần không thiếu sót một ai. Luân còn nhỏ tuổi nên không thấm thía được cái không khí hạnh phúc dư tràn đầy lúc này, Luân ngờ ngệch nói với ba:
    -Ba cho con Hạnh và thằng Tình về ngủ chung nghe?
    Ba Luân hình dung đến một người cô độc, mẹ Hạnh, nhìn Luân buông đũa chạy ra lu nước lấy gáo rửa mặt, đợi con làm xong, ba Luân mới kêu con vào căn dặn, lần sau khi ăn xong phải nhớ mời tất cả mọi người rồi mới đứng dậy, không biết lần sau Luân có quên không. Luân vừa thay quần áo uống nước để đi nhà thờ cho kịp. Chiếc áo trắng bằng vải chúc bâu dầy cộm nhiều lúc Luân chẳng muốn mặc. Luân cũng quên khuấy chuyện áo quần. Đi qua nhà có cây hoa lan ở đầu ngõ thì đến nhà con Lan, thằng Quân, gọi hai đứa đi luôn thể chúng cùng một đội với Luân. Ba đứa rủ nhau đến sân nhà thờ thì chiều xuống lắm rồi. Tiếng còi tập họp được thổi ba tiếng, loại còi ống nên âm thanh êm dịu, những giờ phút này Luân chỉ biết có Chúa, nhưng Luân thấy thời gian cứ phải đến nhà thờ trong mỗi chiều để tụ tập trong nhà thờ mà Luân thấy chán nhất, nhiều lần không muốn đi mẹ Luân mắng, không để mẹ Luân nói nhiều Luân cố gắng đến nhà thờ trong tuần tự nhẫn nhục. Luân vừa vào nhà thờ trong một lúc thì mưa xuống như trút nước, gió mỗi lúc một to thêm, mặc trời mưa chương trình cầu kinh vẫn không thay đổi. Luân chú ý đọc không bỏ sót một kinh nào, bây giờ Luân mới thấy lạnh, dù những cánh cửa sổ đã đóng chặt, gió vẫn lùa vào các khe hở. Tất cả trong nhà thờ không còn trật tự nữa. Phút chốc họ báo tin cho nhau đang cơn bão. Ông Quảng phải báo tin cho các em không được ra khỏi nhà thờ kẻo gió cuốn đi mất. Các trẻ em lao nhao chờ người nhà đến rước. Lâu lắm khi các trẻ ngủ gục trên hàng ghế thì cơn bão dịu bớt, Luân được chú đến đón. Về đến nhà mẹ Luân thay áo cho con, đốt củi sưởi. Hai mẹ con ngồi ôm nhau bên đống củi cho đến khi Luân ngủ.
    Bà Tâm vuốt tóc đứa con trong lúc ngủ. Cứ với tháng năm này thì chẳng mệnh hệ đến đời sống của con mình, dù lâu lâu miền Bắc có vài cơn bão tố. Nhà của bà làm bằng gỗ lim chắc chắn nên bà cũng yên chí ôm con ngủ.
    Đến sáng trắng Luân mới thức dậy đã càu nhàu với mẹ:
    -Mẹ không gọi con sớm để đi học.
    -Con không nhớ hôm qua bão sao. Trường đổ rồi.
    -Đổ thật sao mẹ. Mẹ Luân nhẹ nhàng nói.
    -Ừ đổ rồi. Tiếng bà Tâm trả lời con.
    Luân níu chặt tay mẹ hỏi:
    -Vậy con lấy chỗ nào để đi học?
    Bà Tâm nhìn con:
    -Phải nghỉ và khi nào trường sửa lại đã chứ con.
    Luân buồn hỏi mẹ:
    -Con Hạnh thằng Tình vắng con chắc nó không vui đâu hở mẹ?
    Thấy mẹ gật đầu Luân hỏi tiếp:
    -Con có lấy được con Hạnh về không mẹ? Một mình con buồn lắm.
    Bà Tâm nực cười câu nói ngây ngô của con:
    -Đừng nói như vậy lần sau, kẻo họ cười cho thối tai đi đấy.
    Luân thấy sợ và hối hận câu nói vừa rồi khi thấy mẹ nói vậy, mặc dù chẳng hiểu vì sao. Luân đứng bật dậy ra ngoài, gió vẫn lạnh, cây cối ngoài vườn rạp ngả nhiều quá. Luân hỏi mẹ:
    -Ba đi đâu sớm hở mẹ?
    Tiếng nói bà trong nhà vọng ra:
    -Ba ra thăm đồng xem có bị tàn phá không.
    Luân nũng nịu với mẹ kêu đói. Bà mắng vốn con:
    -Cậu bảo tôi phải dọn cho cậu ăn sao, vào kiếm thấy gì ăn nấy, ăn xong mang ra chậu nghe con, hôm nay con rửa chén bát cho sạch một lần xem nào.
    Luân đi vào vẫn quay lại hỏi mẹ:
    -Chú khuân cũng đi với ba sao mẹ?
    -Ừ chú Khuân cũng đi.
    -Chị Nụ sao con không biết, mẹ?
    -Biết sao được hồi đó cậu còn ú tí.
    Luân như tưởng ra một người chị chưa bao giờ biết mặt. Luân cũng buồn nhưng chỉ thoảng qua như một hơi thở nhẹ. Luân đứng lặng bên mẹ rất lâu, chợt mẹ nhắc:
    -Thôi đi vào kiếm gì ăn đi chứ.
    -Đợi con bước đi bà cũng theo sau vào nhà dọn phụ cho con.
    Mâm cơm cá bống kho, mấy miếng đưa chuột xanh non, món thuần túy nhất là mắm ruốc:
    -Cậu không chịu ăn mỡ thì làm sao lớn lên được, chiều mẹ chiên cá tươi cho con nhé.
    Luân biết mẹ thương mình nhưng cậu không hề ăn bất cứ sự gi có một chút mỡ ngần ngại nói:
    -Con không ăn được đâu, một tí mỡ thôi con cũng oẹ ra mất.
    Thấy mẹ không nói gì Luân tiếp:
    -Con đã đến nhà con Hạnh một lần mẹ ạ, nhà nó nghèo lắm chỉ ăn cơm với dừa kho thôi, nó nói ba nó đi theo kháng chiến lâu lắm chẳng về, mẹ nó cũng thường hay khóc.
    Bà nghe con nói, một vết nhăn chợt hằn lên trán. Sự thực từ ngày cưới nhau bà chưa nghe một hung tin nào về chiến tranh, dù nhỏ nhen. Bà quên khấy cạnh người chồng, đứa con, tất cả cuộc sống đều vun đắp hạnh phúc hiện hữu với nếp sống tầm thường đơn bạch không một nhàm chán, đến mùa trồng cấy thì vất vả đôi chút nhưng khi lúa đã đầy bồ, cứ thả xuôi theo năm tháng cho tới khi khởi đầu lại công việc.
    Luân mặc dù còn nhỏ, song cậu nghe lời ba mẹ chẳng bao giờ đi chơi xa, lúc rảnh rỗi không phải học bài, làm bài cậu cũng theo ba, theo chú ra đồng, ngồi trên bờ chuyền nước xuống cho người nhà làm dưới ruộng.
    Luân lạch cạch ngoài chậu thau làm mẹ cậu phải đứng lên, buông rơi những ý nghĩ vừa rồi. Lần này bà Tâm để mặc con làm đứng mỉn cười. Cánh tay xanh xao gầy guộc của Luân khoáy nhẹ trong chiếc bát ngượng nghịu trong chiếc thau đồng cũ kỹ. Bà Tâm nhìn nước mờ đi. Bà nghĩ tới chồng, chú và con gái từ đồng ruộng trở về báo tin. Luân vẫn còn rửa bát trong chậu, thuận tay bứt lá chè đưa lên miệng nhấm, bà bảo con:
    -Lấy nước sạch tráng sơ qua nhé con.
    Rồi lẳng lặng bà bước vào nhà. Luân lặng lẽ làm việc mà cậu không mấy khi phải làm. Cậu nghĩ đến những ngày không phải đi học ở nhà không bị gò bó trong một kỷ luật nào. Rửa tay sạch sẽ chạy ngay vào với mẹ đang nằm nghỉ. Bà bảo Luân nằm cạnh kể nhỏ cho Luân nghe:
    -Cậu biết không, ngày mới có cậu được vài tuổi, Luân dễ tính lắm, gia đình còn nghèo túng, cả ba má phải đi làm ngoài đồng tự sớm, để Luân ở nhà chi chị trông mon, chị cũng còn nhỏ tuổi mải chơi nên thấy em dễ tính, mang ngay nồi cơm nguội để em bốc ăn, còn chị bỏ đi chơi không chịu coi Luân.
    Ngày đầu tiên sau cơn bão, Luân và chú theo đến tận ngôi trường. Luân thấy toàn ngôi trường đổ nát vì cây vải đằng sau bị gió thổi đè lên. Khi về Luân xin chú đi về xóm chợ để hầu mong có dịp ghé qua thăm con Hạnh.
    Thế là đúng hai ngày không được gặp bạn bè. Đi qua chiếc cầu đá Luân phải chạy ra đầu cầu đề nhìn xuống dòng nước đang chảy xem có thay đổi gì khác hoặc nhìn mấy cái tổ con cua ở chân cầu mà ba đứa vẫn thường lấy cái hoa cỏ bông mã đề cho xuống tổ đợi nó cắp thì lôi lên nhưng Luân cũng không muốn bắt vì nó biết rằng không nuôi được sợ giết chết tự do của nó nên lại thả xuống. Trên đường đi Luân lại nhớ góc trường phía sau được ghép một lớp gạch lục phẳng lì để đôi lúc chơi nhảy ô với mấy bạn. Luân cũng chỉ chơi với ba đứa và không bao giờ thêm một ai khác. Ngày hôm nay Luân thấy chơ vơ vì không còn biết chơi những trò đó với ai.
    Chú Luân bước mau hơn làm Luân không nghĩ được gì hơn, chỉ mải miết đi theo cho kịp chú, chú hỏi:
    -Trường bị hư rồi bây giờ con phải học buổi tối nghe, đi làm về, ăn cơm nghỉ một lúc chú dạy cho.
    -Chú dạy cả con Hạnh thằng Tình nữa chú nhé.
    -Thôi, một mình cháu không được sao.
    Luân buồn thêm, vì không được nghỉ trong những ngày trường đổ, lại phải học một mình, nhưng Luân sợ chú, không dám cãi, chỉ vâng nhẹ một tiếng rồi lại lần lũi đi trong niềm buồn vừa đến. Luân đi bên chú nhớ lại ngày còn ba tuổi, mẹ Luân nói: Có một hôm Luân mải chơi và nhập bọn vào đám người trong ngày lễ Phật Đản, họ cung nghinh Xá-lợi Đức thích Ca từ nhiều làng liên tiếp. Luân đi theo cho đến khi Xá-lợi được đưa về chùa, không nhớ rõ chùa nào, khi Trị An kiệu, họ chia tay về. Luân cũng không nhớ lối về nhà, phần vì khuya, phần vì nhỏ quá không nhớ nổi. Luân đi đến một cái nhà, nơi điểm canh hoang của lính tuần thường gác, lúc đó không còn gì hơn Luân ngồi khóc. Vô tình một người đi kiệu về muộn ngang qua thấy Luân ngồi khóc đem về nhà. Báo hại gia đình phải đi tìm một tuần lễ mới thấy. Luân bấy giờ năn nỉ chú thêm:
    -Chú cho con Hạnh thằng Tình học với cơ.
    Sau một quãng đường qua chú Luân suy nghĩ lại lời nói của cháu, có bè bạn chúng mới ganh đua nhau mà học như thế, hầu mong cháu mình tiến, lại nữa, gia đình bé Hạnh cũng nghèo nàn, muốn con học không mất tiền cũng bớt đi phần nào gánh nặng gót đen. Nhưng cũng không muốn nói cho cháu rõ ý nghĩ:
    -Ừ được để chú xem lại đã. Dù cho thế nào, câu nói của chú cũng làm Luân thoả mãn.
    Trên đường cậu vui tươi nhảy nhót như đã làm việc gì trọng đại, vừa về tới nhà Luân nhẩy chồm lên khoe mẹ:
    -Mẹ ơi chú nhận dạy chung cả con Hạnh thằng Tình, tới khi nào có trường mới. Bà Tâm nhìn người em chồng nở nụ cười chung vui với niềm vui của một đứa cháu trai. Luân thấy ba lấp ló trong nhà dưới chạy lại níu lấy tay, hỏi thăm ba về đồng ruộng:
    -Ba ạ, ruộng nhà ta có bị hư không hả ba?
    Ông Tâm giọng ồn ồn:
    -Không con, lúa sắp chín rồi, nếu bị ngả như vậy lúc gặt hơi vất vả một chút thôi … đồng nhà ta lúa mẩy lắm, năm nay có phần khả quan hơn. Con chịu khó học nhé, đã có chú dậy, sau này mới nên người được, con biết nên người là làm sao không? … như ba mẹ mà kiếm được nếp sống dễ chịu, nhớ lời ba bảo, cố gắng mà học nghe con.
    Luân cúi đầu đáp nhẹ:
    -Vâng. Ngưng lại một chút ông bảo con:
    -Chú đâu, con ra mời chú vào xơi cơm.
    Luân thực thà từ chối một cách ngây ngô:
    -Con đi nhiều mỏi chân rồi, ba còn bắt tội con nữa sao.
    Ông tâm nổi giận:
    -Ơ cậu này, đi chơi cho chán rồi kêu mỏi chân, vả lại kiếm quanh đây chứ xa xôi gì.
    Luân quái nhìn ba rồi tươi cười như nói chạy đi.
    Hai chú cháu nhìn lên trần lẩm nhẩm đọc kinh ngồi ăn cơm với nhau. Không như mọi chiều, giờ này chú còn lếch thếch xẻng cuốc từ đồng về, với quần áo lấm lem bùn đất xách ở tay, chú có một vóc dáng như một tượng đồng đen nhánh. Chú cũng âm thầm sống trong mảnh đất đồng ruộng trong sáu bảy năm nay, chưa hề bước chân đi một miền tỉnh nào xa xôi. Trước kia, còn nhỏ thỉnh thoảng ghé về thăm quê bà và anh chị em. Thế mà khi khoác vào vai gánh gia đình chú cũng nhận rằng, phải dừng lại và đã chấp nhận kiếp sống. Để đền bù vào những cực nhọc một ngày tối về vui vầy với vợ con, đặt mình nằm yên ở miền quê này không hề than thở.
    Luân băng qua một góc ruộng trên con đê nhỏ để đến nhà con Hạnh cho mau. Bước vào căn nhà lá qua khoảng sân nhỏ xinh xắn, những cây hành cây tỏi, trong những chiếc chum vỡ, xinh tươi nhất Luân thấy lạ khi cây hành trổ hoa, vài cây vạn thọ trồng cạnh đã cụt một vài cành bông to nhất, Luân từ từ đi vào nhà không thấy ai, cửa vẫn mở toang, chợt mẹ Hạnh bước ra. Luân cúi đầu chào một cách nhẹ nhàng:
    -Thưa bác con đến chơi với Hạnh.
    Bà Nhiên dáng người rất trẻ, chỉ tay ra phía sau vườn:
    -Hạnh đang trồng cây phía sau vườn, cháu ra đó mà chơi.
    Nói rồi bà lẳng lặng. Thái độ trầm tư của bà có từ hồi ông Nhiên chồng bà đi biệt tích, bà giữ chặt lòng mình nuôi con đến bây giờ.
    Luân bước ra sau vườn thấy Hạnh đang ngồi bắt sâu, Luân gọi rồi giơ tay vẫy:
    -Hạnh ơi, ông chú đồng ý dạy thêm ba đứa, cả Hạnh, cả Tình hỏi mẹ xem có cho Hạnh xuống đó học không. Bé Hạnh vội vã đứng dậy. Hai đứa bé dìu nhau vào nhà. Hạnh đã hỏi mẹ:
    -Chú của anh Luân nói đồng ý dậy con và thằng Tình, mẹ cho con đi học nghe mẹ?
    Bà Nhiên nhìn hai đứa trẻ bá vai nhau tự nhiên, một ý nghĩ thoáng bắt bà phải nghĩ đến cuộc đời tương lai con.
    Không thấy mẹ trả lời, Hạnh hỏi lại một lần nữa, lần này bà mỉm cười hỏi Luân:
    -Thế chú con đã bằng lòng chưa?
    Luân không nói ngập ngừng:
    -Chú con đã bằng lòng và nói con xuống rủ Hạnh và thằng Tình.
    Rồi quay qua Hạnh bà bảo con:
    -Ừ thì ngày mai con xuống đó thưa bác đàng hoàng để bác dậy, sau này khỏi ngu si. Nhớ nhắc mẹ buổi sáng mẹ tính cho.
    Hạnh vâng một tiếng rồi rủ Luân ra ngoài. Đi xuống bếp Hạnh mang cho Luân một phần bánh. Luân ngồi quay xuống chiếc ghế nhỏ vừa ăn vừa kể chuyện bão đã làm trường đổ, Luân kể nếu đi học như thường thì chắc được ăn sắn thuyền.
    Hai đứa nhỏ to một lúc thì Luân lên chào bà Nhiên để về.
    Bà Nhiên lặng nhìn chú bé bước ra khỏi khóm trúc rồi nhìn quanh khu vườn rộng rãi, căn nhà hai gian hiện tại, thấy trơ trọi, hai mẹ con gái trong căn nhà lãnh nhãn đến độ chẳng ai muốn, tuổi ba mươi biết lấy đâu hoặc sự gì bù đắp váo khoảng trống cô đơn cố hữu này, bà lo sợ vẩn vơ, như ngay ngày mai đây nếu nằm xuống như ngày hôm nay thiếu vắng ưu tư, bà nghĩ đến số phận người đàn bà, chỉ cần một người chồng đúng nghĩa làm vừa ý đôi bên cha mẹ, cho trọn việc truyền sinh, hoặc thường ở thôn quê người ta lấy vợ để thêm một người làm.
    Lớp học của ba đứa trẻ được chú Khuân hướng dẫn. Những ngày không mưa hắt ướt chú để chúng ngồi ngoài ghế hàng hiên phía Đông, những buổi chiều ông thầy từ ruộng về sớm hơn thường lệ cũng như Hạnh phải về nhà sớm hơn khi lên đèn. Mẹ Luân coi hai đứa trẻ con người, thân yêu như con mình, nhiều khi đi chợ về bà cũng chia bánh cho đều. Chúng cố gắng vui vẻ học, không dám lười, mỗi mình bé Hạnh sức học sút kém hơn.
    Luân lớn lên trong cảnh ấm cúng gia đình , những buổi chiều chủ nhật đi dạo đồng ruộng dưới nắng vàng, Luân nhìn những tấm thảm mạ xanh non và trưởng thành dần trong trí óc. Cậu thấy con người trưởng thành và bắt đầu biết suy nghĩ.
    Không được nửa năm trời Hạnh không đến nhà Luân học nữa, dù trường đã xây nhưng không thấy bóng dáng bạn đáng mến đó. Thằng Tình nghỉ học hẳn để ở nhà tán thuốc giúp ông, còn mỗi mình Luân dồn hết tâm trí vào sự học mà thôi, Luân nghe hết năm này có lẽ được lên Tỉnh học. Luân bắt đầu lo lắng ghê gớm. Ba má Luân cũng thu xếp nhà cửa để lên tỉnh ở. Ông bà Tâm định bán ruộng đất tại đây di chuyển lên tỉnh kiếm ngôi nhà nào xoàng ngay mặt tiền và có một cửa hàng hầu giữ mức quân bình trong gia đình và là một môi trường cho Luân học hành. Ba và chú Khuân vất vả suốt mấy tuần liền để kiếm một ngôi nhà tại tỉnh Nam Định, tại đường 110 và sẽ dọn nhà vào tết mùng năm trung nguyên. Luân đến nhà thằng Tình, gặp nó đang ngồi ăn cơm một mình, ông bà nó lúc nào cũng bận bịu. Tình ngồi dưới chân thang nói chuyện với Luân nghe Luân kể về ngày sắp tới phải lên tỉnh. Đã hết chén cơm mà Tình không muốn đứng dậy xới vì nó cũng cảm thấy nỗi buồn phải xa bạn, Luân hứa khi nào về sẽ kể chuyện xe cộ đèn đuốc cho nghe. Đi đến đâu trong làng, gặp bạn quen Luân cũng đều nói vậy, Luân không muốn nói gì hơn khi muốn ở lại nơi quê này, rồi Luân sẽ nhớ nhiều những chiều tắm sông, những chiều bắt cá hoặc chẩy khế cho mẹ đi bán, miền quê thì những văn minh tiến bộ thiếu hẳn, Luân thấy nuối tiếc những cánh đồng lúa, luống rau, cây trà, giậu đỗ, nhưng Luân cũng nghĩ đến điều mở mang trí tuệ. Luân lặng lẽ quên bao nhiêu người bạn, bây giờ nhắc đến con Hạnh, một nguồn ái ngại dậng lên, một vóc dáng yếu ớt hay bị trẻ hiếp đáp Luân hỏi mẹ:
    -Ba định lên đấy làm việc gì chưa mẹ?
    Bà Tâm trầm tư trả lời con:
    -Không hiểu ba và chú tính sao, chứ như mẹ nghĩ thì khó bề làm ăn lắm.
    Luân lắng nghe mẹ nói, nhìn phản ứng của mẹ và chỉ biết lo lắng theo mẹ.
    Tất cả những đồ đạc đã gom góp lại trong hai cái hòm gian để chờ ba và chú về báo tin là khởi hành. Bây giờ chỉ còn xơ xác một căn nhà, bàn thờ đã gỡ xuống làm trống hẳn. Vài người hàng xóm thỉnh thoảng qua lại chào gia đình Luân lần cuối, cầu chúc gia đình vạn sự như ý. Một mình bà Tâm ngồi trên chiếc giường, chợt một giọng nói vang từ ngoài sân:
    -Ông bà Chánh Tâm định bỏ chúng tôi thực hay sao đây?
    Bà Tâm đứng dậy đón, nụ cười thay câu trả lời. Người đàn ông tự trả lời lấy:
    -Tôi cũng biết, vì kế sinh nhai nên mới phải lăn lộn, phải bỏ chỗ thân thuộc lên tỉnh là nơi chín người mười làng, phải không thưa bà:
    Vâng. Bà Tâm trả lời vui vẻ.
    -Mà chủ đích là ông bà lo lắng cho cậu cả có chỗ ăn học.
    Mẹ Luân không nói gì được khi ông cứ thao thao bà nghĩ, chính ông đã có ý định thông gia với nhà này từ hồi Luân mới lên tám, bà ghét lối dựng vợ gả chồng khi đôi bên còn nhỏ tuổi. Cho đến hôm nay ông cứ khăng khăng cái ý định cổ hủ. Ông nói tiếp:
    -Cho đến bao giờ ông bà và cậu trở lại xóm làng này?
    Mẹ Luân nói:
    -Tôi cũng định để nguyên ruộng vườn để khi nào về có đất mà làm ăn, nhưng ngay bây giờ không có vốn mà làm ăn nên phải bán đứt khu thổ nhà này.
    Ông ngồi trầm ngâm thấy hy vọng của mình mong manh, nên ông bất mãn ra mặt bằng sư im lặng. Ông kéo một hơi thuốc dìm sự im lặng bực mình. Lâu không ai nói với nhau một câu, đuổi theo từng ý nghĩ riêng tư. Ông đứng dậy kiếu từ ra về. Mẹ Luân giữ theo câu xã giao:
    -Bác ngồi chơi thêm chút nữa đã.
    -Thôi xin kiếu bà Chánh cho tôi về để còn lo chuyện nhà nữa, chúc ông bà xuất hành vạn an.
    -Vâng cám ơn bác. Mẹ Luân đứng dậy tiễn ông.
    Luân cũng đứng dậy khoanh tay. Luân có cảm nghĩ ít nhiều về ông, nên khi ông bước ra Luân cảm thấy không khí kho thở được phá tan. Hai mẹ nhìn nhau với nụ cười cởi mở. Mẹ Luân dọn cơm vừa xong hai mẹ con con Hạnh bước vào. Luân nhìn mẹ Hạnh hơi gầy hơn trước, còn Hạnh lớn hơn trước đôi chút. Mẹ Hạnh vồn vã kể lể chuyện cho Luân xuống tìm bé Hạnh lên học, bà Nhiên phân trần vì đau bệnh không đến được, sau khi khỏi, phải lận đận với công việc chẳng có thời gian nào rảnh rỗi, đến khi trường xây xong bà trở bệnh lại, bé Hạnh không tiếp tục học được, phải ở nhà chăm sóc mẹ luôn. Lúc nào bà cũng nói với giọng từ tốn:
    -Bà Chánh dự định lên tỉnh ở hay sao?
    Bà Tâm nói chuyện vui vẻ:
    -Cũng vì hoàn cảnh, nếu không lên đấy ở thì cháu chẳng có chỗ nương tựa để học, lỡ chương trình sau này chỉ đứng đường mà xin ăn mà thôi.
    -Thế hai bác định bao giờ dọn nhà?
    Không hiểu ông nhà tôi tính sao. Luân chen vào:
    -Má mời di xơi cơm luôn thể.
    Thấy con nhắc bà Tâm mời mẹ con Hạnh ở lại đây dùng cơm. Bà Nhiên không tiện từ chối nên vào mâm dùng chung vui vẻ. Bà Tâm dục con dọn vừa nói:
    Tôi ít khi gặp chị, tuy vậy nghe cháu Luân kể tôi cũng hình dung ra được.
    Bà quay qua bảo hai đứa trẻ:
    -Con bảo Hạnh ăn cơm đi.
    Bà Tâm hỏi bà Nhiên về việc làm. Bà Nhiên trả lời:
    -Thưa bác đau yếu nhiều quá, thiếu tiền nên ông Liễu đến thu nhà, mấy ngày nay em ở trên này với bà chị ruột, bà Chiếu đó, bác biết không. Không biết làm gì sống bây giờ, mẹ con trôi nổi.
    Tiếng nói ngập ngững xúc động. Ý tưởng ùa vào đầu hai người.
    Chợt bà Tâm nhắc:
    -Mợ tự nhiên đi chứ.
    Câu nói như nhắc cho chính mình. Vì cùng là đàn bà nên họ dễ thông cảm. Cả hai không hẹn cùng nhìn sang hai đứa trẻ, Luân vừa ăn vừa cắm cúi trong cuốn tập. Bà Tâm thấy vậy mắng con:
    -Cậu Luân không để em Hạnh ăn cơm xong đã nào.
    Hai đứa trẻ gấp sách lại quay vào ăn, nhìn mẹ cười, các bà vui lây quên khuấy sự ưu tư vừa qua.
    Trời đã xế chiều, Ba và chú chưa về, má Luân lo lắng vô kể, hết đứng lại ngồi không yên. Bây giờ chỉ còn duy nhất hai đứa con, không biết Thuần đi đâu. Luân không sốt ruột, lên giường đánh một giấc ngủ, còn lại một mình bà Tâm, bà cũng nằm xuống cạnh đi văng đếm từng nét đêm chìm xuống thiếp đi trong lo âu…
    Mẹ con dùng cơm trưa với nỗi lo lắng không dứt, sau khi qua nhà bà Nhiên dùng cơm với mẹ con con Hạnh cho khuây khỏa, hai mẹ con ngồi ăn, trông ngóng tin tức về ông Tâm và người chú, gặp những người buôn trên tỉnh là bà Tâm đón lại hỏi thăm, nhưng vô vọng. Ngày trôi qua bà Tâm không biết sao hơn, bà kể lể cho những người bà con thân thuộc. Từ sáng bà dục dục con gái, Thuần xuống Xuân-Dục kiếm người thím.
    Chiều quá rồi không thấy một ai trở về kể cả thím và Thuần. Lần đầu tiên bà Tâm thấy xao động hẳn cuộc sống đơn thuần. Riêng Luân chỉ thấy buồn mà không biết làm sao cho bớt. Má Hạnh thấy bà Tâm lo buồn nên lúc nào cũng có mặt tại nhà hầu muốn xoa dịu cho bà Tâm đôi chút. Tối đến có bóng chị em nên bớt lãnh nhãn. Bữa cơm chiều có bốn người trong căn nhà. Ngoài trời buông đêm tối, căn nhà hướng nam nên gió thổi lộng về lành lạnh, ngọn đèn hoa kỳ chập chờn cho ma quái cho đên bây giờ không thể lặng yên trong không khí ma quái. Bà Tâm lên tiếng giọng đau thương:
    Không biết chuyện gì xảy ra cho cả hai, làm tôi không suy nghĩ được gì cả.
    Mẹ Hạnh an ủi:
    -Bác chánh đừng lo chi, các ông trễ nãi chuyện công việc đôi chút.
    Bà Tâm nhìn mợ Nhiên trong ánh đèn. Mợ Nhiên còn xuân lắm:
    -Mợ cứ gọi tôi như chị cũng như tôi gọi bằng mợ, việc gì phân biệt chánh phó cho khó nghĩ.
    Bỗng tiếng Luân gọi mẹ:
    -Có ai kìa mẹ.
    Cả hai người đàn bà đều quay trở về hướng Luân chỉ. Vài người lính xuất hiện. Hai bà đều run sợ. Những người lính vẫn đều bước tiến vào, chợt dừng ở cửa nhìn quanh đâu đó cất giọng hỏi:
    -Thưa bà cho chúng tôi xin chút nước.
    Giọng nói của người lính đi đầu dễ cảm, song vẫn chưa xóa tan được nỗi sợ. Người lính hỏi lại lần thứ hai. Mẹ Hạnh trả lời thay thế. Người nọ tiếp người kia mở trong bao ra một cái bình, đổ nước vào đầy. Đổ xong họ tản mát ra hếr mọi nơi, một người trai trẻ bước vào trong nhìn sự dúm dó của mấy mẹ con nói:
    -Hai bác cứ yên tâm, chúng tôi là những người đến để bảo vệ xóm làng chứ không có chi mà hai bác phải Quảng ngại. Ngưng lại một lúc người trai tiếp, chàng trai thực sự muốn gây lại không khí tự nhiên:
    -Thưa nhà bác có nước trà tươi không cho cháu xin, lâu quá thèm trà tươi nơi miền quê.
    Bấy giờ bà Tâm mới hoàn hồn:
    -Bởi vì là lần đầu tiên chúng tôi mới gặp các ông nên không hiểu các ông từ đâu tới, và đến đây làm gì nên vẫn còn hãi, ông đừng phiền vì hai phút đầu chưa hiểu thì cũng bỏ qua cho.
    Bà Tâm mời người thanh niên xơi nước. Người trai kể:
    -Chúng cháu được lịnh từ tỉnh phân về đây để giữ an ninh cho xóm làng, ngoài ra không có ý niệm nào khác hết.
    Tính hiếu kỳ của Luân làm quên ngay những sợ hãi vừa qua, Luân muốn biết tất cả những gì mà người lính có. Cậu lẳng lặng rót nước và nhìn đăm đăm vào cây súng, giây đạn. Nước chè ủ trong ấm đất vẫn còn nóng hổi. Người lính nhìn xa xôi nói như tâm sự:
    -Có lẽ chúng cháu ở đây một thời gian lâu hai bác cho phép thỉnh thoảng đến thăm được không ạ?
    Bà Tâm cũng như mợ Nhiên đồng đáp:
    -Vâng rảnh rỗi mời ông ra chơi. Bây giờ các ông ở chỗ nào?
    Ngay trường học. Tiếng người trai đáp.
    Uống xong ly nước trà xanh, người lính kiếu từ bước đi mang theo những tia nhìn nhạt nhẽo của tất ngần ấy người trong nhà. Ý nghĩ đầu tiên ba Tâm nghĩ đến là ông Tâm và người chú. Ngoài trời tối hẳn làm ngọn đèn sáng tỏ. Luân đứng dậy đóng cánh cửa hỏi mẹ về ba và chú. Bà Tâm trả lời không rõ rệt để mặc con ngơ ngác, bà cũng không biết sự thể ông và chú bị bắt hay không, bà bù đầu óc trách con, Luân không cãi lời mẹ lặng lẽ bước ra kéo Hạnh vào bàn ngồi xem sách. Mẹ Hạnh mệt mỏi nằm xuống giường với ý nghĩ riêng tư. Mùa đông có lẽ đến sớm hơn. Bà Tâm bỏ mùng với ý nghĩ:
    -Ba Luân và chú có lẽ bị giữ trên tỉnh vì một lý do nào đó, hoặc vì đường xá thay đổi bất ngờ. Còn Thuần và mẹ con thím thế nào cũng về trong ngày mai, như vậy tự an ủi mình va dìm sâu vào giấc ngủ mệt mỏi trước khi mẹ Hạnh giục Luân và Hạnh tắt đèn.

    Luân đi theo chú Khánh trên con đường quen thuộc đến trường, trước kia Luân vẫn thường học ở đây, bây giờ biến thành nơi đồn trú của lính. Luân vào tới sân đã thấy ngổn ngang những xe cộ, củi đuốc, một vài “sỉ tẹt” nước. Vườn hoa trước đây biến thành nơi đun nấu của học, những ghế trong lớp biến thành nơi ngủ, một vài người nằm, ngối trên chiếc giường xếp bằng những bàn học, có ông chơi đờn làm gợi tính tò mò, Luân đứng nhìn chân không bước làm Khánh gọi. Luân giật mình chạy theo đi sâu vào vài cái giường bố hững hờ, vài cái mày truyền tin có cần cao, tất cả những thứ đó đều xa lạ huyền hoặc đối với Luân, Luân thích thú vì được lạc vào đây. Khánh chỉ chiếc giường ần đây cho Luân ngồi. Luân nhớ lại ngày đầu tiên một toán lính đến nhà xon nước, Luân và Hạnh sợ hãi rúc sau lưng mẹ, thế mà thoáng đó đã hai tuần lễ, họ đến chơi đều đặn làm thành thân mật. Mẹ Luân nhận Khánh như chú em nên cho Luân đi theo chơi và tâm sự với Khánh về việc ông và người chú. Khánh hứa giúp đỡ tận tình.
    Khánh pha cho Luân ly cam bột, Luân dễ chịu, hài lòng ngồi nhìn những người bước vào lều chào Khánh tay cầm bánh, nhìn những khoen cột bạt hay mải mê nhìn những cây súng trường. Chú Khánh định buổi chiều đi săn. Luân sung sướng ra mặt. Chơi một lúc Luân đi về.
    Mẹ Luân ra cửa từ lúc nào nghe Luân khoe Hạnh bánh và đồ ăn chú Khánh cho. Mợ lặng thinh quay lại như sợ người nào bắt gặp tư tưởng mình. Mẹ nghĩ đến điều thiếu vắng sau khi ba Hạnh bặt tin, thực sự mợ không dám nghĩ đến Khánh nhưng tự trong tâm hồn.
    Bà Tâm đang nằm nghỉ trong giường thấy Luân về bà cũng chẳng ngủ thêm đành thức dậy thu xếp hành trang lên đường. Bà nghĩ đến con đường thật xa khoảng tối chưa sáng hẳn, bà Tâm đã khởi hành, những việc cần bà đã căn dặn từ chiều hôm qua. Cả nhà không còn ai ngủ nữa, họ đổ dồn hy vọng chuyến đi này của bà. Khoảng tối làm mất hút bóng bà không xa. Luân tự thấy lo ngại cho người mẹ mình.
    Lâu lắm thì mặt trời đã le lói. Bà Tâm vẫn một mình cầu kinh, mặc kệ cảnh vật thay đổi, bà không đếm xỉa đến ngoại cảnh. Những người họp chợ địa phương bắt đầu rải rác trên đồng quê. Hình ảnh những người mẹ tận tụy với chồng con trong cuộc sống, vai trĩu nặng những quang gánh kĩu kịt theo nhịp bước, ngần ấy thứ đã nói lên sự cần cù của người Việt. Bà Tâm vui lây khi bình minh hẳn lên rồi. Đi gần tới đất Yên Định. Miền này ít buôn bán, phần nhiều là ruộng lúa, đất rất màu mỡ trên ruộng xanh tươi mát mắt.
    Bà đi qua nhiều làng mà không hề nhớ tên nổi. Trưa đứng bóng bà dừng chân lại bên đường trong lều nhỏ của những người làm ruộng dùng cơm. Những hạt muối vừng bùi ngậy tiễn miếng ăn không mấy khó khăn.
    Buổi chiếu mát hẳn chú Khánh cùng hai người nữa mang súng đạn đến kêu Luân đi săn. Luân lẽo đẽo theo sau trên những con đê ngăn phần ruộng. Gió lùa tung bay vạt áo, Luân cảm thấy sảng khoái và lý thú quên hẳn những gì vừa xảy đến cho gia đình, niềm vui tuổi thơ tràn dâng. Luân kêu chú Khánh:
    -Kìa một con cò đang lội.
    Khánh nhìn theo tay Luân. Đi gần đến con đê trên mảnh ruộng tam giác để đến gần chú cò hơn Khánh nói với người đi trước:
    -Khi nào tao thủ thế mày lấy đá ném nó bay lên.
    Khánh quỳ xuống bờ chờ viên đất ném đi thủ thế. Con cò hốt hoảng bay đi … lên cao một chút nữa tiếng súng nổ vang. Luân giật mình ngơ ngác khi nghe tiếng súng đầu tiên trong đời. Chú Khánh giục Luân đi nhặt, làm như một cái máy Luân xắn quần lên cao lội phăng ra ruộng.
    Luân xách con cò chết nhưng không cụt đầu về chỗ ba người đang chờ đợi, họ túm lại nhìn con vật một chút rồi bước đi. Vẫn trên những con đê phân ranh những mảnh ruộng. Một vài người dưới ruộng nhìn đăm đăm vào xách cò trên tay Luân. cho đến khi ánh nắng vàng nhạt đã mới trở về. Trên tay Luân xâu con thịt nặng trĩu, Luân phải nhường lại cho chú. Sợ tối bọn họ đi mau hơn, Luân lẽo đẽo theo sau một cách mệt mỏi. Gió chiều xuống thấm lạnh, Luân mong chóng đến nhà để người nhà khỏi lo sợ. Ánh nắng chỉ còn le lói thì chia tay ngã ba ruộng. Luân có phần hai con thịt sau khi Khánh hẹn trở lại nhà Luân ngày mai. Luân ái ngại nhìn cả ba người. Họ nhìn vẻ khuyến khích. Không thể từ chối, Luân cám ơn rồi quay bước.
    Về tới nhà Luân đã thấy mọi người ngồi đón ngoài nhà, thím và mợ Nhiên nhìn như thầm trách. Trong bụng thấy đói. Luân rửa tay đi ăn cơm. Mẹ Hạnh đón con mồi trong tay hỏi Luân về Khánh:
    -Chú Khánh có bắn được con nào không?
    Luân ngoan ngoãn kể rành mạch. Mợ Nhiên suy nghĩ mông lung từ khi Luân ngồi vào ăn cơm với Hạnh.
    Xong bữa, bé Hạnh thu bát đĩa ra chậu rửa ráy thì cò đã thành thịt nấu cháo, định tối sẽ ăn. Luân vào trong bếp để trông nồi cháo tiện thể hơ cho ấm. Bước lên nhà là đã muốn đặt mình xuống giường nằm cho đỡ mệt, nhưng Luân vừa mới ăn cơm no.
    Luân nhớ, khi còn đi học, cùng chị Thuần nô đùa, chị Thuần xé rách áo của thằng Lạc, bị mang đến tận nhà bắt đền. Chính mẹ đã phải vá trả cho hắn. Thế là hai chị em được một trận đòn nên thân. Giỡn cho chán Luân và chị lại ngồi trên bệ cửa xem những người đánh dây thừng. Hoặc tham dự cái thú leo cây nhãn nhà ông Hồ để hái tổ sâu cuốn về làm kèn thổi. Phải có một đứa đứng dưới để báo động khi thấy ông Hồ chạy ra. Bặt đầu Luân thắc mắc việc chú Khánh và một số lính về làng, Luân linh cảm có phần đe dọa.
    Bà Tâm đã về nhưng bặt tin tức ba và chú Khuân. Ngay hôm sau chú Khánh cũng đổi đi nơi khác. Nhưng chú vẫn đến thăm gia đình Luân như thường. Bà Tâm và thím phó mặc cho định mệnh. Ngôi trường được trở lại, Luân đi học như cũ. Bà Nhiên được bà Tâm mời lại ở chung. Tất cả họ chịu đựng trong cuộc sống hiện tại, trông chờ sự giúp đỡ của Khánh. Hai chục luống rau chẳng làm cho họ vất vả. Má Luân định gặt lúa xong cũng có thể tiếp tục làm mùa nữa. Đợi lúa lên cao họ sẽ chia nhau đi thăm đồng và ngày còn lại tiếp tục trồng rau. Má Hạnh đề nghị bán nhà này về trên khu phố gần cầu đá buôn bán nhàn hạ hơn. Bà Tâm không phản đối. Chờ lúa gặt xong, đó là thời gian để chờ đợi tin tức hai người, khoảng một tháng qua không có chút tin tức nào về ông Tâm và người chú. Má Hạnh đề nghị:
    -Theo như tôi thì bác trai và chú Khuân có lẽ đã bị bắt, vì không đầy đủ giấy tờ thông hành, phần vì hệ thống hành chánh làng mình không ra gì nên họ…….. tốt hơn hết, ngày mai cầu chú Khánh giúp đỡ.
    Trong khoảnh khắc im lặng, tất cả đỏ dồn về việc tìm kiếm. Mợ Nhiên nhận lời đi tìm nơi Khánh đóng và nhờ vả. Bà Tâm nhìn mợ như trao hết tin yêu vào người góa phụ. Trong thâm tâm bà muốn làm bất cứ sự gì hầu hầu cứa vớt thảm cảnh này nên bà không bào giờ phản đối. Bà nói với mợ Nhiên:
    -Tôi tin mợ giúp tôi, người trong cuộc luôn bối rối, nhất là khi không còn phương cách để tìm ra ông ấy thì điều tôi mong muốn nhất là mợ sống chung ở đây với tôi, chúng ta sẽ coi như ruột thịt hầu an ủi nhau. Bà òa lên khóc, làm mợ Nhiên xúc động theo, mợ cũng ướt mắt nói xoa dịu:
    -Thôi bác ạ, con hứa sẽ giúp đỡ tất cả, còn vấn đề ở lại đây con sợ bác phiền toái nhiều chứ con là kẻ bấp bênh.
    Hai người tiếp tục ngồi im lặng mặc bóng tối đổ xuống. Một lúc sau mợ Nhiên đứng dậy sửa soạn bữa tối. Luân đã chạy từ ngoài ngõ níu lấy mẹ, ngồi sà vào lòng, chợt thấy mẹ mắt ướt, tâm hồn Luân xúc động vô cùng. Luân không dám hỏi mẹ sợ xúc phạm sự đau đớn. Đáng nhẽ mọi khi đi học về phải hỏi mẹ. Bây giờ mẹ khóc cậu ngồi im trong lòng mẹ, cúi xuống cầm bã mía dưới chân xé ra làm nhiều mảnh như diễn tả tâm trạng, tiếng bà Tâm dục con:
    -Con rửa tay đi rồi ăn cơm.
    Bà biết con mình bị ảnh hưởng nên ngồi dậy đẩy Luân ra, bà cũng lấy khăn lau mặt trong lòng bão lốc với cuộc đời gần lụi tàn mà không được yên thân. Hạnh phúc không theo ý muốn của con người.
    Tất cả nhà đã ăn cơm xong thì bà Tâm ngã bệnh thình lình. Bà không ăn cơm nằm trong màn rên thành tiếng. Mợ Nhiên lo cuống lên. Luân chạy đi mua thuốc cho mẹ, mọi người lo ngại. Khoảng nửa đêm bệnh bà Tâm thuyên giảm đôi chút thì bà Nhiên và người thím mới chợp mắt được đôi chút. Sáng sớm bà Tâm dặn dò mợ Nhiên về hàng rau cỏ cần phải bán và công việc gặp chú Khánh. Thím Khuân đã dậy từ sớm lúc bé Thụy còn ngủ say để nhổ rau cho kịp đi chợ. Tất cả mọi người tiến hành công việc của họ. Luân đưa cháo lên cho mẹ.
    Bà Tâm hỏi con:
    -Sao cho mẹ ăn sớm thế này?
    Mẹ ăn cháo không đủ số lượng cho thân thể nên phải ăn nhiều lần. Luân nói.
    Bà khen con:
    -Cậu khéo nói đáng lẽ tôi không muốn ăn mà cũng phải ăn.
    Sau khi gởi quang gánh, mợ Nhiên đi đến gặp chú Khánh sớm hơn giờ định vì hàng rau đắt sớm. Phải đợi một lúc lâu mới có người đi tìm Khánh về, gặp Khánh mợ xúc động. Một lúc sau mợ mới mở lời nói về chuyện nhờ vả.
    Sự xúc động hiện lên trên nét mặt người thiếu phụ trẻ. Khánh ngẩn ngơ trước sắp đẹp quên khuấy câu chào, Khánh bảo Nhiên về thưa lại với bà Tâm, tôi đã tìm nhiều nơi mà không có tin tức gì về hai người ấy cả, tuy vậy bác và mợ cũng đừng buồn, cứ yên trí tôi sẽ đem hết khả năng tìm kiếm, khi nào gặp sẽ cho người xuống hoặc tôi xuống tin cho hai bác, và nhớ nói với bác khi nào gặt lúa xuống tin cho tôi hay để tôi xuống giúp bác, đừng ngần ngại chi cả.
    Nhiên nhú nhí trong cổ họng vâng rất nhẹ. Khánh chợt nhìn thẳng vào tia mắt bối rối của Nhiên làm mợ cúi xuống. Một cảm giác len nhẹ vào hồn mợ Nhiên vụng dại. Cả hai ngồi im. Mợ Nhiên đứng bật dậy lôi kéo mình ra khoảng thinh không lầy lội. Mợ cảm ơn rồi bước ra. Khánh nhìn theo gót chân mềm mại dẵm trên mặt đất. Chú lo sợ vẩn vơ như một chiếc ly pha lê lăn trên con đường đầy sỏi đá. Ở miền quê này với vóc dáng không được diễn tả như chiếc eo thon bằng kiểu áo chẽn, nhưng Khánh cũng hình dung ra được nó phải đẹp. Khánh đứng dậy thẫn thờ như mang một tâm hồn giả tạo.
    Nhiên cảm thấy có tội với bóng hình người chồng Mợ không chối cãi được sự yêu thương xâm nhập. Thuở lấy chồng mợ đứng trong giai đoạn bị ép như một con heo nái của xã hội cổ hủ, bây giờ tình yêu đến như một mơ ước hão huyền. Ba Hạnh là người chân chính của miền đồng ruộng, thường say sưa công việc đồng áng hơn, quên khuấy đằng sau những bổn phận, tế nhị trong việc quân bình hạnh phúc. Mợ Nhiên so sánh chồng với Khánh từ những nhỏ nhọn. Mợ lầm lũi trở về trong lòng xao xuyến. Nhiên cho rằng điều mơ ước táo bạo xa tầm tay rồi quay nhìn số phận mẹ con bà.
    Trở lại nơi gửi lấy quang gánh. Mợ Nhiên nghe thấy tiếng nói to của người khách bộ hành đang ngược chiều, giật mình như họ đã thấu hiểu điều thầm kín đang mang. Mợ bước nhanh chân hơn, đường về nhà ngắn lại, khi thấy mẹ Hạnh reo mẹ về. Luân đứng nhìn Hạnh vui lây. Mợ Nhiên bảo hai đứa trẻ cất quang gánh. Nhiên rửa tay mau tin cho bà Tâm rõ.
    Lại một lần vô vọng, bà Tâm cố gạt bớt những lo âu để mau bớt bệnh. Bà ngồi nhìn hai đứa trẻ líu tíu dọn cơm cho mợ Nhiên ăn. Bà có ý nghĩ muốn kết hợp hai đứa. Đó không phải ý nghĩ quấy, nhưng là một tục lệ, dù là chú rể còn bú mẹ, tuy vậy bà Tâm cũng phải nhìn nhận sự phải. Dầu sao chúng vẫn còn quá nhỏ không nên tính chuyện gia đình xếp đặt. Bà ngồi yên nhìn mợ Nhiên. Dáng dấp mợ không phải con gái quê. Với tuổi này góa bụa cũng tội nghiệp cho mợ. Bà nói giọng thành thật:
    Tôi xét mợ bước thêm một bước nữa vì đời mợ còn trẻ lắm, nếu sống như vậy thì lấy đâu nương tựa, có chồng mình tập trung lo lắng vào người đàn ông.
    Trong im lặng bé Hạnh chạy lại bên cạnh mẹ mợ cúi nhìn con.
    Chiều hôm sau Khánh xuống nhà Luân. Thấy sân trước sau sạch sẽ kỹ lưỡng hơn mọi hôm, cạnh có một vài cái ga cái néo được gom gọn vào một chỗ làm Khánh nghĩ có việc gì sắp đến. Bước vào nhà gặp má Luân Khánh chào hỏi:
    -Bà bác định gặt lúa vào hôm nào đây?
    -Chào chú, sao hôm nay mới xuống? Tôi định vài bữa nữa, bà nói.
    -Khánh cũng vui vẻ:
    -Dạ bận chút việc cháu sợ sự tính toán kỹ lưỡng của bác.
    -Bà Tâm cũng chỉ cười cho cái lời khen của Khánh. Bà đứng dậy rót nước vừa nói:
    Chú định xuống giúp tôi đấy à?
    Con đôi khi rảnh, giúp bác được chút nào chăng.
    Hai người ngồi nói chuyện, Khánh kể chuyện chú đi kếm ông Tâm và người chú, tuy chưa thấy tin tức nhưng chú nói bà yên tâm, rồi sẽ tìm chẳng sao. Nhớ ra chuyện gì bà nói mợ Nhiên ngồi tiếp khách bà đứng dậy. Nhiên ngại ngùng lặng yên. Khánh uống xong chén trà xin kiếu từ.
    Tôi phải về, nói với bác tôi sẽ xuống vào ngày gặt.
    Khánh bước ra trên những nốt giầy khi đi vào. Tất cả trong tầm tay nhưng Khánh suy nghĩ lung tung lắm…
    Gia đình Luân, mẹ Hạnh, thím Khuân đã dọn nhà lên cầu đá. Họ từ bỏ cuộc sống nghề nông, vì tất cả họ là những người chân yếu tay mềm, không thể làm những việc quá nặng nhọc. Bà Tâm nghĩ mợ Nhiên, thím Khuân không cáng đáng nổi công việc đồng áng, lại nữa mướn thuê đến xong mùa cũng tính hết công chẳng còn là bao, nên họ quyết định thay đổi nếp sống mới. Mợ Nhiên phải lên Tỉnh buôn hàng về, thím Khuân lo lắng dọn dẹp nhà mới. Bà Tâm ở lại bán căn nhà cũ. Căn nhà mới nhìn ra sông con ngay đầu cầu đá chiếc cầu xây đắp bằng đá xanh rất chắc. Phải trong một tuần thì gian hàng mới bán thực thụ. Họ chú trọng những món cần thiết như dầu, nước mắm, đường … Cả ba người liên kết nhau trong tình thương nên những ngày đầu kết quả khả quan. Việc tìm ông và chú gần như tuyệt lộ. Bà không dám chán nản, phải cố gắng trong đau khổ. Di chuyển nhà về đây bà thấy không còn chui rúc trong cái khóm trúc mất hút sau những cái cổng ngõ với ngày thì dâm mát nhưng buổi tối âm u má quái, ba nghĩ đến dẫy nhà san sát nơi mới, tối lửa tắt đèn gần người. Sự ra đi bặt tin của ông là biến hình của chiến tranh tương tàn.
    Luân phải nghỉ học vì không có phương tiện lên tỉnh. Khánh không dám đến thường xuyên trong căn nhà Luân, một sự ái ngại dâng lên, có thể là Khánh tự mặc cảm. Tuy Khánh chưa có ý niệm rõ rệt về gia đình.
    Gặp Khánh bà Tâm mời lại dùng cơm gia đình trong căn nhà mới. Khánh không từ chối. Bà Tâm mua rượu ngon về đãi Khánh.
    Bóng tối đổ xuống. Khánh phải ngủ lại căn nhà mới của Luân. Không định vậy nhưng cũng không trở về được, khi tắt đèn hết, Khánh không tài nào ngủ được vì nhà lạ, trong căn nhà bé Hạnh tiếng thở dài vọng ra. Khánh đã thấy sự không vô tư trong thức. Khánh nghĩ ngày nào bên mái tranh, ngày nào bên cạnh mùi ngái tóc cả những thay đỗi thân thể, không biết mình còn nhận ra là mình, hay mải đi tìm trầm, quên nhân thế trong bãi cát mùa thu.
    Khánh thoáng nhanh nhận hình hài mình đau thương khi tha thiết với một người để giã buổi sớm mai khi gà vừa thức dậy.


    ts 69
    Đã chỉnh sửa bởi nhé; 03-04-2009, 11:18 PM. Lý do: Sửa lỗi chính tả cho tiêu đề
    THANAI
    THAISANLUONGVIETTHAI
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom