Đoạn kết một mối tình
Người ta đồn “Tuyết yêu tôi”. Họ còn khẳng định chính miệng em nói ra điều ấy. Ngay cả chính tôi, tôi cũng không biết rơ được là Tuyết có yêu tôi hay không. Có lần mấy người đă nhìn thấy tôi ôm bờ vai nhỏ nhắn gầy guộc của Tuyết để vỗ về sau lần em bị gă chồng vũ phu tìm vào tận đây để hành hung.
Buổi chiều đầu tiên, khi Tuyết đến đây dắt theo đứa con trai nhỏ, đôi mắt buồn bă ngơ ngác, đă làm cho em nhanh chóng nhận được sự thương cảm của mọi người. Hai ngày sau, xóm tôi bị náo loạn bởi gă đàn ông thô lỗ và tục tằn. Hắn đến, chửi toáng ngay từ đầu ngơ, bằng nhiều thứ ngôn ngữ mà ở đây rất ít được nghe. Chửi thỏa thích, hắn xông vào đánh Tuyết. Lúc hàng xóm gỡ được hắn ra khỏi người Tuyết, hắn vẫn cố cắn vào vành tai của Tuyết như con chó dại và nhổ đánh toẹt xuống nền nhà một băi máu tươi, kèm theo câu nguyền rủa:
- Mày mà bỏ tao chỉ có nước làm đĩ mà sống, nhưng bỏ tao không dễ đâu.
Lúc tôi về, chồng Tuyết đă đi, mang theo tất cả áo quần của hai mẹ con. Câu chuyện ấy qua miệng mấy bà hàng xóm làm tôi nổi gai ốc cùng mình. Tôi tiếc không có ở nhà để bảo vệ em. Ngoài tôi ra em còn biết trông cậy vào ai nơi đất khách quê người.
Khi chia tay Tuyết, rời quê hương để tìm kế sinh nhai, tôi được chị Lệ, chị của Tuyết giúp đỡ tận tình, từ công việc làm ăn đến nơi ăn chốn ở. Ngoài tôi ra, chị Lệ còn cưu mang một gă họa sĩ lang thang thất nghiệp. Không biết chị lôi anh ta từ đâu về với đống đồ nghề lỉnh kỉnh. Căn hộ của họ trở thành xưởng vẽ bề bộn với nhiều bức tranh lộn xộn những ngựa, những người không ra hình thù gì cả. Vậy mà chị Lệ cứ tấm tắc khen đẹp. Tôi không quan tâm lắm đến quan hệ của họ. Nhưng theo lời của những người đàn bà trong xóm thì hình như chị quen gă từ hồi gă còn là sinh viên. Bây giờ họ sống với nhau theo kiểu “già nhân ngăi non vợ chồng”. Gă họa sĩ thường ít ra khỏi nhà. Sau giờ làm việc của chị Lệ, họ thường đóng chặt cửa lại, sống tự nhiên chẳng màng sự dị nghị của mọi người. Tôi nghe mấy bà hàng xóm xì xào:
- Gớm! Con Lệ ở truồng dồng dỗng trên giường cho thằng ấy vẽ, rơ là cái đồ dở hơi! Đàn bà như thế mà không biết xấu hổ, đi ra ngoài cái mặt cứ câng câng, thấy mà ghét!
Mặc ai muốn gì thì nói, tôi vẫn cứ phục cách sống của hai người. Họ “sống ra sống” chứ cứ như tôi cái gì cũng sợ thì suốt đời chỉ là thằng công chức quèn. “Yêu không dám nói, ghét không dám chê” người ta cũng khinh.
Cả năm trời tôi mới có dịp nói chuyện với gă họa sĩ được một lần. Đấy là vào cái dịp sinh nhật lần thứ ba mươi sáu của chị Lệ, cũng bánh kem, cũng nến hồng, nhưng chẳng vui vẻ ǵ. Gă nh́n tôi không mấy thiện cảm. Buổi sinh nhật chỉ có ba người. Chị Lệ lăng xăng cố làm cho chúng tôi thân nhau:
- Này anh! Long nó hiền lắm đấy, người đồng hương của em.
- Ừ!
- Hồi ở quê khi nó c̣n nhỏ, nó chơi thân với con Tuyết lắm. Hai đứa thật đẹp đôi, nhưng... ai dè...
- Ừ!
- Nó vào đây làm ăn, em xin việc cho nó làm, bây giờ được cấp nhà rồi.
- Ừ!
Thấy không thể cạy miệng được người yêu, chị Lệ chuyển đề tài:
- Nó cũng biết vẽ nữa. Hồi ở quê nó đập cục pin vẽ h́nh má em giống y hệt.
Tôi tính nói "Thôi chị ạ !..." nhưng thấy gă nhếch mép cười, tôi điên tiết muốn tống vào mồm gã một quả và hét vào mặt gă: "Đồ thối thây, tao biết mày coi khinh mấy thằng vẽ chân dung, nhưng dù sao thì nó cũng kiếm được vài chục ngàn, chứ không bám váy đàn bà để mà vẽ ba cái thứ đùi chẳng ra đùi, mông chẳng ra mông như mày". Mặc cho tôi lồng lộn trong lòng, sau nụ cười khinh mạn ấy, gă uống rượu tí tí. Gần cuối bữa tiệc gă mới mở miệng bảo tôi theo kiểu đàn anh:
- Này cậu ạ! Thà chấp nhận sống cho người ta ghét, chứ đừng để người ta khinh vì sự hèn nhát của mình!
Tôi co rúm người lại, hình như gă đọc được ý nghĩ của tôi. Câu nói ấy đă làm rạn nứt vĩnh viễn mối quan hệ giữa tôi với gã mà chị Lệ đă cố công bồi đắp. Gã nói đúng! Nhưng thói thường người đời rất ghét những ai chọc mũi dao vào yếu huyệt của họ. Tôi không phải là trường hợp ngoại lệ. Lần đầu tiên trong đời tôi uống rượu nhiều đến như vậy. Tôi gục xuống trước ánh mắt thương hại của gă. Chị Lệ dìu tôi về phòng, đắp khăn nóng cho tôi, hình như chị có an ủi tôi:
- Em đừng giận anh ấy, nghệ sĩ thường hay gàn như vậy nhưng họ là những con người chân chính.
Tôi không c̣n biết gì nữa, đầu óc mụ mị. Bàn tay dịu dàng của chị đă đưa tôi về với quê hương bên dòng sông Giao Thủy êm đềm xanh thẳm, đưa tôi về với Tuyết của tôi.
Người ta đồn “Tuyết yêu tôi”. Họ còn khẳng định chính miệng em nói ra điều ấy. Ngay cả chính tôi, tôi cũng không biết rơ được là Tuyết có yêu tôi hay không. Có lần mấy người đă nhìn thấy tôi ôm bờ vai nhỏ nhắn gầy guộc của Tuyết để vỗ về sau lần em bị gă chồng vũ phu tìm vào tận đây để hành hung.
Buổi chiều đầu tiên, khi Tuyết đến đây dắt theo đứa con trai nhỏ, đôi mắt buồn bă ngơ ngác, đă làm cho em nhanh chóng nhận được sự thương cảm của mọi người. Hai ngày sau, xóm tôi bị náo loạn bởi gă đàn ông thô lỗ và tục tằn. Hắn đến, chửi toáng ngay từ đầu ngơ, bằng nhiều thứ ngôn ngữ mà ở đây rất ít được nghe. Chửi thỏa thích, hắn xông vào đánh Tuyết. Lúc hàng xóm gỡ được hắn ra khỏi người Tuyết, hắn vẫn cố cắn vào vành tai của Tuyết như con chó dại và nhổ đánh toẹt xuống nền nhà một băi máu tươi, kèm theo câu nguyền rủa:
- Mày mà bỏ tao chỉ có nước làm đĩ mà sống, nhưng bỏ tao không dễ đâu.
Lúc tôi về, chồng Tuyết đă đi, mang theo tất cả áo quần của hai mẹ con. Câu chuyện ấy qua miệng mấy bà hàng xóm làm tôi nổi gai ốc cùng mình. Tôi tiếc không có ở nhà để bảo vệ em. Ngoài tôi ra em còn biết trông cậy vào ai nơi đất khách quê người.
* * *
Khi chia tay Tuyết, rời quê hương để tìm kế sinh nhai, tôi được chị Lệ, chị của Tuyết giúp đỡ tận tình, từ công việc làm ăn đến nơi ăn chốn ở. Ngoài tôi ra, chị Lệ còn cưu mang một gă họa sĩ lang thang thất nghiệp. Không biết chị lôi anh ta từ đâu về với đống đồ nghề lỉnh kỉnh. Căn hộ của họ trở thành xưởng vẽ bề bộn với nhiều bức tranh lộn xộn những ngựa, những người không ra hình thù gì cả. Vậy mà chị Lệ cứ tấm tắc khen đẹp. Tôi không quan tâm lắm đến quan hệ của họ. Nhưng theo lời của những người đàn bà trong xóm thì hình như chị quen gă từ hồi gă còn là sinh viên. Bây giờ họ sống với nhau theo kiểu “già nhân ngăi non vợ chồng”. Gă họa sĩ thường ít ra khỏi nhà. Sau giờ làm việc của chị Lệ, họ thường đóng chặt cửa lại, sống tự nhiên chẳng màng sự dị nghị của mọi người. Tôi nghe mấy bà hàng xóm xì xào:
- Gớm! Con Lệ ở truồng dồng dỗng trên giường cho thằng ấy vẽ, rơ là cái đồ dở hơi! Đàn bà như thế mà không biết xấu hổ, đi ra ngoài cái mặt cứ câng câng, thấy mà ghét!
Mặc ai muốn gì thì nói, tôi vẫn cứ phục cách sống của hai người. Họ “sống ra sống” chứ cứ như tôi cái gì cũng sợ thì suốt đời chỉ là thằng công chức quèn. “Yêu không dám nói, ghét không dám chê” người ta cũng khinh.
Cả năm trời tôi mới có dịp nói chuyện với gă họa sĩ được một lần. Đấy là vào cái dịp sinh nhật lần thứ ba mươi sáu của chị Lệ, cũng bánh kem, cũng nến hồng, nhưng chẳng vui vẻ ǵ. Gă nh́n tôi không mấy thiện cảm. Buổi sinh nhật chỉ có ba người. Chị Lệ lăng xăng cố làm cho chúng tôi thân nhau:
- Này anh! Long nó hiền lắm đấy, người đồng hương của em.
- Ừ!
- Hồi ở quê khi nó c̣n nhỏ, nó chơi thân với con Tuyết lắm. Hai đứa thật đẹp đôi, nhưng... ai dè...
- Ừ!
- Nó vào đây làm ăn, em xin việc cho nó làm, bây giờ được cấp nhà rồi.
- Ừ!
Thấy không thể cạy miệng được người yêu, chị Lệ chuyển đề tài:
- Nó cũng biết vẽ nữa. Hồi ở quê nó đập cục pin vẽ h́nh má em giống y hệt.
Tôi tính nói "Thôi chị ạ !..." nhưng thấy gă nhếch mép cười, tôi điên tiết muốn tống vào mồm gã một quả và hét vào mặt gă: "Đồ thối thây, tao biết mày coi khinh mấy thằng vẽ chân dung, nhưng dù sao thì nó cũng kiếm được vài chục ngàn, chứ không bám váy đàn bà để mà vẽ ba cái thứ đùi chẳng ra đùi, mông chẳng ra mông như mày". Mặc cho tôi lồng lộn trong lòng, sau nụ cười khinh mạn ấy, gă uống rượu tí tí. Gần cuối bữa tiệc gă mới mở miệng bảo tôi theo kiểu đàn anh:
- Này cậu ạ! Thà chấp nhận sống cho người ta ghét, chứ đừng để người ta khinh vì sự hèn nhát của mình!
Tôi co rúm người lại, hình như gă đọc được ý nghĩ của tôi. Câu nói ấy đă làm rạn nứt vĩnh viễn mối quan hệ giữa tôi với gã mà chị Lệ đă cố công bồi đắp. Gã nói đúng! Nhưng thói thường người đời rất ghét những ai chọc mũi dao vào yếu huyệt của họ. Tôi không phải là trường hợp ngoại lệ. Lần đầu tiên trong đời tôi uống rượu nhiều đến như vậy. Tôi gục xuống trước ánh mắt thương hại của gă. Chị Lệ dìu tôi về phòng, đắp khăn nóng cho tôi, hình như chị có an ủi tôi:
- Em đừng giận anh ấy, nghệ sĩ thường hay gàn như vậy nhưng họ là những con người chân chính.
Tôi không c̣n biết gì nữa, đầu óc mụ mị. Bàn tay dịu dàng của chị đă đưa tôi về với quê hương bên dòng sông Giao Thủy êm đềm xanh thẳm, đưa tôi về với Tuyết của tôi.
***
Comment