Hitler và giấc mơ họa sĩ không thành
"Trước khi gieo rắc nỗi khiếp sợ cho cả châu Âu, Adolf Hitler đã từng thi vào trường Mỹ thuật ở Vienne. Năm 1907, Hitler tham dự kỳ thi tuyển vào trường nhưng đã bị trượt. Mong muốn được học ở ngôi trường tuyệt vời vẫn thôi thúc mãnh liệt khiến Hitler tiếp tục thử sức vào năm sau.
Lần thứ hai này bài thi của Hitler cũng vẫn không thuyết phục được ban giám khảo và lần thứ hai liên tiếp Hitler bị đánh trượt. Chính sự thất bại xảy ra vào ngày 8 tháng 10 năm 1908 này là một trong những sự kiện khiến cho một chàng thanh niên Adolf đam mê nghệ thuật trở thành tên phát xít độc tài Hitler. Sau lần thất bại cay đắng trên, Adolf Hitler vẫn bám trụ ở Vienne và kiếm sống bằng công việc vặt của một hoạ sỹ đường phố như bán tranh và màu nước. Adolf cũng đã bán được một số các bức tranh của mình. Đây là thời gian chàng thanh niên Adolf gặp nhiều khó khăn nhưng lại được sống như một họa sĩ thực thụ..."
Thiếu thời gian khó
Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1889 tại Linz Braunau (Áo), một tỉnh nhỏ nằm bên bờ sông Inn giáp với Đức, Adolf Hitler là con trai thứ tư của một nhân viên thuế quan tên là Alois Hitler với người vợ thứ ba của ông. Thực ra, họ thật của ông Alois Hitler là Hiedler thế nhưng một vị tu sĩ đã nhầm lẫn khi viết Hiedler thành Hitler. Cũng vì thế khi Adolf Hitler lên nắm chính quyền, các đối thủ đã nhục mạ và gọi nhà độc tài này bằng cái tên Schicklgruber (Mẹ của ông Alois Hitler là bà Anna Maria Schicklgruber, đã ăn ở không giá thú với một người thợ xay lúa sống lang thang tên là Johan Georg Hiedler khi Alois lên 5 tuổi và ông Johan này đã không nhìn nhận Alois làm con cho đến khi ông ta qua đời vào năm 1856).
Ở trường tiểu học, Hitler học giỏi nhưng lên bậc trung học thì kết quả lại không tốt, nên rất không được lòng ông bố tính khí bất thường, hay nóng nảy. Ngược lại với ý muốn của ông Alois là mong con trai sẽ trở thành một công chức, Hitler lại nuôi trong lòng ước mơ trở thành nghệ sĩ. Năm 16 tuổi, Hitler bỏ học và dành cả ngày để ngồi vẽ, đọc sách và mơ mộng.
Trước khi gieo rắc nỗi khiếp sợ cho cả châu Âu, Adolf Hitler đã từng thi vào trường Mỹ thuật ở Vienne. Năm 1907, Hitler tham dự kỳ thi tuyển vào trường nhưng đã bị trượt. Mong muốn được học ở ngôi trường tuyệt vời vẫn thôi thúc mãnh liệt khiến Hitler tiếp tục thử sức vào năm sau. Lần thứ hai này bài thi của Hitler cũng vẫn không thuyết phục được ban giám khảo và lần thứ hai liên tiếp Hitler bị đánh trượt. Chính sự thất bại xảy ra vào ngày 8 tháng 10 năm 1908 này là một trong những sự kiện khiến cho một chàng thanh niên Adolf đam mê nghệ thuật trở thành tên phát xít độc tài Hitler.
Sau lần thất bại cay đắng trên, Adolf Hitler vẫn bám trụ ở Vienne và kiếm sống bằng công việc vặt của một hoạ sỹ đường phố như bán tranh và màu nước. Adolf cũng đã bán được một số các bức tranh của mình. Đây là thời gian chàng thanh niên Adolf gặp nhiều khó khăn nhưng lại được sống như một họa sĩ thực thụ.

Dự án đặc biệt Linz
Ngoài quan tâm tới nghệ thuật, Hitler còn là “fan” âm nhạc của Richard Wagner và cũng rất quan tâm tới kiến trúc. Năm 1933, khi lên nắm quyền ở đảng Quốc xã, Hitler đặc biệt quan tâm tới kiến trúc và quy hoạch đô thị của Berlin. Nhà độc tài có tâm hồn nghệ sĩ cùng với người bạn thân của mình là kiến trúc sư Albert Speer đã thiết kế hàng loạt các công trình kiến trúc theo cảm hứng cổ điển mới.
Nhưng cuối cùng các dự án đó đã không thực hiện được vì Thế chiến thứ hai do chính Hitler châm ngòi bắt đầu nổ ra. Hitler và Berlin sẽ không bao giờ có cơ hội được ngắm kiến trúc vòm của Lâu đài Reichstag xây mới lớn gấp 13 lần nhà thờ lớn Saint-Pierre của Rome, cũng như sẽ không thấy được đại lộ rộng gấp 2 đại lộ Champs-Elysées hay công trình Arche có thể chứa cả Khải hoàn môn của Paris…
Dự án đặc biệt Linz vẫn được Hitler ấp ủ trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến. Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của các danh họa Léonard de Vinci, Raphaël, Bruegel và Rembrandt… từ khắp châu Âu được đưa về Linz, thành phố nơi Hitler đã chào đời. Các tác phẩm mà Hitler cướp bóc về này được ông gọi là Linzersammlung (Bộ sưu tập Linz).
Để thực hiện dự án trên, Hitler đã tự mình thiết kế mọi thứ và trong suốt cuộc chiến, nhà độc tài đã tổ chức vô số vụ cướp bóc nhằm đưa các tuyệt tác từ khắp Châu Âu về Linz. Hitler đã từng nói với thư ký của mình rằng: "Tôi không bao giờ sưu tập các bức họa vì mục đích cá nhân, tôi chỉ muốn tập hợp chúng để đưa về quê hương Linz của tôi".
Ngay từ năm 1938, chủ một phòng trưng bày ở Dresde là Hans Posse được giao trọng trách lên danh sách các tuyệt tác cần phải đánh cắp từ các viện bảo tàng Châu Âu và các lâu đài của gia thất hoàng tộc nước Anh. Năm 1939, người đứng đầu đảng Quốc xã đã thành lập một lực lượng chuyên trách cho Sonderauftrag Linz -“Dự án đặc biệt Linz” để thu gom các tác phẩm. Đơn vị này hoạt động tới năm 1945 khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Bộ sưu tập này được Hitler gọi là “nghệ thuật đích thực”. Để bảo vệ các tác phẩm khỏi bị đánh bom bởi quân đồng minh, chúng đã được giấu trong mỏ muối gần Salzburg phía Bắc nước Áo và chỉ được phát hiện ra sau khi chiến tranh kết thúc.
Phần lớn các tác phẩm của Hitler là tranh phong cảnh miêu tả sự lãng mạn của nước Đức, đặc biệt là những bức tranh của thế kỷ 19 có xuất xứ từ Vienne và Munich. Hitler không điếm xỉa gì tới những tuyệt tác của các họa sĩ hiện thực mà nhiều tên tuổi đã trở nên rất nổi tiếng vào thế kỷ 20, Hitler gọi nghệ thuật của các nghệ sĩ này là “nghệ thuật suy đồi”. Hitler mong muốn sử dụng nghệ thuật như là một chiêu bài để quảng bá hình ảnh nước Đức. Hai năm trước khi kết thúc Thế chiến thứ hai, một số tác phẩm nghệ thuật đã được giới thiệu ở Linz.
Bộ sưu tập Linz trên Internet


Mới đây, bộ sưu tập cá nhân Linz của Hitler đã được đưa lên mạng. Kể từ khi thế chiến thứ hai kết thúc, đây là lần đầu tiên các tác phẩm này được trưng bày ở một nơi. Bộ sưu tập bao gồm 4.731 tác phẩm gồm các tấm thảm treo tường, điêu khắc, đồ đạc và đồ sứ từ nhiều nước khác nhau của châu Âu. Nhiều tác phẩm đã bị thất lạc và một số được gửi trả lại các nước sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc. Chỉ còn khoảng 1.700 tác phẩm tại viện bảo tàng quốc gia lịch sử Đức dưới quyền kiểm soát của chính phủ.
Tuy nhiên, từng tác phẩm một đều được quân đồng minh chụp ảnh và lưu vào danh mục. “Có khoảng 50.000 bức ảnh chụp lại các tác phẩm, mỗi tác phẩm đều được đánh số”, Monika Flacke, cộng tác viên với viện bảo tàng lịch sử Đức, cho biết trên SPIEGEL ONLINE. Tuy vậy, chi tiết về mỗi tác phẩm như tên của nghệ sĩ cần phải xác minh lại. “Sáng kiến của tôi đã được thực hiện. - Flacke nói. - Nhiều người đã mất rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện dự án này.” Bà hy vọng nguồn gốc chính xác của mỗi tác phẩm sẽ được làm sáng tỏ với sự giúp đỡ của mọi người qua việc trưng bày chúng trên mạng Internet.
ST
"Trước khi gieo rắc nỗi khiếp sợ cho cả châu Âu, Adolf Hitler đã từng thi vào trường Mỹ thuật ở Vienne. Năm 1907, Hitler tham dự kỳ thi tuyển vào trường nhưng đã bị trượt. Mong muốn được học ở ngôi trường tuyệt vời vẫn thôi thúc mãnh liệt khiến Hitler tiếp tục thử sức vào năm sau.
Lần thứ hai này bài thi của Hitler cũng vẫn không thuyết phục được ban giám khảo và lần thứ hai liên tiếp Hitler bị đánh trượt. Chính sự thất bại xảy ra vào ngày 8 tháng 10 năm 1908 này là một trong những sự kiện khiến cho một chàng thanh niên Adolf đam mê nghệ thuật trở thành tên phát xít độc tài Hitler. Sau lần thất bại cay đắng trên, Adolf Hitler vẫn bám trụ ở Vienne và kiếm sống bằng công việc vặt của một hoạ sỹ đường phố như bán tranh và màu nước. Adolf cũng đã bán được một số các bức tranh của mình. Đây là thời gian chàng thanh niên Adolf gặp nhiều khó khăn nhưng lại được sống như một họa sĩ thực thụ..."

Thiếu thời gian khó
Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1889 tại Linz Braunau (Áo), một tỉnh nhỏ nằm bên bờ sông Inn giáp với Đức, Adolf Hitler là con trai thứ tư của một nhân viên thuế quan tên là Alois Hitler với người vợ thứ ba của ông. Thực ra, họ thật của ông Alois Hitler là Hiedler thế nhưng một vị tu sĩ đã nhầm lẫn khi viết Hiedler thành Hitler. Cũng vì thế khi Adolf Hitler lên nắm chính quyền, các đối thủ đã nhục mạ và gọi nhà độc tài này bằng cái tên Schicklgruber (Mẹ của ông Alois Hitler là bà Anna Maria Schicklgruber, đã ăn ở không giá thú với một người thợ xay lúa sống lang thang tên là Johan Georg Hiedler khi Alois lên 5 tuổi và ông Johan này đã không nhìn nhận Alois làm con cho đến khi ông ta qua đời vào năm 1856).
Ở trường tiểu học, Hitler học giỏi nhưng lên bậc trung học thì kết quả lại không tốt, nên rất không được lòng ông bố tính khí bất thường, hay nóng nảy. Ngược lại với ý muốn của ông Alois là mong con trai sẽ trở thành một công chức, Hitler lại nuôi trong lòng ước mơ trở thành nghệ sĩ. Năm 16 tuổi, Hitler bỏ học và dành cả ngày để ngồi vẽ, đọc sách và mơ mộng.
Trước khi gieo rắc nỗi khiếp sợ cho cả châu Âu, Adolf Hitler đã từng thi vào trường Mỹ thuật ở Vienne. Năm 1907, Hitler tham dự kỳ thi tuyển vào trường nhưng đã bị trượt. Mong muốn được học ở ngôi trường tuyệt vời vẫn thôi thúc mãnh liệt khiến Hitler tiếp tục thử sức vào năm sau. Lần thứ hai này bài thi của Hitler cũng vẫn không thuyết phục được ban giám khảo và lần thứ hai liên tiếp Hitler bị đánh trượt. Chính sự thất bại xảy ra vào ngày 8 tháng 10 năm 1908 này là một trong những sự kiện khiến cho một chàng thanh niên Adolf đam mê nghệ thuật trở thành tên phát xít độc tài Hitler.
Sau lần thất bại cay đắng trên, Adolf Hitler vẫn bám trụ ở Vienne và kiếm sống bằng công việc vặt của một hoạ sỹ đường phố như bán tranh và màu nước. Adolf cũng đã bán được một số các bức tranh của mình. Đây là thời gian chàng thanh niên Adolf gặp nhiều khó khăn nhưng lại được sống như một họa sĩ thực thụ.

Dự án đặc biệt Linz
Ngoài quan tâm tới nghệ thuật, Hitler còn là “fan” âm nhạc của Richard Wagner và cũng rất quan tâm tới kiến trúc. Năm 1933, khi lên nắm quyền ở đảng Quốc xã, Hitler đặc biệt quan tâm tới kiến trúc và quy hoạch đô thị của Berlin. Nhà độc tài có tâm hồn nghệ sĩ cùng với người bạn thân của mình là kiến trúc sư Albert Speer đã thiết kế hàng loạt các công trình kiến trúc theo cảm hứng cổ điển mới.
Nhưng cuối cùng các dự án đó đã không thực hiện được vì Thế chiến thứ hai do chính Hitler châm ngòi bắt đầu nổ ra. Hitler và Berlin sẽ không bao giờ có cơ hội được ngắm kiến trúc vòm của Lâu đài Reichstag xây mới lớn gấp 13 lần nhà thờ lớn Saint-Pierre của Rome, cũng như sẽ không thấy được đại lộ rộng gấp 2 đại lộ Champs-Elysées hay công trình Arche có thể chứa cả Khải hoàn môn của Paris…
Dự án đặc biệt Linz vẫn được Hitler ấp ủ trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến. Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của các danh họa Léonard de Vinci, Raphaël, Bruegel và Rembrandt… từ khắp châu Âu được đưa về Linz, thành phố nơi Hitler đã chào đời. Các tác phẩm mà Hitler cướp bóc về này được ông gọi là Linzersammlung (Bộ sưu tập Linz).
Để thực hiện dự án trên, Hitler đã tự mình thiết kế mọi thứ và trong suốt cuộc chiến, nhà độc tài đã tổ chức vô số vụ cướp bóc nhằm đưa các tuyệt tác từ khắp Châu Âu về Linz. Hitler đã từng nói với thư ký của mình rằng: "Tôi không bao giờ sưu tập các bức họa vì mục đích cá nhân, tôi chỉ muốn tập hợp chúng để đưa về quê hương Linz của tôi".
Ngay từ năm 1938, chủ một phòng trưng bày ở Dresde là Hans Posse được giao trọng trách lên danh sách các tuyệt tác cần phải đánh cắp từ các viện bảo tàng Châu Âu và các lâu đài của gia thất hoàng tộc nước Anh. Năm 1939, người đứng đầu đảng Quốc xã đã thành lập một lực lượng chuyên trách cho Sonderauftrag Linz -“Dự án đặc biệt Linz” để thu gom các tác phẩm. Đơn vị này hoạt động tới năm 1945 khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Bộ sưu tập này được Hitler gọi là “nghệ thuật đích thực”. Để bảo vệ các tác phẩm khỏi bị đánh bom bởi quân đồng minh, chúng đã được giấu trong mỏ muối gần Salzburg phía Bắc nước Áo và chỉ được phát hiện ra sau khi chiến tranh kết thúc.
Phần lớn các tác phẩm của Hitler là tranh phong cảnh miêu tả sự lãng mạn của nước Đức, đặc biệt là những bức tranh của thế kỷ 19 có xuất xứ từ Vienne và Munich. Hitler không điếm xỉa gì tới những tuyệt tác của các họa sĩ hiện thực mà nhiều tên tuổi đã trở nên rất nổi tiếng vào thế kỷ 20, Hitler gọi nghệ thuật của các nghệ sĩ này là “nghệ thuật suy đồi”. Hitler mong muốn sử dụng nghệ thuật như là một chiêu bài để quảng bá hình ảnh nước Đức. Hai năm trước khi kết thúc Thế chiến thứ hai, một số tác phẩm nghệ thuật đã được giới thiệu ở Linz.
Bộ sưu tập Linz trên Internet


Mới đây, bộ sưu tập cá nhân Linz của Hitler đã được đưa lên mạng. Kể từ khi thế chiến thứ hai kết thúc, đây là lần đầu tiên các tác phẩm này được trưng bày ở một nơi. Bộ sưu tập bao gồm 4.731 tác phẩm gồm các tấm thảm treo tường, điêu khắc, đồ đạc và đồ sứ từ nhiều nước khác nhau của châu Âu. Nhiều tác phẩm đã bị thất lạc và một số được gửi trả lại các nước sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc. Chỉ còn khoảng 1.700 tác phẩm tại viện bảo tàng quốc gia lịch sử Đức dưới quyền kiểm soát của chính phủ.
Tuy nhiên, từng tác phẩm một đều được quân đồng minh chụp ảnh và lưu vào danh mục. “Có khoảng 50.000 bức ảnh chụp lại các tác phẩm, mỗi tác phẩm đều được đánh số”, Monika Flacke, cộng tác viên với viện bảo tàng lịch sử Đức, cho biết trên SPIEGEL ONLINE. Tuy vậy, chi tiết về mỗi tác phẩm như tên của nghệ sĩ cần phải xác minh lại. “Sáng kiến của tôi đã được thực hiện. - Flacke nói. - Nhiều người đã mất rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện dự án này.” Bà hy vọng nguồn gốc chính xác của mỗi tác phẩm sẽ được làm sáng tỏ với sự giúp đỡ của mọi người qua việc trưng bày chúng trên mạng Internet.
ST