• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chị Bê

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chị Bê

    Chị Bê
    Trần Trung Sáng

    Hoặc tôi đã say, hoặc cô gái đằng kia có điều gì tuyệt vọng, đang sắp sửa lao mình xuống sông. Vì thế, tất cả mọi thứ trước mặt tôi trở thành hỗn độn, bập bềnh, trôi nổi. Tôi không phân biệt được mớ tóc dài của một dáng ngườiLink" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> gầy guộc đang tung bay chấp chới trên bờ, hay đang lòa xòa chực chờ chìm xuống dòng nước đen ngòm. Tôi hớt hải bước về phía cô gái:

    - Này cô gì ơi, khoan đã...

    Cô gái quay lại, nhanh chóng như chờ đợi sẵn, nở một nụ cười đon đả:

    - Gọi hở?

    Trong ánh sáng lờ mờ của con phố về đêm, tôi nhận ra màu phấn trắng bệch trên khuôn mặt cô gái. Lòng nghĩa hiệp vừa nãy lập tức tan biến, thay vào đó là một nỗi rạo rực hoang đàng của những gã đàn ông có thú chơi đêm. Trong khi tôi chưa biết phải làm gì tiếp theo, cô gái đã hỏi dồn dập:

    - Muốn gì không? Muốn gì thì nói?

    - Về chỗ anh. Đi loanh quanh một chút rồi về chỗ anh nhé!

    Cô gái lập tức bước theo tôi. Gần đó, trên một chiếc ghế đá là dăm ba cô gái phấn son khác, từ đó vọng lên những tiếng cười rậm rựt, một giọng nói với theo:

    - Chắc là đi cả đêm. Nó trúng quả rồi!

    Mùa hè. Những cơn gió dễ chịu từ phía dòng sông lùa vào người càng lúc càng khiến tôi nhớ lại rằng tôi chưa thành gã say rượu thực sự, và cô gái đi bên tôi cũng chẳng phải là một người hoàn toàn tuyệt vọng muốn quyên sinh. Đến một trụ điện đường, khi tôi dừng lại định mua vài điếu thuốc, cô gái nhìn tôi chằm chằm, hỏi:

    - Về đâu đây anh? Còn bao xa nữa?

    Tôi trả lời: “Chẳng về đâu hết. Tôi chỉ muốn mời cô điếu thuốc. Nếu thích, vào một quán nước nào đó nói chuyện chơi”. Tôi hình dung cô gái sẽ tuôn ra một tràng những lời chửi rủa trò đùa khả ố của tôi, rồi ngoe nguẩy bỏ đi. Nhưng không, cô ta gần như đứng khựng lại và kêu lên thảng thốt:
    - Trời ơi, Tân! Tân phải không?

    Tôi giật bắn người, nhìn chăm chăm vào cô gái. Lần này thì trong tôi không còn chỗ cho lòng nghĩa hiệp cũng như những ham muốn gió trăng, mà là sự xúc động pha lẫn đắng cay. Trước mặt tôi là Bê. Nguyễn Thị Diệu Bê. Một thời người phụ nữ này là vợ của Toàn - hàng xóm của tôi.

    Khi đã nhận ra nhau, Bê níu chặt lấy tôi, như sợ tôi biến mất. Chị như người mê sảng, lầm bầm liên hồi:

    - Có biết Toàn giờ ở đâu không? Anh ấy có khỏe mạnh không? Anh ấy đang làm gì?...

    Tôi phải nói đi nói lại với Bê là Toàn cũng có ở thành phố này và tôi cũng phải hứa với chị rất nhiều lần là vài hôm nữa tôi sẽ đưa chị đên gặp anh ta, chị mới bình tĩnh trở lại bước đi thong thả cùng tôi.

    ±±±

    Chuyện xảy ra cách đây khoảng 10 năm. Tại một căn nhà, kế bên gia đình tôi, có một đôi vợ chồng trẻ đến ở trọ. Chồng là nhạc công, vợ là ca sĩ của một phòng trà ca nhạc trong thành phố. Như phần đông những người làm nghề cầm ca, họ tạo ra trước mắt láng giềng hình ảnh một cuộc sống lòe loẹt, xa hoa, như những con chim bay nhảy trên các chậu cảnh chứ không biết làm gì khác. Bẵng đi một thời gian, sinh hoạt của đôi vợ chồng này có những thay đổi bất ngờ. Cuộc sống họ xem chừng phong lưu hơn trước rất nhiều. Người chồng có lúc vắng nhà cả tuần, thỉnh thoảng ghé về bằng một chiếc ô tô bóng loáng rồi lại ra đi vội vã. Cô vợ dường như cũng đã xa rời nghề ca hát, ra dáng một bà chủ nhiều ưu tư bận rộn. Xóm giềng có lời đồn đãi cặp vợ chồng này trúng số độc đắc, cặp hai mươi vé. Có người lại nói chắc rằng anh chồng làm ăn hùn hạp với một liên doanh nào đó.

    Bỗng một ngày kia, một chiếc xe bít bùng với nhiều nhân viên an ninh dừng lại trước căn nhà trọ của đôi vợ chồng trẻ. Họ lục soát rồi niêm phong mọi đồ đạc trong nhà, sau đó đọc lệnh bắt giữ người vợ. Xe chở người vợ đi rồi mà cả xóm vẫn không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra. Lâu lắm, mới có tiếng xì xầm:

    - Anh chồng buôn bán hàng lậu, chứ chẳng phải làm ăn kinh tế gì với ai.

    Cô vợ đang bị bắt giam, sớm muộn gì cũng phải khai ra đầu mối.

    Đến thời gian sau nữa, thỉnh thoảng có người nhớ chuyện nói thêm:

    - Hồi đó, nghe nói để bảo vệ tương lai sự nghiệp cho anh chồng, cô vợ đã nhận hết trách nhiệm về phần mình. Dù cuối cùng cô ấy cũng được anh chồng xoay xở giảm nhẹ tội, nhưng khi cô ta ra tù thì anh chồng đã co giò chạy mất tăm... Cô ấy lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, mất hẳn ý chí, lang thang như kẻ đứng đường...

    Về phần tôi, khi đang độ tuổi niên thiếu, trong thời gian vợ chồng ấy còn theo nghiệp đàn ca, vẫn thường tìm cách qua nhà họ những khi rảnh rỗi để được nghe đàn hát. Những bài hát thật lạ, thật hay, tôi chưa từng được nghe. Những bài hát cùng với cuộc sống lãng mạn của đôi vợ chồng nghệ sĩ ấy đã khiến tôi trở nên quyến luyến, yêu mến họ như thể người thân. Dù vẫn không hiểu rõ nguyên nhân, sự việc nào đã dẫn gia đình họ đến việc ly tan, nhưng tôi vẫn ao ước trong lòng, nếu có một dịp nào đó có thể giúp được họ đoàn tụ, thì tôi sẽ làm hết sức mình.

    ±±±

    Ngồi ở một quán nước khuất xa phố xá, mấy lần Toàn cứ chép miệng bảo tôi: “Mệt quá, vợ tôi mà biết được thì chết.” Anh còn dặn dò tôi đừng tiết lộ cho ai cuộc hẹn hò này, đừng cho ai biết anh đã có một thời quá khứ với Bê. Bởi anh đang trên đường tiến thân thuận lợi, nếu có ai đó biết chuyện bươi móc ra là công danh sự nghiệp tan tành như chơi. Sự âu lo, dè dặt của Toàn khiến tôi bỗng áy náy bởi cảm giác chính mình là người đã đem khó khăn đến cho anh. Tôi cũng biết anh đã kết hôn với một người phụ nữ khác, nhưng việc gặp gỡ thăm hỏi một người từng có những tình cảm mặn nồng với mình trong những năm tháng khó khăn, tôi nghĩ không phải là một việc làm gì quá đáng với anh.

    Bê đến. Dường như chị đã cố gắng lột bỏ đi mọi dấu vết của phấn son trên khuôn mặt, với một bộ trang phục giản dị, nhưng vẫn không thể che giấu hết những vết tích phong trần của năm tháng gian truân. Điều đó càng làm cho Toàn lúng túng, có lẽ vì ái ngại hơn là vì xúc động. Anh đưa mắt nhìn quanh, chỉ chỗ cho Bê ngồi xuống rồi nói:

    - Em đó à? Anh không biết em lại ra nông nỗi này!

    Bê im lặng. Chị chẳng nói gì, chỉ khóc. Những giọt nước mắt cứ từng lúc lăn xuống gò má nhợt nhạt của chị, khi vắn, khi dài, tùy theo từng câu nói cụt ngủn của Toàn chốc chốc ném vào không gian tẻ quạnh.

    - Phải chi hồi đó đừng mắc míu vào chuyện ấy, chúng ta vẫn như xưa...

    - Hoàn cảnh sao mà trớ trêu...

    - Anh hy vọng đến một lúc nào đó em sẽ gặp may mắn...

    - Dù sao anh vẫn biết ơn em...

    - Bây giờ anh đã có vợ rồi...

    Một hồi lâu im lặng, dường như chẳng còn câu nói nào nữa, Toàn đặt lên bàn một gói giấy, nói trong hơi thở hổn hển:

    - Bê ạ, em hãy thông cảm cho anh. Anh vẫn muốn gặp em lắm nhưng hoàn cảnh không cho phép...

    ±±±

    Chuyện tưởng đã lãng quên. Từ dạo đó tôi không gặp Bê nữa sau khi chị hất gói tiền và bỏ đi khỏi quán. Tôi cũng rất ít gặp Toàn, sau khi anh nhặt nhạnh mớ tiền rơi vãi dưới bàn và phân trần, “Tôi đâu đến nỗi tệ bạc,” bởi tôi nghĩ rằng nếu trong cuộc sống mỗi người tự giới hạn cho mình một cái đích ở chừng mực nào đó, thì Toàn có lẽ là người sắp bước đến cái đích ấy. Anh đã có một địa vị vững vàng trong xã hội, được nhiều người kính trọng. Anh đã có một gia đình êm ấm, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan. Mỗi ngày, chắc hẳn anh rất hài lòng với hiện tại và đang hướng về tương lai bằng cái nhìn tươi sáng. Chắc hẳn anh không muốn ai níu anh về một cái quá khứ nghiệt ngã, nhiều u ám. Và do đó, chắc hẳn anh chẳng muốn gặp lại tôi.

    Tình cờ một hôm, tôi lại gặp Toàn trong một hình ảnh không hề giống như tôi từng nghĩ. Anh ngồi rũ rượi trong một quán cóc vỉa hè như một tên nát rượu. Anh gọi tôi dồn dập:

    - Tân, đến đây, đến đây với tôi chút đã.

    Đợi tôi hớp xong một hớp rượu nồng cháy cổ, Toàn bắt đầu vắn tắt cho tôi nghe hoàn cảnh hiện tại của anh. Đại khái là gia đình, sự nghiệp đã tan tành. Vợ anh đem con bỏ trốn ra nước ngoài, mang theo toàn bộ gia sản. Chán nản, anh đâm ra bỏ bê công việc, vì vậy sự nghiệp của anh cũng trở nên gập ghềnh. Anh chỉ muốn lang thang. Suốt ngày... Cuối cùng, Tân ngập ngừng hỏi tôi:

    - Cậu có gặp Bê không? Cô ấy bây giờ ra sao? Có cách nào gặp cô ấy không?

    Tất nhiên, tôi chẳng thể nào trả lời được. Nhiều lần sau đó, gặp anh trong tình trạng này, tôi cũng chỉ có thể trả lời mơ hồ, quanh co cho anh vui lòng, nhưng cũng để tâm tìm kiếm tin tức của chị Bê cho anh.
    Nhiều năm trôi qua, chị Bê vẫn bóng chim tăm cá. Tôi cũng đã dần quên đi hình ảnh chị. Mới đây, tôi có việc lên vùng cao công tác. Nơi tôi đến liên hệ gần một trại cưỡng chế lao động. Đối diện với cổng trại là một cái quán nước nhỏ, chị chủ quán đon đả mời khách, vui vẻ trò chuyện với vài khách quen. Trông gương mặt chị chủ quán, tôi đã ngờ ngợ; nghe giọng chị, tôi càng tin chắc đấy chính là chị Bê. Nhưng sao chị không có vẻ gì nhận ra tôi? Kể cả khi tôi kêu nhỏ: “Chị Bê!” chị vẫn nhẹ nhàng: “Chú kiếm tôi?” và sau khi nghe tôi nhắc chuyện xưa, chuyện nay, chuyện của Toàn... chị chỉ lắc đầu: “Tôi cũng tên Bê nhưng không phải là người chú tìm rồi.” Rồi chị nói, với tôi hay chỉ bâng quơ: “Tìm kiếm làm gì nữa. Tất cả chỉ là phù du thôi. Tiền bạc, danh vọng mà chi, chỉ mong thanh thản vui vẻ sống với đời...” Tôi rời khỏi quán, vừa như không hiểu vừa như đã hiểu ý chị. Hỏi chuyện những người địa phương, họ cho biết chị sau khi hết thời gian ở trại cưỡng chế lao động đã xin địa phương cho ở lại dựng quán làm ăn sinh sống...

    Hết thời gian công tác, tôi trở về thành phố. Trong lòng tôi giờ đây, một chuyện xưa canh cánh bên lòng dường như đã tan biến...
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom