Màu tím trong thơ
Thông thường mỗi màu có một vài ý nghĩa của nó, về một vài phương diện nào đó. Màu đỏ là máu đấu tranh, màu máu, như trong màn đấu bò của người Tây Ban Nha. Con bò thấy màu đỏ thì xông tới. Màu cờ đỏ của Cộng Sản là màu máu, thấy kinh lắm. Tuy nhiên, trong lá cờ nước Pháp, màu đỏ là màu tự do. Ba mầu trên lá cờ Pháp xanh-trắng-đỏ, thường có ý nghĩa chung trong xã hội Âu tây là tượng trưng cho bác ái, bình đẵng và tự do.
Màu tím là mầu buồn, ấy là nói theo cách thông thường, nhưng chỉ riêng ở xứ ta, người ta phân biệt màu tím ở hai nơi: Chốn vương triều và nơi dân dã.
Trong triều phục của các vua chúa Âu tây, thường có màu tím. Nhưng ở Trung Hoa và nước ta, ngày xưa, màu của vua là mầu vàng. Áo vua màu vàng nên gọi là hoàng bào, có khi vẽ rồng nên gọi là long bào. Năm ngoái, trong một hội nghị quốc tế, được tổ chức ở Hà Nội, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Cộng, mặc áo gấm vàng (màu vua), tổng thống Bush, mặc áo gấm xanh (màu quan). Quan thì phải chầu vua, ấy là trò xỏ lá của Việt Cộng (1). Xin nhắc độc giả nhớ một điều là, mặc dù chủ trương mặc quốc phục trong những ngày lễ tết, dù làm tổng thống, ông Ngô Đình Diệm cũng như ông Nguyễn Văn Thiệu không bao giờ mặc áo vàng như Nguyễn Tấn Dũng. Tại sao họ là “vua” mà không mặc áo vua (màu vàng). Sự khiêm cung của họ thật cao quí biết bao nhiêu!
Theo quan niệm xưa, màu vàng thuộc vua, hoàng gia. Tuy nhiên, có cái lạ, tại sao nơi vua ở thì gọi là “Tử Cấm Thành.”
Huế có 3 vòng thành: Vòng ngoài cùng thì gọi là thành Huế. Phía trong thành Huế thì gọi là Nội thành hay Thành nội Huế, có 9 cửa. Thành nhỏ phía trong, là chỗ sinh hoạt của hoàng gia, là các điện nơi triều thiết thì gọi là Đại Nội, có 4 cửa: Cửa chính gọi là Ngọ Môn (ngó ra hướng Nam). đối diện với Ngọ Môn là cửa Hòa Bình. Bên phải là cửa Hiển Nhơn, bên trái là cửa Chương Đức. Các cửa nầy khi mở có lính khố vàng (lính của vua) canh gác.
Trong đại nội, còn có một thành nhỏ nữa, nơi dành riêng cho vua ở, canh gác rất nghiêm nhặt gọi là “Tử Cấm Thành”.
Tử Cấm Thành có ý nghĩa như thế nào?
Chữ tử nầy có hai nghĩa có thể giải thích ở đây: Tử như tử tế là tinh mật, kỹ càng và hai là sắc tím, sắc tía (Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh). Tuy nhiên, có lần tôi hỏi ông chú họ của tôi là người rành chữ Nho, thì ông giải thích tử có nghĩa là tím, thuộc về nhà vua. Trong quang học, “tia tử ngoại” là tia sáng có mầu tím.
Dù có theo nghĩa Tử Cấm Thành hay không, Huế, nơi vua quan thì nó rất gần với màu tím. Màu tím đó được gọi là “Tím Huế”, như bài thơ sau đây của Nguyễn Bính:
Màu Tím Huế
Thôi thế là em cách biệt rồi!
Đường đi mỗi bước lại xa xôi
Tim tím rừng chiều, tim tím núi
Tim tím chiều hôm, tim tím mai
Ban chiều tim tím nhớ mong nhau
Đêm tối kìa em tím rất nhiều
Anh cúi xuống hôn màu tím giấy
Thư về em, tím nét thương đau
Mai mốt rồi đây lầm cát bụi
Anh lại đường xa trải kiếp người
Tim tím rừng chiều, tim tím núi
Chiều hôm nhiều tím thế em ơi!
Màu tím ở đây không hẵn là do Nguyễn Bính tưởng tượng ra đâu! Huế nằm bên cạnh dãy Trướng Sơn. Những buổi chiều hè, ngồi bên bờ sông Hương, nhìn mặt trời lặn sau những ngọn núi chập chùng, người ta sẽ thấy mặt trời to, đỏ như một khối lửa trong lò thợ rèn, từ từ hạ xuống, chạm vào đỉnh núi rồi tóe ra muôn ngàn tia sáng đỏ rực, tưởng như sự va chạm vào núi làm cho mặt trời vỡ ra. Ánh sáng màu đỏ của mặt trời chiếu vào mây, làm cho mây cũng đỏ rực lên một màu lửa như thế. Thế rồi, màu đỏ mất dần, chuyển sang màu tím nhạt, đậm dần lên cho đến khi mặt trời khuất sau dãy Trường Sơn. Màu đen dâng lên chìm ngập cả khung cảnh núi rừng thôn xóm phía tây thành Huế.
Có lần tôi nói với học trò của tôi rằng không thể có sáng tím mà chỉ có chiều tím. Tại sao? Màu tím là màu pha giữa màu đỏ và màu đen. Màu đỏ là màu của mặt trời. Khi mặt trời sắp lặn thì mầu đen dâng lên, như Xuân Diệu từng nói vậy: “Chiều lên dần dần, chiều không xuống.” “Chiều lên dần dần” có nghĩa là màu đen lên dần dần. Khi màu đen dâng lên, hòa với màu đỏ của trời chiều tạo thành màu tím. Buổi sáng, màu đen không lên dần dần mà chỉ có thể mất đi dần dần nên nó không hòa với màu đỏ để tạo ra mầu tím được. Giải thích như thế, không biết có bị các họa sĩ chê là múa rìu qua mắt thợ không?
Tuy vậy, cũng có lần Xuân Diệu không nói là “Chiều lên”. Ông nói ngược lại: “Chiều xuống.”
Chiều ơi hãy xuống thăm ta với!
Thiên hạ lìa xa đời trống không!”
Chiều xuống là cách nói thông thường của mọi người.
Trong bài thơ trên, Nguyễn Bính nhìn màu tím qua cảnh thực: Rừng, núi, chiều hôm, sớm mai đều tím. Tím không đậm mà “tim tím”, có nghĩa là hơi tím. Núi, chiều và cả giấy hơi tím một chút. Và tím cũng là nỗi nhớ, nỗi thương đau nên nó từ hơi tím chuyển qua tím hẵn, tím đậm hay còn gọi là tím than.
Thông thường mỗi màu có một vài ý nghĩa của nó, về một vài phương diện nào đó. Màu đỏ là máu đấu tranh, màu máu, như trong màn đấu bò của người Tây Ban Nha. Con bò thấy màu đỏ thì xông tới. Màu cờ đỏ của Cộng Sản là màu máu, thấy kinh lắm. Tuy nhiên, trong lá cờ nước Pháp, màu đỏ là màu tự do. Ba mầu trên lá cờ Pháp xanh-trắng-đỏ, thường có ý nghĩa chung trong xã hội Âu tây là tượng trưng cho bác ái, bình đẵng và tự do.
Màu tím là mầu buồn, ấy là nói theo cách thông thường, nhưng chỉ riêng ở xứ ta, người ta phân biệt màu tím ở hai nơi: Chốn vương triều và nơi dân dã.
Trong triều phục của các vua chúa Âu tây, thường có màu tím. Nhưng ở Trung Hoa và nước ta, ngày xưa, màu của vua là mầu vàng. Áo vua màu vàng nên gọi là hoàng bào, có khi vẽ rồng nên gọi là long bào. Năm ngoái, trong một hội nghị quốc tế, được tổ chức ở Hà Nội, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Cộng, mặc áo gấm vàng (màu vua), tổng thống Bush, mặc áo gấm xanh (màu quan). Quan thì phải chầu vua, ấy là trò xỏ lá của Việt Cộng (1). Xin nhắc độc giả nhớ một điều là, mặc dù chủ trương mặc quốc phục trong những ngày lễ tết, dù làm tổng thống, ông Ngô Đình Diệm cũng như ông Nguyễn Văn Thiệu không bao giờ mặc áo vàng như Nguyễn Tấn Dũng. Tại sao họ là “vua” mà không mặc áo vua (màu vàng). Sự khiêm cung của họ thật cao quí biết bao nhiêu!
Theo quan niệm xưa, màu vàng thuộc vua, hoàng gia. Tuy nhiên, có cái lạ, tại sao nơi vua ở thì gọi là “Tử Cấm Thành.”
Huế có 3 vòng thành: Vòng ngoài cùng thì gọi là thành Huế. Phía trong thành Huế thì gọi là Nội thành hay Thành nội Huế, có 9 cửa. Thành nhỏ phía trong, là chỗ sinh hoạt của hoàng gia, là các điện nơi triều thiết thì gọi là Đại Nội, có 4 cửa: Cửa chính gọi là Ngọ Môn (ngó ra hướng Nam). đối diện với Ngọ Môn là cửa Hòa Bình. Bên phải là cửa Hiển Nhơn, bên trái là cửa Chương Đức. Các cửa nầy khi mở có lính khố vàng (lính của vua) canh gác.
Trong đại nội, còn có một thành nhỏ nữa, nơi dành riêng cho vua ở, canh gác rất nghiêm nhặt gọi là “Tử Cấm Thành”.
Tử Cấm Thành có ý nghĩa như thế nào?
Chữ tử nầy có hai nghĩa có thể giải thích ở đây: Tử như tử tế là tinh mật, kỹ càng và hai là sắc tím, sắc tía (Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh). Tuy nhiên, có lần tôi hỏi ông chú họ của tôi là người rành chữ Nho, thì ông giải thích tử có nghĩa là tím, thuộc về nhà vua. Trong quang học, “tia tử ngoại” là tia sáng có mầu tím.
Dù có theo nghĩa Tử Cấm Thành hay không, Huế, nơi vua quan thì nó rất gần với màu tím. Màu tím đó được gọi là “Tím Huế”, như bài thơ sau đây của Nguyễn Bính:
Màu Tím Huế
Thôi thế là em cách biệt rồi!
Đường đi mỗi bước lại xa xôi
Tim tím rừng chiều, tim tím núi
Tim tím chiều hôm, tim tím mai
Ban chiều tim tím nhớ mong nhau
Đêm tối kìa em tím rất nhiều
Anh cúi xuống hôn màu tím giấy
Thư về em, tím nét thương đau
Mai mốt rồi đây lầm cát bụi
Anh lại đường xa trải kiếp người
Tim tím rừng chiều, tim tím núi
Chiều hôm nhiều tím thế em ơi!
Màu tím ở đây không hẵn là do Nguyễn Bính tưởng tượng ra đâu! Huế nằm bên cạnh dãy Trướng Sơn. Những buổi chiều hè, ngồi bên bờ sông Hương, nhìn mặt trời lặn sau những ngọn núi chập chùng, người ta sẽ thấy mặt trời to, đỏ như một khối lửa trong lò thợ rèn, từ từ hạ xuống, chạm vào đỉnh núi rồi tóe ra muôn ngàn tia sáng đỏ rực, tưởng như sự va chạm vào núi làm cho mặt trời vỡ ra. Ánh sáng màu đỏ của mặt trời chiếu vào mây, làm cho mây cũng đỏ rực lên một màu lửa như thế. Thế rồi, màu đỏ mất dần, chuyển sang màu tím nhạt, đậm dần lên cho đến khi mặt trời khuất sau dãy Trường Sơn. Màu đen dâng lên chìm ngập cả khung cảnh núi rừng thôn xóm phía tây thành Huế.
Có lần tôi nói với học trò của tôi rằng không thể có sáng tím mà chỉ có chiều tím. Tại sao? Màu tím là màu pha giữa màu đỏ và màu đen. Màu đỏ là màu của mặt trời. Khi mặt trời sắp lặn thì mầu đen dâng lên, như Xuân Diệu từng nói vậy: “Chiều lên dần dần, chiều không xuống.” “Chiều lên dần dần” có nghĩa là màu đen lên dần dần. Khi màu đen dâng lên, hòa với màu đỏ của trời chiều tạo thành màu tím. Buổi sáng, màu đen không lên dần dần mà chỉ có thể mất đi dần dần nên nó không hòa với màu đỏ để tạo ra mầu tím được. Giải thích như thế, không biết có bị các họa sĩ chê là múa rìu qua mắt thợ không?
Tuy vậy, cũng có lần Xuân Diệu không nói là “Chiều lên”. Ông nói ngược lại: “Chiều xuống.”
Chiều ơi hãy xuống thăm ta với!
Thiên hạ lìa xa đời trống không!”
Chiều xuống là cách nói thông thường của mọi người.
Trong bài thơ trên, Nguyễn Bính nhìn màu tím qua cảnh thực: Rừng, núi, chiều hôm, sớm mai đều tím. Tím không đậm mà “tim tím”, có nghĩa là hơi tím. Núi, chiều và cả giấy hơi tím một chút. Và tím cũng là nỗi nhớ, nỗi thương đau nên nó từ hơi tím chuyển qua tím hẵn, tím đậm hay còn gọi là tím than.
Comment