• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Dù năm dù tháng

    Hoàng Phủ Ngọc Tường


    Anh hái cành phù dung trắng
    Cho em niềm vui cầm tay
    Màu hoa như màu ánh nắng
    Buổi chiều chợt tím không hay

    Nhìn hoa bâng khuâng anh nói
    Mới thôi mà đã một ngày.
    Ruộng cấy ta mong cơn mưa
    Ruộng gặt ta mong ngọn nắng

    Chăm lo cánh đồng tình yêu
    Anh đếm từng vầng trăng sáng
    Thiết tha anh nói cùng trăng
    Mới thôi đã tròn một tháng.

    Mùa xuân lên đồi cỏ thơm
    Mùa hạ nhìn trời mây khói
    Mây tím chân cầu tím núi
    Đông xa ngày trắng mưa dầm
    Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói
    Mới thôi mà đã một năm.

    Sẽ đến một ngày trắng tóc
    Nhưng lòng anh vẫn không nguôi
    Thời gian sao mà xuẩn ngốc
    Mới thôi đã một đời người.

    Dù năm dù tháng em ơi
    Tim anh chỉ đập một đời
    Nhưng trái tim mang vĩnh cửu
    Trong từng giọt máu đỏ tươi.
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 24-06-2009, 07:02 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Về chơi với cỏ

    - Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Thưa rằng người đã quên tôi
    Tôi về chơi với ngọn đồi cỏ may
    Một đường hang một dấu giày
    Một người ngồi một tháng ngày bóng nghiêng
    Cảm ơn người trái đào tiên
    Tôi về lãng đãng nơi miền cỏ gai
    Cỏ gai hoa thắm mặt người
    Trinh nữ ơi trinh nữ ơi - tôi buồn
    Thôi người ở lại soi gương
    Tôi đi về phía con đường cỏ lau
    Nợ người một khối u sầu
    Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi
    Mai kia rồi cũng xa người
    Tôi về ngủ dưới khung trời cỏ hoa
    Có nàng xõa tóc tiên nga
    Quỳ hôn cát bụi, khóc òa trong mưa.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      Gửi cho người
      Hoàng Phủ Ngọc Tường

      Thôi xem em là bông hoa
      Một ngày qua một ngày qua một ngày
      Thôi xem anh là đám mây
      Một đường bay một đường bay một đời

      Tài hoa cũng chuyện đùa chơi
      Làm sao thưa hết một lời yêu thương
      Anh đi tìm khắp thiên đường
      Chỉ còn một đoá vô thường gởi em

      Gửi em một nét sông mềm
      Con đò áo trắng đã chìm trong mưa,
      Rằng sông buồn tự thuở xưa
      Vầng trăng mộng mị bây giờ là anh.
      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 17-09-2009, 06:27 AM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Nhớ một người

        Có đôi khi tôi ghé thăm vườn cũ
        Hỏi người đi dạo ấy có quay về
        Cỏ bảo rằng nàng về thăm một độ
        Đốt khói trầm nghi ngút lại bay đi
        Tôi bồi hồi hỏi sang cây cổ thụ
        Đường xưa còn vàng nắng áo mơ phai?
        Nắng bảo rằng nàng nhớ mùa thu cũ
        Tận bên trời vẫn ngóng gió heo may.
        Có một lần qua sông tôi hỏi gió
        Rằng tháng năm như nước chảy qua cầu
        Gió mách rằng nàng chờ người bạn cũ
        Dẫu thời gian như nước chảy về đâu
        Có nhiều ngày tôi nhớ em tha thiết
        Nhớ bồn chồn như ngọn lửa trong tim
        Đời lãng tử có một lần ly biệt
        Để yêu nhau, để quay quắt đi tìm
        Có nhiều đêm tôi trở về gặp tôi,
        Người là ai? Là đóm lửa ven đời
        Ôi đóm lửa vẫn từng đêm hiu hắt
        Nhớ một người. Và mãi mãi không nguôi
        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 24-06-2009, 07:42 AM.
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #5

          Địa chỉ buồn
          Hoàng Phủ Ngọc Tường

          Nhà tôi ở phố Đạm Tiên
          Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu
          Có mùi hương cỏ đêm sâu
          Có loài hoa biết nuôi sầu tháng năm

          Tôi về ngủ dưới vầng trăng
          Có em từ chỗ vĩnh hằng nhìn tôi
          Tình xa, xa mãi trong đời
          Tóc xanh tiên nữ rối bời trên tay

          Tôi còn ngọn nến hao gầy
          Chảy như nước mắt từ ngày sơ sinh
          Tôi xin em chút lòng thành
          Cài lên một phiến u tình làm hoa

          Những chiều Bến Ngự giăng mưa
          Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
          Tôi ra mở cửa đón người
          Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang

          Nhà tôi ở phố Đạm Tiên
          Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu
          Cây sầu đông, cây sầu đau
          Thương tôi cây cũng nở màu hoa râm.

          Huế 1989
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #6

            HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

            DẠ KHÚC

            Có một buổi chiều nào như chiều xưa
            Anh về trên cát nóng
            Đường dài vành môi khát bỏng
            Em đến dịu dàng như một cơn mưa.

            Có một buổi chiều nào như chiều qua
            Lòng tràn đầy thương mến
            Mang cả xuân thì em đến
            Thắm nồng như một bông hoa.

            Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi
            Cho tôi chiếc hôn nồng cháy
            Nỗi đau bắt đầu từ đấy
            Ngọt ngào như trái nho tươi.

            Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh
            Nửa vành mi cong hờn dỗi
            Em xõa muộn sầu trên gối
            Rối bời như mớ tơ xanh.

            Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi
            Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn
            Em có lời thề dâng hiến
            Cho anh trọn một đời người.

            Có buổi chiều nào như chiều nay
            Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
            Anh lặng thầm như là cái bóng
            Hoa tàn một mình em không hay.

            [ame="http://www.youtube.com/watch?v=xkC2n2uD6Lk"]YouTube - Thay loi muon noi - Da khuc - Phu Quang[/ame]


            ******************************
            Dạ khúc

            Posted on Tháng Bảy 20, 2009 by tdhoanh





            Chào các bạn
            Bài thơ Dạ Khúc của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường rất đẹp và lãng mạn. Mình đã dịch ra tiếng Anh vài năm về trước. Hôm nay post ở đây để chia sẻ với các bạn. Và trong khi đọc, mời các bạn nghe Andre Rieu trình tấu violin với piano phụ họa, bản Dạ Khúc của Erico Tocelli Chúc các bạn một ngày vui.
            Mến,
            Hoành.


            [ame="http://www.youtube.com/watch?v=3dUNv9dHzL8"]YouTube - Andre Rieu - Serenata[/ame]


            Serenade


            Was there an evening like that evening
            On hot sands I dragged back
            Long way, thirsty lips blistered
            You came gently as the rain
            Was there an evening like that past evening
            Love filled the heart
            You came bringing your whole spring
            As bright and warm as flowerings
            Was there an evening you stopped playing
            And gave me the burning kiss
            The pain started since
            Sweetened as fresh grapes
            Was there a dream-besieged evening
            Your brows curved pouting
            On pillow you loosed sadness
            Tangled like blue silk strands
            Was there an evening now still unfading
            The moon shone eternity
            You vowed an offering
            Of your whole life to me
            Is there an evening like this evening
            My room drowned in darkness
            Silent am I a shadow
            The flower withers, and you don’t know


            Translated by TDH


            .





            Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 30-08-2009, 08:57 AM.
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #7

              Là loại cây thân mềm sống chủ yếu ở dưới nước. Sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quì. Một giống khác có thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng, được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Có thuyết cho rằng sen đã có mặt trên trái đất hàng trăm triệu năm trước đây.

              Ở Việt Nam, hoa sen được xếp vào bộ tứ quí (bốn mùa): lan, sen, cúc, mai và còn là biểu tượng của mùa hạ và được xếp vào hàng "tứ quân tử" là tùng, trúc, sen, cúc. Hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ. Cây sen có rất nhiều tác dụng. Hoa sen thường dùng để thờ cúng. Nhụy sen có những hạt trắng dùng để ướp với trà làm thành trà sen. Lá sen dùng để gói hàng, gói cốm. Hạt sen dùng làm một vị thuốc bổ, để nấu chè, hầm chim, gà... Tâm sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần.

              Cây sen rất ưa ánh sáng. Hoa sen nở về mùa hè. Vào mùa hoa sen nở, hương sen thoang thoảng thơm trong gió bay xa hàng trăm mét.

              (Du Lịch Việt Nam)



              Bông sen

              "Tháp Mười đẹp nhất bông sen..."

              Đó là một trong nhiều điều tôi tò mò muốn biết khi về thăm Đồng Tháp Mười, vì từ bé đến giờ tôi chưa hề thấy sen mọc hoang. Ở Huế cũng như khắp các làng quê miền Bắc, miền Trung tôi đã đi qua, sen được trồng trong những đầm, hồ dành riêng, không xen lẫn với các loài thủy thực vật khác, và nhất là không tự mọc theo kiểu cây dại. Mùa thu mặt hồ xanh biếc vắng lặng làm bâng khuâng, tưởng như linh hồn bông sen đã lặn về ẩn náu đâu dưới thủy cung.

              Về Đồng Tháp Mười mới biết, ở đây sen nở mênh mông chi địa, chung sống không nề hà cùng lau sậy, cỏ lác, cỏ năn... tự mình thơm ngát giữa đầm lầy. Liên tưởng tới câu ca dao ngợi khen phẩm chất bông sen thuộc lòng từ nhỏ, "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", tôi chợt thấy buồn cười vì một điều vô nghĩa đã tồn tại quá lâu trong văn chương.

              Không thể bảo rằng bông sen "gần bùn" bởi vì sen chính là từ bùn ngoi lên, được bùn nuôi dưỡng, thậm chí được dành một cọng riêng không chung với lá nhờ thế mà đủ sống, mà thơm tho gởi hương cho gió. Mẹ vắt mình nuôi con khôn lớn thành đạt làm quan, con bước lên thượng lưu xã hội, cúi xuống ngửi ngửi mùi mồ hôi trên áo mẹ, chê là hôi hám. Ăn ở bất hiếu bất nghĩa như vậy, đâu phải là phẩm chất của bông sen? Đó là điều thứ nhất.

              Thứ hai, chỉ bùn cống rãnh mới dơ bẩn; còn bùn dưới đáy hồ sâu nơi sen mọc, tinh sạch thế, có gì đâu mà "hôi tanh"? Có lần tôi về tận chót Mũi Cà Mau, bì bõm lội giữa bãi bùn mênh mông, chỉ thấy ngất ngây một mùi phù sa đôn hậu. Về Tháp Mười lần này, tôi được nếm món thịt chuột ram mỡ nhấm với rượu đế nơi một quán cóc ven kênh Tư Mới. Thú thực, vừa nghe tới "chuột" là tôi thấy ớn; nhưng ăn vào thì lại là chuyện khác! Chỉ chuột cống rãnh mới ghê tởm, còn con chuột đồng, ngẫm lại có khác chi con thỏ? Đem liên kết hai ý niệm "bùn" và "chuột" này, tôi kết luận rằng những người dân thị thành (như tôi) không được phép lầm tưởng những thứ cống rãnh phố phường với bùn đất đồng nội, nếu không muốn mang tội "trịch thượng" đối với cội nguồn. Câu nói "gần bùn, hôi tanh" gì gì đấy về bông sen quả là phảng phất miệng lưỡi của gã trịch thượng loại đó.

              Thế không lẽ ca dao lại dạy cho trẻ em sự vong ơn bội nghĩa hay sao? Tôi không tin, vì ca dao tục ngữ vốn đuợc sáng tạo nên bằng đạo lý của nhân dân. Chẳng qua là mấy anh đồ Nho tự cao tự đại nào đấy đã chen vào, chính họ đã thở ra cái khẩu khí hãnh tiến và bội bạc kiểu thế này: "Một ngày dựa mạn thuyền rồng- còn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài". Bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" cũng thuộc loại "khẩu khí" nói trên. Theo Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn học Sử yếu, bài ca dao này được kết hợp bởi hai thể Phú và Tỷ, "vừa tả hoa sen (phú), vừa ví quân tử với hoa sen (tỷ )". Quân tử bị bắt quả tang ở đây đích thị là đồ Nho rồi, còn ai vào đấy nữa! Sự lỡ miệng nằm trong câu cuối (gần bùn, hôi tanh) để phá vỡ hình tượng cao quí của bông sen trong toàn bài, khiến thi sĩ Phùng Quán đùng đùng nổi giận "Tất cả là trong cái chữ gần. Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột "những manh tâm bội nghĩa vong ân", và bởi thế, Quán đòi: "Nhân danh bùn- nhân danh sen- Tôi đề nghị đuổi câu thơ phản trắc này ra khỏi kho báu nhân dân" (Thơ Phùng Quán- NXB Hội Nhà văn). Thực ra, Bông Sen vẫn là biểu tượng tâm linh của Phật giáo; nhưng Phật giáo không nói "gần bùn", mà nói "từ bùn mọc ra- liên hoa xuất ư nê" như bài kệ của thiền sư Minh Lương (thế kỷ XVII). Tiếc thay, hình tượng bông sen được tôn vinh theo kiểu đó đã tiếp tục lừa dối quá lâu trong sách vở xưa nay.

              Đó là câu chuyện Nhàn đàm giữa anh Hồ Bông và tôi trong chuyến giao du về xứ Đồng Tháp Mười quê hương anh. Nhạc sĩ Hồ Bông nguyên là Trưởng đoàn ca múa nhạc Bông Sen, suốt đời nâng niu lòai hoa đẹp nhất Tháp Mười này. Vậy nên mỗi lần mở màn giới thiệu đoàn nghệ thuật của mình trước công chúng, anh vẫn đọc bài thơ Bông Sen, với câu cuối đầy trìu mến như sau:

              "Nhụy vàng bông trắng lá xanh
              Từ bùn nên vẫn đạm thanh hương bùn"

              Tất nhiên câu khẩu hứng của anh Hồ Bông chưa hay, thậm chí chưa đủ sức thay thế nguyên bản. Nhưng tôi tâm phục tấm lòng "biết ơn bùn- đất" nơi con người nghệ sĩ Hồ Bông. Đúng, sen có đức giáo hóa, có đức khiêm nhường, thanh khiết hơn mọi hoa khác, dù nó mau tàn, người ta vẫn thích chọn hoa sen làm hoa dâng cúng Phật.

              (Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)





              posted by Diệu Tâm ( sen-sung blogspot )
              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #8


                Bấy lâu nay vẫn nghĩ bài hát Nỗi buồn là hoàn toàn của Phú Quang cả về phần nhạc lẫn phần lời. Thật là một nhầm lẫn tai hại mà đến hôm nay mới biết Xin đính chính ngay là Phú Quang chỉ phổ nhạc. Còn nguyên tác là một bài thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

                Nói đến Hoàng Phủ Ngọc Tường, hầu như ai cũng nhớ đến tuyệt tác Dạ khúc của ông. Nếu như Dạ khúc âm ỉ và day dứt đến cháy lòng, đặc biệt là khổ thơ cuối cùng thì Cỏ, chim sẻ và châu chấu - nguyên tác của bài hát Nỗi buồn - lại là một tâm trạng nôn nao và cay đắng rất dễ đồng cảm. Đằng sau cái nhan đề mang hơi hướng của thiên nhiên ấy là cả một bản sonata bằng thơ về một cảm xúc trong lòng, rất đỗi tự nhiên và cũng rất đời.

                Phải nói là bài thơ này rất hay, rất sâu sắc và đi vào lòng người. Xin gửi tặng đến tất cả những ai đang có cảm xúc tương tự.


                CỎ, CHIM SẺ VÀ CHÂU CHẤU



                - Hoàng Phủ Ngọc Tường -



                1.
                Có nhiều khi tôi quá buồn
                Tôi ước mong về ngồi dưới cội cây xưa
                Em có nhắn điều gì theo lá rụng
                Ký ức nào khẽ động vai tôi

                Dáng ai như tôi đi qua cánh đồng
                Thu nhặt lại mình trên ngọn gió
                Giống như con chim sẻ nọ
                Thu về từng cọng vàng khô

                2.
                Có nhiều khi tôi quá buồn
                Tôi ước mong chung quanh chỗ tôi ngồi
                Mọc lên thật nhiều cây cỏ
                Cây xấu hổ đau gì mà rủ lá
                Tôi gập người trên bóng tôi

                Không nghe tiếng ai nói cười
                Tôi còn ngồi chi đây một mình
                Cắn móng tay từng ký ức mong manh
                Giống như con châu chấu nọ
                Gặm hoài lá cỏ xanh.

                ***
                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                Comment

                • #9

                  Bồng bềnh cho tới mai sau

                  Có con thuyền trong sương trắng
                  Bồng bềnh như một cánh chim
                  Có em chèo thuyền áo trắng
                  Xôn xao như trốn, như tìm
                  Có vầng mặt trời rực sáng
                  Bồi hồi như một trái tim
                  Em chèo thuyền về phía hướng đông
                  Hứng chút phấn mặt trời trên má
                  Bụi mặt trời vương đầy gót chân
                  In những dấu hoa hài trên sóng
                  Anh mãi nghe từ đáy màu sương mỏng
                  Bài hát tình yêu dậy một phương hồng

                  Từ thuở nào vũ trụ đã sinh ra
                  Mà sao mặt trời mỗi ngày vẫn trẻ
                  Mà sao anh như đã từ vạn kỷ
                  Bên sông này đứng hát mặt trời lên
                  Vẫn đi hoài trong cõi vô biên
                  Mặt trăng là mảnh gương riêng soi trái đất
                  Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
                  Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
                  Mê man nhớ những tinh cầu

                  Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ
                  Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
                  Anh với em, ừ thì cũng lạ
                  Bềnh bồng cho tới mai sau

                  *****************************

                  Bài thơ hay và lạ của Hoàng Phủ Ngọc Tường

                  Ngô Minh

                  Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tính nhân văn sâu sắc, những chiều kích khác nhau của trí tuệ uyên bác và chất Huế huyễn hoặc, quyến rũ. Ðó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình.
                  Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc. Có độc giả ở Hà Nội đã công phu cắt từng câu trong bút ký nổi tiếng "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của anh xếp lại thành một bài thơ rất lý thú. Ngoài bút ký, anh có nhiều bài thơ hay được rất nhiều độc giả thuộc như "Ðịa chỉ buồn", "Dù năm dù tháng", "Dòng sông đời mẹ", "Ðêm qua", "Bềnh bồng cho tới mai sau"... "Bềnh bồng cho tới mai sau" là bài thơ tình hay và rất lạ trong mạch "thơ buồn như viết ra từ máu" (chữ dùng của Nguyễn Trọng Tạo) của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong vài chục năm nay!.

                  Mùa hạ năm ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường về thăm Lệ Thuỷ quê vợ. Ðêm anh ngủ lại với mảnh đất đã cho mình tình yêu cuộc đời. Rạng sáng, tiếng hát từ những con đò trên dòng sông Kiên Giang làm anh choàng giấc. Anh chạy ra Mũi Viết nơi ngã ba sông, và bàng hoàng trước cảnh tượng thơ mộng đẹp như tranh thuỷ mặc của Tàu:

                  Có con thuyền trong sương trắng...
                  Có em chèo thuyền áo trắng....
                  Có vầng mặt trời rựng sáng...

                  Ðó là những hình ảnh thực, rất thực diễn ra trong mỗi buổi sáng mùa hạ ở trên sông Kiến Giang mà bất cứ ai cũng có thể kể lại được. Bắt gặp những cảnh tượng bình minh như trong cổ tích đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị hớp hồn vía. Những hình ảnh đẹp đó đi vào tâm hồn thơ của anh trở nên vô cùng xao động và ấn tượng hơn nhờ những cặp liên tưởng bất ngờ và thú vị:

                  Có con thuyền trong sương trắng
                  Bềnh bồng như một cánh chim
                  Có em chèo thuyền áo trắng
                  Xôn xao như trốn tìm
                  Có vầng mặt trời rựng sáng
                  Bồi hồi như một trái tim.

                  "Mặt trời" bồi hồi như "một trái tim" là một hình tượng lạ, một sự so sánh bất ngờ mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao!.

                  Nhờ thủ thuật so sánh, liên tưởng điêu luyện những cảnh thực và thơ đã thành ảo, thành mộng, cái tả đã biến thành cái cảm, cái say dẫn người đọc đến một trạng thái tình cảm mới: tình yêu!. Cô gái chèo thuyền trên sông phút chốc biến thành nàng tiên nữ giữa chốn bồng lai tiên cảnh với những nét đẹp vàng son lấp lánh và cực kỳ sang trọng "phấn mặt trời trên má", "bụi mặt trời vương gót chân", "dấu chân thành hoa hài trên sóng"...

                  Em chèo thuyền về phía hừng đông
                  Hứng chút phấn mặt trời trên má
                  Bụi mặt trời vương đầy gót chân
                  In những dấu hoa hài trên sóng

                  Trước hình tượng Nàng Thơ lộng lẫy sinh ra từ trái tim mặt trời ấy, nhà thơ của chúng ta không thể không thổ lộ rằng mình đã yêu, rằng từ đáy LÒNG MÌNH "BÀI HÁT TÌNH YÊU DẬY MỘT PHƯƠNG HỒNG"! ẤY LÀ LOGIC TÌNH CẢM, LOGIC CỦA THƠ!

                  Hết khổ thơ thứ 2, coi như "tiếng sét tình yêu" đã thể hiện quyền lực của mình: Tình yêu đã được bày tỏ một cách nồng nàn. Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường không dừng lại ở đó. Những hình ảnh thơ được tả rất cận cảnh từ gần đến xa rồi từ xa nói gần. Từ những hình tượng bắt gặp ngẫu hứng, bằng cấp độ liên tưởng cao hơn, anh đã phát hiện ra tính âm dương của vũ trụ và đã đẩy bài đến một tứ lớn hơn, đột ngột hơn: Tình yêu của con người rất vĩnh cửu bởi tình yêu mang bản chất của vũ trụ

                  Từ thuở nào vũ trụ đã sinh ra
                  Mà sao mặt trời mỗi ngày vẫn trẻ
                  Mà sao anh như từ vạn kỷ
                  Bên dòng sông này đứng hát mặt trời lên..

                  Quan hệ "có đôi" ấy được biểu cảm trong từng chi tiết:

                  Vẫn đi hoài trong cõi vô biên
                  Mặt trăng là mảnh gương riêng soi trái đất
                  Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
                  Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
                  Mê man nhớ những tinh cầu...

                  Thì ra mặt trời, mặt trăng, trái đất và những tinh cầu trong cõi vô biên vũ trụ từ vạn kỷ nay vẫn hướng vào nhau, vì nhau, ôm ấp nhau, nhớ nhau... như con người, như anh và em, như âm và dương. Vâng, vũ trụ là một tình trường vĩnh cửu. Tình yêu của "anh và em" cũng bền vững như tình yêu giữa các hành tinh. Bài thơ kết lại bằng khổ thơ rất hay, với những câu thơ sống động rất đời mà nặng triết lý nhân sinh, những câu thơ có thể tách ra để biến thành ngạn ngữ tình yêu:

                  Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ
                  Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
                  Anh với em, ừ thì cũng lạ
                  Bềnh bồng cho tới mai sau

                  Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường "... thấm đẫm triết học về cái chết... thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột... Ðấy là thơ của cõi âm"... Ðó là một nhận xét đúng và tinh tế. Nhưng trong nguồn thơ như từ đất vọng lên của Tường lại có một bài thơ khác lạ, bài thơ như từ trời vang xuống, đầy chứa chan, khoái cảm và trí tuệ. Ðó chính là bài thơ Bềnh bồng cho tới mai sau, bài thơ về trái tim tình yêu, trái tim mặt trời vĩnh cửu, một bài thơ tình hay và mới.

                  (Ngô Minh- đăng trên báo Thừa Thiên Huế 5/7/2000)
                  Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                  Comment

                  • #10

                    Giếng cổ ở Provence

                    Hoàng Phủ Ngọc Tường

                    Chiếc bông tai em để rơi xuống giếng
                    Nằm trong bụng cá đã bao năm
                    Ta trở về tìm viên ngọc tím
                    -Bống bang hời ! Cá lặn mất tăm !


                    Giếng cổ ở Provence (bis)

                    Đây là nơi em đã soi mày
                    Nước giếng in má hồng Cô Tấm
                    Ta cúi xuống thời gian sâu thẳm
                    Còn nghe bát ngát giọng em cười

                    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                    Comment

                    • #11

                      Hoa ngô đồng

                      Hoàng Phủ Ngọc Tường


                      Lạ quá! Sao lòng cứ nhớ nhung
                      Dáng ai đứng tựa cội ngô đồng
                      Nụ cười phơi phới theo màu áo
                      Còn lại cho tơi những canh hồng.

                      Thoáng chộc đời người cũng vội qua
                      Chìm trong ký ức của màu hoa
                      Nụ cười phơi phới ngày xuân trước
                      Còn lại trong tôi chút nhạt nhòa.

                      Tháng năm theo con nước lênh đênh
                      Hoa ngô rơi từng đám bồng bềnh
                      Xa rồi hình bóng thanh xuân ấy
                      Sông vẫn trôi dài trong khói xanh.

                      Sống ở quê người em biết không?
                      Tôi thường tìm đến cội ngô đồng
                      Hỏi cây còn nhớ người xưa ấy
                      Đứng hát xuân thùy trên bến sông.

                      ************************************************** ******


                      Du khách đến Huế thăm viếng cung điện đền đài của cố đô thì mùa đẹp nhất phải là mùa hoa ngô đồng nở. Những vòm hoa tím phơn phớt hồng đài các và lộng lẫy trùm lên mái ngói xưa nâu sẫm của điện Thái Hòa, hoa tỏa hương quấn quýt bên những bức tường rêu cổ kính vây quanh Tả Vu, Hữu Vu...



                      Hoa ngô đồng tôn thêm vẻ trầm mặc, uy nghi đồng thời tô thêm nét quý phái của nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế


                      Hoa ngô đồng nở rực ngay trước Kỳ Đài




                      Những vòm hoa như tỏa sáng và dưới ánh sáng của hoa, những cung điện trăm năm chợt lấp lánh một vẻ đẹp khác, cao sang, vương giả nhưng lại thâm trầm và trữ tình như những bài cổ thi.
                      Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng cây ngô đồng này được đưa từ Quảng Đông (Trung Quốc) về trồng trong Hoàng thành dưới triều vua Minh Mạng, ở hai bên góc điện Cần Chánh. Nhưng cây ngô đồng này không chỉ có ở Trung Hoa, bằng cớ là sau đó vua Minh Mạng cho các binh biền vào rừng Trường Sơn tìm về và trồng nhiều nơi trong Hoàng thành, sau này cây được trồng thêm ở các lăng vua nhà Nguyễn.
                      Sau bao nhiêu dâu bể bão bùng, những cây ngô đồng trong Hoàng thành còn đến hôm nay là những cây được trồng về sau này.
                      Bởi xuất phát từ một huyền thoại "vương giả" như vậy nên cây ngô đồng xưa kia chỉ trồng những nơi quyền quý thiêng liêng.
                      Chừng mươi năm trở lại đây, nhờ công sức của những công nhân Công ty công viên cây xanh Thành phố Huế, ngô đồng đã được nhân giống và trồng ra nhiều nơi trong thành phố.
                      Bây giờ khi những cây ngô đồng trong hoàng cung trổ hoa thì phía cầu Trường Tiền, góc cầu Phú Xuân, trước Phu Văn Lâu, công viên Tứ Tượng... những cây ngô đồng thế hệ "bình dân" vẫn trổ hoa lộng lẫy giữa nắng vàng tháng Tư xứ Huế.
                      Những người trồng cây xanh của Huế vẫn ước ao sẽ có một con đường trồng riêng hoa ngô đồng để mỗi mùa hoa du khách có thể về ngắm hoa, chiêm cảm cái vẻ đẹp đài các quý phái của loài hoa đã bước từ hoàng cung ra hè phố!





                      Một góc nhà Hữu Vu - Hoàng thành Huế




                      Không chỉ trầm trồ, nhiều du khách nước ngoài cũng săn ảnh hoa ngô đồng






                      Nhìn gần hoa ngô đồng thật quý phái


                      skydoor.net
                      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 25-06-2009, 04:26 AM.
                      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                      Comment

                      • #12

                        23/04/09,
                        Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Nhiều khi nước mắt tràn đẫm gối


                        Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị bạo bệnh đã 11 năm nay. 11 năm chịu đựng cái bi kịch lớn nhất của số phận mình là nằm liệt giường, bàn chân không cất được lấy một bước nhỏ trên đôi chân lãng du xưa, những ngón tay run trên bàn tay tài hoa xưa không cầm nổi cây bút để viết nên dù một chữ cái.




                        Trong cơn đau đớn hành hạ triền miên của thể xác, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể thiếp ngủ cùng những cơn đau ấy. Ông nằm thiêm thiếp trên giường, không đi lại, không tận cùng một đời sống phiêu lãng, chỉ có trí óc ông miên man trong thênh thang một cõi vô hạn.
                        Ông vẫn sống, lay lắt như một cái cây khô đã chết gục vẫn gượng trổ nhói lên những mầm lá xanh để duy trì sự sống. Ông vẫn tồn tại, mơ hồ và mong manh thắt ruột như một cụm nắng mùa đông chỉ chợt lụi.

                        Trong thế giới chỉ còn chỗ cho những ý nghĩ sống và tồn tại, những hoài niệm chảy trong ký ức cũ mới, trong những phát hiện kỳ lạ của các góc nhìn khác về vạn vật xung quanh, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn làm việc, vẫn tư duy và sáng tạo không ngừng. Ông viết bút ký, lý luận phê bình, và làm thơ. Những bài thơ buồn… như chính cuộc đời của một nhà văn trĩu nặng suy tư.
                        Có thể hình dung, trong 11 năm ấy, ông đã sống với tất cả những ý nghĩa của sự sống, làm việc, cảm nhận và yêu thương. Trong 11 năm ấy, ông đã cho ra đời 5 tập sách và 2 tập sẽ ra mắt vào năm 2011. Điều gì đã làm nên một Hoàng Phủ Ngọc Tường kỳ lạ như vậy? Mặc dù nằm liệt giường, tình trạng sức khỏe rất yếu, song nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vui vẻ và rất nhiệt thành khi cố gắng hết mức có thể để dành những tình cảm yêu mến cho ANTG Giữa tháng và cuộc trò chuyện này.

                        - Thưa nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường! Dạo này sức khoẻ của ông trộm vía có tốt hơn nhiều không?
                        - Cám ơn cô đã quan tâm, sức khỏe tôi cũng bình thường, không được hoàn hảo để thực hiện những ý định lớn, nhưng cũng làm việc được.

                        - Thú thật, trong "những bi kịch cuộc đời" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, thì không có bi kịch nào khủng khiếp và đáng sợ hơn sự đau ốm, mà ốm nặng đến mức đành phải giam cầm mình trong 4 bức tường nhà trong khi đó bản thân ông là một kẻ lãng du ưa đi đây đó. Đã 11 năm rồi, có những lúc, văn đàn, bạn hữu, những người hâm mộ và yêu quý Hoàng Phủ Ngọc Tường thắt lòng lo lắng cho bệnh tình lúc nóng lúc lạnh của ông. Cảm giác của ông về tất cả những điều này trong suốt 11 năm qua như thế nào?
                        - Cô đã nói đúng hoàn toàn, trong những bi kịch lớn nhất của cuộc đời tôi, giai đoạn bi kịch nhất không gì có thể so sánh được chính là khoảng gần 11 năm bệnh tật vừa qua. Quả nhiên tạo hóa sinh ra con người có đôi chân để đi đây đi đó, thế mà tôi cứ phải nằm nguyên một chỗ giữa bốn bức tường vì bệnh liệt. Đúng như cô nhận xét, bản tính tôi vốn thích rong ruổi đó đây, và chính trước khi phải nằm yên, tôi lại vừa trở về từ Điện Biên Phủ, vừa uống rượu và múa xoè với những cô gái Thái từ một mảnh đất chiến trường xưa. Không thể nào quên được trong giai đoạn đó, nhiều bạn bè cũng tìm cách thăm hỏi và giúp đỡ tôi. Nghĩ đến họ, nhiều khi tôi tràn nước mắt ướt đẫm gối. Ở xứ ta, mỗi lần thấy một người bỗng nhiên chết lặng đi, người ta lại đua nhau réo gọi thật lớn tên của người mà họ tưởng là sắp chết. Cứ y như người nọ sắp đi xa, và réo gọi để sống lại. Tôi đã từng nhìn thấy trong tình trạng hôn mê hình ảnh của một người có đuôi (tức là quỷ Sa tăng) hoặc hình ảnh của một cụ già râu bạc (tức là ông thánh Phêrô), người gác cổng thiên đường. Tôi sắp đi qua mặt họ thì nghe có tiếng gọi tên mình và tôi đã quay trở lại. Đấy chẳng qua là hiện tượng của địa ngục hoặc thiên đường mà tôi đã vẽ nên trong tâm thức hằng ngày, và tiếng gọi kia chính là sự nhắc nhở của bạn bè.
                        Sự nhắc nhở ấy hóa ra cũng tạo nên một sức mạnh gọi là "ý lực", giống như sức mạnh của một mũi tên đang bay, và sức mạnh ấy đã giữ bước chân trần thế của tôi ở lại cõi dương. Còn gì nữa mà không dám nói thẳng ra chính gia đình, bạn bè đã làm cho tôi nuối tiếc cuộc sống đi không dứt và ở lại cõi đời này.

                        - Cuộc sống vốn dĩ mong manh, sự sống cũng trở nên mong manh hơn bao giờ hết đối với bệnh tật của ông. Vậy mà trong 11 năm qua, ông đã vượt qua những giây phút mong manh ấy để quên đi những đau khổ của bệnh tật, để vượt lên tất cả những đau đớn thể xác, để bày tỏ lòng ham sống và yêu cuộc sống một cách mãnh liệt nhất. Điều gì đã giúp Hoàng Phủ Ngọc Tường làm nên những phép lạ?
                        - Cảm ơn cô đã quá khen. Tôi không coi đó là những "phép lạ" hay "kỳ tích", đó chỉ là một sự cố gắng bình thường, ai làm cũng được. Cái gì đã làm nên sự cố gắng thì cũng lại là sự cố gắng khác. Gắng sống đến bình minh. Tôi chỉ biết cố gắng, cố gắng và cố gắng…

                        - Vợ ông, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chia sẻ rằng, như một phép lạ, sau cơn đột qụy năm 1998, ông đã qua được và từ đó đến nay dù nằm yên một chỗ, ông vẫn sống với tất cả ý nghĩa của sự sống: Làm việc, cảm nhận và yêu thương. Và sức viết của ông, nếu bệnh tật không ngăn cản, gần như đó là những khoảng không giới hạn của tư duy. Trong tình cảnh này, ông đã tiếp cận cuộc sống để sáng tạo văn chương như thế nào?
                        - Vừa thoát được cơn đột quỵ để tiếp tục sống, đó là sự mong ước cháy bỏng của Mỹ Dạ, các con và bạn bè. Và tôi đã vượt qua được cơn hiểm nghèo đó. Trong một thời gian dài gần 11 năm, tôi phải nằm một chỗ, chỉ tiếp cận cuộc sống bằng cách nhớ lại. Tôi nhớ lại những gì đã xảy ra và viết lại. Nhớ lại như vậy gọi là cuộc du lịch nội tâm.
                        Song những gì tôi viết ra đã khác với tình trạng hồi tưởng lúc đầu. Tôi đã đem tất cả sản phẩm hồi tưởng ấy ngâm vào trong dung dịch của hiện hữu để nó mềm ra, trở thành nguồn nguyên liệu mới của văn học rồi mới đem dùng nó để viết bút ký.
                        Cứ "làm mới" như vậy là cốt để nung nấu cả thế giới thực hữu sang thế giới văn học, phục vụ cho nhà văn viết bút ký. Giống như một công nghệ luyện kim, phải đủ độ nóng cần thiết. Ôn Như Hầu cũng có nói: "Lò cừ nung nấu sự đời"…

                        - Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ơi! Có lúc nào ông rơi vào tình trạng chán sống và tuyệt vọng không? Những lúc như vậy Hoàng Phủ Ngọc Tường làm gì để cưỡng lại những cơn thiếp ngủ mệt mỏi ấy?
                        - Tôi không hề thấy chán cuộc sống vì biết vốn thời gian của tôi không phải giàu có gì để muốn tiêu xài bao nhiêu thì cứ việc tiêu xài. Tôi có nhớ trong tiểu thuyết "Terres Des Hommes", nhà văn Pháp Saint Exupery kể lại chuyện của một viên phi công đi lạc trong sa mạc; anh ta bị kiệt sức và gục ngã, bỗng nhiên chợt nghĩ đến những người thân, những bạn bè tốt ở đời vào lúc này cũng nhớ đến anh, mọi người không một ai tin rằng anh đã gục ngã và nằm im… Chỉ nghĩ như vậy, anh ta liền cố gắng đứng dậy và đi tiếp.
                        Những lúc mệt thiếp đi trong cuộc sống bệnh tật, tôi lại tự đánh thức mình bằng thông điệp ấy của Saint Exupery, và tôi lại trỗi dậy. Nhờ ơn trời, tôi đã dậy được.

                        - Trên giường bệnh lúc này ông đang viết cái gì vậy? Cả ngày mai và những ngày sắp tới nữa, bạn đọc, những người luôn yêu quý và chờ đợi ở Hoàng Phủ Ngọc Tường những phép nhiệm mầu?
                        - Từ khi nằm một chỗ, tôi đã cho ra mắt bạn đọc 5 tập sách, có cái vừa viết, có cái đã viết trước đó. Đó là các tập được xếp lần lượt theo thứ tự thời gian như sau "Ngọn núi ảo ảnh" - tập bút ký; "Trong mắt tôi"- tập lý luận phê bình; "Rượu Hồng Đào chưa uống đã say"- Tập bút ký; "Cây đàn Lia của Hoàng tử bé"- Tập viết riêng về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn; "Miền cỏ thơm". Sắp tới, tôi sẽ in tập bút ký cuối cùng vào năm 2011 và tập thơ vào năm 2012. Xin cảm ơn Như Bình và báo An ninh Thế giới Giữa tháng đã quan tâm.

                        Theo Như Bình - CAND Online
                        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                        Comment

                        • #13

                          Mùa Xuân Thay Áo Trên Cây

                          Hoàng Phủ Ngọc Tường

                          Tôi tin rằng trong cuộc tiến hoá của nhân loại, có một số giá trị được tạo thành cùng lúc với ý thức sống của con người, ngay trong lòng những nhóm tộc nguyên thuỷ sống lẻ loi chưa hề biết tới giao lưu ; thí dụ cách lấy lửa, cách làm ra rượu thô sơ nhất, và cả một ý niệm huyền ảo thuộc về vũ trụ gọi là Mùa Xuân.

                          Loài người đã biết tới lịch pháp từ những nền văn minh xã hội, nhưng ý niệm về mùa tất đã nẩy sinh từ những đáy thời gian sâu thẳm hơn nhiều, qua kinh nghiệm sống của người tiền sử.
                          Vậy thì tiếp theo sau những tên gọi như đá, nước, lửa, trái cây, thú rừng..., có thể "Mùa Xuân" là từ trừu tượng đầu tiên của người hồng hoang, do một gã thi sĩ cổ sơ nào đó đã cất lên, để reo mừng hiện tượng bừng sống của trời đất sau những ngày dài lạnh lẽo phải trốn trong hang đá.

                          Có một ngày ra khỏi mùa đông nhá nhem trên rừng, tôi mải mê nhìn cánh rừng tràn trề nắng ấm, nghe tiếng reo hát của dòng suối đã trong xanh trở lại, tiếng chim ngoẵng gọi nhau "đi họ đi làng" trên những đồi cây lá nón, và chợt nhận ra quanh tôi, những hoa dại đầu mùa đã vẽ những nét màu sáng tươi trên mặt đất. Đó là những ngày tiếp theo sau cái Tết kháng chiến đầu tiên của tôi ở rừng Khe Trái, và cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi ghi vào sổ tay lòng biết ơn chất phát đối với nhà thông thái bàn cổ nào đấy đã nghĩ ra cho nhân loại hậu thế cái tên gọi tuyệt vời này, "Mùa Xuân".

                          Từ thời còn trẻ, tôi đã nhiễm chứng ưu du của người Huế, lơ đãng nhìn tháng ngàỵ Quả thực tôi không mấy quan tâm đến cuốn lịch nhật dụng, mà trước kia vẫn mang dấu kiềm ấn Toà Khâm Thiên Giám. Tôi chỉ say mềm dõi theo cuộc biến ảo của Xuân Hạ Thu Đông, qua bộ lịch vĩnh hằng của Tự Nhiên viết trên cây cỏ.

                          Ở Huế, nhiều khi người ta không biết có Xuân về nếu không có cây mai vàng. Trong màu xám vô ngôn của mùa đông còn kéo dài quá mãi sau tiết Vu Thuỷ, sắc vàng của hoa mai đột hiện trong những khu vườn lộng lẫy như màu áo hoàng hậụ Những tuần cuối đông, cây mai Huế vẫn phong kín sắc vàng trong nụ hoa, để bừng nở trong dịp Tết, hoa phủ kín toàn thân. Thơ xưa nói là "toàn thụ khai thành nhất đoá hoa" (1).

                          Vườn Huế nào dù nghèo, vẫn dành chỗ cho vài ba cây mai, giống như di sản truyền cho nhiều đời, mai già thành cổ thụ, cành sậy tán lớn, toả sáng cả một vùng chung quanh. Sáng mồng một Tết mở cửa nhìn ra thấy chúa Xuân đã tới bên thềm. Vì thế, dù là cây vườn mai vẫn tạo một gam màu hoành tráng của không gian lớn, như màu áo xuân nữ trời đất ban cho thành phố cố độ

                          Tuần hoa của mai khá dài, nụ mới tiếp tục nẩy thêm, nụ già nở hoa trên cành, và những cánh hoa đã nở xong rơi xuống thành những đám vàng tươi trên mặt cỏ khác nào "bóng hoa" và đó là vẻ đẹp lần thứ hai của hoa maị Nhìn nó, tôi không hề nhận ra chút tủi thân thường có ở những bông hoa đẹp tàn héo, chẳng hạn ở hoa trà mi hoặc hoa phù dung. Cánh mai rụng vẫn tươi nguyên dưới mưa phùn, trẻ trung khiến ưa nhìn, có lẽ tôi đang chứng kiến khoảnh khắc hoá thân nhẹ nhàng của hoa mai để luân hồi vào một mùa xuân khác.

                          Qua tiết nguyên tiêu, trong không gian tĩnh yên của những vườn Huế, sẽ hiện ra một nét bút kỳ tuyệt của thiên nhiên trên lụa, ấy là vẻ đẹp của hoa mai dưới màu trăng nguyệt bạch.

                          Sau chiến tranh, tôi có một đêm xuân về thăm khu vườn cũ của bạn ở xóm Chỉ. Ngô Kha đã hy sinh, hai cụ thân sinh đã qua đời, cả ngôi vườn tổ phụ này để lại cho một người chị trông nom. Sau này, tôi rất sợ những khu vườn cũ ở Huế : cỏ cây vẫn y nguyên, nhưng người đã bỏ đi đâu hết, mỗi người trôi giạt theo một số phận, một phương trời, mình tôi quay lạị..
                          Tôi ngồi yên lặng trước thềm, nhìn ra trăng sáng đầy vườn. Ngày ấy, tôi và Kha thỉnh thoảng về đây giữa mùa trăng, ngồi dưới hiên tối với những thiếu nữ ríu rít ; có một ai để lại trên vai tôi ít nhiều hương tóc rồi đi, trong tuổi trẻ đầy biến động của chúng tôị Tôi trở về ngồi một mình dưới mái hiên xông đầy hương bông lài bông lý, nhớ lại câu thơ Ngô Duyên - "Này tôi đã khóc này em mỉm cười"...

                          Bóng cây khẽ động bên thềm, tôi nhìn lên và gặp cây mai năm xưa đang nở hoạ Lá non đã lưa thưa trên cành, và dưới ánh trăng lạnh, hoa mai bớt độ vàng của ban ngày để ngả sang màu hoàng yến, giọt sương lấp lánh rung nhẹ trên những nhánh gầỵ Hoa đẹp có nhiều trên đời, mỗi hoa một vẻ không dễ so sánh, nhưng quả tôi chưa hề gặp một sắc đẹp nào giống như hoa mai lúc này ; có cả nét đam mê của hoa hồng, nét lẳng lơ của hoa hải đường, nhưng toàn phong vận vẫn toả sáng vẻ thanh thoát cao sang của hoa lệ Quả là giai nhân dưới ánh trăng, Khi người xuất hiện, tất cả đào liễu đều nghiêng mình. Nhìn thì vẫn là cây mai, nhưng thoảng qua, tôi cứ thấy thấp thoáng một bóng người

                          Có lẽ hoa mai có một linh hồn. Có lẽ những Lan, những Hạnh, những Duyên của một thời thơ mộng mơ này đã xa tận đào Nguyên, đêm nay lại về trong bóng Maị để tháng sau nếu tôi lại, tiên nữ đã bay về trời, chỉ còn con nhện thi sĩ lặng lẽ giăng lưới hứng những giọt vàng rơi cuối cùng trong nỗi si mê muốn kéo giữ mùa xuân ở lạị

                          Cùng thời với hoa mai nhưng thầm lặng không ai biết, là mùa hoa sầu đông. Người Huế gọi tên cây như thế là đúng, vì không có loài cây nào trơ trụi trong những tháng đông dài như nó, nhìn cứ tưởng nó đã chết khộ Thoắt cái xuân về, trái tim vui trở lại cây sầu đông nẩy ra mấy chòm lá non hối hả để nở hoa, hoa nhiều và nghi ngút, xa nhìn như những đám khói trên câỵ
                          Lần ấy tôi đến thăm anh Lưu Trọng Lư ở sau chùa Linh Quang, mùi hương sầu đông bay đầy ngõ. Tôi có ý tìm, mãi tới cuối ngõ trước cổng nhà nới thấy một cây đang nở hoạ Hôm sau tôi ra phố Nguyễn Huệ, những cây sầu đông xoà những chùm hoa xuống gần sát đầu tôi, nhưng cố lắng nghe, tôi vẫn không bắt gặp một thoáng hương thơm nào hết. Tôi thầm nghĩ, hình như hoa sầu đông chỉ thơm ở những ngõ vắng. Trong lòng mỗi bông sầu đông trắng nhỏ xíu có mang một vết tím huyền, khiến nhìn gần những chùm hoa trở thành màu xám, vết ti'm ấy giống như chút kỷ niệm ẩn giấu trọng một ký ức đã mơ hồ.
                          Lang thang một mình trên đường vắng tôi thường bắt gặp một mùi hương sầu đông rất sâu, chạm thấu từng tế bào của trí nhớ và đánh thức trong tôi nhiều điều như đã quên trong đờị Ôi, những kỷ niệm của tôi, sao lại thơm mùi hương sầu đông, lạ thật ! Năm nào cũng thế, trời lạnh dài suốt tháng chạp vắt qua giêng, lạnh buốt xương và sau đó, tất cả cây trong thành phố nối tiếp nhau rụng lá. Huế mùa lá trút hiện ra một gương mặt riêng, đầy những biến động bất ngờ trên cây cốị

                          Dáng thay lá đẹp nhất là cây bàng. Bàng bắt đầu chuyển màu vào cuối đông, và với từng chiếc lá, từ màu lục già sang màu vàng, dừng lại vài ba hôm trên màu đỏ trước khi rụng. Vào giữa cuộc chuyển mình, cây bàng chơi màu rất đẹp, cùng lúc xen lẫn lục vàng và đỏ nồng nhiệt chất sơn dầu trong gam màu của Van Gogh, đến nỗi nhiều lúc tôi sửng sốt nhìn nó, tưởng đấy là một cây bàng vẽ bởi chính Van Gogh. Trước sau rồi cây bàng cũng tới kỳ lá đỏ, đỏ lộng lẫy không sót lại chiếc lá xanh nào cả. Trong không gian rộng, những cây bàng cổ thụ cao ngất nổi bật trên nền trời với những tầng lá đỏ rực và ướt đẫm, như thể lúc này, họ nhà bàng đang phơi ra giữa đời ngàn vạn lá gan còn tươi máụ
                          Và rồi thực bất ngờ trong một hành động rũ sạch dĩ vãng quyết liệt, cây bàng rụng tận ngọn lá cuối cùng, giăng bày bên sông một giấc mơ giang phong ngư hoả trong màu sương nào xa lơ lắc... Cánh bàng trụi lá trông giống những bàn tay gầy guộc khô khốc, đầu bàn tay hơi cong lên trong cử chỉ ngửa in một chút gì của thời gian. Người Mẹ Tạo Vật hào hiệp không để nó phải chờ lâu ; chỉ vài hôm lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng.
                          Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể là đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân câỵ Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn rất giống những chiếc tai thỏ, giống đến nỗi khiến tôi bật cười nghĩ rằng cây bàng nghịch ngợm đang diễn cho xem tài nhại tai thỏ của nó, như trò chơi của trẻ con bằng bóng bàn tay in lên vách
                          . Vẫn chưa hết chuyện lạ : khi những tai thỏ xoè ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nẩy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt mưng giữa những chùm lá ; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vết hoa hồng thẫm. Chỉ trong vòng mười hôm từ khi nẩy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng như cây bàng vẫn y nhiên như thế từ trăm năm. Ai ngờ trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không một chiếc lá nào của năm ngoái còn lại trên câỵ
                          Hết tiết mưa, trời sáng và ấm dần, khởi đầu mùa sương mù trên sông Hương. Có một chút nắng để nhìn thấy dòng sông trôi nhẹ trong màn sương lam mơ màng, nửa như khói, nửa như hơi rượụ Vào buổi chiều khói sông mờ mịt tưởng chừng có thể làm cay mắt ngườị Ngày quang đãng vào lúc này núi hiện ra rất gần, thấy từng nét cong, từng lớp mạnh mẽ của cấu trúc, và cả những mảng màu khác nhau của đá và câỵ Bây giờ núi non biến mất trong khói xanh, chỉ còn thoáng một nét nhạt mỏng manh ở đầu sông.
                          Ngồi thuyền nhìn lên, chỉ thấy hai vệt cây dài ven sông nhạt nhoà trong một cõi sương mờ ảo xa thẳm, tuồng như sông Hương đang trôi đi giữa rừng. Có ai nghĩ rằng đằng sau vệt cây kia là một kinh thành với đền đài, cung điện và ngai vàng... Thảo nào những thi nhân Huế xưa thường nói rằng cuộc đời là một giấc mộng dàị
                          Lần ấy tôi chơi thuyền với Bằng Việt và ông bạn đồng nghiệp Evguénie Sidorov, Viện phó Viện Văn học Gorkị Sương mù đầy khoang thuyền, len vào giữa câu chuyện của chúng tôi, như thể là chúng tôi đang chuyện trò ở thế kỷ trước. Bằng Việt vẫn thế, nét mặt nghiêm chỉnh và ngơ ngác sau kính trắng, thông báo một điều mà tôi tưởng là nói đùa

                          - Tôi cũng là người Huế. Tôi sinh ra ở thành phố nàỵ Sidorov gật đầu

                          - Không ai có thể chọn nơi mình sinh rạ Nhưng tao mừng cho mày đã sinh ra ở một thành phố đẹp đến thế. Về Mạc Tư Khoa, suốt đời tao không quên nổi dòng sông này, màu sương nàỵ..

                          Và tôi cũng thế, không bao giờ tôi quên được là giữa ba chúng tôi đã có một buổi chiều ngồi với nhau chỉ để đàm đạo về sương khóị.
                          .
                          Tôi ít quan tâm đến cây xà cừ, dù bao ngày nắng hè tôi đã ngồi nghỉ dưới bóng mát của nó. Cây xà cừ lực lưỡng rắn rỏi, có vẻ không thiết gì đến những hoa trái của chính nó, bình thản đứng bên đường trong một vẻ trung niên bền bỉ, không hồi hộp, không chờ đợị Nó lầm lỳ không để ý tới ai, nên cũng không khiến ai chú ý tới nó. Thế mà có một mùa xuân, cây xà cừ đã gây một biến cố chấn động tâm hồn tôi, có lẽ còn muốn bảo cho tôi biết thế nào là lễ độ đối với nó.

                          Tôi nhớ rõ năm ấy vào khoảng tháng ba, Huế có vài ngày trời dịu êm rồi chuyển sang một cơn gió bấc lạnh khô, lạnh thấm thía cả xương thịt, chắc là rét nàng Bân. Ddột nhiên những cây xà cừ trong thành phố ngả vàng trong một đêm, vàng từng mảng trên cây, và trong chừng ba hôm, toàn cây xà cừ đã vàng hết lá. Phố tôi ở trồng xà cừ, đầu ngã tư có một cây cao lớn nhất thành phố, có lẽ thuộc thế hệ thứ hai sau những bậc tiền bối thuộc họ bàng, sứ, bồ đề, v. v..., đã vàng tận ngọn như vậỵ Cái bóng đồ sộ của nó vượt cao quá những tầng nhà, đi từ xa tôi đã thấy một tán vàng chói lọi, át cả màu lục non của lá mùa xuân chung quanh, trông tráng lệ, kỳ lạ, và phải nói là đẹp vô cùng.

                          Trong nắng nhạt, nó chói lên bằng ánh sáng kim loại đúng là vàng y, như tôi có thể hái để gửi vào ngân hàng vậỵ Nghe nói trong cung Huế ngày xưa có cành vàng lá ngọc, nhìn y như thật. Tôi cười khan theo giọng Trang Tử, rằng nếu định bắt chước thiên nhiên thì phải mấy triệu năm mới làm ra nổi cây xà cừ này của tôi, món quà tặng muôn vàn mà trời đất đã nhẹ nhàng trao cho tôi chỉ sau một giấc ngủ đêm xuân.

                          Suốt mùa xuân Huế, hàng ngày tôi vẫn gặp ngoài đường những chị công nhân im lặng đấy những xe ba gác chở đầy lá mang đủ họ cây trong thành phố. Không biết các chị sẽ mang đi đâu, bấy nhiêu lá rụng ?

                          Sau mùa lá non, khi màu mai vàng chủ mệnh của mùa Xuân vừa trở thành kỷ niệm cũ, cây cối dường như đã hết vốn về màu sắc, thì rất đúng lúc, cây vông nở hoạ Vông vốn là cây hoang dã, hình dáng thô kệch, người ta chỉ trồng ở nơi khuất nẻo, ven sông hoặc phía sau những toà nhà.

                          Tôi tin rằng cây vông đã được trồng hẳn hoi, bởi những nhà quy hoạch thuở ấy dựng kinh thành Huế. Chính họ mới biết tới cái đẹp bất ngờ của hoa vông. Người Pháp vốn rất nhạy cảm với Huế nên vẫn giữ nguyên loại cây này, ngay cả cây vông đồ sộ cạnh toà nhà bưu điện thành phố. Đúng, nếu không có mùa hoa vông, như một dấu dièse của màu sắc, bản nhạc xuân của Huế e chừng sẽ quá dài trong một cung Mi-thứ êm dịu nhưng quả là buồn ; dù sao đấy cũng là mùa của mặt trời đi ngủ sớm, và của những con chim bay đi tìm nắng ấm chưa trở về.

                          Người Huế xưa đã trồng cây vông bằng tấm lòng chắt chiu đối với niềm vui của một thành phố vốn rất dễ buồn. Hoa vông nở dày đặc kín cả cành ; những lớp cánh hình sau đỏ rực tung toé giống hình ngọn lửa, đúng là loài cây nở ra lửa, rất trùng khít với ý niệm "mộc sinh hoả" nhìn thấy bằng mắt. Cây cao bóng cả, màu đỏ hoa vông vượt lên giữa thinh không , dưới nó là cái nền đen xám của những mái nhà.

                          Màu hoa đỏ thắm, trong như ngọc và toả ra ánh sáng ; sách địa lý nhà Nguyễn nói rằng "ánh hoa chiếu vào vật khác đều đỏ thẫm". Chắc có một lần công chúa Huyền Trân đã đứng ngắm bông hoa thắm này bên sông Châu Hoá, hoa và mặt người đã soi hồng cho nhau, giống như hoa đào trong câu thơ Thôi Hộ. Và từ đó, màu hoa thắm thiết tới muôn đờị.. Mùa hoa vông chỉ dài chừng một tháng như là bóng hồng ghé qua sau tiết Thanh Minh, để bàn giao mùa màng cho hoa phượng.

                          Một buổi sáng, tôi tình cờ dậy sớm, ngồi nhìn sao mai qua cửa sổ phòng viết sau nhà. Trên mái đen thẫm của dãy nhà bên kia chợt ló ra một vệt sáng chạy dài theo đường nóc, vệt sáng mỏng như một đường viền đăng ten có màu tím, rất tím, đúng màu tím than. Vệt sáng rộng dần, tươi lên thành màu hồng. Trong khoảnh khắc, nó chuyển sang màu ngọc bạch, như màu da trái đào non, trên đó hiện bóng vài con chim én bay liệng.
                          Tôi vừa cúi xuống ghi chép vài dòng về cảnh tượng trước mắt, ngẩng lên đã thấy mảng trời màu trắng ngọc kia biến thành những vệt sáng rộng lớn hình rẻ quạt màu hồng, sẫm dần thành màu đỏ thắm trên một nền da trời xanh lợ Và cũng chỉ trong chốc lát, những nan quạt tan biến, nền trời hửng lên một màu trắng rộng thênh thang, trắng hẳn như là sữa pha, để dịu dần xuống trong màu xanh dịu dàng của nền trời phía saụ Trên màu trắng ổn định ấy của buổi sớm mai nhô cao lên phía bên kia mái nhà, tôi chợt nhìn thấy mấy chùm đỏ của hoa phượng đầu mùạ..

                          Chưa bao giờ tôi được chứng kiến một bình minh huyền ảo đến như vậỵ Tâm hồn tôi thốt nhiên tràn đầy một nỗi xúc động vừa sâu thẳm vừa rộng lớn, vượt khỏi bản thân tôi để đưa tôi hoà nhập vào cuộc chơi linh diệu của ánh sáng.

                          Tôi biết là mùa hạ đã đến.
                          Huế, cuối năm 1996.

                          ( ttvnol.com )


                          Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 24-06-2009, 08:11 AM.
                          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                          Comment

                          • #14


                            • Hoa cúc xanh



                            Em tặng anh bông hoa cúc màu xanh
                            Màu hoa quý tìm một thời chẳng thấy
                            Ước mong hoa mãi như màu ngày ấy
                            Như cái nhìn xanh biếc dõi trông theo.




                              • Nhớ lá
                            Và chiếc lá em cầm tay ngày nọ
                            Ðã cuốn theo ảo ảnh tận bên trời
                            Ðể chiều nay chợt nghe nổi gió
                            Anh vội vàng đi đón lá thu rơi.
                            • Về nụ hồng em đã cho anh
                            Sao cháy bỏng - có phải là nỗi khát
                            Sao thèm ăn - có phải là nho tươi
                            Sao sâu thẳm - có phải là kiếp trước
                            Hỡi hoa hồng, ngươi có phải là Môi?

                            Sao thơm hoài - có phải là hương phấn
                            Sao vội vàng - có phải là hôm qua
                            Sao lặng im - có phải là vô vọng
                            Hỡi môi hồng, ngươi có phải là Hoa?



                            • Một ngày bỗng nhớ một ngày
                            Em xõa tóc chờ mong
                            Thuở lên đồi hái trái
                            Từ đó giữa đời anh
                            Có mùi hoa cỏ dại

                            Hái cành hoa thạch thảo
                            Của những ngày thu xưa
                            Còn chút gì giữ lại
                            Của cơn gió đầu mùa

                            Nơi ấy hoa chạc chìu
                            Nở trên đồi bom lửa
                            Từ một lần thương yêu
                            Trắng ngần trong nỗi nhớ

                            Chiều năm nọ anh đi
                            Chào em trên đồi gió
                            Người về đôi môi đỏ
                            Bài hát xa muôn trùng

                            Nhiều lần anh hỏi Dạ
                            Em có được vui lòng
                            Bên đời anh rất nhỏ
                            Giữa cuộc đời riêng chung

                            Nhiều khi anh chợt nghe
                            Dù không còn trẻ mãi
                            Một nỗi lòng say mê
                            Của tình yêu thơ dại

                            Hỡi mùi tóc chiêm bao
                            Ta nhớ người như thế
                            Hỡi ngọn đồi trăng sao
                            Ta xa người đến thế

                            Còn đấy không, vầng tóc xanh bối rối
                            Dấu môi nào cắn trái trên đồi kia
                            Mà anh nghe xôn xao chiều gió nổi
                            Hương của loài hoa núi ấy bay về.




                            ( ngochinh.violet.vn )

                            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                            Comment

                            • #15

                              Nguyễn Huệ với chiến lược con người


                              HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG


                              Nhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm có làm một bài thơ với lời chú thích rất lạ, như thế này: Mùa xuân năm Đinh Tỵ, tôi mộng thấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành; tôi hầu thảo chiếu thư. Câu cuối cùng ngự bút chữa là: "Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị" (Trẫm xuống cõi đời, lưu lại chính trị), rồi ngoảnh lại bảo tôi: "Trẫm thêm bảy chữ, người thấy thế nào?" Tôi khấu đầu khen hay.

                              Cũng có thể những giấc mơ có thật; nhưng ở đây người ta đọc thấy cái hàm ý của Ngô Thì Nhậm muốn dùng một giấc mơ để khuyên răn vua Cảnh Thịnh. Như thế là, qua lời tự thẩm định của chính nhà vua trong giấc mơ, thì khát vọng lớn ở đời của Nguyễn Huệ phải là chiến công mà là chính trị, là làm sao xây đắp được một nền Đại Chính để nhân dân sống có hạnh phúc. Đây là sự đánh giá hết sức sâu sắc của một nhà văn hóa lớn đối với vị anh hùng dân tộc: Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự, mà còn là một nhà vương đạo mang cái Tâm nhân nghĩa bao trùm cả thời đại ông. Đối tượng toàn diện của chính trị là con người và vì thế, có thể nói đến một "Chiến lược con người" trong sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Huệ.

                              Truyền thuyết dân gian Bình Định có nói đến một nhân vật lịch sử tên là Giáo Hiến, người thầy toàn diện đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên bản lĩnh của Nguyễn Huệ từ những năm còn vác cày cho tới khi trở thành thủ lĩnh khởi nghĩa. Đến trước khi nhắm mắt, thầy giáo Hiến vẫn luôn luôn răn bảo người học trò mà ông đã gởi gắm tất cả kỳ vọng tương lai:


                              Một mai chống vững sơn hà


                              Phải dùng văn trị dung hòa võ công


                              Sau này rực rỡ đai cân


                              Phải dùng đức trị mười phân vẹn mười


                              Nhớ câu thu phục lòng người...


                              Văn trị, Đức trị, Lòng người... có lẽ những bài học vỡ lòng ấy từ thuở dựng cờ đã vang động sâu thẳm trong bản chất minh tuệ của Nguyễn Huệ để phát triển lên thành tư tưởng vương đạo của ông qua suốt sự nghiệp giải phóng và phục hưng dân tộc.

                              Không nghi ngờ gì nữa, rằng một nền chính trị lớn (Đại chính) phải thể hiện đầy đủ lý tưởng "An dân" của nó. Nguyễn Huệ chăm lo giáo dục quân đội của ông thành một sức mạnh vì dân trừ bạo từ trong bản chất, những người lính trên đường dài chinh phạt vẫn sống "không lương không tiền, nhưng không lấy cái gì của người Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nước lạnh và ngủ ngoài trời" (Thư của linh mục Le Roy ở Kẻ Vĩnh).
                              Dưới quyền Nguyễn Huệ không thấy sử sách nói tới nạn tham nhũng và hối lộ; ông trừng trị thẳng tay với bất cứ ai lợi dụng quyền thế để cướp đoạt và ức hiếp nhân dân.

                              Nhật ký của Hội truyền giáo Bắc kỳ thời đó có ghi lại một sự kiện điển hình: "Trước mặt ông ta (Ngô Văn Sở), vua Quang Trung đã xử trảm viên trấn thủ Thanh Hóa và một đại thần khác bị khép tội quấy nhiễu đàn áp dân chúng". Thanh lọc mọi yếu tố xúc phạm nhân dân ra khỏi bộ máy cai trị dưới quyền mình, đó là bản chất dân chủ của đường lối Đại Chính của Nguyễn Huệ, mặc dù ở thời đại ông, lịch sử chưa bao giờ có cơ hội để trả giá cho một khái niệm về dân chủ nào hết.

                              Ngay khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ đã công bố lời thề tâm huyết tận đáy lòng của một lãnh tụ nghĩa quân đã trải suốt mười bảy năm chiến đấu vì nhân dân, rằng nhiệm vụ của ông là "dìu dắt dân vào con đường lớn, đưa dân lên cõi đài xuân".
                              Trong nhiều chính sách tiến hành ngay sau đó, chính quyền vua Quang Trung đã tập trung vào hai nhiệm vụ dân tộc lớn nhất là chống giặc đói (Chiếu khuyến nông), và chống giặc dốt (Chiếu lập học). Đặc biệt, sự chăm lo việc học cho dân đã được nhà vua đưa lên nhiệm cấp bách hàng đầu, nhằm mục đích nâng cao văn hóa đại chúng và đào tạo nhân tài cho đất nước: "Dựng nước lấy dạy học làm đầu; cai trị lấy nhân tài làm gốc".

                              Vì thế dù tình hình kinh tế quốc gia hết sức khó khăn qua chiến tranh, và còn phải tiếp tục đánh giặc, vua Quang Trung vẫn nỗ lực thực hiện một chính sách văn hóa - giáo dục dân tộc sâu rộng và toàn diện; trong đó lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta, trường học được thành lập đến tận các cấp xã (xã học), các thầy giáo xã (giảng dụ) được triều đình trung ương cấp bằng chứng nhận. Tờ Chiếu lập học nhấn mạnh rằng chăm lo việc học cho nhân dân là "quy mô lớn để chuyển loạn thành trị".

                              Nét nổi bật nhất trong sách lược vương đạo của Nguyễn Huệ chính là cuộc chinh phục của ông đối với đẳng cấp trí thức ở thời đại ông, những người nắm giềng mối xã hội thoạt đầu đã chống lại phong trào nông dân một cách quyết liệt và mù quáng chưa từng thấy ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào khác.
                              Trí thức vốn là những chuyên viên trong mọi lĩnh vực, vẫn giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại của mọi chế độ xã hội; và trí thức nho sĩ là những chuyên viên tổng hợp của xã hội phong kiến. Sự thất bại của phong trào Tây Sơn ở địa bàn phía Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó điều quan trọng là Tây Sơn không có sự hợp tác của trí thức để cai trị ở một số nơi đất mới phức tạp với nhiều khối sắc dân khác nhau; ngược lại phía Nguyễn Ánh đã quy tụ được vốn liếng sẵn có của mình, nổi tiếng là nhóm tri thức Võ Trường Toản đã đào tạo những Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu...
                              Chính các thủ lĩnh Tây Sơn đã nhìn thấy khoảng trống đáng lo ngại ấy trong phong trào nông dân của mình. Vì thế khi ra Bắc lần đầu, Nguyễn Nhạc chỉ chăm chăm xin cho được "món của quý nước An Nam" là các ông nghè để đem về, thấy ai nói năng hoạt bát một chút cũng hỏi ngay "Thế các ông có phải là tiến sĩ không?".
                              Chính Nguyễn Huệ cũng thẳng thắn nhìn nhận sự vắng thiếu đội ngũ trí thức trong lực lượng cách mạng của mình. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp, ông khiêm tốn tỏ nỗi lo ngại: "Những kẻ giúp việc trong nhất thời đều là những kẻ mạnh bạo" (ý nói những võ tướng chỉ giỏi việc chiến trận).

                              Những trí thức đương thời, họ là ai? Ở Nam hà mọi người đều đã chạy theo chúa Nguyễn trốn vào Gia Định, còn lại Bắc hà nơi dày đặc "áo mão tiến sĩ", thì chính là nơi phong trào chống Nguyễn Huệ bạo phát hoặc ngấm ngầm đều hết sức ác liệt, dẫn đầu là giới trí thức chính thống của triều đình Lê - Trịnh. Lý Trần Quán tự chôn sống chết theo chúa Trịnh, Nguyễn Huy Trạc uống thuốc độc tại ngự sử đài chết theo nhà Lê. Trần Phương Bình lên núi Hồng Lĩnh mổ bụng tự sát. Lê Duy Đàn và Trần Danh Án thì "nón rách, áo tơi tàn" lẻn qua Nam Quan quỳ lạy vua Thanh mang đại binh qua; Dương Trọng Tế cùng nhiều trí thức lớn trong các gia đình Nguyễn Du, Ngô Thời Nhậm đều chiêu mộ hào kiệt "dò hư thực tế thế nào để tìm cách bắt lấy Nguyễn Huệ".
                              Văn chương hồi đó có những tên tuổi lừng lẫy như Nguyễn Hành, Phạm Thái, cả Bùi Dương Lịch, Phan Huy Ích trước đó đã nồng cháy nỗi căm thù chống lại Nguyễn Huệ; thậm chí nhiều năm sau, Lê Huy Giao còn làm thơ "Mừng kẻ thù là Quang Trung Nguyễn Huệ chết" (Hạ cừu nhân Quang Trung, Nguyễn Huệ chết).
                              Hai trăm năm đất nước bị chia cắt, giới sĩ Bắc hà đó đã đồng hóa chữ trinh với võng lọng cân đai của Chính phủ (tên gọi phủ chúa Trịnh lúc bấy giờ), đã mụ mẫm đi trong nỗi ngu trung đối với nhà Lê, vì thế nhất loạt dưới mắt họ, Nguyễn Huệ không hiện ra như người anh hùng cứu dân, mà là một "tên giặc man rợ" (man tặc). Tình hình ngao ngán đến nỗi Nguyễn Huệ phải kêu lên: "Ta thật không lấy Bắc hà làm lợi". Thật lạ lùng, kim cổ chưa bao giờ trí thức Việt Nam lại phi dân tộc đến như vậy.

                              Giá như bấy giờ, Nguyễn Huệ chỉ cần mang một thanh gươm chinh phạt khắp Bắc hà, cứ hễ nghe đến trí thức là chém đầu, quả tình cũng không có gì oan. Nhưng nếu làm thế thì chắc chắn Nguyễn Huệ đã không thực hiện nỗi sứ mệnh lịch sử của mình: thứ nhất là ông sẽ mất hết lòng người, thứ hai là ông sẽ không tìm đâu ra nhân tài để giúp ông xây dựng đất nước; thứ ba, ông sẽ mang tội với hậu thế, bởi vì có thể là Việt Nam sẽ không bao giờ còn biết đến Nguyễn Du và Truyện Kiều.

                              Nhưng hiển nhiên là Nguyễn Huệ đã không xếp trí thức vào loại đối tượng cần phải đánh đổ của nghĩa quân. Ông chỉ cho họ thấy rằng họ là những người "mang bệnh nặng đến mê muội và sai lầm", tức là bệnh thiếu máu vàng vọt của nhận thức do chữ trung mù quáng gây ra. Phải đạt thấu cái tâm nhân đạo của bậc lương y chân chính như vậy mới cứu nỗi "con bệnh trí thức" của thời đại ông, bởi vì như Ngô Thế Lân đã nói, người thầy thuốc giỏi không ở chỗ biết cách cứu bệnh, "mà ở chỗ biết được mạng sống hay chết, có thể chữa hay không chữa khỏi".
                              Nguyễn Huệ xác tín rằng bệnh của họ sống được, rằng bệnh của anh trí thức chẳng qua là bệnh của nhận thức; rằng nhân cách trí thức có khả năng phục thiện một khi nhận ra đúng chân lý, và Nguyễn Huệ đã giải bày lòng mình một niềm tin ngỡ chừng ngây thơ nhưng sâu thẳm một cách không ngờ rằng "con người tốt không thể làm ác suốt đời".

                              Từ đó, Nguyễn Huệ đã công bố một chính sách khoan hồng triệt để đối với những cựu thần nhà Lê đã chống đối Tây Sơn: những người bị giam cầm được thả ra, những người đang trốn tránh thì không bị truy nã, những người đã ra trình diện thì được trả lại điền sản để khỏi đói rét, những người thích ẩn dật thì triều đình không tìm cách đoạt chí; riêng đối với những người muốn ra hợp tác thì nhà vua không câu nệ cũ hay mới, khoa danh hay không, đều dung nạp hết miễn là người có tài và thực tâm gánh vác việc nước.

                              Chung cho tất cả là như vậy, nhưng đối với người có tài, Nguyễn Huệ có một cái nhìn biệt nhãn ít có ở đời: quý trọng, tin cậy, tất cả đều chân thành tận đáy lòng, như thể rằng Nguyễn Huệ đã quên đi sức mạnh sấm sét của mình để sống với người tài bằng một quả tim lớn.
                              Thử nghĩ lại xem, một con người đã coi ba mươi vạn quân Thanh trước mắt chỉ như "những kẻ tự dẫn mình đến chỗ chết", lại khiêm cung trước một La Sơn phu tử đến như vậy, tha thiết, nơm nớp, tự khu xử như học trò đối với thầy. Nguyễn Huệ luôn luôn giữ ý niệm như thế đối với kẻ sĩ: với Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp, dù là bề tôi, họ vẫn vừa là khách, vừa là thầy của ông. Phải nói rằng Nguyễn Huệ chưa bao giờ biết sợ bất cứ kẻ thù nào, ông chỉ sợ người hiền.

                              Nguyễn Huệ đã buộc những người trí thức hoài nghi phải tin theo ông, bằng cách cho họ thấy rằng ông trao cả niềm tin cho họ, không chật hẹp, không dè chừng, không phân biệt. Vừa gặp được Ngô Thì Nhậm, ông nhận ra ngay người hiền, liền giao trọng trách ngang hàng với Ngô Văn Sở, căn dặn chung: "Ngô Thì Nhậm vừa là khách vừa là bầy tôi của ta. Nay ta giao cho các khanh hết thảy việc quân quốc... các khanh cần họp bàn với nhau, không được phân biệt kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc ta mới yên lòng."
                              Làm như vậy không phải ông học đòi làm minh quân, mà thật lòng ông cảm thấy bất lực trong sự nghiệp dựng nước nếu không có sự hợp tác của kẻ sĩ "Nghĩ rằng: sức một cây gỗ không chống nổi là một tòa nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình" (Chiếu cầu hiền).

                              Và rốt cuộc Nguyễn Huệ đã chinh phục được nhân tâm: kẻ sĩ Bắc hà kể đến hàng ngàn người đều về với Tây Sơn "rốt cuộc còn lại bảy, tám người không chịu ra mới thôi" (Hoàng Lê nhất thống chí). Không phải là việc mũ áo cho đẹp mắt, thực sự họ là những nhân tài giúp nước: Trần Văn Kỷ lo nội chính, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn lo toàn bộ sách lược ngoại giao đối với nhà Thanh. Nguyễn Thiếp và Bùi Dương Lịch xây dựng văn hóa-giáo dục, Nguyễn Gia Phan chăm lo ngành y tế (Nguyễn Gia Phan là người chỉ đạo công việc chống dịch bệnh ở Thăng Long sau khi quân Thanh rút chạy).

                              Như chính lời cảm khái của từng người trong cuộc, Quang Trung Nguyễn Huệ đã "tái tạo" cho Ngô Thì Nhậm, "gây dựng lại" cho Phan Huy Ích. Trong ánh sáng nhân đạo của Nguyễn Huệ, cả một đẳng cấp kẽ sĩ thời Lê mạt đã tự cải tạo mình thoát ra khỏi số phận tàn lụi để mang tất cả "chất xám" ra cống hiến cho đời, được chia sẻ với toàn dân tộc niềm vinh dự "được sinh ra làm người nước Nam", như chính Ngô Thì Nhậm đã nói. "Mà nay áo vải cờ đào - Giúp dân dựng nước biết bao công trình", đấy là sự đánh giá tuyệt vời dành cho Nguyễn Huệ, không phải trên quan điểm của nhà Lê, mà là của những người nghĩa quân đi chân đất. Ai Tư Vãn là một bằng chứng tâm huyết về sự cải tạo nhận thức lịch sử của kẻ sĩ nhà Lê, bởi vì dù là hoàng hậu, Lê Ngọc Hân cũng vẫn là một công chúa là Lê.

                              Nguyễn Huệ đã xây dựng nền nhân cách mới cho kẻ sĩ cả một thời đại, và cũng phải nói rằng chính những kẻ sĩ đó cũng góp phần xây dựng nền nhân cách lớn của Nguyễn Huệ, theo quy luật chung tương ánh hồng của cái Đẹp. Chính là những trí thức của một thời tưởng đã thành tội phạm dân tộc hoặc may ra thì cũng đành cuộc đời bỏ đi ấy, đã cùng với Nguyễn Huệ xây dựng nhà Tây Sơn thành một triều đại văn hiến xứng đáng với võ công của nó. "Quốc vương là người thiên tư hiếu học, tuy trong chinh chiến gấp gáp vẫn không quên bàn bạc đạo lý.
                              Trong nghị luận thường ngày, quốc vương diễn đạt được một cách có thứ tự những cái mà sách vở đời trước chưa từng nói, tôi thực nhờ được gần gũi, bơi lội trong kiến thức của quốc vương mà lĩnh hội được" (Bang giao hảo thoại) - Ngô Thì Nhậm, người đọc hết kim cổ, đã nhận xét về năng lực trí tuệ của Nguyễn Huệ như vậy.

                              Mỗi anh hùng dân tộc đều có một sự nghiệp lớn lao khó có thể so sánh, nhưng ở từng con người vẫn nổi bật lên những nét đặc biệt thuộc về tính cách: Lý Thường Kiệt là sự gánh vác tận tụy, Trần Hưng Đạo là lòng hòa ái vì nghĩa lớn, Lê Lợi là sự bền chí không lùi bước, Nguyễn Trãi là nỗi thương dân đến quặn lòng... và với Nguyễn Huệ, đúng như nhận xét của Ngô Thì Nhậm, là một suy nghĩ rất mới, bây giờ vẫn mới.


                              (Tạp chí Văn Hiến Việt Nam)

                              ( maxreading.com )
                              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom