Dấu Im Lặng
Truyện ngắn của N.Anh 02
Tôi là một nốt nhạc . Chắc bạn sẽ hỏi tôi là nốt đô hay nốt si . Thực ra điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhạc sĩ , đặt vào đô thì là đô vào rê thì là rê. Muốn chúng tôi vươn cao cổ lên cao một chút nữa thì có dấu thăng , muốn thấp xuống thì thêm dấu giáng . Tóm lại cũng một kiểu cha me sinh ra mình à con trai thì là con trai , là con gái đương nhiên sẽ là con gái (!)
Trật tự các nốt nhạc được sắp xếp theo thứ tự trước sau và trường độ . Khi bạn ngân nga (gào thét hoặc ...ư ử )thì các nốt nhạc khác phải im lặng . Giai điệu vừa vút lên , bạn háo hức , bồn chồn cựa quậy trên năm dòng kẻ ...Và rồi cuối cùng cũng tới lượt bạn . Khi bạn vừa cất giọng , tất cả khán giả im lặng , chìm đắm...
Chỉ là một phần nhỏ nhoi , một khoảng khắc ngắn ngủi thôi nhưng bạn có thể sẻ chia niềm tiếc thương một chiếc lá vừa lìa cành , ngợi ca một ánh trăng lung linh hay thầm thì lời thở than của định mệnh . Trường độ - sự dài ngắn của các nốt nhạc chính là cuộc sống . Vì thế , có phân chia đẳng cấp theo trường độ cũng là sự thường .
Quý tộc nhất là các nốt tròn . Nếu lấy nhịp 4 làm ví dụ thì mình anh ta chiến đấu đến bốn nhịp . Trông anh ta tròn ung ủng , xí trai thế mà mấy cô ca sĩ rất khoái , được thoải mái nghe giọng ngân dài mà . thứ đến là nốt trắng -2 nhịp và tôi - nốt đen được một nhịp . Thỉnh thoảng hứng chí , ông thầy thưởng cho tôi một nốt ruồi duyên - tức là dấu chấm đôi khi đó tôi được thêm một nhịp nữa . Thực ra trong thế giới các nốt nhạc tôi vẫn được liệt vào hàng phong lưu . Dưới tôi còn các móc đơn , móc kép . Bọn đó phải hai nốt hoặc bốn nốt chia nhau một nhịp . À mà còn chùm ba nữa , ba nốt chia nhau một nhịp . Nhiều ca sĩ ngán cái chùm ba này lắm . Không tin bạn thử chia một cái bánh gato ra ba phần đều nhau thử coi .
Việc phân chia " cái bánh trường độ " không đều khiến cho người đủng đỉnh , kẻ thì rối rít và dĩ nhiên cũng làm khối kẻ không vừa lòng . Nhưng chúng tôi hiểu nếu không đoàn kết với nhau thì sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả . thế nên bạn có thể hình dung chúng tôi ngạc nhiên đến mức nào khi một hôm bỗng nhận ra những ký hiệu xấu xí , loằng ngoằng như giun bò chui vào bản nhạc mà không biết để làm gì . Thường thì các nốt nhạc vốn lịch sự nhưng nhưng trông những ký hiệu này cổ quái đến mức thằng chùm ba khệnh khạng quây cả ba cái chân của nó xung quanh , hất hàm :
-Cậu không phải là nốt nhạc ?
-Dĩ nhiên , Tớ là dấu lặng
-Thế cậu làm gì ?
-Tớ nghỉ , một nhịp .
-Nghỉ nghĩa là làm sao ?
-Là nghỉ ...là im lặng chứ còn sao nữa .
Cái quái gì thế này ? Tại sao lại có chuyện nghỉ ngang xương giữa bản nhạc ? Mà nếu không hát , không ngân thì nó xuất hiện chình ình giữa khuông nhạc làm gì ? Tiếng la ó nổi lên nhao nhao . To mồm nhất là mấy móc kép . Cũng phải được có một phần tư nhịp cuống cả chân lên mới kịp mà có kẻ ăn không ngồi rồi chẳng làm gì cũng hưởng một nhịp thì ai mà chịu được . Không xử lý ngay rồi nó lôi một lô một lốc những lặng đơn , lặng kép về thì chết . Tất cả chúng tôi hùa nhau lại tóm cổ tụi dấu lặng , lẳng ra ngoài khuông nhạc .
Đến buổi biểu diễn , cô ca sĩ hát cuống cả lên , đến nỗi các nốt nhạc đều méo mó , xiêu vẹo , trống phách cũng sai hịp hết cả . Chừng như phải lấy hơi cấp kỳ , cô dồn chúng tôi vào một góc khuông nhạc . Tôi chỉ còn có nửa nhịp . Đã thế lại bị kẹp giữa hai nốt móc đơn , mấy cái móc của chúng như câu liêm kè ngay cổ . Thử hỏi còn ai hát được trong hoàn cảnh đó chứ .Cô ca sĩ ôm mặt khóc nức nở . Không ai bảo ai chúng tôi đều cúi gầm mặt xuông . Đứa nào cũng lờ mờ đóan ra nguyên nhân tại sao .
Rất may là người dẫn chương trình đã xin khán giả tạm nghỉ ít phút vì lý do kỹ thật . Cánh gà vừa khép lại , ông thầy của chúng tôi vừa chạy vào trả dấu lặng đơn vê chỗ cũ .
Rồi mọi việc cũng kết thúc tốt đẹp . Khán giả tặng hoa vỗ tay rào rào . Cô ca sĩ một lần nữa không cầm được nước mắt .
Dù bạn có là nốt nhạc đi chăng nữa , có thể bạn cũng phải mất rất nhiều thời gian và sai lầm mới biết được im lặng là một phần của âm thanh .
Truyện ngắn của N.Anh 02
Tôi là một nốt nhạc . Chắc bạn sẽ hỏi tôi là nốt đô hay nốt si . Thực ra điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhạc sĩ , đặt vào đô thì là đô vào rê thì là rê. Muốn chúng tôi vươn cao cổ lên cao một chút nữa thì có dấu thăng , muốn thấp xuống thì thêm dấu giáng . Tóm lại cũng một kiểu cha me sinh ra mình à con trai thì là con trai , là con gái đương nhiên sẽ là con gái (!)
Trật tự các nốt nhạc được sắp xếp theo thứ tự trước sau và trường độ . Khi bạn ngân nga (gào thét hoặc ...ư ử )thì các nốt nhạc khác phải im lặng . Giai điệu vừa vút lên , bạn háo hức , bồn chồn cựa quậy trên năm dòng kẻ ...Và rồi cuối cùng cũng tới lượt bạn . Khi bạn vừa cất giọng , tất cả khán giả im lặng , chìm đắm...
Chỉ là một phần nhỏ nhoi , một khoảng khắc ngắn ngủi thôi nhưng bạn có thể sẻ chia niềm tiếc thương một chiếc lá vừa lìa cành , ngợi ca một ánh trăng lung linh hay thầm thì lời thở than của định mệnh . Trường độ - sự dài ngắn của các nốt nhạc chính là cuộc sống . Vì thế , có phân chia đẳng cấp theo trường độ cũng là sự thường .
Quý tộc nhất là các nốt tròn . Nếu lấy nhịp 4 làm ví dụ thì mình anh ta chiến đấu đến bốn nhịp . Trông anh ta tròn ung ủng , xí trai thế mà mấy cô ca sĩ rất khoái , được thoải mái nghe giọng ngân dài mà . thứ đến là nốt trắng -2 nhịp và tôi - nốt đen được một nhịp . Thỉnh thoảng hứng chí , ông thầy thưởng cho tôi một nốt ruồi duyên - tức là dấu chấm đôi khi đó tôi được thêm một nhịp nữa . Thực ra trong thế giới các nốt nhạc tôi vẫn được liệt vào hàng phong lưu . Dưới tôi còn các móc đơn , móc kép . Bọn đó phải hai nốt hoặc bốn nốt chia nhau một nhịp . À mà còn chùm ba nữa , ba nốt chia nhau một nhịp . Nhiều ca sĩ ngán cái chùm ba này lắm . Không tin bạn thử chia một cái bánh gato ra ba phần đều nhau thử coi .
Việc phân chia " cái bánh trường độ " không đều khiến cho người đủng đỉnh , kẻ thì rối rít và dĩ nhiên cũng làm khối kẻ không vừa lòng . Nhưng chúng tôi hiểu nếu không đoàn kết với nhau thì sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả . thế nên bạn có thể hình dung chúng tôi ngạc nhiên đến mức nào khi một hôm bỗng nhận ra những ký hiệu xấu xí , loằng ngoằng như giun bò chui vào bản nhạc mà không biết để làm gì . Thường thì các nốt nhạc vốn lịch sự nhưng nhưng trông những ký hiệu này cổ quái đến mức thằng chùm ba khệnh khạng quây cả ba cái chân của nó xung quanh , hất hàm :
-Cậu không phải là nốt nhạc ?
-Dĩ nhiên , Tớ là dấu lặng
-Thế cậu làm gì ?
-Tớ nghỉ , một nhịp .
-Nghỉ nghĩa là làm sao ?
-Là nghỉ ...là im lặng chứ còn sao nữa .
Cái quái gì thế này ? Tại sao lại có chuyện nghỉ ngang xương giữa bản nhạc ? Mà nếu không hát , không ngân thì nó xuất hiện chình ình giữa khuông nhạc làm gì ? Tiếng la ó nổi lên nhao nhao . To mồm nhất là mấy móc kép . Cũng phải được có một phần tư nhịp cuống cả chân lên mới kịp mà có kẻ ăn không ngồi rồi chẳng làm gì cũng hưởng một nhịp thì ai mà chịu được . Không xử lý ngay rồi nó lôi một lô một lốc những lặng đơn , lặng kép về thì chết . Tất cả chúng tôi hùa nhau lại tóm cổ tụi dấu lặng , lẳng ra ngoài khuông nhạc .
Đến buổi biểu diễn , cô ca sĩ hát cuống cả lên , đến nỗi các nốt nhạc đều méo mó , xiêu vẹo , trống phách cũng sai hịp hết cả . Chừng như phải lấy hơi cấp kỳ , cô dồn chúng tôi vào một góc khuông nhạc . Tôi chỉ còn có nửa nhịp . Đã thế lại bị kẹp giữa hai nốt móc đơn , mấy cái móc của chúng như câu liêm kè ngay cổ . Thử hỏi còn ai hát được trong hoàn cảnh đó chứ .Cô ca sĩ ôm mặt khóc nức nở . Không ai bảo ai chúng tôi đều cúi gầm mặt xuông . Đứa nào cũng lờ mờ đóan ra nguyên nhân tại sao .
Rất may là người dẫn chương trình đã xin khán giả tạm nghỉ ít phút vì lý do kỹ thật . Cánh gà vừa khép lại , ông thầy của chúng tôi vừa chạy vào trả dấu lặng đơn vê chỗ cũ .
Rồi mọi việc cũng kết thúc tốt đẹp . Khán giả tặng hoa vỗ tay rào rào . Cô ca sĩ một lần nữa không cầm được nước mắt .
Dù bạn có là nốt nhạc đi chăng nữa , có thể bạn cũng phải mất rất nhiều thời gian và sai lầm mới biết được im lặng là một phần của âm thanh .
Comment