• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đôi điều về tác giả bức tượng THƯƠNG TIẾC.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đôi điều về tác giả bức tượng THƯƠNG TIẾC.

    Thiếu tá Nguyễn Thanh Thu - Điêu khắc gia tài ba của QLVNCH



    Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa trước 1975

    Trước cổng vào nghĩa trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương tiếc, nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Đó là, bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thực hiện.

    Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an nghĩ cuối cùng của hơn 18 ngàn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng.




    Bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thực hiện


    Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.

    Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.

    Sau khi được chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.







    Bức tượng đồng có chiều cao 9 thước, sau ngày 30/4/75 đã bị giật sập, phá hủy.





    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu bên tác phẩm "Ngày Về"


    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết trong nhiều tác phẩm. Ông cảm thấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của mình là tác phẩm “Ngày Về”. Tác phẩm này, diễn tả hình ảnh người chiến binh trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng.

    Tác phẩm “Ngày Về ” của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.



    Hoài bão không nguôi

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết ông ở tù VC 8 năm. Sau khi ở tù về, ông tìm đủ mọi cách để vượt biên ra nước ngoài. Ông nghĩ rằng qua bên Mỹ ông dễ có cơ hội thực hiện những mộng ước của đời mình. Đó là, dựng lại tượng “Thương Tiếc” nơi quê hương thứ hai. Nhưng trong 15 năm sống tại Mỹ, ông không tìm ra được một mạnh thường quân nào giúp đở. Ông đành buồn bã trở về Việt Nam sinh sống. Ông cảm thấy cô đơn với mơ ước của mình. Nhưng, ông vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được...



    Mùa hè Bắc Cali 8/2009


    ( Lược ghi lại từ :Link )
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 17-04-2010, 10:51 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Tượng Đài "Thương Tiếc "

    Nhân nghe anh Tám Tàng kể về pho tượng Tiếc Thương trong Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, tôi cũng xin đóng góp thêm những chuyện tương tự về bức tượng đó.

    Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tại nghe kể lại. Chung quy đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: “Một bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn? Sự uẩn ức nào chứ... ” Vâng ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ. Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.

    Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức cuả người lính chiến đã bị bức tử môt. cách vô tình, hay là sự uẩn ức cuả người dân miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề Tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thăm thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dễ dàng đi sâu vào lòng ngườị Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người khao khát hoà bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở nơi kiệt tác. Sự đồng tình giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ Thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “ Thương Tiếc” đã hoá thành thần linh chăng?

    Nghĩa Trang Quân Đội toạ lạc trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức, mọi người có thể nhìn thấy. Ngay từ lối vào, sừng sững bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùi. Đó là tác phẩm điêu khắc “ THƯƠNG TIẾC ” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thu.

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “ THƯƠNG TIẾC” cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.

    Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La De ( bia). Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:
    -Uống đi mày, uống đi mày …
    Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh ta. Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẽ họ đã hiểu tâm sự của anh.
    Anh Hạ Sĩ lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:
    -Uống đi mày …
    Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tĩnh trả lời:
    -Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngày. Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn III. Nay … người bạn thân đã chết ở trận điạ …
    Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngào. Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói :
    -Uống đi mày … Có Đại Úy đang uống với tao đây.
    Sau đó anh nói tiếp:
    -Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?
    Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “THƯƠNG TIẾC” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.

    Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nào. Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng ta.

    Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:

    -Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
    -Một việc khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…
    -Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Thương Tiếc đến như thế?

    Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại. Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài THƯƠNG TIẾC , cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hãy còn dính đầy đôi giầy trận.

    Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm … lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, đổ nhau đi coi tượng đài THƯƠNG TIẾC làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.

    -Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng THƯƠNG TIẾC đi lại trên Xa Lộ !
    Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội.
    Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe. Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
    - Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội:
    -Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.
    Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài một giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
    -Ai phá nhà tao đó?
    Tiếng gỏ cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậỵ Khi mở Cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “ THƯƠNG TIẾC ” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:
    -Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối quá, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ.Tôi nhậu với ai?…
    Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt”

    Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp tượng “THƯƠNG TIẾC ” ngồi sau xe Jeep của ông:
    -Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đỡ mỏi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin quá giang.
    Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm một tí nào…Tôi quay lại sau , định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “THƯƠNG TIẾC ” đang ngồi phía sau. Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
    -Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi …
    Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”
    Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:
    -Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, quá quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra sao. Cô nghe tiếng người lính hỏi:
    -Cô có biết tôi là ai không?
    Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời::
    -Ông là ai, kệ ông chứ, mắc mớ gì tôi …
    Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phiá sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cô. Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó…”

    Chú thích:
    Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẽ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn Chú ruột tôi ,Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho chuyện nàỵ


    Mặc Nhiên


    .
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3


      Bức tượng Thương Tiếc đã trở về với nghĩa trang QĐ Biên Hoà.
      Attached Files

      Comment

      • #4







        Comment

        • #5

          ĐKG Nguyễn Thanh Thu và tượng Thương Tiệc

          ĐKG Nguyễn Thanh Thu và tượng Thương Tiếc



          Lần đầu tiên tôi gặp anh Nguyễn Thanh Thu - một người mà tôi từng ngưỡng mộ là khi anh ấy vừa qua Mỹ định cư vì tôi muốn mời anh đến với hội chợ Tết SV mà tôi đang làm trưởng ban tổ chức năm ấy. Anh nghèo thấy thương, vừa nhận trợ cấp, vừa ở trọ trong nhà của một bác sĩ rất quý mến anh mà không có cơ hội nào để phát triển tài năng của anh. Dạo ấy, tôi mong hội chợ Tết thành công, có lời thì sẽ hổ trợ phần nào cho các tài năng như anh, như họa sĩ Nguyễn Trung... nhưng "lực bất tòng tâm", THSV không đồng ý với đề nghị này của tôi cho dù năm ấy hội chợ Tết rất thành công, mở đường cho THSV sống còn và lớn mạnh như bây giờ. Khi tôi nhận trách nhiệm tổ chức hội chợ thì THSV không còn 1 xu trong quỹ, nhiều "cựu thành viên" đòi đóng cửa THSV... nhưng sau khi hội chợ Tết rất thành công, tôi cũng chỉ có 1 lá phiếu nên "tập thể" quyết định dồn hết cho các trại tị nạn sắp đóng cửa và trao tiền cho soeur Pascal Lê Thị Tríu thì tôi ân hận vì đã không giúp được gì cho anh và dự án phát triển văn hoá nghệ thuật cho khu Bolsa. Sau đó, tôi có đến trao đổi với ông Tony Lâm(lúc ấy đang làm nghị viên thành phố Westminster) về dự án tu bổ và phát triển đường Bolsa(thực ra là enhanced and improved) nhưng cuối cùng thì Westminster đã có chọn lựa riêng của họ(y hệt phố Tàu!). Xem ra mơ ước của anh khó có thể thành hiện thực cho dù người Việt chống Cộng ở hải ngoại lúc nào cũng nói là rất khoái bức tượng Thương Tiếc của anh.Ông từng là một sĩ quan trong QLVNCH với cấp bậc Thiếu tá.Tác phẩm “Ngày Về” của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT Ngô đình Diệm và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT Nguyễn văn Thiệu.



          Nguyễn Thanh Thu sanh năm 1934 tại xã Bình Hòa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
          Động viên vào Thủ Đức ra ngành Quân nhu.
          Tác phẩm điêu khắc tiêu biểu:
          1/ Ngày về.1963
          2/ Chiến sĩ vô danh. 1966 đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Gò Vấp
          3/ Trung Liệt. 1966
          4/ An Dương Vương. 1966 đặt ở ngã sáu Chợ Lớn.
          5/ Thương Tiếc. 1966 đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Biên Hoà
          Tượng Thương Tiếc mới đầu thực hiện bằng xi măng cốt thép được đặt trên bệ cao lối vào nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà.
          Ngày 16.08.1968 được giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH.
          Ngày 01.11.1968 làm lễ khánh thành.Cuối năm 1969 pho tượng Thương Tiếc được thay chất liệu, được đúc bằng đồng.



          Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.
          Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
          Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.
          ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT. thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh. Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH. ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.
          Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.
          Vào một buổi trưa của ngày thứ sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây, giữa trời nắng chang chang, Đ KG.Thu ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước vào quán, ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang ngồi uống bia và trên bàn đã có 5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái ly. Ngồi bàn đối diện với người quân nhân kia, ông lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy người lính Nhảy Dù vừa uống bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không. Hình ảnh này cho thấy anh ta vừa uống vừa nói chuyện và vừa cúng một người đã chết. Khi nói chuyện với cái ly xong, người lính uống hết ly bia của mình. Sau đó, anh ta “xớt” bia của cái ly cúng còn nguyên vào ly mình, rồi lại kêu thêm một chai bia mới rót đầy vào ly kia. Thấy vậy, ông bước qua làm quen với người lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi chung bàn. Người quân nhân mắt quắc tỏ vẻ không bằng lòng vì bị phá cuộc đối ẩm của anh và người đã chết. Thái độ này làm ông lúng túng. Đột nhiên, người lính kia móc ra cái bóp đựng giấy tờ của anh ta ra và đưa cho ông như trình giấy cho Quân Cảnh. Ông nghĩ rằng mình đâu phải là Quân Cảnh mà xét giấy ai . Tuy nhiên ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi. Vì tò mò, ông mở bóp ra coi. Trong bóp, ông nhìn thấy những tấm hình trắng đen chụp cảnh các anh em đồng đội nơi chiến trường. Muốn làm quen với người lính Nhảy Dù, nên ông cố nhớ địa chỉ và KBC của anh ta trước khi cầm bóp trả lại cho chủ nó. Sau đó, ông ra về để chuẩn bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu.
          Tối hôm đó, điêu khắc gia Thu vẽ liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ nhớ đến hình ảnh ngồi uống bia một mình với gương mặt buồn bã của người lính Nhảy Dù, mà qua căn cước ông biết tên là Võ Văn Hai.
          Bảy bản mẫu của Nguyễn Thanh Thu phát họa là cảnh người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường, cảnh mưa bão ngoài mặt trận. Phản ảnh lại cảnh êm ấm của những người tại hậu phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông cứ liên tưởng đến vóc dáng buồn thảm của Võ Văn Hai và ông ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.
          Đến 8 giờ sáng thì có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến nơi, đại tá Võ văn Cầm là Chánh Văn Phòng của TT. Thiệu cho biết TT. đang tiếp chuyện một vị tướng nào đó nên bảo ông đợi một chút. Trong lúc đợi, ông ra phía ngoài đi lang thang trên hành lang của dinh và vừa đi vừa nghĩ trong đầu là tại sao mình không vẽ Võ văn Hai cho rõ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế cẩn màu đỏ tưởng tượng đến hình ảnh Võ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột trong quán nước. Ông trở vào phòng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phát họa những ý tưởng đã nghĩ ra. Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng không dám lên tiếng. Ông nhìn phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không. Ông lượm bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia Thu đã dùng mặt trong của bao thuốc lá phát họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài lòng về bức hình đã vẽ ra.
          Khi được Đại tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đã trình bày giải thích về 7 bản đã vẽ từ trước cho TT. Thiệu nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à! Bảy bản, bản nào tôi cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào hay nhứt.” Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT. Thiệu : “Thưa TT, mới đây thôi trong khoảng 15 phút trong khi chờ gặp TT. tôi mới nghĩ ra một đề tài được phát họa trên một bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ trình lên TT. Tuy nhiên, với phát họa này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống hỏi, thì tôi muốn chọn bản này, nhưng tôi không dám trình lên Tổng Thống .”
          TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khóat đặt tên cho các bản phát họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như: 1)Tình đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương.
          Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT. Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của TT. Thiệu, ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở” . TT. Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966”.
          Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
          Một chiến sĩ QLVNCH can trường trong ngục tù cộng sản
          Điêu khắc gia Thu tâm sự, khi còn ở trong tù lúc bị nhốt ở “cô – nét” ông nhớ đến tượng Thương Tiếc và đã vái thầm tất cả vong linh chiến sĩ VNCH trong ba ngày, hãy cho ông biết ông có thoát khỏi dự định xử bắn của VC hay không. Thì vào một buổi trưa, ông chập chờn thấy có người báo mộng cho biết ông không sao cả, nhưng thời gian tù tội còn lâu lắm.
          Người điêu khắc gia tài ba kể tiếp. Trước đó, một người bạn đã dặn dò ông phải coi chừng và cẩn thận trong lúc ở tù VC vì ông quá nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc nên chắc chắn VC sẽ không để ông yên. Lúc đó, ông không quan tâm cho lắm, nhưng vào một buổi trưa trong lúc các tù nhân đang nghĩ ngơi, thì ông được một cán bộ quản giáo mời ra ngoài báo cho biết ông chưa khai báo thành thật, còn dấu diếm nhiều điều. Thiếu tá Thu hỏi dấu diếm những điều gì? Để trả lời, tên cán bộ lấy ra một danh sách tên tuổi các tù nhân, mà theo ông là do các người làm “ăng ten” trong trại báo cáo. Ông cho biết những người chịu làm ‘ăng ten” cho VC sẽ được lãnh tiêu chuẩn gạo 11 ký một tháng, thay vì 9 ký như mọi người. Ông còn nói thêm, những kẻ làm “ăng ten” không phải vì họ thù ghét ai, mà chỉ vì “miếng ăn” mà thôi. Cầm bảng danh sách trên tay, tên cán bộ nói rằng thiếu tá Thu là tác giả bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng tại sao lại không khai báo. Và phải cho anh ta biết, lý do tại sao ông lại làm ra bức tượng này. Điêu khắc gia Thu trả lời vì ông là một quân nhân trong QLVNCH, ông làm bức tượng Thương Tiếc là để cùng người dân miền Nam tỏ lòng thương tiếc sự hy sinh của các chiến sĩ chiến đấu cho tự do. Tên cán bộ lại hỏi, tại sao lại làm bức tượng Ngày Về. Ông giải thích cho tên cán bộ nghe rằng, đời lính hành quân nay chỗ này, mai chỗ kia, vài ba tháng mới được phép về thăm vợ con một lần. Ông làm tượng Ngày Về để nói lên sự vui mừng khi vợ chồng gặp lại nhau, thì đâu có gì gọi là không tốt.
          Tên cán bộ quản giáo đề cập đến bức tượng An Dương Vương và thành Cổ Loa là biểu tượng của ngành Công binh QLVNCH với những lập luận ngây ngô. Tên cán bộ nói với Nguyễn thanh Thu, An Dương Vương là người lập quốc, còn bác Hồ là người giữ nước. Vậy tại sao ông không ghép hình bác Hồ vào. Ông trả lời tên cán bộ rằng, lúc làm tượng An Dương Vương ông đâu biết bác Hồ là ai, là người nào, nên không thể ghép vào được. Nghe nói vậy, tên cán bộ xám mặt lại, hắn ta ra lệnh cho ông đứng đó không được đi đâu hết. Tên này chạy về văn phòng gọi thêm 6 tên cán bộ nữa, súng ống đầy đủ, chạy đến chỗ Nguyễn thanh Thu đứng. Trong 6 người này có một tên là chính trị viên đã gằn hỏi: “Khi nảy anh đã nói gì với anh Sáu ”.
          NTT trả lời: “Tôi không có nói gì hết”.
          Tên chính trị viên nói tiếp: “Anh Sáu cho tôi biết anh nói là dân Sài Gòn, người miền Nam không ai biết bác Hồ. Vì không biết nên anh không thể làm tượng bác kèm với An Dương Vương, có đúng không?”.
          Điêu khắc gia Thu trả lời “Đúng vậy”. Nghe trả lời như thế, tên cán bộ chính trị viên nói cho ông 5 phút định trí, để nói lại. Đồng thời tên này còn hỏi gằn: “Anh bảo rằng anh không biết bác Hồ phải không?”. Thiếu tá Thu thẳng thắn trả lời: “Tôi không biết mặt, biết tên ông này”. Tên cán bộ nói : “Nếu anh không biết, tôi cho anh biết ”. Sau đó, chúng lôi điêu khắc gia Thu về văn phòng đánh đập tàn nhẫn liên tục trong ba ngày, ba đêm. Tuy bị đánh đập dã man, nhưng thiếu tá Thu chịu đựng và im lặng không lên tiếng gì hết. Thấy vậy một tên cán bộ nói: “Bây giờ mầy nói về hai chữ Tự Do cho chúng tao nghe coi ”. Thiếu tá Thu bấy giờ mới lên tiếng: “ Nếu tôi không nói thì cán bộ nói tôi khinh, nhưng khi tôi nói thì cán bộ không tin. Bây giờ, tôi nói về Tự Do cho cán bộ nghe. Người miền Nam có tự do là họ được đi đứng dễ dàng, ăn nói thoải mái không có bị khó dễ gì hết. Còn những người CS các anh cũng có tự do, nhưng chỉ có những chữ viết trên các cổng ra vào được sơn son thiếp vàng, chỉ có trên vách tường tại các văn phòng làm việc, chớ người dân thì không có ”. Nghe nói vậy, bọn VC lại ra tay đánh đập NTT một trận tơi bời, đỗ máu mũi. Sau đó, chúng đem nhốt ông vào “cô – nét ”. Ông cho biết, sau nhiều tháng trong “cô nét” ông chỉ còn xương và da, đứng lên muốn không nỗi.
          Một tình cảm khó quên
          Một ngày nọ, vào khoảng 4 giờ sáng cửa “cô – net” được mở ra,và một họng súng AK chỉa ngay vào thiếu tá Nguyễn thanh Thu , rồi một giọng ra lệnh cho ông bước ra. Ngoài trời tối đen, lờ mờ sáng, ông đứng không vững khi bước ra cửa “cô- net” nên bị hụt chân té qụy. Tên cán bộ ra lệnh cho điêu khắc gia Thu đứng dậy và giơ tay ra để cho chúng móc còng vào. Sau đó, ông được bốn tên cán bộ kè đi về phía cổng trại để vào khu rừng chuối kế bên. Đang đi bổng nhiên có một chiếc xe Jeep chạy tới đèn pha sáng choang làm chói mắt mọi người. Chiếc xe Jeep ngừng lại tắt đèn, có tiếng nói chuyện trao đổi giữa hai bên chừng 5 phút. Sau đó, toán dẫn cán bộ quay lại bịt mắt ông và tiếp tục kéo lết đi vào rừng chuối. Đến nơi, tên cán bộ kéo thiếu tá Thu nhốt vào một nhà cầu của khu gia binh của VNCH bỏ hoang từ lâu. Quá mõi mệt nên ông đã ngủ thiếp lúc nào không hay. Gió theo khe hở thổi làm ông tỉnh dậy, qua khe hở ông thấy trời đã sáng và biết mình chưa chết. Thiếu tá Thu cười nói rằng, bị nhốt ở trong cầu tiêu nhưng ông cảm sung sướng, thoải mái hơn là lúc bị nhốt ở “cô – net” nhiều.
          Kể tới đây, điêu khắc gia NTT cười và cho biết từ đó không ngờ lại xảy ra “Những tình cảm khó quên”. Ông kể tiếp là vào buổi trưa hôm đó, một cô gái người Bắc tay cầm chén cơm, bịch muối và đôi đũa tre đến mở cửa cầu tiêu đưa cơm cho ông ăn, nhưng cô ta mở không được vì bên trong ông đã móc cửa lại. Bên trong, ông hỏi vọng ra:- “Cô là Bắc kỳ phải không, nhưng Bắc kỳ nào? Bắc kỳ 54 hay Bắc kỳ giải phóng”.
          Cô gái trẻ khoảng 22, 23 tuổi trả lời:
          -“Này nhé, tôi là chị nuôi của ông. Đem cơm cho ông ăn mà ông hỏi tôi như thế”.
          Nói xong cô ta cầm chén cơm bỏ ra về. Khoảng 3, 4 phút sau, một tên cán bộ đến ra lệnh cho ông phải mở cửa ra và mắng:
          -“Lúc nào cũng láo khoét. Tha chết cho rồi mà còn láo khoét”.
          Nói xong tên cán bộ bỏ đi. Vào buổi chiều cô gái trở lại, thiếu tá Thu nhủ thầm trong bụng là không giỡn nữa, vì giỡn sẽ đói. Khi cô gái mở cửa bỏ phần cơm vào, ông phân trần với cô là ông chỉ giỡn một chút mà cũng đi mét.
          Qua ngày kế, một tên cán bộ và hai người tù đến chỗ nhốt thiếu tá Thu, dùng đồ nghề khoét một cái lỗ vuông nhỏ trên cửa cầu tiêu. Xong đâu đó, tên cán bộ nói: “
          - Từ nay không mở cửa nữa. Mỗi lần tới giờ cơm, anh dùng miếng gỗ đưa cái chén cũ ra và sẽ nhận được chén cơm mới đưa vào qua cái lỗ này”.
          11 giờ trưa hôm đó “chị nuôi” của điêu khắc gia Thu đem cơm và muối đến cho ông. Theo như lời dặn, thì thiếu tá Thu khi nhận chén cơm mới ông phải trả cái chén không lại, nhưng ông không làm điều này. Cô gái lên tiếng hỏi, nhưng ông không trả lời. Cứ như vậy hai ba ngày liên tiếp, ông giữ lại tất cả 7 cái chén. Một hôm cô gái phàn nàn:
          - “Ông giữ hết chén thì tôi đâu còn chén để đựng cơm cho ông”.
          Nghe vậy, thiếu tá Thu cuời nói:
          - “Nếu cô muốn tôi trả lại mấy cái chén thì phải có điều kiện”.
          Cô gái hỏi:
          - “Điều kiện gì?”
          Ông đáp:
          -“Cô để bàn tay của cô lên tấm ván đưa cơm cho tôi rồi đưa vào cho tôi thấy”.
          Sau vài giây tần ngần, cô gái làm theo điều kiện của điêu khắc gia Thu. Ông đã tinh nghịch dùng đôi đũa tre đụng vào bàn tay của cô gái rồi sau đó đưa trả 7 cái chén cho cô gái. Cô gái ngạc nhiên hỏi:
          -“Chỉ có vậy thôi à!”.
          Ông trả lời:
          - “Chỉ có vậy thôi!”.
          Cô gái bỏ về. Trong lúc thiếu tá Thu đang ngồi ăn cơm, thì cô gái trở lại với một bà già đi phía sau . Đến trước cửa cầu tiêu, nhìn vào lỗ đưa cơm bà già nói:-“Ông này, con Lan nó đem cơm cho ông ăn, thế mà ông còn lấy đũa chích vào tay nó. Là cái gì vậy?
          Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cười nói:
          -“ Vậy mà cũng không biết”.
          Nghe vậy bà cụ phàn nàn:
          - “Ông làm kỳ quái quá ai mà biết được”.
          Bị hỏi dồn nhiều câu, Thiếu tá Thu nói nhỏ:
          - “ Là yêu đấy!”.
          Nghe như vậy người con gái tên Lan đỏ mặt thẹn thùng, vội vả quay lưng bỏ đi.
          Qua ngày hôm sau, cô gái tên Lan lúc đem cơm đến cho điêu khắc gia Thu, cô nhỏ nhẹ và tha thiết nói:
          -“ Anh Thu à! Em khuyên anh, anh thôi đừng có “anh hùng” nữa. Như vậy, thiệt thòi cho anh lắm anh có biết không? Chúng nó đã tha chết cho anh đấy!”
          Rồi cô nói tiếp, giọng run run:
          -“ Em thương mấy anh sĩ quan cải tạo các anh lắm. Kể từ nay, đến giờ cơm em sẽ để cục thịt nằm ở đáy chén. Khi em đưa cơm vào, anh hãy tìm cục thịt ăn liền trước nha! Để đề phòng cho cả em và anh không bị cán bộ bắt gặp làm khó dễ”.

          Thiếu tá Thu cảm động hỏi:
          -“ Cô Lan! Làm sao cô biết chúng nó tha chết cho tôi?”
          Cô gái khẻ nói:
          -“Này nhé! Anh còn nhớ không? Khoảng 4 giờ sáng hôm đó, gần nhà bếp, em thấy đèn pha của chiếc xe Jeep chạy ngang. Và khoảng nửa tiếng sau, có bốn cán bộ súng ống trên vai bước vào nhà bếp bảo em pha cà phê cho họ uống. Họ kể cho em nghe là đáng lẽ có một tù nhân bị đưa đi bắn.. Nhưng sau đó bỗng nhiên “có lệnh hồi”.
          Nên tù nhân này được lôi vào nhốt tạm thời trong một cầu tiêu của một trại gia binh trước bỏ hoang”. Cô Lan kể tiếp:
          - “ Có một lần em đón đường hỏi các anh đi lao động ngoài rừng về hỏi tại sao anh phạt bị nặng như vậy, thì mọi người cho biết vì anh là tác giả bức tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biện Hòa. Nhắc đến bức tượng Thương Tiếc, em không lạ gì bước tượng này, vì hồi đó, chiều nào em và các bạn thường hay chơi quanh gần tượng.
          Điêu khắc gia Thu hỏi cô gái:- “Cô ở Hố Nai được bao lâu rồi?”
          Cô Lan kể lể: - “Cha em là bộ đội VC ngoài Bắc, vào Nam đánh trận bị bom dội chết trong rừng. Mẹ em đã gánh em vào Hố Nai và em đã lớn lên từ đó”.
          Kể đến đó, thiếu tá Thu không dấu được sự xúc động. Ông ngậm ngùi nói:- “Cô Lan rất tận tình và tốt với tôi. Những chân tình ấy cùng với những kỷ niệm rất dễ thương tôi luôn trân quý. Cô là nguồn an ủi của tôi trong lúc bị tù đày, trong nỗi đau và sự bất hạnh của một đời người. Tôi rất muốn trả ơn cho cô, nhưng không biết đâu mà tìm. Tôi nghĩ những tình cảm này khó phai nhạt trong đời mình”.
          Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?
          Thiếu tá Thu cho biết vào thời điểm đó, khoảng tháng 8, nhiều đổi thay xảy đến với ông. Một hôm, cán bộ quản giáo gọi ông lên làm việc. Tên cán bộ nói:
          - “Anh Thu, chẳng lẽ anh muốn ở mãi trong thùng sắt sao? Tôi đề nghị là anh đừng nhận mình là tác giả “chính” đã làm tượng “Thương Tiếc” mà anh chỉ là người “phụ” thôi. Người “chính” đã vượt biên đi rồi. Anh viết bản tự thú như vậy, tôi sẽ cứu xét và giảm tội cho anh”.
          Nhưng ông đã khẳng khái trả lời:
          - “Cám ơn cán bộ đã khuyên tôi, nhưng với tôi tác phẩm Văn hóa Nghệ thuật là con đẻ của mình. Sao tôi lại trốn tránh trách nhiệm và đỗ thừa cho người khác? Tôi không thể làm như vậy được”.

          Vài ngày sau, một tên cán bộ khác đến gặp ông và ra lệnh cho ông phải làm tượng HCM để kịp ngày Quốc khánh 2/9 của VC. Thiếu tá Thu cho biết là ông nhận lời đề nghị này, vì ông đã có ý định trốn trại. Ông nói với cán bộ quản giáo biết, là muốn làm tượng phải có đủ đồ nghề. Thế là ông được bốn tên bộ đội chở về nhà để lấy đồ nghề. Trên đường về ông xin ghé nhà mẹ mình để thăm bà. Đến nơi, mấy tên bộ đội thì ngồi chuyện trò với cô Hồng em gái của ông ở cửa trước. Còn ông vào nhà gặp mẹ. Hai mẹ con gặp nhau mừng rỡ rối rít. Bỗng bà cụ nghiêm mặt nói:
          - “ Thu à! Má đẻ con ra mà không biết tánh con sao! Con hãy ráng ở trong tù thêm một năm nữa đi. Nếu con mà trốn, má sẽ chết cho con coi”.
          Nghe mẹ nói như vậy, ông quá sức bàng hoàng, tự nghĩ: “Trời ơi! Bao nhiêu ý định nhen nhúm giờ đây đã tiêu tan. Nỗi buồn tràn ngập trong lòng, vì ông sẽ trở về giam mình trong cái thùng sắt ( 2m x 1m) sừng sững ngoài trời , tiếp tục chịu đựng thời tíết khắc nghiệt, sức nóng như thiêu đốt của mùa Hạ, hay lạnh giá của mùa Đông rét mướt “. Theo như thỏa thuận là sau khi được về thăm nhà và lấy đồ nghề, ông sẽ thực hiện điêu khắc tượng HCM. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong trại giam. Từ đó, không biết bao nhiêu lời nguyền rủa vang lên làm ông đau khổ vô cùng.
          Trước khi ra lệnh bắt ĐKG. Thu làm tượng HCM, cán bộ VC đã liên lạc trước với gia đình thiếu tá Thu. Chúng dàn cảnh cho vợ, con ông được đến thăm viếng đặc biệt. Tuy nghèo nhưng gia đình ông cũng mua thịt vịt quay, bánh mì, bày biện ra để cả nhà cùng ăn trong trại giam. Thật bất ngờ, trong tờ Tin Sáng cũ dùng để gói vịt quay, thiếu tá Thu nhìn thấy hình TT. Nguyễn văn Thiệu. Ông xé tấm hình đó, xếp nhỏ cất vào túi cất. Đến ngày nặn tượng chân dung HCM, thiếu tá Thu lại khắc nét của Tổng Thống Thiệu. Ông cho biết, rất phấn chấn trong lòng và thầm nghĩ: “ Tự mình, trí ta, ta hay, lòng ta, ta biết”.
          Sau này, Nguyễn thanh Thu được kể lại. Một buổi chiều nọ, trên đường đi lao động về đám tù nhân đi ngang qua nhìn thấy pho tượng HCM sắp được hoàn tất, họ có vẻ thích thú xầm xì : “ Trời ơi! Tụi mày xem giống TT. Thiệu quá! Giống quá tụi bây ơi!” Tiếng xầm xì làm mấy tên “ăng ten” chú ý. Lập tức chúng trình báo cho cán bộ quản giáo hay.
          Khoảng 4 giờ 30 chiều, vào thời điểm bức tượng HCM đang được điêu khắc gia Thu gắn râu mới được một bên mép thôi, thì một tên cán bộ bước đến hỏi: “Tượng sắp xong rồi chứ?” Miệng vừa hỏi, tên cán bộ nhanh tay thò vào túi áo ông lấy mãnh giấy báo có hình TT. Thiệu. Thế là xong! Việc bị đỗ bể. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu lại tiếp tục trở vào thùng sắt nhận thêm bốn tháng biệt giam, bị hành hạ đủ điều. Tại đây, ông kiệt sức, bất tỉnh, được đưa vào trạm bịnh xá.
          Tại trạm xá, ông được một tù nhân khác là phi công Đỗ Cao Đẳng, chú của trung tướng Đỗ Cao Trí làm Trưởng trạm xá, và một số học trò cũ của ông, từ thời còn học trung học Võ trường Toản, hết lòng cấp cứu. Nhờ vậy, ba ngày sau ông mới tỉnh lại. Với tình trạng sắp chết, da bọc xương, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu được VC tha cho về với gia đình kể từ đấy.
          Hoài bảo không nguôi
          Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết ông ở tù VC 8 năm. Sau khi ở tù về, ông tìm đủ mọi cách để vượt biên ra nước ngoài. Ông nghĩ rằng qua bên Mỹ ông dễ có cơ hội thực hiện những mộng ước của đời mình. Đó là, dựng lại tượng “Thương Tiếc” nơi quê hương thứ hai. Nhưng trong 15 năm sống tại Mỹ, ông không tìm ra được một mạnh thường quân nào giúp đở. Ông đành buồn bã trở về Việt Nam sinh sống. Ông cảm thấy cô đơn với mơ ước của mình. Nhưng, ông vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được, nên hàng ngày ông cố gắng tập thể thao để tinh thần và thể xác không suy nhược.
          Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu cho biết, khi còn ở Mỹ ông đã có hân hạnh gặp lại TT. Nguyễn văn Thiệu khi TT. Thiệu từ Boston đến Nam Cali thăm viếng và nói chuyện với đồng bào tỵ nạn. Tổng thống Thiệu được một người bạn của thiếu tá Thu sắp xếp hướng dẫn đến gặp nhà điêu khắc. Khi gặp thiếu tá Thu , TT. Thiệu vồn vả hỏi liền: “ Anh Thu có khỏe không? Tôi nghe nói ở trong tù anh đã làm tượng tôi phải không?” Điêu khắc gia Thu xúc động cho biết, là ông rất ngạc nhiên khi TT. Thiệu bất ngờ hỏi như vậy. Ông đã hỏi lại TT. Thiệu: “Làm sao tổng thống biết được?” TT. Thiệu nở nụ cười hiền hòa: “Làm sao tôi không biết được”. Giây phút gặp gỡ quá ngắn ngủi. Sau đó, vị tổng thống nền đề nhị VNCH vội vả từ giã đồng bào ra phi trường trở về Boston cho kịp chuyến bay. Khi nhắc tới TT. Nguyễn văn Thiệu, thiếu tá Thu mơ màng nhớ về dĩ vãng xa xưa. Vì đó là kỹ niệm mà trong đó có những tác phẩm nghệ thuật ông tạo hình, nhờ sự gợi ý của tổng thống Thiệu. Thiếu tá Thu cho biết sau 3 tháng khi tượng Thương Tiếc được khánh thành ở Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, TT. Nguyễn văn Thiệu đã tổ chức một bữa tiệc khoản đãi tại Dinh Độc Lập, và đã mời điêu khắc gia Thu đến dự. Trong khi trò chuyện với ĐKG. Thu , TT. Thiệu chỉ bồn nước phun trước Dinh Độc Lập ,và nói muốn làm một biểu tượng gì đó.
          Kể đến đây, ĐKG. Thu không nén được xúc động và thành thật nói: “ Trông TT. thật tội nghiệp với vẻ buồn lo của ông”. Trầm ngâm một chút, TT. Thiệu nói với điêu khắc gia Thu: “ Anh nghĩ xem, xứ mình đang ở trong tình trạng chiến tranh. Người lính thì đang sống, chết ngoài tiền tuyến. Biểu tượng Thương Tiếc đặt tại Nghĩa Trang QĐ đã tạm yên. Nhưng, tôi nghĩ mình còn phải làm thêm một cái gì đó nữa, để giáo dục mọi người…Xin lỗi , người dân nhiều khi cũng thờ ơ với cuộc chiến lắm nên tôi muốn có một tác phẩm gây ý thức trong lòng người dân. Là dù đang chiến tranh, nhưng chúng ta cũng biết xây dựng, và biết “TỰ LỰC CÁNH SINH”. Chứ hoàn toàn trông cậy vào viện trợ cũng phiền toái lắm. Anh Thu, anh nghĩ sao ? Anh có thể trình một dự án như ý tôi vừa trình bày không?
          Sau khi nghe TT. Thiệu bày tỏ tâm sự trên. Cũng như lần trước, điêu khắc gia N.T.T xin Tổng Thống tuần lễ để làm việc. Và sau một tuần, ông đã làm xong 7 bản vẽ về dự án với đề tài có tên Được Mùa. Được Mùa là hình ảnh “Cô gái ôm bó lúa” vừa mới gặt để diển tả sự trù phú của nông nghiệp miền Nam.Điêu khắc gia Thu đã làm mẫu bức tượng Được Mùa cao 2m . Nhìn bức tượng cô gái ôm bó lúa với gương mặt hớn hở, hãnh diện với công sức mình đỗ ra bằng những giọt mồ hôi, khiến người ta hình dung ra sự giàu mạnh của một nước phát triển nhờ nông nghiệp.
          Theo điêu khắc Thu bức tượng Được Mùa, nói lên sức sống trù phú của đồng bằng sông Cửu Long với chín miệng Rồng phun nước. Do đó, tác phẩm này còn có tên là “Cửu Long Được Mùa”
          Khi nhìn bức tượng mẫu Được Mùa với ý nghĩa của nó, TT. Thiệu chấp thuận ngay. Dự án tượng Được Mùa được thực hiện bằng đồng với tượng cô gái cao 9m, bệ 3m. Kinh phí dự trù là 45 triệu đồng.
          Tuy đã chấp thuận, nhưng với số tiền khá lớn đã khiến TT. Thiệu không tránh khỏi lo nghĩ trong khi chiến tranh mỗi ngày càng leo thang. Rồi cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lữa kéo đến. Mọi chi phí đều phải ưu tiên hàng đầu cho ngân sách Quốc Phòng. Thế nên dự án Được Mùa phải đành gác lại và không được hoàn thành theo mong ước của TT. Nguyễn văn Thiệu.
          Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ngậm ngùi nói: “Tuy tượng Được Mùa không được ra mắt người dân miền Nam, nhưng quá trình dự án cũng đã thể hiện được cung cách của TT. Nguyễn Văn Thiệu – một nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến sự hy sinh của Quân Đội, và tinh thần một nước tự lực, tự cường”. Tượng mẫu Được Mùa cao 2m được TT. Thiệu chấp thuận từ 1971 , đến nay 2009 vẫn còn tại nhà của điêu khắc gia Thanh Thu. Gần đây nhất vào năm 2006 , dù đã 73 tuổi ĐKG. Thu vẫn khắc thêm tượng Cô Gái Được Mùa” thật sống động. Đây là hình ảnh cô gái với chiếc nón lá, ôm bó lúa tựa vào vai. Được Mùa hay Cô gái Được Mùa, kiểu nào cũng đầy ý nghĩa và đẹp vẹn toàn. Ông quả thật không những là thiên tài nghệ thuật, mà ông còn là một chiến sĩ yêu nước nồng nàn.
          Cuối cùng, điêu khắc gia Thu cho biết, đến nay ông vẫn còn băn khoăn về một trường hợp mà ông nghĩ là hơi bất thường. Ông nói cách nay vài năm, có một người ở bên Mỹ về tự xưng là một ông cha đã tu xuất tên là Vũ văn Hoàng tuổi trên 70 mươi. Ông Hoàng cho biết đã cải táng được 18 ngàn ngôi mộ tại tỉnh Bình Dương, cũng như đã giúp đỡ rất nhiều cho thương phế binh. Ông Hoàng nói là muốn cùng với ông tạo dựng lại bức tượng “Thương Tiếc” cho những phần mộ vừa được trùng tu. Nghe như vậy, ông rất mừng rở vì đó là điều ông ôm ấp từ lâu. Sau một tháng gặp gỡ bàn bạc, ông Hoàng có hứa khi trở về Mỹ sẽ báo cho ông biết diễn tiến công việc mà hai người muốn thực hiện. Nhưng công việc không đi đến đâu và nhiều năm trôi qua ông không còn liên lạc được với ông Hoàng nữa.
          Điêu khắc gia tài ba của QLVNCH nói rằng, ông mong khi Xuân Hương về Mỹ sẽ nói cho người Việt hải ngoại biết được ý nguyện của ông. Là người có quốc tịch Mỹ, ông lúc nào cũng sẳn sàng trở qua bất cứ quốc gia nào để thực hiện bức tượng Thương Tiếc. Ông còn tâm sự, ở tuổi 75, nhưng ông ráng sống để một ngày nào đó xây dựng lại tác phẩm Tiếc Thương vì theo ông tác phẩm này, không thể mai một trong hoàn cảnh chính trị “khốn nạn”, là miền Nam bị cưỡng chiếm vào tay bạo quyền Việt Cộng như hiện nay.
          *Xuân Hương (Welcome motgoctroi.com - BlueHost.com)
          Mùa hè Bắc Cali 8/2009
          Huyền thoại về tượng Thương Tiếc:
          Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về Tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục.
          Huyền thoại về Tượng Thương Tiếc được lan toả khắp nơi và khá nhiều chuyện tình tiết khó hiểu:
          - Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chặn xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
          - Một chuyện khác xảy ra ở Biên Hoà, vào một buổi sáng, có một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, đến lúc cần tiền lấy hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…
          - Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống Tượng Thương Tiếc đến như thế?”. Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại, cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt pho tượng Thương Tiếc, vết sình non hãy còn dính đầy đôi giầy trận, cụ cho rằng đêm qua bức tượng đã hiện thành người. Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một người đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm… lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hoà, đổ nhau đi coi tượng đài Thương Tiếc làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng nghĩa trang.

          Lễ Quốc Khánh 1-11-1969 tại Đền Tử Sĩ - NTQDBH
          - Một chuyện khác, những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng nghĩa trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt Tượng Thương Tiếc đi lại trên xa lộ!
          Chuyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội. Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Úy Thường Vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe, Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
          “Nhân một hôm đi Chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn lên tượng, và nói với giọng điệu cố hữu của một Thượng Sĩ đại đội:
          - Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.
          Nói xong tôi bước về nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc cúng giỗ bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài đến một giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm qua thức khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
          - Ai phá nhà tao đó?
          Tiếng gõ cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậy mở cửa, tôi sửng sốt, thấy Tượng Thương Tiếc đứng chình ình trước cửa và nói:
          - Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối quá, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ tôi nhậu với ai?…
          Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, tiếng chân xa dần rồi im bặt”.

          Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp Tượng Thương Tiếc ngồi sau xe Jeep của ông:
          “Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đỡ mỏi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, lúc tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe đón một Hạ Sĩ xin quá giang. Lúc anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm một tí nào… Tôi quay ra, định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức Tượng Thương Tiếc đang ngồi phía sau. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
          - Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi…
          Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng cũng biến mất”.
          Vị Thiếu Tá còn kể tiếp:
          “Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, vì quen với lối trêu chọc của lính nên cô chẳng thèm quay lại xem hình dáng người tán tỉnh mình là ai. Cô nghe tiếng người lính hỏi:
          - Cô có biết tôi là ai không?
          Cô gái vẫn cắm cúi làm việc và trả lời:
          - Ông là ai, kệ ông chứ mắc mớ gì tôi…
          Bỗng cô gái nghe một tràng cười ngạo nghễ từ phía sau và những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thấy bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt. Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó…”

          - Một chuyện khác: “Vào giữa một đêm trăng mờ năm 1968, một chiếc xe đò chở đầy hành khách từ miền Trung về, khi tới xa lộ còn cách nghĩa trang quân đội 500 thước, viên tài xế bị ngủ gật nên thắng gấp, khiến bánh xe trợt một đoạn dài, rồi lật nghiêng. Trong lúc mọi người đang khóc than, đang tìm cách đập vỡ cửa kiếng chui ra, thì chợt có tiếng nói vang lên:
          - Xin đồng bào bình tĩnh... xin đồng bào bình tĩnh... ai đâu ở đó... đã có lính nhảy dù đến cứu bồ.
          Tiếng nói vừa dứt thì xe được đẩy lại dựng đứng như cũ, anh tài xế cùng lơ xe và khách vừa mở cửa ra ngoài, vừa hết lời khen sức mạnh ghê gớm của đại ân nhân. Thế nhưng mọi người chỉ thấy ân nhân dáng người cao lớn đứng sừng sững bên kia đường, rồi ông ta bước từng bước rất dài về phía trước. Tới trước cửa nghĩa trang quân đội thì biến mất. Anh tài xế bỗng la thất thanh, chỉ vào Tượng Thương Tiếc:
          - Bà con ơi... ổng đó... ổng đó... Trời ơi... trời ơi... ổng hiển linh cứu bà con mình.
          Thế là mọi người vội leo ngay vào trong xe, rồi ai nấy đều chắp tay lạy... đều đọc kinh râm ran... cả kinh Phật lẫn kinh Chúa”.
          - Chuyện Tượng Thương Tiếc cứu người bị cướp: “Vào lúc 10 giờ tối tháng 3 năm 1969, có hai cặp tình nhân đi trên hai chiếc Honda ra xa lộ hóng gió, gần tới nghĩa trang thì bị ba chiếc khác chở 6 thanh niên tóc dài ép té bên đường. Liền sau đó 3 tên ngồi phía sau nhảy xuống dùng dao uy hiếp khổ chủ để cướp xe và lấy tiền. Trong lúc bọn cướp cạn đang trói các nạn nhân, thì bỗng có tiếng hét lớn trên đầu dốc:
          - Chớ làm càn... chớ làm càn.
          Rồi liền đó xuất hiện ở giữa đường xa lộ một bóng đen... Bóng đen khệnh khạng đi tới, một tên cướp hoảng hốt gào lên:
          - Ối giời ơi... ma ma, chạy... chạy...
          Thế nhưng không làm sao chúng chạy được, cứ thế đứng sững như trời trồng, bóng đen hai tay xách bổng hai chiếc Honda bỏ bên vệ đường, vừa lúc đó có bốn chiếc xe chạy đến, một xe Cảnh Sát đi tuần, một xe Jeep của bốn quân nhân nhảy dù, trên có một Trung Tá, còn hai xe kia là du lịch. Thấy chuyện lạ, các xe ngừng hết lại. Dưới bóng tối mờ mờ mọi người thấy trên đỉnh dốc có một bóng đen đứng hiên ngang lừng lững. Khi rõ chuyện, Cảnh Sát đến chỗ bọn cướp, đứa nào đứa nấy cứ như bị điểm huyệt. Một người lớn tiếng hỏi:
          - Còn ai đứng ở trên kia đó...
          Một tràng cười vang lên, rồi một giọng như sấm động...
          - Cố gắng, Nhảy Dù... cố gắng.
          Như hiểu ra chuyện, vị Trung Tá Nhảy Dù trấn an mọi người:
          - Không sao đâu, pho tượng Thương Tiếc đi tuần thôi.
          Sau đó ông vẫy tay la to:
          - Về nghỉ đi em, khuya rồi... Nhảy Dù...
          Bóng đen bỗng đứng nghiêm giơ tay chào:
          - Cố gắng... Tuân lệnh Trung Tá”.

          Tôi chợt nhớ một đoạn trong bài học thuộc lòng thời xa xưa:
          Họ là những anh hùng không tên tuổi
          Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
          Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
          Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
          Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
          Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
          Và làm cho những đất cát hoang vu
          Biến thành một dãy sơn hà gấm vóc!
          Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về Tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục. Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
          Trần Công Nhung (Huyền thoại về tượng Thương Tiếc)
          BM: Nghĩa trang Biên Hòa 38 năm sau.
          Mar 30, 2013
          Dù vậy toàn quốc miền Nam vẫn còn nhớ đến 16 ngàn tử sĩ nằm tại nghĩa trang Biên Hòa. Từ hôm trước, sinh viên sỹ quan quân trường Thủ Đức tham dự đêm canh thức. Trên cánh đồng mộ chí 125 mẫu bao la, một nửa đã ...
          BM: Ánh Lửa Ma
          May 30, 2011
          Trong nghĩa trang, Tom vừa chạy vừa theo dõi ánh lửa ma vẫn đang từ từ di chuyển giữa những tấm mộ bia lạnh lẽọ Cậu không hề sợ hãi mà chỉ cảm thấy tò mò. Khi tới gần cửa nhà thờ, cậu ngạc nhiên khi thấy hai cánh cửa ...
          BM: Bán tất cả, trừ huyền thoại
          Sep 01, 2013
          Bán từ Cam Ranh đến Hạ Long, Hội An, Hà Nội; bán từ Nhà thờ Đức Bà đến chùa Một Cột và Đền Hùng, từ phụ nữ đến nghĩa trang Văn Điển và Kiều Nguyễn Du. Bán tất tần tật. Trong đó có ba thứ đã bán được rồi: Hoàng ...
          BM: Ca dao thời đại cháu con họ Hồ
          Oct 06, 2013
          Sự thật...nghĩa trang. Lời nói đâu phải đùa chơi. Lựa lời mà nói cho lòi tiền ra. Đời ông cho chí đời cha. Mỗi lời đảng nói dân ta...xuống mồ. Ngày xưa dân giúp đảng. Quân- dân như cá, nước. Nay phản bội ước mơ. Quân-dân ...

          Nguồn: Blog not found

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom