NHÂN VẬT CỦA NĂM 2010
Lê Diễn Đức
Tạp chí TIME nhiều uy tín của Hoa Kỳ hôm thứ Tư 15-12 đã loan báo chọn Mark Zuckerberg, người sáng lập trang mạng xã hội Facebbok là "Nhân Vật Năm 2010".
Mặc dù trong bảng thăm dò dư luận chỉ với 18.353 votes, cách xa vị trí của "anh hùng hảo hán" bạch hóa thông tin, Julian Assange, người sáng lập trang WikiLeaks, đã nhảy vọt lên hạng nhất với (hơn 382 ngàn votes) chỉ mấy ngày sau khi tung ra các điện tín bí mật của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng Mark Zuckerberg đã được "Time" chọn là "Nhân Vật Năm 2010".
Điều này cũng cho chúng ta một số nhìn nhận về sự lựa chọn của ban biên tập "Time".
Đã có một số ứng viên sáng giá năm nay thuộc giới báo chí truyền thông.
Theo tôi, báo chí truyền thông tự do nhưng trong chuyển tải thông tin những gì phạm trù thuộc về đạo đức cần phải được cân nhắc và suy tính kỹ trước khi đưa ra công luận. Nếu không, ảnh hưởng bất lợi của nó với xã hội khó có thể lường trước.
Ví dụ, trong bài "Một quá khứ cộng sản không thể nào quên" [1] viết về sự kiện ban hành tình trạng chiến tranh ở Ba Lan thời cộng sản, tôi có nêu ra chi tiết nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan đã xài hết nhẵn 4 tỷ đôla tiền tiết kiệm của dân chúng trong hai ngân hàng nhà nước. Chính quyền dân chủ đã không vội công bố thông tin này sau khi chế độ cộng sản sụp đổ mà đã xem là bí mật quốc gia tuyệt đối, rồi đợi đến thời gian sau khi ổn định kinh tế, có tiền bù đắp vào chỗ mất mát cho dân, mới nói ra.
Hãy tưởng tượng, vào thời điểm đó mà có một "Wikileaks" cho tiết lộ, không biết xã hội Ba Lan sẽ hoảng loạn thế nào khi hàng triệu người dân biết số tiền mồ hôi, nước mắt của mình đã biến thành mây khói.
Một bên là khai phóng, làm cầu nối liên lạc, phục vụ tinh thần và chia sẻ những giá trị của đời sống, của tự do và nhân quyền cho tất cả mọi người, như Facebook đã thực hiện và đang phát triển với nhiều ý tưởng táo bạo; một bên khác là sẵn sàng bạch hóa tất cả mọi thông tin, bất luận thông tin đó có hại, có lợi cho xã hội ra sao, kể cả thông tin thuộc về bí mật quốc gia bị đánh cắp.
Chính vì thế, nhật báo "New York Time" đã viết:
"WikiLeaks đại diện cho một loại vận động mới, loại đã từng đến với suy nghĩ của các hoạt động trong những năm 60, khi mọi người muốn tự tay mình va chạm và đào bới các thông tin" và "Những gì mọi người đang thấy chỉ là một khe nứt ở cánh cửa. Không ai có thể biết chuyện này sẽ còn đi đến đâu".
"Hiện nay WikiLeaks có thể sẵn sàng giao bóng với các báo chí, nhưng tổ chức này không chia sẻ các giá trị hoặc mục tiêu tương đồng. Ông Assange và những người ủng hộ trang Web cho sự minh bạch là mục tiêu cuối cùng, tin rằng ánh nắng mặt trời và sự cởi mở sẽ lấy đi các tác nhân xấu của sự bí mật họ cần đến để thành công. Các phương tiện truyền thông chính thống có thể dành nhiều thời gian để lục lọi thông tin từ những nguồn chính thức, nhưng chủ yếu họ hoạt động trong niềm tin rằng nhà nước là hợp pháp và tối thiểu được phép có một số bí mật của mình".
Lê Diễn Đức
Tạp chí TIME nhiều uy tín của Hoa Kỳ hôm thứ Tư 15-12 đã loan báo chọn Mark Zuckerberg, người sáng lập trang mạng xã hội Facebbok là "Nhân Vật Năm 2010".
Mặc dù trong bảng thăm dò dư luận chỉ với 18.353 votes, cách xa vị trí của "anh hùng hảo hán" bạch hóa thông tin, Julian Assange, người sáng lập trang WikiLeaks, đã nhảy vọt lên hạng nhất với (hơn 382 ngàn votes) chỉ mấy ngày sau khi tung ra các điện tín bí mật của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng Mark Zuckerberg đã được "Time" chọn là "Nhân Vật Năm 2010".
Điều này cũng cho chúng ta một số nhìn nhận về sự lựa chọn của ban biên tập "Time".
Đã có một số ứng viên sáng giá năm nay thuộc giới báo chí truyền thông.
Theo tôi, báo chí truyền thông tự do nhưng trong chuyển tải thông tin những gì phạm trù thuộc về đạo đức cần phải được cân nhắc và suy tính kỹ trước khi đưa ra công luận. Nếu không, ảnh hưởng bất lợi của nó với xã hội khó có thể lường trước.
Ví dụ, trong bài "Một quá khứ cộng sản không thể nào quên" [1] viết về sự kiện ban hành tình trạng chiến tranh ở Ba Lan thời cộng sản, tôi có nêu ra chi tiết nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan đã xài hết nhẵn 4 tỷ đôla tiền tiết kiệm của dân chúng trong hai ngân hàng nhà nước. Chính quyền dân chủ đã không vội công bố thông tin này sau khi chế độ cộng sản sụp đổ mà đã xem là bí mật quốc gia tuyệt đối, rồi đợi đến thời gian sau khi ổn định kinh tế, có tiền bù đắp vào chỗ mất mát cho dân, mới nói ra.
Hãy tưởng tượng, vào thời điểm đó mà có một "Wikileaks" cho tiết lộ, không biết xã hội Ba Lan sẽ hoảng loạn thế nào khi hàng triệu người dân biết số tiền mồ hôi, nước mắt của mình đã biến thành mây khói.
Một bên là khai phóng, làm cầu nối liên lạc, phục vụ tinh thần và chia sẻ những giá trị của đời sống, của tự do và nhân quyền cho tất cả mọi người, như Facebook đã thực hiện và đang phát triển với nhiều ý tưởng táo bạo; một bên khác là sẵn sàng bạch hóa tất cả mọi thông tin, bất luận thông tin đó có hại, có lợi cho xã hội ra sao, kể cả thông tin thuộc về bí mật quốc gia bị đánh cắp.
Chính vì thế, nhật báo "New York Time" đã viết:
"WikiLeaks đại diện cho một loại vận động mới, loại đã từng đến với suy nghĩ của các hoạt động trong những năm 60, khi mọi người muốn tự tay mình va chạm và đào bới các thông tin" và "Những gì mọi người đang thấy chỉ là một khe nứt ở cánh cửa. Không ai có thể biết chuyện này sẽ còn đi đến đâu".
"Hiện nay WikiLeaks có thể sẵn sàng giao bóng với các báo chí, nhưng tổ chức này không chia sẻ các giá trị hoặc mục tiêu tương đồng. Ông Assange và những người ủng hộ trang Web cho sự minh bạch là mục tiêu cuối cùng, tin rằng ánh nắng mặt trời và sự cởi mở sẽ lấy đi các tác nhân xấu của sự bí mật họ cần đến để thành công. Các phương tiện truyền thông chính thống có thể dành nhiều thời gian để lục lọi thông tin từ những nguồn chính thức, nhưng chủ yếu họ hoạt động trong niềm tin rằng nhà nước là hợp pháp và tối thiểu được phép có một số bí mật của mình".