• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

NHỮNG KỈ NIỆM MỘT THỜI TẠI NGÔI TRƯỜNG LASAN TABERD

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • NHỮNG KỈ NIỆM MỘT THỜI TẠI NGÔI TRƯỜNG LASAN TABERD

    Thấy bài viết về Lasan Taberd ... đem về đây cho bác Anh-Tran tìm lại "tên ngày xưa của mình " ...


    NHỮNG KỈ NIỆM MỘT THỜI TẠI NGÔI TRƯỜNG LASAN TABERD

    Thắp nén hương kính nhớ các Tôn huynh Bruno, Jourdain, Adrien, Pierre, Aloysius, Casimir, Vincent, Sébastien, Félicien...

    Khuya đêm 3 tháng 3, 2010, đang say giấc, bỗng tiếng chuông điện thoại reo. Chắc là thân nhân hoặc bạn hữu rất thân thiết mới đánh thức mình giờ này, tôi vội nhắc phone. Một Giáo sư, đồng thời cũng là Cựu Sư huynh La San báo tin buồn: Tôn Huynh nguyên Hiệu trưởng Lasan Taberd Sàigòn năm xưa: Félicien Huỳnh Công Lương vừa lìa trần lúc 3 giờ 30 sáng 2.3.2010 tại Nhà Hưu dưỡng La San Mai Thôn.

    Nhận tin buồn, tôi không sao chợp mắt được nữa. Cả một khung trời kỉ niệm hiện lên trong tôi. Đã bao lần, gặp lại những đồng nghiệp cũ tại Hải ngoại cũng như những lần liên lạc về Việt Nam, các người bạn tâm giao thúc giục tôi phải viết lên những sự kiện xảy ra tại trường La San Taberd trong thời điểm 30 tháng Tư năm 1975, mở đầu những trang sử đen tối nhất của Đất Nước mà tôi là người trong cuộc, được các Frère tin tưởng và nhờ cậy.

    Tôi chính thức đóng góp sự nghiệp giáo dục tại ngôi trường La San Taberd vào ngày khai giảng năm học 3.9.1969, phụ trách môn Văn-Sử-Địa - Công dân Trung học Đệ Nhất cấp. Lúc đầu, Frère Thanh Trung xếp tôi dạy mỗi tuần 10 giờ. Hai tuần sau, tăng lên thành 20 giờ. Tất nhiên, phải sắp xếp lại Thời Khoá biểu. Tôi lại phải sang gặp Cha Giám học Aloisio, xin dạy các buổi chiều, thay các giờ buổi sáng. Tuy rất khó khăn nhưng rồi cuối cùng cũng xong.

    Một dấu ấn đậm nét nhất trong niên học này là mấy ngày sau khai giảng, một Thánh lễ long trọng, tưởng niệm Cha Tuyên úy Bửu Đồng cùng 2 Sư huynh Agribert và Sylvestre bị Việt cộng sát hại tại Phú Vang, Huế. Mấy ngàn học sinh Trung học cùng với Thày Cô, các Sư huynh ngậm ngùi hòa mình trong tiếng kinh cầu với những dòng tâm tư thẩm sâu dẫn lễ của Sư huynh Mai Tâm.

    Ngày 31.5.1970, Frère Félicien về lại La San Taberd làm Hiệu trưởng (Directeur) thay thế Frère Désiré về Phụ tá cho Tôn huynh Giám tỉnh Bruno.

    Các niên học 1969-1970, 1970-1971, 1971-1972, 1972-1973, 1973-1974 êm đềm trôi qua. Học sinh Taberd đại đa số là con nhà giầu hoặc giữ những chức vị cao trong xã hội đương thời, nên việc giáo dục ít gặp những trở ngại. Cứ mỗi buổi sáng, dắt xe vào cổng trường với tên đề INSTITUTION TABERD là đã có cảm tưởng vào một khung cảnh giáo dục nghiêm chỉnh. Học sinh ngoan, có tác phong, y phục trang trọng, nên Ban Giám đốc yêu cầu các Giáo chức phải thắt Cravat để khỏi lẫn với học sinh. Phụ huynh luôn tiếp tay với Nhà trường trong việc giáo dục, nên kết quả tốt đẹp.

    Từ năm 1969 đến năm 1976, dạy cả ngàn học sinh, không thể nhớ hết từng khuôn mặt. Ngày nay, sau hơn 35 năm xa cách, những biến chuyển của thời cuộc cùng với lớp bụi thời gian, tôi chỉ còn nhớ những học sinh mà tôi đặt làm Trưởng lớp, như: Phan Bình Duy, Huỳnh Ngọc Tiên, Ngô Khắc Bảo (con của Luật sư Ngô Khắc Tịnh, Tổng trưởng Tư pháp), Phạm Kim Tước (con của Giáo sư Tiến sĩ Phạm Kim Vinh) hai anh em Nguyễn Vạn Thọ (con của Bác sĩ Nguyễn Văn Thơ (Tổng trưởng Giáo dục và Nghị sĩ Phan Thị Nguyệt Minh), Nghiêm Quốc Anh (con của Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú), Quách Cự (con của Đại tá Quách Huỳnh Hà, Tổng Ủy trưởng Công vụ) Hồ Tấn Phú Quốc (con của cố Đại Tá Hồ Tấn Quyền, nguyên Tư lệnh Hải quân), mấy người con của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Lê Quang Minh (con của Nhạc sĩ Lê Quang Anh, em của Ca sĩ Connie Kim) rất có năng khiếu về Âm nhạc... Ở New Orleans cũng có mấy anh em học sinh cũ của tôi tại Taberd. Mỗi lần gặp, Thày trò đều tay bắt mặt mừng. Một điều chắc chắn rằng, đại đa số các học sinh của tôi đều đã thành danh.


    Một điểm cũng cần lưu ý: Thành phần các Giáo chức và các học sinh La San Taberd không phải là Công giáo chiếm đến 2/3 sĩ số.

    ....................................



    Nhị Long - Nhị Lang Sơn
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 14-01-2011, 02:13 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Mình có quen với khoảng 4 cậu ấm Lasan ở SJ này. Bốn cậu ấm này là dân du học Pháp Mỹ không hà (1973). Nói chung họ ăn nói rất lịch sự và hiền. 1 cậu ấm nữa dưới Los (1974) không phải Bác...Hồ.

    Hihihi...nếu biết tên thật của Bác...Hồ là Tiểu muội truy ra nguồn gốc. Hỏng chừng cũng đã từng biết mặt rồi cũng nên. Dị mới nói Tiểu muội là thám tử mờ.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
      Mình có quen với khoảng 4 cậu ấm Lasan ở SJ này. Bốn cậu ấm này là dân du học Pháp Mỹ không hà (1973). Nói chung họ ăn nói rất lịch sự và hiền. 1 cậu ấm nữa dưới Los (1974) không phải Bác...Hồ.

      Hihihi...nếu biết tên thật của Bác...Hồ là Tiểu muội truy ra nguồn gốc. Hỏng chừng cũng đã từng biết mặt rồi cũng nên. Dị mới nói Tiểu muội là thám tử mờ.
      Cám ơn bác CO, Frère Félicien Huỳnh Công Lương, ông là hiệu trưởng trường em thời đó, lúc Frère mất các bạn Lasan VN có báo tin cho chúng em bên đây.

      "Nói chung họ ăn nói rất lịch sự và hiền"

      nếu không chết đòn với các Frère

      "cậu ấm nữa dưới Los (1974) không phải Bác...Hồ."

      ấm gì bác, lúc 4/75 mất liên lạc gia đình đói nhăn cả đám --

      "cậu ấm nữa dưới Los (1974)"

      tên gì bác?? Taberd-74 dưới SJ khá nhiều, khoảng 10 - 15 bạn, reunion lần tới có lẻ chúng em tổ chức dưới SJ..

      cheers
      Đã chỉnh sửa bởi anh-tran; 14-01-2011, 03:51 PM.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi anh-tran View Post
        "cậu ấm nữa dưới Los (1974)"
        tên gì bác??
        Hỏi Bác một câu, nếu Bác trả lời nghe có lý thì sẽ tiết lộ danh tính của người đó, còn không thì hỏng nói. Ngu sao nói?

        Giỡn...mặt dí "sát thủ trong bóng đêm"
        dui hơn hay là giỡn mặt với người quen biết dui hơn?

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom