Tìm thấy hang động lớn nhất thế giới ở Việt Nam
Một hang động khổng lồ vừa được khám phá tại một vùng rừng già xa xôi ở Việt Nam, hang này được xác nhận là lớn nhất từ trước đến nay, theo National Geographic.
Hang có tên Sơn Đoòng, thuộc di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, ở mọi nơi đều có bề rộng và cao 80m mỗi bề. Nó là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam tọa lạc gần biên giới với Lào.
Khám phá này đưa Hang Sơn Đoòng vượt qua kỷ lục thế giới của Hang Hươu ở Malaysia, nằm trên đảo Borneo.

Những cột thạch nhũ khổng lồ bên trong hang. (Hình: Barcroft/Fame/National Geographic)
Hang Hươu có bề rộng và cao không hơn 91m nhưng chỉ sâu khoảng 1 dặm, tức 1.6 km. Trong khi ở Hang Sơn Đoòng, các nhà thám hiểm vào sâu đến 2.8 dặm (4.5 km) thì phải tạm dừng lại vì nước lụt, theo họ hang có thể còn sâu nữa.
Hang Sơn Đoòng nằm cách đường mòn “Hồ Chí Minh” tuyến phía Tây khoảng 6.5 km.
Sơn Đoòng tráng lệ với vô số đại thạch nhũ mọc lên từ lòng hang và trần hang. Các nhà khoa học tiết lộ, nguồn nước ở đây chảy rất mạnh. Muốn vào Sơn Đoòng phải đi bộ giữa rừng già nguyên sinh, vượt nhiều mỏm núi đá lởm chởm.
Đoàn thám hiểm cho biết, trong quá trình khám phá họ gặp không ít những khó khăn bởi núi đá tai mèo, những cơn mưa rừng và một số loài côn trùng. Mưa rừng nơi đây đã cô lập đoàn thám hiểm 38 giờ giữa đại ngàn.
Adam Spillane, một thành viên của Hội Thám Hiểm Hang Động Hoàng Gia Anh nói rằng, sau khi đi vào sâu khoảng hai dặm, hang có bề rộng và bề cao khoảng 140 m
Theo Wikipedia, một nông dân ở địa phương tên Hồ Khanh đã khám phá ra lối vào hang này nhiều năm trước đây, và sau đó hướng dẫn cho đoàn thám hiểm hỗn hợp Anh Việt vào hang hồi tháng Tư năm ngoái. Ông Hồ Khanh cũng chính là người đặt tên cho hang.
Đoàn thám hiểm khám phá thấy một dòng sông ngầm chạy suốt theo 2.5 cây số đầu tiên, cũng như tìm thấy những cột thạch nhũ cao hơn 70m.
Andy Eavis, chủ tịch Liên Đoàn Hang Động Học Quốc Tế tuyên bố: “Hang này quá lớn không hang nào có thể địch lại nỗi.”
Trước đây đoàn thám hiểm Anh Quốc từng bỏ sót không khám phá thấy hang Sơn Đoòng khi thăm dò vùng này. Ông Spillane nói: “Địa thế ở khu vực này rất phức tạp. Hang nằm xa hẳn lối chúng tôi đi qua, nó nằm trọn trong khu rừng giả, ngay cả Google Earth cũng không nhìn thấy được. Chỉ đến gần mới tìm được lối vào. Trong nhiều lần trước, đoàn thám hiểm chỉ cách cửa hang có vài trăm mét nên để mất cơ hội.”

Cửa vào hang Sơn Đoòng. (Hình: Barcroft/Fame/National Geographic)
Đoàn thám hiểm cho hay dân địa phương đã biết đến hang này từ lâu nhưng sợ không dám vào bên trong. Theo ông Spillane, từ ngoài cửa có thể nghe được tiếng lao xao bên trong vọng ra, rất ồn và rất ghê sợ, nhưng đó chỉ là tiếng nước chảy của dòng sông ngầm ở trong hang.
Điều đáng quan tâm khác đối với đoàn thám hiểm là có sự hiện diện của loài nhện độc, và họ còn nhìn thấy khỉ đu xuống từ vòm hang để bắt ốc ăn.
Ông Spillane nói: “Có một vài nguồn sáng từ ngoài trời chiếu xuống ở mái vòm cao khoảng 300 m. Dĩ nhiên khỉ đã theo khoảng hở đó để vào ra.
Năm tới sẽ có một chuyên viên về sinh vật học theo đoàn thám hiểm trở lại đây để nghiên cứu về đời sống của thú hoang.
Ông Eavis thêm rằng, chắc chắn trên thế giới còn thêm nhiều hang lớn hơn đang chờ đợi chúng ta khám phá. Ông nói: “Điều kỳ diệu của hang động là ở chỗ đó.”
Ví dụ theo ông Eavis, nhờ hình ảnh chụp được từ vệ tinh, hang động lớn hơn Hang Sơn Đoòng nằm đâu đó sâu trong vùng rừng rậm Amazon. (TP)
Nguồn: Nguoi-viet.com
Khám phá hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam

Đoàn thám hiểm trong rừng nguyên sinh.





Hang động và hồ hụt sâu được đoàn thám hiểm khám phá tại Việt Nam.

Đoàn thám hiểm chụp trước UBND tỉnh Quảng Bình.
(Ảnh: Đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh cung cấp )
Nguồn: Vnexpress

Dòng “thác” ánh sáng dội từ trên bề mặt xuống, để lộ những cột thạch nhũ dẹt và nhẵn thín, với nhiều hình thù lạ mắt trong lòng hang Loọng Con. Các nhà thám hiểm đã gọi đây là Vườn xương rồng.

Hơi nước bốc lên làm không khí mát lạnh và tạo nên cả mây bên trong hang Loọng Con.

Một chiếc cột khổng lồ trong hang Kén, một trong 20 hang mới được phát hiện vào năm 2009 tại Việt Nam.

Mùa khô, từ tháng 11-4, là khoảng thời gian an toàn để khám phá hang Kén, với những ao nước nông. Nhưng vào mùa mưa, dòng sông ngầm dâng lên, nhấn chìm mọi lối đi.

Đoạn hang có bề rộng khoảng 92m, với vòm rộng gần 244m này trong Sơn Đoòng có thể chứa được cả một tòa nhà cao 40 tầng ở New York, Mỹ.

Một đoạn mái của hang Sơn Đoòng bị sập nhiều năm trước đã tạo điều kiện cho ánh sáng ùa vào, cây cối xum xuê phát triển, tạo nên một cánh rừng kỳ vĩ giữa lòng hang. Các nhà thám hiểm đặt tên cho nơi đây là Vườn địa đàng.

Sương mù quét qua Rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi đã “cất giấu” một trong những hệ thống hang động lớn nhất châu Á.


Đoàn thám hiểm thâm nhập Hang Én dưới lòng đất, một hang được sông Rào Thương tạo ra. Vào mùa khô, sông thu hẹp thành những ao nhỏ, nhưng vào mùa mưa, nước có thể dâng cao hàng chục mét.

Khoảng không gian thu hẹp giữa hang Én. Các nhà thám hiểm đứng bên dưới mái hang đầy vỏ sò tích tụ sau nhiều năm ngập nước.

Những dải thạch nhũ gần cửa hang Én, được ví như thác nước hóa đá, có màu xanh của rêu và tảo.

Lối vào hang Sơn Đoòng: “Mặc dù đây là những hang động vô cùng lớn, nhưng chúng gần như vô hình cho đến khi bạn ở ngay trước chúng”, một nhà thám hiểm nhận xét. Các thợ săn đã phát hiện ra chúng khi thấy gió hắt lên từ những cửa hang dưới lòng đất.

Nơi nào có nắng gió chiếu vào là nơi đó có màu xanh của sự sống sinh sôi trong hang Sơn Đoòng, một thế giới hoàn toàn khác với sự trần trụi, tối đen như mực thường thấy ở hầu hết các hang động khác.

Qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành những “viên ngọc trai” quý hiếm. “Bộ sưu tập ngọc trai” vô giá này nằm gần Vườn địa đàng trong hang Sơn Đoòng.

Còn đây là những rẻ xương sườn - tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ của thiên nhiên trong Sơn Đoòng.

Giống như tòa lâu đài trên một khu đồi nhỏ, tác phẩm đá này rực sáng dưới bầu trời trong hang Sơn Đoòng.

Thách thức lớn nhất đối với đoàn thám hiểm là tìm cách vượt qua bức vách được mệnh danh là Vạn lý trường thành Việt Nam. Đây là một vách nhũ đá khổng lồ cao khoảng 70m nhô ra ở độ sâu hơn 6km dưới lòng hang Sơn Đoòng.

Một khi đã qua được bức tường, đoàn thám hiểm phát hiện ra đây là lối thứ hai vào hang.

Thác nước trong hang Sơn Đoòng được phát hiện qua một “miệng hố tử thần”.
Phan Anh
Nguồn National Geographic,Wikipedia/dantri