• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tản mạn quanh con mèo

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tản mạn quanh con mèo


    Tản mạn quanh con mèo

    Nguyễn Công Lý

    Con Hổ với sức mạnh phi thường đã đi qua, nhường chỗ cho chị Mèo thon thả ung dung bước đến. Nhân đầu năm Tân Mão (2011), xin có vài lời nhàn đàm xung quanh chuyện con Mèo, gọi là một chút quà tết kính gởi đến quý bạn đọc thân mến của bổn báo và của tôi.

    Trong quan niệm của người Trung Quốc ngày xưa, Mèo con vật tượng trưng đứng thứ tư trong 12 chi dùng để đếm thời gian với ký hiệu là Mão. Quan niệm này đã ảnh hưởng sâu rộng đến các nền văn hoá ở các nước Phương Đông, nhất là các nước đồng văn Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên - Hàn Quốc. Ở các nước này, ngày xưa, để tính giờ người ta dùng 12 con vật làm biểu tượng. Mỗi giờ ứng với một con. Giờ Mão tương ứng với thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng. Riêng tính ngày, tháng, năm thì 12 chi đó phải kết hợp với 10 can. Sự kết hợp này, chi Mão chỉ ứng với 5 trong số 10 can đó là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Vì 10 can ứng với 10 số hàng đơn vị từ 0 đến 9 nên nếu quy đổi năm âm lịch sang năm dương lịch thì các năm Mão gắn với Ất là số 5 (1975, 2035), gắn với Đinh là số 7 (1987, 2047), gắn với Kỷ là số 9 (1939, 1999), gắn với Tân là số 1 (1951, 2011) và gắn với Quý là số 3 (1963, 2023) v.v..

    Ai cũng biết Mèo là động vật nhỏ thuộc loại thú, có cùng họ với hổ báo, dân gian có câu chuyện: “Mèo là cô con cọp”, được nuôi trong nhà để bắt chuột. Mèo hiền lành, nhanh nhẹn, khôn ngoan, leo trèo giỏi và mắt rất tinh nhanh, đặc biệt là trong bóng đêm, mắt mèo rất tỏ. Khoa động vật học cho biết mèo mà không ăn thịt chuột, mắt nó sẽ nhanh bị lão hoá, chóng mờ đi. Mèo có nhiều loại và có nhiều bộ lông khác nhau. Tuỳ theo bộ lông mà người ta gọi mèo trắng (lông màu trắng), mèo mướp (lông màu xám có vằn đen nhạt), mèo nhị thể (lông hai màu thường là đen trắng hoặc vàng xám hay vàng trắng), mèo tam thể (lông ba màu thường là vàng, trắng, xám…), mèo mun (lông đen tuyền)… Mèo mun có nơi gọi là linh miêu. Theo chuyện kể dân gian miệt vườn Đồng Tháp Mười thì linh miêu là con mèo được lai bởi mẹ mèo và bố là giống rắn hổ mang! Chuyện lạ lắm và dài lắm. Linh miêu là nỗi kinh hoàng của con người, nhất là đối với những nhà khi gặp ma chay. Người chết chưa được liệm, nếu con linh miêu (cũng có bộ lông đen tuyền) nhảy ngang qua thi thể thì thi thể sẽ dựng đứng dậy đi theo hướng con mèo vừa đi. Khoa học cũng đã lý giải hiện tượng này. Người chết chỉ toàn là âm khí, trái lại linh miêu thì đầy dương khí. Khi linh miêu nhảy qua xác người chết, điện dương truyền sang hút điện âm làm cho thi thể cử động, nếu lực hút quá mạnh có thể bật dậy. Một thực tế là khi nhà có người chết, thân nhân thường nhốt con mèo lại, dù là mèo có bộ lông màu gì. Và người ta thường để trên bụng người đã mất một vật bằng sắt (thường là con dao nhỏ), nhằm đề phòng khi có con mèo nhảy qua. Người nhà thường ngồi bên thi hài người đã khuất vừa để cho có bạn, vừa cũng là để đuổi con mèo nào đó vô tình lảng vảng nơi ấy.

    Mèo là con vật hiền lành, dễ mến, được người chủ nuôi cưng chiều, chăm sóc vì nó là con vật có ích. Có mèo, tài sản của con người đỡ bị giống gặm nhấm tàn phá. Ấy vậy mà hơn mươi năm trở lại đây lại nổi lên món đặc sản “Tiểu hổ”, là món khoái khẩu của dân nhậu, nên vì hám lợi mà người ta đua nhau triệt hạ họ nhà mèo, do thế lũ chuột tha hồ tung hoành, hàng chục vạn hecta ruộng lúa bị tàn phá!

    Thế nhưng, không hiểu tại sao trong dân gian lại lưu truyền nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, khẩu ngữ, chuyện kể, tranh dân gian về mèo, có liên quan đến mèo hàm nghĩa không hay, không tốt (nhất là tục ngữ, thành ngữ, khẩu ngữ).

    Trong tâm lý người đời, ai mà tinh lanh, giỏi giang thì không tránh khỏi có người ghét ganh cũng như được ưa thích. Thân phận con mèo cũng cùng cảnh ngộ ấy chăng?

    Mèo hay sục sạo. Để gìn giữ đồ ăn thức uống, cha ông ta có đúc kết kinh nghiệm: “Chó treo, mèo đậy”, “Cơm treo mèo nhịn đói”.
    Mèo rất thích ăn mỡ. Để giải thích lý do, tục ngữ có câu: “Mèo nào mèo lại ăn than, Bởi chưng có mỡ đổ tràn lên trên”. Từ đó mới có câu: “Như mèo thấy mỡ” và được dùng với nghĩa bóng để chỉ ai đó tỏ ra thèm thuồng, háo hức cái gì đó một cách quá lộ liễu. “Mèo mà chê mỡ” chỉ những ai ngu ngơ, khù khờ, sĩ diện hão, không biết tận dụng cơ hội. “Mèo khen mèo dài đuôi” ví với kẻ tự kiêu, tự đề cao mình quá đáng, chủ quan với hàm ý châm biếm, mỉa mai. “Mèo mù vớ cá rán” chỉ trường hợp ai đó gặp may, bất ngờ đạt được điều gì đó hoàn toàn ngoài khả năng của mình, với ý mỉa mai. “Mèo nhỏ bắt chuột to” ví với trường hợp con người biết lượng sức mình mà chọn việc làm để sao cho có hiệu quả.

    Từ một con vật nuôi, mèo được chuyển nghĩa để chỉ con người. Ai có nhân tình, có bồ nhí thì dân gian có câu: “Anh ta có mèo”. Nếu ai đó có máu 35 thì được tặng hiệu “Anh ấy thích mèo mỡ / mèo chuột”. Còn “O mèo” không phải là “cô mèo” mà “O” là động từ để chỉ kẻ hay tán tỉnh các cô gái để bắt nhân tình! “Mèo đàng chó điếm”, “Mèo mả gà đồng” nghĩa đen là mèo, chó, gà hoang; Hai câu này được dùng với nghĩa bóng chỉ những kẻ lăng nhăng không có nhân cách, những kẻ ăn chơi đàng điếm, sa đoạ trong thú nhục dục, đáng chê trách khinh bỉ. “Mèo già hoá cáo” được ví với những kẻ ranh ma lọc lõi, càng sống lâu càng thêm tinh khôn, ranh mãnh.

    Trong suy nghĩ của dân gian, mèo là con vật mang đến sự xui xẻo, nếu bỗng dưng có con mèo lạ đến nhà mình: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”.

    Mèo ăn nhấp nháp, chậm rãi nên những ai ăn ít, ăn nhỏ nhẻ được so sánh với mèo “Ăn như mèo”, “Nữ thực như miêu”.

    Còn câu “Mèo lại hoàn mèo” dùng để khuyên răn người đời đừng mơ mộng hão huyền, mà phải biết được sức mình. Dù có thay hình đổi dạng thì cuối cùng vẫn là bản chất cũ, ta vẫn là ta. Cha ông cũng đã có câu chuyện thật thú vị và thâm thuý về việc này.

    Trên đây là đôi điều nhàn đàm về con mèo xung quanh khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ. Những câu nói ấy là những châm ngôn, những bài học kinh nghiệm quý giá về cuộc sống đầy tính triết lý được trình bày dưới một hình thức ngôn ngữ cô đọng, súc tích mà trải qua bao thế hệ, cha ông ta mới đúc kết được. Còn ca dao, truyện kể cũng có nói nhiều về “con mèo”, xin được hẹn vào dịp khác.




    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    "Chào Mừng Tân Thố".
    Có một tập-quán lâu đời trong cách nói, đó là "Tý là con chuột, Sửu là con trâu, Dần là con cọp ..." trong khi thật ra Chuột, Trâu hay Cọp chỉ là biểu-tượng của những "chi" Tý, Sửu, Dần ... trong thập nhị chi.
    Có một học-giả VN ở Úc (ông Nguyễn Cung Thông) cho rằng nguồn gốc âm-lịch chu-kỳ 60 năm (thập can, thập nhi chi) là xuất-phát từ VN.
    Nhưng đa số các tài-liệu khác đều nói rằng cách tính âm-lịch là có nguồn gốc từ Trung-Hoa.
    Người Trung-Hoa gọi thập nhi chi là: zi, chou, yín, mào, chén, sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài
    Và dùnghình ảnh của 12 con vật: Chuột, Trâu, Cọp, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Heo để tượng-trưng.
    Khi du-nhập vào Việt Nam, vì âm Mào được người Việt-Nam đọc trại ra thành Mão, Mẹo nên lấy luôn hình-ảnh của con Mèo làm con vật biểu-trưng.
    Tóm lại, Tết sắp đến, người Mỹ theo cái Zodiac của người Trung-Hoa nên họ sẽ gọi là Year of the Rabbit nhưng chính người Hoa thì họ vẫn gọi đó là năm Tân Mão như thường.

    Zodiac Trung-Hoa


    Zodiac Việt Nam
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3

      Xuân Tân Mão, tản mạn về con giáp
      Nghinh Phong Lãng Tử




      Trong quan niệm về tuổi tác của người Á đông thì thập thiên can và thập nhị địa chi đóng một vai trò vô cùng quan trọng và nó có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời và vận mệnh của mỗi con người. Ngoài thiên can địa chi để tính tuổi tác và đoán biết vận mệnh của con người ra vẫn còn nhiều huyền thuật hay cách tính khác dựa trên tử vi, dịch số, phong thủy, bóc quẻ, chiêm tinh, bói toán..v..v..Cũng nhắm vào mục đích đoán biết vận mệnh của trời đất, vũ trụ và sự tác động của thiên nhiên bên ngoài vào cuộc sống của chúng ta.


      Tất cả những phương pháp đó được xem như một huyền cơ, diệu toán hay những phương pháp giao tiếp giữa con người và vận mệnh của chính họ. Ngày xưa thì những môn học đó mang tính triết lý và tôn giáo nhiều hơn và cũng được đặt nặng trong vấn đề xã hội nhất là xã hội phong kiến như xem tuổi để cất nhà, dựng vợ gả chồng, xuất hành, buôn bán..v..v. Nhưng ngày nay thì người ta xem nó như một môn học mang tính hiện thực nhiều hơn và họ mặc nhiên chấp nhận nó như một môn học không còn mang tính thần quyền hay mê tín nữa mà họ khéo léo uyển chuyển nó vào những phương pháp sống khoa học và phù hợp với thiên nhiên.


      Nói về tuổi tác thì người Việt Nam rất xem trọng và đặc nặng nó vào trong cuộc sống của họ. Khi hỏi tuổi nhau, thì người ta vẫn thường hay dùng câu nói là: Bạn tuổi gì? (ý hỏi bạn tuổi con gì?) chứ ít khi có người hỏi bạn bao nhiêu tuổi? (tức là hỏi về số tuổi bằng con số tự nhiên). Nếu tôi nói tôi ba mươi chín tuổi tức là tuổi Nhâm Tý (tức là sinh năm 1972). Năm nay là năm Tân Mão 2011 thì tôi đã được ba mươi chín tuổi Tây và bốn mươi tuổi ta (tính theo lịch âm tức là An Nam lịch). Tuổi Nhâm Tý được xem là tuổi tốt vì trong tử vi quan niệm hai địa chi tốt nhất trong thập địa chi là “nam Nhâm, nữ Quý” được xem là tốt. Nếu tuổi người nam có thiên can đi đầu là chữ Nhâm và nữ có chữ Quý đi đầu thì được xem là tuổi tốt, thiên can tốt. Con chuột (Tý) là con vật đầu tiên đứng đầu trong 12 con giáp, con chuột trong tín ngưỡng Á đông lại được xem như một con vật tượng trưng cho sự hưng vượng và giàu sang. Chúng ta thấy người Trung Hoa đúc tượng con chuột ngậm xâu tiền bằng vàng, đồng hoặc bất cứ vật liệu gì để đặt trong nhà và mong mỏi nó sẽ mang đến cho gia đình sự ấm no sung túc. Có lẽ vì con chuột là loài có đặc tính tha thóc về chất đầy tổ của nó và cứ ăn dần trong suốt một năm như vậy nên người xưa cho rằng đó là điều tốt đẹp chăng? Vì con chuột tha thóc vào chứa trong nhà của mình cũng như mang lại sự ấm no cho mình suốt cả một năm rồi! Nhưng đó là con chuột đồng chứ con chuột cống hay một số loài chuột có nguy cơ lây truyền những căn bệnh nguy hiểm như thổ tả, dịch hạch v..v.. thì chẳng ai dám thờ nó trong nhà vì chẳng khác nào rước bệnh vào nhà.


      Nói một cách dễ hiểu hơn thì có lẽ người xưa chỉ nhắm vào những mặt lợi ích khả dĩ nào đó của một trong mười hai con vật để định đặt cho con người cũng chỉ để cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống của họ. Con chuột (Tý) biểu tượng cho sự no ấm suốt một năm. Con trâu (Sửu) thì biểu tượng cho sự cần cù, khó nhọc. Con cọp (Dần) thì biểu tượng cho quyền lực và tiếng nói mạnh mẽ. Con mèo (Mão) biểu tượng cho sự giữ gìn kẻ tiểu nhân và đuổi xua những kẻ xâm hại. Con rồng (Thìn) thì biểu tượng cho quyền lực tột đỉnh và sang cả. Cũng như con Rồng, con rắn (Tỵ) cũng được xem như một con vật biểu tượng cho quyền lực nhưng ở mức độ thấp hơn, ngoài ra con rắn còn được xem như một biểu tượng cho sự an lành, khỏe mạnh, không bệnh tật. Con ngựa (Ngọ) biểu tượng cho sức khỏe và thành công. Con dê (Mùi) biểu tượng cho sự sung túc. Con khỉ (Thân) thì biểu tượng cho sự hiếu động và không ổn định. Con gà (Dậu) biểu tượng cho sự báo hiệu những điều tốt đẹp của một ngày mới và gà đẻ trứng vàng. Con chó (Tuất) biểu tượng cho sự bảo hộ và giữ gìn tài sản. Con heo (Hợi) biểu tượng cho sự an nhàn và thành thơi. Nói chung con giáp nào cũng tốt cả!



      Trong triết lý Phật giáo thì con vật không có ảnh hưởng gì đến vận mệnh của con người cả, mọi sự việc tốt hay xấu đều bắt nguồn từ một chữ duy nhất đó chính là “Nghiệp – Karma”. Phật dạy mỗi chúng sanh đều có nghiệp riêng do chính mình tạo ra và phải hứng chịu kết quả của chính hành động, lời nói và nếp suy nghĩ đúng hay sai của chính mình. Chính chúng ta làm cho chúng ta trong sạch và cũng chính chúng ta làm cho chúng ta ô nhiễm chứ không có bất kỳ một tác nhân nào bên ngoài có thể vận hành hay quyết định cuộc sống của chúng ta ngoài chính chúng ta cả. Lời dạy đó có thể xem là rất phù hợp với suy nghĩ của con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Không phải chúng ta vô thần hay tự cho rằng mình không mê tín dị đoan, nhưng thật ra nếu chúng ta suy nghĩ theo cái nhìn của Phật giáo thì có phần hiện thực và khoa học hơn vì thật ra ai cũng biết là tốt đẹp hay không tốt đẹp đều do bản thân mình tạo ra chứ không do trời đất, thánh thần, ma quỷ hay số phận, định mệnh nào vận hành và chi phối cuộc sống của chúng ta cả.


      Nói theo tử vi thì một người tuổi Nhâm Thìn thì có thể xem là cực kỳ tốt. Vì nam mà mang chữ Nhâm có nghĩa là quyền lực, lại thêm con rồng (Thìn) vào nữa thì chắc hẳn phải làm vua làm quan. Nhưng trên thế giới này có hàng triệu người mang cái tuổi đó mà có phải ai cũng làm vua, làm quan cả đâu. Có người Nhâm Thìn phải đi làm cực khổ cả đời vẫn không đủ ăn đủ mặc, nói gì đến là làm ông này, bà nọ. Sài Gòn vào năm 1952 (Nhâm Thìn) đã gánh phải một trận bão lụt lịch sử lớn nhất trong hơn 300 năm hình thành và phát triển. Nhâm Thìn tốt ở chổ nào mà trong năm đó dân chúng Sài Gòn phải một phen khốn đốn vì bão lụt. Bây giờ cứ nhắc đến cái năm Nhâm Thìn bão lụt là người Sài Gòn lại sởn cả gai óc lên vì sợ. Nhạc sỹ Hoàng Việt trong ca khúc Lên ngàn đã khắc họa lại hình ảnh ghê rợn đó của năm Nhâm Thìn một cách vô cùng sống động là:


      "Nước ngập đồng xanh lúa chết


      Gió mưa sụp đổ mái nhà


      Bao nhiêu gia đình tan hoang


      Đau thương lệ rơi chứa chan!'


      Và nó cũng đã đi vào một câu ca dao khắc đậm trong trái tim người dân Nam Bộ cho đến tận ngày hôm nay là:


      "Gặp em đây mới biết em còn


      Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi"


      Nhâm Thìn tốt thật! Vậy mà vẫn có người cứ tin sống tin chết vào những điều tưởng chừng như quá vô lý đó. Trong khi lời cổ nhân dạy "Tận nhân lực, truy thiên mệnh - Cố gắng đến tận cùng vẫn không được thì mới xét đến mệnh trời" hay "Linh tại ngã, bất linh tại ngã - Linh do ta, không linh cũng do ta" hay "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" và "Có công mài sắt có ngày nên kim" v..v.. rất rõ ràng, mạch lạc và thực tế thì chẳng ai muốn tin cả. Vì họ chỉ muốn làm điều xấu và hưởng lấy kết quả tốt. Muốn vay mà không bao giờ có thiện ý trả lại nên họ cứ cố tình tránh né và phủi sạch trách nhiệm trước những sai trái do chính họ gây ra.


      Năm nay là năm 2011 tức là năm Tân Mão. Một con mèo mới thì có gì tốt không nhỉ? Con mèo trong cuộc sống dân gian thì có lợi ích về mặt bắt chuột trong nhà không cho chuột phá hoại mùa màng, đục khoét nhà cửa, gặm nhắm thức ăn, làm phiền đến cuộc sống bình yên của gia chủ. Trách nhiệm của con mèo trong gia đình quả thật không nhỏ chút nào! Năm Tân Mão có thể xem là một năm tốt chăng khi mà con mèo lại xung khắc với con chuột. Con chuột biểu tượng cho sự sung túc và ấm no suốt một năm mà con mèo lại giết hại nó thì gia chủ chắc là nghèo mạt rệp. Thế thì năm con mèo lại là năm xui xẻo của gia chủ rồi! Nhưng mèo lại biểu tượng cho sự xua đuổi tiểu nhân và sự phá hoại từ bên ngoài. Vậy giữa sự sung túc của con chuột và sự đuổi xua tiểu nhân của con mèo thì ta nên chọn con nào?



      Nếu có thể chọn lựa được những điều thập toàn thập mỹ thì có lẽ thế giới này sẽ rất an bình và thịnh vượng không khác gì thiên đàng tại thế cả. Nhưng thật ra khi chúng ta đã sanh vào kiếp sống con người thì tất nhiên chúng ta phải gánh chịu bốn sự đau khổ lớn nhất của đời người là sanh, già, bệnh và chết. Còn chưa nói đến nhiều cái khổ nhỏ nhặt khác nữa luôn vây quanh chúng ta trong vòng quay của cuộc sống. Con vật muôn đời vẫn là con vật, dù nó có là tứ linh như Long, Lân, Quy, Phụng thì nó vẫn là những con vật chỉ đơn thuần được biểu trưng cho hoài bão và sự khát khao vươn đến một cuộc sống tốt đẹp của người xưa thôi chứ nó không hề chi phối đến vận mệnh của ai cả.


      Có một câu chuyện cổ tích có liên quan đến con mèo và con chuột như sau: Ngày xưa, có một bà vợ của nhà tỷ phú nọ chết đi sanh làm con chuột. Sinh thời bà ta là người quản lý gia sản nhà chồng nên bà ta biết rõ nơi chổn cất những kho báu ấy. Khi nhà chồng chết hết, chỉ còn mỗi con chuột ấy biết rõ được địa điểm chôn giấu châu báu. Lúc ấy có một chàng thanh niên là một người thợ đẽo đá. Con chuột thấy chàng thanh trai rất hiền lành và lương thiện nên nó muốn san xẻ tài sản với cậu. Nó tìm gặp cậu và thỏa thuận mỗi ngày sẽ trao cho cậu một đồng tiền vàng để mua thức ăn cho cả hai...Chàng trai đồng ý. Và cứ như vậy cả hai chia cho nhau những thức ăn chàng trai mua về. Một hôm con chuột vô tình bị một con mèo bắt được và nó đã thương lượng chia phần thức ăn của nó cho con mèo để giữ lấy mạng sống của chuột. Bất hạnh thay, con chuột lại tiếp tục bị con mèo thứ hai, thứ ba rồi thứ tư bắt được và lại phải chia phần thức ăn của nó cho bốn con mèo kia làm cho con chuột không đủ thức ăn nên càng ngày càng gầy mòn và yếu ới đi. Biết chuyện, chàng trai đã làm cho con chuột một khối pha lê trong suốt và cậu khoét một cái lỗ sâu vào khối pha lê để bảo vệ cho con chuột được an toàn. Chàng trai còn dạy cho con chuột khi nào con mèo đến đòi thức ăn thì cứ thẳng thắn từ chối và xua đuổi nó. Thế là con mèo lại tìm đến theo thói quen và bị con chuột xua đuổi. Con mèo tức giận lao vào vồ lấy con chuột trong khối pha lê để giết chuột. Nhưng nó không biết đó là khối pha lê trong suốt mà cứ nghĩ là không có gì nên nó va mạnh vào và bị bể đầu chết ngay tại chổ. Ba con mèo còn lại cũng bị chết một cách thảm thương như vậy. Câu chuyện ca ngợi sự gắn bó mật thiết và giao hảo tốt đẹp giữa con người và con vật luôn biết san xẻ và bảo vệ cho nhau trong cuộc sống và cùng nhau trừng trị những kẻ ỷ đông hiếp cô, không làm mà cứ muốn thừa hưởng lợi lộc từ kẻ khác.


      Câu chuyện trên còn giáo dục cho chúng ta thấy được nhiều giá trị cao đẹp của cuộc sống mà qua đó chúng ta có thể học tập để làm cho cuộc sống của mình càng ngày càng tốt đẹp hơn bằng chính sự lao động miệt mài và tấm lòng bao dung, từ ái và phóng khoáng của chính chúng ta đối với tất cả mọi người, mọi loài. Câu chuyện còn khuyến khích chúng ta hãy tự mình xây dựng cho mình một cuộc sống an vui và hạnh phúc bằng chính đôi tay của mình chứ đừng ỷ lại vào bất cứ gì bên ngoài. "Sự cố gắng, tận tụy và lao động miệt mài đó mới chính là những thành quả thiết thực và cao đẹp nhất của cuộc sống chứ không phải do vận mệnh, số phận điều động hoặc xoay chuyển chúng ta". Tuổi tác và con vật lại càng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của tất cả chúng ta cả. Chúng ta chỉ cần sống thật tốt và trải rộng lòng mình ra với thế giới xung quanh thì chúng ta sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp do chính chúng ta mang lại cho chúng ta và đừng cầu mong gì vào cuộc sống này cả, vì chúng ta phải mang điều tốt đẹp đến cho thế gian chứ không nên cầu cạnh bất cứ điều gì từ thế gian. Đó mới chính là mục tiêu đúng đắn và ý nghĩa nhất của kiếp sống con người.
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        MVX xin được hòi CO và quý bạn :
        -Tại sao mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang?
        -Tại sao chó và mèo "không ưa nhau"?
        (Ghét nhau như chó với mèo. Ca dao)
        -Tại sao mèo ị lại dấu phân?
        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 21-01-2011, 02:03 AM.

        Comment

        • #5

          Chú mèo tài lộc cho năm mới may mắn

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu View Post
          MVX xin được hỏi CO và quý bạn :
          -Tại sao mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang?
          ...................
          ....................

          1 - Yahoo | Mail, Weather, Search, Politics, News, Finance, Sports & Videos

          2 -

          Các cụ nhà ta có câu : "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang ( giàu)".

          Vậy có đúng như vậy chăng.?Kinh nghiệm của các cụ đúc rút có lý do và cớ sao đúng cả, không thiếu câu chí lý nữa là đằng khác.

          Vậy khó và sang ở câu này ý là gì !

          Theo mình đầu tiên là con chữ cho câu thơ nó vần . Chẳng hạn : Chó đến nhà thì nghèo, Mèo đến nhà thì sang - cũng vần ra phết.

          Thứ 2 là : Thông điệp khó - sang ở đây là cái gì. Chưa thấy ai làm đề tài "nghiên kíu khoa học" cả. Nhưng có thể là sự ám chỉ sự xui xẻo, không thuận lợi, hao hụt tiền bạc, là ốm đau ... đó là khó . Còn sang (giàu ) là ấn chỉ : vào cầu phát lộc, là may mắn, thuận lợi, vui vẻ gì đó ..... rất chung chung. Sau khi xảy ra hiện tượng Mèo Chó đến nhà

          -------------
          Theo "nghiên kíu" của CM : Khoa học "hiện tại" đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ ..... và giống mèo rất khoái các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu . Ngược lại con Chó lại khoái các khu vực vị trí có bức xạ, trường khí tốt . Bởi vậy để ý ngay trong nhà mình nếu có nuôi chó mèo, khu vực nào mèo hay nằm thì mình đừng xớ rớ vào đó. Khu nào Chó hay nằm thì ngược lại.
          Bởi vậy theo CM thì khi chó hay mèo đến nhà, nguyên nhân là do sự quyến rũ của trường khí , bức xạ nào đó mới phát sinh trong khu vực mình ở. Trường khí tốt, thì bỗng nhiên có con chó lang thang đi qua thấy hấp dẫn quá xông vào ở. Còn là trường khí xấu thì một con meò lạc đi ngang thích quá cũng ghé vào trú chân.
          Đến một ngày tốt hoặc xấu trời nào đó, trường khí - bức xạ đó phát huy tác dụng hoặc tác hại. Thế là có chuyện

          Các cụ ta xưa chưa phát hiện được nguyên nhân nên chỉ tổng hợp đúc rút thành kinh nghiệm. Không giải thích được và không có cách tháo gỡ.

          Không tìm thấy trang này – Lý học Đông Phương

          ............................

          Muốn hiểu sao cũng được bác Mây ạ , người thích chó và người thích mèo sẽ ko trả lời như nhau...Nhưng ở Nhật , mèo được coi là biểu tượng Tài Lộc...




          Chú mèo tài lộc cho năm mới may mắn
          Một món quà thật ý nghĩa dành cho các gia đình trong dịp năm mới, đó chính là chú mèo tài lộc mang lại may mắn và niềm vui đặc biệt này.

          Một năm cũ sắp đi qua, năm mới lại đến, nhiều gia đình bắt đầu sắm sửa các đồ dùng mới cho gia đình với hi vọng sẽ gặp được nhiều may mắn, tốt lành và niềm vui trong năm mới. Chú mèo tài lộc được coi như một vật mang đến hạnh phúc, thịnh vượng cho các gia đình nên được rất nhiều người quan tâm và chọn mua trong dịp cuối năm này.


          Chú mèo tài lộc này có xuất xứ từ văn hóa Nhật Bản nhưng đã du nhập vào Việt Nam và tạo ra cơn sốt đồ trang trí, vật linh may mắn trong nhiều gia đình. Mèo tài lộc thường được làm bằng gốm hoặc sứ với cánh tay vẫy lên như đang chào mọi người. Biểu tượng mèo tài lộc còn thể hiện lòng hiểu khách của gia chủ khi đặt chúng ở ngoài cửa đón khách.





















          Chú mèo tài lộc xinh xắn này là một vật may mắn với ý nghĩa mang lại sức khỏe, sự bình an, thịnh vượng và tiền bạc cho gia đình. Mèo tài lộc có nhiều màu sắc và kiểu dáng với những ý nghĩa khác nhau cho bạn lựa chọn.



          Mèo tài lộc tam thể: là chú mèo có toàn thân màu trắng có điểm những đốm đen và khoang màu vàng, tượng trưng cho sự cực kỳ may mắn. Chú mèo có màu này rất phổ biến.
          Mèo tài lộc trắng: màu phổ biến thứ hai, tượng trưng cho sự trong sạch, thuần khiết.

          Mèo tài lộc đen: chú mèo này thường được giới nữ sử dụng, dùng nó có thể tránh được những thứ xấu xa.
          Mèo tài lộc hồng: Màu này mới được phổ biến, dùng để...gọi tình yêu đến với mình. Chú mèo này được ưa chuộng bởi giới trẻ với hi vọng sẽ có được " người thương " trong năm mới.
          Mèo tài lộc đỏ : đây là màu mang tính chất bảo vệ, giúp bạn tránh được ma quỷ và bệnh tật.
          Mèo tài lộc vàng: màu này tượng trưng cho sự giàu sang nên chú mèo có màu này được dùng để...gọi tiền của đến cho gia chủ.

























          Chú mèo tài lộc là một vật trang trí rất đẹp trong ngôi nhà bạn. Đây cũng là một món quà rất tinh tế và ý nghĩa cho bạn bè và người thân trong các dịp tân gia, lễ tết, khai trương công ty, cửa hàng...








          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 21-01-2011, 07:04 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu View Post
            MVX xin được hòi CO và quý bạn :
            -Tại sao mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang?
            -Tại sao chó và mèo "không ưa nhau"?
            (Ghét nhau như chó với mèo. Ca dao)
            -Tại sao mèo ị lại dấu phân?
            -Tại sao mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang?
            Chắc bởi vì con mèo nó kêu "meo meo" nghe giống như chữ "nghèo nghèo..." nên người ta kỵ.

            Mà câu này đúng lắm đó. Kinh nghiệm dân gian không sai đâu. Đừng cười mình dị đoan.

            Comment

            • #7

              Truyện ngụ ngôn: Tiểu hổ gặp họa








              Tiểu hổ gặp họa

              Chuyện xưa kể rằng có một thời mèo được một ông chủ nuôi yêu quý dám đặt tên cho mèo là Trời! Nhưng một người bạn của ông chủ đã bắt bẻ cho rằng mây che được trời. Thế là ông chủ đổi tên mèo thành Mây. Nhưng người bạn lại nói gió có thể thổi tan mây. Ông chủ lại đổi tên mèo thành Gió. Gió lại bị bức tường cản. Ông chủ lại đổi tên mèo thành Tường! Nhưng chuột lại đục khoét được tường. Ông chủ hồ đồ lại phải đổi tên mèo thành Chuột! Và mèo bắt được chuột. Thế là cuối cùng ông chủ nuôi lại đành phải gọi chú mèo cưng của mình là Mèo như cũ!

              Câu chuyện mèo lại hoàn mèo vừa kể trên là nỗi “đau” của dòng họ nhà mèo đã lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Cứ tưởng là sẽ có danh xưng mới để có thể “đổi đời” nhưng không ngờ do ông chủ của mèo quá kém thông minh nên đã bị người khác dạy cho một bài học về tội dám “chơi trội”!

              Nhân dịp năm hết tết đến, Thần Mèo phải về chầu trời để thay thế Thần Hổ nhận nhiệm vụ của một năm mới. Nhớ câu chuyện đau lòng cũ, Thần Mèo liền quì mọp khóc lóc trước Ngọc Hoàng xin được đổi tên tất cả loài mèo thành tên mới là Tiểu Hổ cho có chút “danh vọng”. Mặc dù Thần Hổ cực lực phản đối nhưng Ngọc Hoàng cũng xiêu lòng trước những lời năn nỉ của Thần Mèo nên cuối cùng đã chuẩn tâu.

              Thế là từ đó các chú mèo được dịp vênh váo với đời với cái danh xưng mới là Tiểu Hổ của mình. Nhưng thật không may thời thế đã thay đổi, các “dân chơi” muốn được chơi sang nên đua đòi thích ăn thịt của chúa sơn lâm cho oai. Thế là các chú hổ bị săn lùng để dân nhậu lấy xương làm cao hổ cốt, lấy thịt làm món thịt hổ bảy món. Nhưng hổ không phải là thứ dễ bắt và dễ bị giết. Thứ nhất là do hổ dù sao cũng là hổ thật, không dễ bị người ta bắt nạt. Thứ hai hổ là thú quí hiếm, quán nhậu nào mà dám bày bán thịt hổ công khai có mà sập tiệm. Cái khó ló cái khôn, các chủ quán nhậu lý luận: “Các thực khách không ăn thịt hổ được thì ăn tạm thịt tiểu hổ vậy. Hổ nào cũng là hổ cả! ”. Thật tội nghiệp cho các chú mèo bỗng dưng được người ta ưu tiên đưa lên bàn nhậu!

              Thần Mèo vô cùng ân hận vì đàn con cháu của mình bỗng dưng bị gặp đại họa, sống thì bị truy lùng, chết thì thân xác không toàn thây vì bị xào nấu làm các món nhậu. Thấy vậy, Thần Hổ mới cười nói: Có nhiều người thật sự thành công nên nổi danh. Nhưng cũng không hiếm những kẻ bị gặp hiểm họa chỉ vì cái bệnh háo danh của mình. Thương thay!



              Thanh Trắc Nguyễn Văn
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              • #8

                Tại sao người Việt chọn mèo thay thỏ ?

                Câu chuyện dân gian này cho thấy Trung Quốc cũng đã từng cân nhắc rất kĩ lựa chọn giữa mèo và thỏ khi quyết định đưa con vật nào vào hệ thống can chi. Tuy nhiên, với mảnh đất đại lục núi rừng rộng lớn, so với mèo, thỏ vẫn chiếm một vị trí quan trọng hơn trong cuộc sống con người mặc dù cả hai con vật đều mang những tính âm giống nhau.


                Nhưng dù đã quyết định chọn thỏ làm con giáp thứ tư, người Trung Quốc vẫn có phần luyến tiếc con mèo. Tuy nhiên, hệ thống can chi và âm dương ngũ hành ra đời trước khi có lịch pháp và chữ Hán đã ghi lại sự lựa chọn đầu tiên của người Trung Hoa và do đó, họ không sửa chữ, cũng như sửa đổi một mắt xích trong can chi nữa.

                Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đồng ý với lựa chọn này khi tiếp nhận nền văn hiến can chi của Trung Quốc, duy chỉ có Việt Nam vẫn quyết định chọn mèo làm con giáp thứ tư trong bảng can chi. Điều này cho thấy mèo có một ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong đời sống của người Việt.
                Hơn nữa, hệ can chi vào Việt Nam khá muộn và người Việt, phần vì hiểu rằng mèo là một đối trọng của thỏ trong cân nhắc về con giáp thứ tư, phần vì đối với người Việt, con mèo thân thiết hơn con thỏ, mang nhiều lợi ích trong cuộc sống hơn thỏ nên đã quyết định loại thỏ ra và đưa mèo vào vị trí thứ tư trong 12 con giáp.

                Điều nữa khiến mèo đối với người Việt quan trọng là dù vốn nổi tiếng là loài sống cô đơn và kiêu sa nhưng mặt khác, đối với con người, mèo lại ấm áp và nũng nịu. Đặc tính này khiến cho mèo và người người vô thức gắn kết với nhau, như một sự cần thiết nào đó mà nếu một ngôi nhà không có mèo, bỗng có vẻ trở nên quạnh quẽ. Người Việt nuôi mèo với mục đích tối thượng là để bắt chuột và mặc dù họ chưa bao giờ khai thác tối đa tình bạn với con vật này, mèo vẫn là một yếu tố quan trọng giúp cho sự cô đơn của con người bớt khắc nghiệt.

                Là một nước nông nghiệp nhỏ nên đối với người Việt, tính linh hoạt trong giao tế rất cần thiết.Loài mèo tuy nhỏ bé nhưng sự linh hoạt và mềm dẻo của nó khiến cho sự sinh tồn của nó được đảm bảo một cách chắc chắn, và đây cũng là một lý do khác khiến người Việt trân trọng đưa vào hệ thống can chi. Họ cho rằng, với đặc tính này, con mèo thậm chí còn mạnh mẽ hơn loài hổ. Bức tranh "Đám cưới chuột" cũng tận dụng đặc tính này của mèo để mô tả tính cộng sinh trong đời sống đa dạng sinh học.

                Ngoài vị trí thứ tư trong can chi, với những năng lực đặc biệt và bí ẩn của mình, mèo còn chiếm nhiều vị trí trong tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam. Dịp Tết âm lịch này, trong khi người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật bản hân hoan chào mừng năm con Thỏ thì Việt Nam sẽ riêng biệt tôn vinh con mèo, con vật mềm mại của nhiều cá tính Việt.
                Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                Comment

                • #9

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu View Post
                  MVX xin được hòi CO và quý bạn :
                  -Tại sao chó và mèo "không ưa nhau"?
                  (Ghét nhau như chó với mèo. Ca dao)

                  -Tại sao mèo ị lại dấu phân?
                  Theo HNhu thấy thì:
                  _ Chó - mèo tụi nó thương nhau lắm. "Thương nhau như thể chó, mèo" (HNhu )

                  _ Mèo ị giấu phân vì nó muốn xóa dấu vết. Bọn nó là những đứa hay gây ân oán, nên sợ bị phát hiện.

                  Hihi, phải dzậy hông chú Mây? cô CO?

                  Comment

                  • #10

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Nhu View Post
                    Theo HNhu thấy thì:
                    _ Chó - mèo tụi nó thương nhau lắm. "Thương nhau như thể chó, mèo" (HNhu )

                    _ Mèo ị giấu phân vì nó muốn xóa dấu vết. Bọn nó là những đứa hay gây ân oán, nên sợ bị phát hiện.

                    Hihi, phải dzậy hông chú Mây? cô CO?
                    Mèo được biết đến nhờ sự sạch sẽ của nó. Loài mèo luôn biết tự bảo vệ cơ thể của nó tránh những nơi ẩm ướt, nó là động vật không lấy mặn mà gì với tắm, thường nó không thích lông trên cơ thể của nó bị ướt hay có những tác động của các vật khác dính lên cơ thể của nó khi nó vô tình đi vào một lùm bụi cây qua một bờ ao hay rúc vào nơi kín đáo. Tất cả những nơi đó có khả năng gây vết tích lên lông của nó. Ngay cả con người vuốt tay lên người nó cũng có thể động lại mùi khác lạ. Chính vì vậy, nó được mệnh danh là một trong các loài thú sạch sẽ nhất.
                    Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra và tiết nước bọt vào chân của nó và bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả. Loài mèo là thú vật luôn coi trọng vệ sinh cơ thể.
                    (ST)

                    Yahoo | Mail, Weather, Search, Politics, News, Finance, Sports & Videos
                    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 08-02-2011, 12:42 AM.

                    Comment

                    Working...
                    X
                    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom