• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chủ Đề Xuân Tân Mão

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chủ Đề Xuân Tân Mão

    Chủ Đề Xuân Tân Mão


    Năm con Cọp lại sắp sửa ra đi và chúng ta đang chuẩn bị đón chào năm Con Mèo Con Mẽo Con Miu sắp đến. Với một đôi điều cảm xúc của những ngày cuối năm và chuẩn bị cho một năm mới đang đến, HV xin mời các bạn cùng tham gia đóng góp cho CLL một đôi bài viết nói về mùa Xuân như là một "Giai phẩm Chủ Đề Xuân Tân Mão".

    Chủ đề bao gồm tất cả có thể là những bài viết, thơ, văn, nhạc ...... về mùa Xuân .

    Thành thật cảm ơn và rất mong sự đóng góp của tất cả Quý Tác giả, Anh Chị Em và các bạn.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Tết Nguyên Đán
      Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.

      Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết (春節, chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân Niên (新年) hoặc Nông Lịch Tân Niên (農曆新年).

      Thời gian cử hành Tết

      Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết.



      Những nét chính về Tết

      Mùa Tết
      Từ 23 tháng chạp trở đi là bắt đầu vào thời kỳ rộn ràng của mùa Tết, tính từ mốc sự kiện "đưa ông Táo về trời" (một nghi thức tiễn đưa thần bếp lên chầu Ngọc Hoàng báo cáo lại tình hình trong năm của chủ gia) vào ngày này. Thiên hạ đua nhau nô nức mua sắm các vật dụng, đặc biệt là quần áo và thức ăn (việc buôn bán mùa Tết thường sẽ chấm dứt từ đúng ngọ ngày 29 hoặc 30 tháng chạp, từ khi đó lần đầu tiên trong năm, chợ búa trở nên vắng vẻ và các sạp trống không). Tại những bến xe tấp nập những người tha phương mua vé xe để trở về quê đoàn tụ cùng gia đình. Không khí lễ mỗi lúc một đầy ngập hơn, người người ai nấy đều nô nức rộn ràng chuẩn bị đón xuân.

      Chợ Tết
      Đấy là những chợ đặc biệt chỉ xuất hiện vào dịp Tết và chuyên buôn bán các loại "đặc sản" cho người dân hưởng xuân. Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ xả hơi trong những ngày Tết nên nảy sinh tâm lý mua dự trữ, đưa đến mức cầu rất cao. Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa kiểng, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài v.v. Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước ngọ giao thừa.
      Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.

      Hương vị ngày Tết:
      Khoảng rằm tháng chạp, củ kiệu tươi được bày bán đầy các chợ. Các bà nội trợ mua về cắt lấy phần củ trắng nỏn nà, phơi qua vài nắng cho khô quắt lại rồi cho vào những ve keo, kế đó cho vào các ve củ kiệu này giấm sôi nấu với đường, xong đậy kín lại. Vào vài buổi chợ giáp tết họ mua thịt heo mỡ, trứng vịt để chuẫn bị món dự trữ chủ lực: thịt kho nước dừa; thêm đôi ba xấp bánh tráng, giá để làm dưa giá nữa là xong. Không ai là người Việt mà không cảm khái thứ hương vị dân tộc và khó quên ấy: bánh tráng nhúng nước cho mềm, trải ra trên một tay, cho lên đấy một miếng thịt mỡ, một miếng hột vịt, vài ba củ kiệu, ít dưa giá rồi cuốn lại, chấm vào tô nước thịt kho dằm miếng ớt. Ngày tết hễ đói bụng, hay muốn nhậu, ngoài các thứ đều không thể thiếu được "thịt kho, dưa giá, củ kiệu, bánh tráng". Phải nhìn thấy chúng, nếm chúng, nuốt chúng xuống dạ dày mới gọi là thưởng thức được hương xuân trọn vẹn.
      Riêng người Bắc, thay vì củ kiệu, một số người dùng củ hành ta với cách làm cũng tương tự. Ve dưa hành có màu hồng như ngọc, trông rất đẹp và "may mắn".

      Màu của ngày Tết
      Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v. Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng Tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi.
      Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.

      Khái niệm thời gian
      Mùa Tết, không ai bảo ai, mọi người đều cùng nhau dẹp bỏ dương lịch và quay trở sang âm lịch rất tự nhiên, với những khái niệm thời gian trước tết gọi là “hăm” (ngày 20 tháng chạp âm lịch +): hăm mốt tết, hăm chín tết (nếu rơi vào tháng chạp thiếu sẽ không có ngày ba mươi tết), sau tết gọi là “mồng”: mồng hai tết, mồng tám tết... Âm lịch hồi sinh thật kỳ diệu như thể luôn nhắc nhủ mỗi người Việt Nam về tính dân tộc, cổ truyền của ngày lễ trọng đại, thiêng liêng nhất này.

      Lịch sử
      Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.

      Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

      Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng (8 ngày).

      Ngày nay, Việt Nam quy định viên chức và công nhân lao động được nghỉ Tết vào ngày 29 hoặc ngày 30 trước Tết và từ mùng Một đến mùng Ba (tổng cộng 4 ngày). Việt kiều sinh sống tại Âu Châu hay Bắc Mỹ hoặc chỉ giữ ngày mùng Một hoặc tổ chức Tết vào ngày cuối tuần gần nhất.

      Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.

      Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.


      Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, H'mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.



      Ba "giai đoạn" đón mừng Tết


      Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.

      Tuy là Tết cổ truyền của dân tộc nhưng tuỳ theo mỗi vùng, mỗi miền của Việt Nam hoặc theo những quan niệm về tôn giáo khác nhau nên có thể có nhiều hình thức, nhiều phong tục tập quán (địa phương) khác nhau.

      Phần sau đây trình bày các điểm chung giữa phong tục Tết ba miền. Nói chung Tết ở ba miền đều có thể phân làm 3 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với những sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau, đó là Tất Niên, Giao Thừa và Tân Niên.

      Tất Niên
      Đối với Tết cổ truyền, dịp tất niên là lúc mọi nhà chuẩn bị cho Tết, mua tích trữ thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Lý do là nhiều hoạt động mua bán sẽ bị ngưng trệ trong và sau Tết, chừng một vài ngày đến một tuần, do mọi người đều nghỉ ăn Tết. Nhu cầu mua sắm vào dịp này cũng một phần là vì các nhà thường chuẩn bị tài chính cho dịp Tết từ năm cũ. Những nhà làm nghề nông cũng tích trữ vật nuôi hay hoa màu từ trong năm cũ cho dịp Tết.

      Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm cuối năm cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về... Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

      Cúng bái




      Cúng Tất Niên


      Sắp dọn bàn thờ – Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

      • Cúng ông Táo – theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những gì con người làm trong năm và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia đình. Ông Táo được cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và con cá chép, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

      • Cúng Tất niên: lúc đầu được hiểu như là hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dà, mọi người đều cúng. Lễ cúng này thường vào các ngày từ sau 23 đến 29 hoặc 30 Tết.



      Hoa giấy Thanh Tiên. Một loại hoa được làm thủ công tại làng Thanh Tiên, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế.

      Nghề hoa giấy Thanh Tiên có trong danh mục thống kê về các nghề thủ công từ thế kỷ 16–19 (theo Đại Nam nhất thống chí) và hiện vẫn còn bảo tồn. Hoa chỉ bày bán trong dịp Tết Nguyên Đán. Ở Thừa Thiên-Huế, hầu như gia đình nào có bàn thờ đều sử dụng loại hoa này để thờ cúng.

      Giao thừa

      Cúng Giao thừa hay lễ Trừ Tịch: Theo tục lệ cổ truyền thì "giao thừa" được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc. Bắt đầu vào lúc giao thừa, và cũng kết thúc vào lúc giao thừa. Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cao đài Từ điển giải nghĩa trừ tịch 除夕 thì trừ: bỏ đi, bớt ra, cuối năm; tịch: đêm và Giao thừa 交承 thì giao: giao tiếp và thừa: tiếp tục. [2] Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để " khu trừ ma quỷ".

      Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.

      Pháo Tết: Trước đây, đúng vào phút Giao thừa, mọi người thường đốt pháo Tết. Theo lời truyền miệng dân gian, pháo được cho nổ vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ của năm cũ (vì người xưa đã tin rằng ma quỷ sợ tiếng động lớn) và chào đón năm mới. Pháo càng dài và lớn, nổ càng lâu, kêu càng to, cháy ra nhiều xác phác pháo và cháy hết thì càng được cho là điềm lành của năm mới. Tuy nhiên do nguy cơ cháy nổ, sát thương và ô nhiễm môi trường mà từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, pháo Tết đã bị cấm ở Việt Nam. Nay được thay thế bằng bắn pháo hoa do nhà nước Việt Nam tổ chức, hiện chỉ ở các thành phố lớn do giá thành còn đắt.

      Tân Niên

      Xông đất: (Miền Bắc gọi là "xông đất", nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là "đạp đất".) Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận.

      Chúc Tết: Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).


      Lì xì
      Lì xì (利市, phát âm theo người Quảng Đông: lishi): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.

      Xuất hành và hái lộc: "Xuất hành" là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

      Thăm viếng họ hàng – để gắn kết tình cảm già đình họ hàng v.v. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công...; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.
      Chưng dọn, trang trí




      Cây quất ngày xuân




      Tranh Đông Hồ trang trí ngày Tết Nguyên Đán


      Cây nêu
      Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.
      Bớ lũ quỷ kia, tớ dựng cây nêu ngán chửa?
      Hỡi bầy trẻ nọ, bay nghe tiếng pháo mừng không?

      Tranh tết
      Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).

      Câu đối tết

      Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

      Có là bao ba vạn sáu ngàn ngày được trăm bận Tết
      Ước gì nhỉ một năm mười hai tháng cả bốn mùa Xuân

      Hoa tết

      Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet...

      Cây quất: Thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.

      Ẩm thực ngày Tết
      Thành ngữ Việt Nam có câu "Đói giỗ cha, no ba ngày Tết". Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay giật, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết. Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người mà nhất là trẻ em, được ăn uống no nê, không những thức ăn ngon mà lại rất nhiều. Vì vậy mà người ta đã gọi là "ăn Tết". Ngoài cơm, ngày Tết còn có:

      * Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh dầy, bánh tét... Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng và bánh giầy còn được gắn với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt.

      * Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối...

      * Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng và để dọn đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là...Kẹo bánh thì đa dạng hơn như: kẹo thèo lèo, kẹo dừa, kẹo cau, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ)...Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang...


      Hoa mai ngày Tết


      Những tập tục, sinh hoạt ngày tết

      Áo quần mới: Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.

      Dọn dẹp nhà cửa trước Tết, do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa), người quét nhà sẽ bị rông cả năm.

      Sêu Tết, miền Nam gọi là "đi tết", là nghĩa vụ phải làm trước Tết của chàng trai sau lễ hỏi và trước lễ cưới. Sau lễ hỏi chàng trai chính thức là rể chưa cưới và có bổn phận đối với nhà gái. Bổn phận này bao gồm phải có "sêu tết" và đôi khi có việc đi làm rể. "Sêu" có nghĩa là mùa nào thức ấy, chàng trai phải mang lễ vật sang biếu bố mẹ vợ chưa cưới.

      Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn.

      Vào ngày 30 Tết, người Hà Nội còn có thói quen đi mua lá mùi già về để tắm tất niên đón chào năm mới. Đó là loại cây lá và thân ngào ngạt mùi hương rất thơm, thường có nhiều vào dịp Tết, mùi thơm của cây mùi già luôn gợi nhớ tới ngày Tết.

      Đầu Xuân, người có chức tước khai ấn; học trò, sĩ phu khai bút; nhà nông khai canh; người buôn bán mở hàng lấy ngày... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

      Các trò chơi dân gian như, bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo cột mỡ; bài chòi và nhiều loại bài bạc cổ truyền khác.

      Các lễ hội truyền thống khác như thi đấu cờ người; đua thuyền, đấu vật, đánh còn, múa lân, múa rồng, thi thả chim bồ câu... tuỳ theo mỗi địa phương các lễ hội này có thể được tổ chức hay không.

      Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm...hoặc đốt luôn hoá vàng.

      Cúng đưa, hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Ba cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu.

      Đi viếng lễ chùa xin xăm: Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm.

      Tín ngưỡng

      Điềm lành
      Hoa mai: sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.

      Chó lạ vào nhà: Tục ngữ "Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang".

      Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.

      Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm.

      Kiêng kỵ
      Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:

      Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
      Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.

      Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v.

      Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.

      Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.

      Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy

      Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

      Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

      Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: "Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn.")

      Thi ca
      Tết, và các tục lệ, được nhắc đến rất nhiều trong ca dao Việt Nam:
      Mùng Một thì ở nhà cha,
      Mùng Hai nhà vợ, Mùng Ba nhà thầy
      ...
      Mùng Một tết cha,
      Mùng Hai tết mẹ, Mùng Ba tết thầy
      ...
      Cu kêu ba tiếng cu kêu
      Mong cho Tết đến dựng nêu ăn chè
      ...
      Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
      Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

      Tết cũng là đề tài cho nhiều văn, thi sĩ:

      Ông đồ
      Mỗi năm hoa đào nở
      Lại thấy ông đồ già
      Bày mực tàu giấy đỏ
      Bên phố đông người qua
      ...
      (Vũ Đình Liên)

      Tết Nguyên Đán
      Hết một năm rồi, tiếng pháo đưa
      Gió xuân thổi ấm chén đồ tô
      Ngàn cửa muôn nhà vừa rạng sáng
      Đều đem đào mới đổi bùa xưa.
      (Trần Trọng San)

      Người ta còn nghe thấy cả tiếng reo chào đón mùa xuân của Thế Lữ:

      Xuân đến rồi kia
      Xuân đến rồi!
      Hèn nào hoa nở rộ trong tôi
      Đào?
      Mai?
      không, chỉ bừng hoa Lựu
      Gốc tự miền Nam, đất bỏng sôi!...

      Câu thơ của Tú Xương:
      Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
      Om sòm trên vách bức tranh gà

      Hay câu đối Tết như:
      Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
      Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
      (Nguyễn Công Trứ)

      Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại, kẻo ma vương đưa quỷ tới.
      Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa, mở toang ra, cho thiếu nữ đón xuân vào.
      (Lưu truyền là của Hồ Xuân Hương)

      Chữ "Tết" trong ngoại ngữ




      Hội chợ Tết tại Little Saigon, Quận Cam, California

      Do ảnh hưởng của sự kiện Tết Mậu Thân, chữ "Tết" đã được du nhập vào Anh ngữ, dưới dạng Tet hay Têt, để chỉ sự kiện này. Ngoài ra, Tet hay Têt còn được dùng trong Anh ngữ hay Pháp ngữ khi nói đến lễ hội năm mới của người Việt.


      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 21-01-2011, 10:00 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Tết năm đó, học xa nhà, cả trường chừng trên dưới 100 học sinh Việt nam. Nhớ nhà nên tụi nó tổ chức văn nghệ, văn gừng đêm 30 Tết. Để cho xôm tụ, tụi con trai chưng bày sân khấu wành tráng lắm. Thay vì chưng bình cắm hoa đào, học trò kiếm đâu ra bình bông, tụi nó chơi luôn 2 CÂY đào thiệt to hai bên sân khấu

        -Cây đào này kiếm ở đâu ra?
        -Ở nhà người ta chứ ở đâu! Hahaha…

        ???Chắc là sáng hôm sau, chủ nhân của cây đào thức dậy và ngạc nhiên lắm khi thấy cây đào trước cửa bị đẵn tận…gốc. Đúng là “nhất quỷ nhì ma, thứ 3 học trò”

        Comment

        • #5

          Năm Mẹo kể chuyện Mèo

          Năm Mẹo kể chuyện Mèo

          (Tân Mão từ 03-02-2011 đến 22-01-2012)
          Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Năm Kỷ Mão năm nay thuộc con Mèo, con vật đứng vào hàng thứ tư trong Thập Nhị Ðiạ Chi tức 12 Chi của chu kỳ một con Giáp có 12 năm. Khi nói tên con Mèo nó có một đặc điểm khác thường hơn những con vật khác trong Thập Nhị Ðịa Chi, bởi vì nó có hai nghĩa đen (Mèo 4 chân) và bóng (Mèo 2 chân) ai cũng biết.

          Mèo là con vật nhỏ con, mình nhẹ, leo cây rất giỏi, lông mềm, có móng
          bén nhọn, có râu và thường được nuôi trong nhà để bắt Chuột rất tài tình, Mèo rất sợ nước và lạnh, cho nên ở nông thôn Việt Nam bên đêm, thường thấy Mèo vào bếp nằm khoanh trong tro để cho ấm nên mặt mũi lọ lem hoặc lén chui vào giường ngủ với trẻ em. Trong khi ở các nước Âu Tây, Mèo được nuôi trong nhà cùng với Chó để làm kiểng cho vui cửa vui nhà, lại được có nơi ngủ có riêng và ăn uống đặc biệt hơn ở Việt Nam. Mèo có màu sắc lông khác nhau ví như : Mèo mun là mèo có sắc lông màu đen, Mèo mướp là mèo có sắc lông mốc, vằn màu hơi đen, Mèo tam thể là mèo có 3 sắc lông màu đen, trắng và vàng, Mèo vá là mèo có sắc lông màu đen và trắng xen kẻ nhau...

          Ngoài các loại Mèo nhà, còn thấy loại Mèo hoang, mèo rừng sống từng đàng.

          Khi nói Mèo có bộ lông đen thì gọi là Mèo mun, tôi lại nhớ đến ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú đáng tự hào, bởi vì :

          - Mèo có bộ lông đen thì gọi là Mèo mun
          - Chó có bộ lông đen thì gọi là Chó mực
          - Gà hay Ngựa có bộ lông đen thì gọi là Gà ô hay Ngựa ô
          - Mực đen để viết liễn thì gọi Mực tàu
          - Dầu đen để tráng đường gọi Dầu hắc
          - Ðôi mắt đen là đôi mắt huyền....

          Chúng ta cũng đã thấy những năm đã qua, ví như 1963 -1975 - 1987 - 1999 đất nước Việt Nam chúng ta thường có diễn biến quan trọng, không biết bước sang năm 2011 tương lai như thế nào? Hơn nữa, trong các kinh thơ, sấm giảng xa xưa, thì cũng có viết về năm con Mèo, xin trích dẫn như sau :

          ... Chuột sa chĩnh gạo nằm chơi,
          Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra,
          Hùm gầm khắp nẻo gần xa,
          Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời,
          Rồng bay năm vẻ sáng ngời,
          Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng,
          Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng...
          Sấm Trạng Trình (*)

          (*) Ðối với Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) đã viết Sấm Giảng trên 5 thế kỷ kể từ khi Cụ sanh ra đời (1491-2011) làm sao đoán trúng năm nào là năm Mèo Cụ nói, chúng ta chỉ biết sau khi sự việc xảy ra mà thôi.

          Hoặc là:
          ... Mèo kêu nghe tiếng bi ai,
          Quân thần phụ tử xiết chi ưu phiền,
          Rồng bay xao xuyến nào yên,
          Rắn bò giáp giới đảo điên dương trần,
          Chừng nào có Ngựa, có Lân,
          Có Qui, có Phụng, có Quân, có Thần...
          Sư Vải Bán Khoai

          Hay là :
          ... Năm Mẹo, tháng Mẹo chưa buồn,
          Năm Mẹo, tháng Hợi lụy tuôn dầm dề,
          Vậy mà chưa thấy ủ ê,
          Trung ương Rồng lộn ê hề thây thi,
          Mèo kêu riết tới ai bi,
          Tới Gà về ổ dân thì bình an...

          Hoặc là:
          ... Mèo ngồi sợ Rắn xa đàng,
          Dê thời ghét Khỉ, xóm làng sạch trơn,
          Thập bát quốc làm hội đầu sơn,
          Thăng thiên, độn thổ nhờ ơn Phật Trời ...

          Ông Ba Thới
          Trong khi đó sấm giảng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ viết như sau :
          ... Mèo kêu ba tánh lao xao,
          Ðến chừng Rồng Rắn, máu đào chỉn ghê,
          Con Ngựa lại đá con Dê,
          Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao,
          Khỉ kia cũng bị xáo xào,
          Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng ...
          Ngoài ra, trong Kim Cổ Kỳ Quan trong bài Thừa Nhàn, Ông Ba Thới lại viết nhu sau:
          ... Mèo nọ no lại nằm co,
          Mèo nằm rình Chuột còn lo đói lòng,
          Chuột lang no chạy ra đồng,
          Trâu ai thả đó mích lòng không lo,
          Phải đem tiền bạc dằn kho,
          Ruớc quan thầy kiện lại lo chuyện nầy...
          (Trích Kim Cổ Kỳ Quan 171 : 61)

          Xuyên qua những bài Kinh Thơ, Sấm giảng ở trên viết có liên quan đến năm Mèo là để chứng minh duy nhất là 12 con vật trong Thập Nhị Ðịa Chi cũng có trong Kinh Thơ, Sám Giảng, còn nội dung giải bày thi khó biết năm nào, tháng nào thực hành đúng với đất nước chúng ta, bởi vì Thiên Cơ Bất Khả Lậu.

          Ðối với năm Mèo trong Ca dao, Thành Ngữ, Tục ngữ đã phổ biến sâu rộng trong dân gian, ngoài ra con Mèo là loại gia súc, nên nó thường liên quan đến thú vật trong nhà như : Chó, Chuột, Gà, Heo...

          Xin trích dẫn như sau : Mèo bắt Chuột, Chó giữ nhà - Như Mèo với Chó - Chửi Chó mắng Chó - Thắt cổ Mèo, treo cổ Chó - Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang - Rình như Mèo rình Chuột - Mèo nhỏ bắt Chuột con - Mèo già lại thua gan Chuột lắt... (Thành ngữ, Tục ngữ).

          Con Mèo mầy trèo cây cau
          Hõi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà ,
          Chú Chuột đi chợ đường xa,
          Mua mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo.
          Mèo tha miếng thịt xôn xao,
          Cọp tha con Lợn thì nào thấy chi.
          Con Mèo xán vỡ nồi rang,
          Con Chó chạy lại nó mang lấy đòn,
          Con Mèo, con mẹo, con meo,
          Muốn ăn thịt Chuột phải leo xà nhà.
          Con Mèo, con Chó có lông,
          Bụi tre có măt, nồi đồng có quai.
          Con Mèo, con Chó có cũng không,
          Ông tre có mắt, ngoài đồng không có ai...
          (Ca Dao)

          Ngoài ra, chúng ta còn thấy : Như Mèo thấy mỡ - Mèo nào từ mỡ - Tiu nghỉu như Mèo cụt tai - Mèo già hóa cáo - Mèo khen Mèo dài đuôi - Mèo cào không xé vách vôi - Mèo uống nước bể chẳng cạn... (Thành Ngữ).

          Mèo khoe Mèo dài đuôi,
          Chuột khoe nhỏ mình dễ chạy,
          Mèo lành chẳng ở mã,
          Ả nàng chẳng ở hàng cơm,
          Mèo mả Gà đồng,
          Chực sánh lông công phượng hoàng,
          Mèo lành ai nỡ cắt tai,
          Gái kia trồng rẫy khoe tài làm chi... (Tục ngữ)

          Ðặc tính của con Mèo biết leo trèo rất giỏi, trái lại con Cọp thì không biết leo trèo, theo sách Kim Nam Thi Tập chú rằng : Thuở xưa Mèo và Cọp ở chung trong rừng sâu, Meèo là cậu của Cọp, Mèo thì biến nhác, Cọp thì siêng năng, đi săn thu vật mang về hang để ăn chung với nhau, Cọp
          không ngờ bữa nọ, Cọp đi vắng nhà, Mèo ở nhà ăn hết rồ nằm duỗi chân ra ngủ ngon lành, đến khi Cọp trở về thì bụng đói, phần không còn cái gì để ăn, nên Cọp tức giận bắt Mèo để ăn thịt.

          Mèo chạy đến một cây cao leo lên cây để lánh nạn, Cọp vì thân lớn lại nặng, nên không thể leo để bắt Mèo được, vì thế Cọp mới nói với Mèo, nếu bắt được Mèo thì sẽ ăn thịt kể cả cứt nữa cho hả giận. Từ đó, mỗi khi Mèo ỉa xong, thì lập tức giấu cứt là thế đó.

          Hơn nữa, chúng ta còn thấy những cây có mang tên Mèo, xin trích dẫn như sau : Cây lưỡi Mèo - Cây Râu Mèo, Cây Bút Mèo, Cây Chàm Mèo, Nấm Mèo ....

          Ðể tạm kết thúc bài nầy và nhân dịp bước sang năm Tân Mão (2011), kính chúc tất cả quý bà con đồng hương năm mới được Vạn Sự Tốt Ðẹp và An Khang Thịnh Ðạt mọi nhà.

          Hàn Lâm NGUYỄN- PHÚ-THỨ
          Mừng Xuân Tân Mão 2011
          Sống trên đời

          Comment

          • #6






            Chúc Tết !



            Tuốt bút ghi ngay - Phước Hạnh nè!
            Chúc mừng năm mới Chút Lại Lưu ( Lưu Lại)
            Chúc mọi người nhé ! An vui kkhoẻ
            Đầu năm Tân Mão phát tài mau!

            Ông đồ râu trắng vuốt râu cười
            Riêng chúc các Nàng mãi thêm tươi
            Nụ cười rộ nở trên môi thắm
            Nắng ấm lung linh, mãi yêu đời!

            Chúc cho các Nàng luôn đẹp xinh
            Sánh bước bên anh, mộng hữu tình
            Áo xuân Nàng mặc, trông xinh quá !
            Ngây ngất lòng ai ... Một chữ tình ...!

            Tết Tết đến rồi, chúc mọi nơi
            Tấn Tài, Tấn Lộc - Sống an vui
            Vạn sự như ý - Nhiều may mắn-
            An Khang Thịnh Vượng - Rộn tiếng cười

            Bánh chưng, bánh tét thơm ngất trời
            Dưa hành, củ kiệu, với hoa tươi
            Mời nhé! Ngọt ngào hương mứt Tết
            Nâng tách trà sen ấm lòng người !

            Chúc Chút Lưu Lại ngập khách thơ...
            Anh hùng, Mỹ Nhân sánh bước mơ...
            Vui cười, vui nói, vui ca hát
            Bốn mùa rộn nở thỏa ý thơ...



            Uyên Ương



            Đã chỉnh sửa bởi Uyên Ương; 22-01-2011, 10:54 PM.

            Comment

            • #7

              Chuyện cười năm cọp, rinh wa năm mèo cho dui
              Đây là đối đáp vui giữa mình và các bạn học

              T.
              Chèng ui, giờ mà còn tin chiện xông nhà dữ dzị seo. Tui thì năm nay chủ nhật .. ai ghé đến cũng được nhưng tránh ghé trước 12h trưa vì gia chủ còn trùm chăn chờ nắng ấm.
              Qua cầu ngả nón trông cầu
              Con cầu trúng số, nàng cầu trúng con

              TM
              Trúng mánh, trúng số thì ham,
              Trúng anh mang nợ mà ham nổi gì?
              Ai mà dại dột quá đi,
              Tui mà biết được, tui mà biết được,
              Tui xúi người đó nên cạo đầu đi tu!

              T.
              Trúng số khó lắm nàng ơi
              Trúng người trúng số, dễ chơi dễ tìm
              Còn hơn trúng gió nằm im
              Trúng tên trúng đạn im lìm xong luôn

              TM
              Tui nói rồi, nói năm bảy lượt,
              Tui biết người nào lọt vô…bẫy của anh,
              Tui sẽ rỉ tai nói người đó chạy cho nhanh,
              Kẻo chết không kịp ngáp, vì vì vì anh ma lanh quá trời! (hì hì hì, tức chưa? Chưa chọc được anh tức thì tui hỏng khoái)
              Số anh là số...trời ơi!

              T.
              Tui lanh mà ấy cũng nhanh
              Tui nhanh thơ , ấy lại lanh wánh đòn
              Chủ Nhật mà phải làm, ngon!
              Chắc là giàu lắm ... tiền còn xé .. phay

              TM
              Người ta giàu làm năm ngày rồi nghỉ,
              Còn tui nghèo nên làm bữa có bữa không,
              Tui phải tích cóp từng đồng,
              Tui sợ già tui phải ra….đồng ăn xin.
              Chủ nhật, ai kia chăn ấm, mộng mơ xinh,
              Tui mưa gió phải ra đường… cày cấy,
              Đã không thương tình anh còn nói lẫy,
              Hmm! Xé xác anh còn dễ hơn (xé)…tiền!

              T.
              Con gà nòi đi ăn đêm
              Đụng phải bà chằng lộn cổ xuống ao
              Sis ơi, sis dzớt tui vào
              Sis nỡ lòng nào sis lại xé phay
              Có xé thì xé nhẹ tay
              Đừng xé kỹ quá ... móng tay gẫy ... hết ráo

              Comment

              • #8

                Văn Hóa thịt Mèo - Dinh Dưỡng và Trị Bệnh

                Văn Hóa thịt Mèo - Dinh Dưỡng và Trị Bệnh
                Dược Sĩ Trần Việt Hưng

                Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Báo New Straits Times (Malacca) ngày 25/07/2003 đăng tin: Những công nhân người Việt Nam vừa bị sa thải tại Nhà máy Super Latex đã phải tạm sống bằng cách ăn thịt chó và mèo. Những cư dân trong các khu nhà tại khu kỹ nghệ Kelemax đã than phiền là thú vật nuôi trong nhà của họ bị mất. Một công nhân người Việt tên Phan đã thú nhận là anh và các bạn đồng hương đã giết và ăn thịt chó và mèo vị họ không có tiền mua thịt và chưa đủ tiền để trả cho dịch vụ hồi hương từ Mã Lai về VN.

                Thông tấn xã Reuters tháng Giêng năm 2004 đưa tin: Trong khi nhiều quốc gia Âu Châu cấm ăn thịt chó và mèo thì tại một số nơi trong vùng nông thôn Thụy Sĩ chỉ cấm buôn bán thịt chó và mèo nhưng lại cho phép ăn, nếu là chó, mèo nuôi tại nhà.

                Tháng Tám năm 2007, một cuộc thi món ăn chế biến từ thịt mèo hoang đã được tổ chức tại Alice Springs (Úc) để quảng bá cho chương trình bắt và ăn thịt mèo hoang đã sinh sản quá mức. Món thịt mèo xào lăn và mèo hầm rượu chát đã đoạt được các giải món ăn ngon nhất.

                Báo Folha de Sao Paulo (Ba Tây) loan tin: Tháng Ba năm 2003, bà Elias Cassini, 70 tuổi đã bị bắt vì tình nghi bắt trộm và ăn thịt mèo. Bà bị bắt quả tang đang lột da mèo và trong nhà bà còn có thêm 2 xác mèo. Theo cảnh sát cho biết bà sẽ bị truy tố ra tòa về tội 'bạc đãi' thú vật và có thể bị phạt một tháng tù giam nếu bị xét thấy có tội.

                Báo Công An Nhân Dân (VN) ngày 16 tháng Năm, năm 2010: "Ngày 13 tháng Năm, đội Quản Lý Thị Trường Uông Bí, Quảng Ninh đã chận xét một xe vận tải chở heo từ Móng Cái về Thái Bình và bắt được một tấn thịt mèo giấu trên xe... "

                Ăn thịt mèo: Vấn đề văn hóa?
                Thịt mèo, tuy không thông dụng như thịt chó, nhưng cũng là một vấn đề văn hóa gây nhiều tranh cãi giữa Đông và Tây với những quan niệm khác biệt: Thịt mèo có thể là một thực phẩm 'hợp pháp' với người Á Châu như Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên... nhưng với người Âu Mỹ, ăn thịt mèo lại là thiếu văn minh, nếu không muốn nói là "mọi rợ"?

                Quan niệm phương Tây:
                Cách đây vài năm, Công Ty Truyền Hình Canada (Canadian Broadcasting Company), trong chương trình 'Witness' đã phát hình về sự khai thác thịt thú vật đối chiếu với sự yêu thương, chăm sóc thú nuôi, nhất là tại các quốc gia phương Tây. Nhiều người Mỹ và Canada theo dõi chương trình đã ghê sợ trước những hình ảnh thực sự khi thấy chó và mèo (mà họ thường ôm ấp) bị hạ thịt tại một số nơi tại Đông Nam Á.

                Trước đó, một chương trình truyền hình Anh cũng đã cho chiếu những hình ảnh về việc hạ thịt mèo tại những nhà hàng ăn ở Trung Hoa: 'Thực khách chọn con mèo và xem làm thịt. Mèo sống bị thả vào nồi nước đang sôi, sau đó vớt ra và bỏ vào chậu nước lạnh để dễ lột da và sau đó mổ bụng để lấy bỏ lòng..' Người Trung Hoa có quan niệm là thịt tươi mới ngon, nên rất ưa chuộng kiểu ăn thịt thú vật giết ngay tại chỗ.

                Báo chí và các tổ chức bảo vệ thú vật phương Tây đưa ra nhiều hình ảnh, bài báo, truyền đơn mô tả các kiểu hạ thịt mèo 'dã man' tại Triều Tiên, Phi.

                Tóm lại, đối với giới truyền thông phương Tây thì 'Ăn thịt mèo là sai. Chó và mèo là thành viên trong gia đình, chó và mèo là bạn. Các quốc gia Đông Nam Á ăn thịt chó mèo là dã man, kém văn minh, và đòi hỏi phải 'giáo dục' dân chúng trong vùng rằng chó mèo không phải là thực phẩm.'

                Nhưng trên thực tế các đòi hỏi này hoàn toàn bất hợp lý vì đây là việc áp đặt các giá trị xã hội Tây Phương trên nền văn hóa cá biệt của phương Đông. Phương Tây đâu có thể bắt buộc người khác chọn lựa cách ăn uống của họ để được gọi là "văn minh"? Giới truyền thông phương Tây đã cố tình quên một số vấn đề trong cách 'đối xử' với thú vật, ngay tại những quốc gia thường 'tự nhận' là văn minh nhất:

                Người Anh, xem việc ăn thịt ngựa là không thể chấp nhận; nhưng ngay tại quốc gia bên cạnh là Pháp, thịt ngựa lại là món ngon, thịt quý và người Pháp đâu phải là dân "dã man"?

                Tại Anh, việc ăn thịt mèo đã được nhà văn Charles Dickens mô tả trong 'The Pickwick Papers', và cho đến nay tại nhiều nơi ở Âu Châu như Thụy Sĩ, Pháp..vẫn có thể ăn thịt mèo, miễn là tự nuôi và tự hạ thịt và cũng có thể tặng nhau.

                Người Ấn Độ, nhất là những người theo đạo Hindu, nếu áp dụng các phương thức của giới truyền thông phương Tây có lẽ sẽ phải 'giáo dục' người phương Tây về cách đối xử với bò.

                Những nơi ăn thịt mèo:
                Tại Á Châu:

                Tại Trung Hoa: thịt mèo được xem là 'cấm kỵ' tại vùng phía Bắc vì mèo được xem là có linh hồn, nên ăn thịt mèo là 'phạm thánh'. Trong khi đó, tại Nam Trung Hoa, nhất là Quảng Đông việc ăn thịt mèo rất thông thường: đùi là phần ngon nhất và bao tử cùng ruột mèo cũng được chế biến thành các món ăn đặc biệt. Các nhà hàng tại Quảng Đông có những món được quảng cáo như 'Long-Hổ đấu (longhudou) làm bằng thịt rắn với thịt mèo, rắn nướng quấn quanh mèo rôti; 'Long Hổ Phụng Thang' hay canh thịt rắn, thịt mèo và thịt gà.

                Cũng do nhu cầu tiêu thụ thịt mèo tại các nhà hàng kiểu Quảng Đông tại Bắc Kinh tăng cao nên nhiều chú mèo đã bị mất tich ngay tại thủ đô Trung Hoa, theo báo New York Times thì trong khoảng thời gian từ tháng Chín, 1999 đến tháng Giêng 2000, người nuôi mèo tại Bắc Kinh bị mất đến trên 500 con. Cũng tại Quảng Đông, thịt mèo được bán công khai tại chợ và việc tiêu thụ thịt mèo tăng cao trong những tháng mùa Đông, có thể lên đến 10 ngàn con mỗi ngày (đa số là giống mèo tai dài, nuôi để giết thịt): mèo được nhốt trong lồng tre, người mua tự ý chọn và sẽ được giết thịt, làm lông tại chỗ.

                Ngày 26 tháng Giêng năm 2010, chính phủ Trung Hoa đã ra lệnh cấm ăn thịt mèo (và chó) trên toàn quốc, khi bị bắt có thể bị phạt đến 15 ngày tù. Tuy nhiên lệnh cấm hầu như không được áp dụng?

                Tại Nam Hàn: Thịt chó và mèo là những món ăn truyền thống từ thời xa xưa nhất là tại những vùng nông thôn và trong giới thợ thuyền.Thịt mèo, nhất là mèo con, nấu cháo (Goyangi-tan) được xem là phương thuốc bổ giúp trị phong thấp. Chính phủ Nam Hàn đã nhiều lần đưa ra các đạo luật trong những năm 1978, 1980, 1986, 1988 và 2001 để bãi bỏ và ngăn cấm việc ăn thịt chó và mèo; nhưng cũng như tại Trung Hoa, luật cũng không được áp dụng, lý do khá quan trọng là trị giá của thị trường tiêu thụ thịt chó và mèo tại Nam Hàn lên đến gần 950 triệu đô la Mỹ/năm, tương đương với thị trường tiêu thụ lông thú tại Hoa kỳ.

                Tại Việt Nam: Theo truyền thống, mèo không được xem là một thú nuôi ưa thích, tục ngữ còn có câu: 'Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang'. Mèo phần lớn được nuôi trong nhà là để kiểm soát chuột. Trước 1975, tại miền Nam VN, hầu như không có quán ăn nào bán thịt mèo (?). Sau 1975 phong trào ăn thịt mèo đã từ miền Bắc 'tràn xuống' miền Nam cùng với các đợt 'di dân'. Thái Bình đã được mệnh danh là 'Thành phố thịt mèo' của Việt Nam ngày nay.

                Bài viết trên web: w*w.vietbao.vn ngày 09 tháng Chín, 2006 ghi lại như sau: '..Có thể nói Thái Bình là tỉnh có số lượng quán bán thịt mèo nhiều nhất nước, một thành phố loại 3 nhỏ bé mà cứ đi một đoạn lại thấy 'đặc sản thịt mèo', 'tiểu hổ' hoặc tế nhị và mỹ miều hơn là 'đặc sản đồng quê' Bài viết mô tả cách giết thịt mèo: 'Cảnh tượng man rợ thời Trung Cổ được các tay đồ tể quán thịt mèo tái tạo một cách trung thực nhất: thít chặt cổ mèo bằng dây thòng lọng rồi đem dìm nước cho mèo sặc chết hẳn, hoặc dùng chày vồ nện thật lực vào con vật đáng thương, chúng ré lên ngeo ngéo rồi lịm hẳn, tất cả..'bay' vào máy vặt lông, sau ít phút một lũ mèo trắng hếu, răng trắng nhởn nằm đưỡn đừ chờ thui, móc ruột, chế biến rồi lên dĩa. Theo ước tính, mỗi ngày khoảng vài trăm con mèo bị làm lông. Thịt mèo được chế biến thành nhiều món: hấp, xào sả ớt, xào măng tươi, rựa mận..'. Bài báo còn cho biết thêm: 'UBND tỉnh Thái Bình đã có chỉ thị số 19 về việc cấm giết mổ mèo nhưng phong trào giết mổ và xơi thịt mèo chỉ tạm thoái trào và rút vào hoạt động bí mật sau khoảng 1 tháng hạn chế, rồi đâu lại vào đó; các quán sợ 'lộ hàng' nên không để thẳng chữ "MÈO".'

                Ngay tại Hà Nội, theo Thông Tấn Xã AFP cho đến 1997, riêng trong 1 quận đã có đến 12 quán ăn bán "đặc sản" thịt mèo, mỗi quán tiêu thụ đến trên 2000 con mèo/ năm. Việc tiêu thụ chỉ giảm bớt sau khi chính phủ ra lệnh cấm giết thịt mèo (1997) viện dẫn lý do giết mèo gây ra nạn chuột gia tăng, phá hoại mùa màng.

                Xa hơn nữa, về phía Nam, theo Hải Ngoại Phiếm Đàm (w*w.phiem-dam.com) ngày 25/10/2010 thì 'Sau hai năm học nghề chế biến thịt 'tiểu hổ' ở Hải Phòng, anh Nguyễn văn Tốn, vợ và em đã từ Thái Bình vào Sài Gòn để 'lăng xê' thịt mèo. Bây giờ, 30 quán thịt mèo đã mọc lên ở Gò Vấp, Quận 12, Hốc Môn. Mức tiêu thụ tại các quán này khoảng vài chục con mỗi ngày/ mỗi quán. Đa số mèo được cung cấp từ những tay bắt trộm mèo nuôi và từ thu gom tại các vùng nuôi mèo thịt tại Lâm Đồng, Daklak.
                Ăn thịt mèo tại Việt Nam đã dần dần trở thành một phong trào của những tay nhậu dư dả tiền bạc, thí ch bày ra những món ăn mới lạ, độc đáo (?) như kiểu bọ cạp, dế..., và tuy Nhà Nước cấm bán thịt mèo nhưng đâu cấm ăn?

                Tại Nam Mỹ (Châu Mỹ La Tinh):
                Món thịt mèo, tuy không là một món thông dụng tại Peru, nhưng thịt mèo xào lăn và hầm lại là hai món chính tại 2 vùng riêng trong nước: tại thành phố phía Nam: Chincha Alta (vùng Inca) và tại thành phố Huari trong vùng Bắc dẫy núi Andes. Mỗi năm vào tháng Chín trong dịp lễ hội Gastronomico del Gato để mừng lễ Thánh Nữ Ifigenia (Sainta Efigena), các kỹ thuật chế biến thịt mèo được đem ra trình diễn tại thành phố La Quebrada. Tại Huari, thịt mèo được ăn để thay thế cho thịt heo bọ (guinea pig) mà món thông dụng nhất là nướng hay quay trên lò than (mishi kanka= thịt mèo nướng)
                Tại Ba Tây, Argentina, tuy vẫn có việc tiêu thụ thịt mèo nhưng được xem là cá biệt, không phổ biến công khai như tại Peru.

                Tại Âu Châu:
                Một vài vùng tại Âu Châu vẫn còn ăn thịt mèo như trong vùng nông thôn Thụy Sĩ: thịt mèo được tiêu thụ theo tính cách 'gia đình'; tại Basque County (Tây Ban Nha), các phương thức nấu ăn bằng thịt mèo vẫn được phổ biến. Trong vùng Tuscany (Ý), thịt mèo là món 'đặc biệt', cứ ăn nhưng không nên nói.

                Tại Úc: Úc có lẽ là quốc gia 'văn minh' (theo tiêu chuẩn của phương Tây) duy nhất có chính sách ăn thịt mèo. Tháng 10 năm 2002, chính phủ tiểu bang Victoria ban hành lệnh cấm ăn thịt mèo và chó. Tuy nhiên, mèo hoang là một vấn đề rất nguy hại tại Úc và thổ dân hiện nay vẫn săn bắt và ăn thịt mèo hoang để bảo vệ các loài thú khác bị mèo ăn. Tháng 8 năm 2007, đã có cuộc thi nấu thịt mèo tại Alice Springs và món mèo hầm kiểu ragu đã đoạt giải nhất. Cuộc thi được tổ chức để quảng cáo và thúc đẩy cho việc ăn thịt mèo hoang. Số mèo hoang tại Úc lên đến trên 8 triệu con (2007), chúng ăn và giết đến trên 3 triệu thú khác/ mỗi năm như chim, bọ.

                Tại Hoa Kỳ: Rất nhiều tiểu bang có những sắc luật cấm buôn bán thịt mèo như tại New Jersey có sắc luật P.L 1999 c.307(S-1815) ngày 19 tháng Giêng 2000 'Cấm buôn bán chó nuôi hay lông, da mèo cùng các chế phẩm...Cấm buôn bán thịt chó, mèo cho người tiêu thụ..'
                Vài trường hợp..'bất đắc dĩ' phải ăn thịt mèo:
                Một số trường hợp được xem là 'ăn mèo cũng chẳng sao' như trong thời gian chiến tranh (1871), Paris bị vây hãm, thiếu thực phẩm nên đành ăn cả chó lẫn mèo..

                Câu chuyện hay nhất về ăn thịt mèo được phóng viên Anh Jon Swain kể lại khi bị 'kẹt trong tòa Đại Sứ Pháp ở Nam Vang năm 1975, bị Khmer đỏ bao vây.. đành thịt chú mèo nuôi trong tòa Đại Sứ để nấu cà ri".

                Thịt mèo: Dinh Dưỡng và Trị Bệnh
                Tóm lược:
                Mèo, tên khoa học Felis catus (F. domestica), thuộc họ sinh vật Felidae, được mô tả chung là một thú thân thon nhỏ, dài 50-60 cm (kể cả đuôi), nặng 3-4 kg. Mặt và mõm ngắn, răng nanh nhọn và sắc, cổ ngắn, tai vểnh rất thính, mũi đánh hơi nhạy, mắt sáng nhìn được trong bóng tối. Chân có móng vuốt, chạy và nhảy nhẹ nhàng, có thể trèo cao.

                Mèo bắt đầu sinh sản khi được 10-12 tháng, mỗi lứa từ 2-6 con. Mèo thuộc loài thú ăn thịt sống (tuy nhiên thực phẩm có phần đa dạng vì có thể trộn lẫn cả cơm và đôi khi chúng ăn cả côn trùng như gián mối).
                Mèo được phân loại màu sắc, độ dài ngắn của lông, theo bộ lông.

                Hiệp Hội Nuôi Mèo làm thú trong nhà (pet) trên thế giới có những bảng phân loại mèo rất chi tiết có đến hàng trăm giống khác nhau, dựa trên nhiều tiêu chuẩn như màu sắc, độ dài ngắn của lông, đuôi, tai..
                Tuy nhiên, có thể tạm nêu vài giống chính (theo cách phân loại tại Việt Nam) như:
                - Mèo mướp: (Felis catus amura) = American Curl, lông màu xám hoặc xám vàng, có những vằn xám đen.
                - Mèo mun (mèo đen), lông đen tuyền và bóng.
                - Mèo vàng, lông vằn vàng.
                - Mèo tam thể: Manx, lông ba màu: đen trắng và vàng.
                - Mèo nhị thể: lông đen và trắng
                - Mèo xiêm: (Felis catus siamensis), thân thon dài, lông nâu nhạt hơi xám tro, có đốm xậm, đuôi dài.

                Mèo nhà là loài thú được xem là xuất hiện khá sớm trong thế giới các loài thú cổ xưa, khoảng 8000 năm, và có lẽ từ những giống mèo rừng tại Phi Châu. Theo lịch sử, mèo được nuôi đầu tiên tại Ai Cập, rồi sau đó từ Bắc Phi sang Âu Châu, Á Châu..

                Mèo và dinh dưỡng:
                Thịt mèo, về phương diện dinh dưỡng, có thể xem là một loại thịt tương đối nạc và gần tương tự như thịt thỏ.

                Con người thường tiêu thụ những loại thịt từ những thú vật đơn giản và dễ nuôi, có lợi điểm về kinh tế: thú có thể thuộc nhóm ăn cỏ hay ăn tạp như heo, bò, gia cầm, dê-trừu..nhóm này chuyển biến được các cây cỏ (mà con người không ăn được) thành chất đạm có những hương vị thơm ngon. Mèo thuộc loại thú ăn thịt sống và nuôi mèo, vỗ béo mèo sẽ phải chịu những phí tổn cao. Mèo ăn thịt nhiều loại thú nhỏ như bồ câu, thỏ.. thật ra con người có thể ăn thịt bồ câu, thỏ trực tiêp hơn là ăn gián tiếp qua thịt mèo. Thịt mèo chỉ trở thành có giá trị kinh tế khi chúng ăn các thực phẩm dư, bỏ hay ăn thịt chuột, nếu không thịt mèo sẽ trở thành món thịt 'cao giá', và một con mèo không cung cấp được nhiều thịt, trừ phi được vỗ béo riêng. Mèo hoang thường gầy, ốm xương xẩu.
                Vài số liệu về dinh dưỡng: Theo USDA, 100 gram thịt mèo phần ăn được chứa:
                - Calories 103
                - Chất đạm 22.3 g
                - Chất béo tổng cộng 1-3 g
                - Cholesterol 80 mg
                - Carbohydrates 0.2 g
                Vitamins: B1 (0.09mg) ; Riboflavine (0.19mg) ; Niacin (5mg).
                Khoáng chất: Sodium (50mg); Potassium (400mg); Calcium (12mg) ; Phosphorus (157mg); Sắt (3.2mg).

                Mèo dùng làm thuốc:
                Dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam dùng thịt mèo và một số bộ phận để làm thuốc.

                Thịt mèo: Miêu nhục, được xem là có vị ngọt/ mặn, tính ấm có các tác dụng 'tiêu thũng', chống lao lực, giải độc, giảm đau. Thịt mèo được dùng để chữa các trường hợp bệnh báng, bụng to; lao, chóng mặt, trĩ kinh niên.
                Tuệ Tĩnh (Nam Dược Thần Hiệu) ghi: Miêu nhục= Thịt mèo, vị ngọt chua, tinh ấm, không độc, chữa được bệnh cổ độc, bệnh lao, bệnh đậu và bệnh trĩ lâu năm.

                Hải Thượng Lãn Ông (Lĩnh Nam Bản Thảo) ghi:
                ' Miêu nhục thường gọi thịt mèo
                Ngọt chua không độc ôn hòa điều
                Hay trừ cổ độc, ho lao nặng
                Mụn trĩ lâu năm uống cũng tiêu'
                Thường dùng dưới dạng ăn thịt (50 -100 gram/ ngày) nấu chín, hoặc sấy khô rồi tán thành bột để uống.
                Mật mèo = Miêu đởm, tốt nhất là mèo mun; được xem là có vị đắng, tính hàn; có các tác dụng giảm đau, chống co thắt. Mật mèo thường được dùng bằng cách ngâm rượu, uống mỗi ngày để chữa hen suyễn và đau bụng kinh niên.
                Xương mèo = Miêu cốt, cũng dùng mèo mun, vị ngọt, tinh ấm, có tác dụng bổ dưỡng. Thường dùng dưới dạng ngâm rượu, làm thuốc bổ trị đau nhức phong thấp kinh niên nơi người cao niên. Xương mèo cũng được trộn lẫn với các xương thú khác như cọp, beo để nấu thành cao. Riêng xương đầu (Miêu đầu cốt), có khi được tách thành một vị thuốc riêng, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, sát trùng dùng trị ho lao nặng (lâm ba kết hạch), mụn nhọt (ác sang).
                Máu mèo = Miêu huyết được dùng để trị bệnh thần kinh (?)
                Một số chất thải của mèo như phân, nước tiểu cũng được xem là những vị thuốc (?)
                Phân mèo: theo Hải Thượng Lãn Ông (trong Lĩnh Nam Bản Thảo, quyển Hạ):
                ' Phân mèo, cách làm như phân chó
                Còn gọi là phân Ngũ tướng quân
                Dùng nó để chữa bệnh hiểm nghèo
                Hoặc chữa trẻ con đậu mọc khô..'
                Dùng bằng cách sao khô, tán thành bột cho trẻ uống khi lên đậu.
                Nước tiểu mèo (lấy bằng cách bắt mèo, giữ chặt 4 chân, lấy vỏ bưởi chà vào đít mèo hay lấy gừng tươi chà vào mũi, mèo sẽ tiểu vọt ra) dùng nhỏ tai khi bị sâu bọ, đỉa chui vào tai.

                Mèo trong Y-Dược:
                Mèo nhà cũng được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, đa số là mèo nuôi bị bỏ rơi.

                Thử nghiệm được biết nhiều nhất là: Thử nghiệm đánh giá tác dụng của các thuốc trị bệnh tim ly trích từ cây Digitalis purpurea (Dương địa hoàng). Phẩm chất của thuốc được định lượng bằng các 'đơn vị mèo'. Theo thử nghiệm ghi chép trong Chế Dược Thư Anh (BP): lượng dịch chiết từ digitalis cần để làm tim mèo ngưng đập sẽ được đối chiếu so sánh với lượng dùng làm tiêu chuẩn (bồ câu, ếch, bọ.. cũng được dùng làm thú thử nghiệm).

                Danh từ "catgut" để gọi loại chỉ khâu dùng trong phẫu thuật, thường bị nhiều người hiểu lầm là làm bằng sơị tách rừ ruột mèo, nhưng trên thực tế là do từ ruột trừu, và dê.

                Tại Hoa Kỳ, mỗi năm xẩy ra khoảng 400 ngàn vụ bị mèo cắn, 90% là do chọc cho mèo nổi giận. Nhiều trường hợp bị mèo cắn, cào đã gây ra nhiễm trùng và tạo ra những bệnh nguy hiểm như cat-scratch disease và đôi khi gây ra bệnh dại (rabies). Mèo có thể gây nguy hiểm cho các phụ nữ mang thai, nhất là những bà bị suy yếu hệ đề kháng, phân mèo có thể truyền các bệnh toxoplasmosis. Lông mèo có thể gây các phản ứng dị ứng và khởi động cơn suyễn nơi người bệnh suyễn.

                Mèo rừng:
                Có khá nhiều loài mèo rừng trên thế giới, được gọi chung là Wild cat (Felis sylvestris). Một số nhà sinh vật học xem mèo nhà như một loài phụ nằm trong nhóm mèo rừng. Mèo rừng tại Đông Nam Á hay Leopard cat được tách sang loải Prionailurus. Lai tạo giữa Leopard cat và mèo nhà tạo ra loài Bengal cat.

                Mèo rừng, còn được gọi là Cáo, tên khoa học Prionailurus bengalensis (tên cũ)) Felis bengalensis cũng thuộc họ thú vật Felidae như mèo nhà.
                Mèo rừng phân bố rộng rãi tại Á Châu từ vùng lưu vực Hắc Long Giang sang qua Trung Hoa, xuống vùng Đông Nam Á, có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Lào và Campuchea. Tại Việt Nam, mèo rừng thường gặp tại cac vùng rừng núi cao độ 1-3000m và miền trung du: những vùng nông thôn, gần cán nguồn nước, thực phẩm.

                Mèo rừng tương đối lớn hơn mèo nhà, thân dài 40-60 cm, nặng khoảng 4-7 kg. Bộ lông có đốm viền nâu, có khi có vạch gần giống như bộ lông của beo con. Đuôi dài. Mèo rừng cũng ăn các thú nhỏ hơn như chim, thỏ, chuột và cả gà vịt con, chúng trèo cây rất giỏi và vồ mồi khá nhanh. Ngón chân có màng, bơi lội khá giỏi. Mèo rừng sinh hoạt và săn mồi ban đêm.

                Thịt mèo rừng hay Ly nhục được xem là có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khi. Thịt mèo rừng được xếp vào loại thịt 'rừng' ngon, quý và hiếm.

                Xương mèo rừng hay Ly cốt có vị ngọt cay, tinh ấm, có tác dụng khử phong thấp, tráng cân cốt, tư bổ an thần. Xương thường được dùng ngâm rượu làm thuốc bổ và chữa bệnh suy nhược, trị sưng xương khớp.

                ----------------------
                Tài liệu sử dụng:
                - Cats: Friends or Food? (Sara Hartwell) từ w*w.messybeast.com
                - Cây Thuốc và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam, Tập 2 ( Nhiều tác giả-Viện Dược Liệu VN)
                - Từ Điển Động Vật & Khoáng Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (Võ văn Chi)
                - Strange Foods (Jerry Hopkins)
                - Pharmacognosy (George E Trease)
                Sống trên đời

                Comment

                • #9


                  Năm mèo và kỷ lục của “meo”

                  Cùng điểm lại những kỷ lục ấn tượng về những cô, cậu mèo chào mừng năm Mèo Vàng 2011.

                  Những con mèo là động vật thật đáng yêu trong cuộc sống hàng ngày. Có những điều thật lạ về cơ thể chúng mà chúng ta không hề hay biết. Có thể điểm qua một số điều như:
                  - Nhịp tim: 140-220 lần/phút
                  - Nhiệt độ cơ thể (độ F): 100,5 độ - 102,5 độ
                  - Tỷ lệ hô hấp (hơi thở/phút): 24-42



                  - Mèo có 30 đốt sống, nhiều hơn 5 đốt sống so với con người
                  - Cơ thể mèo có 230 xương, nhiều hơn con người 24 chiếc
                  - Mèo có 5 ngón chân trên mỗi chân trước, nhưng chỉ có 4 ngón trên mỗi chân sau.
                  - Mèo không có xương đòn, và phần lớn không có lông mi
                  - Chúng là những “vận động viên” uốn dẻo siêu đẳng và có thính giác nhạy cảm hơn cả những chú cún.
                  - Trong những loài động vật có **, mèo có đôi mắt lớn nhất (xét trong tỷ lệ kích cỡ cơ thể)
                  - Nhưng đôi mắt to tròn của chúng lại không thể nhìn xuống phía dưới mũi…



                  Cùng với những điểm khác biệt trên cơ thể đó, hãy cùng xem những kỷ lục ấn tượng của các “chủ xị” năm 2011 này nhé:

                  Mèo béo ú nhất


                  Đó là chú mèo Snowbie, nặng khoảng 20 kg, được coi là mèo béo nhất còn sống trên thế giới. Bên cạnh Snowbie, còn có một cô mèo khác cũng có cân nặng tới 20 kg. Đó là Katy, đã từng được đưa tin vào năm 2003, song chủ của Katy đã không nhận được lời xác nhận kỷ lục của tổ chức Guinness Thế Giới.

                  Mèo nhỏ nhất


                  Peebles chỉ nặng 1 kg và dài có 15 cm. Chú mèo xinh xắn như thú bông này đã được một tiến sĩ nhận nuôi. Theo vị tiến sĩ này, Peebles có những khiếm khuyết về gen di truyền nên không thể phát triển hơn được.

                  Chú mèo dài nhất


                  Với chiều dài “khủng” tới 1,23m, chú mèo Stewie ở Nevada, Mỹ đã được công nhận là chú mèo nuôi dài nhất thế giới. Năm nay, Stewie đã được 5 tuổi. Chủ nhân của chú mèo này cho biết giống mèo này nổi tiếng to và dịu dàng nhất thế giới.

                  “Nàng” Mèo thọ nhất


                  Kataleena Lady bên cạnh chủ nhân

                  Tuổi thọ trung bình của loài mèo thường từ 9~15 năm. Theo sách kỷ lục thế giới, con mèo nhiều tuổi nhất hiện còn sống có tên là Kataleena Lady. Đây là một cô mèo được sinh ra vào năm 1977, hiện sống ở Melbourne, Australia.

                  Mèo nhiều móng nhất


                  Chú mèo Des

                  Đó là mèo Jake, ở Ontario, Canada, có 28 móng. Chú ta đã được ghi tên trong sách kỷ lục Guinness. Bên cạnh đó, chú mèo Des ở miền nam xứ Wales cũng không kém cạnh khi có tổng cộng 26 ngón chân: 7 ngón trên mỗi chân trước và 6 ngón trên mỗi chân sau. Thông thường loài mèo chỉ có 18 ngón chân.

                  Mèo có 2 lưỡi


                  Đó là Five Toes, khi sinh ra nó đã có 2 lưỡi và 5 ngón chân trên mỗi bàn.

                  Loài mèo không lông


                  Giống mèo không lông Sphynx trông thật đặc biệt. Mặc dù khác biệt với các bạn trong loài nhưng chúng vẫn có những nét đáng yêu riêng.

                  Mèo giầu nhất thế giới


                  Theo thống kê của tổ chức Bảo vệ vật nuôi PetPlan của Mỹ, mèo Blackie được thừa hưởng số tiền 9 triệu bảng, tương đương 285 tỷ VND.

                  Mèo diệt được nhiều chuột nhất


                  Bức tượng mèo Towser

                  Năm 1997, mèo Towser đạt kỷ lục bắt được nhiều chuột nhất: 28.899 con chuột. Với thành tích huy hoàng đó, nó đã được tạc tượng tại sân nhà máy rượu Glenturret Distillery, nơi nó từng sống và bắt chuột.

                  SƯU & TẦM
                  Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-01-2011, 12:45 AM.
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #10


                    Năm mới với biểu tượng con thỏ ở Nhật, Hàn, Trung Quốc


                    Theo quan niệm của người Việt Nam, năm âm lịch tới đây là năm Tân Mão - con mèo. Còn với người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ở khu vực châu Á, con vật của năm tới là thỏ.
                    Người Nhật không có mèo trong 12 con giáp mà lại có con thỏ.



                    Vì người Nhật mừng năm mới theo dương lịch nên trong mấy ngày qua hình ảnh con thỏ có ở hầu hết mọi nơi, nhất là ở những nơi sản xuất bánh kẹo. Tại Nhật thì thỏ là thú cưng được nuôi nhiều hàng thứ 5 trong các con thú nuôi trong nhà. Thỏ là biểu tượng cho sự may mắn.



                    Những người yêu mến thỏ đã mang thú cưng của mình đến cửa hàng Bunny Family nằm ở phía nam Tokyo, để chụp ảnh làm lịch kỷ niệm chào đón năm mới.



                    Những chú thỏ sẽ được trang điểm, mặc trang phục kimono truyền thống và tạo dáng để chụp ảnh.



                    Cô Kana Hasebe, 22 tuổi, có một chú thỏ tên Mondy, cho biết: "Tôi sẽ dùng ảnh chụp chú thỏ cưng của mình làm thiệp mừng năm mới. Năm tới là năm con Thỏ nên tôi sẽ chụp thật nhiều ảnh cho chú thỏ của mình để làm kỷ niệm."



                    Vì Giáng Sinh và năm mới diễn ra gần nhau nên các chú thỏ cũng được mặc cả trang phục của ông già Tuyết. Kể từ khi Bunny Family mở cửa từ tháng 11 đến nay đã có hơn 180 chú thỏ đến chụp. Mỗi chú thỏ chụp 30 phút, chủ nhân phải trả 500 yên (120.000 đồng Việt Nam)



                    Trong chương trình biểu diễn thỏ tại công viên Kamogawa ở Nhật.

                    Trung Quốc đón năm Thỏ



                    Một tiệm bánh ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc trưng bày bánh trong hình dạng của một con thỏ, thiết kế đặc biệt cho năm 2011



                    Một du khách ngồi trên chiếc ghế với mô hình thỏ tại một triển lãm đồ gỗ ở Bắc Kinh.



                    Xe được trang trí với đôi tai dài và vẽ câu chuyện cổ tích thỏ tại Sanlitun, Bắc Kinh



                    Một cặp vợ chồng ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, xem TV với thỏ của họ

                    Năm con Thỏ với người Hàn Quốc



                    Du khách thăm viếng sở thú Nam Hàn đã được những chú thỏ chào đón trong trang phục Nam Hàn truyền thống. Ông Kim Yang-beom, quản lý sở thú Samsung Everland cho biết: “Từ thời xa xưa thỏ đã là biểu tượng của sự may mắn và giàu có. Vì vậy, hãy đến xem chúng và nhận sự may mắn”




                    Một con thỏ mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc nhìn vào một máy ảnh tại công viên giải trí Everland ở Seoul.
                    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-01-2011, 12:45 AM.
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #11

                      MVX kính chúc toàn thể quý vị thành viên năm mới 2011 làm ăn phát tài, phát lộc, thành công mỹ mãn, vạn sự như ý và nhớ cúng ông Thần Tài, Thổ Địa cho tươm tất để 2 ông phủ hộ trúng số độc đắc...đầu năm lấy hên


                      1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu
                      2. Khi cúng TT- ÔĐ, người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi….
                      3. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
                      4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn
                      * Chú ý :
                      Mùng 10 Âm lịch hàng tháng là Cúng Thần Tài
                      Mùng 2 và 16 Âm lịch hàng tháng là Cúng Cô Hồn
                      Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê
                      -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                      Cúng ông Thần Tài&Thổ Địa
                      Nam mô A Di Đà Phật <3 lần >
                      Kính lạy : Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
                      _Hoàng thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần
                      _ Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị đại vương
                      _Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa , Ngài Định Phúc Táo Quân
                      _ Các ngài Địa chúa , Long mạch Tôn thần và tát cả các thần linh cai quản trong khu vực này
                      _Các cụ nội ngoại chư vị tiên linh
                      Hôm nay là ngày mùng mười tháng giêng năm Tân Mão
                      Con là....
                      Ngụ tại ....


                      Con thành tâm sắm biện hương hoa , vật phẩm nghi lễ cung trần ,dâng lên trước Án , cúng dâng Phật Thánh , dâng hiến Tôn thần , đốt nến tâm hương dốc lòng bái thỉnh .
                      Kính cẩn tâu trình ; Tiệc xuân đã mãn , Nguyên đán đã qua , nay xin lễ tạ Tôn thần ,

                      Kính xin : Lưu Phúc , Lưu Ân , phù hộ độ trì Dương phù Âm trợ ,mọi chỗ tốt lành . Con cháu được chữ bình an , gia đạo hưng long thịnh vượng .Lòng thành vừa cẩn lễ , lễ bạc tiến dâng , lương cả xét soi , cúi xin chứng giám
                      Cẩn cáo

                      (chú ý :-Nhớ thành tâm khấn nguyện )
                      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 27-01-2011, 02:49 AM.

                      Comment

                      • #12

                        Mỗi lần đọc lại những lời đối đáp giỡn chơi, vu khống nhau với bạn bè năm cũ dịp Tết vừa rồi vui chi lạ! Rinh dìa đây để mọi người cùng cười chung nhân dịp xuân về ...

                        T
                        Lại một mùa xuân sắp sửa sang
                        Cành đào năm ngoái vẫn muộn màng
                        Nụ hoa ngày ấy người còn nhớ
                        Chao mình trong nắng gió mơn man

                        TM
                        Nụ hoa đã nở toét tòe loe,
                        Rộn ràng pháo cưới ở bên hè,
                        Sao người năm cũ tương tư mãi,
                        Xốn xang lòng dạ, ngẩn tò te?

                        T
                        Nụ cười em gái nở toe loe
                        Ám ảnh ông anh suốt mùa hè
                        Ai bỉu xưa nàng ăn kẹo mãi
                        Giờ thăm dentist khóc te te

                        TM
                        Ai cười thì mặc ai cười,
                        Cớ sao ám ảnh hỡi người ơi?
                        Con sáo năm nào, giờ có chủ
                        Sáo đã qua đò, sáo…cắt dây chuông!

                        T
                        Người đi người nhớ ta chăng
                        Tui dzìa tui nhớ hàm răng người cười
                        Hôm qua tui đếm thấy 10
                        Sáng nàng gỡ xuống .. .rồi cười toe toe

                        TM
                        Nàng không răng sao dám cười toe loe, toét loét?
                        Người đi rồi ai dám nhớ làm chi!
                        Nhớ…tầm bậy chẳng được cái chi chi,
                        Đêm về mất ngủ,
                        Đêm về mất ngủ,
                        Sáng mai nhăn như…như…như…táo…táo…táo…tàu!

                        T
                        Sâm bổ lượng ... táo tàu ngon nhất
                        Phở gà thì .. xin khất ngày mai
                        Bây giờ ngừng chat lai rai
                        Khò dăm ba phút để mai lên đường

                        999

                        TM
                        Tùy khầu vị người nào thức đó.
                        Nhưng có người chỉ thích ăn cơm,
                        Phở gà đó xin nhường ông hàng xóm,
                        Ăn vào rồi chuẩn bị (thêm) bát hương**!

                        **Bát nhang

                        T
                        Hùng Vương nổi tiếng phở Gà
                        Tờ Nờ nổi tiếng thi ca chọc cười
                        Mời em tô phở ăn chơi
                        Phở gà nòi thử cho vơi nỗi buồn

                        TM
                        Tám lăm nổi tiếng cọp…V,
                        Phá làng phá xóm, hù Gà nhà bên,
                        Cọp này không muốn ăn thêm,
                        Phở tái, phở tiếc mời anh…tự dùng.

                        VH
                        Tự nhiên sao chủ đề mùa xuân của tui biến sang chủ đề tô phở dzây cà ?
                        Góp thêm 4 câu thơ mới làm nè:
                        Vợ rằng "phở kia nhiều ...bột ngọt"
                        Ăn vào cao máu, cô lếch tơ rôn...
                        Tui nghía cái "menu" ... (ối giời) ...đầy món ...phở
                        Vợ gườm, cho ngắm, chớ ..."o-đơ" !

                        T
                        Ngày xuân đua nở cánh hoa đào
                        Để lòng lữ khách thấy xôn xao
                        Năm xưa cảnh cũ người còn đấy
                        Giờ đà xa cách biệt phương nao
                        (xuân 1987)

                        TM
                        Mùa xuân con én đong đưa,
                        Có người quân tử không ưa cơm nhà,
                        Ra đường ngó phở người ta,
                        Về nhà cơm vợ ước ra phở gà!
                        PS:
                        Bác Vờ ơi, miễn là có chữ Xuân trong thơ là cấm bắt bẻ nhé!

                        T
                        CHỮ nhiều ghép lại thành thơ
                        XUÂN qua hè đến vẩn vơ viết bài
                        TRONG vườn Đào nụ chưa khai
                        THƠ đà ghi xuống hoa cài tóc em

                        coi chừng khổ chủ đi thưa cảnh sát đuổi hết cả lũ ra khỏi trang hoa Đào này

                        TM
                        XUÂN gõ cửa đem nắng về hong tóc.
                        VỀ vói anh, anh gỡ rối giùm cho
                        RỒI gió lên lồng mái tóc ươm mơ
                        ĐÓ đây tiếng thời gian như vó ngựa.
                        EM giận dỗi bỏ anh đi từ đó.
                        ƠI cuộc đời rong ruỗi như bóng câu!
                        PS: Không hoàn hảo lắm nhưng nghe tạm được.

                        T
                        XUÂN sang nắng lụa vàng ươm tóc
                        VỀ dưới trần thay tiếng khóc hôm qua
                        RỒI sớm mai có ai bước vào nhà
                        ĐÓ đây gió là đà ru mai ngủ
                        EM thẹn thùng hiên nhà cành đào rũ
                        ƠI cuộc đời đang ươm nụ kết hoa
                        Không hoàn hảo như giấc mộng đêm qua
                        Nhưng cũng tạm cho làm quà thi hoạ

                        TM
                        Tui làm thơ dở nhưng ai mượn anh sửa thơ cho tui? Hỏng mượn. Phạt, làm lại.

                        T
                        Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
                        Tợ bài thơ nửa dở nửa dang
                        Khi nào anh lấy được nàng
                        Bài thơ năm ấy ... đốt vàng cúng luôn

                        TM
                        XUÂN nhè nhẹ lướt qua song cửa sổ,
                        MỚI ngày nào cơn gió lạnh hồn hoang,
                        VỀ đi em con ngõ nhỏ thân quen,
                        ĐÂY đó vẫn còn đì đùng tiếng pháo.
                        EM có sợ xin trốn vào vạt áo
                        CÓ nghe thì thầm tiếng bao tử anh reo
                        NGHE xong rồi, em ơi đừng có réo
                        GÌ anh nhe, anh mắc cỡ trốn luôn
                        KHÔNG gian buồn, một cái tết tha hương!

                        T
                        XUÂN sắp đến muôn cành đào khoe sắc
                        EM có nghe gió bấc tiễn Giao Thừa
                        CÓ dáng ai ngoài cửa phút giao mùa
                        VỀ trong nắng dáng cha già khắc khổ
                        ĐÂY đất người chẳng còn vang pháo nổ
                        KHÔNG còn ai chào đón thuở New Year

                        hì hì.. cho tiếng Mẽo vào 1 xí cho Mỹ Việt đề huề

                        TM
                        Có giỏi thì tự làm. Đừng bắt chước ý thơ tui. Phạt, làm lại!


                        T
                        Tắt đèn làm lại ... bài thơ
                        Ghi ghi chép chép mà phờ con tim
                        Ngày xuân cánh én đưa duyên
                        Cành Đào năm ấy giờ tìm ở mô?

                        TM
                        Làm thơ sao phải tắt đèn?
                        Chắc là con chữ…lem nhem chứ gì?
                        Làm thơ đèn sáng mới…phê,
                        Mờ mờ ảo ảo nghe…ghê thấy mồ!

                        Đêm qua nằm ngủ tôi mơ thấy
                        “Anh ngã xuống đường băng Tân Son Nhất,
                        Nhưng anh vẫn gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng,
                        Và anh chết trong khi đang đứng bắn,
                        Máu anh tuôn theo lửa đạn cầu vồng
                        Chợt thấy…TUI anh hốt hoảng xin hàng!”

                        PS: XUÂN. có chữ xuân đàng hoàng nhé Bác Vờ. Đừng đuổi tui nha.

                        VH
                        Còn tui thì sụp xuống chân anh... tránh... bị văng miễng!, ( ủa quên :... tránh đạn !, tại anh "nỗ" quá nên sợ văng miễng)
                        Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
                        Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng...
                        Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
                        Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường
                        Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:
                        Tên anh là... "Dziên dáng dziệt nam" (Hoa hâu VN 2005, uả quên, "Dang đứng VN" do Lê Anh Xuân)
                        Chưa hết :
                        Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
                        Tổ quốc bay lên... không biết đáp xuống bằng đường nào ?

                        (Đường băng Tân Sơn Nhất bị anh bắn hư hết rồi!)
                        Nên cuối cùng ... đành "crash landing" !

                        TM
                        Bác Vờ Hờ lơ ngơ sợ đạn.
                        Bắn lung tung trúng miểng, bom rơi,
                        Bác Vờ ơi tui có nói rồi,
                        Cọp không cắn bạn bè cùng phố…(rùm)
                        Xuân đã đang về ngang qua hố (bom)…***

                        T
                        Nằm vùng từ thuở còn thơ
                        Lang thang khắp chốn để chờ hái cây

                        TM
                        Cái anh này thiệt lạ chưa ta nhỉ,
                        Mở miệng ra là…xoài (xanh) chấm mắm tôm?
                        Nếu anh có điều chi tức tối,
                        Nói ra đi tui…xử giùm cho!

                        Bao Công đăng đường!

                        T
                        Xin BC xử lý dzụ nàng kia dzô cớ xù tui

                        Người hẹn ta mùa xoài trở lại
                        Sẽ cùng nhau hái trái trèo cây
                        Giờ ta đứng ngẩn vời cuối ngõ
                        Xe đạp đi rồi, ta vẫn chưa hay

                        Bao năm rồi chuyện xưa chưa nhạt
                        Bài "Phượng Hồng" thoảng gió chiều nay
                        Ai hát lại gây niềm cảm xúc
                        Em chở mùa hè trong nắng chiều nay

                        TM
                        Nhớ mùa chôm chôm trước,
                        Có một anh học trò,
                        Chôm chôm cũng muốn hái,
                        Xoài xanh cũng muốn…chôm.

                        Nghe qua…sợ hết hồn,
                        Cô gái kia chạy trước,
                        Để Bác Tờ…ngóng trông
                        Tiện tay hái phượng hồng,
                        Đem về ép làm bướm,
                        Rồi đổ thừa người thương,
                        Bỏ (anh) bơ vơ giữa đường.

                        Cái tội này lớn lắm,
                        Chuyên đổ thừa người ngay.
                        Nọc ra đánh trăm cây,
                        Cây phải là thiết bảng,
                        Của Tề thiên Đại thánh.

                        Cho chừa tội vu khống!

                        Bao Công ký tên và đóng dấu

                        T
                        Xử thế này họ khg bầu làm judge của Tối Cao Pháp Viện thì cũng bầu làm judge của Tối Thui Mỹ Viện

                        TM
                        Không có đánh cho có,
                        Có rồi đánh cho chừa,
                        Chừa rồi đánh cho chết.
                        Cái tội hay cãi lời.

                        Quan lỡ xử rồi, quan không xử lại, xin miễn kháng cáo.
                        Tòa phúc thẩm.
                        Quan Công,
                        Ký tên và đóng dấu

                        T
                        Xử rồi ... tớ cứ appeal
                        Tối cao Mỹ Viện cũng nhiều lúc wrong
                        "I win" ... lúc ấy mới xong
                        One đô danh dự mới hòng tớ im

                        Khổng Tử phán "Thương cho roi cho vọt ...", coi bộ Wang Công này thương dân hơi nhiều .

                        TM
                        Tòa thượng thẩm tối cao phán xét,
                        Cộng trăm roi vô án kỳ rồi,
                        Đã bảo không được cãi lời,
                        Cái tật cố cãi, đánh thêm cho chừa,

                        Tòa thượng thẩm,
                        Chủ tich nước
                        Trần Đức Lương
                        Cả hai cùng ký tên và đóng dấu.

                        Hết chỗ appeal rồi nghe Bác T nè.

                        T
                        ủa sao quan Toà này dễ sương quá ... đọc lại chổ ký tên lại còn có chữ "toà thương thầm", ngộ héng!

                        TM
                        Mắt anh đang có vấn đề,
                        May mà tui chưa...khoét
                        anh vẫn đọc cái này thành cái kia.
                        Hãy về đi bác sĩ đi nghe!

                        T
                        edit lẹ héng .. but i got the idea .. thanks

                        Nhớ bài "cây bưởi bên nhà ngan ngát mùi hương", chắc là bưởi Năm Roi

                        TM
                        Vậy mới hay quan tòa đời mới,
                        Xử oan người có tội thành không,
                        Riêng anh tui xử rất công (bằng),
                        Đáng đời, đáng tội, đáng danh anh hào!

                        T
                        Bắt được quả tang viết sai chính tả .. viết cho đúng chính tả và đúng vần điệu thì "đáng danh anh hùng"

                        TM
                        Anh hào khác với anh hùng,
                        Anh Tờ khác với Vờ Hờ là...đương nhiên.
                        Một người thì hiền thiệt hiền,
                        Một người thì chát chúa, chọc nổi điên tui hoài,
                        Tức lên rồi tui cãi lại ngay,
                        Cãi qua cãi lại Anh Tờ thua tui.

                        Thôi đến giờ tui phải đi làm rồi. Bye!

                        TM
                        Có người đi ngủ không chào,
                        Làm cho tui tưởng người (ta) cười suốt dêm!
                        Làm tui cứ tưởng người ta điên,
                        Ai ngờ…điên thiệt, mới bảnh mắt ra đã hát hò!
                        Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 21-01-2011, 11:35 PM.

                        Comment

                        • #13





                          Ông Đồ _Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái

                          Bùi Xuân Phái và Vũ Dình Liên là đôi bạn tâm giao cùng hoài cảm cảnh xưa người cũ. Trước đó khi họ chưa gặp nhau,tình cờ Bùi Xuân Phái đọc được bài thơ Ông Đồ, họa sĩ có cảm hứng và vẽ bức tranh Ông Đồ xuất thần đến độ chính ông Vũ Đình Liên cũng phải thừa nhận lột tả cái thần hay hơn cả bài thơ của ông. Sau đó, nhà thơ Vũ Đình Liên có làm bài thơ “Gửi Bùi Xuân Phái” :

                          Người bảo tranh anh vốn sẵn buồn
                          Như thơ tôi vẫn cứ thương thương
                          Anh, tôi đâu phải không vui lắm
                          Nhân thế vì rằng chửa sướng luôn
                          Còn lẽ loài người da bọc thịt
                          Há như giống sói mõm phanh sườn
                          Thiêu thân nghệ thuật là duyên nghiệp
                          Đốt trái tim trầm gửi gió hương

                          Trước khi viết bài thơ Ông Đồ, nhà thơ Vũ Đình Liên ,có sáng tác một bài thơ rất cảm động nhan đề Hồn Xưa. Bài này rất ít người biết,lục tìm trong tuyển thơ của Vũ Đình Liên cũng không thấy có,nên chỉ có thể tìm đến sổ tay của người yêu thơ :

                          Lặng lẽ trên đường lá rụng mưa bay
                          Như khêu gợi nỗi niềm thương tiếc
                          Những cảnh và những người đã chết
                          Tự bao giờ mà nay biết tìm đâu
                          Những cảnh xưa rực rỡ đến trăm màu
                          Mà êm ả, mà tưng bừng, mà bé nhỏ
                          Đẹp như bức tranh, hay như bài thơ cổ
                          Những ngày xưa yên lặng nhẹ nhàng
                          Có những điều ước vọng mơ màng
                          Mà bây giờ chúng ta không còn nữa
                          Nhưng biết tìm đâu những cảnh xưa người cũ
                          Lặng lẽ bên đường lá rụng mưa bay.




                          1)_Trần Văn Lưu 2)_Vũ Đình Liên 3)_Bùi Xuân Phái

                          Nhà thơ Vũ Đình Liên là người gốc Hải Dương nhưng lại sinh ra ở Hà Nội (1913-1996), nhà ông ở phố Hàng Bạc. Vốn là một hàn sĩ, đi dậy học, nhưng có bằng tú tài Pháp và từng học luật. Ông còn là chủ bút báo Tinh Hoa. Vũ tiên sinh làm thơ từ khi còn rất trẻ. Bài thơ Ông Đồ được nhà thơ làm khi tóc vẫn còn xanh và nói tới Vũ tiên sinh là người ta nhớ ngay đến Ông đồ và chỉ Ông đồ cũng đã đủ tôn xưng một nhà thơ.

                          Nhớ về nhà thơ Vũ Đình Liên ,tôi thấy ông có tấm lòng bao dung và thương yêu người nghèo hiếm có khó tìm.Thủa ấy, cá tính của Vũ tiên sinh thường bị mọi người cho là gàn,leng keng.Thời bao cấp,hễ cơ quan phân phối cho ông cân thịt hay mét vải,thế là ông cầm nó và hăm hở đi khắp trong thành phố tìm người hành khất đầu tiên mà ông gặp để cho. Ngày Tết ,Vũ tiên sinh bỏ nhà đi,ông đem theo mấy chiếc bánh chưng đi du hành cùng với…túi thơ , tình cờ nhà thơ gặp một người đàn bà điên đang đi ăn xin.Vũ tiên sinh bóc bánh chưng và mời người đàn bà điên cùng ăn,và rồi nhà thơ họ Vũ đề nghị được kết nghĩa chị em với người đàn bà điên ấy.Sau đó nhà thơ có sáng tác tập thơ với tiêu đề “Người đàn bà điên ga Lưu Xá” và đem tập bản thảo đó nhờ Bùi Xuân Phái trình bày bìa và bên trong có những phụ bản minh họa đẹp tuyệt vời.Tôi có được xem cả tập thơ ấy và những tác phẩm minh họa của BXPhái.Rất tiếc là sau khi Vũ Đình Liên qua đời, tập thơ “Người đàn bà điên ga Lưu Xá” cùng với những họa phẩm độc đáo của danh họa Bùi Xuân Phái cũng đi theo “Những người muôn năm cũ”,và không ai biết được tập bản thảo ấy “Hồn ở đâu bây giờ ? “


                          Ông Đồ_Cắt giấy của Bùi Xuân Phái

                          Vài mẩu chuyện vui về nhà thơ Vũ Đình Liên

                          * Một lần nhà thơ Vũ Đình Liên hớn hở đến nhà Bùi Xuân Phái khoe kể chuyện ông vừa được vinh danh là ông hoàng. Mọi người ngạc nhiên hỏi khi nào ,bao giờ,ở đâu,thì Vũ tiên sinh kể :
                          -Vừa mới đây thôi,khi tôi đang đi bộ lững thững dưới lòng đường thì bị một anh lái xe thò đầu ra cửa kính,quát lên :” Nhà ông này sao đi nghênh ngang như ông hoàng ” nhà thơ tỏ ra thích thú vì theo ông “Chưa bao giờ có ai gọi mình là ông hoàng” Nghe vậy,có người góp ý “Ông hoàng sao bằng nhà thơ .”Vũ Đình Liên ngẩn ra vì sướng,ông vỗ tay vào đùi,nói :
                          -Ừ,đấy là tôi kể chuyện thời sự nó vừa xẩy ra trên đường mình đi,chứ bảo tôi hoán đổi chức danh nhà thơ để trở thành ông hoàng,xin thưa, không bao giờ tôi thèm.

                          * Nhà thơ Vũ Đình Liên cứ sáng tác được bài thơ nào thì người đầu tiên phải chịu trận,nghe thơ của ông lại là Bùi Xuân Phái. Nhà thơ trèo lên căn gác xép của họa sĩ và đọc thơ vang lên ở trên đó,chính Vũ tiên sinh cũng có câu thơ mô tả hình ảnh này :

                          Gác treo tám thước nhà anh Phái
                          Một tiếng thơ ngâm sóng gió đầy

                          Và hầu như bài thơ nào của Vũ Đình Liên cũng được Phái vẽ minh họa. Thời các ông chưa có máy photocopy,nên muốn tự ra một tập thơ,nhà thơ phải chép tay ra vài ba quyển để tặng bạn bè ,và cũng lại do BXPhái trình bày bìa .Thế nên Vũ Đình Liên cũng có bài thơ “Sách chửa kịp in đã có bìa”

                          *Nhớ có lần BXPhái đã vẽ bức tranh để minh họa cho bài thơ của Vũ Đình Liên . Khi BXP vẽ xong bức tranh ấy, ông chọn một câu trong bài thơ :” Đốt Trái Tim Trầm Gửi Gió Hương” và ông vẽ chữ lên bức tranh đó (người ta vẫn nói vui như thế, vì chữ viết của ông trên tranh trông như vẽ chứ không phải là viết) Sau đó có người khách hỏi mua,BXP nói :
                          - Đã mang tinh thần: ” Đốt Trái Tim Trầm Gửi Gió Hương” vậy mà bây giờ còn muốn đem ra mua bán sao ?Như thế chỉ là người muốn nói cho sướng cái miệng mà thôi.
                          BXPhái bèn sai tôi cầm bức tranh đó đi tìm nhà thơ Vũ Đình Liên để giao gửi tác phẩm ấy cho nhà thơ.

                          *Một lần Bùi Xuân Phái có việc gấp phải đi ra khỏi nhà,ông đi ra cổng thì chạm trán Vũ Đình Liên đi vào. Bùi Xuân Phái tế nhị, muốn tránh cho bạn khỏi phải nhận lời xin lỗi của mình,ông vội trèo lên cái cối đá vốn nằm úp ở sân và Phái đứng im, giả làm bức tượng.Vũ tiên sinh lững thững đi qua “bức tượng”mà không hề hay biết gì.




                          Di bút của Vũ Đình Liên viết và được Bùi Xuân Phái trình bày minh họa


                          Nhà thơ Vũ Đình Liên muốn gây cảm hứng cho họa sĩ nên làm thêm ba bài thơ nữa đặt tên là Ông đồ 1-Thương nhớ, Ông đồ 2- Thủy chung, Ông đồ 3- Hạnh phúc, Và mang đến cho Bùi Xuân Phái vẽ. Từ đấy, Tết năm nào Bùi Xuân Phái cũng vẽ một bức về ông đồ theo trạng thái từng năm: ông đồ đắt hàng, ông đồ ế hàng, ông đồ say. Đến bài thơ Ông đồ thứ 4, là bài Ông đồ 4 -Mùa xuân Cộng Sản thì họa sĩ không biết phải vẽ thế nào, nên quyết định chấm dứt việc vẽ tranh ông đồ và chuyển sang vẽ cành đào và thiếp chúc mừng năm mới.


                          BuiThanhPhuong's blog
                          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-01-2011, 12:46 AM.
                          ----------------------------

                          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                          Comment

                          • #14


                            Đại Phú Tổ Tiên Truyền Phước Báu
                            Thịnh Cuờng Con Cháu Rạng Gia Phong
                            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 22-01-2011, 11:50 PM.

                            Comment

                            • #15





                              Xuân Về

                              Xuân về trên sắc lá non
                              Nụ hoa chớm nở hãy còn thơ ngây
                              Gió mang hơi ấm xum vầy
                              Từng đàn én luyện báo ngày đoàn viên

                              Xuân về mai nở bên hiên
                              Hương xuân phản phất ưu phiền theo mây
                              E thơ trông đợi từng ngày
                              Khoe manh áo mới, thêm đầy quà xuân

                              Đoàn viên tay bắt mặt mừng
                              Gửi nhau câu chúc mùa xuân an lành
                              Chúc người đang tuổi xuân xanh
                              Bước sang năm mới đạt thành công danh

                              Ông bà vạn thọ trường sanh
                              Chúc anh, chúc chị duyên lành sang năm
                              Chúc người trong cảnh tối tăm
                              Xuân này lộc đến sang năm phát tài

                              Chúc em rạng rở ngày mai
                              Con đường học vấn trãi dài vinh quang
                              Mai sau sự nghiệp huy hoàng
                              Đáp đền chữ hiếu, vẻ vang họ hàng

                              Đôi lời kính chúc xuân sang
                              Cầu cho hạnh phúc bình an muôn nhà
                              Xuân về hợp khúc tình ca
                              Phúc, tài, lộc, thọ nhà nhà yên vui.

                              GMK

                              Chúc chị uyên ương cùng toàn thể ACE- CLL năm mới nhiều điều may, phát tài, vạn sự như ý!

                              Comment

                              Working...
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom