• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chủ Đề Xuân Tân Mão

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chủ Đề Xuân Tân Mão

    Chủ Đề Xuân Tân Mão


    Năm con Cọp lại sắp sửa ra đi và chúng ta đang chuẩn bị đón chào năm Con Mèo Con Mẽo Con Miu sắp đến. Với một đôi điều cảm xúc của những ngày cuối năm và chuẩn bị cho một năm mới đang đến, HV xin mời các bạn cùng tham gia đóng góp cho CLL một đôi bài viết nói về mùa Xuân như là một "Giai phẩm Chủ Đề Xuân Tân Mão".

    Chủ đề bao gồm tất cả có thể là những bài viết, thơ, văn, nhạc ...... về mùa Xuân .

    Thành thật cảm ơn và rất mong sự đóng góp của tất cả Quý Tác giả, Anh Chị Em và các bạn.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #31

    Món Ngon Ba Miền Ngày Tết

    Như Phong sưu tầm

    Không chỉ để no lòng, món ăn ngày Tết còn là một nếp văn hóa thể hiện qua dấu ấn ẩm thực của đất nước ta. Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau, thói quen ẩm thực cũng có nhiều điều không giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt ấy chỉ góp phần mang thêm phong vị đầy đa dạng của mỗi nơi, để khi có dịp thưởng thức qua, người ta lại có cảm giác như tìm thấy một vùng đất mới, của những tinh hoa trời đất và bàn tay chăm chỉ, sáng tạo của con người.

    MIỀN NAM

    Ở vùng Nam bộ nói chung, ngày Tết là dịp để mọi người được bận rộn. Sự bận rộn ấy thể hiện một mối quan hệ khăng khít trong làng xóm và gia tộc. Chỉ nói riêng việc ăn uống, Nam bộ đã là là một vùng đất mang nhiều phong vị rất riêng, trong nếp ẩm thực ngày xuân

    Bánh tét

    Từ những ngày trước Tết (khoảng ngày 27 đến 29 Tết), ở những vùng quê lẫn thành thị, nhà nào rộng rãi và điều kiện đều nấu một nồi bánh tét để làm quà biếu hàng xóm. Ở Nam bộ bánh tét được dùng khá phổ biến để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Bánh tét có rất nhiều loại, bánh tét nhân mặn, nhân ngọt và có cả bánh tét chay. Nếu so với bánh tét chay không nhân, chỉ có đậu đen, dừa nạo trộn với nếp hay bánh tét ngọt có nhân làm bằng đậu xanh xào đường hoặc nhân chuối, thì đòn bánh tét mặn được chế biến công phu hơn nhiều. Người ta trải gạo nếp trên lá chuối, rải lớp đậu xanh, rồi mới đặt một miếng thịt mỡ to gần bằng ngón chân cái chạy dài suốt đòn bánh. Sau đó. cuộn tròn lại, buộc lạt thật chặt rồi đem nấu. Khi bóc ra, khoanh bánh tròn trịa nằm gọn trong đĩa, nhân đậu xanh chín vàng ươm, miếng thịt heo đỏ hồng tươm cả mỡ trông rất đẹp mắt. Món này thường được ăn kèm với kiệu chua hoặc củ cải ngâm nước mắm thì ngon tuyệt.

    Dưa giá

    Dưa giá là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết dùng để ăn chung với thịt kho hoặc cuốn bánh tráng. Đây là món ăn kèm giúp cho các món ăn chính trong ngày Tết thêm hương vị, mà cũng là thể hiện sự thông minh vô cùng trong việc kết hợp món ăn của ông cha ta. Vì ngày Tết món ăn nào cũng nhiều dầu mỡ, món dưa giá đơn sơ này sẽ có tác dụng làm "cân bằng". Vì thế, món dưa giá từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trên bàn tiệc ngày Tết ở miền Nam.

    Dưa cải chua

    Là món ăn phổ biến trong mọi gia đình, nhất là vào dịp Tết. Món ăn này không cầu kỳ chỉ cần làm sạch cải (cắt rễ), phơi héo, trụng sơ và để ráo, sau đó xếp vào khạp hoặc hủ sành, rồi cho hỗn hợp nước muối, đường, phèn chua là được. Khi ăn, cho dưa cải ra đĩa, ăn kèm với thịt kho trứng và cơm nóng thì tuyệt vời. Cái vị chua chua giòn giòn như còn đọng lại trên đầu môi mỗi khi nhắc đến.

    Củ kiệu ngâm chua

    Bên cạnh hai món dưa giá và cải chua, củ kiệu là món không thể thiếu trong mọi gia đình, người ta có thể mua ở chợ, siêu thị, nhưng ngon nhất vẫn là do tự tay làm lấy. Trước hết, kiệu phải được ngâm nước tro khoảng 1 đêm cho bớt mùi hăng, sau đó làm sạch rễ và lá, phơi héo khoảng 4 giờ rồi ướp đường, cho vào keo thủy tinh sạch. Nếu muốn lọ kiệu thêm đẹp, bạn có thể trang trí thêm củ cải đỏ cắt hoa. Sau đó cho nước giấm nấu đường để nguội vào. 10 ngày sau là dùng được.



    MIỀN TRUNG

    Bếp lửa miền Trung thường náo nức chào Xuân với hương thơm của bánh tét, của dưa món, của nem chua, của tré, của thịt giầm bên cành mai vàng sắc nắng. Không những vậy, đến vùng đất kinh thành Huế, du khách còn có dịp thưởng thức món bánh tét Huế, mang màu xanh thẫm và dậy hương nếp cái nhờ nước cốt lá ngót ngâm gạo. Ngoài ra còn có món bò bắp giầm nước mắm xắt lát, ăn kèm với dưa món chua chua, ngọt ngọt.


    Giò heo hon miền trung

    Được làm từ thịt chân giò (giò heo), có màu vàng nghệ, hương thơm đặc trưng, là món rất được ưa dùng trong những ngày Tết ở miền Trung. Thịt giò cắt miếng vuông bằng đốt tay cái, ướp chung với nghệ tươi giã nát, nước mắm, muối, đường và nhất là không được thiếu chút ruốc Huế cho đậm đà. Rồi cứ việc đảo cho săn, cho chút nước xâm xấp, kho riu riu đến khi thịt mềm, cho thêm đậu phộng luộc chín, bóc vỏ. Ai thích ăn cay có thể gia thêm chút ớt bột, hay trái ớt giã nhuyễn, và cũng đừng quên cho vào một ít xả giã nhuyễn để nồi thịt thêm thơm nồng.

    Tôm chua Huế

    Tôm chua có ở nhiều nơi, nhưng ngon vào bậc nhất phải kể đến món tôm chua xứ Huế. Khi chế biến, người ta chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như tôm, măng, tỏi xắt lát mỏng, củ riềng, ớt trái xắt lát dài. Đối với tôm, phải chọn loại tôm tươi, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra, sau đó trộn đều tôm, măng, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ men, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày rồi đưa vào nơi khô ráo và mát. Từ 5 đến 7 ngày, bạn đã có một lọ mắm tôm rực màu đỏ hồng, thơm phức. Gói trọn trong món tôm chua Huế là vị ngọt bùi của tôm, vị béo của thịt, vị cay, thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, vị chát của vả, hương thơm của rau... tất cả sẽ mang đến cho bạn hương vị một ngày tết rất Huế, rất ngon.



    MIỀN BẮC

    Bên cạnh hai loại bánh truyền thống là bánh chưng và bánh dày. Món Tết miền Bắc rất đa dạng. Trong đó, phải kể đến các món như dưa hành, thịt đông, thịt bò kho quế...

    Dưa Hành

    Đây là món ăn khá phổ biến trong ngày tết, và đi vào kho tàng ca dao "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" mỗi khi nhắc về ngày Tết. Trước hết, bạn cần lựa loại hành già, củ chắc, cắt bỏ phần đuôi chỉ chừa lại phần rễ. Sau đó, ngâm hành vào trong nước tro có pha hàn the trong khoảng thời gian 2 ngày 2 đêm. Tiếp theo, vớt hành ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ chỉ còn lại khoảng 5cm rồi xếp hành vào khạp, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng, rồi đến lớp hành gài lại bằng những vỉ tre. Sau 2 tuần, bạn có thể lấy hành ra cho vào keo thủy tinh, rồi nấu nước dấm đường để nguội cho vào. Khoảng 3 ngày là ăn được.

    Thịt đông

    Thịt đông là món riêng có của mùa xuân Bắc bộ. Trong là không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt heo ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, bạn lấy khỏi bếp và đặt nồi thịt ra ngoài sân, đậy kỹ cho nó ăn gió uống sương, thu lấy cái rét mướt từ trời cao và đất thấp vào mình để sớm hôm sau, nhà ta đã có nồi thịt đông kỳ diệu. Trên mặt của nồi thịt đông là lớp ván mỡ có màu trắng như tuyết pha sắc vàng mịn như mặt hồ không gợn sóng. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết bắc.

    Thịt bò kho quế

    Thông thường, món này được chuẩn bị từ ngày 29 Tết để kịp cúng trưa 30 và mấy ngày Tết. Để làm món này, người ta chọn loại thịt bò nạm. Sau đó ướp với chút nước cốt tỏi, chút mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Tiếp theo bạn có thể thả miếng thịt bò vào nồi nước sôi đã có sẵn nước tương, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Gỡ bỏ những cọng lạt và cắt thịt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là màu trắng của mỡ heo. Món này bạn có thể ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp vào ngày Tết thì tưởng như không có gì ngon bằng.


    Như Phong sưu tầm

    Comment

    • #32



      Tết đến, nghe kể chuyện sự tích hoa mai, hoa đào


      Ngày tết trong gia đình của mỗi người dân Việt Nam đều có chưng một cây mai (người miến Nam) hoặc cây đào (người miền Bắc). Có lẽ ngoài các cụ ra thì chắc không ai nhớ được lý do vì sao mà cây mai và cây đào lại được chưng trong nhà vào mỗi dịp Tết đến. Có người nói rằng cây mai là biểu tượng cho sự mai mắn của một năm, còn cây đào thì được xem là một loại cây dùng để trừ tà, đuổi quỷ mang lại sự an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia chủ.
      Như vậy cả cây mai và cây đào đều là những loại cây dân gian được yêu chuộng và xem như biểu tượng của ngày tết vì những quan niệm tốt đẹp mà người xưa đã định đặt cho hai loại cây này. Nhưng thật ra thì theo tự nhiên thì hai loài cây này là hai loài thường nở hoa vào mùa xuân và chiếm tỉ lệ đa số, nhất là vào ngày xưa, khi các loài hoa chưa được phong phú và phổ biến như bây giờ nên hoa đào và hoa mai được xem là hai loại hoa đặc trưng nở vào mùa xuân.
      Hoa đào thì thích hợp với không khí lạnh của miền Bắc còn hoa mai thì lại thích hợp với nhiệt độ nóng ở miền Nam nên hai loại hoa này sống trên hai vùng miền khác nhau của nước ta và đặc biệt cùng trổ hoa vào dịp cuối đông đầu xuân vô cùng rực rỡ và thơm ngát. Ngày tết, gia đình nào cũng mua về một cây mai, cây đào hoặc một cành mai cành đào để cắm hoặc chưng trong nhà cho có không khí ngày tết, nhưng thật ra cả cây mai và cây đào hay hoa mai và hoa đào đều có một sự tích rất hay do người xưa đặt ra để giải thích về nguồn gốc của hai loại hoa biểu tượng cho mùa xuân này cũng như nói lên nỗi khát khao về một cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc của người xưa.


      Sự tích hoa đào miền Bắc:

      Ngày xưa, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào rất to, trên cây đào có hai vị thần cai quản, một vị tên là Trà, vị kia tên là Uất Lũy. Hai vị thần này có năng lực xua đuổi tà ma nên xung quanh vùng không có ma quỷ nào dám xâm phạm nên cuộc sống người dân nơi đây quanh năm luôn được an bình và sung túc. Nhưng cứ đến ngày cuối năm, hai vị thần này phải về chầu trời nên ma quỷ lại đến quấy phá cư dân trong vùng.
      Sau khi quay về, nghe người dân báo lại sự việc, hai vị thần căn dặn người dân: Từ nay về sau, khi đến dịp cuối năm chúng ta về chầu trời, các người hãy bẻ nhánh cây đào có hoa mang về cắm trong nhà, ma quỷ thấy cây hoa đào, tưởng có chúng ta ở đấy nên sẽ không đến quấy phá nữa. Thế là người dân nghe lời hai vị thần, cứ đến ngày cuối năm lại bẻ nhánh đào mang về nhà cắm trong lọ để trừ tà đuồi ma. Có người thì nhổ cả cây mang về trồng trong nhà để mong là quanh năm sẽ không bị tà ma quấy phá.



      Sự tích cây mai miền Nam:

      Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc ấy có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền rao khắp nơi. Vài năm sau người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoàn hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.
      Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất). Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết tết đến.

      Mặc dù chỉ là hai câu chuyện cổ tích dân gian, nhưng một phần nào đó đã nói lên ước mơ và hoài bão thiết tha của người Việt xưa về một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc. Đó là những mơ ước, những hoài bão mà con người trong bất cứ thời đại nào cũng mong mỏi như vậy. Tuy bản thân cây đào hay cây mai chỉ là thực vật và trổ hoa theo mùa chứ không có gì linh thiêng cả, nhưng nếu đã là một di sản tinh thần của người Việt thì cũng nên được bảo tồn và giữ gìn cho các thế hệ sau vì đó là những nét văn hóa truyền thống đẹp và quý báu. Nó làm nên giá trị văn hóa Tết cổ truyền của người Việt từ xa xưa cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.

      st
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #33


        Những câu chúc Tết hay nhất năm 2011, những lời chúc Tết Tân Mão ý nghĩa nhất

        Năm hết Tết đến - Đón Mèo tiễn Hổ - Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc mẹ - Chúc cô chúc cậu - Chúc chú chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khoẻ - Có nhiều niềm vui - Tiền xu nặng túi - Tiền giấy đầy bao - Đi ăn được khao - Về nhà người rước - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm - Sung sướng ban đêm - Hạnh phúc ban ngày - Luôn luôn gặp may - Suốt năm con Mèo.




        Năm con Mèo, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!



        Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng.


        Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc - Xuân đến hy vọng - Ấm no mọi nhà - Kính chúc ông bà - Sống lâu trăm tuổi - Kính chúc ba mẹ - Sức khoẻ dồi dào - Đôi lứa yêu nhau - Càng thêm nồng ấm - Các em bé nhỏ - Học giỏi chăm ngoan - Chúc Tết mọi người - Năm mới hoan hỉ - Gặp nhiều niềm vui…




        Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.




        Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!




        Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong…. tất cả mọi lĩnh vực….





        CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
        CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
        TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
        XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
        VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
        SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
        NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
        Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong




        1 - Chúc ông bà 1 tô như ý. Chúc cô chú 1 chén an khang. Chúc anh chị 1 dĩa, 1 dĩa…tài lộc!

        2 - Giao thừa sắp đến.Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!

        3 - Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!

        4 - Thay mặt nhân dân của một đất nước có hơn 2 triệu người chết đói cách đây 63 năm xin chúc quý vị ăn Tết thật xa hoa, lãng phí. Hoặc: Thay mặt những gia đình nghèo, nạn nhân của các cơn bão năm qua trên đất nước ta, xin chúc quý vị ăn Tết thật xa hoa, lãng phí!



        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #34

          Tào lao 3 ngày Tết

          Tào lao 3 ngày Tết

          Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng
          Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền
          Mua chuối: sợ làm ăn khó "ngóc"
          Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng

          Mua bom: sợ suốt năm toàn "nổ'
          Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên
          Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng
          Mua táo: sợ rồi… bón cả niên

          Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửa
          Trụi lủi trụi lơ, khỏi tốn tiền.

          hahaha! chí lý chí lý!

          Vậy thì bàn cúng sẽ trống không
          Chỉ cần bình lọ với bó bông
          Dưa thì cũng sợ dây dưa mãi
          Bánh tét sẽ bị rách cả năm

          Xin xâm lại càng nên kiêng cữ
          Vì ngại năm mới sẽ bị xiêng
          Sầu riêng càng nên không dám rớ
          Măng cụt thì bị ngẹt ngõ ra

          Ngoài ra cần cử trái thanh long
          Bởi vì vận số sẽ long đong
          Trái tắc lại càng nên kiêng đấy
          Bế tắc mọi điều xui cả năm

          Bánh ít không được ăn ngày Tết
          Cử gì đây nữa hỡi người ơi!!!

          Xuân đến Xuân đi , ba ngày Tết
          đở lo bánh trái, mừng ra phết
          thôi thì ta chưng hoa với quả
          Cầu cho Đủ Xài khỏi lo xa!

          ST

          Sống trên đời

          Comment

          • #35

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hoangvu View Post
            Tào lao 3 ngày Tết

            Ba ngày Tết cúng ông Thần Tài và ông Thổ Địa chỉ cần trưng bày "trái xòai, líp và baga xe đạp đủ rồi HV nha!(Xài líp ba ga)
            (Nói vui vậy thôi, mấy ngày Tết nhà Mây cũng sắm sửa trưng dọn nhiếu lắm! Bàn thờ Thần Tài & Thổ Đìa có 1 trái mãng cầu nho nhỏ , 1 trái đu đủ nhỏ, 1 trái xòai nhỏ (Mây chỉ ước "cầu xài đủ " là được rồi)
            Một điều vui nhứt , đó là má của Mây đi được không cần dùng đến ghế inox 4 chân nữa (không biết có phải Mây hàng chiều mỗi ngày đốt nhang van vái Phật Bà phù hộ má đi được hay không?
            Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 07-02-2011, 06:55 PM.

            Comment

            • #36

              Tếu táo ngày xuân nơi đất khách

              Mới mấy năm trước thôi, mình cứ chờ đến ngày đưa ông Táo là lại dắt con ra khu Lion, khu chợ tập trung người Việt đông nhất ở đây để xem hoa, rồi mua pháo cho con ném. Nghe tiếng nổ đèn đẹt vui tai, gợi nhớ Tết quê nhà.

              Rồi mấy mẹ con mình lại mua mai giả về nhà, kiếm cành gắn lên làm những bình hoặc những giò hoa đẹp. Cho con đem vào lớp tặng cô giáo. Riêng mình đem vào hãng tặng bạn bè…Riêng cho gia đình, mình hay cắm mai lan cúc trúc…Mình cứ ngỡ thói quen đó sẽ còn mãi với thời gian, nào ngờ….

              Chẳng biết sao mấy năm gần đây mình không có Tết? Nhiều lúc mình muốn tắt phone không nói chuyện mấy ngày này để lang thang tận hưởng không khí ngày Tết mà cũng không được. Chiều nay bỗng dưng kẹt xe trên đường, mình bỗng dưng thèm mùi Tết chi lạ! Mình hối hả chạy bay về nhà với con và rủ:

              -Con ơi, hôm nay mấy mẹ con mình đi chợ Tết nghe. Đi với mẹ, mẹ mua pháo cho đốt, mua bánh cho ăn.

              -Thôi mẹ ơi, con không thích đi đến chỗ đông người. Con lớn nói.

              -Con cũng không đi nếu chị không thích đi. Con nhỏ nói.

              Thế là mình hụt hẫng…buồn ghê nơi. Thôi rồi, con mình đã không còn biết Tết nữa rồi. Mình đành đi chợ một mình, mua thêm trái dừa cho mâm ngũ quả. Mua thêm hộp bánh để cúng giao thừa. Rồi chuẩn bị đổ bánh xèo cho thêm phần xôm tụ. Bánh Tét, bánh chưng và hoa Tết thì đã có người tặng rồi nên không cần mua. Trước Tết mấy ngày là mình và con đã ngán ngấy bánh chưng, bánh tét. Chả biết làm gì, ăn gì ngày Tết nữa.

              Ngày mai 30 Tết, con cái vẫn đi học, xã xệ vẫn đi làm, mình vẫn đi cày.
              Năm nay mình định đóng cửa, tắt phone ngày mùng Một Tết vì mùng Một lại rơi ngay ngày 3 tây, mình lại không hạp với con số 3 này. Mình chỉ hạp với con số 9. Chẳng lẽ lại đợi đến mùng 8 mới xuất hành thì khách hàng chửi chết…Thế là trâu lại đi cày tiếp vào ngày mùng 2.

              Đó, cái Tết của người tha hương nó như thế đó.

              “Bao năm đất khách bao lần Tết,
              Là bấy nhiêu lần Tết dở dang…”

              Vừa viết vừa rơi nước mắt. Ôi, ngày xưa đâu rồi?

              Comment

              • #37

                Vì sao chỉ có Việt Nam gọi năm con mèo?
                Trong danh sách 12 con giáp của các nước, năm mèo được gọi là năm thỏ, chỉ riêng Việt Nam goi là năm "mèo". Theo bạn, tại sao lại như vậy?

                Truyền thuyết về 12 con giáp
                Vòng tròn 12 con giáp là cách thức dân gian mà người Trung Quốc dùng để chỉ các năm. Chúng được lặp lại cứ sau mỗi 12 năm. Theo truyền thuyết Trung Quốc, một ngày nọ có 12 con vật muốn quyết định thứ tự nắm giữ các năm. Chúng hỏi ý Thượng đế và Người đã tổ chức một cuộc thi: Ai đến được bờ sông bên kia sớm nhất sẽ là con thú đứng đầu, và còn lại sẽ được quyết định dựa trên thứ tự về đích.
                12 con thú tập trung tại bờ sông và bắt đầu thi. Con Trâu không biết rằng con Chuột đã lén leo lên lưng nó. Khi Trâu chuẩn bị đến đích thì chuột đã nhanh chân nhảy lên và chiến thắng. Về sau cùng là con heo lười biếng. Chính vì vậy con vật đầu tiên của 12 con giáp là chuột, kế đến là bò và cuối cùng là heo.
                Cuộc chạy đua quyết định thứ tự
                Sau Chuột, Trâu là con vật thứ hai đến đích.
                Vất vả khi phải vượt qua con sông mà cứ phút chốc là suýt bị nhấn chìm bởi dòng nước mạnh, Hổ cũng đã về thứ ba.
                Bằng cách nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác với đôi chân nhanh nhẹn, Thỏ đã đến đích thứ tư
                Thứ năm là Rồng, vừa bay tới vừa nhả lửa trên bầu trời. Thượng Đế thắc mắc tại sao một con vật mạnh mẽ như Rồng lại không đến đích đầu tiên, Rồng trả lời vì nó còn phải dừng lại giữa đường, làm mưa giúp dân dưới trần thế.
                Ngay sau Rồng là Ngựa, đến đích bằng một cú phi nước đại. Nhưng đột nhiên Rắn lại xuất hiện rên móng guốc Ngựa làm Ngựa hoảng sợ nhảy lại một bước phía sau, nhường chỗ thứ sáu cho nó. Ngựa đành nhận lấy chỗ thứ bảy trong 12 con giáp. Cách đó không xa, ba con vật: Cừu, Khỉ và Gà đang chạy tới đích.
                Gà chia tấm ván cho cả Cừu và Khỉ cùng ngồi, một lúc sau tấm ván cũng tới được bờ. Hoàng đế vô cùng cảm kích trước sự đoàn kết của chúng liền cho Cừu đứng thứ tám, Khỉ thứ chín và Gà thứ mười trong danh sách 12 con giáp.
                Thứ mười một là Chó. Để giải thích cho sự chậm trễ của mình, mặc dù là con vật bơi giỏi nhất, Chó nói mình đã ngừng lại khá lâu để tắm rửa trên dòng sông.
                Sau Chó, con vật cuối cùng là Heo. Câu nói “Heo lười” cũng là từ sự việc này, khi trên đường tới đích, Heo đã ngừng lại ăn uống và cuối cùng là ngủ quên mất.
                Chú mèo ở đâu?
                Trong danh sách 12 con vật kể trên không hề có sự xuất hiện của chú mèo vì theo truyền thuyết 12 con giáp của người Trung Quốc thì chú mèo đã không hề tham gia cuộc thi chạy đua này.
                Thật ra, Mèo và Chuột từng chơi rất thân với nhau. Vì có rất nhiều câu chuyện xung quanh truyền thuyết 12 con giáp, nên cũng có rất nhiều lý do giải thích sự hận thù giữa Mèo và Chuột. Mà phổ biến nhất là: khi Thượng Đế thông báo về cuộc đua giữa các con vật dưới trần thế, Mèo nhờ Chuột sang gọi mình vào ngày tổ chức. Tuy nhiên, Chuột quên mất lời hứa của mình, bỏ Mèo ngủ ở nhà. Mèo tỉnh dậy thì bữa tiệc kết thúc, 12 con giáp cũng được sắp xếp xong. Mèo và Chuột từ đó trở thành kẻ thù của nhau.
                Trong truyền thuyết Việt Nam thì Mèo là anh em của Hổ nên khi đi lên thiên đình cả hai con đều được trở thành linh thú. Cũng có người nói rằng với Việt Nam thì hình ảnh chú Mèo là thân thiết và gần gũi hơn với con người (giống như Chó) cho nên chú Mèo được chọn là hình ảnh con giáp thứ tư thay thế cho Thỏ.
                Tính cách của 12 con giáp
                Người nào sinh vào năm con giáp nào thì sẽ cầm tinh con giáp đó. Con giáp mà con người cầm tinh có ảnh hưởng đến tính cách của họ, cũng như tính cách của những con giáp kể trên, bạn đã thấy mỗi con vật có một cách xử lí tình huống để về đích, và tính cách của chúng ta cũng giống như mỗi con vật đó, cụ thể là:
                Người tuổi Tý: thông minh, láu lỉnh, có trực giác sắc bén, luôn hướng tới một tư tưởng cao xa.
                Người tuổi Sửu: Rất thông minh và rất chăm chỉ làm việc, hơi ít tình cảm.
                Người tuổi Dần: thông minh, cương quyết, ý chí dũng mãnh, tính tình luôn vui vẻ, họ có thể đem niềm vui vào tận góc nhà.
                Người tuổi Mão: thông minh, ôn hoà, giàu lòng nhân ái, họ rất cẩn trọng trong cuộc sống.
                Người tuổi Thìn: Thông minh, quyết đoán có thể điều khiển tất cả mọi người theo ý mình. Đó chính là mãnh lực của con Rồng.
                Người tuổi Tỵ: giàu tình cảm, hơi ngang bướng.
                Người tuổi Ngọ: thích giao lưu, đi xa.
                Người tuổi Mùi: hiền lành, vất vả.
                Người tuổi Thân: giỏi ăn nói, thông minh, thường rất tự tin ở tài năng của mình.
                Người tuổi Dậu: chăm chỉ làm việc.
                Người tuổi Tuất: thông minh, thẳng thắn, giàu lòng chính nghĩa, trung thành và kín miệng.
                Người tuổi Hợi: lãng mạn, thật thà.
                QUỲNH TRÂN


                Comment

                Working...
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom