• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nhọc nhằn mưu sinh đêm cuối năm

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhọc nhằn mưu sinh đêm cuối năm

    Đọc về những mảnh đời cơ cực, mình không thể nào hiểu nỗi. Tại sao Thượng đế lại bất công thế nhỉ? Có người thì ăn không hết, có người thì tung tiền vào vũ trường, rượu bia tràn ngập mặt…Ở thành phố có nhiều việc để làm lắm mà, sao họ lại chọn những nghề tội nghiệp như thế này nhỉ? 5 hay 6 chục ngàn một ngày có đủ ăn không nhỉ? Có người mơ về một mái ấm gia đình, có vợ , có chồng, có con…để nấu một bữa ăn xum họp cuối năm. Nhưng có người lại đang tâm tàn phá gia đình của mình….Tất cả gọi là nghịch cảnh?!??? Là số phận?!????


    Nhọc nhằn mưu sinh đêm cuối năm

    Con chim lợn đi ăn khuya bay ngang qua bầu trời "tác" lên một tiếng. Bà Phan Thị Hoa vẫn cặm cụi phân loại chai nhựa và bọc ni lông bỏ vào hai cái túi lớn trên đường. Ngẩng đầu lên nhìn, bà lại cúi xuống bới đống rác.

    Ở tuổi 50, bà Hoa (quê Hà Tĩnh) cho biết, gần 20 năm vào Sài Gòn lập nghiệp, bà vẫn chưa mua nổi cho mình một ngôi nhà đàng hoàng ở chốn tấc đất tấc vàng này.
    Bà bảo: "Từ khi vào đây, tôi làm rất nhiều việc để kiếm sống, lúc trẻ thì chạy việc này, việc kia. Còn bây giờ, già rồi nên chỉ biết đi nhặt ve chai vào đêm khuya. Bởi giờ này rất ít người đi nhặt nên cũng kiếm được 40-50 nghìn".

    Bà Hoa đang cặm cụi phân loại các loại chai nhựa bỏ vào hai cái túi lớn. Khi có người vô tình nhắc đến cái Tết đang về gần, bà Hoa bùi ngùi: “Bố mẹ mất đã lâu lắm rồi, đến giờ tôi vẫn chưa có cơ hội để về quê thắp cho bố mẹ một nén nhanh. Nhà giờ không còn ai, anh chị thì mỗi người phiêu bạt tứ phương, nhưng cũng nghèo cả. Nhiều lúc muốn đi thăm anh, thăm chị nhưng nghĩ lại tốn tiền lắm, rồi còn khoản quà bánh…”.
    Đêm Sài Gòn những ngày cuối năm, đèn điện sáng rực rỡ. Trong nhiều căn nhà, mọi người yên giấc sau những ngày làm việc mệt mỏi để chuẩn bị đón một mùa xuân mới. Song tại các con đường, ngõ phố vẫn còn có rất nhiều lao động nghèo không thể có không khí tất bật đón xuân. Họ vẫn cặm cụi, cần mẫn làm việc thâu đêm suốt sáng để kiếm thêm chút bạc lẻ, lo một cái tết đầy đủ hơn cho bản thân, gia đình và con cái.

    Gần 18 năm vá xe đêm ở quận 1, TP HCM, anh Trần Anh Tuấn, vẫn phong phanh chiếc quần cọc, áo sơ mi, ngủ tại chỗ làm việc dưới cái lạnh của đêm khuya.
    Hai anh em Tiến và Hùng, quê Long An đến thành phố bán dép dạo ở khu vực quận 1, TP HCM. Sau một ngày rong ruổi, tối đến hai anh em đến kê ghế trước cửa hàng này nằm ngủ. Tiến cho biết: “Những ngày cuối năm trời về đêm lạnh nên chủ nhà cho thương tình cho mượn”.

    Bán bánh bao ở đây cả chục năm, nhưng chưa đêm nào chị Lê Thị Bạch, quê Ninh Thuận, được ngủ ở nhà. Bán bánh nửa đêm về sớm lúc đắt khách, lúc ế nhưng cũng có lời do có ít người bán đến tầm khuya như thế này.
    Bác Nguyễn Văn Hoa, chạy xích lô ở quận 3, TP HCM, ấm áp với chiếc nệm dành cho khách ngồi. Dù đã ở độ tuổi gần đất xa trời nhưng bác vẫn lặn lội để mưu sinh.
    Chiếc xích lô là công cụ mưu sinh ban ngày, thì ban đêm nó được trưng dụng để làm chỗ ngủ cho bác Lê Văn Ba, quê Bình Phước. Ăn mặc phong phong trước trời lạnh, bác Ba tâm sự: “Cái áo bị rơi trên đường hồi chiều, còn cái quần thì hư mất cái khóa quần. Tôi chưa có tiền mua lại, đợi sáng mai rồi tính”.
    Nguyễn Ngọc Tâm, quận Bình Thạnh, kiếm sống bằng nghề lượm ve chai, khuya về ghé vào mái hiên nào đấy ngủ.
    Trời về đêm lạnh lẽo, anh Nguyễn Văn Thân và bác Hồ Văn Bình, chạy xe ôm tại khu vực Ngã tư Hàng xanh (quận Bình Thạnh, TP HCM) co ro ngủ ngay trên xe sau một ngày vất vả.
    Một ngày mệt nhoài với đôi gánh bánh mì, chị Phan Thị Bé (34 tuổi, quê Quảng Nam) dừng chân bên Tháp đồng hồ (Ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, TP HCM) để nghỉ mệt.
    Dáng người gầy gò, bộ quần áo cũ mèm, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, chị tâm sự về quãng đời vất vả của mình: "Gia đình nghèo nên từ nhỏ chị phải ra đồng phụ cha mẹ, lớn hơn đi làm khắp nơi. Bây giờ là sống không nhà, không cửa, phải bám vào đôi gánh bánh mì này để kiếm sống được ngày nào ăn ngày ấy thôi”.

    Ngồi nghỉ ngơi, chị Bé tranh thủ chợp mắt sau một ngày làm việc vất vả. Không nhà, không chồng, chị Bé vẫn không thôi mơ ước về một mái nhà êm ấm, trong đó chị được làm vợ, làm mẹ, được nấu một bữa cơm cho chồng con ăn, song điều giản dị đó vẫn là quá sức tưởng tượng với chị. Phút trầm tư nghĩ về thân phận mình, chị bảo: "Mơ vậy thôi chứ có ai thèm lấy mình". Ngày ngày chị Bé vẫn miệt mài đi bộ khắp phố phường Sài Gòn để mong bán thật nhiều những ổ bánh mì Hà Nội để kiếm từng chén cơm.
    Ông Nguyễn Văn Hoa, chạy xích lô (58 tuổi, quê Bình Thuận) rời quê hương nắng gió vào thành phố lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Ông kể, ngày ấy ông đi cùng rất nhiều người nghèo, trong cơn túng quẫn, nên rời quê hương, đồng ruộng là nơi “chôn nhau cắt rốn” với hy vọng tìm cho mình, cho gia đình một ước mơ đổi đời. Song bao nhiều năm làm cật lực, thời trai trẻ đã trôi qua vẫn không giúp ông và gia đình có một cuộc sống đầy đủ nên nghĩ về gia đình ông lại tủi.
    Mỗi ngày đạp xe chỉ có 3, 4 khách, ông phải thức làm thêm ca đêm, nhưng giờ xe ôm nhiều quá thì chiếc xích lô cà tàng ngày càng trở nên lỗi thời. Những ngày này, ông khoe mình được thuê chở hàng thì nhiều, nhưng tuổi cao sức yếu chỉ chạy được cỡ 7, 8 chuyến mỗi ngày.
    Ông tâm sự: “Tôi ước tết này mua được một thùng bia 333 để gửi về quê cúng bàn thờ tổ. Lời hứa 20 năm về món quà cho đêm giao thừa cứ khất lần tới bây giờ”.

    Ông Nguyễn Văn Hoa tranh thủ nghỉ ngơi trên chiếc xe xích lô đậu ở vỉa hè. Còn anh Trần Anh Tuấn, 37 tuổi, làm công việc vá xe đêm ở ngã ba Nguyễn Văn Giai (quận 1, TP HCM) tâm sự, anh may mắn hơn mọi người khi có đứa con gái chuẩn bị lên lớp 12 làm nguồn động viên tiếp thêm sức mạnh để làm việc. Gần 1h sáng trong cơn ngái ngủ, anh lại lật đật ngồi dậy lịch kịch đồ nghề để vá xe cho một vị khách lỡ đường vừa tới.
    Anh tâm sự: “Tôi đã làm ở đây được 18 năm. Cứ 22h đêm là tôi mang đồ nghề ra đây ngồi, vá xe đêm rất mệt mỏi vì mất ngủ nhưng được cái có ít người làm nên cũng đông khách. Mỗi đêm thế này cũng kiếm được 50-60 nghìn”.
    Những ngày cuối năm này, anh tranh thủ thức thêm vài đêm kiếm thêm thu nhập hy vọng Tết năm nay dư giả hơn. “Tết này là cái tết đầu tiên tôi cho cô gái của mình về quê nội chơi. Những ngày này, tôi làm việc bất kể ngày đêm, chỉ mong kiếm thêm chút tiền để mua thêm quà cho ông bà, họ hàng ở quê”, anh Tuấn bộc bạch.
    Thanh Thắng
    Theo VNexpress
    Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 02-02-2011, 10:56 AM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom