• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Con cò trong ca dao và thơ mới - Hoàng Yên Lưu

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Con cò trong ca dao và thơ mới - Hoàng Yên Lưu



    Con cò trong ca dao và thơ mới

    Hoàng Yên Lưu



    Nếu muốn tìm một loài hoa để gọi là quốc hoa thì có lẽ ở xứ ta hoa sen là loài hoa quen thuộc và đẹp nhất. Còn nếu bình chọn loài chim nào có hình ảnh ăn sâu vào tâm trí chúng ta ngay từ thuở ấu thơ phải chăng là phải chọn con cò?
    Thực vậy, mấy ai quên ngày còn ấu thơ, mái đầu xanh nào lại chẳng có dịp một lần nghe người lớn ra câu đố thử trí thông minh. Một câu đố có vần, có điệu, có hình ảnh đẹp xoáy vào đầu óc trẻ thơ:

    Một đàn cò trắng phau phau
    Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm



    Khó đoán thực. Phải chăng là những ngón tay của bé thơ sau khi ăn no, tắm mát và chuẩn bị giấc ngủ?
    Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam: "Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' Tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả".
    Tác giả Nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẫn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.
    Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê. Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò
    Ngay lúc còn nằm trong nôi, trước khi thấy cánh chim trắng, lông mượt mà, mình thon thon, cổ cao chân dài, đầu có lông đốm vàng, từng đàn từ lũy trẻ xanh, từ miếu đầu làng nhẹ nhàng đập cánh bay ra đồng lúa, nhiều khi trong giấc ngủ ấm êm bỗng giật mình thức giấc, trẻ thơ khóc mếu đòi vú mẹ, đã một cách vô thức ghi lại hình ảnh con cò qua lời dỗ dành:

    Cái cò là cái cò con
    Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ.

    Thế rồi hình ảnh cực đẹp của cánh cò chập chờn trong giấc mộng tuổi thơ khi thì "trắng bạc như vôi", lúc thì đổi thành màu "vàng" và khi thì "đỗ cọc cầu ao" và lúc thì "bay lả bay la".
    Cánh cò tiếp tục bay khắp nơi ngoài trời và trong trí non nớt của tuổi thơ với cánh đập nhịp nhàng, ru bé vào giấc ngủ trong vòng tay mẹ hiền theo điệu dân ca:

    Con cò (cò) bay lả (lả) bay la
    Bay qua (qua) cửa phủ
    Bay vào (vào) Đồng Đăng
    Tình tính tang, tang tình tình
    Dân làng rằng, dân làng ơi!

    Rồi hình ảnh con cò dần dần cụ thể hơn nữa. Cánh cò dỗ giấc ngủ trẻ thơ trở thành vòng tay mẹ, lòng cò "lặn lội bờ sông" vì chồng con trở thành lòng mẹ và cứ thế khắc sâu, khắc sâu mãi trong tâm trí chúng ta:

    Con cò lặn lội bờ sông
    Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
    Nàng về nuôi cái cùng con
    Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

    Công việc vô cùng nặng nhọc vì mẹ chỉ có tấâm lòng son nhưng tay trắng, một thân một mình nên đành dãi dầu sương gió, bôn ba khắp đông tây vì đàn con:

    Con cò bay lả bay la
    Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng
    Cha mẹ sinh đẻ tay không
    Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
    Trước là nuôi cái thân tôi
    Sau nuôi đàn trẻ nuôi đời cò con

    Vất vả bản thân không sờn lòng mẹ và ngay cả dù gặp nguy hiểm con cò vẫn nghĩ tới hạnh phúc của bầy con còn trứng nước:

    Con cò mà đi ăn đêm
    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
    Ông ơi ông vớt tôi vào
    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
    Có xáo thì xáo nước trong
    Chớ xáo nước đục đau lòng cò con

    Cò lặn lội, có khác gì mẹ hiền vất vả gieo neo từng giây trong cuộc sống nuôi con tới ngày lớn khôn:

    Cái cò là cái cò con
    Mẹ đi xúc tép để con ở nhà
    Mẹ đến chỗ cánh đồng xa
    Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn

    Lúc trẻ thơ ngu ngơ tập nói, tập ca là lúc chúng dễ dàng liên tưởng tới con cò, con vạc, những loài chim quen thuộc từ tấm bé:

    Con cò, con vạc, con nông
    Ba con cùng béo nấu đông con nào?

    Loài chim được nhân cách hóa và có thể trò chuyện với trẻ thơ:

    Cái cò, cái vạc, cái nông
    Sao mày giẫm lúa ruộng ông, hỡi cò?
    -Không, không, tôi đứng trên bờ
    Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi
    Chẳng tin thì ông đi đôi
    Mẹ con nhà nó còn ngồi ở kia.

    Thế giới hẹp hòi của trẻ thơ nới rộng ra và hình ảnh con cò gắn liền với những câu ru em trữ tình ngộ nghĩnh:

    Con cò lặn lội bờ ao
    Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
    Chú tôi hay tửu hay tăm
    Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
    Ngày thì những muốn ngày mưa
    Đêm thì lại muốn cho thừa trống canh

    Hay:

    Cái cò là cái cò quăm
    Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?
    Có đánh thì đánh sớm mai
    Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm!

    Hình bóng con cò theo ta mãi vào đời. Cánh cò thân cận với mỗi người chúng ta tới mức chúng ta mượn nó để mở đầu câu chuyện cần phải bóng bẩy và tình tứ:

    Con cò lặn lội bờ ao
    Ăn sung thì chất ăn đào thì chua
    Ngày ngày ra đứng cổng chùa
    Trông lên Hà nội thây vua đúc tiền
    Ruộng tư điền không ai cày cấy
    Liệu cô mình có cấy được chăng?
    Mười hai cửa biển anh đã đóng đăng
    Cửa nào lắm cá anh quăng chài vào.

    Loài chim thân thương có màu trắng trinh bạch ấy vỗ cánh theo nhịp tim, trong khát vọng thanh xuân mỗi người và đến khi bước vào lãnh vực tình yêu chúng ta thường dùng con cò để mở đầu tâm sự với kẻ tình chung:

    Một đàn cò trắêng bay quanh
    Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
    Mình nhớ ta như cà nhớ muối
    Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng!

    Từ ca dao “con cò” bay vào thơ mới. Từ lời ru mộc mạc ở thể lục bát, con cò bước vào điệu ru chan chứa tình hoài và nhịp điệu bổng trầm trong bài Con Cò của Chế Lan Viên, một nhà thơ nổi danh hồi tiền chiến.

    Con còn bế trên tay
    Con chưa biết con cò
    Nhưng trong lời mẹ hát
    Có cánh cò đang bay:
    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng...”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ,
    “Con cò ăn đêm,
    Con cò xa tổ,
    Cò gặp cành mềm,
    Cò sợ xáo măng...”
    Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
    Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
    Trong lời ru của mẹ, thấm hơi xuân,
    Con chưa biết con cò, con vạc,
    Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
    Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

    II

    Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
    Cho cò trắng đến làm quen,
    Cò đứng ở quanh nôi
    Rồi cò vào trong tổ
    Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
    Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
    Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
    Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
    Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
    Con làm gì?
    Con làm thi sĩ!
    Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
    Trước hiên nhà
    Và trong hơi mát câu văn...

    III

    Dù ở gần con,
    Dù ở xa con,
    Lên rừng xuống bể,
    Cò sẽ tìm con,
    Cò mãi yêu con.
    Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
    Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
    À ơi!
    Một con cò thôi,
    Con cò mẹ hát
    Cũng là cuộc đời
    Vỗ cánh qua nôi.
    Ngủ đi! Ngủ đi!
    Cho cánh cò, cánh vạc,
    Cho cả sắc trời
    Đến hát
    Quanh nôi

    Cảm xúc của tác giả Điêu Tàn về con cò đã gạn lọc và nâng cao hàng trăm hình ảnh con cò trong ca dao, đồng thời khắc sâu lòng mẹ trong ta:

    Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
    Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom