• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Việc Học ở Việt Nam Ngày Nay

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Việc Học ở Việt Nam Ngày Nay

    Việc Học ở Việt Nam Ngày Nay




    Cho con cái đi học là sự mơ ước chung của các bậc làm cha mẹ ở Việt Nam. Nhưng đối với nhà nước việc cưỡng bách đi học lại không là sự bắt buộc, vì nhà nước có những quan tâm khác quan trọng hơn. Nhà nước chỉ cần tạo ra con số để tuyên truyền cho thế giới biết rằng ở Việt Nam mọi ngõ ngách giáo dục đều bị lâm nạn! Đó cũng là lý cớ xem ra "nhẹ nhàng" rất hợp lý cho nhà nước kêu gào xin viện trợ từ quốc tế, mà nhờ đó đảng sẽ giàu, còn dân dốt dễ trị. Vỏ bọc "xoá nạn mù chữ" có bề trái quốc tế, có lẽ nhiều khi không đoán ra nổi ý định đen bên trong. Rồi hiệp ước viện trợ cho Việt Nam lại mở ra. Con nít, thày cô được đóng phim, diễn kịch cho quốc tế xem cho vừa lòng đảng và đẹp lòng "thày", nhưng chỉ ở các "thày cô tối mắt", bị mù trong xã hội không biết lọc lừa không thể sống nổi! Ba mươi năm cũng đủ dài, lắm kẻ gọi là có trách nhiệm giáo dục ở VN đang sống thật, nhưng tâm hồn, thiên chức giáo dục đi giữa ban ngày lại giống như đi giữa ban đêm. Nhà nước thường bày trò vinh danh về các thành tích đáng nghi ngờ, gắn huy chương cho thày, cô hiệu trưởng rất nhiều, buồn vui làm trò cười cũng là lẽ đó.

    Nhà nước hí hửng, đồng bọn khen ngợi lẫn nhau về các hiệp ước được hứa hẹn hay ký kết gần đây về các thắng lợi trao đổi mậu dịch, cả khoản tiền viện trợ. Nhà nước "bợ" tiền mà không nêu được lý do kèm trong các điều khoản ràng buộc bên trong. Phần chắc là Hà Nội lờ cho quốc tế tha hồ khai thác tài nguyên, nhân lực rẻ mạt của Việt Nam. Trong các khoản viện trợ còn nêu lên các nỗ lực nhân đạo "Xoá Đói Giảm Nghèo". Nhà nước lờ đi về khiá cạnh đạo đức học đường, vì các nơi có hình ảnh phô diễn trên báo nhà nước trên TV quốc gia, theo đó học sinh VN đẹp, ngoan, trẻ làm chứng minh. Có tin hay không hãy tự gọi về VN mà kiểm chứng cùng thân nhân hay lên các web mà xem "vô số các vũng lầy."

    Nói đến việc học là những nỗi buồn chung cho mọi người, nhưng là niềm vui "chưa cất cánh" cho cấp lãnh đạo cao cấp đảng cộng sản Việt Nam, vì học phí cao đổ vào đầu phụ huynh hay người có lợi tức thấp, hay trung bình trở nên khốn đốn, được mô tả trên báo Lao Động trong nước. Hãy xem: "Xét về tổng đầu tư của toàn xã hội cho giáo dục, có lẽ Việt Nam là nước có mức "học phí" cao nhất thế giới!"

    Tại sao có những điều nghịch lý đáng buồn này? Vấn đề có thể tóm gọn như là bức tranh ảm đạm, học phí vượt quá khả năng tài chánh của phụ huynh. Nạn "dạy thêm, học thêm" đã trở thành hiện tượng lạm phát nở rộ một cách "kinh niên". "Số lượng sách giáo khoa, sách tham khảo nhiều vô kể, nhưng nhà nước có thói quen thay đổi bất cần trường hợp và nhu cầu. Họp hành quá độ. Hàng nghìn cuộc họp các cấp, các ngành giáo dục mỗi năm... điều này cũng là nguyên nhân tạo ra phí phạm, làm tăng cao phi mã việc xài tiền cho... cuộc họp và càng ngày trở thành gánh nặng quá sức đối với mỗi gia đình lớn nhỏ khắp nước phải trả phụ chi cho con học.

    Trả nhiều thu ít

    Phí tổn học hành tại Việt Nam được hiểu như là tổng số tiền học phí mà phụ huynh phải đóng theo quy định của nhà nước, được nhiều người đặt tên gọi là "phần cứng" không lớn. Các khoản lệ phí phụ do nhà trường đặt ra còn được gọi "học thêm học nếm", như là chi phí về sách vở, lệ phí sinh hoạt bên ngoài khoá học v.v. Những chi phí cho một đứa trẻ đi học là chi phí lớn nhất của các gia đình công nhân, viên chức v.v... và đã chiếm gần hết lương của những gia đình này.

    Theo sự nhận xét của giáo sư Nguyễn Xuân Hãn nói về học phí ở Việt Nam ngày nay: "Học phí quá cao là sự vô lý. Nhà nước nói rằng đầu tư vào việc học là đầu tư vào sự phát triển, do đó chi phí của nhà nước cũng ngày càng tăng. Tại trường trung học phổ thông phường Chương Dương, quận Long Biên, Hà Nội, phường này được xem như nghèo nhất thành phố, tiền đóng góp cho trường của một học sinh là gần 1 triệu đồng/năm học. Số tiền này khoảng 18% theo qui định của nhà nước, còn 82% là các "lệ phí vô lý". Ở bậc đại học, chi phí trung bình cho một sinh viên cũng từ 7 đến 15 triệu đồng/năm. Con số này chắc chắn vượt quá mức của những gia đình công chức. Trong khi đó những cuộc điều tra của nhà nước đưa ra nói rằng trong vài ba năm gần đây lợi tức trung bình hàng năm cho công chức chỉ vào khoảng 5-7 triệu đồng. Theo Tổng thống kê nhà nước, thì chi tiêu cho giáo dục như vậy là quá lớn."

    Giáo sư Hãn còn cho biết: "vào những năm 60, thời nhà nước "bao cấp" học phí, trung bình ruộng đất 3-4 sào/người. Bây giờ tại tỉnh Hà Tây ruộng đất chỉ còn hơn 1 sào/người. Nông dân biết trông cậy vào đâu để lấy tiền đóng học phí và sinh hoạt học tập? Tại thành thị ngoài 10% con nhà cán bộ khá giả (phần nhiều đi du học) còn lại hầu hết là thu nhập thấp. Vậy mà phần đóng góp của dân cho việc học chiếm 50%. Vậy chi thu, quản trị về giáo dục ở VN quả thực có vấn đề."

    Ở Việt Nam sách giáo khoa cứ thay đổi liên miên, nhà nước in rất nhiều để bán sách, bắt buộc học sinh phải mua rất nhiều, sau đó vứt bỏ cũng nhanh. Trong khi sách giáo khoa ở các nước kỹ nghệ chỉ thay đổi ít nhất 10 năm 1 lần hay lâu hơn. Sách giáo khoa thay đổi ở VN trong năm 2000 đã lên đến 14 ngàn tỷ đồng, gần 1 tỷ mỹ kim. Nhà xuất bản giáo dục còn phụ thu 100 triệu mỹ kim/năm. Mặc dù vậy hơn 37% học sinh đi học vẫn không có sách. Học phổ thông thì bị "bội thực", còn đại học thì học đại vì vẫn bị "đói sách" và phải học "chay". Với những kiến thức về khoa học góp nhặt trong nước và quốc tế, học sinh chỉ cần góp khoảng 1 tỷ đồng là đủ cho thời gian 1 năm từ cấp phổ thông đến đại học. Tại sao lại có con số cao như liệt kê ở trên? Vì tiền bốc hơi qua nhiều ngõ ngách dọc đường "gió bụi", không được ghi vào biên bản chi thu. Tích Lan là một quốc gia còn đang có nội chiến, quốc gia này cũng nghèo như VN mà chánh phủ còn lo cho dân, cung cấp sách miễn phí cho tất cả học sinh phổ thông. Nhà nước VN nói rằng đã bỏ ra hàng trăm tỷ mỹ kim để sửa chữa những sai phạm về nội dung của sách giáo khoa mà dân chúng đồn rằng giáo dục VN như "nồi cơm sống khó chữa", vô cùng bất lợi.

    Vài nghịch lý khác, các cuộc họp hành diễn ra triền miên, cấp quốc gia năm 2003 có 114 vụ và hàng ngàn cuộc họp cấp địa phương. Thì giờ và tiền bạc cho họp hành mới là vấn đề. Họp xong bước tới ăn nhậu. Trí lực bỏ vào thuốc hút, nước trà, bia rượu ngoại quốc đắt tiền, cho nên tiền bạc bỏ ra cho việc họp rất lớn, nhưng hiệu quả của cuộc họp lại rất... thấp. Hãy lấy 1 thí dụ, đầu năm 2004, một cuộc họp báo có 800 người tham dự và vẫn chưa tìm ra sự yếu kém nào của giáo dục thế mới lạ. Dân chúng vốn đã ngờ vực và nay thực sự kinh dị! Vì cũng dễ hiểu thôi. Họp để mà vui chơi và họp để xài tiền!

    Xét về giá trị của bằng đại học ở Việt Nam, ông thày Hãn nói như muốn khóc: "Cần xét lại trên bản chất qui mô và chất lượng. Hệ thống bằng cấp của ta chưa được nước nào công nhận!". Công nhận để đi học và để trả lương, xin lưu ý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Giáo dục nước ta chưa có thương hiệu, đào tạo không thực dụng và lãng phí thật cao và vô lý. Trong bảng xếp hạng các trường đại học Đông Bắc Á Châu, trường đại học Pohang của Nam Hàn, sau 10 năm thành lập đã được xếp vào hàng thứ nhất. Trong khi đó, 2 đại học quốc gia của VN có cùng thời gian thành lập nhưng vẫn còn thua xa đại học Chialongkorn của Thái Lan đến 50 bậc. Sinh viên VN đã trả giá quá cao để thu về quá thấp là lẽ đó. Đây là thực trạng đáng buồn của việc học ở VN.

    Tại Thái Lan học sinh từ tiểu học, trung học không phải đóng học phí. Trường học do nhà nước lập ra. Học sinh, sinh viên nghèo được cấp học bổng, nội trú và sách vở.

    Tại Trung Quốc, học sinh trung học được miễn học phí. Theo UNESCO dân số Trung Quốc đông hơn VN gấp 16 lần, tiền bỏ vào việc học cao 14 lần, nhưng tiền nhà nước VN nói bỏ vào việc học cao hơn Trung Quốc, vậy mà vẫn bắt học sinh phải trả nhiều tiền.

    Tiền cho giáo dục từ năm 1996 đến 2003 đã tăng 4 lần. Từ 8.100 tỷ đồng lên đến 30 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ mỹ kim/năm, chưa kể đến 1 tỷ mỹ kim vay từ ngoại quốc và 3 ngàn tỷ công trái. Dân đóng góp năm 2003 hai tỷ mỹ kim, do thống kê từ Ngân Hàng Thế giới.

    Về Tiền Lương Giáo Viên Ra Sao?

    Một nghịch lý đáng buồn cười là lương thày giáo rất ít ỏi. Nói rõ hơn là "lương ba cọc ba đồng", theo báo Lao Động mô tả mà nhà nước lại khẳng định là mức lương xem như cao nhất trong các bậc thang lương về hành chính. Giáo viên VN có bị vắt kiệt sức trên bục giảng và nhận được bậc lương không đủ sống. Thế nhưng lợi tức thày giáo cao hay thấp? Tiền lương từ việc dạy học là bao nhiêu? Ai có thể trả lời nổi câu hỏi này? Các thày cô cũng có cách đầy quyền biến để có tiền mà sống. Đến đây cả nước đã đi trọn vẹn vào hỏa mù của xã hội chủ nghiã lọc lưà. Phải biết mới sống, mà Hà Nội đang ra sức dẫn dắt cả nước chui vào đường hầm xuống địa ngục của gian xảo, lọc lừa.

    Theo Giáo sư Nguyễn Đình Trí, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, việc đào tạo gia tăng nhưng phương tiện giáo dục vẫn giữ nguyên, số giáo sư không thay đổi. Thày dạy đang bị "vắt sữa" với trung bình 1.177 giờ/năm với môn họa đồ, 1.134 giờ/năm môn xã hội học, 915 giờ môn cơ khí. Với sự bận rộn như vậy, thày nào còn có thì giờ để nghiên cứu khoa học ngõ hầu nâng cao kiến thức và lương bổng không mấy chênh lệnh. Bậc lương giáo viên so với giáo sư có phần nào cao hơn, nhưng không có nghĩa là đời sống giáo viên khấm khá hơn, vì vậy các thày các cấp đua nhau mở lớp dạy kèm, dạy thêm. Tại nhiều địa phương còn có ngân khoản du di, co giãn, bớt giờ dạy, cố làm tư thêm, để thêm lợi tức. Nhưng dạy tư nhiều khi là "dạy chính", thế mới khổ. Theo sự tiết lộ từ nghiệp đoàn giáo dục thành phố Saìgon, số giáo viên lương tháng dưới 1 triệu đồng/tháng chiếm 60%, chỉ ở ngoại ô thành phố, được trợ cấp 300 ngàn đồng/tháng. Giáo viên mới ra trường, lãnh lương từ ngân sách, mỗi tháng lãnh chỉ 516.200 đồng.

    Các giáo viên bán công, mỗi lần nhà nước định mức lương là mỗi lần lo sợ, theo qui định, trường bán công phải tự cân xứng lương bổng từ ngân sách thu học phí mà không do ngân sách nhà nước. Trong khi đó chỉ thu học phí 90 ngàn đồng tháng cho mỗi học sinh, và mức thu này không thay đổi trong 3 năm qua và chỉ được phép thu 80% nguồn thu cho giáo viên, 19% nhà trường tự điều chỉnh và 1% nộp cho ngành giáo dục đào tạo. Như vậy, lương giáo viên bán công chỉ có từng đó để chi tiêu. Hiện giáo viên dạy theo giờ lớp học hay môn học khoảng 20-30 ngàn đồng lớp, một tuần dưới 20 lớp dạy.

    Lợi tức "chìm" quá giàu

    Trong khi phụ huynh kêu trời vì học phí quá cao, giáo viên cũng kêu trời vì lương không đủ ăn. Câu hỏi được nêu ra: vậy khoản chi phí đó đi đâu? Dễ thôi. Những khoản phải chi "vô lý" mà các gia đình học sinh phải đóng cho nhà trường, đa số phải trả cho việc học thêm, chiếm phần lớn trong bảng kê khai giá học. Do đó khoản "lợi tức" từ "phụ thu phụ mà chính" không dưới 1 triệu đồng, hay cả chục triệu đồng/tháng. Tham nhũng và vô lý "ngoài luồng" đáng buồn của việc giáo dục. Bảo sao việc học và tiến bộ của học sinh dễ trở thành siêu nhân "láu cá" cùng với các ông thày. Lợi tức thu phụ là chính, dạy học là phụ.

    Tại những vùng nông thôn khó khăn, học sinh cũng phải đi học thêm, giá cũng rẻ hơn khoảng 30 ngàn đồng cho 12 buổi/tháng. Còn tại thành phố, giá dạy kèm từ 40 ngàn đến 100 nghìn đồng. Nếu dạy luyện thi thì giá thày giáo còn có thể nhận lương lên đến 500 ngàn đồng/cho 2 giờ. Nhiều giáo viên đã phải "chạy sô" từ 4 đến 5 lần/ngày. Trước đây lối dạy kèm chỉ tập trung vào các thày cô dạy giỏi, hay dạy môn chính, giáo viên hiệu trưởng. Nhưng ngày nay môn phụ trở thành "rào cản" trong cuộc chạy đua học thi chạy điểm của học sinh. Đến các môn phụ như thể dục nay học sinh cũng phải vất vả mới vượt qua được.

    Như vậy, bằng cách này hay cách khác, học sinh cũng phải "gõ cửa" đi học thêm từ ông thày chính trong lớp của mình, để có ít nhất đạt mức qua kỳ thi. Vấn nạn xã hội cứ kéo dài, vì học sinh phải học thêm, nếu không học thì không đủ điểm. Số điểm nằm trong tay thày, cô giáo, ông bà hiệu trưởng, không học luyện thi hay học kèm thì khó được điểm tốt. Cho nên học sinh dốt vẫn hoàn dốt. Mảnh bằng cũng có đấy, nhưng tìm việc không ra sau này hay thi tuyển đại học bài thi có điểm 0 chiếm đa số.

    Mức thu của thày, cô, cao thấp thả nổi chỉ có... trời biết. Từ đây chúng ta có thể cảm nhận ra rằng, học hành, dạy học ở VN xuống cấp đến mức báo động. Học sinh đến trường "học để mà chơi", học để có mảnh bằng để "le chơi", chứ phẩm chất đích thực của trẻ con VN quá thấp. Ai có trách nhiệm về việc này? Thày giáo chăng? Nhà nước chăng ?

    Chi Phí cho con tốn kém ra sao ?

    Cũng theo báo Lao Động, ông Vũ Văn Mệnh làm việc ở công ty vật tư nông nghiệp Bộ Quốc Phòng lương tháng và các phụ thu hơn 1 triệu đồng tháng. Chi phí cho đứa con gái học cấp 3 gần bằng số lương. Các khoản phụ thu gồm: Học phí, tiền góp để xây dựng trường lớp, quỹ lớp, quỹ đoàn... Cho con học thêm càng tốn kém, 4 môn chính chuẩn bị thi tốt nghiệp hơn 400 ngàn đồng tháng. Giấy bút, sách học mất 100 ngàn đồng. Sách học còn thay đổi liên miên, sách đứa trước đứa sau không dùng được. Tiền sách cũng cao.

    Nhà nước biết chuyện dạy học có vấn đề. Thày, cô biết chuyện này. Cha mẹ cũng rõ luôn. Từ trên xuống dưới cho cả nước. Ai đó từ bên này nhìn sang bên kia có thấy lòng đau cho thảm cảnh đáng buồn cho cả nước? Bây giờ bài toán canh tân sẽ bắt đầu lúc nào? Ai có thể trả lời câu hỏi này?.

    Trần An Hoà
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom