Chiều. Chiều về rồi, chiều về trên ngôi làng nhỏ bé hiền hòa của một mảnh đất nghèo nhưng thấm đượm tình cảm ấy. Anh đạp chiếc xe đạp ngang cà tang( nhưng cũng gọi là thành phần khá giả trong thôn) đến đón cô đang hái cà đầu làng. Từ dưới đồng cà nhìn lên con đê dài ngả bóng thong thỏng dáng một anh trai làng đạp xe , đó chính là anh, người yêu của Lụa, Hòa một bộ đội xuất ngũ là một đôi ‘trời sinh” theo như cả làng đều trông thấy.
Lụa là cô gái quê rặt chân đất, vẻ người đậm, đằm thắm và đảm đương cộng với vẻ lanh lợi của một cô chị cả khiến cả đám trai làng mê mẫn và sự thèm ước trong từng ánh nhìn của mấy lão đàn ông dữ dằn ở trên Huyện. Còn Hòa lại là anh bộ đội xuất ngũ, chăm chỉ, hiểu chuyện và dáng dấp phong trần cùng gương mặt chữ điền cũng là sự mong đợi của bao cô gái làng Hào này. Nhưng như chỉ với kim, như duyên tiền định, cả hai đã trở thành một đôi ý từ ngày Lụa vừa 17 và Hòa hơn 19. Những tưởng tình yêu sẽ mãi bền đẹp và đằm thắm nơi làn quê nghèo này nhưng ai ngờ cả làng Hào lại có những sự đổi thay như thế.
Làng Hào vẫn vậy, vẫn ruộng mía, bãi dâu xanh tít tắp, vẫn những luống cà, vườn ớt xanh tươi, vẫn những cô gái gánh từng đôi nước dưới ao lên tưới đậu, vẫn con đài dài ngoằn nghèo kéo từ thôn này sang thôn khác với những chiếc áo bà ba nâu đen giản dị, với những chàng trai bán mặt cho đất, bán lưng cho trời chỉ mong đủ cơm ăn áo mặc.
Nhưng một ngày nọ, một ngày nắng vẫn đẹp, vẫn trong trải trên cánh đồng xanh mướt. Cả làng Hào bắt đầu được làm quen với cụm từ “Đô thị hóa” khi có con đường lớn mở ngang qua làng này. Cuộc sống bắt đầu có nhiều thay đổi, ai cũng mong một làn gió mới, nguồn sinh khí mới, một sự đổi thay mới. Người trên huyện, trê tỉnh đổ về với nhiều mục đích khác nhau. Những liếp dưa, hàng cà khôn buồn xanh mà ngả màu ua úa khi chủ nhân của nó ít ai còn màng đến chuyện chăm sóc cho nó. Con mương dẫn nước cũng vơi dần và cỏ đã ăn gần hết lòng mương. Mấy hôm nay cả làng Hào xôn xao hẳn lên khi có một cô gái lạ về làng tìm người để dẫn lên tỉnh phụ việc. Ấy thế là ai cũng nhốn nháo mong được lên tỉnh. Người ta xôn xao không hẳn vì thế mà vì cả lối ăn vận của cô gái tân thời ấy. Áo quần, trang sức đến cách trang điểm cũng đủ biết cô ấy là hạng sang, cao cấp đến thế nào rồi. Trông cô thật đỏm dáng. Gái đẹp nhất làng này như Lụa, cái Mận, cái Lý cũng chào thua, sức mấy mà sánh kịp.
Nhưng duy nhất chỉ có một người lọt vào mắt xanh của Linh Lan (tên cô gái) lại là Hòa, anh chàng nhà quê chân chất. Hòa cũng mê mẫn Linh Lan không kém. Lụa giờ đây không còn là hạt cát, hạt bụi nào trong mắt Hòa nữa. Hòa say Linh Lan như điếu đổ, anh vội vàng rời bỏ những đôi dép lào, những bộ đồ bộ đội, đồ bà ba cũ kỹ, Hòa vất lại tất cả kể cả người Mẹ già và đứa em gái còn đi học để theo Linh Lan ngồi xe hơi lên tỉnh. Anh chỉ mang theo giấc mng đổi đời khi sẽ là chồng của Linh Lan, là ông chũ của hang dệt nổi tiếng với những bộ đồ com-lê láng cóng. Không cần một lời hủy hôn, Hòa hân hoan theo chân Linh Lan bước vào chốn thị thành để làm quen với cuộc sống phồn hoa đô thị.
Còn Lụa, Lụa ở lại với ba ngày giàn giụa nước mắt, nước mắt không phải vì giận, vì ghen, vì tiếc Hòa mà nước mắt cho bà mẹ già của Hòa khóc con đến mù, khóc cho đứa em học cấp ba của Hòa phải mang trên vai gánh nặng gia đình thay cho người anh của mình. Sau ba ngày đó Hòa gạt nước mắt lại sống cuộc sống của một cô gái quê và phụ giúp cho Mẹ và em gái Hòa.
Ba tháng sau, một người đàn ông về làng Hào mua đất đã “cảm” trước nhan sắc và tính tình của Lụa mà xin cưới. Cả làng đều mừng cho Lụa và mong cô được hạnh phúc, sung sướng. Mẹ và em Hòa cũng đến chung vui và mong cô vui con gái. Lụa lên xe về tỉnh mang theo nhiều ước mơ hoài bão và lùi lại sau lưng hình ảnh của những gốc rạ, cây đa và cũng khuất dần trong cô hình ảnh của Hòa.
Nhưng mấy ai biết được chữ “ngờ” khi Lụa lại là vợ kế để sanh con cho anh “đại gia nhà đất” đó. Sauk hi sanh được cho đại gia đó 2 đứa con một trai, một gái thì liền lập tức Lụa bị tống ra khỏi căn nhà đó với một ít tiền dằn túi. May thay cô có lấy được hai tờ khai sanh và mấy tấm hình của hai đứa trẻ. Lưu lạc, lang thang chốn huyện thị được ít lâu Lụa xin vào làm chân rửa bát cho một tiệm phở.Nhưng cũng không được bao lâu thì thị lại bị bà chủ đuổi vì nghi ngờ ông chủ có tình ý gì riêng với cô. Lụa lại long đong với những tháng ngày dật dờ đầu đường, xó chợ và tìm việc. Số phận đẩy đưa thế nào không biết nhưng Lụa lại tiếp tục cuộc sống của mình bằng nghiệp bán hoa. Vì có chút nhan sắc mặn mà nên cô cũng được mấy Lão kha khá chuộng và cho tý tiền kha khá. Nghề nghiệp giúp cô ăn sung mặc sướng và chưng diện nhiều nên Lụa bây giờ không còn là Lụa của làng Hào ngày xưa nữa, lối ăn nói của cô cũng đanh đá và sắc sảo hơn nhiều. Thi thoảng cô cũng gửi tiền về giúp gia đình và giúp cho cả mẹ và em gái Hòa. Tháng ngày dần trôi và cứ thế Lụa và Hòa sống ở hai ngã khác nhau.
Lại nói ề Hòa, sau một thời gian sống già nhân nghĩa non vợ chồng với Linh Lan, ả đá anh ra vòng ngoài khi kiếm được một thầy ký trẻ trai hơn. Hòa cũng mạnh dạn lên và không chịu trở về làng với nỗi nhục thế. Anh cố bám phố thị để mong chờ một điều gì đó miễn là trang trải đủ sống và nhất là không phải mang mặt mốc về quê để cả họ chê cười. Và sự trông đợi của Hòa cũng được toại nguyện khi anh gặp Uyên Nhi, con gái một của ông chủ một nhà hàng lớn. Quả là chuột sa hũ nếp, Uyên Nhi một cô gái mới lớn đa tình và say mê vẻ phong trần của Hòa nên chẳng bao lâu anh đã trở thành chàng rễ hờ của ông chủ nhà hàng và đường đường chính chính trở thành người quản lý ở đây.
Mọi thứ cũng sẽ chẳng có gì thay đổi nếu Lụa không theo ông khách đại gia đến tửu lâu của Hòa. Khi cả hai đang tay trong tay dìu nhau ra cổng thì cũng chạm ngay Hòa và Uyên Nhi dìu nhau bước vào.Bốn mắt ngày xưa không lẫn vào đâu được. Tuy vậy, chỉ một thoáng bối rối và bất ngờ nhưng rồi đường ai nấy bươc. Ngay tức khắc trong tuần sau Hòa tìm ra địa chỉ của Lụa và hắn tìm tới đó. Mọi câu chuyện của quá khứ được kể ra một cách chóng vánh.Hòa nôn nóng và mong Lụa cũng sẽ ngả vào tay hắn để kể lể, than khóc và trách hắn. Nhưng không, Lụa hôm nay không còn là Lụa ngày xưa nữa. Cô tạt nguyên ly trà vào mặt hắn và xỉ vả, mỉa mai những điều thậm tệ nhất về con người xấu xa của hắn, cô chua xót tự trách mình. Cuối cùng Lụa cũng đưa ra quyết định là đường ai nấy đi, coi như chưa từng gặp lại và cả hai nếu có về làng cũng không hé răng gì cả. Hòa đồng ý hai tay vì hắn thấy Lụa bây giờ không còn xứng đáng với anh ta nữa mà điều xứng đáng với anh ta là Uyên Nhi đang mơn mởn xuân thì và cả một gia tài kếch xù nữa. Lụa cười nhạt tiễn hắn về mà trong lòng nghe chua chát. Đêm đó, cô không ngủ được mà cũng chả khóc, cứ trằn trọc lăn qua lăn về, nghỉ đến tất cả những gì là quá khứ mà Lụa không biết hiện tại là gì và tương lai ra sao. Bầu trời tối đen không một ánh sao như những ngày mai của cô chưa tìm ra một chút ánh sáng.
Mấy hôm sau cô nhận được hung tin đứa con trai lớn của cô chết do tai nạn khi đi học. Cô gào thét và tức tốc chạy đến ngôi nhà người chồng cũ. Mấy người giúp việc, làm công được lịnh của chủ nên đuổi cô như đuổi tà, nhất quyết không cho Lụa vào nhà. Cô nằm lăn ra đường và khóc, khóc đến mức ngất đi. Tỉnh dậy Lụa thấy mình đang ở bãi đất trống cạnh đượng ray xe lửa. Đang loay hoay không biết mình đang ở đâu và nỗi thương con đang đứt ruột đứt gan thì một nhóm người trông mặt bặm trợn cầm cây, cầm dao đi tới. Biết gặp phải phường gian giảo, cô ngồi thu mình lại với bộ đồ dơ dáy và mái tóc lù xù thật gớm giếc. Nhưng bọn dã man đó đã không tha cho cô vì đằng sau vẻ dơ bẩn, rũ rượi đó, bọn chúng vẫn nhận ra vẻ đẹp sắc sảo của cô. Sau những trận giằng co vật vã với chúng, cuối cùng Lụa cũng lãnh đủ hậu quả và thêm một chân bị gãy. Cô đuối sức và nằm như chết.
Tỉnh dậy lần nữa, Lụa thấy mình đã nằm trong nhà thương và đang được băng bó cái chân bị gãy. Người phát hiện và giúp cô là một người đàn ông trạc bốn mấy tuổi dáng người đậm và khắc khổ, trông không giống mấy tay thầy thông cho lắm. Thật ra là vậy, ông An là một thợ hồ, khi đi làm về ngang qua thì thấy Lụa đang nằm bẹp dí trên đám cỏ, ông đã đưa cô vào viện.
Sauk hi rời nhà thương, vẫn với sự trợ giúp của ông An- một người đàn ông chết vợ , Lụa cũng về được chổ ở, trả lại tiền chi phí cho ông An và nói lời cảm ơn ông. Ông An sau khi giằng co lắm mới chịu và nhất mực đòi lo cơm nước cho Lụa cho đến ngày cô khỏi hẳn cái chân. Lụa đồng ý và cũng nhờ đó mà cô giải bày được tâm sự trong những ngày buồn tủi nhất của đời mình và cảm nhận được sự quan tâm trong từng lời an ủi , từng cử chỉ chăm sóc động viên của người đàn ông xấu người nhưng tốt tính. Nhưng cũng chính thế mà Lụa không thể làm khổ thêm cho ông An. Sau khi gỡ bột khỏi chân, Lụa quyết định về làng, tình cảm của ông An không giữ được chân cô ở lại chốn này sau những gì đã xảy ra với Lụa.
Sauk hi về Làng, cha mẹ cô chết, chỉ còn lại họ hàng xa. Mẹ Hòa cũng qua đời do bệnh tật và ưu phiền, em gái Hòa cũng lấy chồng trong làng, không sung túc lắm nhưng cũng êm ấm. Lụa về xin được quy y vào cửa Phật với mong muốn trút bỏ phiền muộn và sống thanh thản trong những tháng ngày còn lại. Lụa trở thành ni cô.
Bẵng đi thời gian sau đó, với trí khôn của tuổi trẻ và tình thâm mẫu tử, cô con gái của Lụa đả cất công tìm về thăm cô với những thông tin mà cô bé biết. Cô bé Nam Trân ngày xưa bây giờ đã ra dáng thiếu nữ. Tuy xa cách từ nhỏ nhưng cả hai tâm hồn đều hướng về nhau nên mẹ con Lụa òa khóc nức nở vì sự dồn nén tình cảm bao lâu nay. Nam Trân cũng đồng ý để Lụa theo con đường đạo tràng mà cô đã chọn. Cô bé hứa sẽ giữ liên lạc và sẽ thường xuyên về thăm mẹ. Lụa bịn rịn tiễn con ra cổng chùa mà mắt nàng ngấn lệ. Dáng dấp Nam Trân bây giờ không khác Lụa ngày xưa là mấy, chỉ khác là Nam Trân bây giờ là tiểu thư của nhà khá giả nên trắng trẻo và đài các hơn Lụa lúc đó, cô thương và lo lắng cho số phận của cô con gái, sợ như bông hoa sớm nở tối tàn như đời mẹ nó.
Đang bịn rịn nắm tay vuốt tóc con thì từ đầu ngõ chùa, tiếng sung nổ đì đùng, tiếng người chạy hối hả thình thịch của một người đàn ông và mấy người cảnh sát mặt quân phục. Gã đàn ông chựng lại trước mặt Lụa và Nam Trân. Hòa đây mà, Hòa vì tội buôn á phiện mà bị nhà chức trách trủy đuổi cả tháng nay. Hắn lần mò về quê mong tìm nơi ẩn nấu nhưng nào ngờ có ngày cảnh sát lại ập tới nơi này. Nhanh như một cái chớp mắt, cả hai chưa định thần thì hai tiếng sung nổ “đùng” làm Hòa gục ngay tại chỗ. Anh bộ đội xuất ngũ của làng Hào ngày xưa đang chết dưới chân cô người yêu cũ nay đã là một ni cô. Bóng chiều ngả tắt liệm như muốn che đi vết máu đang loang lỗ nơi của Phật. Tiếng chuông chùa vang xa xa đưa làng Hào về đêm với sự im vắng và thanh bình.
Lụa là cô gái quê rặt chân đất, vẻ người đậm, đằm thắm và đảm đương cộng với vẻ lanh lợi của một cô chị cả khiến cả đám trai làng mê mẫn và sự thèm ước trong từng ánh nhìn của mấy lão đàn ông dữ dằn ở trên Huyện. Còn Hòa lại là anh bộ đội xuất ngũ, chăm chỉ, hiểu chuyện và dáng dấp phong trần cùng gương mặt chữ điền cũng là sự mong đợi của bao cô gái làng Hào này. Nhưng như chỉ với kim, như duyên tiền định, cả hai đã trở thành một đôi ý từ ngày Lụa vừa 17 và Hòa hơn 19. Những tưởng tình yêu sẽ mãi bền đẹp và đằm thắm nơi làn quê nghèo này nhưng ai ngờ cả làng Hào lại có những sự đổi thay như thế.
Làng Hào vẫn vậy, vẫn ruộng mía, bãi dâu xanh tít tắp, vẫn những luống cà, vườn ớt xanh tươi, vẫn những cô gái gánh từng đôi nước dưới ao lên tưới đậu, vẫn con đài dài ngoằn nghèo kéo từ thôn này sang thôn khác với những chiếc áo bà ba nâu đen giản dị, với những chàng trai bán mặt cho đất, bán lưng cho trời chỉ mong đủ cơm ăn áo mặc.
Nhưng một ngày nọ, một ngày nắng vẫn đẹp, vẫn trong trải trên cánh đồng xanh mướt. Cả làng Hào bắt đầu được làm quen với cụm từ “Đô thị hóa” khi có con đường lớn mở ngang qua làng này. Cuộc sống bắt đầu có nhiều thay đổi, ai cũng mong một làn gió mới, nguồn sinh khí mới, một sự đổi thay mới. Người trên huyện, trê tỉnh đổ về với nhiều mục đích khác nhau. Những liếp dưa, hàng cà khôn buồn xanh mà ngả màu ua úa khi chủ nhân của nó ít ai còn màng đến chuyện chăm sóc cho nó. Con mương dẫn nước cũng vơi dần và cỏ đã ăn gần hết lòng mương. Mấy hôm nay cả làng Hào xôn xao hẳn lên khi có một cô gái lạ về làng tìm người để dẫn lên tỉnh phụ việc. Ấy thế là ai cũng nhốn nháo mong được lên tỉnh. Người ta xôn xao không hẳn vì thế mà vì cả lối ăn vận của cô gái tân thời ấy. Áo quần, trang sức đến cách trang điểm cũng đủ biết cô ấy là hạng sang, cao cấp đến thế nào rồi. Trông cô thật đỏm dáng. Gái đẹp nhất làng này như Lụa, cái Mận, cái Lý cũng chào thua, sức mấy mà sánh kịp.
Nhưng duy nhất chỉ có một người lọt vào mắt xanh của Linh Lan (tên cô gái) lại là Hòa, anh chàng nhà quê chân chất. Hòa cũng mê mẫn Linh Lan không kém. Lụa giờ đây không còn là hạt cát, hạt bụi nào trong mắt Hòa nữa. Hòa say Linh Lan như điếu đổ, anh vội vàng rời bỏ những đôi dép lào, những bộ đồ bộ đội, đồ bà ba cũ kỹ, Hòa vất lại tất cả kể cả người Mẹ già và đứa em gái còn đi học để theo Linh Lan ngồi xe hơi lên tỉnh. Anh chỉ mang theo giấc mng đổi đời khi sẽ là chồng của Linh Lan, là ông chũ của hang dệt nổi tiếng với những bộ đồ com-lê láng cóng. Không cần một lời hủy hôn, Hòa hân hoan theo chân Linh Lan bước vào chốn thị thành để làm quen với cuộc sống phồn hoa đô thị.
Còn Lụa, Lụa ở lại với ba ngày giàn giụa nước mắt, nước mắt không phải vì giận, vì ghen, vì tiếc Hòa mà nước mắt cho bà mẹ già của Hòa khóc con đến mù, khóc cho đứa em học cấp ba của Hòa phải mang trên vai gánh nặng gia đình thay cho người anh của mình. Sau ba ngày đó Hòa gạt nước mắt lại sống cuộc sống của một cô gái quê và phụ giúp cho Mẹ và em gái Hòa.
Ba tháng sau, một người đàn ông về làng Hào mua đất đã “cảm” trước nhan sắc và tính tình của Lụa mà xin cưới. Cả làng đều mừng cho Lụa và mong cô được hạnh phúc, sung sướng. Mẹ và em Hòa cũng đến chung vui và mong cô vui con gái. Lụa lên xe về tỉnh mang theo nhiều ước mơ hoài bão và lùi lại sau lưng hình ảnh của những gốc rạ, cây đa và cũng khuất dần trong cô hình ảnh của Hòa.
Nhưng mấy ai biết được chữ “ngờ” khi Lụa lại là vợ kế để sanh con cho anh “đại gia nhà đất” đó. Sauk hi sanh được cho đại gia đó 2 đứa con một trai, một gái thì liền lập tức Lụa bị tống ra khỏi căn nhà đó với một ít tiền dằn túi. May thay cô có lấy được hai tờ khai sanh và mấy tấm hình của hai đứa trẻ. Lưu lạc, lang thang chốn huyện thị được ít lâu Lụa xin vào làm chân rửa bát cho một tiệm phở.Nhưng cũng không được bao lâu thì thị lại bị bà chủ đuổi vì nghi ngờ ông chủ có tình ý gì riêng với cô. Lụa lại long đong với những tháng ngày dật dờ đầu đường, xó chợ và tìm việc. Số phận đẩy đưa thế nào không biết nhưng Lụa lại tiếp tục cuộc sống của mình bằng nghiệp bán hoa. Vì có chút nhan sắc mặn mà nên cô cũng được mấy Lão kha khá chuộng và cho tý tiền kha khá. Nghề nghiệp giúp cô ăn sung mặc sướng và chưng diện nhiều nên Lụa bây giờ không còn là Lụa của làng Hào ngày xưa nữa, lối ăn nói của cô cũng đanh đá và sắc sảo hơn nhiều. Thi thoảng cô cũng gửi tiền về giúp gia đình và giúp cho cả mẹ và em gái Hòa. Tháng ngày dần trôi và cứ thế Lụa và Hòa sống ở hai ngã khác nhau.
Lại nói ề Hòa, sau một thời gian sống già nhân nghĩa non vợ chồng với Linh Lan, ả đá anh ra vòng ngoài khi kiếm được một thầy ký trẻ trai hơn. Hòa cũng mạnh dạn lên và không chịu trở về làng với nỗi nhục thế. Anh cố bám phố thị để mong chờ một điều gì đó miễn là trang trải đủ sống và nhất là không phải mang mặt mốc về quê để cả họ chê cười. Và sự trông đợi của Hòa cũng được toại nguyện khi anh gặp Uyên Nhi, con gái một của ông chủ một nhà hàng lớn. Quả là chuột sa hũ nếp, Uyên Nhi một cô gái mới lớn đa tình và say mê vẻ phong trần của Hòa nên chẳng bao lâu anh đã trở thành chàng rễ hờ của ông chủ nhà hàng và đường đường chính chính trở thành người quản lý ở đây.
Mọi thứ cũng sẽ chẳng có gì thay đổi nếu Lụa không theo ông khách đại gia đến tửu lâu của Hòa. Khi cả hai đang tay trong tay dìu nhau ra cổng thì cũng chạm ngay Hòa và Uyên Nhi dìu nhau bước vào.Bốn mắt ngày xưa không lẫn vào đâu được. Tuy vậy, chỉ một thoáng bối rối và bất ngờ nhưng rồi đường ai nấy bươc. Ngay tức khắc trong tuần sau Hòa tìm ra địa chỉ của Lụa và hắn tìm tới đó. Mọi câu chuyện của quá khứ được kể ra một cách chóng vánh.Hòa nôn nóng và mong Lụa cũng sẽ ngả vào tay hắn để kể lể, than khóc và trách hắn. Nhưng không, Lụa hôm nay không còn là Lụa ngày xưa nữa. Cô tạt nguyên ly trà vào mặt hắn và xỉ vả, mỉa mai những điều thậm tệ nhất về con người xấu xa của hắn, cô chua xót tự trách mình. Cuối cùng Lụa cũng đưa ra quyết định là đường ai nấy đi, coi như chưa từng gặp lại và cả hai nếu có về làng cũng không hé răng gì cả. Hòa đồng ý hai tay vì hắn thấy Lụa bây giờ không còn xứng đáng với anh ta nữa mà điều xứng đáng với anh ta là Uyên Nhi đang mơn mởn xuân thì và cả một gia tài kếch xù nữa. Lụa cười nhạt tiễn hắn về mà trong lòng nghe chua chát. Đêm đó, cô không ngủ được mà cũng chả khóc, cứ trằn trọc lăn qua lăn về, nghỉ đến tất cả những gì là quá khứ mà Lụa không biết hiện tại là gì và tương lai ra sao. Bầu trời tối đen không một ánh sao như những ngày mai của cô chưa tìm ra một chút ánh sáng.
Mấy hôm sau cô nhận được hung tin đứa con trai lớn của cô chết do tai nạn khi đi học. Cô gào thét và tức tốc chạy đến ngôi nhà người chồng cũ. Mấy người giúp việc, làm công được lịnh của chủ nên đuổi cô như đuổi tà, nhất quyết không cho Lụa vào nhà. Cô nằm lăn ra đường và khóc, khóc đến mức ngất đi. Tỉnh dậy Lụa thấy mình đang ở bãi đất trống cạnh đượng ray xe lửa. Đang loay hoay không biết mình đang ở đâu và nỗi thương con đang đứt ruột đứt gan thì một nhóm người trông mặt bặm trợn cầm cây, cầm dao đi tới. Biết gặp phải phường gian giảo, cô ngồi thu mình lại với bộ đồ dơ dáy và mái tóc lù xù thật gớm giếc. Nhưng bọn dã man đó đã không tha cho cô vì đằng sau vẻ dơ bẩn, rũ rượi đó, bọn chúng vẫn nhận ra vẻ đẹp sắc sảo của cô. Sau những trận giằng co vật vã với chúng, cuối cùng Lụa cũng lãnh đủ hậu quả và thêm một chân bị gãy. Cô đuối sức và nằm như chết.
Tỉnh dậy lần nữa, Lụa thấy mình đã nằm trong nhà thương và đang được băng bó cái chân bị gãy. Người phát hiện và giúp cô là một người đàn ông trạc bốn mấy tuổi dáng người đậm và khắc khổ, trông không giống mấy tay thầy thông cho lắm. Thật ra là vậy, ông An là một thợ hồ, khi đi làm về ngang qua thì thấy Lụa đang nằm bẹp dí trên đám cỏ, ông đã đưa cô vào viện.
Sauk hi rời nhà thương, vẫn với sự trợ giúp của ông An- một người đàn ông chết vợ , Lụa cũng về được chổ ở, trả lại tiền chi phí cho ông An và nói lời cảm ơn ông. Ông An sau khi giằng co lắm mới chịu và nhất mực đòi lo cơm nước cho Lụa cho đến ngày cô khỏi hẳn cái chân. Lụa đồng ý và cũng nhờ đó mà cô giải bày được tâm sự trong những ngày buồn tủi nhất của đời mình và cảm nhận được sự quan tâm trong từng lời an ủi , từng cử chỉ chăm sóc động viên của người đàn ông xấu người nhưng tốt tính. Nhưng cũng chính thế mà Lụa không thể làm khổ thêm cho ông An. Sau khi gỡ bột khỏi chân, Lụa quyết định về làng, tình cảm của ông An không giữ được chân cô ở lại chốn này sau những gì đã xảy ra với Lụa.
Sauk hi về Làng, cha mẹ cô chết, chỉ còn lại họ hàng xa. Mẹ Hòa cũng qua đời do bệnh tật và ưu phiền, em gái Hòa cũng lấy chồng trong làng, không sung túc lắm nhưng cũng êm ấm. Lụa về xin được quy y vào cửa Phật với mong muốn trút bỏ phiền muộn và sống thanh thản trong những tháng ngày còn lại. Lụa trở thành ni cô.
Bẵng đi thời gian sau đó, với trí khôn của tuổi trẻ và tình thâm mẫu tử, cô con gái của Lụa đả cất công tìm về thăm cô với những thông tin mà cô bé biết. Cô bé Nam Trân ngày xưa bây giờ đã ra dáng thiếu nữ. Tuy xa cách từ nhỏ nhưng cả hai tâm hồn đều hướng về nhau nên mẹ con Lụa òa khóc nức nở vì sự dồn nén tình cảm bao lâu nay. Nam Trân cũng đồng ý để Lụa theo con đường đạo tràng mà cô đã chọn. Cô bé hứa sẽ giữ liên lạc và sẽ thường xuyên về thăm mẹ. Lụa bịn rịn tiễn con ra cổng chùa mà mắt nàng ngấn lệ. Dáng dấp Nam Trân bây giờ không khác Lụa ngày xưa là mấy, chỉ khác là Nam Trân bây giờ là tiểu thư của nhà khá giả nên trắng trẻo và đài các hơn Lụa lúc đó, cô thương và lo lắng cho số phận của cô con gái, sợ như bông hoa sớm nở tối tàn như đời mẹ nó.
Đang bịn rịn nắm tay vuốt tóc con thì từ đầu ngõ chùa, tiếng sung nổ đì đùng, tiếng người chạy hối hả thình thịch của một người đàn ông và mấy người cảnh sát mặt quân phục. Gã đàn ông chựng lại trước mặt Lụa và Nam Trân. Hòa đây mà, Hòa vì tội buôn á phiện mà bị nhà chức trách trủy đuổi cả tháng nay. Hắn lần mò về quê mong tìm nơi ẩn nấu nhưng nào ngờ có ngày cảnh sát lại ập tới nơi này. Nhanh như một cái chớp mắt, cả hai chưa định thần thì hai tiếng sung nổ “đùng” làm Hòa gục ngay tại chỗ. Anh bộ đội xuất ngũ của làng Hào ngày xưa đang chết dưới chân cô người yêu cũ nay đã là một ni cô. Bóng chiều ngả tắt liệm như muốn che đi vết máu đang loang lỗ nơi của Phật. Tiếng chuông chùa vang xa xa đưa làng Hào về đêm với sự im vắng và thanh bình.