• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Trở Lai nhà xưa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Trở Lai nhà xưa

    Lâu lắm rồi ta trở lại nơi đây
    Lòng xao xuyên như lần đầu tiên ấy
    Trời không lạnh mà nghe lòng run rẫy
    Ôi bồi hồi cảm xúc mông mênh

    Vẫn cảnh cũ mà nghe sao vắng thế
    Ở đâu rồi? những bóng dáng thân quen.
    Ta cố tìm bao nỗi nhớ không tên
    Ai đó biết xin chỉ dùm ta với.

    Ta vẫn ở nơi đây chờ đợi
    Một dáng hình ai đó thân thương
    Để nghe lòng vơi chút tơ vương
    Và ấm áp giữa những điều thân ái
    Similar Threads
  • #2

    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Ngoa long View Post
    Lâu lắm rồi ta trở lại nơi đây
    Lòng xao xuyên như lần đầu tiên ấy
    Trời không lạnh mà nghe lòng run rẫy
    Ôi bồi hồi cảm xúc mông mênh

    Vẫn cảnh cũ mà nghe sao vắng thế
    Ở đâu rồi? những bóng dáng thân quen.Ta cố tìm bao nỗi nhớ không tên
    Ai đó biết xin chỉ dùm ta với.

    Ta vẫn ở nơi đây chờ đợi
    Một dáng hình ai đó thân thương
    Để nghe lòng vơi chút tơ vương
    Và ấm áp giữa những điều thân ái
    lâu quá! hôm nay mới gặp lại bạn NL khoẻ không?
    hổng biết mình có phải là bóng dáng thân quen...phải hay không năm mới mình thân gởi NL một chùm hoa <bâng khuâng> đây!
    Đã chỉnh sửa bởi nhatquynh; 15-02-2011, 01:36 AM.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi nhatquynh View Post
      lâu quá! hôm nay mới gặp lại bạn NL khoẻ không?
      hổng biết mình có phải là bóng dáng thân quen...phải hay không năm mới mình thân gởi NL một chùm hoa <bâng khuâng> đây!
      Cảm ơn NQ đã ghé thăm nhà, mình thật sự rất vui khi NQ vãn không quên người bạn này. Bạn vẫn khoẻ chử cho minh gửi lời chúc tốt lành nhất đến bạn và tất cả những người thân yêu nhất.

      Comment

      • #4

        Cảm ơn NQ đã ghé thăm nhà, mình thật sự rất vui khi NQ vãn không quên người bạn này. Bạn vẫn khoẻ chử cho minh gửi lời chúc tốt lành nhất đến bạn và tất cả những người thân yêu nhất.
        NL mình cầu mong bạn luôn luôn được <độc lập ,tự do , hạnh phúc>kể từ giờ phút nầy trở lui...
        Đã chỉnh sửa bởi nhatquynh; 19-02-2011, 01:29 AM.

        Comment

        • #5

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi nhatquynh View Post
          Cảm ơn NQ đã ghé thăm nhà, mình thật sự rất vui khi NQ vãn không quên người bạn này. Bạn vẫn khoẻ chử cho minh gửi lời chúc tốt lành nhất đến bạn và tất cả những người thân yêu nhất.
          NL mình cầu mong bạn luôn luôn được <độc lập ,tự do , hạnh phúc>kể từ giờ phút nầy trở lui...
          Mình bó tay hiểu nổi, Ý của NQ là sao? tại sao là kể từ giờ phút này trở lui?
          NQ có bài nào cho tết Nguyên Tiêu không? cho mình đọc với. Mình có hai câu đối này tặng bạn nhân dịp Tết Nguyên Tiêu và cũng là sự trở lại diễn đàn của mình. tuy không hay nhưng là cả một tấm lòng đó. Mình chúc NQ sẽ có thêm nhiều bài thơ hay nhé!

          Trời Nam Muôn Thuở Trường Tồn Cùng Non Sông Tổ Quốc.

          Đất Việt Nghìn Đới Sống Mãi Với Thế Giới Năm Châu.

          Kỷ niệm tết Nguyên Tiêu năm Tân Mão

          Comment

          • #6

            Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu
            Trăng rằm - Ảnh: st

            Văn hóa, xã hội Huế Thứ Năm, 17 Tháng Hai, 2011 Nguyên tiêu (元宵) nghĩa là đêm trăng đầy nhất của tháng đầu tiên trong năm, tức rằm tháng giêng. Đêm trăng sáng khởi đầu của một năm mới với hương khí tinh nguyên của tiết trời ấm lành, tràn đầy sức sống mùa xuân.
            Theo cụ Đào Duy Anh, nguyên nghĩa chữ tiết ở trong nghĩa của thời tiết, các tiết trong năm, về sau người ta gọi chệch đi là tết, nên tiết Nguyên tiêu thành Tết Nguyên tiêu là vậy. Do tết Nguyên tiêu được người xưa tổ chức vào ngày rằm tháng giêng, lại có vật phẩm dâng cúng Trời – Phật – Thánh một cách thành kính nên cũng gọi lễ Cúng rằm tháng giêng. đây cũng làcái tết đầu xuân sau Nguyên đán nênlại gọi tết Thượng nguyên (vì dựa vào phép lịch cũ qui định thì một năm được chia làm 3 nguyên. Ngày rằm tháng giêng là Thượng nguyên; rằm tháng bảy là Trung nguyên; rằm tháng mười là Hạ nguyên), một lễ tết truyền thống vốn có từ lâu đời. Theo các kinh sách Phật giáo, ngày mồng một và ngày rằm là ngày của Phật hay của Bụt. Ngày rằm tháng giêng là ngày duyên lành phổ độ, ngày Đức Phật giáng lâm xuống các chùa chiền để chứng độ lòng thành của tín chúng đạo hữu. Cho nên, các ngôi chùa vào rằm tháng giêng đèn hoa cờ phướn kết dày lộng lẫy, người người đi lễ Phật rất đông, để cầu xin Đức Phật phù hộ cho mọi sự được thiện lành, bình an. Bởi vậy cho nên dân gian mới có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng” hoặc “Ăn chay quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. 
            Trước cảnh đẹp của mùa xuân, thời khắc giao hòa, khí vận đổi thay, trải qua nhiều triều đại, vua chúa Trung Quốc cũng như Việt Nam có lệ ban lấy ngày Nguyên tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành. Nước ta vào thời Lý – Trần, triều đình có tổ chức tết Trạng nguyên; đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ.
            Vào thời nhà Nguyễn, ở phía bắc Hoàng thành Huế, có khu vườn Thư Quang. Vườn được lập vào năm 1836, mặt quay về hướng đông, chu vi chừng một dặm. Bốn mặt vườn xây gạch bao quanh. Mặt trước trên cửa chính vào vườn đề 4 chữ “Nhật Nguyệt Quang Minh”. Năm sau, khi vườn này lập xong, vào tết Nguyên tiêu, vua Minh Mạng cùng quần thần rước thân mẫu là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu ra đây thưởng ngoạn. Năm 1838, nhà vua ban cho các Tân khoa Tiến sĩ vào dự yến tại vườn Thư Quang, nên còn gọi là Thư Quang Yến. Sau yến tiệc, lại cho các Tân khoa Tiến sĩ dạo vườn ngắm hoa, làm thơ phú xướng họa. Khu vườn này rất nổi tiếng, đã được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ 4 trong 20 thắng cảnh đất Thần kinh, và tự thân ngài làm thơ ngâm vịnh, đặt tên là “Thư Uyển Xuân Quang”.
            Tết Nguyên tiêu – đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới, ánh trăng chiếu rạng khắp miền hạ giới sau một mùa đông dài tối tăm, lạnh lẽo. Theo các nhà phong thủy, đêm này âm dương giao hòa đầy vượng khí, càn khôn thịnh phát nhất tại cực điểm, cây trái thuận thời thi nhau trổi dậy đâm chồi nẩy lộc, vạn vật hóa sinh. Trăng Nguyên tiêu thanh bình, gió lành mơn man thổi nhẹ, không gian lãng đãng làm cho tâm hồn thi nhân thêm phấn chấn trước những thay đổi của cảnh sắc mây trời, hương thơm của cỏ cây hoa trái lan tảo khắp chôn nhân gian. Tết Nguyên tiêu là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận. Vào dịp này, những tao nhân mặc khách hay kẻ sĩ thường tụ họp lại ở các vườn nhà, hoặc rủ nhau lên núi ngắm trăng làm thơ, ngợi ca cảnh đẹp quê hương đất nước. Đối với bình dân, vào dịp tết Nguyên tiêu nhiều nơi thường mở hội làng, bằng nhiều loại hình dân gian, tổ chức lễ thắp đèn hoa, đua thuyền bơi trải, vật võ, có cả múa, hát, lục cúng hoa đăng…
            Từ rất xưa, đã có rất nhiều văn nhân thi sĩ yêu trăng đến mê mẩn, như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…làm nhiều bài thơ hay về Nguyên tiêu. Ở thời cận đại, vào dịp xuân Mậu Tý, năm 1948, tại núi rừng chiến khu Việt Bắc, nhà thơ Hồ Chí Minh, mặc dù rất bận việc quân, việc nước, nhưng trước xuân trăng dạt dào thi hứng, dẫn mạch như sóng trào, Người đã viết bài thơ Nguyên tiêu bằng chữ Hántuyệt hay. Xin đọc lại Nguyên tiêu qua bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy:


            Rằm tháng Giêng
            “Rằm xuân lồng lộng trăng soi
            Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
            Giữa dòng bàn bạc việc quân
            Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

            Đây là một trong những bài thơ hay nhất của thi ca Việt Nam viết về trăng xuân. Từ cảm xúc sâu sắc qua bài thơ Nguyên tiêu của nhà thơ Hồ Chí Minh đã khơi dậy những cảm xúc thi ca giàu triết lý nhân văn của một đất nước ngàn năm văn hiến “lắm anh hùng, nhiều nghệ sĩ”. Từ năm 2003, theo đề nghị của Hội Nhà văn Việt Nam và những người yêu thơ ca, Nhà nước ta đã đồng ý lấy ngày rằm tháng giêng hàng năm làm Ngày Thơ Việt Nam.
            Vậy là cứ đến dịp Nguyên tiêu, khắp nơi trong nước đều rộn ràng tổ chức Ngày Hội Thơ và những hoạt động liên quan đến thơ ca. Đầu xuân Tân Mão 2011, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX được tổ chức từng bừng ở mọi miền của Tổ quốc.
            Bởi vậy mà từ ngàn xưa và chắc hẳn cho đến ngàn sau, tết Nguyên tiêu hay còn gọi là tết Trạng nguyên, tết Thượng nguyên đều được người Việt Nam xem trọng, bởi đấy là những hoạt động tinh thần để cầu chúc cho nhau may mắn, một xã hội bình an, một ngày hội “bát ngát trăng ngân” với linh khí đất trời tinh nguyên nhằm để tôn vinh việc học hành và làm thăng hoa những giá trị minh triết của thi ca và văn hóa Việt Nam.
            Dương Phước Thu

            Comment

            • #7

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi nhatquynh View Post
              Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu
              Trăng rằm - Ảnh: st

              Văn hóa, xã hội Huế Thứ Năm, 17 Tháng Hai, 2011 Nguyên tiêu (元宵) nghĩa là đêm trăng đầy nhất của tháng đầu tiên trong năm, tức rằm tháng giêng. Đêm trăng sáng khởi đầu của một năm mới với hương khí tinh nguyên của tiết trời ấm lành, tràn đầy sức sống mùa xuân.
              Theo cụ Đào Duy Anh, nguyên nghĩa chữ tiết ở trong nghĩa của thời tiết, các tiết trong năm, về sau người ta gọi chệch đi là tết, nên tiết Nguyên tiêu thành Tết Nguyên tiêu là vậy. Do tết Nguyên tiêu được người xưa tổ chức vào ngày rằm tháng giêng, lại có vật phẩm dâng cúng Trời – Phật – Thánh một cách thành kính nên cũng gọi lễ Cúng rằm tháng giêng. đây cũng làcái tết đầu xuân sau Nguyên đán nênlại gọi tết Thượng nguyên (vì dựa vào phép lịch cũ qui định thì một năm được chia làm 3 nguyên. Ngày rằm tháng giêng là Thượng nguyên; rằm tháng bảy là Trung nguyên; rằm tháng mười là Hạ nguyên), một lễ tết truyền thống vốn có từ lâu đời. Theo các kinh sách Phật giáo, ngày mồng một và ngày rằm là ngày của Phật hay của Bụt. Ngày rằm tháng giêng là ngày duyên lành phổ độ, ngày Đức Phật giáng lâm xuống các chùa chiền để chứng độ lòng thành của tín chúng đạo hữu. Cho nên, các ngôi chùa vào rằm tháng giêng đèn hoa cờ phướn kết dày lộng lẫy, người người đi lễ Phật rất đông, để cầu xin Đức Phật phù hộ cho mọi sự được thiện lành, bình an. Bởi vậy cho nên dân gian mới có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng” hoặc “Ăn chay quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. 
              Trước cảnh đẹp của mùa xuân, thời khắc giao hòa, khí vận đổi thay, trải qua nhiều triều đại, vua chúa Trung Quốc cũng như Việt Nam có lệ ban lấy ngày Nguyên tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành. Nước ta vào thời Lý – Trần, triều đình có tổ chức tết Trạng nguyên; đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ.
              Vào thời nhà Nguyễn, ở phía bắc Hoàng thành Huế, có khu vườn Thư Quang. Vườn được lập vào năm 1836, mặt quay về hướng đông, chu vi chừng một dặm. Bốn mặt vườn xây gạch bao quanh. Mặt trước trên cửa chính vào vườn đề 4 chữ “Nhật Nguyệt Quang Minh”. Năm sau, khi vườn này lập xong, vào tết Nguyên tiêu, vua Minh Mạng cùng quần thần rước thân mẫu là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu ra đây thưởng ngoạn. Năm 1838, nhà vua ban cho các Tân khoa Tiến sĩ vào dự yến tại vườn Thư Quang, nên còn gọi là Thư Quang Yến. Sau yến tiệc, lại cho các Tân khoa Tiến sĩ dạo vườn ngắm hoa, làm thơ phú xướng họa. Khu vườn này rất nổi tiếng, đã được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ 4 trong 20 thắng cảnh đất Thần kinh, và tự thân ngài làm thơ ngâm vịnh, đặt tên là “Thư Uyển Xuân Quang”.
              Tết Nguyên tiêu – đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới, ánh trăng chiếu rạng khắp miền hạ giới sau một mùa đông dài tối tăm, lạnh lẽo. Theo các nhà phong thủy, đêm này âm dương giao hòa đầy vượng khí, càn khôn thịnh phát nhất tại cực điểm, cây trái thuận thời thi nhau trổi dậy đâm chồi nẩy lộc, vạn vật hóa sinh. Trăng Nguyên tiêu thanh bình, gió lành mơn man thổi nhẹ, không gian lãng đãng làm cho tâm hồn thi nhân thêm phấn chấn trước những thay đổi của cảnh sắc mây trời, hương thơm của cỏ cây hoa trái lan tảo khắp chôn nhân gian. Tết Nguyên tiêu là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận. Vào dịp này, những tao nhân mặc khách hay kẻ sĩ thường tụ họp lại ở các vườn nhà, hoặc rủ nhau lên núi ngắm trăng làm thơ, ngợi ca cảnh đẹp quê hương đất nước. Đối với bình dân, vào dịp tết Nguyên tiêu nhiều nơi thường mở hội làng, bằng nhiều loại hình dân gian, tổ chức lễ thắp đèn hoa, đua thuyền bơi trải, vật võ, có cả múa, hát, lục cúng hoa đăng…
              Từ rất xưa, đã có rất nhiều văn nhân thi sĩ yêu trăng đến mê mẩn, như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…làm nhiều bài thơ hay về Nguyên tiêu. Ở thời cận đại, vào dịp xuân Mậu Tý, năm 1948, tại núi rừng chiến khu Việt Bắc, nhà thơ Hồ Chí Minh, mặc dù rất bận việc quân, việc nước, nhưng trước xuân trăng dạt dào thi hứng, dẫn mạch như sóng trào, Người đã viết bài thơ Nguyên tiêu bằng chữ Hántuyệt hay. Xin đọc lại Nguyên tiêu qua bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy:


              Rằm tháng Giêng
              “Rằm xuân lồng lộng trăng soi
              Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
              Giữa dòng bàn bạc việc quân
              Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

              Đây là một trong những bài thơ hay nhất của thi ca Việt Nam viết về trăng xuân. Từ cảm xúc sâu sắc qua bài thơ Nguyên tiêu của nhà thơ Hồ Chí Minh đã khơi dậy những cảm xúc thi ca giàu triết lý nhân văn của một đất nước ngàn năm văn hiến “lắm anh hùng, nhiều nghệ sĩ”. Từ năm 2003, theo đề nghị của Hội Nhà văn Việt Nam và những người yêu thơ ca, Nhà nước ta đã đồng ý lấy ngày rằm tháng giêng hàng năm làm Ngày Thơ Việt Nam.
              Vậy là cứ đến dịp Nguyên tiêu, khắp nơi trong nước đều rộn ràng tổ chức Ngày Hội Thơ và những hoạt động liên quan đến thơ ca. Đầu xuân Tân Mão 2011, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX được tổ chức từng bừng ở mọi miền của Tổ quốc.
              Bởi vậy mà từ ngàn xưa và chắc hẳn cho đến ngàn sau, tết Nguyên tiêu hay còn gọi là tết Trạng nguyên, tết Thượng nguyên đều được người Việt Nam xem trọng, bởi đấy là những hoạt động tinh thần để cầu chúc cho nhau may mắn, một xã hội bình an, một ngày hội “bát ngát trăng ngân” với linh khí đất trời tinh nguyên nhằm để tôn vinh việc học hành và làm thăng hoa những giá trị minh triết của thi ca và văn hóa Việt Nam.
              Dương Phước Thu
              Cảm ơn NQ đã giúp mình có cái nhìn xâu hơn về Ngày Nguyên Tiêu.
              Mình không thuờng lên lắm cho nên đôi khi không trả lời mọi người được, mong mọi người thông cảm, mình nhớ mọi người nhiều, nhớ những dòng thơ của mọi người. Hy vọng mọi người đừng buồn.

              Có Chút Gì

              Có những dòng ta viết để cho ta
              Chút ấm áp giữa đêm dài lạnh giá
              Chút niềm tin cho tình đời ngiệt ngã
              Chút nồng nàn trong hạnh phúc nhỏ nhoi

              Có những dòng tôi gửi bạn tôi
              Tất cả niềm tin mà tôi hằng có
              Tất cả yêu thuơng và lòng tôi trong đó
              Tất cả tình người kiếp sống nhân gian.
              Đã chỉnh sửa bởi Ngoa long; 27-02-2011, 08:48 PM.

              Comment

              • #8

                Gửi Em Tôi

                Ta góp nắng hồng mỗi sớm ban mai
                Để tặng em những ngày tươi đẹp nhất
                Làn nước trong veo như màu mắt biếc
                Hoa cỏ nồng nàn ấp ủ men say

                Ta gửi nàng rực rỡ một trời mây
                Đôi én luyện giữa ngút ngàn xanh thẫm
                Trong gió thoảng có chút "hơi nồng ấm"
                Chúng đến từ xâu tận trái tim anh

                Comment

                • #9

                  Vắng

                  Trở về nhà một sớm chiều mưa
                  Ôi! vắng vẽ bốn bề tĩnh mịt
                  Không một bóng ai về, cô tịch
                  Ta lại còn chỉ với mỗi mình ta

                  Ta uống từng giọt đắng xót xa
                  Để cảm thấy hồn ta vơi trống trãi
                  Góp hơi ấm của ngày xưa còn lại
                  Để ấm lòng trong đêm tối quạnh hiu

                  Người đi rồi tất cả hoá cô liêu
                  Ta dõi mắt tìm người muôn năm củ

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom