• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Sưu Tầm Các Bài Thơ Bút Tre !

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Sưu Tầm Các Bài Thơ Bút Tre !



    Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng. Sinh ngày 23/8/1911, tại xã Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ. Trước năm 1945 dạy học ở Tuyên Quang, có truyện dài kỳ đăng trên trang Tiểu thuyết thứ 7 của tờ Đông Pháp, bút danh Lục Y Lang. Năm 1956, thư ký cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm.

    Năm 1962, Trưởng ty Văn hóa Phú Thọ. Năm 1968, phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ. Năm 1970, nghỉ hưu.

    Bút Tre Đặng Văn Đăng mất ngày 18/5/1987 trong cảnh thanh bần tại quê nhà. Ngoài những tác phẩm đã công bố ông còn để lại hơn nghìn trang bản thảo chưa kịp xuất bản.

    Nhiều người Việt, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới tự dưng đều thuộc dăm ba câu thơ Bút Tre, thuộc mà không biết vì sao mình thuộc...

    Sưu Tầm Các Bài Thơ Bút Tre !


    Chị em nô nức đặt vòng
    Hoa mộ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn

    Anh đi công tác Cam Pu
    Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm

    Anh đi công tác bản Mường
    Tè xong một cái lên đường về quê

    Nhớ nhung về thị xã Phan
    Thiết tha mơ tưởng cô hàng nước măm

    Chồng người du kích sông Lô
    Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần

    Email anh viết thật bay
    bướm em mong đợi từng ngày từng đêm

    Con đò dịch đít sang ngang
    Bên kia có một cái làng thò ra

    Chợ Đồng Xuân có tiếng đồn
    Có chị bán trứng vịt lộn rất to

    Bướm đồng động đến thì bay
    Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
    Chim đồng bóp cái chết ngay
    Chim nhà mà bóp càng ngày càng to

    Mời anh vào quán kara
    OK em đã mở ra sẵn sàng

    Trên trời mây trắng như bông
    ở dưới cánh đồng mông trắng hơn mây .

    Chưa đi chưa biết Cửa Lò
    Đi về mới biết nó to thế này

    Chị em du kích tài thay
    Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình

    Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
    Bay vào vũ trụ một tuần về ngay


    Hôm nay mồng tám tháng ba
    Chị em phụ nữ đi ra đi vào
    Liên hoan có bánh có chuồi
    Ta đi ta nhớ cái buồi hôm nay

    Khoa học thời đại lên cao
    Anh Ga ga rỉn bay vào vũ tru

    Mấy em mặc váy đánh cầu
    lông bay phấp phới trên đầu các anh

    Anh đi công tác Pờ Lây
    Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra
    Còn em ở lại Buôn Ma -
    Thuột đi thuột lại thằng cha láng giềng

    Tiễn anh lên bến ô tô
    Đêm về em khóc ... tồ tồ cả đêm"


    Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo)
    Đi thì không biết chỗ nào mà ngu (ngủ)
    Một giường nó nhét hai cu (cụ)
    Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về

    Phụ nữ thường rất hay lươi (lười)
    Riêng em anh thấy là người cần... cù

    Bắc Ninh có cậu Nguyễn-Trùng-
    -Dương, vật khoẻ quá cả vùng thất kinh ...

    Ngọt ngào bóc múi em ra
    Mời nhau cặp bưởi, chút quà Hùng Đoan

    Độc Đáo Hết Chê ...
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.
    Similar Threads
  • #2

    Bút Tre và trường phái thơ bình dân miền Bắc

    Bút Tre và trường phái thơ bình dân miền Bắc

    Hoan hô đồng chí Bút Tre
    Thơ phú ngang phè mà lại hóa hay
    Phải chăng trường phái thơ ngây
    Làm cho ai cũng mê say thích nghè



    Không giống với các thi sĩ nổi tiếng của chế độ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Hoàng Cầm, Xuân Diệu… Bút Tre là người làm thơ theo kiểu dân gian của người miền Bắc thời kháng chiến và hậu kháng chiến.

    Phong cách thơ của Bút Tre vừa độc đáo, vừa sáng tạo, vừa dung tục nhưng lại giàu sức lan tỏa trong dân gian. Cũng vì thế, Bút Tre đã trở thành một trường phái thơ dân gian rất thịnh hành ở miền Bắc và cho đến sau này cũng được nhiều người ở miền Nam biết đến.


    Dưới đây là bức tranh làng quê qua ngòi bút phác họa của Bút Tre:

    Làng ta có cái núi voi
    Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
    Voi cũng hăng say đua sản xuất
    Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai

    Với ngôn ngữ đặc thù của miền Bắc trong thời kỳ đi lên xã hội chủ nghĩa, Bút Tre đã vẽ một bức tranh ‘tăng gia sản xuất’ của một xã điển hình:

    Bà con toàn thể xã ta
    Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
    Dái dê to mập dài ghê
    Năm sau ta cứ dái dê ta trồng

    Và đây là một buổi học tập chính trị với cách dùng từ ‘sửa dấu, ép vần’ một cách tài tình nhưng cũng pha lẫn chút mỉa mai, dung tục:

    Hôm qua học tập chính tri [chính trị]
    Cán bộ ngồi ỳ, chẳng chịu phát biêu
    [phát biểu]
    Cơm ăn chẳng được bao nhiêu
    Đảng uỷ lại bắt phát biêu cả buồi
    [cả buổi]

    Hoặc tả cảnh quê hương Phú Thọ của ông với đầy đủ đồi chè, đồi cọ… có đàn bò giống nhập từ Cu Ba lang thang gậm cỏ:

    Quê Hương thi sĩ Phú Thò [Phú Thọ]
    Chè xanh, cọ biếc, mập to trái chuồi
    [chuối]
    Lòng còn nhớ mãi cái buôi
    [buổi]
    Đầu làm phân bắc, chăn nuồi đàn bo [chăn nuôi đàn bò]

    Cu Ba lông mượt giống to
    Cách màng văn hoá đất tô lại càng...




    Bút Tre sống dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa nên thơ ông là tấm gương phản chiếu cuộc sống hàng ngày với những sinh hoạt của một xã hội mà đối với người miền Nam hoàn toàn xa lạ:

    Thi đua ta quyết thi đua
    Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
    Hàng đầu rồi biết đi đâu
    Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi

    hoặc:

    Hội trường yên ắng ngủ say
    Thuyết trình vừa dứt… vỗ tay ra về


    Khẩu hiệu ‘Hoan hô…’ cũng là một đề tài thường được nhắc đến trong thơ Bút Tre.

    Sự kiện nhà phi hành vũ trụ Phạm Tuân (sinh năm 1947) tại Thái Bình trở thành người châu Á đầu tiên bay vào không gian năm 1980 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô, đã được nhiệt liệt hoan hô tại miền Bắc. Ông cũng là một trong số ít người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Bút Tre góp tiếng hoan hô bằng những lời thơ chất phác:

    Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
    Bay vào vũ trụ một tuần về ngay

    Trước đó, Liên Xô có con chó Laika là sinh vật đầu tiên được đưa lên vũ trụ và cũng là động vật đầu tiên hy sinh trên quỹ đạo năm 1957. Laika qua đời vài giờ sau khi tàu vũ trụ rời bệ phóng, cái chết được dự đoán là do tình trạng căng thẳng và nhiệt độ tăng cao. Bút Tre cũng có thơ ca tụng chó khi nghe tin qua radio:

    Hôm nay đài nói vui thay
    Người ở dưới đất, chó bay lên trời

    Đến khi Yuri Alekseievich Gagarin (1934–1968) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông. Bằng kỹ thuật ‘sửa dấu, ép vần’, Gagarin biến thành Ga Ga Rỉn nên mới có câu:

    Liên xô rất đỗi tự hào
    Anh Ga Ga Rỉn bay vào vũ tru [vũ trụ]
    Bóng đá cũng đi vào thơ của Bút Tre. Gheorghe Hagi là một cầu thủ bóng đá Romania, người nước xã hội chủ nghĩa anh em, nổi tiếng với kỹ thuật cá nhân điêu luyện và những cú sút xa rất chính xác:

    Hoan hô đồng chí Hagi
    Cách ba mươi mét mà ghi được bàn

    Loại thơ ‘Hoan hô…’ còn rất nhiều, từ đồng chí lái tàu Trần Đăng Ấn chạy nhanh như… rùa:

    Hoan hô! đồng chí Trần Đăng
    Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa.

    đến những người cao tuổi tham gia chiến dịch ‘trồng cây nhớ Bác’:

    Hoan hô các cụ trồng cây
    Mười cây chết chín một cây gật gù.
    Chúng mày có mắt như mù
    Mười cây chết cả gật gù ở đâu?






    “Bút Tre, thơ và giai thoại” của Ngô Quang Nam



    Chị em nô nức đặt vòng hoa trên mộ liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn đến khi được diễn tả bằng một câu lục bát với kỹ thuật ‘cố ý ngắt từ’ đã trở thành một câu cổ súy cho việc ‘đặt vòng’ qua chương trình kế hoạch hóa gia đình:

    Chị em nô nức đặt vòng
    Hoa mồ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn

    Cũng với lối xuống dòng ngang xương một cách cố tình, người đọc không khỏi bật cười với cảnh chơi cầu lông:

    Chị em mặc váy đánh cầu
    Lông bay phơ phất trên đầu các anh

    Phong cách ‘cắt tên, xuống dòng’ xuất hiện khá nhiều trong thơ Bút Tre và cả trong trường phái Bút Tre sau này.

    Anh đi công tác Pơ - Lây-
    Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra? [Pleiku]
    Còn em, em vẫn ở nhà
    Cửa mình em mở người ra kẻ vào

    Niêm luật lục bát không cho phép một câu dài quá 8 chữ nên tác giả thay vì viết ‘cửa nhà mình’ đành phải rút gọn thành cửa mình… Cũng vì lý do đó, ta lại gặp ‘cửa mình’ trong hai câu:

    Chị em du kích tài thay
    Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa… mình

    Lại nữa, tỉnh Bắc Ninh có Nguyễn Trùng Dương đã giành chức vô địch đô vật trong lễ hội xuân được Bút Tre ca tụng:

    Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng
    Dương vật khỏe quá cả vùng thất kinh

    Trong thơ Bút tre có đủ cả cửa mình lẫn dương vật, những ngôn từ dung tục đã đi lạc vào thơ. Thế mới gọi là ‘chữ nghĩa’ bình dân, chữ thì tục nhưng nghĩa lại thanh!


    Bút Tre khi còn đương chức


    Rất nhiều địa danh từ Bắc xuống đến Nam đã được nhắc đến trong thơ Bút Tre nguyên thủy cũng như thơ Bút Tre cải biên. Tại tỉnh Lai Châu thuộc vùng biên giới Việt-Trung có huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc, giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Phía Đông Mường Tè là huyện Sìn Hồ.:

    Anh đi công tác bản Mường
    Tè xong một cái lên đường về quê

    Sông Lô là phụ lưu tả ngạn của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì, còn gọi là ngã ba Hạc. Sông Lô ‘anh hùng’ là địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua Trường ca sông Lô của Văn Cao vàTiếng hát sông Lô của Phạm Duy:

    Chồng người du kích sông Lô
    Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần

    Lại nói về danh lam thắng cảnh, Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc, nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ.

    Không đi không biết Tam Đao [Tam Đảo]
    Đi thì không biết chỗ nào mà ngu
    [ngủ]
    Một giường nó nhét hai cu
    [cụ]
    Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về…
    [chủ nhật]

    Tại Hải Phòng có bãi biển Đồ Sơn là một quận cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam. Đồ Sơn có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở miền bắc ViệtNam. Bút Tre chơi chữ Đồ Sơn và… đồ nhà:

    Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn
    Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà
    Ðồ nhà tuy xấu tuy già
    Nhưng là đ
    ồ thật hơn là Ðồ Sơn

    Tỉnh Hà Tĩnh có kẹo Cu Đơ là một loại kẹo lạc (đậu phộng). Kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại.
    Cái tên Cu Đơ được cho là xuất phát từ xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, nơi có người đầu tiên làm loại kẹo này. Vốn dĩ kẹo Cu Đơ ban đầu chỉ được gọi đơn giản là kẹo lạc, nhưng được dân gian hay gọi là kẹo Cu Hai để ghi danh người làm ra nó, vốn là một người cha có hai con trai (cu hai). Cái tên Cu Đơ như hiện nay bắt nguồn từ tiếng Pháp Deux (đọc là đơ) có nghĩa là hai.

    Chưa ăn chưa biết Cu đơ
    Ăn rồi mới biết nó đờ cu ra



    Kẹo ‘cu đơ’, đặc sản Hà Tĩnh

    Tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của gió Lào nên:

    Nghệ An nổi tiếng gió Lào
    Trẻ già trai gái người nào cũng đen

    Cửa Lò là một thị xã thuộc phía đông tỉnh Nghệ An, nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất. Cửa Lò lớn lắm nhưng vẫn chưa to bằng cửa…:

    Chưa đi chưa biết Cửa Lò
    Đi về mới biết nó to thế này

    Thị xã Phan Thiết là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A, cách Sài Gòn 198 km, vốn nổi tiếng về nước mắm:

    Nhớ nhung về thị xã Phan
    Thiết tha mơ tưởng cô hàng nước măm
    [nước mắm]

    Ban Mê Thuột vốn là thủ phủ của miền cao nguyên cũng được Bút Tre để mắt đến:

    Anh đi anh ghé Buôn Mê
    Thuột xong một cái thì về với em

    Bài lục bát dưới đây về Sài Gòn ngày 30/4/1975, chắc chắn không phải của Bút Tre, nhưng thuộc về trường phái Bút Tre:

    Hôm nay giải phóng Sài Gòn
    Bà con phấn khởi chạy bon ra đường
    Có cô đang ngủ trên giường
    Vội vàng tỉnh dậy, bị thường vào tày
    [bị thương vào tay]

    Ô tô cấp kíu đến ngay
    Ðưa vào bệnh viện ba ngày thì khoi…
    [khỏi]

    Cách Sài Gòn khoảng 50km có Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông có một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam.

    Chưa đi chưa biết Cần Giờ
    Đi rồi mới biết họ…
    không cần gì


    Thơ Bút Tre còn vói tới các nước lân cận với Việt Nam như Lào và Campuchia. Một cán bộ tham nhũng bị ở tù:

    Anh đi công tác Cam Pu
    Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm


    Bút Tre về hưu bên các cháu nội
    Loại thơ theo kiểu ‘con cóc nhảy ra, con cóc nhảy vô’ khá phổ biến trong văn chương bình dân Việt Nam. Ở miền Nam có dạng thơ ‘lẩy’ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu như:

    Vân Tiên cõng mẹ trở ra
    Đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô
    Vân Tiên cõng mẹ trở vô
    Đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra…

    Trong thơ Bút Tre và trường phái Bút Tre, người ta cũng bắt gặp rất nhiều hình ảnh ‘đi vào, đi ra’:

    Ở trong hang đá đi ra
    Vươn vai một cái rồi ta đi vào


    Hôm nay mồng tám tháng ba
    Chị em phụ nữ đi ra đi vào
    Anh em thấy vẫy tay chào
    Chị em phấn khởi đi vào đi ra …

    Rộng lớn như thể nước Nga
    Người ta không cấm thụt ra thụt vào
    Nhỏ bé như thể nước Lào
    Cũng không có cấm thụt vào thụt ra
    Chỉ riêng có Việt Nam ta
    Đâu đâu cũng cấm thụt ra thụt vào.


    Trăm năm trong cõi người ta
    Ai ai cũng phải hít ra thở vào
    Trăm năm trong cõi người nào
    Ai ai cũng phải hít vào thở ra
    Xa xa như nước Cu-Ba
    Người ta còn phải hít ra thở vào
    Gần gần như cái nước Lào
    Người ta cũng phải hít vào thở ra
    Nói chung trong cõi người ta
    Bắt buộc là phải thở ra hít vào.

    Chân dung Bút Tre của họa sĩ Trần Văn Cẩn

    Bút Tre dí dỏm cho rằng “… loại thơ đứng đắn là thơ nghiêm còn loại thơ tếu là thơ nghỉ”. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, không ít những bài thơ nghiêm được viết để ca tụng nhưng Bút Tre lại có hai câu thơ nghỉ viết theo kiểu ‘huề vốn’:

    Bỗng nghe tin sét đánh ngang
    Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.

    Chính nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã nhắc nhở giới lãnh đạo văn nghệ Vĩnh Phú và Hội Nhà Văn cần phải nghiên cứu nghiêm túc về hiện tượng thơ Bút Tre, vì tác giả của nó, một người có học vấn, không thể vô tình khi hạ bút viết những câu thơ tưởng như ngô ngê, ngớ ngẩn kia.




    Bút Tre có tên trong Tự Điển Văn Hóa (NXB Văn Hóa, năm 1993, trang 49). Ông được coi là ‘tấm lòng thơ của một cán bộ văn hóa’ (Lê Huy Ngọ), ‘xứng đáng với danh hiệu nhà thơ dân gian’ (Nguyễn Hữu Nhân), ‘ông là nhà văn hóa mà dòng đời của ông đắm mình trong dòng văn hóa dân gian’ (Ngô Quang Nam).

    Có người lại nói ông Đặng Văn Đăng vốn là dân tập kết từ miền Nam ra Bắc, quê ông ở Bến Tre nên mới lấy bút hiệu Bút Tre (!). Có lẽ vì quá ngưỡng mộ tài làm thơ của ông nên mới có trường hợp ‘nhận vơ’ như vậy. Tuy nhiên, nếu Bút Tre là người miềnNam thật thì hai câu thơ cổ động bầu cử tự do của ông lại càng thâm thúy:

    Ta đi bầu cử tự do
    Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm

    Người miền Bắc dùng chữ hòm để chỉ cái thùng, cái hộp trong khi đó ở miền Nam hòm lại là quan tài dành cho người chết. Thế cho nên, chọn người xứng đáng mà cho vào hòm hiểu theo người miềnNam thì… hết nước nói!



    Có thể nói, phong trào làm thơ Bút Tre theo lối “cưỡng từ đổi nghĩa, sửa dấu ép vần” là độc nhất vô nhị của văn học Việt Nam. Cốt lõi của dòng thơ là tính trào phúng và chất dung tục. Khi thì tục lồ lộ, khi thì tục mà thanh, khi thì thanh mà tục… đáp ứng được thị hiếu của người đọc cần những nụ cười sảng khoái để quên đi những khoảnh khắc lầm than. Tuy nhiên, có điều người làm thơ Bút Tre cần ghi nhớ:

    Làm thơ nên tránh vần ồn
    Kẻo không lại đụng cái … chị em






    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Photo View Post
      Bút Tre và trường phái thơ bình dân miền Bắc



      Có thể nói, phong trào làm thơ Bút Tre theo lối “cưỡng từ đổi nghĩa, sửa dấu ép vần” là độc nhất vô nhị của văn học Việt Nam. Cốt lõi của dòng thơ là tính trào phúng và chất dung tục. Khi thì tục lồ lộ, khi thì tục mà thanh, khi thì thanh mà tục… đáp ứng được thị hiếu của người đọc cần những nụ cười sảng khoái để quên đi những khoảnh khắc lầm than. Tuy nhiên, có điều người làm thơ Bút Tre cần ghi nhớ:

      Làm thơ nên tránh vần ồn
      Kẻo không lại đụng cái … chị em





      Vợ rên nhỏ nhẹ ôn tồn
      Thì ta cứ việc dí hồn vào thơ
      Vợ la ta cứ giả lơ
      Hì hà hì hục dí thơ vào hồn


      Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
        Vợ rên nhỏ nhẹ ôn tồn
        Thì ta cứ việc dí hồn vào thơ
        Vợ la ta cứ giả lơ
        Hì hà hì hục dí thơ vào hồn


        Phải trích dẫn lại... phòng hờ ko tìm lại được mấy kâu ni , sư Mít hí...

        Photo tẹng sư Mít vười kâu nữa hỉ...


        **********


        .................................


        Đôi khi nhà thơ Bút Tre nổi hứng làm thơ ca tụng lãnh đạo, như những câu sau :

        Bác Hồ quả thật có kinh[COLOR=#333333]
        Nghiệm trong sử sách có mình bác thôi

        Và hai câu kế dành cho Lê Duẩn:

        Trên rừng con khỉ đánh đu
        Dưới thành Lê Duẫn mút cu chưa về

        (bí chú: đi Moscou chưa về)

        Rồi đến Trường Chinh:

        Giỏi a đồng chí Trường Chinh
        Làm việc thì ít xuất … ngoại thì nhiều

        Trong thời kỳ tầu bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, thấy báo Nhân Dân ca ngợi chị em du kích dùng súng trường bắn rơi đến mấy chiếc B52, nhà thơ cảm phục quá bèn hạ bút:

        Chị em du kích giỏi thay
        Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình
        (bí chú: cửa nhà mình)

        Đại loại, thơ in trong Tập Bút Tre là những bài độc đáo như thế. Tuy nhiên, khi tập thơ đến tay bộ trưởng văn hóa Tố Hữu thì định mạng đã an bài đối với Bút Tre. Vốn là người hay ganh ghét tài năng kẻ khác, ông Tố Hữu bèn cất chức trưởng ty của Bút Tre và giao nhà thơ một chức vụ ngồi chơi xơi nước kém bổng lộc ở viện Bảo Tàng. Bị ức chế, Bút Tre đến gặp ngài bộ trưởng để làm cho ra lẽ nhưng Tố Hữu không tiếp. Phẫn uất, Bút Tre đành sang dinh chủ tịch để khiếu nại với ông Hồ. Ngồi đợi cả buổi cũng không thấy ông Hồ đâu, mãi sau mới có người cận vệ mang ra cho nhà thơ mảnh giấy có hai câu :

        Hôm nay về viện Bảo Tàng
        Cũng là công tác cách màng giao cho
        (bí chú: cách mạng)

        Cứ theo lẽ thường thì Bút Tre phải ghét bác lắm mới phải vì không những bác không tiếp mình mà còn cuỗm, tức mượn đỡ, cách làm thơ độc đáo của mình. Tuy nhiên, là người đầy lòng bao dung, nhà thơ không lấy thế làm phiền hà mà vẫn kính trọng bác như trước. Vì vậy, khi bác lên đường theo tổ tiên Mác, Lê, nhà thơ bèn viết tặng hương hồn bác hai câu:

        Bác Hồ ta thật vẻ vang
        Đang từ khỏe mạnh … chuyển sang … từ trần

        Nghe quả là vẻ vang thật.

        Chưa hết, ngày nhà nước cho bác vào an nghỉ ngàn thu ở bến Ba Đình rồi bắt thiên hạ vào thăm viếng, nhà thơ viết thêm hai câu nữa:

        Đường vào lăng bác âm u
        Chị em bộ đội dở mu ra chào
        (bi chú :dở mũ)

        Quả thật, qua mồm miệng của nhân dân, ông Bút Tre dân gian là một nhà thơ độc đáo, vượt xa ông Bút Tre trưởng ty văn hóa thuở xưa rất nhiều.

        Ảnh hưởng của thơ Bút Tre

        Có thể nói thơ của ông Bút Tre Đặng Văn Đăng là nguyên nhân khiến dòng thơ Bút Tre được phát sinh nhưng người khai sáng và phát triển dòng thơ này không phải là Bút Tre mà chính là nhân dân. Ngày ông Đăng còn sống, sau khi một một số câu thơ Bút Tre dân gian được phổ biến trong quần chúng, một nhà báo tại Việt Nam tên Ngô Quảng Nam đến phỏng vấn ông với dụng ý minh oan cho ông trước đảng và nhà nước. Khi nghe nhắc đến các câu thơ đang được truyền khẩu, ông Đăng lộ vẻ buồn bã bảo “Oan tớ hơn oan Thị Kính”.

        Cho đến hôm nay, trường phái Thơ Bút Tre đã lan rộng ra cả nước. Có thể nói hầu như bất kỳ một người làm thơ nào, dù tài tử hay chuyên nghiệp như nhà thơ Nguyễn Duy, cũng đã hơn một lần bước vào cõi thơ Bút Tre sáng tác dăm ba câu, trước để mua vui, sau là châm biếm giới cầm quyền.

        Trong vài năm qua, thỉnh thoảng, chúng ta lại nghe hoặc đọc được đôi ba câu thật hóm hỉnh như:

        Cùng vào lăng bác đi cầu
        Nguyện cho thân quyến vừa giầu vừa sang

        hoặc

        Bốn ông chung một đĩa lòng
        Lợn ngồi chễm chệ bên thùng bia hơi

        hoặc như lời các cô cậu sinh viên ngồi chit-chat với nhau qua điện toán:

        Email anh viết thật bay
        Bướm em mong đợi cả ngày lẫn đêm

        Có một giai thoại thơ Bút Tre liên hệ đến nhà thơ Bùi Giáng khá thú vị đã được đồn đãi như sau:

        Sau biến cố tháng tư năm 75, các văn nghệ sĩ miền Nam người thì đã vượt biên, người bị cầm tù. Một trong số những người ở lại mà không phải chịu cảnh tù tội là nhà thơ Bùi Giáng. Ông không bị bắt vì là người mang bệnh tâm thần. Nghe kể một hôm ông ghé trụ sở hội Nhà Văn ở thành Hồ chơi. Lúc bấy giờ nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam, đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng:

        - Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi.

        Bùi Giáng gãi tai trả lời:

        - Lâu quá tui không có làm thơ, quên mất cả rồi.

        Thu Ba năn nỉ:

        - Làm đại một câu lưu niệm đi mà. Bấy lâu chỉ kiến văn kỳ thanh hôm nay mới kiến diện kỳ hình ông đó.

        Bùi Giáng cười móm mém:

        - Nhưng tui làm dở, đùng có cười tui nghe!

        Thu Bồn giục:

        - Thôi mà đừng khiêm tốn nữa, không ai cười đâu.

        Bùi Giáng tằng hắng một tiếng rồi đọc:

        Thu Ba khen ngợi Thu Bồn
        Thu Bồn cảm động sờ vai Thu Ba

        Thu Ba nhăn mặt:

        - Ý dà, ông làm thơ lục bát chi mà chẳng có vần có điệu gì hết trơn.

        Bùi Giáng đáp:

        - Thì sức tui chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào đi.

        Thu Ba bỗng đỏ mặt hứ lên một tiếng. Bùi Giáng lại móm mém cười một cách ngây thơ rồi quay đi trước cái nhìn giận dữ của Thu Bồn.


        Cũng xin kể thêm một câu chuyện chứng tỏ uy lực của trường phái thơ Bút Tre.

        Người viết có một anh bạn vừa về thăm gia đình bà chị ruột ở Sài Gòn. Vốn là người sống mẫu mực, trong những ngày ở Việt Nam, anh không hề có ý định ghé đến những nơi thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, một hôm đang rảo bước qua một quán hát Karaoke, anh bỗng bắt gặp một cô nhân viên của quán, mặt hoa da phấn đứng trước cửa, lúng liếng nhìn anh rồi đon đả mời chào:

        Mời anh vào quán Kara
        O.K. em đã mở ra sẵn sàng

        Nghe câu thơ, anh khoái quá, bèn tặc lưỡi, theo cô vào quán hát đại vài ba bài. Khi ra về, anh tự nhủ một chút yếu lòng vì mấy câu thơ Bút Tre thì cũng đáng lắm chứ.

        Như đã đề cập ở trên, một trong những đặc điểm của trường phái thơ Bút Tre là sự cưỡng bách vần điệu. Trên thực tế, Bút Tre không phải là người làm thơ đầu tiên phải ép chữ vì gặp trở ngại về vần.

        Thuở trước, dưới thời Tây Sơn, nhà nho Nguyễn Huy Lượng cũng vì không tìm được chữ hợp với cả ý lẫn vần cho một câu trong bài phú nổi tiếng “Tụng Tây Hồ Phú” nên đã phải viết như sau:

        Sắc dờn dờn nhuộm thức lam xanh, ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻo
        Hình lượn lượn uốn vòng câu bạc, tưởng vầng ngân rơi xuống mảnh nhò nhò

        Khi đọc bài phú, người đọc phải hiểu rằng tác giả muốn viết “mảnh nho nhỏ”.

        Một học giả nổi tiếng trong thời Pháp thuộc là ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã có lần chứng tỏ là người cùng hội cùng thuyền với Bút Tre. Trong tập dịch Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine, khi dịch bài “Le petit poisson et le pêcheur” (con cá nhỏ và người câu cá), vì bị bí vần, ông đã dùng một chữ khiến những bậc khả kính phải cau mày mà phì cười khi đọc. Bài thơ tiếng Pháp có những câu:

        Petit poisson deviendra grand
        Pourvu que Dieu lui prête vie;
        Mais le lâcher en attendant,
        Je tiens, pour moi, que c’est folie.

        Các câu trên có nghĩa:

        Con cá nhỏ một ngày kia sẽ lớn
        Miễn là Chúa ban cho nó sự sống
        Nhưng thả nó ra để chờ đợi
        Theo ý tôi thật là điên khùng

        Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch như sau:

        Miễn là cá sống dưới hồ,
        Cỏn con cũng có ngày to kếch xù.
        Nhưng mà cá đã cắn cu,
        Thả ra, tôi nghĩ, còn ngu nào tầy.

        Khi đọc bài thơ dịch, phải vận dụng trí phán đoán, độc giả mới có thể hiểu ông ám chỉ con cá cắn “câu” chứ không phải cắn cái loài người vẫn dùng để truyền giống, nhưng vì bí vần nên ông phải mượn tạm chữ “cu”. Trong tập sách phê bình “Nhà Văn Hiện Đại” học giả Vũ Ngọc Phan phê phán kịch liệt lối dịch ẩu này. Ông Phan viết nguyên văn rằng “cắn gì chứ cắn cu thì ai mà không phải phì cười”.

        [FONT=inherit][URL="http://sangtao.org/"][SIZE=4]Không tìm thấy trang này | Sáng Tạo


        ************


        PS : nghe noái sư Mít thik mấy nường áo đỏ " Áo đỏ em đi giữa phố đông..." chờ một xí nữa up cho sư Mít dòm hí...
        Đã chỉnh sửa bởi Photo; 05-09-2011, 09:36 PM.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom