• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những hình ảnh và tư liệu quý về các vị vua chúa ngày xưa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những hình ảnh và tư liệu quý về các vị vua chúa ngày xưa

    Những hình ảnh và tư liệu quý về các vị vua chúa ngày xưa

    Những tấm hình nầy được trích ra từ cuốn "Ðất Việt Trời Nam" xuất bản ngày 22-08-1960 tại Sàigòn của Việt-Ðiểu Thái-Văn-Kiểm (ông đang cư ngụ tại Pháp)


    1. "Đồn Hai" ở Ðà Nẵng



    Bức ảnh đầu tiên về nước Việt-Nam do người Tây Phương (Jules Itier) chụp ngày 31-05-1845 với máy Daguerreréotype, phát minh năm 1839. Phim là một tấm kim loại bằng đồng có tráng bạc.

    2. Cụ Phan-Thanh-Giản (1796-1867)



    Hình chụp tại Paris năm 1863 nhân dịp ông cầm đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Ðông *.

    Ở Pháp cả hai tháng mà không gặp được vua Napoléon III, ông đành trở về Việt Nam với vài lời hứa hẹn của Pháp, nhưng khi về tới Việt-Nam thì Pháp đã đánh chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây !
    Vua bổ trách nhiệm cho ông trấn thủ miền Nam, tới năm 1867 thì toàn lãnh thổ của * rơi vào tay của người Pháp. Không hoàn thành sứ mạng, ông uống thuốc độc tự tử chết sau khi để di chúc lại cho con cháu và khuyên là không nên làm chánh trị !
    Hình còn tàng trữ tại Bảo tàng viện Nhân-chủng-học của Paris.

    3. Họa phẩm (Hiếu-Ức-Quốc) xưa nhất về dân tộc Ðại-Việt (1078)



    Một họa phẩm danh tiếng của Lý-Công-Lân tức Lý-Long-Miên, người đất Chu, đại-thần đời nhà Tống, miêu họa các sứ giả của Hiếu-Ức-Quốc, có nghĩa là nước của những người có lòng hiếu thảo, tức là nước Ðại-Việt của ta vậy (theo Ô.Thái-Văn-Kiểm).
    Bức tranh nầy được lưu giữ tại viện bảo tàng Emile Etienne Guimet ở Paris !

    4/LỜI NÓI ĐẦU: Sở dĩ bây giờ tôi mới mạnh dạn phát tán những hình ảnh lịch sử này, là theo Luật Tác Quyền Quốc Tế, đến năm 2007 những hình ảnh này trở thành sở hữu công cộng sau 50 năm được bảo vệ như là tài sản trí tuệ...

    Vào thời đại phong kiến, chỉ cần nhìn mặt vua là cũng có thể rơi đầu vì chỉ muốn ám sát vua nên mới muốn biết mặt vua như thế nào mà thôi. Cũng nhờ vào cái tục lệ nầy mà xưa kia vua Lê Lợi đã thoát chết khi bị quân Minh vây, chỉ cần vua mặc quần áo thường là có thể chạy thoát vì không ai biết mặt vua ra sao.

    Dưới thời Pháp thuộc, các ông Vua Việt Nam đã trở thành những "tài tử" nổi tiếng để Pháp bán bưu thiệp, thời đó phải coi là một nhục quốc thể. Nhưng cũng "nhờ" vào đó mà ngày nay chúng ta mới biết được khuôn mặt của các vì vua.

    5/ vua Gia Long, người thành lập Triều đại nhà Nguyễn (1802-1820):





    Ngoài những hình ảnh như chân dung các vị vua, các lăng tẩm, mà các bạn có thể đã được xem qua, các bạn sẽ có dịp được nhìn nhiều hình ảnh khác nữa. Xin mời các bạn xem tiếp:

    6/chân dung Vua Minh Mạng (1820-1840):



    Và đây là Ấn Tín cuả Vua Minh Mạng, bây giờ gọi là con mộc, con dấu.



    Đây là toàn cảnh Lăng Minh Mạng:



    Và đây là cổng vào Lăng, với lối kiến trúc tuyệt vời, qua lời khen cuả người Pháp!



    7/ Vua Tự Đức (1847-1883)





    8/Những hình ảnh về Vua Hàm Nghi
    Lịch sử đã ghi chép, do chống Pháp mà bị chính quyền thực dân bắt đi đầy ở Algerie, thuộc điạ Pháp ở Bắc Phi. Vua đã lấy vợ Pháp, hạ sinh được một số hoàng tử và công chúa mang hai dòng máu, và băng hà tại đây.

    Đây là di ảnh vua Hàm Nghi:



    Các ảnh đám cưới Vua do Pháp chụp:







    Và đây là ngôi mộ đơn sơ của nhà vua:



    Trích đăng một bài viết gần đây nhất (năm 2003) cuả ông Ngô Công Đức, cũng về vua Hàm Nghi:
    .....

    "Người con gái cuối cùng của Vua Hàm Nghi, công chúa Như Ly, mang hai dòng máu Pháp Việt, tuổi đã trên 90, hiện sống trong một lâu đài ở tỉnh kế cận, còn những hoàng tử, công chúa khác đã qua đời, hài cốt đều nằm chung trong một ngôi mộ trong nghĩa trang làng Thoniac. Khi chúng tôi vào nghĩa trang, đi tìm từng hàng, để ý những mộ to, cứ nghĩ mộ vua phải rất đẹp và lớn. Tìm thật lâu lòng hơi lo, nghĩ mình đã tìm lầm nghĩa trang, bỗng dưng đứa cháu từ xa kêu lên báo tin đã tìm được mộ. Hoá ra mộ thật đơn giản, trên mộ có ghi tên 5 người : Vua Hàm Nghi(sinh 1871 tại Huế, mất 1940 tại Alger); các công chúa Như Mây, Sala, hoàng tử Minh Đức và bà Marie Jeanne Delorme (1952-1941), vợ vua Hàm Nghi, nhưng không ghi tước vị. Nghe kể lại bà thuộc dòng quý tộc, bố làm chánh án toà Alger.
    .....
    Vua Hàm Nghi đã từ bỏ ngai vàng để đi kháng chiến chống Pháp, bị Pháp bắt và lưu đày biệt xứ. Anh bạn Duy đi cùng thuật lại cho tôi nghe lời công chúa Như Ly kể: khi Bảo Đại qua Alger thăm vua Hàm Nghi có mang cho ông một số tiền. Nhưng vua Hàm Nghi khuyên nên đem tiền về cho dân nghèo. Ở xứ người xa xôi, vua Hàm Nghi vẫn giữ trọn vẹn với đất nước. Cho đến nay, những chuyện về hai vị vua yêu nước Hàm Nghi và Duy Tân còn được biết đến quá ít. Cả hai lại bị thực dân Pháp lưu đày và chết trên đất khách. Trong đó, mộ của vua Hàm Nghi thật khiêm nhường trong nghĩa trang của một làng nhỏ bé của nước Pháp. Khi chúng tôi về nhà trọ, nói chuyện với gia đình người Pháp, họ không hề biết trong nghĩa trang làng của họ có chôn cất một vị vua Việt Nam.
    Sáng sớm hôm sau, chưa đành ra đi chúng tôi trở lại nghĩa trang, lòng không khỏi ngậm ngùi như đang thăm viếng mộ người thân và sắp chia tay.


    9/Vua Đồng Khánh (1885-1889)



    10/Các hình vua Thành Thái:
    Đến Phủ Toàn Quyền làm việc



    Các em vua Thành Thái













    Đây là hình đã sưả lại, so với hình gốc bị hư hại do thời gian

    11/Đây là Hoàng Hậu Từ Minh, thân mẫu cuả Cựu Hoàng:



    Thứ Phi Đoàn Thị Châu :



    Chắc không ai trong chúng ta có thề ngờ được rằng lịch sử cận đại cuả chúng ta có thể sinh động như thế đấy, khi xem những tấm hình này:






    12/ Vua Duy Tân:















    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 23-02-2011, 12:28 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    13/ Vua Khải Định (1916-1925):












    14/ Vua Bảo Đại:
    Vị vua thứ 13 và cuối cùng cuả Triều Nguyễn
    Vi vua đánh dấu sự chấm dứt * quân chủ ở Việt Nam
    Vị vua thọ nhất cuả Triều Nguyễn, sinh năm 1913, mất năm 1997...


















    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3




      Chợ Pa-lang giữa Hà nội và Sơn Tây




      Cảnh một ngôi Chùa ở Nam Định




      Chướng ngại vật chận đường tiến của quân Pháp





      Cổng thành Nam Định bị trúng đạn phaó binh của Pháp




      Cổng thành Nam Định
      Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

      Comment

      • #4




        Điện thờ chính tỉnh Bắc Ninh




        Đồn lính Pháp trên hòn đá lớn




        Cổng vào thành Hải Dương
        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

        Comment

        • #5




          Một đồn lính Pháp trên tả ngạn Sông Hồng



          Hai bên khởi sự đánh nhau từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16, thì lấy
          được Đáp Cầu. Quân Tàu thấy quân Pháp chặn mất đường lên Lạng Sơn,
          bèn bỏ Bắc Ninh rút lên mạn Thái Nguyên. Tối ngày 16, thì quân Pháp vào
          thành Bắc Ninh. Trận ấy quân Pháp chỉ mất có 8 người và 40 bị thương mà thôi



          Dòng sông Claire

          Hà Nội những năm 1884 -1885







          Chùa Báo Ân - còn có tên là chùa Liên Trì và cũng còn được gọi là chùa Quan Thượng vì do tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Đăng Giai xuất tiền xây. Tây gọi chùa này là chùa Supplices (khổ hình) vì trong chùa có nhiều hình tượng của thập điện diêm cung dưới địa ngục. Chùa bị thiệt hại nhiều khi Tây đánh chiếm Hà Nội, đến năm 1892 khi Pháp cho đắp đường phía đông hồ Gươm thì chùa bị triệt hạ để xây Bưu điện Hà Nội






          Điện Kính Thiên bị lính Pháp biến thành đồn trấn thủ

          TT - Theo chân đoàn quân viễn chinh Pháp, năm 1884 ông Charles Edouard Hocquard có mặt ở VN với tư cách bác sĩ quân y. Nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh, nên những gì nhìn thấy ở đất nước xa lạ này đều được ông ghi lại bằng hình ảnh.

          Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Sơn Tây... đã thu gọn trong “tầm ngắm” của ông, nhất là Hà Nội với bao người bao cảnh .

          Hà Nội 120 năm về trước rất lạ lùng trong mắt Hà Nội hôm nay. Người xưa không còn, nhiều cảnh xưa cũng đã biến mất. Chỉ còn lại những tấm ảnh gây bỡ ngỡ và xúc động...

          Đoan Môn là cửa chính đi vào hoàng thành. Do cửa này có ba tầng, tầng một mở năm cửa nên còn có tên là Ngũ Môn.






          Dân chúng Hà Nội

          Đằng sau Đoan Môn là sân Long Trì (thềm rồng) hoặc Đan Trì (thềm đỏ), thời nhà Lê là nơi các quan triều hội trong những ngày lễ tết.

          Tiếp sân này là điện Kính Thiên, nơi các quan tâu bày công việc và vua quyết định những việc chủ yếu của đất nước. Đây chính là trái tim cửa thành Hà Nội. Mà không chỉ thành này, ngay cả thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê cũng lấy điện Kính Thiên làm trung tâm điểm.

          Điện này sang đời Nguyễn trở thành hành cung, tức nơi ở của vua khi đi tuần thú (vì vua đóng ở Huế). Nay điện không còn vì nhà binh Pháp đã phá hủy năm 1886.





          Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn






          Trí thức và thông dịch viên làm việc cho quan khâm sứ Hà Nội
          Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

          Comment

          Working...
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom