Nhân tiện vì mục này đã đổi thành TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT nên Badmonk mới dám đóng góp ( Vì cái tựa đề Tôi không cảm thấy tự hào khi là người Việt ! nghe nó ngu ngu làm sao ...
Công bằng mà nói thì Giáo Sư Triết Gia Kim Định cũng có nhiều điều thú vị. Cái hay của giáo sư là người ví như tự thắp ánh đuốt... đi trong đêm chẵng cần biết là " Đi về đâu hởi em .... " hay là chủ thuyết : hãy tự biết mình...
Điều thú vị Triết Gia Kim Định là cách nghiên cứu văn bản, lịch sử văn bản. Giống như kiểu các học giả phương Tây nghiên cứu quyển kinh thánh (người ta gọi là Exegète). Tức là bằng cách tra lục theo thời gian, theo style đánh giá xem tác phẩm nguyên bản thế nào, cái gì là nguỵ tạo, ai viết, thời điểm nào...Cái không thú vị là giáo sư nhiều khi suy luận quá đà dẫn đến khiên cưỡng, kiểu nói dài nói dai nhưng vẫn không có một VẬT CHỨNG cụ thể nào. Nếu trích nguồn từ chử Hán để tìm tài liệu về nguồn Việt tộc thì " Thôi rồi Lượm ơi... " Có 2 chữ Việt hay được dùng trong danh từ Việt Nam : Bộ Tẩu: 越. (Trong thực tế, nếu có sự di dân vào Bắc bộ thì điều đó không có nghĩa là ở đây không có dân bản địa. Cái chữ Tẩu, đúng là có nghĩa chạy thật, nhưng chạy ở đâu, thế nào, có phải là chạy trốn người Hán không thì chưa chắc. Bằng chứng, thời Bắc thuộc, sử TQ không ghi là người ở Giao chỉ, Cửu chân « chạy trốn » đi đâu cả. Trong khi việc chạy trốn như thế không phải là hiếm. Ví dụ, việc người Chàm bỏ đi khi người Việt tiến tới (những người ở lại thì bị đồng hoá).
Bộ Mễ: 粵 đây là chữ Việt có bộ Mễ (tức là lúa gạo)
Bởi vì chữ Việt (Vượt ) 越 này có bộ Tẩu 走 ở bên trái thì đúng rồi, nhưng chứa chữ Qua 戈 ở bên phải chứ không phải chữ Khuyển. Còn bị nhầm là chữ Khuyển có lẽ vì nó viết gần giống 犬. "Việt" có bộ "Tẩu" và cái "Qua" thành ra Việt Nam nghĩa là người Việt bị thua trận chạy về phương Nam lập quốc, cái này không hẳn đã đúng. Sở dĩ nói rằng ta nên bỏ chữ Nam ra mà chỉ nên chú tâm vào chữ Việt là vì thực ra quốc hiệu của nước ta từ xưa tới nay không nhất quán, thay đổi xoành xoạch từ An Nam (安南) tới Nam Việt (南越), từ Đại Việt (大越) cho tới Việt Nam (越南), thậm chí có khi không có cả chữ Việt cũng chả có chữ Nam như thời vua Hùng gọi là Văn Lang (文郎), thời An Dương Vương lại gọi là Âu Lạc (甌貉), chẳng hạn thế, ta có thể thấy rằng dù đứng trước hay sau chữ "Nam" cũng chỉ có nghĩa là Nam phương mà thôi.
Nói như Phạm Công Thiện Vẫn là đúng và hay nhất : Việt có nghĩa là Vượt
Thế trước chử Hán thì con người dùng chử gì?
Nếu lấy thuyết Hà Đồ Lạc Thư để chứng minh nguồn gốc Việt tộc? Chẹp ! Hà Đồ Lạc Thư được viết thành sách đời nhà Tống dựa trên phép tính của Ai Cập ( Chắc do quan hệ giao thương buôn bán thời đó )Nếu Kinh Dịch được phát hiện bởi Phục Hy ( Bào Hy )sáng tạo ra 64 quẻ vào khoãng 2953 - 2838 trước công nguyên thì đến mãi đời nhà Tống mới viết thế thì trong một khoãng thời gian dài như thế liệu biết bao nhiêu chuyện đổi thay thêm bớt...
Cái kiểu lý luận ấy gọi là đúng cũng được mà gọi là sai cũng được. Đúng nếu coi người Hán, người Việt là một cái gì đó bất biến, trước sau như một ngàn năm không đổi. Sai là Triết Gia Kim Định không tính là lịch sử Việt Nam, TQ luôn biến đổi. Và cái ông ấy tưởng là Việt có khi không phải là Việt, vì nếu nó là của một tộc người nào đó gần với người Việt hội nhập vào văn hoá TQ thì sao ? đó là cái mặc cảm văn hoá VN so với văn hoá TQ. Tức là cái gì cũng phải kéo về mình. Nhiều khi nó rất mù mờ và phản cảm.
Để nói chuyện nguồn gốc Việt tộc theo truyền thuyết hay thần tiên thì tạm nghe được...( Nhất là truyện trăm trứng, trăm con )vốn là câu chuyện nói lên vũ trụ quan của người Việt cổ (giống như Genese trong kinh thánh) tồn tại ít nhất từ thế kỷ thứ II trước công lịch ở VN, và do đó việc các nhà Nho đưa nó vào quốc sử từ thế kỷ XV là hoàn toàn hợp lý. Nó cũng nói lên mức độ trường tồn của các truyện cổ tích, vốn phản ánh vũ trụ quan, nhân sinh quan của người Việt (Kinh – Mường).
Cái không hay thứ nhất của triết gia Kim Định là cái mặc cảm văn hoá VN so với văn hoá TQ. Tức là cái gì cũng phải kéo về mình. Nhiều khi nó rất chối và phản cảm. và cái mù mờ của giáo sư là cái hội chứng ám ảnh bởi ký tự và các ngôn ngữ . Đương nhiên trong các sách vở của Trung Quốc , họ không bao giờ nói họ có nguồn gốc Việt cả. Nó chỉ là sự đồng hóa bách việt, tức là tất cả những sắc dân không phải là Hán nằm ở phía dưới sông Trường Giang. Huyền sử thời vua Hùng về chuyện Kinh Dương Vương ở hồ Động Đình, Lạc Long Quân đưa con xuống biển chính là lý giải về nguồn gốc của nhóm Lạc Việt, một nhóm người Việt cổ, có thể ban đầu thuộc nhóm Tày- Thái nhưng sau đó hòa nhập vào cư dân bản xứ người Mon, sống ở cực nam ven biển của quần thể Bách Việt. Nó cũng như truyện Ramayana là kể về cuộc chinh phục của người Aryan da sáng với người bản xứ da sẫm ở Ấn Độ thời cổ, khác cái là người Aryan phải dùng chiến tranh còn người Lạc Việt thì có vẻ khá hòa bình trong chuyến di cư đó. Sau đó người Lạc Việt lại bị hấp thụ bởi một tộc người Tày-Thái cư trú ở Quảng Tây- Cao Bằng là người Âu Việt di cư xuống đồng bằng (có thể do việc Tần Thủy Hoàng mở đất, đẩy các bộ tộc bản địa lùi xa hơn) hấp thụ, dẫn tới sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.
Cái chủ mưu lớn nhất và vô cùng nguy hại của triết gia Kim Định không một ai nhận ra... Tuy nhiên Badmonk sẻ viết bài trong bài kế tiếp
Còn tiếp