• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

DANH NHÂN NƯỚC VIỆT - Ngô Quyền

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • DANH NHÂN NƯỚC VIỆT - Ngô Quyền

    Loạt bài viết về Danh Nhân Nước Việt cho trang Tiếng Việt Mến Yêu và trên trang web xuquang để con em và giới trẻ hải ngoại biết thêm về tinh thần bất khuất của tiền nhân đã dũng cảm, bất khuất để bảo vệ nền tự chủ đất nước trước sự xâm lăng của các triều đại bên Tàu. Nay tìm lại được một số bài để đăng tải lại ...

    DANH NHÂN NƯỚC VIỆT

    Vương Trùng Dương biên soạn



    Ngô Quyền (897-944)
    Tài Cao Thao Lược Bạch Ðằng

    Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ IV (603-939) kéo dài từ triều đại nhà Ðường đến thời kỳ Ngũ Ðại Thập Quốc, còn gọi là Ngũ Quý (907-960) ở Trung Hoa. Năm Ðinh Mão (907), nhà Ðường mất ngôi, Trung Hoa rơi vào tình trạng loạn suy bởi sự tranh giành quyền lực, lần lượt nắm quyền thống trị trong giai đoạn ngắn, lập nên Hậu Lương (907-923), Hậu Ðường (923-936), Hậu Tấn (936-947), Hậu Hán (947-950) và Hậu Chu (951-960).

    Lợi dụng tình thế, năm Ðinh Mão (907), nhà Ðường suy tàn, thế lực với bên ngoài suy yếu, Khúc Thừa Dụ, hào trưởng ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương) được lòng tín nhiệm của mọi người, nổi dậy giành quyền tự chủ, thay quan nhà Ðường làm Tiết Ðộ Sứ đất Giao Châu. Một tấm lòng son nhưng mệnh vắn, nắm quyền được thời gian ngắn thì qua đời, con là Khúc Hạo nối nghiệp cha được mười năm, cải chính lại việc hành chánh và thuế má cho phù hợp đời sống người dân. Năm Ðinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay, giữ vai trò Tiết Ðộ Sứ. Trong thời gian nầy, Lưu Cung ở Quảng Châu, bất hòa với nhà Hậu Lương, đứng lên lập triều chính, xưng đế, quốc hiệu là Ðại Việt, sau đó đổi thành Nam Hán.

    Năm Quý Mùi (923) Vua Nam Hán đem quân sáng đánh thành Ðại La, bắt được Khúc Thừa Mỹ rồi cử Lý Tiến làm Thứ Sử và Lý Khắc Chính làm Tiết Ðộ Sứ đất Giao Châu, áp dụng chính sách đàn áp, cuộc sống người dân trở lại thời kỳ đen tối.

    Năm Tân Mão (931) vị tướng của Khúc Hạo ở đất Ái Châu (Thanh Hóa) là Dương Diên Nghệ, còn gọi là Dương Ðình Nghệ, chiêu mộ nghĩa binh, đánh dẹp được quân Nam Hán, chiếm được Ðại La, làm Tiết Ðộ Sứ. Dưới quyền của Dương Diên Nghệ có hai vị tướng tài là Ngô Quyền, trung hậu, thẳng thắn và Kiều Công Tiễn, mưu mô, gian ác. Dương Diên Nghệ có người con gái là Dương Như Ngọc, tuổi vừa đôi mươi, tài sắc vẹn toàn, Ngô Quyền và Kiều Công Tiễn đều yêu thương Như Ngọc. Ðể tỏ sự công bằng và chọn người tài ba nhằm gả chồng cho con gái, Dương Diên Nghệ tổ chức cuộc thi tuyển cho nha tướng có cơ hội thi thố tài năng. Cuối cùng chỉ còn Ngô Quyền và Kiều Công Tiễn được lọt vào vòng chung kết. Cuộc thi phi ngựa và phóng lao đến lúc kết thúc, con bạch mã của Ngô Quyền lao về phía trước bỏ rơi con hắc mã của Kiều Công Tiễn, tức giận trước đối thủ, Kiều Công Tiễn rút cung bắn vào chân ngựa bạch mã cũng là lúc ngọn đao của Ngô Quyền cắm vào mục tiêu hình nộm.
    Tài ba và dũng khí của Ngô Quyền làm mọi người thán phục, Ngô Quyền chiếm được trái tim Như Ngọc giữa ba quân.

    Cùng quê cha đất tổ với Bố Cái Ðại Vương, Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Ðinh Tỵ (897) ở Ðường Lâm. Thân phụ là Ngô Mân, vị hào trưởng đức độ và khí khái, luôn luôn tự hào trên mảnh đất quê hương đã sinh sản ra vị anh hùng đầy nghĩa khí phất cao ngọn cờ, chống trả ngoại xâm.

    Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư của Lê Văn Hưu ((1230-1322, bản khắc năm 1697) hình ảnh Ngô Quyền “Khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có trí dũng, sức có thể nhấc vạc giơ cao”, được trau dồi võ nghệ và cung tên rất thuần thục nên tuy còn trẻ đã nổi tiếng trong vùng.

    Khi Dương Diên Nghệ nuôi ba nghìn giả tử (con nuôi) nhằm ý định khôi phục thế lực nhằm tạo thơi cơ chống cự với quân Nam Hán. Trong số giả tử đó, Ngô Quyền được coi là người tin yêu nhất trong gia đình họ Dương. Và, thời gian sau, Ngô Quyền trở thành rể quý của Dương Diên Nghệ.Dương Diên Nghệ cử Ngô Quyền cai quản xứ Thanh (Châu Ái) và Ðinh Công Trứ (thân phụ Ðinh Bộ Lĩnh) cai quản xứ Nghệ (Châu Hoan).

    Năm Mậu Tuất (938), Dương Diên Nghệ trong chuyến đi săn ở ngoài thành bị Kiều Công Tiễn rình rập, dùng tên độc bắn chết. Loạn tướng Kiều Công Tiễn chiếm được Ðại La, nhiều công thần của Dương Diên Nghệ lên án hành động gian manh bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ðể đối phó với tình thế, lo sợ sự phản công, Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu vua Nam Hán, nắm được cơ hội vua Nam Hán phong tước cho thái tử Hoằng Thao, đem đại quân sang đất Giao Châu.

    Nhận được hung tin, Ngô Quyền sau khi làm lễ phát tang, cùng em vợ là Dương Tam Kha kêu gọi binh sĩ, được sự hưởng ứng của tất cả mọi người, Ngô Quyền thống lĩnh đạo quân kéo ra Bắc trị tôi kẻ phản phúc đang nối giáo cho quân Nam Hán.

    Khi kéo quân tới gần thành Ðại La, Ngô Quyền phải phân vân trước hai thế lực: thù trong và giặc ngoài. Vốn dòng võ quan, Như Ngọc am tường binh thư. sách lược, phụ giúp cho chồng thu phục nhân tâm.

    Sách Thiên Nam Ngữ Lục ghi lời rao tác động tâm lý được phổ biến:
    “Bảo nhau dắt trẻ, phù già
    Bỏ chưng Công Tiễn, về nhà Ngô Vương”

    Mùa Ðông năm 938, khi đại quân của Ngô Quyền vây thành Ðại La, cho người dùng loa kêu gọi Kiều Công Tiễn đầu hàng, nhận được tin tức tiếp ứng, nhiều võ quan và binh sĩ nổi loạn, nội tình rối loạn, Ngô Quyền đột phá cổng thành, bắt Kiều Công Tiễn, lên án kẻ phản bội rồi chém đầu.

    Trong khi đó vua Nam Hán bàn thảo kế hoạch tiến công, Tiêu Ích cho rằng “Ðường bể hiểm và xa, Ngô Quyền là người kiệt liệt, không nên khinh thường” (Việt Sử Tiêu Án), nhà vua không nghe, cho đạo quân xuôi Nam bằng đường thủy.

    Tháng 12 năm 938, Ngô Quyền áp dụng chiến thuật vừa đánh vừa nhử, một mặt cho quân sĩ cắm cọc nhọn bịt sắt dưới lòng sông Bạch Ðằng, một mặt cho thủy quân dùng thuyền nhẹ ra vịnh Hạ Long khiêu chiến rồi rút dần vào cửa sông Bạch Ðằng. Hoằng Thao cho chiến thuyền đuổi theo, đợi khi thủy triều xuống, quân sĩ của Ngô Quyền mai phục hai bên bờ sông tung ra xông trận, thủy quân Nam Hán hoảng hốt quay thuyền tháo lui, bị cọc sát đâm thủng, quan quân rối loạn, hàng ngũ tan rã, Hoằng Thao bị giết, máu quân Nam Hán loang đỏ dòng sông.

    Chiến thắng lẫy lừng của Ngô Quyền trên sông Bạch Ðằng với quân ngoại xâm ghi lại chiến tích hào hùng cho trang sử, đem lại quyền tự chủ của dân tộc sau 11 thế kỷ bị nội thuộc.

    Năm Kỷ Hợi (939) Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Ðông Anh, Hà Nội), nhà vua đặt lại triều chính, chỉnh đốn cơ nghiệp cho triều đại dành được quyền tự chủ nhưng rất tiếc, Ngô Quyền làm vua được 6 năm, quan đời ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn (944) , thọ 47 tuổi. Ðền thờ Ngô Vương được lập ở Ðường Lâm.



    Lăng mộ Ngô Quyền tại Đường Lâm - Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội)

    Sau nầy Hưng Ðạo Vương đại phá quân Nguyên cũng trên dòng sông Bạch Ðằng ghi lại chiến công hào hùng nhất trong lịch sử nước nhà làm vẻ vang dân Việt.

    Vào thế kỷ XIII, bài thơ Hành Dịch Ðăng Gia Sơn của danh sĩ Phạm Sư Mạnh, học trò xuất sắc của Chu Văn An được lưu truyền cho hậu thế hình ảnh thật hào hùng:

    Hành Dịch Ðăng Gia Sơn
    Hành dịch đăng gia sơn,
    Kiều thủ vạn lý thiên.
    Ðổ bằng nam minh ngoại,
    Tân nhật đông nhạc tiền.
    Yên Phụ thiên nhất ác,
    Tượng Ðầu nhẫn cửu thiên.
    Tằng tằng Tử Tiêu vân,
    Hội phỏng An Kỳ tiên.
    Húng húng Bạch Ðằng đào,
    Tưởng tượng Ngô Vương thuyền.
    Ức tích Trùng Hưng Ðế,
    Khắc chuyển khôn oát kiền. Hải phố thiên mông đồng,
    Hiệp môn vạn tinh chiên.
    Phản chưởng điện ngao cực, Vãn Hà tẩy tinh chiên.
    Chí kim tứ hải dân,
    Trường thuyết cầm Hồ niên.

    Dịch Nghĩa

    Nhân Ði Việc Quan, Lên Chơi Núi Quê Nhà
    Nhân đi việc quan, thăm núi quê nhà,
    Ngẩng đầu nhìn giữa trời cao muôn dặm.
    Thấy chim bằng tận ngoài biển Nam,
    Ðón mặt trời trước dãy núi phía Ðông.
    Núi Yên Phụ cách trời trong khoảng tất,
    Núi Tượng Ðầu cao chín nghìn mẫu .
    Lớp lớp trời mây phủ trên đỉnh Tử Tiêu,
    Nhân dịp hỏi thăm tiên An Kỳ.
    Sóng Bạch Ðằng cuồn cuộn.
    Tưởng tượng tới thuyền của Ngô Vương.
    Tưởng nhớ hình ảnh vua Trùng Hưng xưa,
    Khoảnh khắc làm xoay chuyển đất trời.
    Hàng nghìn chiến thuyền ngoài cửa biển,
    Muôn vạn lá cờ lệnh trên cửa ải.
    Trở bàn tay tạo bờ cõi bình yên
    Kéo nước sông Ngân rửa sạch vết tanh hôi.
    Mãi đến hôm nay lòng dân cả nước,
    Nhắc mãi năm xưa đuổi bắt giặc Hồ.

    Sách Ðai Nam Quốc Sử Diễn Ca lược ghi:

    “Bạch Ðằng một trận giao phong
    Hoằng Thao lạc vía, Kiều Công nộp đầu
    Quân thân đã chính cương trù
    Giang sơn rầy có vương hầu chủ trương
    Về Loa Thành mới đăng quang
    Quang danh cải định, triều cương đặt bày...”

    Bài phú Bạch Ðàn Giang Phú của Trương Hán Siêu vào thế kỷ XIV đời nhà Trần nói lên hình ảnh trong chiến trận Bạch Ðằng:

    Bát ngát sóng kình muôn dặm
    Thướt tha đuôi trĩ một màu...

    ... Sông chìm giao ngã, gò đầy xương khô...
    Ðến nay nước sông tuy chảy hoài
    Mà nhục quân thù không rửa nổi!”

    Sau khi Ngô Vương mất đi, nội tình rơi vào tình trạng phân hóa trầm trọng bởi việc tranh quyền trong gia đình, mang lại hậu quả thảm thương ở vương triều và đất nước.

    Ngô Vương lập Dương Như Ngọc làm vương hậu, có hai người con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn; khi Ngô Vương qua đời, để di chúc lại cho Ngô Xương Ngập nhưng Dương Tam Kha, cướp lấy quyền cháu, tự xưng là Bình Vương (945-950). Ngô Xương Ngập thấy nguy nên trốn sang Nam Sách rồi vào núi ẩn náu.

    Dương Tam Kha bắt Ngô Xương Văn làm con nuôi, thời gian nầy có nhiều loạn nổi lên vì bất đồng với Dương Tam Kha. Năm Canh Tuất (950) có loạn ở Sơn Tây, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn và hai tướng Dương Cát Lợi và Ðỗ Cảnh Thạc đem quân dẹp loạn. Vừa mới động binh di chuyển đến từ Liêm thì Ngô Xương Văn bàn mưu cùng hai tướng quay trở lại bắt Dương Tam Kha; nghĩ tình cậu cháu nên giáng cấp Dương Tam Kha xuống làm Chương Dương Công (nay là bến Chương Dương Ðộ) để thu thuế nơi đó mà sinh sống.

    Ngô Xương Văn lên làm vua xưng là Nam Tấn Vương, cho người mời Ngô Xương Ngập về chia ngôi vị, xưng là Thiên Sách Vương vì vậy sử gọi là Hậu Ngô Vương.

    Bấy giờ nhà Nam Hán rất mạnh nên Nam Tấn Vương xin thần phục Trung Hoa do đó Hán Ẩn Ðế phong cho Ngô Xương Văn làm Tĩnh Hải Tiết Ðộ Sứ. Giữ ngôi vị được 15 năm (950-965) thì bị bắn chết trong trận giao chiến ở Thái Bình, không có con kế tự nên con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí lên thay, đóng ở đất Bình Kiều. Bấy giờ trong nước rơi vào tình trạng loạn lạc, Ngô Xương Xí xưng là Ngô Sứ Quân, sử ghi đó là thời kỳ Thập Nhị Sứ Quân.

    Ngô Quyền có công gầy dựng nên nhà Tiền Ngô với hình ảnh cao đẹp, mở ra thời đại tự chủ, tiếc rằng con cháu không tiếp nối ngọn cờ chính nghĩa để cơ nghiệp Ngô Vương được trường tồn.

    Vương Trùng Dương





    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 01-03-2011, 01:17 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    DANH NHÂN NƯỚC VIỆT - TRƯNG NỮ VƯƠNG (40- 43)



    TRƯNG NỮ VƯƠNG (40- 43)
    Anh Thư Khởi Nghĩa Mở Đường ...



    Vào đầu thế kỷ thứ I, nước ta còn bị lệ thuộc nhà Ðông Hán (25-220) bên Tàu, Thái thú Giao Chỉ là Tô Ðịnh vô cùng bạo ngược, làm lắm điều tàn ác, người người oán hận. Chính sách ngoại biên của nhà Hán với nhiều luật lệ ngặt nghèo, khắt khe đã khơi dậy ngọn lửa oán hờn trong lòng dân nước Việt.

    Trưng Trắc sinh năm Giáp Tuất (năm 14 sau Tây Lịch), quê ở Mê Linh (Yên Lãng, Phúc Yên nay thuộc vùng Hạ Lôi, Yên Lãng, Vĩnh Phú). Cha là Trưng Ðịnh, làm quan Lạc Tướng ở huyện Mê Linh. Mẹ là bà Man Thiên, tức Trần Thị Ðoan, dòng dõi Hùng Vương.

    Gia đình ông Ðặng Tập ở Chu Diên thuộc dòng dõi Lạc Tướng, con trai ông là Ðặng Thi Sách, khôi ngô, giỏi võ nghệ, có tinh thần yêu nước. Ðược tin ở Mê Linh có hai nữ lưu có ý chí kiên cường, dám chém đầu Tích Lâm khi buông lời khả ố, chọc ghẹo nên tìm đến kết thân.

    Thi Sách và Trưng Trắc cùng chung chí hướng, tài giỏi võ nghệ, tâm đầu ý hợp nên kết nghĩa phu thê.

    Năm 39, Tô Ðịnh giết Thi Sách. Vừa giận thù nhà, vừa hận nợ nước, nên Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị chiêu binh mãi mã phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán. Sau khi làm lễ để tang chồng, Trưng Trắc thảo tờ hịch kể tội ác của quân nhà Hán và kêu gọi dân chúng đứng dậy chống giặc thù để phổ biến khắp nơi

    Dưới bóng cờ nương tử, nghĩa binh Mê Linh phá quận trị Giao Chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về dưới bóng cờ khởi nghĩa nhằm tiêu diệt quân xâm lăng. Chẳng bao lâu, quân của Hai Bà Trưng đã đánh hạ được tất cả 65 thành, Tô Ðịnh khiếp sợ, chạy về Nam Hải chịu tội với vua Hán.

    Tin thắng trận bay đi, nhân dân các quận Hợp Phố (Quảng Ðông ngày nay), Cửu Chân và Nhật Nam (Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay) hưởng ứng rất đông theo tiếng gọi của hai vị nữ anh thư. Thanh thế của lực lượng khởi nghĩa thật lừng lẫy.

    Trưng Trắc lên ngôi vua, tự xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh chấm dứt 150 năm Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây Lịch đến 39 sau Tây Lịch). Trưng Trắc lên ngôi vua, phong cho Trưng Nhị làm Bình Khôi Tướng Quân, nắm giữ toàn thể quân lực.


    Tháng Chạp, năm 41, vua Hán Quang Võ phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, mang 20 vạn quân sang đánh. Trận kịch chiến dữ dội giữa đại quân của Mã Viện với dân binh do Trư­ng Nữ Vương thống lĩnh đã diễn ra ở Lăng Bạc (Ðông Triều - Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện mai phục trên các triền đất cao giữa vùng Lăng Bạc bị Trư­ng Nữ Vư­ơng đem quân tới chận đánh. Trận chiến đầu tiên với đạo quân của Mã Viện đã mang lại thắng lợi nhưng quân sĩ đã hy sinh quá nhiều; trước tình thế đó, Trư­ng Nữ Vư­ơng thu quân về giữ Cấm Khê (Hà Nội - Quốc Oai - Hà Tây).

    Mã Viện xin tăng cường thêm quân rồi tiếp tục kéo binh xâm lược, trận huyết chiến lại xảy ra, máu chảy đỏ sông Hồng, sông Ðáy. Qua bốn trận thư hùng với quân địch, hàng vạn quân dân Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống trả với quân giặc đến cùng, Trưng Nữ Vương phải bỏ Cấm Khê lui quân về đến Hát Giang, nơi đây vì quân ít, thế cô và cùng đường, hai vị anh thư không muốn rơi vào tay quân địch bèn gieo mình xuống sông tự vận để bảo toàn danh tiết. Ðó là ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43). Theo Nam Sử, Trưng Trắc hưởng hương 29 tuổi.


    Mã Viện đem phủ trị về đóng ở Mê Linh, dựng trụ đồng nơi phân chia địa giới, khắc sáu chữ: “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” nhằm đe dọa, người dân cam phận sống trong cảnh lầm than!

    Ngày nay, ngoài quê hương Mê Linh, tại bãi Ðồng Nhân ở vùng ngoại ô thành phố Hà Nội có ngôi đền cất từ năm Nhâm Tuất (1142) thờ Hai Bà Trưng rất lớn.


    Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh, Vĩnh Phúc

    Tại Hát Môn, Sơn Tây có Miếu Hát thờ Hai Bà Trưng, theo dân gian, nơi nầy rất linh thiêng...




    Đền thờ Hai Bà Trưng tại Hát Môn, Sơn Tây

    Ðể tỏ lòng tôn kính, hàng năm vẫn tổ chức lễ kỷ niệm hai vị anh thư Trưng Trắc và Trưng Nhị vào ngày mùng 6 tháng 2 Âm lịch.

    Trong “Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca” có bốn câu:

    “Bà Trưng quê ở Châu Phong
    Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
    Chị em nạng một lời nguyền
    phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân...”

    Sách “Hồng Ðức Quốc Âm Thi Tập” có những vần thơ vịnh Hai Bà Trưng:

    “Giúp dân dẹp loạn trả thù mình
    Chị rủ cùng em kết nghĩa binh
    Tô Ðịnh bay hồn vang một trận
    Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành.
    Mới dày bảo vị gia ơn trọng
    Ðã đội hoa quan xuống phúc lành
    Còn nước, còn non, còn miếu mạo
    Nữ trung đệ nhất đấng tài danh”.

    Vua Tự Ðức đã đề cập về hai vị nữ anh thư: “Hai Bà Trưng là khách quần thoa, thế mà lòng hăng việc nghĩa, còn làm rung động được triều đình nhà Hán! Dẫu thế lực yếu, thời vận ngửa nghiêng, cũng đủ dấy đức lòng người, rỡ ràng sử sách...”

    Ðây là hại vị nữ lưu đầu tiên trong lịch sử nước nhà đã dấy lên ngọn cờ khởi nghĩa, chống trả ách xâm lược của Bắc Phương.

    Sau ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đất nước lại rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai kéo dài đến 5 thế kỷ (43-544).

    Vương Trùng Dương


    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 01-03-2011, 01:18 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Phụ lục :


      Các nữ tướng tham gia khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:


      1. Thanh Thiên nữ tướng: Tiến hành khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Bà được Trưng Vương phong là Thánh Thiên công chúa hiện còn đền thờ bà ở Ngọc Lâm - Yên Dũng - Bắc Giang.

      2. Lê Chân: Bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở miền biển An Biên - Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân miền biển. Hiện nay, có đền Nghè ở An Biên - Hải Phòng thờ bà.

      3. Bát Nạn đại tướng: Bà tên là Thục Nương, khởi nghĩa ở vùng Tiên La thuộc Thái Bình ngày nay và được Trung Vương phong là Bát Nạn đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ bà ở Phượng Lâu - Phù Ninh - Phú Thọ và Tiên La - Quỳnh Phụ - Thái Bình.

      4. Nàng Nội: Được mệnh danh là nữ tướng vùng Bạch Hạc được Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thủy công chúa. Hiện nay, tại thành phố Việt Trì còn có miếu thờ bà.

      5. Lê Thị Hoa: Khởi nghĩa ở Nga Sơn - Thanh Hóa được Trung vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Nga Sơn có đền thờ bà.

      6. Hồ Đề - Phó nguyên soái : Khởi nghĩa ở Động Lão Mai - Thái Nguyên được Trưng Vương phong là Đề Nương công chúa lãnh chức Phó nguyên soái. Hiện nay, tại Đình Đông Cao, Yên Lãng - Phú Thọ có đền thờ bà.

      7. Xuân Nương - Trưởng quản quân cơ. : Khởi nghĩa ở Tam Nông - Phú Thọ được Trưng Vương phong là Đông cung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội cá. Hiện có đền thờ ở Tam Nông - Phú Thọ.

      8. Nàng Quỳnh, nàng Quế: Khởi nghĩa ở châu Đại Man - Tuyên Quang được Trưng Vương phong làm Tiên phong phó tướng, hiện có miếu thờ ở Tuyên Quang.

      9. Đàm Ngọc Nga: Tiền đạo tả tướng, khởi nghĩa ở Thanh Thủy, Thanh Sơn - Phú Thọ, được phong là Điện tế công chúa.

      10. Thiều Hoa: khởi nghĩa ở Tam Thanh - Phú Thọ, được phong Đông cung công chúa, hiện có đền thờ ở Tam Nông - Phú Thọ.

      11. Quách A - : Tiên phong tả tướng, khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ, được phong là Khâu Ni công chúa giữ chức Tả tiên phong, hiện có đền thờ ở Nhật Chiêu - Phú Thọ.

      12. Vĩnh Hoa: khởi nghĩa ở Tiên Nha - Vĩnh Phúc, được phong là NGọc Phượng công chúa, Nội thị tướng quân, hiện có đền thờ ở yên Lạc - Vĩnh Phúc.

      13. Lê Ngọc Trinh: khởi nghĩa ở Làng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh PHúc, được phong là Ngọc Phượng công chúa, chức Đại tướng quân, hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.

      14. Lê Thị Lan: Khởi nghĩa ở Đường Lâm- Sơn tây, được phong chức Nữ tướng quân, có đền thờ ở Hạ Hòa, Phú Thọ.

      15. Phật Nguyệt: Khởi nghĩa ở Thanh Ba - Phú Thọ, đươc phong chức Phật Nguyệt công chúa, giữ chức Thao Giang Thượng Tả tướng thủy quân.

      16. Phương Dung: Khởi nghĩa ở Lang Tài - Bắc Ninh, được phong Phong Dung công chúa, giữ chức Nữ tướng quân.

      17. Trần Nang : khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương), được phong Hoàng công công chúa, giữ chức Trưởng lĩnh trung quân, hiện có đền thờ ở Yên Lãng - Phú Thọ.

      18. Nàng Quốc: khởi nghĩa ở Gia Lâm, được phong Trung Dũng đại tướng quân, hiện có đền thờ ở Hoàng Xá - Gia Lâm.

      19.Tam Nương (Đạm Nương, Hồng Nương, Thanh Nương) : khởi nghĩa ở Quất Lưu - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Hiện ở đây còn đền thờ ba bà.

      20. Quý Lan: Khởi nghĩa ở Lũng Động - Chí Linh - Hải Dương, được phong An Bình công chúa, giữu chức Nội thị tướng quân. Hiện có đền thờ ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc.


      ****************


      Tượng của nữ tướng Lê Chân

      Lê Chân - Nữ tướng




      Nữ tướng Lê Chân quê ở làng An Biên, nay thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, vì không chịu nổi áp bức của bọn xâm lược và tay sai, bà bèn bỏ quê, tìm đến đất làng Vẻn - một nơi đầu sóng ngọn gió (thuộc thành phố Hải Phòng) để làm ăn. Nhiều người theo Lê Chân đến đây, hình thành làng mới, nhưng không gọi là làng Vẻn, mà lấy tên làng gốc An Biên đặt cho nơi tụ cư mới này. Tại đây, nàng tổ chức lực lượng, tích trữ lương thảo, rồi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng khởi xướng và giành thắng lợi.

      Sau khi Hai Bà Trưng hy sinh, Lê Chân cũng bỏ mình vì nước. Theo sử sách, bà là tướng tiên phong chống lại quân Mã Viện ở sông Bạch Đằng, sau rút lui về hồ Tây (Hà Nội). ở đây, bà đã chống cự rất anh dũng với quân Hán, nhưng quân ít, bà đã không địch nổi giặc do chính Mã Viện chỉ huy với sự phụ tá của hai tướng khác. Bà Lê Chân đã phải lui về làng Mai Động (Hà Nội) và hy sinh tại đây.

      Để ghi nhớ công lao và chiến tích của Lê Chân, dân làng An Biên lập đền thờ bà làm Thành Hoàng. Đền ấy được gọi là đền Nghè tọa lạc ở phố Lê Chân, thành phố Hải Phòng ngày nay.

      Tại làng Mai Động cũng lập đền thờ bà và tôn bà là Thành Hoàng làng. Hàng năm làng mở hội vào các ngày 4,5,6 tháng 1 âm lịch. Vào ngày hội, dân làng chuẩn bị lễ vật cúng thần và sau những lễ nghi truyền thống, là các cuộc đấu vật diễn ra ở Đồng Vật. Tục truyền đây là nơi nữ tướng Lê Chân từng luyện võ vật cho trai gái làng thuở đó. Hội vật làng Mai Động đến nay vẫn được duy trì và tổ chức trong ngày hội làng.

      Đền Nghè mở hội lễ chính vào ngày mùng 8, 9, 10 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Lê Chân. Tại đền còn dâng lễ vào ngày đại thắng 15 tháng 8, và ngày 25 tháng Chạp âm lịch.

      Về sau nữ tướng Lê Chân được phong làm Thượng đẳng Phúc thần công chúa. Tưởng nhớ công ơn bà, một nữ tướng tài ba, nhân dân Hải Phòng đã tạc tượng bà bằng đồng với dáng đứng uy nghi nhưng đầy chất nữ tính, biểu tượng cho người con gái Việt Nam. Tượng đài nữ tướng Lê Chân vừa được nhân dân thành phố Hải Phòng khánh thành vào tháng 1 năm 2001 vừa qua.


      ****************

      Nữ Tướng Thánh Thiên

      Thánh Thiên là một nữ tướng quê ở Kinh Môn tỉnh Hải Dương, Bà vốn là con nhà võ tướng, ham học và am thông võ nghệ. Lớn lên gặp lúc quân Nam Hán xâm chiếm nước ta, bà phất cờ khởi nghĩa từ đất Kinh Môn, kéo quân phối hợp với cậu và lập nhiều chiến công ở vùng Ngọc Lâm - Yên Dũng rồi cùng về tụ nghĩa ở cửa sông Hát Môn.

      Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, nghĩa quân Yên Dũng - Kinh Môn của Thánh Thiên đã theo về cùng nghĩa lớn, được Hai Bà Trưng tin tưởng giao cho những trọng trách lớn. Mùa xuân Canh Tý năm 40, quân Hai Bà Trưng tiến đánh Mê Linh rồi tiếp tục đánh vào thành đô Luy Lâu ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Trong trận quyết chiến này, Thánh Thiên được Trưng nữ vương phong Nguyên soái, Bình Tây đại tướng quân, lĩnh chiếu tiên phong dẫn quân tiến đánh Châu Thành. Bà đã nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, sau đó đoàn nghĩa binh Yên Dũng- Kinh Môn lại theo Hai Bà Trưng thu về trọn vẹn 65 thành trì trong cả nước. Khi Trưng Trắc lên ngôi đã phong bà làm Đại tướng quân đóng quân vùng Hợp Phố án ngữ phía Bắc.

      Sau 3 năm đất nước được yên bình, năm 42 đại quân Mã Viện sang đánh nước ta, Thánh Thiên được lệnh vua đánh trận tập kích mở đầu lập được công lớn. Cuộc chiến diễn ra từ sông Mã đến khắp các vùng sông Hát, sông Thương, sông Cầu, sông Nhị Hà… Cuối cùng quân nghĩa của Hai Bà Trưng bị Mã Viện đánh cho tiêu hao dần. Hai Bà Trưng chạy về sông Hát tự vẫn, còn Thánh Thiên công chúa dẫn quân về sông Nhật Đức chống giặc và lẫm liệt hy sinh tại đó.

      Cảm khí tiết oanh liệt của nữ tướng Thánh Thiên, nhân dân Ngọc Lâm - nơi Thánh Thiên đóng quân xưa kia đã lập đền thờ bà để nghìn năm hương hoả. Đền Ngọc Lâm nằm cạnh Bến Ngọc, tên tự là Ngọc Thử, một bến của con sông nhỏ Đa Mai gần thành phố Bắc Giang, nay thuộc thôn Ngọc Lâm xã Tân Mỹ (Yên Dũng).

      Ngọc Lâm có 7 xóm là Phố, Miễu, Đồng, Giữa, Giếng, Lò, Xưởng. Các xóm đều mang tên từ thời Thánh Thiên công chúa dựng trại: Xóm Phố là nơi gia đình lính tráng dựng quán bán hàng hai bên quan lộ, xóm Miễu là nơi Thánh Thiên lập miếu bái yết thần linh âm phù cho quân dân mạnh giỏi, đánh thắng giặc thù; xóm Đồng là nơi quân bà ẩn thân chia nhau làm ruộng. Xóm Giếng xưa có giếng khơi lấy nơi, xóm Lò, xóm Xưởng là nơi rèn đúc vũ khí cho nghĩa quân đánh giặc. Làng có đền Ngọc Lâm, đình Ba Nóc đều là nơi thờ phụng Thánh Thiên công chúa.



      Ả Tú, Ả Huyền, Ả Cát - ba nữ tướng của Hai Bà Trưng



      Đền thờ Hữu Trưng thờ ba nữ tướng Ả Tú, Ả Huyền, Ả Cát.


      Vùng đất Chu Diên xưa, nay là cửa sông Hát cổ, thuộc huyện Đan Phượng và Phúc Thọ (Hà Nội), năm 40 (sau công nguyên) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lẫy lừng trong lịch sử. Nhiều tướng lĩnh trai, gái của Hai Bà đã lập công hiển hách, được nhân dân lập đền thờ phụng trong đó có ba vị nữ tướng Ả Tú, Ả Huyền, Ả Cát.

      Ba vị nữ tướng hiện được thờ tại đền Hữu Trưng (xã Trung Châu, huyện Đan Phượng ). Chuyện kể rằng, ở trang Vân Thủy xưa có ông Phùng Liệt và bà Phạm Thị Tự sinh được hai người con gái cách nhau ba năm. Người chị sinh ngày 6 tháng giêng, tên là Ả Tú, cô em sinh ngày 15 tháng 8, tên gọi Ả Huyền. Trang Nhật Chiêu gần đấy có ông Hoàng Xuân Hy và bà Phạm Thị Chỉ cũng sinh hạ một người con gái đẹp, tên là Ả Cát. Sinh thời, Ả Tú, Ả Huyền, Ả Cát tươi duyên, mạnh giỏi, văn võ song toàn. Cha mẹ mát lòng, dân thôn quý trọng.

      Bấy giờ, giặc Đông Hán bạo ngược, Hai Bà Trưng lập đàn thề ở cửa sông Hát, phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa binh khắp nơi nô nức kéo về tụ hội, ba cô gái tài sắc ấy chiêu mộ được 52 nghĩa sĩ, bí mật luyện võ nghệ, rồi ra nhập đại quân của Hai Bà Trưng.

      Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng lên ngôi hoàng đế, gánh vác sơn hà. Ba vị nữ tướng tiếp tục chỉ huy đạo quân trấn giữ cửa sông Hát, bảo vệ kinh thành Mê Linh. Ba năm sau, Mã Viện lại kéo sang xâm lược. Thế cùng lực kiệt, Hai Bà tuẫn tiết, ba nữ tướng tiếp tục chiến đấu quyết liệt trong những trận đánh cuối cùng ở căn cứ Cấm Khê, rồi mới chịu hy sinh. Ngày đau thương ấy là 11 tháng 3 âm lịch.

      Đời sau, nhân dân kính phục, nhớ ơn, đã lập đền thờ phụng ngay trên mảnh đất sinh thành, cũng là đồn sở chống giặc của ba vị nữ tướng. Các vương triều thời quân chủ phong sắc, tôn vinh là thượng đẳng phúc thần. Hiện còn đạo sắc của triều Lê có niên hiệu Cảnh Trị bát niên (1670) phong cho Ả Tú là đệ nhất, Ả Huyền là đệ nhị và Ả Cát là đệ tam.

      Qua bao đời hưng phế, đình Hưu Trưng đã nhiều lần di chuyển mỗi lần chạy làng, vì sông sâu lũ lớn, nhân dân dựng lại ngôi đình thể hiện sự ơn nhờ tiên tổ và anh linh của các vị phúc thần phù trợ cho đồng dân. Bởi thế nên nhân khang, vật thịnh, mỹ tục trường tồn.


      ....



      Ai biết nhiều , Post tiếp... Cảm ơn.


      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 01-03-2011, 12:21 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        VIỆT SỬ CA

        -Bấm vào tuần tự sẽ có rất nhiều bài ca tụng DANH NHÂN NƯỚC VIỆT :
        Lê Lợi
        Lê Lai
        Quang Trung Nguyễn Huệ
        Nguyễn Trãi
        Đánh tan quân xâm lược
        Hoàng Hoa Thám
        Hai Bà Trưng
        Công chúa Huyền Trân
        Lý Thường Kiệt
        ...
        Hải chiến Hòang Sa
        Lê Thánh Tôn
        Quang Trung Đại Anh Hùng Dân Tộc
        ...vân vân

        Dòng Máu Việt cuộn trào Hồn Nước Việt, kiêu dũng ngàn xưa, bất diệt ngàn sau. Mỗi chúng ta bất luận sống nơi đâu, đều khao khát dưỡng nuôi hồn đất Mẹ
        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 01-03-2011, 08:04 PM.

        Comment

        • #5


          Nguyễn Huệ ( 1753 – 1792)

          Còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
          Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.
          Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.
          Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian.

          Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 01-03-2011, 01:13 AM.

          Comment

          • #6

            Tình yêu ấy, một tình yêu bất diệt, yêu đồng bào yêu tổ quốc quê hương. Lòng mảng lo hạnh phúc của toàn dân, đâu dám nghỉ đến tình riêng nhỏ bé!
            Ta nhớ lại những đêm dài không ngủ, nghe bên trời văng vẳng tiếng vạc kêu sương. Nhìn trăng khuya mà tấc dạ ngổn ngang, nguồn lửa hận nấu nung bầu nhiệt huyết. Khắc hai chữ diệt thù trên kiếm thép, quyết đạp bằng mọi chướng ngại phong ba. Rủi vó câu trên muôn dặm đường xa, hầu báo đáp ơn nhà nợ nước
            Ngọn lửa đấu tranh giết sạch lũ tham tàn. Cởi ách nô vong bức xiềng nô lệ, để hảnh diện là dân tộc Rồng Tiên. Tiếng hát thanh bình vang dậy khắp non sông, ngàn hoa thắm lại tươi cười trước gió.
            Gái trai sôi máu căm hờn, ánh thép chập chờn bên ánh lửa Mê Linh
            Sắt son một dạ đền ơn nước, muôn dặm đường trường vó ngựa tung.
            Gươm báo khắc sâu lời nguyện ước, quên mình rửa sạch mối thù chung
            Kìa hôn thiêng sông núi, nghe từ xa vọng về. Ta chung lo ngăn giặc thù, mai mốt đây nhin non sông tươi thắm, ngày về vinh quang.

            HAI BÀ TRƯNG

            Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 01-03-2011, 07:16 PM.

            Comment

            • #7

              Hịch Tướng Sĩ - Trần Hưng Đạo



              Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?
              Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Ðãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!
              Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.
              Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.
              Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?
              Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
              Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?
              Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.
              Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?
              Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."
              Cẩn ký
              Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương
              Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 01-03-2011, 07:24 PM.

              Comment

              • #8


                ĐỌC LẠI HỊCH TƯỚNG SĨ, NƯỚC MẮT RƠI...

                "Tôi chưa một lần ghé đảo Trường Sa
                Chưa biết bãi Phúc Nguyên bao nhiêu chỗ lồi, chỗ lỏm
                Bầy cá Chuồn bay qua có mang tin bão tới
                Cát Quế Đường có trắng tựa cát Nha Trang

                Tôi chưa ghé thăm Đá Lát, Huyền Trân
                Tìm tấm đá bia khắc tên Tứ Chính
                Ăn dưa hấu An Tiêm đỏ tươi mùa Tết đến
                Tôi học thuộc lòng câu "nhớ kẻ trồng cây".

                Tôi chưa một lần ghé bãi Vũng Mây
                Tìm lại nắm xương của bao người ngã xuống
                Như những chiếc cọc tre bao quanh bờ ruộng
                Cho Trường Sa mãi mãi được vun bồi.

                Chưa thăm bãi Phúc Tần lòng vẫn nhớ khôn nguôi
                Nỗi nhớ lớn lên theo từng ngày lưu lạc
                Từ dạo Trường Sa rơi dần vào tay giặc
                Nỗi nhớ dâng cao thành ngọn sóng căm thù.

                Đất nước tôi nghèo, chinh chiến đã bao thu
                Một ngàn năm trong xích xiềng nô lệ
                Chân tôi bước nghe niềm đau vô kể
                Của ông cha trong tủi nhục căm hờn.

                Một trăm năm giặc Pháp cướp quê hương
                Mỗi gốc cao su một thây người yêu nước
                New Guinea, Reunion, những tử tù lê bước
                Máu da vàng nhuộm đỏ đất Châu Phi

                Hai mươi năm đày đọa, chia ly
                Trong nghèo đói, nhân danh, lừa lọc
                Tuổi trẻ chúng tôi rơi vào cơn bão loạn
                Hố thẳm quanh đời, lạc mất tuổi hoa niên.

                Tổ quốc ơi, con còn quá ươn hèn
                Không giữ được cho Người ngọn rau tấc đất
                Đêm xứ lạ khuya bàng hoàng thức giấc
                Nghe trong mắt mình như đọng cát Trường Sa."

                Comment

                • #9



                  CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN

                  Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.
                  Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.
                  Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu Ô, Ly (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới côn chúa Huyền Trân về nước.
                  Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa.
                  Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau".
                  Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu côn chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn:
                  Đàn kêu tích tịch tình tang,
                  Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.
                  Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng về, hoa xưa ong cũ ai ngờ còn có ngày tái ngộ, đôi trai tài gái sắc kéo dài cuộc tình duyên trên mặt biển, hơn một năm mới về đến kinh.
                  Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay.
                  Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc:

                  Nước non ngàn dặm ra đi...
                  Mối tình chi!
                  Mượn màu son phấn
                  Đền nợ Ô, Ly.
                  Xót thay vì,
                  Đương độ xuân thì.
                  Số lao đao hay là nợ duyên gì?
                  Má hồng da tuyết,
                  Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết,
                  Vàng lộn theo chì.
                  Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì.
                  Thấy chim lồng nhạn bay đi.
                  Tình lai láng,
                  Hướng dương hoa quì.
                  Dặn một lời Mân Quân:
                  Như chuyện mà như nguyện
                  Đặng vài phân,
                  Vì lợi cho dân,
                  Tình đem lại mà cân,
                  Đắng cay muôn phần.
                  Một nhà thơ khác vịnh Huyền Trân công chúa:
                  Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười.
                  Vốn đà không mất lại thêm lời.
                  Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm,
                  Một gái Huyền Trân của mấy mươi?
                  Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
                  Môi son phải giống mãi trên đời?
                  Châu đi rồi lại châu về đó,
                  Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời!


                  Trong dân gian, người ta than tiếc cho công chúa Huyền Trân:
                  Tiếc thay cây quế giữa rừng,
                  Để cho thằng Mọi thằng Mường nó leo.
                  Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
                  Đã vo nước đục lại vần lửa rơm.

                  Thẹn với non sông lỗi với chàng
                  Hai châu Ô, Lý một Huyền Trân
                  Đường sang Chiêm Quốc bởi chuông núi
                  Nghẹn khúc từ ly biệt cố nhân...

                  Ngày xưa có nàng Huyền Trân Công Chúa
                  Giữa lúc xuân thì đang độ thắm tươi mặn mà
                  Đành lòng ra đi ôm một mối tình ban đầu
                  Ô, Lý hai châu duyên nợ phấn son vi đâu
                  Thuyền quyên má hồng vì yêu quê hương
                  Đáp tiếng non sông Xa một mối tình chung
                  Dù ngàn sơn khê vẫn mơ đến ngày sum vầy
                  Muôn dặm xa xôi biệt ly người ơi...từ đây
                  Duyên kia lỗi hẹn thôi biết bao giờ
                  Tìm lại nhịp đàn yêu thương Kinh kỳ hoàng hôn in bóng
                  Yêu ai trót nặng lời thề chưa phai
                  Vẫn một lòng son sắc hoài Dù nổi trôi kiếp hoa rơi
                  Muôn chim tiễn nàng công chúa lên đường
                  Vượt ngàn trùng dặm quê hương
                  Thanh bình khỏi cơn chinh chiến
                  Giang san cách trở miệt mờ cô liêu
                  Bóng nàng nhòa theo bóng chiều
                  Mà lòng con mang niềm yêu
                  (Trích trong CD Hoàng Oanh 5 chủ đề "HÒN VỌNG PHU" do Hoàng Oanh Productions)


                  Huyền Thoại Huyền Trân Công Chúa
                  (Hoàng Oanh - Nguyễn Hiền)

                  Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 04-03-2011, 04:11 AM.

                  Comment

                  • #10

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mayvienxu View Post
                    CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN


                    Huyền Thoại Huyền Trân Công Chúa
                    (Hoàng Oanh - Nguyễn Hiền)




                    Theo sử cũ vào năm 1306, vua Chàm là Chế Mân (Jaya Simhavarman III) sai sứ dâng chiếu tới vua của Đại Việt bấy giờ là Trần Anh Tông để cầu hôn với công chúa Huyền Trân, em của vua, con gái của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Vua Trần bằng lòng gả cho Chế Mân và nhận hai châu Ô và Rí (châu Lý) - tổng cộng khoảng ngàn dặm vuông mà Chế Mân dâng làm vật sính lễ. Đất này sau chính là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và một phần Quảng Nam.


                    Một năm sau, vua Chế Mân băng hà, công chúa Huyền Trân trở về quê cũ, sau đó vì không thiết tới chuyện tái giá nên bà đã rũ bỏ bụi trần lên chùa đi tu lấy tên là Hương Tràng. Năm 50 tuổi, ni sư viên tịch. Tương truyền rằng, công chúa thường hiển linh phò trợ cứu dân, nên dân chúng lập đền thờ, các triều đại về sau đều có sắc phong bà làm thần.

                    Mùa xuân Bính Tuất 2006, nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, khu đền thờ công chúa Huyền Trân đã được dựng lên tại núi Ngũ Phong, phường An Tây nhằm tưởng nhớ công lao của công chúa năm xưa dấn thân ngàn dặm đi mở nước. Đến nay được xem là công trình văn hóa tâm linh duy nhất trên cả nước về công chúa Huyền Trân.




                    6.000 đèn hoa đăng thắp sáng đền thờ Huyền Trân
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #11

                      DANH NHÂN NƯỚC VIỆT - Triệu Nữ Vương ( 248 )




                      TRIỆU NỮ VƯƠNG (248)
                      Nhụy Kiều Tử Chiến Ðông Ngô



                      Sau ngọn cờ khởi nghĩa của Trung Nữ Vương (40-43), trải qua hai thế kỷ nước ta bị chìm đắm trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai, từ Ðông Hán đến thời kỳ Tam Quốc ở Trung Hoa có Ngụy (220-265), Thục Hán (221-263) và Ðông Ngô (222-280); nước ta lệ thuộc dưới sự thống trị của Ðông Ngô, dân tình vô cùng khổ sở, lầm than.

                      Về quốc hiệu, theo dòng thời gian, nước ta về đời Hồng Bàng gọi là Văn Lang, đời Thục An Dương Vương gọi là Âu Lạc. Vào giai đoạn Tiền Hán và Hậu Hán ở Trung Hoa thì đời Triệu Vũ Vương (207-137 trước Tây Lịch) đến năm 111 trước Tây Lịch gọi là Nam Việt, năm 111 trước Tây Lịch đến năm 203 sau Tây Lịch gọi là Giao Chỉ. Năm Quý Mùi (203) Thái Thú Sỹ Nhiếp và Thứ Sử Trương Tân dâng sớ xin vua Hiến Ðế đổi tên Giao Chỉ thành Giao Châu và kéo dài cho đến đời Lý Nam Ðế (544-548)...

                      Về đất đai, bởi sự thay đổi liên tục do việc phân chia và sát nhập của Trung Hoa. Khi Triệu Ðà được Lưu Bang (Hán Cao Tổ 206-194 trước Tây Lịch) phong làm Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Ðông), chia nước Âu Lạc ra làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

                      Vào thời Hán Vũ Ðế (140-87 trước Tây Lịch), Nam Việt bị nhà Hán chiếm luôn, đổi thành Giao Chỉ bộ. Giao Chỉ bộ gồm chín quận, có sáu quận thuộc vùng Quảng Ðông, Quảng Tây và ba quận thuộc về nước ta hiện nay là quận Giao Chỉ (Bắc Việt), quận Cửu Chân (Thanh hóa, Nghệ An) và quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến đèo Hải Vân). Giao Chỉ bộ đặt dưới quyền cai trị của quan Thứ Sử, mỗi quận dưới quyền cai trị của quan Thái Thú... tất cả đều do triều đình ở Trung Hoa bổ nhậm.

                      Năm 226 Sỹ Nhíp qua đời, lợi dụng thời kỳ còn tranh giành quyền thế ở Trung Hoa, con trai Sỹ Nhíp là Sỹ Huy lộng hành, tự động lên thay quyền Thái Thú. Ngô Ðại Ðế ổn định xong tình thế, chia đất Giao Châu từ Hợp Phố về Bắc đặt tên là Quảng Châu, cử Lữ Ðại làm Thứ Sử; từ Hợp Phố vào Nam gọi là Giao Châu, cử Ðái Lương làm Thứ Sử. Riêng đất Giao Chỉ về miền Bắc Việt bấy cử Trần Thì thay Sỹ Huy làm Thái Thú.

                      Trong giai đoạn đó còn có sự sát nhập, thay đổi đất đai nên danh xưng dễ bị nhầm lẫn. Sỹ Huy chống lại việc bổ nhiệm của triều đình Ðông Ngô nhưng trước thế mạnh của binh lực nên quy thuận, Sỹ Huy bị bắt và chém đầu với tội nghịch thần. Ðông Ngô áp dụng chế độ trực trị như Ðông Hán nên quan quân ác độc hoành hành. Dưới chính sách cai trị thật hà khắc, người dân phải gánh chịu bao cảnh điêu linh, khốn khổ.

                      Bấy giờ, ở quận Cửu Chân (vùng Nông Cống, Thanh Hóa hiện nay) có vị nữ lưu tên là Triệu Thị Trinh, còn gọi là Triệu Nguyên, sinh ngày 2 tháng 10 năm Ất Tỵ (225), cha mẹ mất sớm nên ở với người anh là Triệu Quốc Ðạt, một hào trưởng ở miền núi Quảng Yên, Cửu Chân. Dù mồ côi cha mẹ nhưng ảnh hưởng hình ảnh vị hào trưởng tiếng tăm lừng lẫy trong vùng nên anh em được luyện tập các môn võ nghệ của nhiều võ sư chân truyền.

                      Triệu Thị Trinh thể hiện thiên tướng con nhà võ, tinh thông cách bày binh bố trận và tài sử dụng cung kiếm, làm cho đấng mày râu cũng phải kính nể. Vào tuổi đôi mươi, Triệu Thị Trinh là ngư­ời có sức khỏe, giỏi võ nghệ, tính cương cường, gan dạ và mưu trí. Triệu Quốc Ðạt rất hào khí, có đức độ và có tài thao lược, được mọi người nể trọng. Ông có tinh thần yêu nước và có ý chí khôi phục giang sơn, được bốn người bạn tâm phúc là Vương Thiện, Lãnh Long, Bao Thúc và Tốn Thận, có tài đức vẹn toàn nên muốn phất cờ chống trả ngoại xâm.

                      Triệu Quốc Ðạt bất mãn chính sách cai trị bạo tàn của nhà Ðông Ngô nên âm thầm tập hợp nghĩa quân, lập căn cứ Phú Ðiền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Ðấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía bắc vào. Triệu Thị Trinh muốn tham gia dưới bóng cờ của anh nhưng người anh có ý can ngăn, lo phận gái khó đảm đ­ương trọng trách.

                      Thời gian anh em ở với nhau, gặp người chị dâu là Giang Thị vô cùng cay nghiệt, luôn luôn bất hòa với Triệu Thị Trinh. Thấy em gái đã trưởng thành, người anh muốn cho em lập gia đình để có đời sống riêng tư nhưng bà không muốn bị ràng buộc trong cuộc sống khi mọi người trong nỗi thống khổ. Bà trả lời: - Tôi muốn c­ỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Ðông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lư­ng để làm tì thiếp người ta.

                      Khi Triệu Thị Trinh phát hiện được Giang Thị gởi thư cho Thứ Sử Cửu Chân báo rằng anh em Triệu Quốc Ðạt có âm mưu triệu tập lực lượng khởi loạn. Giang Thị muốn lập công và xin tha thứ cho chồng... Triệu Thị Trinh giết người chị dâu nối giáo cho giặc, phản chồng, hại em, rồi vào ở trong núi, chiêu mộ hơn một nghìn nghĩa binh, tạo được uy danh, lấy đồi An Phổ để phất cờ khởi binh.

                      Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Ðạt cùng Triệu Thị Trinh, mỗi người một nơi, đồng lúc khởi binh đánh quân Ðông Ngô. Thể hiện tính quật cường của bậc nữ lưu, bà tỏ ra can đảm phi thường, cầm quân thật tài giỏi nên tôn bà làm chủ tướng.

                      Bà xuất quân đánh thành Nông Cống, hình ảnh Triệu Thị Trinh “Ðầu chít khăn lam, mình mặc áo võ trang màu biếc, tay cầm bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh, hùng dũng lạ thường...” ngồi trên mình voi, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lĩnh quân sĩ xông pha chiến trận.

                      Trong thời điểm chiến trận sôi sục, Triệu Quốc Ðạt hy sinh đền nợ nước; thay Triệu Quốc Ðạt, bà tập hợp quần hùng, tiếp tục chiến đấu với quân Ðông Ngô. Từ đó, đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành trì bị hạ. Trong thời gian ngắn đã chiếm giữ được quân Cửu Chân, quân Ðông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: “Toàn thể Châu Giao chấn động”. Quân Ðông Ngô kiếp đởm, kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên: Hoành qua đương hổ dị Ðối diện Bà V­ương nan Nghĩa là: Vung giáo chống hổ dễ Giáp mặt Bà Vua khó

                      Truyền thuyết cho rằng Bà Triệu thu phục con voi trắng một ngà với lời rao truyền trên núi Quan Yên để thu phục mọi người:

                      “Có Bà Triệu tư­ớng
                      Vâng lệnh trời ra
                      Trị voi một ngà
                      Dựng cờ mở nư­ớc
                      Lệnh truyền sau trư­ớc
                      Theo gót Trưng Vương....

                      Hay tin cuộc khởi nghĩa ở Cửu Chân và Thứ Sử Châu Giao mất tích, vua Ðông Ngô tức giận phái ngay Lục Dận, Ðốc quân Ðô úy Hành Dương là sang làm Thứ Sử Giao Châu, kiêm chức Hiệu Úy. Tăng cường binh mã tiếp viện ùn ùn kéo sang. Một t­ướng từng trải với trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm Thứ Sử. Lục Dận đem 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh vừa đem của cải, chức tư­ớc ra dụ dỗ mua chuộc phần tử ham danh ham lợi. Triệu Thị Trinh vẫn kiên cư­ờng đánh nhau với giặc không hề nao núng.

                      Sau 6 tháng chống chọi, vì quân ít thế cô, có kẻ phản bội thông báo tin tức cho quân Ngô, Triệu Nữ Vương đem quân về Bồ Ðiền (nay là Mỹ Ðiếng, Mỹ Hóa, Thanh Hóa) rồi tự sát trên núi Tùng ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Bấy giờ bà mới 23 tuổi. Bậc Nữ Vương hy sinh lúc còn trinh trắng nên còn gọi là Triệu Trinh Vương.

                      Sau khi Triệu Nữ Vương mất, năm Giáp Thân (264) vua nhà Ngô lấy đất Hợp Phố, Cửu Chân và Nhật Nam làm Giao Châu, đóng đô ở Long Biên. Triệu Nữ Vương mất đi, để lại tấm gương rạng rỡ bậc anh thư kiệt liệt, tiếng thơm còn mãi muôn đời.

                      Về sau, vua Lý Nam Ðế khen ngợi bà là ng­ời trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là: “Bậc chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân”.

                      Trong “Hồng Ðức Quốc Âm Thi Tập” có bài thơ ca ngợi công lao của Triệu Nữ Vương:

                      “Cao một trượng, cả mười vừng
                      Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng
                      Họp chứng rừng xanh, oai náo nức
                      Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng
                      Mác dài trỏ vảy, tan tành giặc
                      Ngôi cả lăm le, học họ Trưng.
                      Ví có anh duyên định mấy
                      Thời chi Ðông Hán dám lung lăng”.

                      Trong “Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca” có những dòng thơ đề cập đến hình ảnh của bà:

                      “Ðầu voi phất ngọn cờ vàng
                      Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha
                      Chông gai một cuộc quan hà
                      Dù khi chiến tử còn là hiển linh

                      Nay ở Phú Ðiền còn có đền thờ bà. Cũng như Mã Viện áp dụng chính sách bạo tàn sau cuộc khởi nghĩa của Trưng Nữ Vương, lập trụ đồng để đe dọa; Lục Dận nham hiểm, sai người trừ yểm để tránh hậu họa xảy ra.
                      Người Tàu căm giận nên đặt tên là Triệu Ẩu, chữ Ẩu có nghĩa là mụ nhưng sử sách vẫn đề cập tính gan lì của bậc nữ lưu. Hình ảnh bậc nữ lưu “vú dài ba thước” đều do sử sách Trung Hoa dựng nên để phác họa chân dung dị tướng và hoang đường... vô hình trung lại ghi vào trang sử nước ta.

                      Nhìn lại trang sử nước nhà, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ ba, đất nước có các bậc nữ lưu nổi dậy, phất cao ngọn cờ chính nghĩa, xưng Vương, kiên cường chống trả quân xâm lược đang thống trị với chính sách bạo tàn.

                      Khởi đầu cho kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam với hình ảnh bậc anh thư liệt nữ phất cờ khởi nghĩa, cầm gươm xông pha nơi chiến trận, tuy ngắn ngủi nhưng để lại trang sử hào hùng cho dân tộc.

                      Vương Trùng Dương
                      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 02-03-2011, 12:16 AM.
                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment

                      • #12


                        Bà Triệu Thị Trinh (226 - 248).

                        "Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình giữa biển khơi, đánh đuổi quân Ngô (giặc Tàu), giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ ta không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"

                        Các thanh nữ ngày nay nên học cái đức tính ấy của Bà ( đặc biệt đừng làm tổn gia nhục quốc khi trần truồng xếp hàng cho đàn ông nước khác chọn làm tỳ thiếp.)
                        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 02-03-2011, 12:44 AM.

                        Comment

                        • #13

                          Tiếc thay cây quế giữa rừng,
                          Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo.
                          Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
                          Đã vo nước đục lại vần lửa rơm.
                          CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN

                          Comment

                          • #14

                            Nước non ngàn dặm ra đi...
                            Nước non ngàn dặm ra đi - Cái tình chi ? - Mượn màu son phấn - Đền nợ Ô Ly - Đắng cay vì - Đương độ xuân thì - Độ xuân thì - Cái lương duyên, hay là cái nợ duyên gì? - Má hồng da tuyết - Quyết liều như hoa tàn trăng khuyết - Vàng lộn theo chì... Đặng vài phân - Vì lợi cho dân - Tình đem lại mà cân - Đắng cay muôn phần


                            Điệu Nam Bình da diết của xứ Huế chuyên chở giữa những quãng, nhịp ngắn, chậm rãi mà xôn xao xiêm áo bồi hồi phấn son ấy, là bàn chân của người con gái Huyền Trân, bằng một đám cưới kỳ lạ với Chế Mân năm 1306. Chuyện nhân duyên chuyển thành chuyện chính trường, đổi bằng “hai Ô Châu, Lý vuông ngàn dặm”. Câu chuyện mở cõi về phương Nam, mở ra một giang san Đại Việt rộng lớn, được bắt đầu từ đôi hài bé nhỏ của người đàn bà Việt, vì nước non ngàn dặm phải gạt nước mắt ra đi. Để rồi sau hai cuộc Nam tiến dưới thời Lê Thánh Tông và các chúa Nguyễn, một dải sơn hà đã kéo dài đến tận Cà Mau. Cũng bắt đầu từ đấy, trên con đường mở cõi, đồng hành cùng số phận của dân tộc suốt mấy trăm năm, bóng những người phụ nữ, lúc sừng sững, lúc nhạt nhòa nhưng chưa bao giờ mất; lưu dấu niềm đau, tiếng cười, chất ngất tâm sự, bát ngát nỗi lòng, luyến láy qua những khúc dân ca.


                            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 02-03-2011, 01:48 AM.

                            Comment

                            • #15

                              DANH NHÂN NƯỚC VIỆT -Lý Nam Ðế (544-548)

                              Lý Nam Ðế (544-548)

                              Vạn Xuân Lưu Sử Anh Hùng


                              Trong thời kỳ Nam Bắc Triều ở Trung Hoa (420-589), Bắc Triều có năm triều đại: Bắc Ngụy (386-534), Ðông Ngụy ( 534-550), Tây Ngụy (535-557), Bắc Tề (550-577) và Bắc Chu (557-581); Nam Triều gồm bốn triều đại: Tống (420-479), Tề (479-502), Lương (502-557) và Trần (557-589) đều đóng đô tại Kiến Khang (Nam Kinh) thống trị toàn miền Nam Trung Hoa.

                              Sau khi loại Tề, lập nên triều đại nhà Lương, Vũ Ðế (520-550) muốn tạo dựng thế lực hùng hậu nên âm mưu, tranh giành quyền lợi ở biên cương và tiếp tục con đường thôn tính ở phương Nam.

                              Nhà Lương cử “Tiêu Tư sang làm Thứ Sử đất Giao Châu. Tiêu Tư là một người tàn bạo, làm cho lòng người ai cũng oán giận” (Trần Trọng Kim - Việt Nam Sử Lược). “Bấy giờ Thứ Sử Tiêu Tư cai trị đất Giao Châu cũng đi theo vết xe đổ của bọn Tô Ðịnh, Lục Dận, Lữ Ðại; nhân dân đất Giao Châu thấy ngột ngạt vì cái không khí nội chiến, ngoại xâm...” (Phạm Van Sơn ố Việt Sử Toàn Thư).

                              Lợi dụng tình thế tranh giành ảnh hưởng triều đại ở Trung Hoa, nước Lâm Ấp cho quân sĩ tràn sang Giao Chau để cướp phá và quấy nhiễu. Theo “Việt Sử Tiêu Án” của Ngô Thời Sỹ (1726-1780): “Nước Lâm Ấp vốn là đất Tượng Quận của Tần, phái Ðông là Biển, phía Tây giáp nước Qua Oa, phía Nam thông với nước Chân Lạp, phía Bắc tiếp giáp Hoan Châu nước ta”.

                              Trong giai đoạn đó, người dân Giao Châu vừa chịu sự lệ thuộc của phương Bắc vừa bị bất an ở phương Nam nên dân tình vô cùng khốn đốn.

                              Trước nỗi thống khổ của dân tộc dưới ách thống trị hà khắc, năm Tân Dậu (541), có bậc anh hùng, tài kiêm văn võ tên là Lý Bôn, nổi dậy chống trả ngoại xâm.

                              Lý Bôn, còn có tên gọi là Lý Bí, tổ tiên người Trung Hoa, chạy sang Giao Châu lánh nạn đã bảy đời, trở thành người bản xứ ở Thái Bình (nay thuộc vùng tiếp giáp giữa huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây). Lý Bôn sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503), thân phụ là Lý Toản, trưởng bộ lạc, mẹ là Lê Thị Oánh, người Ái Châu (Thanh Hóa). Mồ côi cha mẹ sớm, được vị thiền sư đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy cho đến khi trưởng thành. Rời chốn thiền môn, lý Bôn đảm nhận chức Giám Quân (trông coi quân sĩ) ở Cửu Ðức, Ðức Châu ( nay là Ðức Thọ, Hà Tĩnh); vì thấm nhuần lòng từ bi của Phật Giáo, thấy chính sách cai trị đầy tham ô, tàn ác nên từ chức về quê ở huyện Thái bình, Phong Châu chiêu tập anh hùng hào kiệt, nghĩa binh để nổi dậy chống ách thống trị của quân Lương. Lý Bôn kết hợp cùng tù trưởng Châu Diên là Triệu Túc, cùng với Tinh Thiều, Phạm Tu, Trương Húc, Trương Hán... Võ sư Phạm Tu, tuổi đã gần thất thập liền hưởng ứng, kêu gọi dân làng, chiêu tập nghĩa quân theo ngọn cờ khởi nghĩa của Lý Bôn. Tinh Triều, gia đình giàu có, giỏi văn chương, làm chức quan Lang ở Quảng Dương môn, bất bình với chế độ, lui về quê, được tin khởi nghĩa, liền tham gia.

                              Tháng Giêng năm Nhâm Tuất (542), Lý Bôn khởi binh chống quân nhà Lương. Trong thời gian ngắn, chiếm giữ được thành Long Biên, Thứ Sử Giao Châu là Tiêu Tư trốn chạy về nước. Ðầu năm Quý Hợi (543), vua nhà Lương cử tướng Lư Tử Hùng đem quân sang trấn áp; được tin, Lý Bôn đem quân sang nghinh chiến đấu ở Hợp Phố (Quảng Ðông), quân Lương bại trận, rút lui về nước.

                              Trong khi đó, quân Lâm Ấp lợi dụng loạn lạc, lại tràn sang quấy phá, Lý Bôn cử tướng Phạm Tu đem quân tiêu diệt ở Nhật Nam và Cửu Ðức, quân Lâm Ấp thua trận, mang tàn binh bỏ chạy

                              . Vào dịp Nguyên Ðán năm Giáp Tý (Tháng 2-544), sau khi loại trừ được ngoại xâm, Lý Bôn lên ngôi, xưng là Nam Việt Ðế, niên hiệu Thiên Ðức, lấy quốc hiệu là Vạn Xuân, đặt kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Lý Nam Ðế thiết lập triều chính, Phạm Tu coi về võ quan, Tinh Thiều đứng đầu quan văn, Triệu Túc làm Thái Phó; đó là ba chức quan đứng đầu trong triều đình. Con trai của Triệu Túc là Triệu Quang Phục, được xem là tướng trẻ, tài ba và dũng lược.

                              Lý Nam Ðế cho xây dựng chùa Khai Quốc ở Yên Hoa, Yên Phụ (nay là chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây, Hà Nội)

                              Năm Ất Sửu (545), vua nhà Lương cử Dương Phiên sang làm Thứ Sử Giao Châu rồi sai Trần Bá Tiên làm Tư Mã, phối hợp Tiêu Bột và Dương Siêu, thống lĩnh đạo quân sang đánh nước ta. Lý Nam Ðế đem ba vạn quân đương đầu với đại quân nhà Lương ở Chu Diên (Hải Hưng), thua trận, lui về cửa sông Tô Lịch cầm cự, nơi đây lão tướng Phạm Tu đã hy sinh, Lý Nam Ðế đem quân về giữ thành thành Gia Ninh (nay là Việt Trì, Phú Thọ), đại quân Trần Bá Tiên đem quân tiến đánh, Lý Nam Ðế phải lui về giữ thành Tân Xương ở Phong Châu. Sau đó, Lý Nam Ðế rút quân về đóng ở động Khuất Liêu (Phú Thọ), nơi đây, nhà vua khôi phục lại binh mã để cầm cự với quân của Trần Bá Tiên.

                              Sau thời gian chiến đấu, xông pha chiến trận, vì sức khỏe Lý Nam Ðế bị yếu kém nên giao quyền bính lại cho Tả tướng quân là Triệu Quang Phục để điều binh khiển tướng. Lý Nam Ðế mất ngày 20 tháng 3 năm Mậu Thìn (13-4-548). Hưởng dương 46 tuổi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương.

                              Trong thời gian Lý Nam Ðế thất thế lui quân về Khuất Lão thì người anh họ là Lý Thiên Bảo cùng với người cháu họ là Lý Phật tử đem quân chạy vào Cửu Chân, bị quân nhà Lương đánh đuổi chạy sang Lào, đầu nguồn sông Ðào Giang, có động Dã Năng, đóng ở đó xưng là Ðào Lang Vương, lấy quốc hiệu là Dã Năng. Năm Ất Hợi (555) Lý Thiên Bảo mất, không có con nên nên quyền bính về Lý Phật Tử.

                              Sau nầy Lý Phật Tử dùng thủ đoạn để lật Triệu Quang Phục, dựng lại cơ nghiệp Hậu Lý Nam Ðế (571-602) nhưng rồi thần phục nhà Tùy ở Trung Hoa.

                              Nước ta rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (603-939)!

                              Sách “Việt Sử Tiêu Án” luận rằng: “Có ba vạn quân đều sức nhau, thiên hạ khó ai địch được. Nay Lý Bảo, Lý Bí có có quân đến năm vạn người mà không giữ được nước, có phải kém tài đâu, không may gặp phải Bá Tiên là người khéo dụng binh...” Và đây cũng là bài học quý giá cho lịch sử cho hậu thế bởi sự thiếu đoàn kết với nhau, Lý Thiên Bảo muốn tạo dựng cơ nghiệp riêng, không chung vai sát cánh với người em để tiêu trừ quân thù nên thế lực bị suy yếu trước sức mạnh của đối phương.

                              Lý Nam Ðế nổi dậy chống ách thống trị của nhà Lương, dựng nên cơ nghiệp nhà Tiền Lý, tuy chỉ trong thời gian ngắn nhưng đã thể hiện chí khí quật cường, nổi dậy đánh đuổi quân giặc. Ðể tưởng nhớ bậc tiền nhân, có hàng trăm ngôi đền, miếu thờ Lý Nam Ðế và các tướng quân ở miền Bắc.

                              Ghi lại hình ảnh của Lý Nam Ðế, sách “Khâm Ðịnh Việt Sử nhận xét: “Tuy Lý Nam Ðế không đủ sức chống chọi với giặc mạnh, việc lớn không thành, nhưng thừa thế dấy binh, tự xưng làm vua, mở đường tự chủ cho nhà Ðinh, nhà Hậu Lý về sau nầy, há chẳng phải là vẻ vang to tát lắm sao”.

                              Trong “Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca” đã ghi: “Kể từ Ngô Tấn lại đây Hai trăm mười bốn nam chày cát phân Cỏ cây han chứa bụi trần, Thái bình mới có Lý Phần hưng vương, Vốn xưa nhập sĩ nước Lương, Binh qua gặp lúc phân vương lại về Cừu dân đã quyết lời thề Văn thần, võ tướng ứng kỳ đều ra Tiêu Tư nghe gió chạy xa Ðông Tây muôn dặm quan hà quét thanh Vạn Xuân mới đặt quốc danh Cải nguyên Thiên Ðức, đô thành Long Biên...”

                              Trải qua năm thế kỷ đất nước bị lệ thuộc, từ Trưng Nữ Vương, Triệu Nữ Vương đến Lý Nam Ðế có nhiều cuộc nổi dậy nhưng chỉ thu hẹp địa phương, chưa tạo dựng được ảnh hưởng rộng lớn, chưa đánh bật được thế mạnh của ngoại xâm nên suốt thời gian dài đó, trang sử nước nhà chỉ để lại ít hình ảnh tiêu biểu nêu trên.

                              VươngTrùng Dương
                              Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 10-03-2011, 06:04 PM.
                              ----------------------------

                              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom