Thiếu nữ khoả thân Hà Nội Xưa & Thả thơ vào tranh
NTT: Cứ tưởng đến thời “hội nhập” này thiếu nữ Hà Nội mới dám chơi ảnh khỏa thân (mà vẫn còn dấu dấu diếm diếm). Thì đây, từ vài thế kỷ trước, các thiếu nữ Hà Thành đã dũng cảm phô bày toàn thân thể trước ống kính của các nhà nhiếp ảnh như chẳng có chuyện gì xảy ra. Với bộ sưu tập ảnh “Ký ức Hà Nội xưa” của KTS Đoàn Bắc và nhà giáo Đoàn Thịnh, các thiếu nữ Hà Thành của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã hiện ra trong một triển lãm ở chợ Hàng Da với những vẻ đẹp xưa. Có nhiều người xem đã nói lời “bái phục các cụ”.
Còn tôi, xin hầu quý vị mươi tấm ảnh với những đường cong gợi cảm vừa được nhà văn Đoàn Tử Huyến chuyển đến qua mail…
Lời thêm!
Khi xem những bức ảnh tư liệu quí hiếm này, tôi mới hiểu mình thêm. Tôi mới biết mình quả là đã già rồi, đã thuộc vào thế hệ cũ rồi.
Cho dù rất muốn đột phá, rất muốn mới, rất muốn bươn chải nhận thức về cái đẹp của mình cho kịp với lớp trẻ. Nhưng vô ích thôi, cái trình độ thấu cảm thẩm mỹ của mình đã quá lạc hậu rồi, hoài cổ lắm rồi, đã “ăn mày dĩ vãng” rồi. Có cố gắng bao nhiêu cũng chẳng thể nào khá hơn được. Khi cái xưa cũ đã bám sâu cội rễ vào trong tiềm thức của mình. Thì có cố đưa đẩy, có cố oằn mình trăn trở cũng không thể nào bắt nhịp với thời đại được.
Có cô bạn trẻ nói với tôi rằng, Thơ của tôi viết như một bức tranh trừu tượng được vẽ dưới thủ pháp của một họa sĩ cổ điển. Có lẽ cô ấy nói đúng. Tôi không thể nào trằn mình ra khỏi ranh giới của một tâm hồn cổ lụy. Tôi xưa rồi.
Bằng chứng hùng hồn nhất là nhìn những bức ảnh này, tôi cảm thấy cái vẻ đẹp của người phụ nữ ngày xưa, những đường cong huyền nhiệm của phái yếu ngày xưa vẫn đằm thắm và ngọt ngào uyên nhiên, kiều mỵ hơn rất nhiều, rất, rất, rất nhiều lần hơn cái vẻ đẹp tân thời của những hoa hậu, những người đẹp, những cô chân dài thời nay. Nhìn họ tôi hoàn toàn không còn ám ảnh buồn nôn bởi những nét đẹp son phấn diêm dúa giả tạo, những cảm giác ớn lạnh vì silicon, vì dao kéo nữa.
Kể cả lúc thẩm thấu nghệ thuật nhiếp ảnh, tôi vẫn cảm thấy những bức ảnh này tuyệt hảo hơn rất nhiều những bức ảnh photo shop của những nghệ sĩ nhiếp ảnh ngày nay. Tôi già rồi, cằn cỗi thật rồi.
17.11.10
KDP
Nguồn : 404 Not Found
Khi xem những bức ảnh tư liệu quí hiếm này, tôi mới hiểu mình thêm. Tôi mới biết mình quả là đã già rồi, đã thuộc vào thế hệ cũ rồi.
Cho dù rất muốn đột phá, rất muốn mới, rất muốn bươn chải nhận thức về cái đẹp của mình cho kịp với lớp trẻ. Nhưng vô ích thôi, cái trình độ thấu cảm thẩm mỹ của mình đã quá lạc hậu rồi, hoài cổ lắm rồi, đã “ăn mày dĩ vãng” rồi. Có cố gắng bao nhiêu cũng chẳng thể nào khá hơn được. Khi cái xưa cũ đã bám sâu cội rễ vào trong tiềm thức của mình. Thì có cố đưa đẩy, có cố oằn mình trăn trở cũng không thể nào bắt nhịp với thời đại được.
Có cô bạn trẻ nói với tôi rằng, Thơ của tôi viết như một bức tranh trừu tượng được vẽ dưới thủ pháp của một họa sĩ cổ điển. Có lẽ cô ấy nói đúng. Tôi không thể nào trằn mình ra khỏi ranh giới của một tâm hồn cổ lụy. Tôi xưa rồi.
Bằng chứng hùng hồn nhất là nhìn những bức ảnh này, tôi cảm thấy cái vẻ đẹp của người phụ nữ ngày xưa, những đường cong huyền nhiệm của phái yếu ngày xưa vẫn đằm thắm và ngọt ngào uyên nhiên, kiều mỵ hơn rất nhiều, rất, rất, rất nhiều lần hơn cái vẻ đẹp tân thời của những hoa hậu, những người đẹp, những cô chân dài thời nay. Nhìn họ tôi hoàn toàn không còn ám ảnh buồn nôn bởi những nét đẹp son phấn diêm dúa giả tạo, những cảm giác ớn lạnh vì silicon, vì dao kéo nữa.
Kể cả lúc thẩm thấu nghệ thuật nhiếp ảnh, tôi vẫn cảm thấy những bức ảnh này tuyệt hảo hơn rất nhiều những bức ảnh photo shop của những nghệ sĩ nhiếp ảnh ngày nay. Tôi già rồi, cằn cỗi thật rồi.
17.11.10
KDP
Nguồn : 404 Not Found
THẢ THƠ VÀO TRANH KHỎA THÂN
(Nhạc Từ Công Phụng
Tiếng đàn Vô Thường
Tiếng đàn Vô Thường
Luân Hoán thực hiện)
Comment