• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những người tu hành khổ hạnh ở Nepal

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những người tu hành khổ hạnh ở Nepal

    Mít ơi , tu đâu cũng được - đừng qua Nepal tu vì nước ở đấy mắc loắm , Mít nhá !!!



    Những người tu hành khổ hạnh ở Nepal

    Nếu bạn có dịp ngao du Nepal (Ấn Độ), bạn sẽ bắt gặp những người đàn ông trung niên có bề ngoài rách rưới, trên mặt tô các hoa văn sặc sỡ, đó đích thị là những Baba (có nghĩa là một vị thánh), được coi là thiên sứ của thần linh và nhận được sự kính trọng của người dân.

    Thành phố Nepal thì không có gì ấn tượng, đường phố bụi bẩn, xe cộ cũ kỹ, nhiều xe lam, xe buýt thì lèn kín người (nếu ở VN chắc đã bị cảnh sát GT phạt). Nhưng ấn tượng chính là các vị tu sĩ Nepal thường tụ tập bên ngoài ngôi đền Pashupati.


    Những thầy tu khổ hạnh theo Ấn Độ giáo thường xuất hiện trên các con phố của thủ đô Kathmandu (Nepal).


    Nếu được họ chấm trên trán một nốt ruồi may mắn, bạn sẽ phải trả cho họ 10 đến 20 rupee.




    Phần lớn các tu sĩ có tuổi trên 40 và ở trần, được phủ lên người một lớp tro than hoặc thậm chí là tro của người chết. Họ hầu như chẳng có một tài sản gì ngoài một cái bát.




    Từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm tại lễ thần Shiva, rất nhiều tu sĩ đổ về thủ đô Kathmandu, có lúc hơn 10.000 người. Những người này thường tập trung khoảng một tháng rồi mới dần dần rời đi.



    Đặc điểm nhận dạng: họ là những người đàn ông trung niên có bề ngoài rách rưới, trên mặt tô vẽ các hoa văn sặc sỡ.


    Các tu sĩ nhiều năm không tắm không rửa, tóc được búi qua loa trên đầu và râu được buộc lại.


    Những người này chỉ tắm hai lần trong đời, đó là lúc sinh ra và lúc chết đi, do vậy trên người luôn bốc mùi khó chịu.



    Trên mặt họ vẽ nhiều hoa văn có màu sắc khác nhau tượng trưng cho các giáo phái.


    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Có lần được coi một đoạn phim tài liệu về người muốn đi tu ở bên Ấn độ. Bà ta ngồi giữa phố đông, mỗi người đến cầm một ít tóc của bà ta giật cho rung. Bà ta phải ngồi đó chịu đựng cho đến khi nào trọc hết tóc thì thôi. Người cầm nhiều người cầm ít, nhìn đầu bà ta tóe máu, sợ lắm! Êu ôi, tu kiểu đó em không ham. Em nghĩ đâu có cái đạo nào biểu người ta làm vậy. Chỉ có con người tự nghĩ ra thôi.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
      Có lần được coi một đoạn phim tài liệu về người muốn đi tu ở bên Ấn độ. Bà ta ngồi giữa phố đông, mỗi người đến cầm một ít tóc của bà ta giật cho rung. Bà ta phải ngồi đó chịu đựng cho đến khi nào trọc hết tóc thì thôi. Người cầm nhiều người cầm ít, nhìn đầu bà ta tóe máu, sợ lắm! Êu ôi, tu kiểu đó em không ham. Em nghĩ đâu có cái đạo nào biểu người ta làm vậy. Chỉ có con người tự nghĩ ra thôi.

      chắc bà ấy đang nhờ mọi người nhổ tóc để đi tu hoặc chữa bệnh nhức đầu của mình. Ở Ấn độ có nhiều kiểu chữa bệnh khủng khiếp loắm...


      Ấn Độ chữa bệnh hay hành xác đây ???

      Một số giáo sĩ tin rằng, chỉ cần giẫm thật mạnh lên cổ và chân đứa trẻ, bệnh cúm sẽ tiêu tan.



      Phương pháp hành xác để trị bệnh

      Jamun Yadav, 50 tuổi, sống ở miền Đông Ấn Độ đã bị bắt vì hành nghề chữa bệnh theo kiểu tà thuật quái dị. Yadav, tự nhận mình là tín đồ Hindu giáo và có khả năng truyền năng lượng thông qua đôi bàn chân. Y đã chữa trị bệnh cảm lạnh cho các em bé bằng cách giẫm lên cổ và chân các em.


      Jamun Yadav

      Santosh Singh, người phát ngôn của sở cảnh sát cho hay, cha mẹ những em bé này không hề biết đến phương thức trị bệnh của Yadav nên đã đồng ý cho y trị bệnh. Khi được hỏi về phương pháp này, người đứng đầu Hindu giáo cho biết, ông ta chỉ là người đại diện cho tiếng nói của Đấng tối cao, không có quyền can thiệp vào công việc của bất cứ ai.

      Dù đây chỉ là trường hợp đơn lẻ, song nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tập tục cổ truyền quái dị còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều tín đồ đạo Hindu ở đất nước Ấn Độ. Một đôi chân trần dài 15 cm giẫm đạp lên người trẻ em không thể mang lại sức khỏe và sự may mắn của cuộc đời của chúng.


      Bất chấp sự đau đớn và nguy hiểm cho tính mạng trẻ nhỏ

      Sự việc gần đây thu hút được nhiều sự quan tâm là trường hợp của Nek Singh, đứng đầu tộc người Ấn Độ. Người này trị bệnh bằng cách đánh đập dã man vào các con bệnh với phương châm “bệnh càng nặng thì càng phải đánh mạnh”. Singh nhận chữa trị mọi loại bệnh, kể cả ung thư. Điều đặc biệt, tất cả các ‘con bệnh’ đều là nữ. Trưởng tộc này khẳng định, ông có mối quan hệ mật thiết với thánh Kali. Chính thánh đã ban cho ông sức mạnh và năng lượng hóa giải mọi bệnh tật thông qua các trận đòn dã man.


      ****************

      Thêm một kiểu hành xác trẻ em cũng nguy hiểm không kém: Thả đứa trẻ từ trên cao rơi xuống một tấm vải bên dưới có người đỡ, sau đó đứa trẻ được trả về với mẹ. Lũ trẻ la hét và lộ rõ nỗi khiếp sợ lúc bị treo trên không trước khi rơi xuống độ cao 15m.

      Nghi lễ kỳ lạ này diễn ra ở làng Harangal, Parbhani, tỉnh Maharashtra, Ấn Độ, có truyền thống từ gần 500 năm nay của những người theo đạo Hindu và đạo Hồi. Họ tin rằng, việc các em bé bị rơi sẽ đảm bảo sức khỏe và sự thịnh vượng cho gia đình của chúng.





      Đứa trẻ trước khi bị rơi. Ảnh: Fox News.

      Hàng trăm người đứng phía dưới khi bọn trẻ bị ném. Sau khi rơi xuống tấm ga được một nhóm 14 người đàn ông giữ, em bé được chuyển nhanh qua đám đông và tới người mẹ.




      Em bé chỉ vừa biết đi rơi xuống chiếc giường, từ độ cao 15m. Ảnh: Fox News.

      Theo Daily Mail, một nghi lễ khác cũng diễn ra cùng ngày ở Sholapur, cách 280 dặm về phía nam của thành phố Mumbai. Hàng trăm em bé còn ẵm ngửa rơi từ trên mái nhà thờ Hồi giáo Baba Umer Durga. Một số đứa trẻ khác được treo sau lưng người mộ đạo trong khi ông ta tụt từ trên mái nhà xuống đất. Các quan chức trong làng thông báo với đài truyền hình địa phương, không có bé nào bị thương trong nghi lễ này.




      Với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở vùng nông thôn Ấn Độ, nhiều người viện đến nghi lễ kỳ quặc và nguy hiểm này vì tin có thể mang lại sức khỏe cho bọn trẻ. Những nhà hoạt động nhân quyền ở Ấn Độ kịch liệt lên án các tập tục ném em bé. Ranjana Kumari, một nhà hoạt động ở New Delhi, chia sẻ: "Hoàn toàn sai lầm khi thực hiện nghi thức này. Nó phản ánh sự thiếu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khiến những người dân hành động một cách phi lý".

      Hình ảnh những em bé ở làng Sholapur bị ném từ mái nhà thờ Hồi giáo. Ảnh: Fox News:



      Một người mộ đạo chuẩn bị thả đứa trẻ xuống.



      Đứa trẻ khác bị treo lên lưng người đàn ông trong khi ông ta tụt xuống.



      Em bé khóc nức nở sau khi bị ném.



      Nỗi khiếp sợ trên khuôn mặt của đứa trẻ chuẩn bị rơi

      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom