ÔNG BA-CANG Ở LÀNG PHÚ-MỸ.
của Phan-Vinh
1.-Thời Thực-dân Phong-kiến ở làng Phú-Mỹ có một gia-đình địa-chủ ông bố hay chữ Hán thuộc hạng thông-thái nhất trong làng thời còn trẻ làm Lý-Trưởng, hét ra lửa dân làng ai-ai thấy ông cũng khiếp vía. Khi tuổi cao làm chức-sắc đứng hàng tiên-chỉ. Sinh ba người con, hai gái một trai, phong-tục thời xưa trọng nam khinh nữ, hai chị em gái không cho đi học chữ, cho học thêu-thùa may vá, công việc đồng-áng, nội-trợ, đến khi khôn lớn trưởng-thành gã lấy chồng hết. Cang là một cậu ấm đẹp trai, được bố mẹ nuông-chiều như trứng, nhưng đầu-óc quá khờ-khạo, thích rong chơi, lười-biếng không chịu học hành.
2.-Khi tuổi còn thơ, bố mẹ mướn thày dạy chữ Hán cho cậu tại nhà sáu năm trời, cậu học trước quên sau, chữ trả cho thày, mất công tốn cũa chẵng được tích sự gì. Sau thời Đông-du phục-quốc của cụ Phan-Sào-Nam chữ Quốc-ngữ có chiều-hướng thịnh-hành hơn, bố mẹ cậu lại cho cậu đến trường học chữ Quốc-ngữ, cậu đi học liên-tục hơn mươi năm mà thi lấy mảnh bằng yếu-lược cũng chẵng đậu, gia-đình sợ mất mặt với làng xóm, ông bố phải chạy-chọt lo-lót mới thi đỗ được cái bằng yếu-lược, cậu học-hành thì dở, cái tài ve gái thì đứng số một, độ này tuổi cậu dã trưởng-thành, học thua chúng kém bạn, nên mắc cở không chịu đi học nữa, ở nhà đòi bố mẹ cưới vợ, cũng dược nuông-chiều cưới cho câu một cô vợ con nhà có ăn học đẹp gái thông-minh tương xứng thông-gia đôi bên gia-đình cùng môn-đăng hộ-đối. Vợ chồng cậu vẫn chung sống với cha mẹ, tính-tình thật-thà theo phong-tục làng quê, còn vợ cậu thì khôn-ngoan lanh-lẹ biết đảm-đang giao-tiếp, Một ngày nọ chị Kiểng vợ cậu nghe bạn-bè kể lại rằng:
-Con nhà giàu có ăn học, đi ra làng xã hội hè đình đám, chỉ biết ăn no rồi ra về thua kém một người nông-dân chất-phác không được học-hành, thật là không biết xấu-hổ. Nếu cứ để suốt đời như vậy thì cũng được thôi, có câu tục ngữ người xưa nói rằng :
Nói ít lỗi ít, nói nhiều lỗi nhiều, không nói gì thì không có lỗi.
Ông già cũa anh dạo này cũng yếu hay bệnh-tật đau-ốm làm biếng đi lại, không thích giao-dịch hội-hè đình-đám nữa, nên anh phải thay thế.
Nhưng ở đời biển lặng cũng có ngày nổi sóng, chị vợ khuyên chồng:
-Chữ nghĩa thì anh đã được cha mẹ cho ăn học ít nhiều, anh cần phãi học ăn, học nói, học gói, học mở cho kịp chúng bạn, để nở mặt mày với gia-đình vợ con, làng xã. Anh chồng hứa với vợ:
-Năm nay lể hội đình làng anh sẽ trổ tài ăn nói cho em hài lòng.
Đến ngày hội làng tế-tự Thần-linh xong, khi đến lượt được phép ngồi vào bàn tiệc, bạn-bè ngồi chung bàn họ ăn nói có văn-hoá lễ-độ thật vui-vẻ. Riêng mình anh từ đầu đến gần cuối tiệc, chỉ biết chăm-chú ăn uống, chẳng nghĩ ra được câu chuyện gì để giúp vui cùng bạn-bè, nhớ lại lời khuyên cũa vợ anh cảm thấy xấu-hổ, lặng-lẽ bước ra ngoài cửa suy-nghỉ kiếm dề tài để phát ngôn.
Anh nhìn quanh khuôn-viên đình làng hồi lâu, trông thấy một bụi tre “trúc” to tướng, anh chợt nghĩ ra câu nói động trời và chết người như sau :
-Anh trở lại bàn tiệc, làm bạo nói lớn xin làng cho tôi có ý-kiến. Làng cho phép, anh nói:
-Tôi nhận thấy bụi tre của làng này to quá, nếu đốn xuống gông cả làng cũng vẫn còn thừa.
Anh vừa dứt lời, cả làng la lên cái anh nầy nói chuyện xui-xẻo, làng ta có tội gì mà anh đòi đốn tre gông cả làng chứ?
Các vị bô-lão ra lệnh cho trai-tráng bắt trói lại đánh một trăm hèo cảnh-cáo, phạt vạ một mâm trầu rượu và năm đồng bạc. Nếu không nộp phạt nhanh-chóng, sẽ dẫn độ lên cai tổng bỏ tù. Anh nhắn tin về nhà vợ anh lo đủ lể-vật đem đến nộp phạt, rồi xin lỗi làng mới cho lãnh chồng về.
Đến nhà vợ la chồng:
-Anh thật là ngớ-ngẩn, hết chi chuyện nói mà anh đi nói cái câu động trời như vậy, chị ta la to:
-Chồng ơi là chồng, ngu ơi là ngu. Anh ta nói lại:
-Cũng tại em đó thôi.
Ông bố đang uống rượu nhà trên, nghe hai vợ chồng cãi nhau , đi xuống hỏi cho ra lẽ, nghe con dâu kể lại, ông tức-bực chửi môt trận, rồi ứng khẩu thành thơ dạy anh tám câu thơ lục bát:
-Biết thì ăn nói đàng-hoàng
Không thì dựa cột đình làng mà nghe
Chớ nên nhìn thấy bụi tre
Nghĩ ra câu chuyện đốn tre gông làng
Vợ con cha mẹ bàng-hoàng
Xùm-xì to nhỏ xóm làng cười-chê
Im-lặng ăn uống ra về
Bày trò ăn nói kẻ chê người cười.
Từ đây về sau anh ta bị mất thể-diện và uy-tín với bà con xóm làng.
oOo
Thời-gian lặng-lẽ trôi qua đến năm 1945-1946 tình-thế thay-đổi , kinh-tế xuống cấp cửa-nhà sa-sút, cha mẹ anh đã già yếu đến lúc suy-sụp anh chẵng có cái nghề-nghiệp gì, con cái nhà nông mà không biết cầm cày cầm cuốc thì làm sao mà sống được. Ở nhà ăn bám cha mẹ vợ con, ra xã-hội ăn bám bạn-bè, anh đánh hơi nghe tiếng bà con, bạn-bè làng xóm, có ai đụng dao đụng thớt làm thịt cầy hoặc thịt trâu già mất sức kéo, mò đến xía vào làm một bụng. Lúc túng quẩn anh trổ tài chôm-chỉa đạo chích sống qua ngày. Có khi xui-xẻo bị bà con phác-giác bắt quả tang, nhận thấy hoàn-cảnh của anh quá khốn-đốn nên cũng thông-cảm tha cho. Vợ con thì đau-ốm liên-tục, không có tiền thang-thuốc, vợ phải lìa đời khi tuổi còn đang trẻ, mới sinh ba mặt con, sau ngày vợ anh mất, bố mẹ anh hết người nương-tựa, buồn-rầu đau-ốm rồi cũng qua đời hết, bỏ lại một mình anh gà trống nuôi ba đứa con dại, hai đứa bé đói-khát bịnh-tật cũng theo mẹ về âm-phủ, còn lại được đứa con gái đầu lòng sống với anh.
oOo
Sau ngày đình-chiến năm 1954 được yên-ổn dân-chúng hồi-cư về làng làm ăn phục-hồi kinh-tế. Con gái anh cũng lớn lên nhờ được. Dạo này tuổi của anh cũng gần năm mươi. Ông đi theo mụ Hồng góa chồng, mụ nầy rất khỏe-mạnh siêng-năng, rước về ăn ở với nhau, thế là vợ và con gái đi làm nuôi ông, ông là con người lười-biếng có hạng, tuổi trẻ sống nhờ cha mẹ, khi lớn tuổi sống nhờ vợ con.” Câu tục ngữ dân-gian thường nói :
-Khi làm chẳng thấy lão đâu,
khi ăn thì lão đứng đầu tiên-khai.
Ông sống vô tích sự, làm ô-uế xã-hội.
Sau tết Mậu-Thân năm 1968, chiến-tranh leo thang ác-liệt, con gái ông đã có chồng, cô thoát-ly theo chồng vào mật-khu chống Mỹ bị bom đạn hy-sinh cả chồng lẫn vợ.
Mụ Hồng vợ chắp-nối của ông dạo nầy già-yếu bệnh-hoạn, cửa nhà cũng tan-nát vì chiến-tranh, không làm ăn gì được, chồng thi chiêu, buồn-rầu đau-ốm cũng qua đời. Bỏ lại cho ông hai người con khôn lớn nhờ được, năm 1975 miền nam được giải-phóng, thống-nhất đất-nước. Người con trai lấy vợ ra riêng, còn lại cô con gái lỡ thời ở với ông. Hồi-cư về làng che một cái chòi tranh cha con trú-ngụ.
Những ngày mới giải-phóng, kinh-tế nói chung rất khó-khăn. Ruộng đất của ông già để lại xung vào làm ăn tập-đoàn, tập-thể. Ông Ba Cang lúc này đã già-yếu, một mình cô con gái đi làm nghề nông ăn công tính điểm làm sao nuôi đủ hai khẩu, cái khó khăn trước mắt, con gái ông còn đèo-bồng, không chồng mà chửa, rồi sinh con, ôm con dại.
Thì thử hỏi lấy gì mà sống. Bà con làng xóm trông thấy gia-đình ông thật là thê-thảm, lúc này cha con ông sống nhờ vào cứu-trợ của bà con đoàn-thể bữa khoai lang, bữa cháo sắn sống qua ngày.
oOo
Thời gian mười năm, tính từ ngày giải-phóng, đất nước được đổi mới dân làng ăn nên làm ra, già trẻ gia-đình nào cũng sửa-sang nhà-cửa, kẻ có tiền nhiều xây-dựng khang-trang, người còn khó-khăn họ cũng sửa-chữa tương đối, quê-hương miền Trung thường mưa bão khắc-nghiệt quý-vị độc-giả cũng thường nghe. Cha con ông chỉ ở túp lều xiêu vẹo dột nát đến mùa mưa bão trông thật là thảm-thương. Thuộc vào diện xóa dói giảm nghèo ăn bữa hôm, thiếu bữa mai, công đâu, tiền đâu mà có vật-liệu sửa lại nhà cửa.
Khi có chính-sách nhà nước Xã-Hội Chủ-Nghĩa tặng nhà tình-thương đợt đầu tiên cho hộ xóa đói giảm nghèo không có khả năng làm nhà.
Xã cấp cho ông mấy chục tấm tôn và một số xi-măng, ông đi nhờ anh em bà con đúc cho ông một nếp cột xi-măng cốt sắt, ông cũng đi nhờ anh em lối xóm xúm lại dựng giúp ông cái nhà mới, cột xi măng kèo đòn tay bằng gỗ, trên lợp tôn, vây chung quanh vách bằng tranh lá kín-đáo được hơn vài chục mét vuông, cha con ông có một cái nhà ở khỏi bị mưa dột, tạm ổn cho cha con, ông cháu sống qua ngày.
Năm 2003, đất nước trên đà phát-triển nhà nước mở-mang đường-xá giao-thông, dùng máy-móc hiện-đại, ông Ba-Cang năm nay dã quá già, mắt mờ tai điếc nhưng bản chất còn hiếu-kỳ, thấy chiếc xe hủ-lô đang làm đường quốc-lộ 1A đậu nghỉ giải-lao tài-xế vẫn ngồi trên xe uống nước, ông bước vào bánh xe sau để sờ-mó, anh tài-xế chẳng nhìn thấy, de xe lui đằng đường, đằng nhằm ông dẹp lép như chiếc bánh tráng, thế là kết-liễu cuộc đời ông Ba-Cang.
Ông sống thượng thọ 82 tuổi.
Tai nạn này công-bằng mà nói, bác tài-xế xe hủ-lô chẵng có lỗi, mà lỗi là do người sờ xe gây ra.
Nhưng vì lòng nhân-dạo, thương ông cụ già chết thê-thảm không toàn thây.
Chủ thầu cũng thương-lượng với gia-đình nạn-nhân giúp-đỡ một cỗ quan-tài, một số ngân-khoản, để hiếu-chủ lo ma-chay tống-táng.
oOo
-Hay dở, đúng sai, tốt hoặc xấu. Ông cũng là một vị Lão-Thành trong làng, nghĩa-tử là nghĩa-tận, làng cũng mang chiêng, trống đến gia-đình hiếu-chủ dể treo lệnh, các cụ Phụ-lão phãi chia phiên nhau trực để đánh “lệnh đánh chiêng trống”, khi có khách hành-hương đến phúng-điếu, hoặc nghi-thức cúng-bái đám ma do hiếu-chủ yêu-cầu.
-Xóm-giềng, Làng, Xã, Mặt-Trận, Đoàn-thể địa-phương cũng đến thăm-viếng phúng-điếu.
-Ngày đưa đám, nhiêm-vụ cũa Đoàn-thể Nông-Dân, Thanh-Niên vác đòn Rồng đến kết lại thành một dàng khiêng, chọn lựa một số khoẽ mạnh gánh-vác được, lập thành một Đội Âm-Công, cử một ông đứng tuổi có năng-khiếu làm Cai-Dang “Đội-Trưởng”, để chỉ-huy toàn đội vào sân bái quan, đánh cặp sanh ra lệnh toàn đội chạy Cửu-Long, Tứ-Trụ xong, rẻ trái phãi hai hàng dọc, rồi ra hiệu lệnh tiến vào nhà nhắc quan-tài ra để lên dàng khiêng, theo lệnh cũa Cai-Dang cã Đội bước vào vị trí của mình, Cai Dang đánh nhịp cặp sanh từ-từ nâng dàng khiêng lên vai rồi đi ra đồng đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng, mới hoàn thành nhiệm-vụ của làng-xóm phục-vụ cho người quá-cố.
-Sau khi hạ huyệt xong, cã Đội tháo bộ tuồng-đòn ra vác về để tại đình làng, rồi ai về nhà nấy, không đuợc ăn-uống nhậu-nhẹc tại nhà héo.
-Đó là phong-tục tập-quán ngày xưa và luật-lệ thời nay cũa làng Phú-Mỹ.
Ông là con trai độc nhất được sinh ra trong gia-đinh địa-chủ giàu-có, cường-hào, thời thực-dân phong-kiến, được cha mẹ nuông-chiều, muốn gì dược nấy, thuở còn bé chẳng chịu học-hành, rong chơi lêu-lỏng, đến tuổi mới lớn, thì đam mê mèo chuột, gái trai, biết yêu đương quá sớm, bị chi-phối đầu-óc làm sao mà tiếp thu chữ-nghĩa được nữa.
Cuộc đời ông được sung-sướng nhất từ lúc mẹ ông sinh ra, cho đến ngày được cha mẹ cưới vợ cho ông, thời-gian này khoảng 18 hay là 19 năm mà thôi.
Đén lúc hết thời hưng-thịnh của ông bố. Từ đó về sau, Ông ta toàn gặp những điều bất-hạnh .
oOo
3.-Con người khi có tiếng khóc chào dời còn tệ hơn con vật, loài vật khi được sinh ra đã có tất cả môi-trường để sống.
Ví dụ : Con cá có nước đầy vi-khuẩn, con chim có rừng đầy côn-trùng sâu-bọ, con trâu con bò thì có đồng cỏ để ăn v.v.
Con người chào đời chẳng có cái gì ? Chỉ hai bàn tay trắng mà thôi.
Khi còn thơ-ấu nhờ cha mẹ nuôi dưỡng cho ăn, cho bú, lên ba, lên bốn tuổi dạy-dỗ, đưa vào trường lớp cho học-hành, ước mong sau này con của mình được thành-dạt. Vào đời có chút vốn-liếng làm ăn, khôn-ngoan biết ăn ở, đối-nhân xử-thế, làm người cho ra người.
Có bằng cấp văn-hóa, nghề-nghiệp cao-cấp, thì làm sao mà nghèo đói nổi. Từ ngàn xưa cho đến nay, những người quyền cao chức trọng, giàu-sang phú-quý lâu bền, lưu-truyền nhiều thế-hệ cho con cháu, nhờ chịu khó học-tập lao-động rèn-luyện thân-thể trau-dồi đạo-đức, có kiến-thức văn-hóa cao-siêu và uy-tín với gia-đình xã-hội mới được như vây.
Thế-hệ bây giờ đang sống trong thế-kỷ 21, đất nước được hòa-bình, độc-lập, thống-nhất 31 năm nay, đang trên đà phát triển mọi mặt, để hội nhập vào thương-mại thế-giới, tiến lên dân giàu nước mạnh, xã-hội văn-minh.
Con người ước muốn giàu-sang danh-vọng, được vui tươi, sống hạnh-phúc.
Thế-hệ trẻ bây giờ nên cố gắng chăm-chỉ học-hành đỗ-đạt thành tài, sau này mới mong sung-sướng được. Ở trên đời nầy mọi cái đều phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt, nếu cần phải hy-sinh xương-máu, mới có giá-trị tồn-tại lâu-bền.
Nếu ai đó vô ý thức, quen lối sống ăn bám gia-đình xã-hội, làm những việc bất-lương bất-chính, phải mau-mau hối cải, làm lại cuộc đời cũng không muộn, con người đủ sức-khỏe có thể sống tới trăm năm.
Sống đời thừa vô tích sự, một thứ cặn-bã gánh nặng cho gia-đình, xã-hội, như Ba-Cang, khi sống cũng như lúc chết, thì chẳng nên sống làm gì cho đến thượng thọ.
Người ta sinh một lần rồi chết cũng một lần. Có câu tục ngữ nói rằng :
-Hổ chết dể da, người ta chết để tiếng”. Những kẻ dốt-nát tiểu-nhân, sống hành-động bất chính, khi chết rồi còn để lại tiếng xấu xa.
Người có chí học-hành cao-siêu, khôn-ngoan đúng mực, sống cứu nhân độ-thế, khi đến thời-kỳ cõi Tiên ghi tên vào sổ, được thăng Thiên, hoặc tiêu-diêu nơi miền Cực-Lạc, hay là về với Ông Bà, đều được ân đền lập lăng miếu để thờ, rạng danh cho gia-tộc, tiếng thơm lưu truyền đến nghìn năm muôn thuở.
Thế hệ con cháu sau này nên lấy đó làm gương.
HẾT
(Viết xong bản thảo ngày 05 tháng 11 năm 2006.)
a
của Phan-Vinh
1.-Thời Thực-dân Phong-kiến ở làng Phú-Mỹ có một gia-đình địa-chủ ông bố hay chữ Hán thuộc hạng thông-thái nhất trong làng thời còn trẻ làm Lý-Trưởng, hét ra lửa dân làng ai-ai thấy ông cũng khiếp vía. Khi tuổi cao làm chức-sắc đứng hàng tiên-chỉ. Sinh ba người con, hai gái một trai, phong-tục thời xưa trọng nam khinh nữ, hai chị em gái không cho đi học chữ, cho học thêu-thùa may vá, công việc đồng-áng, nội-trợ, đến khi khôn lớn trưởng-thành gã lấy chồng hết. Cang là một cậu ấm đẹp trai, được bố mẹ nuông-chiều như trứng, nhưng đầu-óc quá khờ-khạo, thích rong chơi, lười-biếng không chịu học hành.
2.-Khi tuổi còn thơ, bố mẹ mướn thày dạy chữ Hán cho cậu tại nhà sáu năm trời, cậu học trước quên sau, chữ trả cho thày, mất công tốn cũa chẵng được tích sự gì. Sau thời Đông-du phục-quốc của cụ Phan-Sào-Nam chữ Quốc-ngữ có chiều-hướng thịnh-hành hơn, bố mẹ cậu lại cho cậu đến trường học chữ Quốc-ngữ, cậu đi học liên-tục hơn mươi năm mà thi lấy mảnh bằng yếu-lược cũng chẵng đậu, gia-đình sợ mất mặt với làng xóm, ông bố phải chạy-chọt lo-lót mới thi đỗ được cái bằng yếu-lược, cậu học-hành thì dở, cái tài ve gái thì đứng số một, độ này tuổi cậu dã trưởng-thành, học thua chúng kém bạn, nên mắc cở không chịu đi học nữa, ở nhà đòi bố mẹ cưới vợ, cũng dược nuông-chiều cưới cho câu một cô vợ con nhà có ăn học đẹp gái thông-minh tương xứng thông-gia đôi bên gia-đình cùng môn-đăng hộ-đối. Vợ chồng cậu vẫn chung sống với cha mẹ, tính-tình thật-thà theo phong-tục làng quê, còn vợ cậu thì khôn-ngoan lanh-lẹ biết đảm-đang giao-tiếp, Một ngày nọ chị Kiểng vợ cậu nghe bạn-bè kể lại rằng:
-Con nhà giàu có ăn học, đi ra làng xã hội hè đình đám, chỉ biết ăn no rồi ra về thua kém một người nông-dân chất-phác không được học-hành, thật là không biết xấu-hổ. Nếu cứ để suốt đời như vậy thì cũng được thôi, có câu tục ngữ người xưa nói rằng :
Nói ít lỗi ít, nói nhiều lỗi nhiều, không nói gì thì không có lỗi.
Ông già cũa anh dạo này cũng yếu hay bệnh-tật đau-ốm làm biếng đi lại, không thích giao-dịch hội-hè đình-đám nữa, nên anh phải thay thế.
Nhưng ở đời biển lặng cũng có ngày nổi sóng, chị vợ khuyên chồng:
-Chữ nghĩa thì anh đã được cha mẹ cho ăn học ít nhiều, anh cần phãi học ăn, học nói, học gói, học mở cho kịp chúng bạn, để nở mặt mày với gia-đình vợ con, làng xã. Anh chồng hứa với vợ:
-Năm nay lể hội đình làng anh sẽ trổ tài ăn nói cho em hài lòng.
Đến ngày hội làng tế-tự Thần-linh xong, khi đến lượt được phép ngồi vào bàn tiệc, bạn-bè ngồi chung bàn họ ăn nói có văn-hoá lễ-độ thật vui-vẻ. Riêng mình anh từ đầu đến gần cuối tiệc, chỉ biết chăm-chú ăn uống, chẳng nghĩ ra được câu chuyện gì để giúp vui cùng bạn-bè, nhớ lại lời khuyên cũa vợ anh cảm thấy xấu-hổ, lặng-lẽ bước ra ngoài cửa suy-nghỉ kiếm dề tài để phát ngôn.
Anh nhìn quanh khuôn-viên đình làng hồi lâu, trông thấy một bụi tre “trúc” to tướng, anh chợt nghĩ ra câu nói động trời và chết người như sau :
-Anh trở lại bàn tiệc, làm bạo nói lớn xin làng cho tôi có ý-kiến. Làng cho phép, anh nói:
-Tôi nhận thấy bụi tre của làng này to quá, nếu đốn xuống gông cả làng cũng vẫn còn thừa.
Anh vừa dứt lời, cả làng la lên cái anh nầy nói chuyện xui-xẻo, làng ta có tội gì mà anh đòi đốn tre gông cả làng chứ?
Các vị bô-lão ra lệnh cho trai-tráng bắt trói lại đánh một trăm hèo cảnh-cáo, phạt vạ một mâm trầu rượu và năm đồng bạc. Nếu không nộp phạt nhanh-chóng, sẽ dẫn độ lên cai tổng bỏ tù. Anh nhắn tin về nhà vợ anh lo đủ lể-vật đem đến nộp phạt, rồi xin lỗi làng mới cho lãnh chồng về.
Đến nhà vợ la chồng:
-Anh thật là ngớ-ngẩn, hết chi chuyện nói mà anh đi nói cái câu động trời như vậy, chị ta la to:
-Chồng ơi là chồng, ngu ơi là ngu. Anh ta nói lại:
-Cũng tại em đó thôi.
Ông bố đang uống rượu nhà trên, nghe hai vợ chồng cãi nhau , đi xuống hỏi cho ra lẽ, nghe con dâu kể lại, ông tức-bực chửi môt trận, rồi ứng khẩu thành thơ dạy anh tám câu thơ lục bát:
-Biết thì ăn nói đàng-hoàng
Không thì dựa cột đình làng mà nghe
Chớ nên nhìn thấy bụi tre
Nghĩ ra câu chuyện đốn tre gông làng
Vợ con cha mẹ bàng-hoàng
Xùm-xì to nhỏ xóm làng cười-chê
Im-lặng ăn uống ra về
Bày trò ăn nói kẻ chê người cười.
Từ đây về sau anh ta bị mất thể-diện và uy-tín với bà con xóm làng.
oOo
Thời-gian lặng-lẽ trôi qua đến năm 1945-1946 tình-thế thay-đổi , kinh-tế xuống cấp cửa-nhà sa-sút, cha mẹ anh đã già yếu đến lúc suy-sụp anh chẵng có cái nghề-nghiệp gì, con cái nhà nông mà không biết cầm cày cầm cuốc thì làm sao mà sống được. Ở nhà ăn bám cha mẹ vợ con, ra xã-hội ăn bám bạn-bè, anh đánh hơi nghe tiếng bà con, bạn-bè làng xóm, có ai đụng dao đụng thớt làm thịt cầy hoặc thịt trâu già mất sức kéo, mò đến xía vào làm một bụng. Lúc túng quẩn anh trổ tài chôm-chỉa đạo chích sống qua ngày. Có khi xui-xẻo bị bà con phác-giác bắt quả tang, nhận thấy hoàn-cảnh của anh quá khốn-đốn nên cũng thông-cảm tha cho. Vợ con thì đau-ốm liên-tục, không có tiền thang-thuốc, vợ phải lìa đời khi tuổi còn đang trẻ, mới sinh ba mặt con, sau ngày vợ anh mất, bố mẹ anh hết người nương-tựa, buồn-rầu đau-ốm rồi cũng qua đời hết, bỏ lại một mình anh gà trống nuôi ba đứa con dại, hai đứa bé đói-khát bịnh-tật cũng theo mẹ về âm-phủ, còn lại được đứa con gái đầu lòng sống với anh.
oOo
Sau ngày đình-chiến năm 1954 được yên-ổn dân-chúng hồi-cư về làng làm ăn phục-hồi kinh-tế. Con gái anh cũng lớn lên nhờ được. Dạo này tuổi của anh cũng gần năm mươi. Ông đi theo mụ Hồng góa chồng, mụ nầy rất khỏe-mạnh siêng-năng, rước về ăn ở với nhau, thế là vợ và con gái đi làm nuôi ông, ông là con người lười-biếng có hạng, tuổi trẻ sống nhờ cha mẹ, khi lớn tuổi sống nhờ vợ con.” Câu tục ngữ dân-gian thường nói :
-Khi làm chẳng thấy lão đâu,
khi ăn thì lão đứng đầu tiên-khai.
Ông sống vô tích sự, làm ô-uế xã-hội.
Sau tết Mậu-Thân năm 1968, chiến-tranh leo thang ác-liệt, con gái ông đã có chồng, cô thoát-ly theo chồng vào mật-khu chống Mỹ bị bom đạn hy-sinh cả chồng lẫn vợ.
Mụ Hồng vợ chắp-nối của ông dạo nầy già-yếu bệnh-hoạn, cửa nhà cũng tan-nát vì chiến-tranh, không làm ăn gì được, chồng thi chiêu, buồn-rầu đau-ốm cũng qua đời. Bỏ lại cho ông hai người con khôn lớn nhờ được, năm 1975 miền nam được giải-phóng, thống-nhất đất-nước. Người con trai lấy vợ ra riêng, còn lại cô con gái lỡ thời ở với ông. Hồi-cư về làng che một cái chòi tranh cha con trú-ngụ.
Những ngày mới giải-phóng, kinh-tế nói chung rất khó-khăn. Ruộng đất của ông già để lại xung vào làm ăn tập-đoàn, tập-thể. Ông Ba Cang lúc này đã già-yếu, một mình cô con gái đi làm nghề nông ăn công tính điểm làm sao nuôi đủ hai khẩu, cái khó khăn trước mắt, con gái ông còn đèo-bồng, không chồng mà chửa, rồi sinh con, ôm con dại.
Thì thử hỏi lấy gì mà sống. Bà con làng xóm trông thấy gia-đình ông thật là thê-thảm, lúc này cha con ông sống nhờ vào cứu-trợ của bà con đoàn-thể bữa khoai lang, bữa cháo sắn sống qua ngày.
oOo
Thời gian mười năm, tính từ ngày giải-phóng, đất nước được đổi mới dân làng ăn nên làm ra, già trẻ gia-đình nào cũng sửa-sang nhà-cửa, kẻ có tiền nhiều xây-dựng khang-trang, người còn khó-khăn họ cũng sửa-chữa tương đối, quê-hương miền Trung thường mưa bão khắc-nghiệt quý-vị độc-giả cũng thường nghe. Cha con ông chỉ ở túp lều xiêu vẹo dột nát đến mùa mưa bão trông thật là thảm-thương. Thuộc vào diện xóa dói giảm nghèo ăn bữa hôm, thiếu bữa mai, công đâu, tiền đâu mà có vật-liệu sửa lại nhà cửa.
Khi có chính-sách nhà nước Xã-Hội Chủ-Nghĩa tặng nhà tình-thương đợt đầu tiên cho hộ xóa đói giảm nghèo không có khả năng làm nhà.
Xã cấp cho ông mấy chục tấm tôn và một số xi-măng, ông đi nhờ anh em bà con đúc cho ông một nếp cột xi-măng cốt sắt, ông cũng đi nhờ anh em lối xóm xúm lại dựng giúp ông cái nhà mới, cột xi măng kèo đòn tay bằng gỗ, trên lợp tôn, vây chung quanh vách bằng tranh lá kín-đáo được hơn vài chục mét vuông, cha con ông có một cái nhà ở khỏi bị mưa dột, tạm ổn cho cha con, ông cháu sống qua ngày.
Năm 2003, đất nước trên đà phát-triển nhà nước mở-mang đường-xá giao-thông, dùng máy-móc hiện-đại, ông Ba-Cang năm nay dã quá già, mắt mờ tai điếc nhưng bản chất còn hiếu-kỳ, thấy chiếc xe hủ-lô đang làm đường quốc-lộ 1A đậu nghỉ giải-lao tài-xế vẫn ngồi trên xe uống nước, ông bước vào bánh xe sau để sờ-mó, anh tài-xế chẳng nhìn thấy, de xe lui đằng đường, đằng nhằm ông dẹp lép như chiếc bánh tráng, thế là kết-liễu cuộc đời ông Ba-Cang.
Ông sống thượng thọ 82 tuổi.
Tai nạn này công-bằng mà nói, bác tài-xế xe hủ-lô chẵng có lỗi, mà lỗi là do người sờ xe gây ra.
Nhưng vì lòng nhân-dạo, thương ông cụ già chết thê-thảm không toàn thây.
Chủ thầu cũng thương-lượng với gia-đình nạn-nhân giúp-đỡ một cỗ quan-tài, một số ngân-khoản, để hiếu-chủ lo ma-chay tống-táng.
oOo
-Hay dở, đúng sai, tốt hoặc xấu. Ông cũng là một vị Lão-Thành trong làng, nghĩa-tử là nghĩa-tận, làng cũng mang chiêng, trống đến gia-đình hiếu-chủ dể treo lệnh, các cụ Phụ-lão phãi chia phiên nhau trực để đánh “lệnh đánh chiêng trống”, khi có khách hành-hương đến phúng-điếu, hoặc nghi-thức cúng-bái đám ma do hiếu-chủ yêu-cầu.
-Xóm-giềng, Làng, Xã, Mặt-Trận, Đoàn-thể địa-phương cũng đến thăm-viếng phúng-điếu.
-Ngày đưa đám, nhiêm-vụ cũa Đoàn-thể Nông-Dân, Thanh-Niên vác đòn Rồng đến kết lại thành một dàng khiêng, chọn lựa một số khoẽ mạnh gánh-vác được, lập thành một Đội Âm-Công, cử một ông đứng tuổi có năng-khiếu làm Cai-Dang “Đội-Trưởng”, để chỉ-huy toàn đội vào sân bái quan, đánh cặp sanh ra lệnh toàn đội chạy Cửu-Long, Tứ-Trụ xong, rẻ trái phãi hai hàng dọc, rồi ra hiệu lệnh tiến vào nhà nhắc quan-tài ra để lên dàng khiêng, theo lệnh cũa Cai-Dang cã Đội bước vào vị trí của mình, Cai Dang đánh nhịp cặp sanh từ-từ nâng dàng khiêng lên vai rồi đi ra đồng đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng, mới hoàn thành nhiệm-vụ của làng-xóm phục-vụ cho người quá-cố.
-Sau khi hạ huyệt xong, cã Đội tháo bộ tuồng-đòn ra vác về để tại đình làng, rồi ai về nhà nấy, không đuợc ăn-uống nhậu-nhẹc tại nhà héo.
-Đó là phong-tục tập-quán ngày xưa và luật-lệ thời nay cũa làng Phú-Mỹ.
Ông là con trai độc nhất được sinh ra trong gia-đinh địa-chủ giàu-có, cường-hào, thời thực-dân phong-kiến, được cha mẹ nuông-chiều, muốn gì dược nấy, thuở còn bé chẳng chịu học-hành, rong chơi lêu-lỏng, đến tuổi mới lớn, thì đam mê mèo chuột, gái trai, biết yêu đương quá sớm, bị chi-phối đầu-óc làm sao mà tiếp thu chữ-nghĩa được nữa.
Cuộc đời ông được sung-sướng nhất từ lúc mẹ ông sinh ra, cho đến ngày được cha mẹ cưới vợ cho ông, thời-gian này khoảng 18 hay là 19 năm mà thôi.
Đén lúc hết thời hưng-thịnh của ông bố. Từ đó về sau, Ông ta toàn gặp những điều bất-hạnh .
oOo
3.-Con người khi có tiếng khóc chào dời còn tệ hơn con vật, loài vật khi được sinh ra đã có tất cả môi-trường để sống.
Ví dụ : Con cá có nước đầy vi-khuẩn, con chim có rừng đầy côn-trùng sâu-bọ, con trâu con bò thì có đồng cỏ để ăn v.v.
Con người chào đời chẳng có cái gì ? Chỉ hai bàn tay trắng mà thôi.
Khi còn thơ-ấu nhờ cha mẹ nuôi dưỡng cho ăn, cho bú, lên ba, lên bốn tuổi dạy-dỗ, đưa vào trường lớp cho học-hành, ước mong sau này con của mình được thành-dạt. Vào đời có chút vốn-liếng làm ăn, khôn-ngoan biết ăn ở, đối-nhân xử-thế, làm người cho ra người.
Có bằng cấp văn-hóa, nghề-nghiệp cao-cấp, thì làm sao mà nghèo đói nổi. Từ ngàn xưa cho đến nay, những người quyền cao chức trọng, giàu-sang phú-quý lâu bền, lưu-truyền nhiều thế-hệ cho con cháu, nhờ chịu khó học-tập lao-động rèn-luyện thân-thể trau-dồi đạo-đức, có kiến-thức văn-hóa cao-siêu và uy-tín với gia-đình xã-hội mới được như vây.
Thế-hệ bây giờ đang sống trong thế-kỷ 21, đất nước được hòa-bình, độc-lập, thống-nhất 31 năm nay, đang trên đà phát triển mọi mặt, để hội nhập vào thương-mại thế-giới, tiến lên dân giàu nước mạnh, xã-hội văn-minh.
Con người ước muốn giàu-sang danh-vọng, được vui tươi, sống hạnh-phúc.
Thế-hệ trẻ bây giờ nên cố gắng chăm-chỉ học-hành đỗ-đạt thành tài, sau này mới mong sung-sướng được. Ở trên đời nầy mọi cái đều phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt, nếu cần phải hy-sinh xương-máu, mới có giá-trị tồn-tại lâu-bền.
Nếu ai đó vô ý thức, quen lối sống ăn bám gia-đình xã-hội, làm những việc bất-lương bất-chính, phải mau-mau hối cải, làm lại cuộc đời cũng không muộn, con người đủ sức-khỏe có thể sống tới trăm năm.
Sống đời thừa vô tích sự, một thứ cặn-bã gánh nặng cho gia-đình, xã-hội, như Ba-Cang, khi sống cũng như lúc chết, thì chẳng nên sống làm gì cho đến thượng thọ.
Người ta sinh một lần rồi chết cũng một lần. Có câu tục ngữ nói rằng :
-Hổ chết dể da, người ta chết để tiếng”. Những kẻ dốt-nát tiểu-nhân, sống hành-động bất chính, khi chết rồi còn để lại tiếng xấu xa.
Người có chí học-hành cao-siêu, khôn-ngoan đúng mực, sống cứu nhân độ-thế, khi đến thời-kỳ cõi Tiên ghi tên vào sổ, được thăng Thiên, hoặc tiêu-diêu nơi miền Cực-Lạc, hay là về với Ông Bà, đều được ân đền lập lăng miếu để thờ, rạng danh cho gia-tộc, tiếng thơm lưu truyền đến nghìn năm muôn thuở.
Thế hệ con cháu sau này nên lấy đó làm gương.
HẾT
(Viết xong bản thảo ngày 05 tháng 11 năm 2006.)
a