• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

    BÀ NGÔ ĐÌNH NHU



    Một tài liệu mới về bà Ngô Đình Nhu- Trần Lệ Xuân

    Flickr

    Hình ảnh bà Trần Lệ Xuân

    Tôi nhận được rất nhiều câu hỏi qua những lần gặp gỡ, điện thư, điện thọai về “hồi ký’ của Bà Ngô Đình Nhu. Người nào cũng hỏi là bao giờ ‘hồi ký” của Bà Nhu được phát hành và nếu đã có bầy bán rồi thì mua ở đâu? Ngay cả một ‘sử gia chân chính” đã từng viết trong “chính sử” rằng Bà Nhu có mười bẩy tỷ Mỹ kim, hai cái thương xá ở Paris và một đồn điền ở Ba Tây cũng có câu hỏi như vậy. Ai cũng muốn biết cuộc đời công và tư của Bà Nhu như thế nào. Bà làm gì và sống ra sao từ năm 1963 cho đến ngày hôm nay. Nhiều người cũng còn tò mò muốn biết cuộc sống tình cảm của một góa phụ nổi tiếng và xinh đẹp có gì vui buồn không?
    Năm nay Bà Nhu đã trên tám mươi tuổi và bà đả xa lìa cuộc sống với những thăng trầm đã gần nửa thế kỷ. Bà đã thực sự xa lánh những phù phiếm ảo ảnh của trần thế. Bà sống đơn độc nghèo khó như một người tu hành. Đã từ hai năm nay bà không còn đi nhà thờ mỗi buổi sáng nữa vì đau chân. Tuổi già với những giới hạn về sức khỏe và đủ mọi lọai bệnh tật chẳng trừ một ai. Tuy vậy bà vẫn còn khỏe mạnh hơn đa số những người cùng lứa tuổi.
    Cho đến ngày hôm nay, rất nhiều người còn có những câu hỏi thật vô lối về Bà Nhu, như số tiền mười bẩy tỷ Mỹ kim bây giờ còn bao nhiêu và cất giữ ở đâu? Sau khi Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát thì bà có mối tình nào không? Tiền và tình luôn luôn là những câu hỏi và vì không có những câu trả lời nên mỗi người tin tưởng theo những cảm tình và nhận định khác nhau. Do vậy ai cũng trông chờ “hồi ký” do chính Bà Nhu viết sẽ giải tỏa những thắc mắc đó.
    Một nhà báo ở trong nước, Ông Phan Kim Thịnh, bút hiệu Lý Nhân, đã viết một cuốn sách nhan đề “Trần Lệ Xuân Giấc Mộng Chính Trường”. Cuốn sách được nhà xuất bản Công An Nhân Dân phát hành và đã được in lại đến ba lần chỉ trong vòng hai tháng. Như vậy thì vẫn còn biết bao người yêu kẻ ghét Bà Nhu. Quyển sách cũng chẳng có gì mới lạ. Tác giả chỉ thu góp lại những tài liệu trên báo chí và cô đọng lại thành một tập sách nhưng cũng đã lôi cuốn được rất nhiều người đọc. Tất nhiên là những tài liệu trên báo chí do nhiều người viết một cách vội vã theo nhu cầu tin tức đã có rất nhiều sai trái, nhiều khi bịa đặt trắng trợn.
    Bà Nhu có viết “hồi ký” không? Câu trả lời chắc chắn và rõ ràng nhất là KHÔNG, hoàn toàn không có cái gọi là “hồi ký Bà Nhu” như nhiều lời đồn đại và cũng là trông chờ của nhiều người.
    Năm 1963, thế giới có hai người góa phụ trẻ và xinh đẹp là Bà Jacqueline Kennedy và Bà Ngô Đình Nhu. Hai góa phụ này luôn luôn là những tâm điểm của báo giới quốc tế. Một tiềng nói, một bước đi của Bà Kennedy hay của Bà Nhu cũng là một đề tài nóng sốt sôi nổi. Bà Kennedy đã trải qua nhiều cuộc tình và chính thức kết hôn với tỷ phú người Hy Lạp Onassis. Những hình ảnh của Bà Kennedy với nhiều người đàn ông khác nhau đầy rẫy trên báo chí. Cuộc sống của Bà Kennedy chưa thể nói là quá vương giả nhưng cũng thật nhung lụa. Một góa phụ có bạn trai hay lấy chồng, đối với người Âu Mỹ là một chuyện rất bình thường. Bà Kennedy cũng bị dư luận chỉ trích vì đôi khi đi quá giới hạn của một mệnh phụ đã từng là đệ nhất phu nhân của Hoa Kỳ. Ngược lại những soi mói rất tinh vi và tân tiến đôi khi thật tàn bạo của báo giới trên toàn cầu đã không đưa ra được một hình ảnh dù rất nhỏ nhoi về những cái gọi là chuyện tình của góa phụ Ngô Đình Nhu. Bên cạnh những luật lệ tôn giáo rất khắt khe và lễ nghĩa của người phụ nữ Việt Nam thì đối với Bà Nhu chỉ có hình ảnh của một người đàn ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu, cho dù Ông Nhu đã ra người thiên cổ. Bà Nhu góa bụa ngay vào tuổi mặn nồng của người phụ nữ nhưng bà đã ở vậy thờ chồng nuôi con và không hề có một tai tiếng ngay cả không có những lời đồn thổi vu vơ. Bên cạnh những xung khắc chính trị, những người chống đối Bà Nhu cũng không thể nào tìm ra được một tì vết để nhạo báng nhưng lại kính trọng bà như là một người phụ nữ nền nếp đoan trang.
    Chuyện tình cảm không có gì để nói tới. Chuyện tiền bạc của cải cũng chỉ là một con số không. Bà Nhu sống đơn sơ thanh bạch trong một căn phòng bầy biện giản dị. Trong phòng, ngoài cái điện thọai thì chỉ có một cái máy truyền hình mầu cỡ nhỏ 13 inches mà ở Mỹ bỏ ra ngòai bãi rác chắc chắn không ai ngó ngàng tới. Bà Nhu chẳng có gì ngòai hai căn phòng trên tầng lầu thứ mười một của một chung cư. Bà Nhu ở một căn và một căn cho thuê để lấy tiền sinh sống. Chỗ ở của Bà Nhu như một cái hộp bằng kính. Khách đứng trong căn phòng này nhìn mây bay lãng đãng ngay bên cạnh sẽ có cảm giác sợ hãi như đang bay giữa trời mây. Tiền mua hai căn phòng này là do một người Ý ẩn danh bí mật trao tặng. Bà Nhu có con dâu và con rể người Ý nên chắc hẳn có nhiều liên hệ giao tiếp với người Ý. Hơn nữa bà vợ của Ông Ngô Đình Trác, con trai lớn của Bà Nhu, là người Ý thuộc một gia đình quý tộc và rất giầu có. Chỗ ở này rất bất tiện và không thích hợp với người cao tuổi. Nếu Bà Nhu có mười bẩy tỷ Mỹ kim thì với tuổi đời như vậy chắc bà cũng tìm một chỗ tiện nghi thỏai mái hơn để sống những ngày còn lại trên dương thế.
    Bà Nhu không viết hồi ký và bà cũng không có gì cần phải cải chính, biện minh hay tâm tình. Thực sự thì trong những lúc rảnh rỗi, bà có viết nhiếu bài tạp bút. Nếu gom góp những bài tạp bút này thì cũng có thể in thành một cuốn sách dầy đến sáu trăm trang. Bà Nhu đã viết gì? Có thể nói đây là một cuốn sách đạo. Bà Nhu viết về sự hằng hữu của Thiên Chúa và đời sống tâm linh của con người. Sau ngày Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, Bà Nhu sống gần như là một người khổ tu hết lòng trông cậy phó thác vào sự an bài và định đọat của Thiên Chúa. Bà viết nhiều về lòng thương xót của Chúa không những đối với con người mà còn đối với những tạo vật trong vũ trụ. Bà rất có lòng yêu mến và gần gũi với Đức Mẹ Maria. Bà viết về những ân sủng đã được nhận lãnh và những mầu nhiệm huyền diệu của Đức Mẹ mà bà đã được ân hưởng những phước đức từ lòng yêu mến và cậy trông Đức Mẹ. Khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát thì Đức Giáo Hòang Paul Đệ Lục và các giám mục trên tòan thế giới đang họp Công đống Vatican II đã cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tổng Thống Diệm. Đó là một sự kiện vô cùng đặc biệt và Bà Nhu đã một lần duy nhất nhắc đến tên Tổng Thống Diệm trong gần sáu trăm trang giấy.
    Một ông gốc lính huyênh hoang có “hồi ký” của Bà Nhu trong tay và sẽ công bố khi cần thiết. Ai cũng biết đây chỉ là một âm mưu gian giảo bịp bợm. Ông phường chèo này nếu quả thật có cái gọi là “hồi ký” của Bà Nhu thì chắc hẳn sẽ còn nhiều đòn phép láo khóet chứ không chịu ngồi yên để nghe thiên hạ mắng nhiếc chửi bới vì những lươn lẹo phản trắc lúc cưỡng chiếm được quyền hành trong một thời gian ngắn. Một sử gia chân chính thì lại quả quyết rằng các con Bà Nhu sẽ công bố cuốn “hồi ký” sau khi Bà Nhu từ trần. Ông sử gia này chắc không biết rằng Bà Nhu viết những bài tạp bút này bằng tiếng Pháp và chỉ viết về những suy tư và tâm tình tôn giáo mà thôi. Độc giả người Việt biết đọc tiếng Pháp có là bao và chắc rằng số người muốn biết về những suy tư và tâm tình đạo giáo của Bà Nhu sẽ còn ít hơn nữa. Một tập giấy gần sáu trăm trang chỉ nói về tôn giáo và đạo đức lễ nghĩa thì phát hành lúc Bà Nhu còn sống hay đã quá vãng không phải là một vấn đề phải cân nhắc.
    Bài viết này là một câu trả lời rõ ràng và chắc chắn: Không, Bà Ngô Đình Nhu không viết hồi ký.

    Trương Phú Thứ
    -------------------------------
    Bà Trần Lệ Xuân bây giờ ra sao ?

    Bà Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân -

    Sau năm 1963, Bà Trần Lệ Xuân cùng các con chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang cư trú. Ngày 13.12.1984, mấy mẹ con bà nhận được tin giám mục Thục từ trần tại Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần. Lúc còn ở VN hay khi sống lưu vong ở nước ngoài, giám mục Ngô Đình Thục lúc nào cũng yêu thương mẹ con bà.
    Do vậy, ông không chỉ là người thân ruột thịt, mà còn là ân nhân nơi đất khách quê người của Trần Lệ Xuân. Người ta nói, nhà cửa của mẹ con bà ở La Mã đều do ông mua sắm và còn cung cấp cả tiền bạc cho con cái bà ăn học nữa.
    Mỗi khi nhắc đến gia đình ho. Ngô, mọi người đều biết vợ chồng ông Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Dù đứng trong bóng tối của chế đô. Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng quyền uy lại khuynh đảo cả miền Nam trước năm 1975.
    Mấy anh chị em ruột nhà Ngô, nay đã về “nước Chúa”, chỉ còn lại bà quả phu. Ngô Đình Nhu, tức Trần Lệ Xuân. Đệ nhất phu nhân, một thời lừng lẫy, ngày nay sống ra sao?
    Khi được tin giám mục Ngô Đình Thục qua đời, mẹ con bà Nhu định sang Mỹ chịu tang. Nhưng chẳng biết vì sao, có lẽ do xích mích trong gia đình, ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình ho. Ngô đã cấm không cho mẹ con bà sang dự tang lễ.
    Gần hai năm sau, ngày 28.7.1986, bà Xuân nhận được điện thoại của em ruột là Trần Văn Khiêm, báo tin cha mẹ ruột là ông bà Trần Văn Chương qua đời, nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó, Khiêm bị cảnh sát FBI bắt, do có liên can đến cái chết của hai người này. Cha mẹ ruột qua đời, bà Nhu cũng không thể qua Mỹ chịu tang.
    Đến năm 1990, người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Luyện qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không thể đến dự tang, do trước đó có xích mích với nhau. Cuộc đời bà
    Trần Lệ Xuân, từng chứng kiến 10 đám tang, đều bất đắc kỳ tử của người thân, từng khóc hết nước mắt, nhưng không lần nào được tham dự tang lễ.
    Cho đến nay, người ta vẫn đồn đoán: bà Nhu đã lấy chồng, hoặc qua đời từ lâu rồi, vì không ai nghe tin tức. Tất cả đều vô căn cứ. Vào tháng 3.2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi, và đã đến thăm bà quả phu. Ngô Đình Nhu, chụp được tấm ảnh của bà. Khi về đến Hoa Kỳ, ông Thứ có viết một bài khá dài về bà.
    Luật sư Trương Phú Thứ cho biết: bà Nhu sống một mình trong căn hộ của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Bà có hai căn ở tầng thứ 11, tại một khu vực đẹp và đắt tiền nhất Paris. Bà ở một căn, căn còn lại cho thuê để sinh sống. Đó là nguồn thu nhập duy nhất, đủ để sống, không cần nhờ vả đến các con.
    Bà sống ẩn dật, âm thầm lẻ loi, đến mức cựu trung tướng quân đội Saigon Trần Văn Trung, rất quen thuộc với cộng đồng người Việt tại Paris, cũng tưởng bà Nhu đang sống ở Italia.
    Bà Nhu tuy đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn nhà bà Nhu khá tầm thường, với hai phòng ngủ và một phòng khách. Trên tường phòng khách còn treo vài bức ảnh lớn của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu và con gái lớn Ngô Đình Lệ Thủy. Bà Nhu bác bỏ tin đồn chuyện một người Pháp giàu có biếu giám mục Thục số tiền lớn, sau đó ông cho bà để mua căn hộ này. Rồi bà dành dụm thêm để mua căn nữa. Sự thật không phải thế. Bà Nhu trực tiếp nhận được tiền từ một ân nhân ẩn danh. Sau đó bà nhờ một cựu bộ trưởng thời De Gaulle giúp mua cho hai căn hộ này.

    Bà Trần Lệ Xuân và Ông Ngô đình Nhu
    Trần Lệ Xuân nói: Mấy thanh niên VN mới đến Pháp, bơ vơ, tôi cho tạm trú ở căn hộ này, không lấy tiền nhà và điện nước. Một thời gian sau, họ có thân nhân đón đi hay mua nhà riêng, tôi mới cho một nhà ngoại giao Nhật thuê. Bà còn tiết lộ vị ân nhân đó chính là bà Capici, một phụ nữ Italia từng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa từng gặp mặt vị ân nhân này, và mãi 4 năm sau khi bà này tạ thế, Trần Lệ Xuân mới biết rõ thân thế và sự nghiệp!
    Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp, có treo bức ảnh đen trắng ” Biệt điện Trần Lệ Xuân ” ở Đà Lạt. Bà không hề có ý định trở về thăm VN. Khi nói về con cái, bà Nhu có vẻ hãnh diện. Con trai lớn là Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, năm nay 57 tuổi, lấy vợ Italia, có 3 con trai, 1 gái. Bà Nhu khoe những đứa cháu nội, con trai ông Trác: Ai cũng cao 1,8 mét, to lớn và rất đẹp trai. Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc, rất giàu có. Ông Trác chế tạo được nhiều nông cụ thích hợp cho canh tác những mảnh đất nhỏ. Gia đình ông có một biệt thự to và đẹp ở nội thành La Mã, có dáng dấp như một tu viện cổ. Bà Nhu từng ở đây nhiều năm, khiến có tin đồn đoán bà sống trong một tu viện Công giáo!

    Biệt điện Trần Lệ Xuân - DaLat
    Người con thứ nhì là Ngô Đình Quỳnh cũng đã ngoài 50 tuổi, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế và Thương mại – ESEC. Đây là trường tư thục cao cấp, mức học phí rất lớn. Sinh viên phải
    thi tuyển gắt gao, nhưng khi tốt nghiệp lại được nhiều cơ quan tài chính quốc tế trọng dụng. Khi Quỳnh học, bà Nhu không đủ tiền học phí để đóng, phải ký giấy xin khất nợ. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông ta không có vợ con, bà Nhu nói: ” Nó giống ông bác ruột (Ngô Đình Diệm) “.
    Cô gái út, Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ luật, Trường đại học Rome. Lệ Quyên là luật sư ngành công pháp quốc tế rất nổi tiếng, nhưng chỉ được mời thỉnh giảng tại Đại học Rome.
    Lý do: Cô không gia nhập quốc tịch Italia! Luật pháp xứ này không cho phép người không có quốc tịch làm giáo sư chính thức. Lệ Quyên được mời tham dự nhiều hội nghị quốc tế và đã công bố nhiều tham luận xuất sắc. Cô lấy chồng người Italia, nhưng đứa con trai lại lấy họ mẹ: Ngô Đình Sơn, khiến cho bà Nhu rất hãnh diện.

    Mỗi sáng sớm, bất kể thời tiết nóng lạnh, bà Nhu đều đi bộ chừng 10 phút đến nhà thờ Saint-Paul dự lễ. Sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa, nến.
    Ngày Chủ nhật, bà còn dạy giáo lý cho trẻ con.
    Bà Nhu rất ít đi mua sắm. Nói đến áo quần, bà có vẻ đăm chiêu: ” Ở Saigon nóng quá, nên tôi mặc áo dài hở cổ, khiến Tổng thống không bằng lòng “. Chiếc áo dài hở cổ được đặt
    tên ” kiểu áo bà Nhủ ” một thời là mốt thời thượng ở Saigon. Bà nói: ” Nhiều khi tôi phải đại diện chính phủ tiếp phu nhân các nước mà chẳng có đồ trang sức nào cả. Có một bà bộ trưởng
    muốn bán số đá rubi trang sức, tôi xin Tổng thống Diệm số tiền 6 ngàn đồng, để mua lại. Ông bằng lòng, nhưng buộc phải viết giấy biên nhận, ghi đầy đủ lai lịch từng món. Đó là lần duy nhất ông Diệm cho tôi tiền, và bây giờ cũng không còn nhớ chúng thất lạc ở mô! “.
    Bà Nhu kể lại: Dịp mùa xuân 1975, hệ thống Đài truyền thanh Mỹ, NBC có xin phỏng vấn 30 phút. Bà chấp nhận và đòi thù lao 10.000 USD và 2 vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris – Washington, để dẫn Lệ Quyên đi thăm ông bà ngoại, Trần Văn Chương. Đó là lần duy nhất bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà xuất hiện trên truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với bất kỳ báo chí Việt ngữ dưới bất kỳ hình thức nào.

    Phu Luc : Hinh Anh Ba Ngo Dinh Nhu
    Bà quả phu. Ngô Đình Nhu đang viết dở một quyển hồi ký bằng tiếng Pháp do chính bà dịch sang tiếng Italia, Anh và VN. Bà cho biết, chỉ sau khi qua đời sách mới được phát hành.

    Theo Quang Hưng
    Similar Threads
  • #2

    Hương Bình nghĩ sao mà để bà Ngô Đình Nhu vào Những Nét Đẹp Quê Hương ngày 8/3...

    Gương sáng cho Phụ Nữ Việt Nam ư ???

    Chị không dám chỉ bảo ai điều gì nhưng HB hãy thử tìm thêm thông tin về Bà NĐN . Mong bài chị tìm được trên Net giúp HB nghĩ ra chút gì đó. Thân Chào HB.


    *******************

    Bà Ngô Đình Nhu / Trần Lệ Xuân



    Bà Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân

    Trần Lệ Xuân (sinh năm 1924), cũng thường được biết đến là bà Ngô Đình Nhu, là một gương mặt then chốt trong chính quyền Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng hòa cho đến khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lật đổ và ám sát năm 1963.

    Trần Lệ Xuân sinh tại Huế (có tài liệu ghi là Hà Nội). Bà là cháu gái của vua Đồng Khánh và là con của luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và cải sang đạo Thiên Chúa, từ bỏ đạo Phật. Bà là dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thường được gọi là “Bà Cố vấn” và được coi là Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963 vì Tổng thống Ngô Đình Diệm không lập gia đình.

    Trong thời Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam, Trần Lệ Xuân bị cho là người lộng quyền. Việc Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và người em út Ngô Đình Cẩn tham gia sâu vào việc nước tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến.

    Trong sự kiện Phật Đản năm 1963, ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong cuộc nói chuyện với phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng “hoạt động của Phật giáo là một hình thức phản bội…”. Về sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, bà phát biểu “vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu” và gọi vụ tự thiêu là “thịt nướng” (nguyên văn: I would clap hands at seeing another monk barbecue show)[1].

    Trả lời phỏng vấn của ký giả báo New York Times, Trần Lệ Xuân nói: “Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới”. Các hành động, phát biểu của bà góp phần đổ thêm dầu vào lửa dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa.


    Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu


    Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là “áo dài Trần Lệ Xuân”) tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới.



    Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, nhưng với khuôn mẫu Trưng Trắc giống bà còn Trưng Nhị giống con gái Lệ Thủy của bà. Ba năm sau ngày bà đi lưu vong, hai tượng này bị đập bỏ. Ngày nay, những cánh rừng do bà khởi xướng trồng trên đường từ Sài Gòn đến rừng Cát Tiên vẫn được nhân dân gọi là rừng Trần Lệ Xuân.

    Sống lưu vong

    Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống Kennedy và CIA trước công chúng Mỹ.
    Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết.
    Ngày 15 tháng 11 năm 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: “Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi.”
    Ngày 16 tháng 10 năm 1971, tờ New York Times đưa tin bà bị đánh cướp số nữ trang trị giá trên 32 ngàn dollar tại Roma.

    Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC Trần Lệ Xuân đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là “nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ [Hoa Kỳ]“.
    Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ở Washington, D.C. hồi tháng 7 cùng năm.

    Những năm đầu thập niên 1990, Trần Lệ Xuân sống tại vùng Riviera Pháp
    Hiện nay Trần Lệ Xuân đang sống một mình, viết hồi ký tại một trong hai căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà (căn thứ hai cho thuê) trên tầng 11 của một tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffel tại Quận 15, thủ đô Paris (Pháp) và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị. Hai căn hộ này theo bà là của một nữ bá tước tỉ phú người Ý là Capici tặng mặc dù hai người chưa từng gặp nhau.


    Gia đình

    * Cha: Luật sư Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ
    * Chồng: Ngô Đình Nhu, Cố vấn của Tổng thống

    Các con:
    * Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, 57 tuổi, lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái)
    * Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles, Bỉ
    * Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968
    * Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý tuy có chồng người Ý. Con trai 9 tuổi mang họ mẹ trên giấy tờ là: Ngô Đình Sơn.

    Bà Ngô Đình Nhu / Trần Lệ Xuân
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 07-03-2011, 11:43 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
      Hương Bình nghĩ sao mà để bà Ngô Đình Nhu vào Những Nét Đẹp Quê Hương ngày 8/3...

      Gương sáng cho Phụ Nữ Việt Nam ư ???
      Xin trả lời với chị đây

      Thứ 1 :đây là một box về quê hương như đã có giới thiệu..Các bài viết, tản văn, biên khảo, sưu tầm về con người, địa danh, lịch sử, phong tục địa phương, món ăn ngon truyền thống, câu hò, câu ca dao ... với quê hương Việt Nam.HB nghĩ để vào đây không phạm luật của trang nhà chứ ?

      Thứ 2 :tài liệu về bà NĐN chỉ là 1 tài liệu về lịch sử dù xấu hay tốt và chuyện của bà ta làm dã có lịch sử phán xét bởi vì cái này thuộc về chính kiến và chính trị , có thể chị thấy xấu nhưng có người sẽ thấy tốt...HB là kẻ hậu sinh vì thể chỉ biết xem những gì người đi trước nói và nhìn những thành quả mà mọi người đã làm cũng như ở trên chị dẫn chứng lời bà Nhu nói khi thiêu Hòa thượng TQĐ nhưng chị có tận mắt trông thấy hay không ? Cũng như hiện tại HB đã được xem một tài liệu và những dẫn chứng tất cả chuyện mà hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đều do việt cộng làm ..!!

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View Post
        Xin trả lời với chị đây

        Thứ 1 :đây là một box về quê hương như đã có giới thiệu..Các bài viết, tản văn, biên khảo, sưu tầm về con người, địa danh, lịch sử, phong tục địa phương, món ăn ngon truyền thống, câu hò, câu ca dao ... với quê hương Việt Nam.HB nghĩ để vào đây không phạm luật của trang nhà chứ ?

        Thứ 2 :tài liệu về bà NĐN chỉ là 1 tài liệu về lịch sử dù xấu hay tốt và chuyện của bà ta làm dã có lịch sử phán xét bởi vì cái này thuộc về chính kiến và chính trị , có thể chị thấy xấu nhưng có người sẽ thấy tốt...HB là kẻ hậu sinh vì thể chỉ biết xem những gì người đi trước nói và nhìn những thành quả mà mọi người đã làm cũng như ở trên chị dẫn chứng lời bà Nhu nói khi thiêu Hòa thượng TQĐ nhưng chị có tận mắt trông thấy hay không ? Cũng như hiện tại HB đã được xem một tài liệu và những dẫn chứng tất cả chuyện mà hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đều do việt cộng làm ..!!

        Có lẽ vì hoàn cảnh trưởng thành , môi trường sống , tín ngưỡng khác nhau nên sự đồng cảm và niềm tin của mỗi người đều khác nhau. CO có lẽ khác HB.

        CO đạo Phật nên hơi rùng mình khi nghe người cải đạo như Bà NĐN phát biểu về sự vong thân vì đại nghĩa của Bồ tát TQĐ như trên.

        Mâu thuẫn về chuyện Bà NĐN giữa CO và HB ko nên đưa đến lời nhận định của HB về Bồ tát như thế. CO ngừng ở đây vì :


        Hb coi thêm bài này và bài cũ của HB nhé. Thân chào.

        Bồ tát Thích Quảng Đức : Bồ Tát Thích Quảng Đức - Chút lưu lại

        Những bức ảnh kinh hoàng : NHỮNG BỨC ẢNH KINH HOÀNG - Chút lưu lại
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          Mặc dù công chúng phương Tây rất bàng hoàng về sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức, việc các nhà sư Việt Nam tự thiêu không phải hiện tượng hiếm. Nhiều trường hợp tự thiêu đã được ghi nhận từ hàng thế kỷ trước, với lý do thường là để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật]. Trường hợp gần nhất trước Thích Quảng Đức được ghi nhận ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1950. Sau khi xâm chiếm Việt Nam vào thế kỷ 19, thực dân Pháp đã cố bài trừ những hành động này nhưng không thực sự thành công. Thập niên 1920, họ đã thành công trong việc ngăn chặn một nhà sư ở Huế tự thiêu, nhưng cuối cùng nhà sư này đã tuyệt thực cho đến chết. Trong những năm 1920 và 1930, báo chí Sài Gòn đã đưa tin về các trường hợp hòa thượng tự thiêu như thể những chuyện bình thường. Điều tương tự cũng diễn ra ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Năm 1948, một hòa thượng ngồi theo tư thế hoa sen, bên dưới là mùn cưa và dầu đậu nành và tự thiêu để phản đối chính sách ngược đãi Phật giáo của những người cộng sản do Mao Trạch Đông đứng đầu. Trái tim của vị hòa thượng này vẫn còn nguyên như trái tim của Thích Quảng Đức. Sau Thích Quảng Đức, 5 thành viên hội Tăng lữ Việt Nam cũng tử vì đạo cho đến tận tháng 10 năm 1963, khi phong trào phản kháng của Phật giáo lên cao
          Ngày 1 tháng 11, Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện cuộc đảo chính lật đổ tổng thống. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát ngày hôm sau. Kể từ đó, các nhà sư vẫn tiếp tục tự thiêu, mặc dù các lí do không liên quan gì đến chính quyền Diệm mà là để tôn kính Đức Phật chẳng hạn[.
          Người Mỹ tại Sài Gòn thường thấy những hành động tự thiêu rất kỳ quặc, họ sử dụng các kiểu chơi chữ ví dụ như "bonze fires" hay "hot cross bonzes", gần như để trốn khỏi tình trạng hoang mang. Trong một trường hợp, một cậu bé con một quan chức người Mỹ ở đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đổ dầu hỏa lên người mình và châm lửa. Đến khi lửa được dập thì cậu đã bị bỏng rất nặng. Về sau, cậu chỉ giải thích về hành động của mình rằng: "Con chỉ muốn thử xem nó như thế nào". Hành động của Thích Quảng Đức còn được bắt chước ít nhất hai lần tại Mỹ trong các cuộc phản đối Chiến tranh Việt Nam. Ngày 2 tháng 11 năm 1965, Norma Morrison, một tín đồ Quaker yêu chuộng hòa bình, đã tự thiêu bằng dầu hỏa bên dưới cửa sổ tầng 3 Lầu Năm Góc, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara làm việc. Cũng năm đó, Alice Herz, một phụ nữ 82 tuổi, đã tự thiêu ở Detroit, Michigan
          Sưu tầm
          -----------------------------------------------------------------------
          Sau đây là trích toàn văn lời tâm nguyện của Hòa thượng Thích Quảng Đức trước lúc tự thiêu:

          Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận (Gia Định).
          Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
          Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:
          Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.
          Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt.
          Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.
          Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.
          Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa.
          Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
          Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật
          Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mùng 8 tháng 4 nhuần năm Quý Mão
          Tỳ kheo Thích Quảng Đức
          Kính bạch
          Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận (Gia Định).
          Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
          Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:

          Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.
          Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt.
          Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.
          Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.
          Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa.
          Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
          Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật
          Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mùng 8 tháng 4 nhuần năm Quý Mão
          Tỳ kheo Thích Quảng Đức
          Kính bạch


          Thiên khả đạc, Địa khả lượng,
          Duy hữu nhơn tâm bất khả phòng.
          Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 11-03-2011, 06:55 PM.

          Comment

          • #6

            Đây chỉ là bước đi của lịch sử
            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 11-03-2011, 08:23 PM.

            Comment

            • #7

              Xem bài Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu TQ nhớ lại chuyện "Cô Gái Đồ Long" Thành Khôn tên gian ác và nham hiểm đã dùng Khổ Nhục Kế lợi dụng Đại sư Hư Không của phái Thiếu Lâm chết dưới Thất Thương Huyền của Kim Mao Sư vương Tạ Tốn , đó là chiêu nham hiểm của Thành Khôn "Nhất Tiển hạ Song Điếu" , Cũng như Việt cộng lợi dụng lòng nhân ái của Phật Tử để thực hiện âm mưu của chúng . Và người hy sinh lả Hoà Thượng Thích Quảng Đức.


              T_Q
















              Comment

              • #8

                1) Nếu đàn bà đứng ra làm chính trị thì nên khôn khéo một chút. Bà Nhu khi ấy còn quá trẻ nên phát biểu linh tinh làm mất uy tín của chồng. Những người lớn như Ba Mẹ chồng, Ba Mẹ mình rất nể ông Diệm. Ba mình kể rằng lúc ấy rất thần tượng ông Diệm nhưng không ai thích bà Nhu (vợ ông Nhu)

                2) Nếu chồng đã làm chính trị gia thì vợ nên cố thủ trong nhà, như bà Laura Bush là hay nhứt. Nhìn Bà Bush luôn luôn toát lên vẻ đệ nhất phu nhân, đâu cần nói nhiều. Lúc nào xuất hiện bên chồng, gương mặt bà Bush luôn toát lên vẻ rạng rỡ, hãnh diện đi bên chồng. Bà Hillary của Mỹ có thể được ủng hộ bởi giới trẻ, nhưng thế hệ của mình trở lên, không ai ủng hộ hết vì bà Hillary nhìn dữ và ăn nói sắc sảo quá, toát lên vẻ xảo trá. Trước mặt mọi người, đi sau chồng một bước đâu có chết ai đâu, sau lưng muốn làm hành làm tỏi gì ông chồng cũng được, đó là cái khôn của người đàn bà. Bà Nhu không có được cung cách khôn ngoan của người đàn bà làm chính trị như bà Clinton cũng không đủ cung cách của người đàn bà trong gia đình như bà Laura Bush. Mình thích cung cách của bà vợ ông Tổng thống Bush nhứt, chỉ cần làm bông hoa biết cười bên người chồng nổi tiếng.

                3) Đến thời điểm này quan điểm trọng nam khinh nữ đã đỡ nhiều rồi, bà Nhu khi ấy còn bị ràng buộc quá nhiều bởi tư tưởng cổ hũ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đàn bà không làm nên chuyện.

                Và phải có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mới làm nên và giữ được đại nghiệp, bà Nhu bị mất điểm vì không được lòng dân, không có “nhân hòa”

                4) Có lần mình nghe mấy ông diễu như thế này, nghe tức thiệt nhưng mà không cãi được chỉ vì mình cũng là đàn bà. Cãi một hồi mấy ông mà nói tục là chịu thua ngay.

                -Đàn bà mà làm chính trị là không được, chỉ cần dụ được đàn bà lên giường là khai hết tất tần tật bí mật quốc gia.

                Đàn bà có trái tim nhẹ dạ hơn đàn ông, dễ bị dụ hơn đàn ông nên sinh ra không để làm chính trị.
                “Trái tim lầm chỗ để trên đầu
                Nỏ thần vô ý trao tay giặc
                Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
                Đó là dàn bà.

                5) Còn chuyện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu dường như có sự sắp đặt của CS, điều này nhiều người cũng biết. Còn bản thân ông Hòa thượng có biết không thì chỉ có ổng trả lời được thôi, mà giờ ổng chết rồi, chả ai trả lời được cho ổng cả. Nếu cho ổng sống lại bây giờ ổng sẽ la làng là “nóng quá!”, và có lẽ cũng chả dám phát biểu lung tung vì sợ bị…đốt thêm lần nữa.
                Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 10-03-2011, 08:14 PM.

                Comment

                • #9


                  Trần Lệ Xuân Giấc Mộng Chính Trường - Lý Nhân - 27.000 VNĐ
                  Giới thiệu về nội dung
                  Trần Lệ Xuân - vợ cố vấn Ngô Đình Nhu là một phụ nữ đã làm tốn hao nhiều giấy mực của giới báo chí trong và ngoài nước nhất là miền Nam Việt Nam trước đây. Đã có không ít huyền thoại, lời thêu dệt, bôi bác quanh người đàn bà nhiều tham vọng này. Cuốn sách đã phác lên chân dung xác thực về Trần Lệ Xuân trong bối cảnh xã hội miền Nam lúc ấy, với những cuộc đấu đá, đảo chính liên miên tranh giành quyền lực của các phe phái đối lập, đã gây nhiều điêu đứng cho nhân dân. Đây là cuốn sách được viết khá đầy đủ về Trần Lệ Xuân với nhiều chi tiết thú vị, xác thực, là tài liệu tham khảo có thể có ích cho các cán bộ chiến sỹ trong ngành Công an và những người quan tâm đến thời kỳ đầy biến động với nhiều sự kiện, nhiều nhân vật có ý nghĩa nhiều mặt về nhân văn và chính trị ở miền Nam Việt Nam những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60
                  Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 11-03-2011, 06:49 PM.

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom