• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

ÔNG KÁCH MỆNH thái san

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • ÔNG KÁCH MỆNH thái san

    ÔNG KÁCH MỆNH
    thái san


    Khi ông nói và gần như tuyên bố với mọi người rằng. Ta đây từng cơm nắm cơm vắt theo kách mệnh cho đến giờ mà chưa từng khoe khoang. Hộp thuốc vừa mở thì bị xám xịt chỉ vì đây là thuốc thí (thuc chính sách) hầu như toàn bộ hộp thuốc ống bẻ ra bị mốc quá gần nửa hộp như muốn hư mà ông cố gắng ngồi yên một chỗ mà lau chùi. Ngẫm nghĩ hồi lâu ông mới nói: -Tôi cũng hay về trên phía tỉnh ủy ngồi nói chuyện về tham nhũng, hối lộ với các ông già thường thấy các ông chỉ ngồi cười. Nghe thấy vậy tôi nói: -Vậy cái này tôi phải viết cho rõ ngọn nguồn. Không biết nghĩ sao vài phút ông đâm cáu giận cả tôi ông bèn nói: -Thôi chú về còn tôi phải đi chỗ này một tý. Tôi vẫn còn lải nhải theo mỉa mai rằng: -Tôi có nói anh hai Vinh, dù sao chăng nữa khi anh viết hồi ký anh cũng phải cám ơn bác và đảng đã cho chúng tôi có được ngày hôm nay. Câu nói cuối làm ông yên lòng đỡ chộn rộn tâm tư, ông quay ra nói: -Ý chú nó khác, nhưng con người nói chung nó khác. Tôi chận ông thật nhẹ: -Thường tôi không thích nói về chính trị nhiều, nhất là về tôn giáo, vì biết bao giờ giải quyết, nói mấy cho cùng. Nếu coi chừng bị mấy bà già cộc vào đầu chứ chẳng chơi. Bởi thế thường ít khi nói đến chuyện tôn giáo, còn về chính trị lại càng ít nói thì hơn. Buồn có thể du kích kiếm chuyện thì chưa nói mà có thể còn bị tù đày dài hạn mới thoát khỏi. Vì thường ai cũng chỉ một chiều mà thôi. Tôi nói tôi hay, họ nói họ hay, đâm ra cãi cọ với những người không biết nó mệt lắm. Đó là câu nói cuối trước khi bước đi khỏi hè nhà ông kách mệnh. Ông vẫn còn nói thêm: -Chuyện thì cũ nhưng nay nói rồi cho qua nhé anh. Ông dặn tôi vậy. Tôi nói cay: -Vâng cháu nói chi chỉ sợ ngượng miệng mà thôi. Ông nhìn tôi thật kỹ trong mắt không lẽ chừng này tuổi có còn đọc được những gì trong ánh mắt người khác không tôi cũng chẳng rõ nữa. Nhưng khi lau chùi xong mấy ống thuôc bị ngấm ống thuốc vỡ cho thấy rằng sự bảo quản thiếu cẩn thận của những cán bộ phòng dược trên bệnh viện huyện. Cảm thấy hài lòng với những chuyện tưởng chừng như chẳng thể có được ngày xưa, ông ngồi kể tỉ mỉ về chuyện chuyển lương thực bằng cách mỗi sáng sớm xe bò chuyển gạo vào trong và chiều chở gỗ hoặc củi về tiền đó thế vào chỗ thay vì phải mua số gạo đó. Ông nói vẫn hãnh diện: -Làm kháng chiến ngày xưa khó và cực khổ zô cùng, chứ đâu có sướng như giờ. Chúng ăn sung mặc sướng ăn trên ngồi trốc tha hồ đó điếm tiền bạc của nhà nước tha hồ phỉ phê xài, xe hơi bóng loáng với số lương chết đói. Chiều đến ngày thường cũng vậy ông thường ngồi kể cho con cháu ngồi nghe. Tôi cũng thoang thoáng nghe ông kể: -Lúc ngày xưa ông giáp Cu mỗi sáng đi đái trúng giờ đám xe chở gạo đi qua. Phía trong hỏi tôi có nên ám sát đi hay không. Tôi trả lời dứt khoát: -Nếu các anh giết ổng thì tôi bỏ zìa bên quê bển mặc kệ đó. từ đó chẳng ai dám nói đến ám sát chuyện ông này kia chuyện ông này ông kia theo dõi nữa. đấy cũng là một cái từ tâm thật của lòng ông, còn ngoài ra chẳng gì hơn, với lại nữa, ngày xưa ông có tiếp tế cho vc đôi chút nay hầu như ngồi kể công, tự nhận. Tự hào ta cũng là người kháng chiến chống mỹ cứu nước. Tôi hỏi thật nhẹ và ông chăm chú nghe: -Có lúc nào ông chợt nhận ra là mình cũng chỉ vì miếng cơm manh áo không? -Chú mày nói chơi, ai chẳng vì miếng cơm manh áo, tôi bây giờ cũng vì bịnh hoạn mà đi nhận thuốc thí của chúng bố thí cho thay vì đền ơn đáp nghĩa, nên cố gắng mà uống dú đã bể mấy ống và mốc meo lên chứ mua ngoài đâu có tiền. Theo lẽ người thường hay nói những chuyện ngấm ngầm mà bây giờ thành công nhưng họ nhìn gần. Tôi bất chợt hỏi ông rằng: -Thế cái cờ hai màu xanh và đỏ sao bây giờ chẳng thấy treo bao giờ nữa zậy ông tư? -Thành công rồi thì thống nhất cho dễ cai quản chứ chú. -Nhưng vậy làm mích lòng những người đi kháng chiến. -Thì vì nước mình phải hy sinh đi chớ. -Cao lắm bây giờ nếu quản lý được khu vực mình ở thôi thì đã quá tốt rồi. -Thế ông nghĩ gì sự so sánh giữa miền nam và miền bắc. -Tất nhiên miền nam qua thời buôn bán sầm uất thì nay cứ tiếp tục và càng ngày càng tiến mạnh hơn chứ sao nữa. -Vậy ông nghĩ gì trong chín năm cải cách ruộng đất. -Đấy là cái tai ách của chính quyền, một sự sai lầm đau khổ mà nhân dân phải gánh chịu. Nhưng rồi nay biến thành zó zãng rồu, nói thêm chi nữa cho đau lòng. Ông ngẫm nghĩ một hồi rồi nói: -Bây giờ ngay con đường của xóm, ông Bi làm như zẩy là không phải rồi tôi kiện cho ra lẽ thì thôi. Trước người ta làm đường bằng nhựa dẻo nay đã làm đường cho ống lại làm bằng xi măng. Cái này tôi chỉ nghĩ khoảng zài bửa nó sẽ hỏng hà, nguyên anh chờ rồi xem, lại chỉ mỏng khoảng bốn, năm phân xe nó đi chỉ mấy bữa nó tróc hết lên cho anh coi. Cái này ông Bi nói sao, chính gia đình ông phải trả lời với thiên hạ mà con đường này như đường ruột của thôn Nam hòa mình, bao nhiêu người từ trong PS và TC đi ra họ toàn theo con đường này không cho đến cột đèn đường họ mong qua đường khỏi phải lo rắc rối khi qua đường nữa. Tôi vừa trêu hỏi: -Có những điều mình muốn không được mà phải xắn tay xuống đường chứ ông già? Những công việc không cần chỉ khi làm mình cẩn thận chút thì đâu có sao. Nhưng cái chính ông Bi chỉ làm cho xong chính bản thân, anh thấy không nay vác mấy miếng đá để ngăn đường sợ sập ống bể ống thoát nước, theo tôi nghĩ, cái tiệm uốn tóc hàng hơn chục năm rồi, xả nước gội đầu có chất thuốc như nước đái quỷ (acmoniac) từ lâu tính xả qua đườnng. Tôi đột nhiên hỏi sau khi nhìn trời đang chuẩn bị đón chờ những cơn bão nói về chuyện tham nhũng hối lộ thì các ông chỉ cười mà thôi. Ông ta hay thường nói: -Sau khi lá cờ hai mầu bị xóa sổ là tôi cũng đã biết lá mầu cờ đó là do Ông Trịnh minh Thế làm ra nên người miệt trong mới theo ù ù, nó là chuyện cũ nói để mà anh nghe, chứ chẳng làm gì hết. Ông bầy ra trên bàn bao nhiêu là thứ thuốc. Tôi đọc: -Cho trẻ kém ăn mau lớn, người già kém ăn, cho thấy sự tiếc nuối trong hành động như dù chỉ để cho em bé. Người ta thường nói: -Một già một trẻ bằng nhau, trẻ khôn đi già lú lại. Nhưng trong thâm tâm ông mang một nỗi buồn khôn xiết may ra một đôi người hiểu được cái nỗi đau sau khi đất nước đã thống nhất. Tôi thường trêu ông già: -Các người lính chế độ cũ, nếu có viết hồi ký cũng phải nhất quyết viết phải viết thêm câu: -Chúng tôi cám ơn bác và đảng đã cho chúng tôi có ngày hôm nay, chắc chắn phải vậy phải không thưa ông?. Ông lấy làm hãnh diện ra mặt. Thì bố việc gì phải đăm chiêu cho lắm để khổ thân, đứa nào hiểu thì hiểu, còn không cho qua lúc nào thuận tiện ta sẽ giãi thích, mà có giải thích ai hiểu cho đây, con người ta cứ lấy cái tôi làm gốc. Cái chính là sau khi chiến thắng ta phải chống giặc trong thù ngoài như thế nào, theo con đối với những người biết thì chẳng cần giải thích còn đã không biết có giải thích cũng bằng không, thường theo cảm tính khó đoán họ chỉ cốt nói sao cho vừa họ mà thôi. Theo con bố cứ tạm thời cho qua sau klhi bố hành sự tốt khắc sẽ hiểu hết. Còn chuyện các em sau này tự đề kháng với mọi tình huống, với lại chúng cũng đã lớn. Kể như câu nói đó tôi an ủi ông cụ trong những ngày cuối đời. -Tụi bây chưa biết đó thôi còn nhưng ông già có người đến nhà chơi lại hỏi: -Anh đi đâu đây? Người kia thấy vô lối nói: -Tui đi zìa. Nói xong bước ra nổ máy xe về nước một. Dù quen hay thân khi có người đến nhà thì nói ít nhất cũng được câu mời, đàng này dù đã luống tuổi vẫn chưa kiểm chứng nổi bản thân hoặc chắc ghét cay đắng gì mình: -Mời một tiếng thì đã mất mát gì. Trong báo công an có đăng một chú bé đọc trang giáo dục trên đó thấy rồi viết thư cảnh giác trang web đó có lỗi, gửi đi hai lần không ai trả lời. Vì còn bé nông nổi, chú bèn sửa chữa bằng cách cởi trần chụp hình mình đưa vào thay thế ông bộ trưởng bộ giáo dục, cuối cùng bị phạt hàng chục triệu đồng việt nam. Việc này đáng lẽ phải sửa chữa chính mình lại nữa chú bé đáng được thưởng chứ chú cố tình phá hoại thì viết thư làm gì, và sẽ làm tan hoang trang đó thì sao? Ai biết mà trách cứ chú bé. Sự ân hận dù muộn màng cũng sẽ phải xẩy đến thôi. Đây là sự tiến triển tất nhiên phải xẩy đến. Những tháng ngày gần cuối năm trời hướng gió tứ miền lào qua lạnh xe, lạnh lắm, vào ngày noen chúng tôi tụm chung tụm ba để ngồi ôn cố tri tân, cũng là những ngày sắp tết, mọi người chuẩn bị đón cái tết nghiêm chỉnh. Đa số vì chính đang sống trong quốc gia mình nên chẳng lấy cớ gì oán thán, tuy vậy trong lòng bao người mất vui, vì xét lại trong năm đã làm được những gì cho bản thân. Thời này những trong web cũng đã tung hoành dọc ngang đầy dẫy từ có ích đến vô ích hoặc thảng nhiều người chẳng biết họ để làm gì một cách phí phạn. Còn đa phần tìm nhau chat (tán gẫu với nhau như đi tìm mồi) một cách phù phiếm. Thời đại đa truyền thông lợi cũng nhiều hại còn biết chừng nào với nguy hiểm này. Ngoài ra những đứa trẻ chơi game online là thích nhất. Cái kéo theo sự lôi cuốn làm chúng mất học, bố mẹ cho được đồng nào ra nướng vào tiệm net hết, với những món bắn thật hay, thật nhiều chúng mới thích. Tuy nhiên dù kỷ niệm với ông bố tôi đã qua đi mấy năm, phải đến gần chục năm nhưng lời nói của ông vẫn còn đó. Lúc con ở nhà ông mắng sa xả mấy anh chị em chúng tôi: -Mày nói nhưng phải làm đừng nói xong để đó, nay cụ qua rồi mới thấy thấm thía lời các cụ, hầu như các cụ muốn ám chỉ ai đó nhưng chúng tôi chưa hiểu. Tôi nhớ lại ngày còn nghe cái máy đóa còn phải mài kim cho đến giờ đã thay đổi bằng tia laze không chật vật như ngày xưa. Tuy nhiên chúng tôi không lúng chúng trong bao khó khăn về cơm cháo đã là quý lắm rồi. Đến cả thời đóa ba ba hay bốn lăm vòng tua. Tuy vậy trước khi chết ông cụ còn nhìn thẳng mặt anh em tôi nói: -Nhớ kỹ nó phải làm cho bằng được thì mới hay, đừng nói xong để đó, đừng mang trí trá đối xử với anh em trong nhà hay cùng nhà. Tất cả đều cúi đầu thành tiếng: -Vâng chúng con xin nghe lời bố. Câu nói cuối cùng là phải biết thương yêu nhau. Và tha thứ cho nhau: -Con trước con sau đều cùng một bố mà thôi. -Vâng ạ. Tiếng khóc của những người con gái khởi đầu, xong những tiếng tụng kinh vang lên. Những lời nói, lời dậy của người bố chân tình. Dù sao cũng chưa muộn màng. Con hứa sẽ thay đổi để cho đời con khác hơn, tươi đẹp hơn. thái san
    THANAI
    THAISANLUONGVIETTHAI
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom