Con ngựa quí của Tề Vương
Tề Vương có con ngựa quí bỗng nhiên ngã ra chết. Vua nổi cơn lôi đình ra lệnh phanh thây tên giữ ngựa. Án Tử là Tể Tướng muốn ngăn vua giết người oan. Ông làm sao? Lệnh vua đã ra. Ý kiến của ông mà trình bày như một lệnh thì hậu quả chắc không tốt đẹp gì. Tề Vương vốn lúc nào cũng muốn thành minh quân như Nghiêu Thuấn. Án Tử biết sở vọng ấy của vua nên tâu:
- Nếu phanh thây tên nuôi ngựa thì phải phanh thây cách nào cho giống Nghiêu Thuấn?
Tề Vương nghe vậy truyền lệnh tha cho tên giữ ngựa. Án Tử muốn cho ý kiến của mình đừng có vẻ một lệnh khiến vua cách trơ trẽn quá bèn tâu tiếp:
- Tội nhân tuy sắp bị hạ ngục mà không biết tội mình nên nó cho là oan, vậy bệ hạ cho phép tôi hài tội cho hắn biết.
Vua đồng ý. Án Tử nói với phạm nhân:
- Người có 3 tử tội: Nuôi ngựa vua mà để ngựa chết: một tội đáng chết; để ngựa hay chết: hai tội đáng chết; gây cớ cho vua chỉ vì con ngựa chết mà giết mạng người khiến nhân dân cho vua là tàn bạo, ngoại bang coi vua không ra gì: ba tội đáng chết.
Tề Vương nghe Án Tử kết tội người giữ ngựa, thấy nếu hành tội hắn là tự hại nên tha bổng tội nhân.
* Lời bàn:
Bởi xu hướng đòi hơn người nên từ bậc vương giả đến tên nô lệ, ai cũng không thích thiên hạ ra lệnh cho mình. Muốn bảo toàn trật tự phải có lệnh. Nhưng đứng góc tâm lý mà xét thì lệnh nào cũng hạn chế tự do nên xét chung không ai thích lệnh. Lệnh càn bị ghét hơn nữa nếu bị ra bằng giọng hách dịch. Người thụ lệnh cảm thấy phẩm cách mình bị ức hiếp, tự ái bị tổn thương.
Án Tử ra lệnh cho vua mà chuyển lệnh thành một ý kiến. Vua vừa thực hiện ý kiến ấy vừa mến Án Tử.
Sưu Tầm
Comment